You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP – GIÁO DỤC HỌC TRUNG HỌC

Năm học 2023-2024


---------------------------

PHẦN 1. LÝ LUẬN DẠY HỌC


1.1. Cấu trúc của quá trình dạy học:
- Nêu tên các thành tố của QTDH (8 thành tố):
Mục đích dạy học; Nội dung dạy học; Phương pháp dạy học; Phương tiện
dạy học; Hình thức tổ chức dạy học; Người dạy (GV); Người học (HS);
Kiểm tra đánh giá/kết quả dạy học
- Nhận diện được các thành tố của quá trình dạy học thông qua đoạn
trích/hoạt động dạy học và chỉ ra chi tiết thể hiện/cơ sở xác định các thành
tố đó từ đoạn trích
1.2. Nguyên tắc dạy học
1.2.1. Nêu tên 8 nguyên tắc dạy học.

- Nguyên tắc 1. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục
- Nguyên tắc 2. Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
- Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự
- Nguyên tắc 4. Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
- Nguyên tắc 5. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức
riêng
- Nguyên tắc 6. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập
của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
- Nguyên tắc 7. Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học
- Nguyên tắc 8. Chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học
1.2.2. Liệt kê những nội dung nên hoặc không nên làm (kèm theo ví dụ minh họa)
để thể hiện sự tuân thủ từng nguyên tắc.
1.2.3. Nêu tên các nguyên tắc dạy học được tuân thủ trong một đoạn trích cụ thể
kèm theo những chi tiết thể hiện việc tuân thủ nguyên tắc được nêu tên.
1.3. Phương pháp dạy học
Nêu tên các phương pháp dạy học được sử dụng trong một đoạn trích cụ thể
kèm theo những chi tiết thể hiện việc sử dụng phương pháp được nêu tên.
- Nhóm PPDH dùng lời nói và chữ viết: PP thuyết trình, PP vấn đáp, PP sử
dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập.
- Nhóm PPDH trực quan: PP quan sát, PP minh họa, PP biểu diễn thí
nghiệm.
- Nhóm PPDH thực hành: PP luyện tập, PP ôn tập; PP thực hành - thí
nghiệm.
- Một số PPDH tích cực: PP dạy học tình huống, PP dạy học dự án, PP trò
chơi, PP đóng vai.

Ghi chú: SV cần phân biệt rõ tên PPDH với tên nhóm PPDH

1.4. Hình thức tổ chức dạy học


1.4.1. Nêu tên 6 hình thức tổ chức dạy học.
- HTTCDH 1. Hình thức lớp-bài
- HTTCDH 2. Hình thức tự học
- HTTCDH 3. Hình thức hoạt động ngoại khóa
- HTTCDH 4. Hình thức thảo luận nhóm
- HTTCDH 5. Hình thức tham quan học tập
- HTTCDH 6. Hình thức phụ đạo/ Giúp đỡ riêng
1.4.2. Nêu tên những hình thức tổ chức dạy học được thể hiện trong một đoạn trích
cụ thể kèm theo những chi tiết thể hiện hình thức tổ chức dạy học được nêu
tên.
1.5. Một số câu hỏi bổ trợ
1.5.1. Chỉ ra những lợi ích mang lại cho học sinh từ một hoạt động dạy học được đề
cập trong đoạn trích (SV có thể dựa vào ý nghĩa của việc tuân thủ nguyên tắc
dạy học để giải quyết yêu cầu).
1.5.2. Rút ra những bài học kinh nghiệm liên quan đến nội dung của đoạn trích
Từ nội dung đoạn trích, rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng vào việc
dạy học
PHẦN 2. LÝ LUẬN GIÁO DỤC
2.1. Nguyên tắc giáo dục
2.2.1. Nêu tên 8 nguyên tắc giáo dục.
-Nguyên tắc 1. Đảm bảo tính mục đích giáo dục
-Nguyên tắc 2. Đảm bảo sự thống nhất giữa ý thức và hành vi
-Nguyên tắc 3. Giáo dục trong lao động và bằng lao động
-Nguyên tắc 4. Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể
-Nguyên tắc 5. Tôn trọng nhân cách kết hợp yêu cầu cao hợp lý
- Nguyên tắc 6. Đảm bảo sự phối hợp thống nhất tổ chức hoạt động của nhà
giáo dục với việc phát huy vai trò tự giáo dục của học sinh.
-Nguyên tắc 7. Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục gia đình - giáo dục nhà
trường- giáo dục xã hội.
-Nguyên tắc 8. Chú ý đến đặc điểm của đối tượng giáo dục
2.2.2. Nêu tên nguyên tắc GD được thể hiện trong đoạn trích và chỉ ra những chi tiết
thể hiện việc tuân thủ/vi phạm nguyên tắc được nêu tên .
2.2.3. Liệt kê những biểu hiện tuân thủ nguyên tắc kèm ví dụ minh họa về việc tuân
thủ nguyên tắc sau:
- Tôn trọng nhân cách và yêu cầu cao hợp lý: Nêu những biểu hiện tuân thủ
nguyên tắc + 1 ví dụ minh họa về việc tuân thủ nguyên tắc.
- Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục gia đình - giáo dục nhà trường- giáo
dục xã hội: Biểu hiện tuân thủ nguyên tắc + 1 ví dụ minh họa về việc tuân thủ
nguyên tắc.

2.2.4. Giải thích vì sao trong giáo dục học sinh , nhà giáo dục cần tuân thủ nguyên
tắc: “ Đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục gia đình - giáo dục nhà trường- giáo dục
xã hội”. Cho ví dụ về tuân thủ nguyên tắc này trong 1 trường hợp cụ thể được nêu
trong đề bài (ví dụ như trong việc GD học sinh tuân thủ Luật giao thông, GD học
sinh nghiện game online...)

Ghi chú: SV cần phân biệt rõ tên nguyên tắc dạy học với tên nguyên tắc
giáo dục

2.3. Phương pháp giáo dục (PPGD)


2.3.1. Nêu được tên các phương pháp giáo dục

- Nhóm PP hình thành ý thức: PP đàm thoại, PP giảng giải, PP kể chuyện, PP


nêu gương.
- Nhóm PP tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội: PP
nêu yêu cầu sư phạm (giao việc), PP tập luyện, PP rèn luyện.
- Nhóm PP kích thích hoạt động, điều chỉnh hành vi: PP thi đua, PP khen
thưởng, PP trách phạt.
Ghi chú: SV cần phân biệt rõ tên PPGD với tên nhóm PPGD

2.3.2. Nêu tên các PPGD được sử dụng trong một đoạn trích cụ thể kèm theo những
chi tiết thể hiện việc sử dụng PPGD được nêu tên.
2.3.3. Đề xuất các PPGD phù hợp nhằm giải quyết 1 vấn đề của HS được nêu trong
đề bài (Ví dụ HS vi phạm nội quy, HS sử dụng bạo lực với bạn,…) và trình
bày cách sử dụng phương pháp.
2.4. Vấn đề khác:
- Kinh nghiệm được rút ra cho hoạt động dạy học, giáo dục.
- Đề xuất các biện pháp cảm hóa/giáo dục học sinh cá biệt,
- Nêu những nguyên nhân/suy nghĩ, quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội
của thanh thiếu niên/bạo lực học đường …; đề xuất biện pháp GD

-----------------------------------

You might also like