You are on page 1of 7

(HQ Online) Sàn thương mại điện tử khai và nộp thuế thay cho người kinh

doanh là một trong những nội dung gây chú ý tại Thông tư số 40/2021/TT-
BTC (Thông tư 40) của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn về thuế giá trị gia
tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doanh. Để làm được điều này, ngành Thuế sẽ có những lộ trình cụ thể
trên cơ sở tình hình thực tế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ sàn
thương mại điện tử giúp người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước.

Việc khai thay, nộp thay của sàn thương mại điện tử cho cá nhân kinh doanh sẽ
thực hiện theo lộ trình của cơ quan Thuế. Ảnh: ST

Khai nộp thuế qua sàn không phải thực hiện tại địa phương

Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 40 có quy định: tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch
thương mại điện tử có trách nhiệm khai thay, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thuế
thu nhập cá nhân cho cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn giao
dịch thương mại điện tử. Số thuế khai thay, nộp thay được căn cứ theo thuế suất
của từng lĩnh vực, ngành nghề áp dụng đối với cá nhân kinh doanh bán hàng hóa,
dịch vụ. Theo đó, sàn giao dịch thương mại điện tử căn cứ doanh thu, các khoản
thu khác mà cá nhân kinh doanh thông qua sàn giao dịch nhận được bao gồm: các
khoản nhận được thông qua các đơn vị vận chuyển - COD; thông qua các hình thức
trung gian thanh toán; thông qua các hình thức thanh toán khác... để xác định
doanh thu kê khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh. Toàn bộ thông
tin doanh thu và số thuế đã khai thay, nộp thay theo từng đơn hàng trên chứng từ
cung cấp cho người mua hàng và người bán (cá nhân kinh doanh) sẽ được sàn giao
dịch thương mại điện tử ghi nhận lại.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và
vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế), dù Thông tư 40 có hiệu lực từ
ngày 01/8/2021 nhưng việc triển khai cung cấp thông tin, hay việc khai thay, nộp
thay của sàn thương mại điện tử cho cá nhân kinh doanh sẽ thực hiện theo lộ trình
của cơ quan Thuế. Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thay, nộp thay,
các chủ sàn giao dịch điện tử có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế.

Bà Lan Anh khẳng định, việc các sàn thương mại điện tử sẽ kê khai thay, nộp thuế
thay cho các cá nhân kinh doanh hoàn toàn không có mâu thuẫn, vì nếu cá nhân
kinh doanh khai thuế và nộp thuế thông qua sàn rồi, thì doanh thu này không phải
nộp ở những địa điểm kinh doanh cố định của họ nữa. Cơ quan Thuế sẽ có hình
thức kết nối thông tin về việc khai thuế thay, nộp thuế thay của các sàn này, sau đó
theo từng mã số thuế của cá nhân để phân bổ cho các địa phương theo đúng quy
định của pháp luật.

"Việc khai thuế thay, nộp thuế thay của chủ sở hữu các sàn giao dịch thương mại
điện tử được thực hiện theo định hướng của Chính phủ về cải cách hành chính thuế
theo phương thức điện tử. Việc này sẽ giúp cho các cá nhân kinh doanh giảm thiểu
được đầu mối kê khai, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân kinh doanh, cũng
như cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế", đại diện Tổng cục Thuế khẳng
định.

Sẽ xây dựng chuẩn dữ liệu để kết nối thông tin

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, việc kinh doanh qua các sàn thương mại
điện tử rất được ưa chuộng. Số lượng cá nhân đăng kí tài khoản, kinh doanh qua
các sàn không phải là nhỏ và chắc chắn rất nhiều người có doanh thu lớn. Chính vì
vậy, theo nhiều chuyên gia, việc tập trung quản lý thuế đối với cá nhân thực hiện
kinh doanh trên nền tảng số này là hoàn toàn cần thiết. Việc này cũng tương tự như
cá nhân kinh doanh thuê gian hàng tại chợ hay trung tâm thương mại phải đóng

thuế khoán, lệ phí môn bài. Mặt tích cực là sẽ đảm bảo được tính công bằng trong
môi trường kinh doanh.

Tại buổi làm việc giữa Tổng cục Thuế và một số sàn thương mại điện tử, hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động qua sàn mới được tổ chức gần đây, Phó Chủ
tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thương mại điện tử Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng, để
thuận tiện cho việc kê khai nộp thuế, Tổng cục Thuế cần kiến nghị với các cơ quan
chức năng xây dựng mã ngành đối với hoạt động thương mại điện tử. Bên cạnh đó,
ngành Thuế cần có cơ chế khuyến khích động viên các sàn thương mại điện tử thực
thi tốt các quy định mới của Nhà nước, đáp ứng được thời gian thực hiện việc khai,
nộp thuế thay cho các cá nhân; tuyên dương kịp thời các sàn giao dịch thương mại
điện tử có nhiều người nộp thuế tốt. Đặc biệt, để nuôi dưỡng nguồn thu, Tổng cục
Thuế cần nghiên cứu, mở rộng đối tượng nộp thuế và hạ thuế suất.

Bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc Công ty Lazada chia sẻ, Lazada hoạt động tại nhiều
quốc gia khác nhau do đó phần mềm ứng dụng được xây dựng thống nhất để đảm
bảo tính hiệu quả và an toàn. Chính vì vậy, việc thay đổi các yếu tố kỹ thuật để
phục vụ công tác trong quản lý thuế cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sàn giao
dịch thương mại điện tử và cơ quan Thuế. Bà Tú đề nghị ngành Thuế tính toán lại
lộ trình và thời gian triển khai cho phù hợp với thực tiễn.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, hiện nay, ngành
Thuế vẫn đang tiếp tục ghi nhận ý kiến của các sàn thương mại điện tử cũng như cá
nhân kinh doanh trên các sàn. Sau đó, trên cơ sở khảo sát thực tế tại các sàn thương
mại điện tử, Tổng cục Thuế sẽ cùng với sàn giao dịch thương mại điện tử xây dựng
chuẩn dữ liệu để kết nối thông tin sao cho đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ kê
khai, nộp thuế thay cho các cá nhân có hoạt động kinh doanh bán hàng hóa, dịch
vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử được minh bạch.

Thùy Linh

Quản lý hiệu quả thuế trên các sàn thương


mại điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử (TMĐT) ngày
càng trở thành ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng doanh thu lớn.

Tuy nhiên, việc quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT lại gặp nhiều khó khăn do môi trường
kinh doanh là thông qua internet, từ đó tạo ra thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý.

Kiểm soát hoạt động kinh tế phát sinh

Đại dịch Covid-19 diễn ra đã làm thay đổi nhanh chóng xu thế tiêu dùng và phương thức kinh
doanh từ truyền thống sang hình thức thương mại điện tử. Đến nay, rất nhiều giao dịch, hàng
hóa, dịch vụ được người dân thực hiện thông qua hình thức thương mại điện tử. Với lợi thế
người mua không phải mất thời gian đi ra trực tiếp cửa hàng để mua sắm; người bán hàng không
tốn tiền thuê mặt bằng làm cửa hàng trưng bày mẫu mã sản phẩm, do đó giá thành hàng hóa rẻ
hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống. Nhiều bạn trẻ khởi nghiệp bằng thương mại điện
tử và đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.

Theo số liệu từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 của Cục Thương mại điện tử
và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Việt Nam có 75% người dân sử dụng internet, trong đó 74,8%
người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến. Những loại hàng hóa, dịch vụ được người dân
lựa chọn mua sắm trực tuyến nhiều nhất gồm: Quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thiết bị đồ dùng gia
đình, đồ công nghệ và điện tử; sách, hoa, quà tặng, thực phẩm... Điện thoại di động thường được
người dân sử dụng để đặt hàng trực tuyến (chiếm 91%). Tăng trưởng thương mại điện tử Việt
Nam được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong những năm tới và sẽ cán mốc 39 tỷ USD vào năm
2025, đứng thứ 2 sau Indonesia (104 tỷ USD), ngang bằng Singapore. Tổng doanh thu kinh tế
internet Việt Nam đến năm 2025 dự báo đạt mức 57 tỷ USD, chỉ đứng sau Indonesia.
Cán bộ Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế. Ảnh: MAI LAN

Rất nhiều tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước kinh doanh qua hình thức thương mại điện
tử tại Việt Nam đạt doanh thu không nhỏ nhưng lại không hoặc chưa hề kê khai, tính thuế và
thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước. Như việc hàng trăm nghìn tài khoản Facebook
có giao dịch, kinh doanh thương mại điện tử nhưng số tài khoản có đăng ký và được cấp mã số
thuế chỉ chiếm tỷ lệ rất ít. Điều này dẫn tới việc kê khai nộp thuế, số thuế thu được hằng năm từ
những đối tượng này rất khiêm tốn, gây thất thu không nhỏ cho ngành thuế nước ta.

Hơn 68.000 tổ chức, cá nhân đăng ký trên sàn thương mại điện tử

GS, TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, Phó hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế quốc dân đánh giá, cần củng cố về mặt pháp lý để bảo đảm đầy đủ các
cơ sở pháp lý thực hiện những biện pháp quản lý thuế. Mặt khác, trong những giao dịch hàng hóa
thông thường người nộp thuế, người chịu thuế xuất hiện tại nơi quản lý thuế. Tuy nhiên, với
những giao dịch trên không gian mạng nhất là giao dịch xuyên biên giới thì người nộp thuế
không xuất hiện ở đây. Do đó, việc quản lý ở đây không phải là quản lý những con người tham
gia vào giao dịch mà là quản lý hoạt động kinh tế phát sinh trên thực tế. Bởi vậy cần phải có
khuôn khổ pháp lý để thực thi công tác quản lý nhằm bảo đảm sự đồng bộ giữa pháp luật trong
nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Khoản 4, Điều 98, Luật Quản lý thuế số 38 quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan đến người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử
người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên, do khối lượng thông tin cung
cấp rất lớn, trong khi cách thức cung cấp thông tin mới chỉ được thực hiện theo hình thức thủ
công; các mẫu biểu yêu cầu cung cấp thông tin lại không thống nhất giữa các cơ quan thuế... dẫn
đến tình trạng các sàn giao dịch TMĐT đang phải cung cấp thông tin theo yêu cầu khác nhau của
từng cơ quan thuế.

Để giải quyết những khó khăn trên đối với các sàn giao dịch TMĐT, Tổng cục Thuế đã chính
thức vận hành Cổng thông tin TMĐT từ ngày 15-12-2022 để tiếp nhận thông tin từ các sàn giao
dịch TMĐT. Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ
kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) thông tin, đến nay Tổng cục Thuế đã triển khai đồng bộ
công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng
số. Tổng cục Thuế cũng đã khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước
ngoài nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hỗ trợ các nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, kê
khai, nộp thuế tại Việt Nam; đồng thời thiết kế chức năng khai thuế, nộp thuế trực tuyến trên
Cổng dữ liệu thông tin TMĐT và liên kết với các sàn giao dịch TMĐT.

Theo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 6-2-2023 đã có 258 sàn TMĐT cung cấp thông tin trên Cổng
thông tin TMĐT của Tổng cục Thuế gồm các sàn lớn như: Shopee, Lazada, Sendo, chưa bao
gồm Tiki. Dữ liệu khai thác được từ Cổng thông tin TMĐT tại quý IV-2022 cho thấy: Tổng số tổ
chức trong nước đăng ký bán hàng trên sàn TMĐT là 14.875; tổng số tổ chức nước ngoài đăng
ký bán hàng trên sàn là 8; tổng số cá nhân trong nước đăng ký bán hàng trên sàn là 53.208; tổng
số cá nhân nước ngoài đăng ký bán hàng trên sàn là 4. Như vậy, đã có hơn 68.000 tổ chức, cá
nhân đăng ký bán hàng trên sàn TMĐT với số lượt giao dịch trên sàn TMĐT là 14.503.719; tổng
giá trị giao dịch khoảng 4.500 tỷ đồng.

Thời gian tới, Tổng cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức là chủ
sở hữu sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc cung cấp thông tin trong quý I-2023 và các quý tiếp
theo theo quy định, bảo đảm kịp thời, đầy đủ thông tin, không phát sinh vướng mắc. Tuyên
truyền để hỗ trợ người nộp thuế là các sàn giao dịch TMĐT thực hiện việc khai thay, nộp thay cá
nhân kinh doanh thông qua sàn TMĐT theo ủy quyền pháp luật dân sự. Từ những thông tin về
các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT do sàn cung cấp trên Cổng thông tin
TMĐT, cơ quan thuế sẽ khai thác thông tin về hoạt động kinh doanh thông qua sàn của các tổ
chức, cá nhân và thực hiện rà soát đưa vào diện quản lý, yêu cầu kê khai phù hợp thực tế, điều
chỉnh doanh thu hoặc xử lý truy thu nếu phát hiện có hành vi trốn thuế.
GS, TS Hoàng Văn Cường lưu ý, khi thu thuế trên nền tảng số thì cần bảo đảm việc thu đúng đối
tượng, tránh tình trạng trốn thuế, mất bình đẳng giữa những người kinh doanh ở các lĩnh vực
truyền thống phải nộp thuế, trong khi người kinh doanh thông qua mạng, nền tảng số lại trốn
thuế. Bên cạnh đó, trong hợp tác quốc tế, các nước cần bắt tay với nhau để tránh chuyển giá,
chuyển thuế, tránh tình trạng các quốc gia cho thuế thấp xuống để trốn thuế.

Cùng với đó, Tổng cục Thuế tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương để trao đổi thông tin thường
xuyên về danh sách các website/ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT nhằm hỗ trợ kịp thời cho các
doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT trong việc cung cấp thông tin theo quy định.
Cơ quan thuế sẽ xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân bán hàng trên sàn
TMĐT, áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường
hợp có rủi ro về thuế.

You might also like