You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

1. CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH


(Financial Technology)

1. Mã học phần: CSE3042


2. Số tín chỉ: 2 (24/6/0)
3. Học phần tiên quyết: Không có
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5 Giảng viên (dự kiến):
1. Mục tiêu của học phần:
Kiến thức: Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Công nghệ tài chính và các
sản phẩm, dịch vụ và quy định về Công nghệ tài chính, các kiến thức nâng cao về các vấn
đề tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường tài chính và doanh nghiệp trong hiện tại
và tương lai, các kiến thức cơ bản về các sản phẩm mới của công nghệ tài chính như hợp
đồng thông minh và tiền kỹ thuật số.
-Kỹ năng: Sinh viên được trang bị các kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình; kỹ
năng phân tích tình huống, giải quyết những phát sinh trong việc lựa chọn hệ thống thông
tin quản lý ứng dụng trong doanh nghiệp.
Thái độ: Chủ động, sáng tạo, tích cực trong quá trình học tập và công tác sau khi tốt
nghiệp
2. Chuẩn đầu ra của học phần:
- Kiến thức:
1. Kiến thức cơ bản về Công nghệ tài chính và các sản phẩm, dịch vụ và quy định về
Công nghệ tài chính.
2. Kiến thức nâng cao về các vấn đề tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường tài
chính và doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
3. Kiến thức cơ bản về các sản phẩm mới của công nghệ tài chính như hợp đồng thông
minh và tiền kỹ thuật số.
- Kỹ năng:
4. Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
5. Kỹ năng đọc, hiểu tài liệu bằng tiếng Anh.
Thái độ:
6. Có lối sống lành mạnh; có trách nhiệm xã hội; Chủ động, sáng tạo, tích cực trong quá
trình học tập.
3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
- Thường xuyên: 20 %
Đánh giá dựa trên: (1) Điểm danh; (2) Mức độ hoàn thiện bài tập và trình bày các
nội dung kiến thức do giảng viên giao; (3) Kiến thức và ý thức trong các buổi học.
- Giữa kì: 20 %
Thi giữa kỳ theo một trong hai hình thức: (1) Thuyết trình kiến thức mới theo chủ
đề do Giáo viên giao hoặc (2) Thi trắc nghiệm.
- Cuối kì: 60 %
Thi cuối kỳ theo một trong hai hình thức: (1) Thi trắc nghiệm (lịch thi theo quy
định của nhà trường) hoặc (2) Báo cáo (có demo) dự án.
4. Tài liệu
Tài liệu bắt buộc:
- Bernardo Nicoletti. The Future of FinTech: Integrating Finance and Technology in
Financial Services. Palgrave MacMillan, 2017.
- Frederic S. Mishkin (2011). Economics of Money, Banking, and Financial Markets.
4th Canadian edition, Pearson Canada.
5. Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về công nghệ tài chính, các sản
phẩm công nghệ, dịch vụ và các định chế tài chính để có thể thực hiện phân tích, đánh giá
cơ bản về các sự hiện kiên quan đến lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Các sản phẩm và
dịch vụ công nghệ tài chính mới dựa trên công nghệ thông tin như thanh toán di động, tài
chính đám đông, ngân hàng ảo, hợp đồng thông minh, tiền kỹ thuật số và bitcoin đang
phát triển nhanh hiện nay sẽ là xu hướng trong tương lai khi công nghệ phát triển giúp
các định chế tài chính điều tiết nguồn lực tài chính. Các sản phầm và dịch vụ công nghệ
tài chính này làm thay đổi tư duy và hành động của xã hội trong hiện tại và tương lai.

6. Nội dung chi tiết của học phần


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
1.1 Một số khái niệm
1.2 Lịch sử phát triển Công nghệ tài chính
1.3 Một số Trung tâm Công nghệ tài chính (Fintech hubs)
CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI CỦA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
2.1. Khái niệm đổi mới Công nghệ tài chính
2.2. Phân loại đổi mới
2.3. Ví dụ đổi mới
CHƯƠNG 3: RỦI RO CỦA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH
3.1. Rủi ro thường gặp trong hệ thống tài chính
3.2. Danh mục rủi ro
3.3. Rủi ro và phòng ngừa rủi ro
CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG THÔNG MINH
4.1. Giới thiệu về hợp đồng thông minh
4.2. Cách thành phần của hợp đồng thông minh
4.3. Một số ứng dụng thực tế của hợp đồng thông minh
CHƯƠNG 5: TIỀN KỸ THUẬT SỐ
5.1. Giới thiệu về tiền kỹ thuật số
5.2. Một số loại tiền kỹ thuật số phổ biến
5.3. Xu hướng phát triển và thách thức của tiền kỹ thuật số
CHƯƠNG 6: CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
6.1. Hệ thống thanh toán
6.2. Ví thông minh
6.3. Phân tích tín nhiệm
CHƯƠNG 7: CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
7.1. Quản lý tài sản và tư vấn tự động (robo – advisors)
7.2. Quản lý danh mục đầu tư và phân tích tự động (robo analysts)7
CHƯƠNG 8: CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH VÀ ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI
8.1. Crowdfunding và P2P
8.2. Cho vay và phân tích tín nhiệm
CHƯƠNG 9: DỮ LIỆU QUY MÔ LỚN VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TOÀN CẦU
9.1 Công nghệ dữ liệu quy mô lớn
9.2 Đổi mới công nghệ trong thị trường tài chính
9.3 Công nghệ tài chính toàn cầu

Hà Nội, ngày tháng năm 202


KT. HIỆU TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ NGƯỜI SOẠN
PHÓ HIỆU TRƯỞNG HỌC PHẦN

You might also like