You are on page 1of 6

POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

A. LÝ THUYẾT

Câu 1: (QG 2015) Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime)
đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng ngưng B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân.
Câu 2: (QG 2016) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm
vật liệu cách điện, ống dẫn nước,vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào
sau đây?
A. Vinyl clorua. B. Acrilonitrin C. Propilen. D. Vinyl axetat
Câu 3: (QG 2017) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 4: (QG 2017) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6.
Câu 5: (QG 2017) Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin. C. Poli(vinyl axetat). D. Polietilen.
Câu 6: (QG 2017) Tơ nào sau đây được sản xuất từ xenlulozơ?
A. Tơ nitron. B. Tơ capron. C. Tơ visco. D. Tơ nilon-
6,6.
Câu 7: (QG 2018) Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là
A. poli(vinyl clorua). B. polipropilen. C. polietilen. D. polistiren
Câu 8: (QG 2018) Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên
A. Polistiren. B. Polipropilen. C. Tinh bột. D. Polietilen
Câu 9: (QG 2018) Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là
A. polietilen. B. poli(vinyl clorua). C. polipropilen. D. polistiren.
Câu 10: (QG 2018) Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. polipropilen. B. poli(vinyl clorua). C. polistiren. D. polietilen.
Câu 11: (QG 2018) Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X
tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng. Công thức của khí X là
A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4.
Câu 12: (QG 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nitron. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Tơ tằm. D. Tơ capron.
Câu 13: (QG 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon-6. B. Tơ tằm. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ visco.
Câu 14: (QG 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ visco. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 15: (QG 2019) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ capron. C. Tơ xenlulozơ axetat. D. Tơ visco.
Câu 16: (QG 2019) Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.
C. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Câu 17: (QG 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.
C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 18: (QG 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
D. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 19: (QG 2019) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Poliacrilonitrin được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Polibutađien được dùng để sản xuất cao su buna.
D. Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng cộng HCl vào etilen.
Câu 20: (Tốt nghiệp 2020) Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(vinyl clorua). B. Polietilen
C. Poli(hexametylen adipamit). D. Polibutadien.
Câu 21: (Tốt nghiệp 2020) Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: xenlulozơ axetat, visco,
nitron, nilon-6,6?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 22: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli (vinyl clorua) B. Polisaccarit C. Protein D. Nilon–6,6
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên
B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome
C. Hệ số n mắc xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp
D. Polime tồng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng
Câu 24: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren B. toluen C. propen D. isopren
Câu 25: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. glyxin B. axit terephtalic C. axit axetic D. etylen glicol
Câu 26: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Các polime không bay hơi
B. Đa số polime khó hòa tan trong các dung môi thông thường
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn
C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo
nên
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 28: Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ
visco; (6) nilon- 6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. (1), (2), (6) B. (2), (3) ,(5) ,(7)
C. (2), (3), (6) D. (5), (6), (7)
Câu 29: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng giữa axit terephtalic với chất
nào sau đây?
A. Etilen glicol. B. Etilen. C. Glixerol. D. Ancol etylic.
Câu 30: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ ?
A. Nilon – 6,6. B. Polibutađien C. Poli(vinyl clorua). D. Polietilen.
Câu 31: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
monome
A. CH2=CH−COOCH3 B. CH2=C(CH3)COOCH3
C. C6H5CH=CH2 D. CH2=CH−CH(CH3)COOCH3
Câu 32: Tơ tằm và nilon–6,6 đều
A. có cùng phân tử khối B. thuộc loại tơ tổng hợp
C. thuộc loại tơ thiên nhiên
D. chứa các loại nguyên tố giống nhau ở trong phân tử
Câu 33: Tơ nilon–6,6 thuộc loại
A. tơ nhân tạo B. tơ bán tổng hợp C. tơ thiên nhiên D. tơ tổng hợp
Câu 34: Tơ visco không thuộc loại
A. tơ hóa học B. tơ tổng hợp C. tơ bán tổng hợp D. tơ nhân tạo
Câu 35: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su buna–S là
A. CH2 = CH – CH = CH2, C6H5 – CH = CH2
B. CH2 = C(CH3) – CH = CH2, C6H5 – CH = CH2
C. CH2 = CH – CH = CH2, lưu huỳnh
D. CH2 = CH – CH = CH2, CH3 – CH = CH3
Câu 36: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. poli(ure–fomanđehit) B. Teflon
C. poli(etylen terephtalat) D. poli(phenol–fomanđehit)
Câu 37: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli(metyl metacrylat) B. poliacrilonitrin
C. polistiren D. Polipeptit
Câu 38: Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco B. tơ capron C. nilon–6,6 D. Tơ tằm
Câu 39: Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ axetat B. tơ visco C. tơ polieste D. tơ poliamit
Câu 40: Tơ nilon-6,6 là
A. hexacloxiclohexan
B. poliamit của axit ađipic và hexametylendiamin
C. poliamit của axit  –aminocaproic
D. polieste của axit ađipic và etylen glicol
Câu 41: Tơ capron thuộc loại
A. tơ poliamit B. tơ visco C. tơ polieste D. tơ axetat
Câu 42: Những polime thiên nhiên hoặc tổng hợp không độc, có độ bền nhất định, có thể kéo
thành sợi dài và mảnh, óng mượt gọi là
A. Sợi. B. Cao su. C. Chất dẻo. D. Tơ.
Câu 43: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã
thông báo phát minh ra một loại vật liệu ''mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa''
được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. Vật liệu đó là
A. Tơ nitron. B. Tơ nilon-6.
C. Tơ visco D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 44: Trong số các loại tơ sau: tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ lapsan. Có bao nhiêu
loại tơ thuộc tơ nhân tạo (tơ bán tổng hợp)?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4
Câu 45: Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, policaproamit, polistiren, xenlulozơ
triaxetat, nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
A. 5. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 46: Teflon là tên của một polime được dùng làm
A. chất dẻo B. tơ tổng hợp C. cao su tổng hợp D. keo dán
Câu 47: Nhóm các vật liệu được điều chế từ polime trùng ngưng là:
A. Cao su, nilon-6,6, tơ nitron B. Tơ axetat, nilon-6,6
C. Nilon-6,6, tơ lapsan, thuỷ tinh plexiglas D. nilon -6,6, tơ lapsan, nilon-6
Câu 48: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ
A. Hexametylendiamin và axit adipic B. Vinyl xianua
C. Axit terephtalic và etilen glicol D. Axit caproic
Câu 49: Polime có cấu trúc mạng không gian là
A. Cao su lưu hóa B. Cao su thiên nhiên
C. Amilopectin D. PE
Câu 50: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là
A. Cao su lưu hóa B. Nilon-6 C. Amilopectin D. PVC
Câu 51: Tơ poliamit là những polime tổng hợp có chứa nhiều nhóm
A. amit −CO−NH− trong phân tử B. −CO− trong phân tử
C. −NH− trong phân tử D. −CH(CN)− trong phân tử

B. TOÁN
TOÁN VỀ MẮT XÍCH

Câu 52: Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35.000. Hệ số trùng hợp n của polime này là
A. 560 B. 506 C. 460 D. 600
Câu 53: Một polime X được xác định có phân tử khối là 39062,5 đvC với hệ số trùng hợp để
tạo nên polime này là 625. Polime X là?
A. Poli (vinyl clorua) (PVC). B. Poli propilen (PP).
C. Poli etilen (PE). D. Poli stiren (PS).
Câu 54: Polime X (chứa C,H,Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35.000. Công
thức một mắt xích của A là
A. −CH2−CHCl− B. −CH=CCl−
C. −CCl=CCl− D. −CHCl−CHCl−
Câu 55: Khi clo hóa PVC, tính trung bình cứ k mắt xích trong mạch PVC phản ứng với một
phân tử clo. Sau khi clo hóa, thu được một polime chứa 63,96% cho (về khối lượng). Giá trị
của k là
A. 3 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 56: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo về khối lượng. Hỏi
trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với một phân tử clo?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

TOÁN HIỆU SUẤT


Câu 57: Tiến hành trùng hợp 68,0 gam isopren thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với dung
dịch brom thì thấy có 192,0 gam brom phản ứng. Vậy hiệu suất của quá trình trùng hợp trên là:
A. 75 % B. 90 % C. 80 % D. 85 %
Câu 58: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí
metan) theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
hs 15% hs 95% hs 90%
Metan Axetilen Vinyl clorua PVC .
Muốn tổng hợp một tấn PVC thì cần bao nhiêm m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)
A. 5589 m3 B. 5883 m3 C. 2941 m3 D. 5880 m3
Câu 59: Muốn tổng hợp 120 kg poli(metyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương
ứng cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình este hoá và trùng hợp lần lượt là 60% và
80%.
A. 215kg và 80kg B. 171kg và 82kg C. 65kg và 40kg D. 175kg và 70kg

Bài tập làm thêm:


Câu 60: Cứ 5,668 gam cao su buna – S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl4. Tỉ
lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna - S là
A. 2/3 B. ½ C. 1/3 D. 3/5
Câu 61: Một loại cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích
isopren có một cầu nối ddiissunfua -S-S-, giả thiết rằng lưu huỳnh đã thay thế H ở nhóm metylen
trong mạch cao su.
A. 54 B. 46 C. 24 D. 63
Câu 62: Một loại cao su buna-N có phần trăm khối lượng của nitơ là 19,72%. Tỉ lệ mắt xích
butađien và vinyl xianua là:
A. 1 : 2 B. 2 : 1 C. 1 : 3 D. 3 : 1
Câu 63: Đốt cháy hoàn toàn 2,68 gam một mẫu cao su buna-N, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn
toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 18 gam kết tủa. Tỉ lệ số mắt xích C3H3N và C4H6
trong mẫu cao su trên là
2 4 3 1
A. B. C. D.
3 5 5 2
Câu 64: Hỏi trong 1 kg gạo chứa 81% tinh bột có chứa bao nhiêu mắt xích -C6H10O5- ?
A. 3,011.1023 B. 6,022.1023 C. 3,011.1024 D. 6,022.1024
Câu 65: Trùng hợp hoàn toàn 6,25 g vinyl clorua được m gam PVC. Số phân tử mắt xích –
CH2–CHCl– có trong m gam PVC nói trên là:
A. 6,02.1022 B. 6,02.1020 C. 6,02.1021 D. 6,02.1023

You might also like