You are on page 1of 12

BÀI GIẢNG HÀNG HÓA

(GOODS IN LOGISTICS AND


SUPPLY CHAIN)
CARG432809

GVHD: Ths. Trương Đình Nguyên Vũ


Ths. Chu Thị Huệ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023


NỘI DUNG MÔN HỌC

• Chương 1: Khái quát chung về hàng hóa


trong hoạt động logistics và chuỗi cung
ứng
• Chương 2: Các thông số của hàng hóa
• Chương 3: Hàng bách hóa và hàng rời
• Chương 4: Hàng container
• Chương 5: Hàng chất lỏng
• Chương 6: Hàng đặc biệt
Chương 5: Hàng chất lỏng

5.1. Thành phần và tính chất của dầu mỏ


5.2. Chỉ tiêu chất lượng của dầu và sản phẩm dầu
5.3. Yêu cầu bảo quản
5.4. Yêu cầu xếp dỡ
5.5. Yêu cầu vận chuyển

3
5.1. Thành phần và tính chất của dầu mỏ:
- Dầu mỏ là hóa hợp của các chất carbon và hydro.
+ Tính dễ cháy: do thành phần hóa học, nhiệt độ của dầu, oxy trong không khí
quyết định. Khi có lửa đi qua, dầu lóe thành tia chớp gọi là rồi tắt ngay trong 5 giây
trở lại, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ bắt lửa. Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ và có ngọn
lửa đi qua, dầu bùng cháy, nhiệt độ này nhiệt độ bùng cháy. Nếu không có ngọn
lửa đi qua, dưới áp suất khí quyển, dầu có thể nóng tới nhiệt độ giới hạn cháy và
tự bùng cháy, gọi là nhiệt độ tự cháy.
+ Tính dễ nổ: giới hạn nồng độ nổ là hỗn hợp hơi dầu trong không khí ở một tỷ lệ
nhất định khi gặp lửa sẽ phát nổ.
+ Tính nhiễm điện: do ma sát giữa các phần tử của dầu với bể chứa sinh ra hiệu
điện thế
+ Tính bay hơi: do dầu và hỗn hợp dầu gồm carbon và hydro là những chất dễ bay
hơi. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng, nhiệt độ, áp suất môi
trường,…
+ Tính giãn nở: khi nhiệt độ tăng thì hệ số giãn nở của dầu tăng
+ Tính độc: dầu và sản phẩm dầu rất độc đối với con người khi dầu chứa lưu
huỳnh, đặc biệt là xăng có gốc C6H6, C2H6.
+ Tính đông đặc: khi nhiệt độ thấp, dầu có hiện tượng đông đặc, rất khó bơm4→
dùng phương pháp gia nhiệt để tăng tốc độ bơm.
5.2. Chỉ tiêu chất lượng của dầu và sản phẩm dầu:
•Tỷ trọng: tỷ số khối lượng của một thể tích dầu ở nhiệt độ
200 C với khối lượng nước cùng thể tích ở nhiệt độ 40 C.
•Điểm đông đặc: ở một nhiệt độ nào đó, dầu mất đi tính tự
chảy.
•Độ nhờn dính: biểu thị lực cản di động của dung dịch gây
nên bởi tác động của lực bám giữa các phân tử trong
dung dịch.
Loại không dính: xăng, dầu
Loại hơi dính: madút, tra máy nổ, dầu nguyên khai.
Loại rất dính: nhựa đường, hắc ín.
•Lượng nước lẫn trong dầu.

5
5.3. Yêu cầu bảo quản:
 Kho dầu ở xa khu vực đông dân cư.
Kho dầu phải trang bị các thiết bị bơm hút, phòng cứu hỏa,

nhân viên kỹ thuật kho dầu.


5.3.1.Các loại bể chứa:
Bể chứa bằng đất: xung quanh có trát một lớp đất sét 0,5-

0,7m để chống thấm nước. đáy bể có lót một lớp nước cao
khoảng 0,5m để ngăn cách giữa đất và dầu. Chi phí rẻ nhưng
bể không kín, dễ bay hơi, dùng cho các loại dầu nặng.
Bể chứa bằng bê tông cốt thép: bể hình tròn, hình nón. Bảo

quản dầu nguyên khai, dầu nặng. bể có khả năng hạn chế sự
bay hơi nhưng tốn kém.
Bể thép: là bể thông dụng nhất, chứa dầu nguyên khai và các
loại sản phẩm dầu. Gồm có bể nổi trên mặt đất, bể nửa nổi
nửa chìm, bể ngầm (chìm sâu trong đất). 6
5.3. Yêu cầu bảo quản:
5.3.2. Phòng hỏa ở kho dầu:
Không hút thuốc, bật lửa, làm những động tác có thể sinh ra
tia lửa tại những kho dầu.
Thường xuyên kiểm tra các thao tác và trạng thái của thiết bị

điện, trạng thái kỹ thuật của các máy gia nhiệt bằng điện.
Thường xuyên kiểm tra ống dẫn, bể chứa phát hiện rò rỉ kịp
thời, đầu nối giữa hai ống.
Khi đóng/mở các thiết bị gia nhiệt bằng điện, tuyệt đối không

bơm dầu.
Các ống dẫn hoặc những nơi có khả năng sinh điện đều

phải được nối tiếp đất.


Nhân viên kho phải có trình độ, nắm được các vị trí đặt các
thiết bị cứu hỏa và sử dụng thành thạo các thiết bị. 7
5.4. Yêu cầu xếp dỡ:
Trước khi bơm, phải nối dây tiếp đất trước, nối ống dẫn sau; sau khi

bơm, tháo ống dẫn trước, ngắt dây tiếp đất sau.
Ống dẫn có độ dài phù hợp, phải có đệm lót cách ly ống dẫn dầu với nền

cầu tàu.
Cấm mang lửa đến gần các hầm tàu, bể chứa dầu. Gặp giông tố sấm sét

phải lập tức ngừng bơm.


 Bơm dầu xuống các hầm giữa trước, bơm cách hầm.
Tốc độ bơm phải do công nhân chuyên nghiệp theo dõi vì khi tốc độ tăng

→ áp suất tăng.
 Lượng dầu bơm không quá đầy, không quá vơi.
 Đối với dầu khai nguyên, cần gia nhiệt trước khi tàu vào bến.
Theo kinh nghiệm, nếu bơm dầu từ trên cao xuống qua cửa mở lượng
hao hụt tăng 4 lần so với khi bơm dầu từ dưới lên. (vì bơm từ trên cao
xuống: tốc độ khuyếch tán của phân tử dầu trong không khí gia tăng →
thời gian xả van an toàn nhiều → tổn thất do bay hơi)
8
5.5. Yêu cầu vận chuyển:
- Các yêu cầu vệ sinh hầm tàu:
 Bơm nước nóng vào hầm, lau khô, hầm chứa dầu dãn nở, tránh dính.
 Tiến hành thông gió làm tan khí dầu.
Dùng nước lã xối mạnh vào vách hầm, cọ sạch, lau khô (khi bơm

không làm mất phẩm chất dầu).


-Các yêu cầu khi tàu chạy:
 Không dùng kim loại gõ lên boong tàu dễ sinh ra tia lửa điện.
Nếu nhiệt độ bên ngoài cao phải phun nước trên mặt boong để giảm

nhiệt độ.
 Kiểm tra dầu không đứng dưới hướng gió thổi.
Đeo mặt nạ phòng hơi độc, cột dây an toàn khi vào hầm lau chùi, kiểm
tra.

9
10
11
Bài tập 1:
Một tàu có V=20.000 m3, nhận vận chuyển sản phẩm dầu có mật độ
tương đối tiêu chuẩn 0,833. Khi nhận ở nhiệt độ 240C, trong quá trình vận
chuyển nhiệt độ có thể lên đến 360C.
a. Hãy xác định thể tích cho phép bơm xuống bể chứa?
b. Hãy xác định thể tích dự trữ để đảm bảo an toàn?
c. Giả sử khi tiếp nhận dầu vào tàu, người theo dõi lãng quên bơm đầy
bể chứa. Hãy xác định lượng dầu tràn ra ngoài?
Bài tập 2:
Một con tàu có 18 khoang chứa xếp cùng một loại dầu, khi xếp dầu thì
nhiệt độ ở 9 khoang (chiếm 50%) có nhiệt độ dầu đo được : 18, 20,
21,19,22,20, 22, 21 19 độ. Con tàu có thể tích là 22000 m3, vận chuyển dầu
có mật độ tương đối là 0,859, trong quá trình vận chuyển nhiệt độ có thể lên
tới 36độC. Biết độ điều chỉnh 10C là 0,000699.
a. Xác định nhiệt độ của dầu khi xếp?
b. Xác định thể tích cho phép bơm xuống bể chứa?
12
Xác định thể tích dự trữ để đảm bảo an toàn?

You might also like