You are on page 1of 71

MỞ ĐẦU

Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng
và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch… kéo theo
lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một
nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Hiện có rất nhiều
giải pháp để xử lí chất thải rắn cụ thể như: Đốt, làm phân, hiđro tách …Tuy nhiên
không phù hợp với tình hình ở Việt Nam do giá thành cao, kỹ thuật phức tạp vì vậy
thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh
tế nhất cả về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành. Đây là phương pháp xử
lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều
quốc gia phát triển. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp CTR ở nước ta không được
quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Các bãi này
đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây ô nhiễm
tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng với bảo vệ
môi trường thì hiện nay vấn đề xử lý chất thải rắn tại huyện CưMgar tỉnh Đaklak
cũng đã và đang được chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm. Song
với thực tế hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật và cả về khả năng quản lý nên
huyện chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh (BCL HVS), việc xử lý CTR cũng gặp
nhiều bất cập. Phần lớn người dân tự xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt, ủ làm
phân…Việc cấp bách nhất bây giờ là cần có những giải pháp phù hợp để giữ môi
trường sạch đẹp và đảm bảo sức khỏe cho người dân.Vì vậy, việc thiết kế xây dựng
bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh huyện CưMgar là một việc làm hết sức cần
thiết và cấp bách.
Dựa trên cơ sở và thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài: “ Thiết kế xây dựng bãi
chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn
2011 đến năm 2030” nhằm xử lí lượng rác thải còn tồn đọng trong môi trường làm
mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay, đồng thời cũng giải quyết sức
ép đối với một lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong tương lai.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện CưMgar tỉnh ĐakLak
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên [4]
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện CưMgar là một huyện thuộc tỉnh Đaklak, cách trung tâm Thành phố
Buôn Ma Thuột 18Km về phía bắc, có giới hạn toạ độ địa lý từ 12 042’ đến 13004’ vĩ
độ bắc từ 107055’ đến 108013’ kinh độ đông, với tổng diện tích 82.443ha, chiếm
4,2% diện tích toàn tỉnh.
Về hành chính, huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 15xã và hai thị trấn
Quan hệ ranh giới.
- Phía Đông giáp huyện Krông Buk và thị xã Buôn Hồ
- Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Ea Súp
- Phía Nam giáp Thành Phố Buôn Ma Thuột
- Phía Bắc giáp huyện EaH’leo và huyện Ea Súp
1.1.1.2. Địa hình
Huyện CưMgar nằm trong vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, nhìn chung địa
hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ đông sang tây, độ dốc trung
bình từ 3- 150 chiếm 95,8% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình khoảng vực từ
350-500m so với mực nước biển, nơi cao nhất là xã Cư Dliê Mnông và nông trường
Drao (712m), nơi thấp nhất là vùng Buôn Wing, Buôn Gia Vầm (200-250m). Có thể
chia thành các dạng địa hình như sau :
- Địa hình đồi núi, dốc : Diện tích khoảng 3.463ha chiếm 4,21% diện
tích tự nhiên.
- Dạng địa hình lượn sóng : Diện tích khoảng 62.420ha, chiếm 75,91%
diện tích tự nhiên.
- Dạng địa hình thung lũng hẹp : Diện tích khoảng 16.341ha , chiếm
19,88% diện tích tự nhiên.
1.1.1.3. Khí hậu
Huyện CưMgar mang đặc trung khí hậu vùng Cao Nguyên với nền nhiệt độ
tương đối cao đều trong năm, biên độ ngày và đêm lớn.
Mỗi năm có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và
mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
a. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình :23,50C
- Nhiệt độ cao nhất (tháng 5) : 26,50C
- Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) : 190C
- Biên độ nhiệt ngày và đêm : 9 – 120C.
b. Ánh sáng
- Tổng số giờ nắng trong năm: 2.370 giờ
- Tổng số giờ nắng cao nhất: 326 giờ (tháng 5)
- Tổng số giờ có nắng thấp nhất : 140 giờ (tháng 10)
- Tổng tích ôn: 8.500-9.0000C
c. Lượng mưa
- Lượng mưa hàng năm trung bình 1800 – 1900mm.
- Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8.
- Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 mùa mưa thường xuất hiện gió mùa
tây nam.
d. Độ ẩm
- Ẩm độ không khí bình quân : 82%
- Ẩm độ cao nhất :90%(tháng 11)
- Ẩm độ thấp nhất :57%(tháng 2-3)
e. Bốc hơi
Lượng bốc hơi nước bình quân / năm :1.050,7 mm tập trung trong mùa khô kiệt
từ tháng 1-5 (lượng bốc hơi chiếm gần 58% lượng bốc hơi cả năm ).
g. Chế độ gió
Gió đông bắc vào mùa khô (tháng 10-4 năm sau ); tốc độ gió trung bình
5 -6m/s, gió tây nam vào mùa mưa (tháng 5-10);tốc độ gió trung bình 2,5-3m/s.
Trong vùng không có bão nhưng gió mùa đông bắc trong mùa khô thổi mạnh làm
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong vùng thỉnh thoảng có
sương mù chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện CưMgar [4]
1.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2006-2010 ước đạt 9,17%/1 năm (KH
bình quân 5 năm từ 8 -9% /năm ) , tính theo giá so sánh năm 1994 . Trong đó :
- Nông lâm ngư nghiệp tăng từ 4-5% .
- Công nghiệp – xây dựng tăng từ 19 -20%
- Thương mại – dịch vụ tăng từ 15-16 %
thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 ước đạt 1000USD/năm.
Bảng 1.1 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế qua các gia đoạn

CHỈ TIÊU Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010

GTSX theo giá SS 1994 5,23 9,17

Chia theo ngành kinh tế

Nông - lâm nghiệp 3,45 5,45

Công nghiệp 21,96 20,11

Thương mại - dịch vụ 14,76 15,39

( Nguồn niên giám thống kê huyện năm 2008 và BC KTXH năm 2009)
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
Nông nghiệp - lâm nghiệp
Trong những năm qua, dù gặp không ít khó khăn do thời tiết khí hậu : Hạn hán,
lũ lụt thường xuyên xảy ra trong diện rộng , giá cả nông sản có lúc không ổn định,
nhưng kinh tế nông nghiệp của huyện CưMgar vẫn giữ ở mức tăng trưởng khá,
ngành nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế (64,52%), cơ
cấu cây trồng có xu hướng đa dạng hóa, ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong 3
năm trở lại đây, khoa học công nghệ được áp dụng nhiều trong công tác cải tạo
nâng cao nâng suất chất lượng vật nuôi cây trồng .
- Nông nghiệp:
Kết quả thực hiện năm 2009.
+ Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đều tăng, năm 2009 đạt 83019 tấn tăng
1,48 lấn so với năm 2005 chỉ đạt 55865 tấn.
+ Cây công nghệp hàng năm : tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm 91102
ha/10866ha kế hoạch , đạt 83,84%kế hoạch.
+ Đối với các cây lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả…do thời
tiết khá thuận lợi, sâu bệnh phát triển không đáng kể; giá cả các mặt hàng cà phê,
nông sản tương đối ổn định.
- Lâm nghiệp
+ Tổng diện tích rừng và đất rừng 12526ha, trong đó: diện tích rừng tự nhiên
11162ha; rừng trồng 1364ha năm 2009 độ che phủ rừng đạt 14,7% dự kiến năm
2010 đạt tỉ lệ 15% thấp so với kế hoạch 3,86%.
+ Tuy nhiên, trong những năm qua diện tích rừng vẫn bị thu hẹp, do quá trình
đốt rừng làm nương rẫy lấy đất để sản xuất nông nghiệp.
Bảng 1.2 :Biến động diện tích rừng

Đơn vị Thực hiện Năm Năm Năm Năm


TT Chỉ tiêu
tính năm 2005 2006 2007 2008 2009

Diện tích rừng


1 Ha 14145 14145 14145 12019 12526
và đất

2 Trong đó

3 Rừng tự nhiên Ha 14.035,0 14035 14035 11359 11162

4 Rừng trồng Ha 110 110 110 660 1364

(Nguồn niên giám thống kê huyện năm 2008 và BC KTXH năm 2009)
Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
Ngành công nghiệp trong thời gian qua đã có những chuyển biến mới, tỉ
trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong tỉ trọng nền kinh tế của huyện.
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 350 tỉ đồng(giá ss 1994),tăng gấp 2 lần
so với năm 2005,trong thời kì 2005-2010 tăng bình quân 20,1%.
Trong thời gian qua, huyện cũng đã chú trọng xây dựng nhà máy với phát
triển vùng nguyên liệu, tập trung đầu tư chiều sâu năng lực một số mặt hàng chủ
lực, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định: Cà phê, mủ cao su, phân vi sinh…
nhằm chế biến sản phẩm xuất khẩu và nhu cầu phân bón chăm sóc cho cây trồng.
Ngoài ra công nghiệp cơ khí phát triển góp phần đáng kể trong quá trình thúc đẩy
cơ giới hóa công nghiệp.
Thương mại-dịch vụ
Trong những năm qua, hoạt động thương mại-dịch vụ của huyện đã có
những bước chuyển biến tích cực, từng bước tiếp cận được với kinh tế thị trường,
thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa trên thị trường năm 2009 đạt 602 tỉ đồng (giá hiện hành) tăng gấp
1,73 lần so với năm 2005 .
Đến nay trên địa bàn huyện có 18 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó: 7
HTX công nghiệp – dịch vụ. Đã bàn giao nhiệm vụ cho ngành điện quản lý là 5 đơn
vị, còn 2 HTX đang tiếp tục bàn giao; 1 HTX vận tải, 1 HTX dịch vụ - thương mại
và 7 HTX dịch vụ nông nghiệp
Giáo dục – đào tạo
Sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng được yêu
cầu dạy và học trên địa bàn. Các loại hình trường lớp, cấp học từ mầm non đến phổ
thông trung học được mở rộng và phát triển, đa dạng hóa các loại hình giáo dục
( Quốc lập, bán công, dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, dân tộc nội trú,
nhà trẻ, mẫu giáo).
Năm 2008-2009, toàn huyện có 83 trường từ mầm non đến THPT và một
trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trong đó: Mầm non 23 trường, tiểu học 37
trường, trung học cơ sở 19 trường, trường cấp II-III và trung học phổ thông 3
trường, có 1562 lớp với 46787 học sinh từ mầm non đến THPT, trong đó dân tộc
thiểu số 21343 học sinh, chiếm 45,62%.
Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trong 6 tháng năm 2009 trên địa bàn huyện không xảy ra dịch lớn, UBND
huyện đã tập trung công tác chỉ đạo về phòng dịch, duy trì tốt công tác giám sát dịch
tễ từ huyện đến xã và thôn buôn; triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu
Quốc gia về phòng chống bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV, H1N1, bệnh sốt
rét, phòng chống rối loạn thiếu Iode ; chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng,
phòng chống suy dinh dưỡng…; triển khai công tác tiêm mở rộng được thực hiện
thường xuyên triển khai thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ. Trẻ dưới 1 tuổi được
tiêm, uống đủ 7 loại vacxin 1580 đạt 48,3%.
c. Văn hóa xã hội
Việc làm – giải quyết việc làm
Dân số toàn huyện năm 2010 là 170 nghìn người, tổng số lao động được giải
quyết việc làm mới 2450 người, trong đó lao động nữ 1250 người. lao động nông
nghiệp – lâm nghiệp chiếm 88%, lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công,
qua đào tạo còn thấp.
Mức tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt 25% thấp hơn chỉ tiêu đề ra là
5%. Vì đặc thù của huyện dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (47%) dân số trong
huyện, chủ yếu sống bằng nghề nông, huyện chưa có trung tâm dạy nghề, nên việc
phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề ngoài huyện để mở các đào tạo gặp
nhiều khó khăn .

Công tác dân số và KHHGĐ


Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,7% tăng so với nghị quyết
là 0,5%; là do bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chưa ổn định từ
huyện đến xã, thôn, buôn. Một số cán bộ chưa đáp ứng đượccông tác chuyên môn,
công tác kiềm tra giám sát chưa được thường xuyên, những gia đình sống ở vùng
sâu vùng xa có chiều hướng sinh con thứ 3 và sinh nhiều con.
Thủy lợi
Huyện CưMgar hiện có tổng cộng 39 công trình thủy lợi vừa và nhỏ đảm bảo
chủ động nước tưới cho 70% diện tích cây trồng. trong thời gian qua huyện đã đầu
tư xây dựng hòa thành một số công trình thủy lợi, sửa chữa kịp thời một số kênh
mương và kiên cố hóa hệ thống kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu .
d. Cấp nước sạch
Hiện có 2 công trình cấp nước sạch đô thị ở 2 thị trấn Quảng Phú và EaPốk
với công suất 600 m3 /ngày.
Nguồn nước phục vụ sinh hoạt đời sống của dân cư khu vực nông thôn chủ
yếu là nước mưa, nước ngầm, nước mặt từ các sông suối, ao hồ… hiện nay có ít
người dân khu vực nông thôn sử dụng giếng khoan, con lại đa phần các nguồn sinh
hoạt đường dẫn từ các sông suối, hồ đập chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt vệ sinh
Đến năm 2009 toàn huyện đạt tỷ lệ số hộ được cấp nước sạch là 65%, trong
đó khu vực thành thị đạt 75% (thị trấn Quảng Phú và EaPốk ) khu vực nông thôn
đạt 55% .
Lưới điện
Đến cuồi năm tổng số thôn, buôn là 183, số thôn buôn có điện la 157, số,
buôn chưa có điện la 25 chỉ đạt 85.79% thôn, buôn có điện, vì việc đầu tư xây dựng
cho các thôn buôn chậm. số hộ trên địa bàn huyện là 35400 hộ trong đó có điện là
3113 hộ, đạt 90% số hộ chưa có điện là 87 hộ.
Bưu chính viễn thông – phát thanh truyền hình
Đã hiện đại hóa mạng lưới thông tin trong toàn huyện, đảm bảo thông tin liên lạc
kịp thời trong 17 xã, thị trấn. Đài truyền thanh huyện tiếp phát các chương trình đài
TNVN, đài PTTH ĐakLak theo đúng quy định, tiếp sóng đầy đủ chương trình phát
thanh tiếng Êđê phục vụ đồng bào dân tộc tại chỗ.
1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.2.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn (Solid Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất,
các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng nhất
là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh
hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các
hoạt động thường ngày của con người.[4]
1.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch
vụ thương mại.
1.2.3. Phân biệt giữa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp[8]
1.2.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn bao gồm các thành phần:
- Chất thải thực phẩm gồm: Thức ăn thừa, rau quả… loại chất thải này
mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học.
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, bao gói…
- Ngoài ra, còn có thành phần các chất thải khác như: Kim loại, sành sứ,
thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, tro xỉ và các chất dễ cháy khác.
1.2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp
Thành phần chất thải rất đa dạng. Phần lớn là các phế thải từ vật liệu trong
quá trình sản xuất, phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, các phế thải trong
quá trình công nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm.
1.2.4. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [8]
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này
hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian.
Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công
tác quản lý CTR. CTR sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như
trong hoạt động xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công ty, văn
phòng và các nhà máy công nghiệp. Một cách tổng quát CTRSH ở huyện CưMgar
được phát sinh từ các nguồn sau:
Khu dân cư: CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư thừa hay
hư hỏng như: Rau, quả v.v….bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP,
thủy tinh, tro v.v…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ
gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa
( bột giặt, chất tẩy trắng v.v…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên các
rác thải.
Khu thương mại: Chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui
chơi giải trí, trạm bảo hành, trạm dịch vụ…, khu văn phòng (trường học, viện
nghiên cứu, khu văn hóa, văn phòng chính quyền v.v…), khu công cộng (công viên,
khu nghỉ mát…) thải ra các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng, thức ăn dư thừa từ
nhà hàng khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng, bị hư hỏng) và các loại rác
rưởi, xà bần, tro và các chất thải độc hại…
Khu xây dựng : Như các công trình đang thi công, các công trình cải tạo
nâng cấp… thải ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn v.v…
Các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như
rửa đường, vệ sinh cống rãnh v.v…) bao gồm rác quét đường, bùn cống rãnh, xác
súc vật v.v…
Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTRSH thải được thải ra từ các hoạt động
sinh hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ở khu vực nông nghiệp chất thải được thải ra chủ yếu
là: Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, chất thải đặc
biệt như: Thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu, được thải ra cùng với bao bì
đựng các hoá chất đó.
1.2.5. Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi vì sự đa dạng
về chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác
nhau cho mục đích chung là để có biện pháp xử lý thích đáng nhằm làm giảm tính
độc hại của CTR đối với môi trường. Dựa vào công nghệ xử lý, thành phần và tính
chất CTR được phân loại tổng quát như sau:
Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý: Phân loại CTR theo loại này
người ta chia làm: Các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn
hợp.

Bảng 1.3. Phân loại theo công nghệ quản lý- xử lý

Thành phần Định nghĩa Thí dụ

1 . Các chất cháy được


-Thực phẩm - Các chất thải ra từ đồ ăn, - Rau, quả, thực phẩm
thực phẩm
- Giấy - Các vật liệu làm từ giấy - Các túi giấy, các mảnh
bìa, giấy vệ sinh,…
- Hàng dệt - Có nguồn gốc từ sợi - Vải, len…
-Cỏ, rơm, gỗ củi - Các vật liệu và sản phẩm - Đồ dùng bằng gỗ như
được chế tạo từ gỗ, tre, bàn ghế, vỏ dừa…
rơm
- Chất dẻo
- Các vật liệu và sản phẩm - Phim cuộn, túi chất
từ chất dẻo dẻo, bịch nilon,…
- Da và cao su
- Các vật liệu và sản phẩm - Túi sách da, cặp da, vỏ
từ thuộc da và cao su ruột xe,..

2 . Các chất không cháy được


- Kim loại sắt - Các loại vật liệu và sản - Hàng rào, dao, nắp lọ,
- Kim loại không phải sắt phẩm được chế tạo từ sắt …
- Các loại vật liệu không bị - Vỏ hộp nhuôm, đồ
nam châm hút đựng bằng kim loại
- Thuỷ tinh
- Các loại vật liệu và sản - Chai lọ, đồ dùng bằng
phẩm chế tạo từ thuỷ tinh thuỷ tinh, bóng đèn,…
- Đá và sành sứ
- Các vật liệu không cháy - Vỏ ốc, gạch đá, gốm
khác ngoài kim loại và sứ,…
thuỷ tinh

3 . Các chất hỗn hợp - Tất cả các vật liệu khác - Đá, đất, các,…
không phân loại ở phần 1
và 2 đều thuộc loại này

Phân loại theo quan điểm thông thường:


Chất thải thực phẩm:
Là loại chất thải mang hàm lượng chất hữu cơ cao như những nông sản hư
thối hoặc dư thừa: Thịt cá, rau, trái cây và các thực phẩm khác. Nguồn thải từ các
chợ, các khu thương mại, nhà ăn v.v… Do có hàm lượng chủ yếu là chất hữu cơ nên
chúng có khả năng thối rữa cao cũng như bị phân hủy nhanh khi có điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm cao. Khả năng ô nhiễm môi trường khá lớn do sự phân rã của chất hữu
cơ trong thành phần của chất thải.
Rác rưởi:
Nguồn chất thải rắn này rất đa dạng: Thường sinh ra ở các khu dân cư, khu
văn phòng, công sở, khu thương mại, nhà hàng, chợ, các khu vui chơi giải trí v.v…
Thành phần của chúng chủ yếu là các loại giấy, bao bì, giấy carton, plastic, nilon
v.v… Với thành phần hóa học chủ yếu là các chất vô cơ, cellolose, và các loại nhựa
có thể đốt cháy được.
Ngoài ra, trong loại chất thải này còn có chứa các loại chất thải là các kim
loại như: Sắt, thép, kẽm, đồng, nhôm v.v… là các loại chất thải không có thành
phần hữu cơ và chúng không có khả năng tự phân hủy. Tuy nhiên, loại chất thải này
hoàn toàn có thể tái chế lại mà không phải thải vào môi trường.
Chất thải rắn là sản phẩm của các quá trình cháy:
Loại chất thải rắn này chủ yếu là tro hoặc các nhiên liệu cháy còn dư lại của
các quá trình cháy tại các lò đốt. Các loại tro thường sinh ra tại các cơ sở sản xuất
công nghiệp, các hộ gia đình khi sử dụng nhiên liệu đốt lấy nhiệt sử dụng cho mục
đích khác. Xét về tính chất thì loại chất thải rắn này là vô hại nhưng chúng lại rất dễ
gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường do khó bị phân hủy và có thể phát sinh bụi.
Chất thải độc hại:
Các chất thải rắn hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất cháy, chất dễ
gây nổ như pin, bình acquy… Khi thải ra môi trường có ảnh hưởng đặc biệt nghiệm
trọng tới môi trường. Chúng thường được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của
người dân.
Ngoài ra, rác thải như: Bông băng, kim tiêm, bệnh phẩm cũng là loại CTR có
tính nguy hại lớn tới môi trường, cũng được xếp vào dạng chất thải độc hại.
Chất thải sinh ra từ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp:
Các chất thải rắn dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp rất đa dạng và
phức tạp. Chúng bao gồm các loại tàn dư thực vật như cây, củi, quả không đạt chất
lượng bị thải bỏ, các sản phẩm phụ sinh ra trong nông nghiệp, các loại cây con
giống không còn giá trị sử dụng… loại chất thải này thường rất dễ xử lý, ít gây ô
nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông nghiệp một số hóa chất được áp
dụng như thuốc trừ sâu bệnh, phân bón được thải bỏ hoặc dư thừa cũng đã ảnh
hưởng đến môi trường đất, nước.
Chất thải rắn sinh ra trong xây dựng:
Là loại chất thải rắn sinh ra trong quá trình đập phá, đào bới nhằm xây dựng
các công trình công cộng, dân dụng, giao thông, cầu cống v.v… loại chất thải này
có thành phần chủ yếu là các loại gạch đá, xà bần, sắt thép, bê tông, tre gỗ… Chúng
thường xuất hiện ở các khu dân cư mới, hoặc các khu vực đang xây dựng.
Chất thải rắn sinh ra từ các cống thoát nước, trạm xử lý nước:
Trong loại chất thải này thì thành phần chủ yếu của chúng là bùn đất chiếm
tới 90 - 95%. Nguồn gốc sinh ra chúng là các loại bụi bặm, đất cát đường phố, xác
động vật chết, lá cây, dầu mỡ rơi vãi, kim loại nặng… trên đường được thu vào ống
cống. Nhìn chung loại chất thải này cũng rất đa dạng và phức tạp và có tính độc hại
khá cao. Ngoài ra, còn một loại chất thải rắn khác cũng được phân loại chung vào là
bùn thải sinh ra từ các nhà máy xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải, phân rút từ
hầm cầu, bể tự hoại. Các loại chất thải rắn này cũng chiếm một lượng nước khá lớn
( từ 25 – 95%) và thành phần chủ yếu cũng là bùn đất, chất hữu cơ chưa hoại.
1.2.6 Thành phần CTR [8]
1.2.6.1 Thành phần vật lý
CTRSH ở các đô thị là vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một
hỗn hợp phức tạp của nhiều vật chất khác nhau. Để xác định được thành phần của
CTRSH một cách chính xác là một việc làm rất khó vì thành phần của rác thải phụ
thuộc rất nhiều vào tập quán cuộc sống, mức sống của người dân, mức độ tiện nghi
của đời sống con người, theo mùa trong năm,…
Thành phần rác thải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các thiết bị
xử lý, công nghệ xử lý cũng như hoạch định các chương trình quản lý đối với hệ
thống kỹ thuật quản lý CTR.
Theo tài liệu của EPA – USA, trình bày kết quả phân tích thành phần vật lý
của CTRSH cho thấy khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì các sản phẩm thải
loại như: Giấy, carton, nhựa,…. ngày càng tăng lên. Trong khi đó thành phần các
chất thải như kim loại, thực phẩm càng ngày càng giảm xuống.
Độ ẩm:
Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng
lượng chất thải ở trong trạng thái nguyên thuỷ.
Việc xác định độ ẩm của rác thải dựa vào tỉ lệ giữa trọng lượng tươi hoặc
khô của rác thải. Độ ẩm khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng khô của
mẫu. Độ tươi khô được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng ướt của mẫu và được
xác định bằng công thức:

Độ ẩm = a- b/ a * 100%
Trong đó:
a : Trọng lượng ban đầu của mẫu (kg)
b : Trọng lượng của mẫu sau khi sấy khô ở nhiệt độ 1050C (kg)
Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng. CTR đô thị ở Việt Nam
thường có độ ẩm từ 50 - 70%
Tỷ trọng:
Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác
định tỉ lệ giữa trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m 3 ( hoặc
lb/yd3). Tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Tỷ
trọng rác phụ thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không
khí.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm nên độ ẩm của CTR rất cao, thành phần
rất phức tạp và chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ do đó tỷ trọng của rác khá cao,
khoảng 1100 - 1300 kg/m3.
Tỷ trọng của CTR được xác định:
Tỷ trọng = khối lượng cân CTR/ thể tích chứa khối lượng CTR cân bằng (kg/m3)
1.1.6.2 Thành phần hoá học
Thành phần hoá học của CTR đô thị bao gồm: Chất hữu cơ, chất tro, hàm
lượng carbon cố định, nhiệt lượng.
Chất hữu cơ:
Chất hữu cơ được xác định bằng cách lấy mẫu rác đã làm phân tích xác định
độ ẩm đem đốt ở 9500C. Phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay còn gọi là tổn thất khi
nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40 – 60% giá trị trung bình
53%.
Chất hữu cơ được xác định bằng công thức sau:
Chất hữu cơ (%) = c – d / c * 100
Trong đó:
- c : là trọng lượng ban đầu
- d : là trọng lượng mẫu CTR sau khi đốt ở 950 0C. Tức là các chất trơ
dư hay chất vô cơ và được tính:
Chất vô cơ(%) = 100 – chất hữu cơ (%)
Điểm nóng chảy của tro ở nhiệt độ 9500C thể tích của rác có thể giảm 95%.
Các thành phần phần trăm của C (cacbon), H (hydro), N (nitơ), S (lưu huỳnh) và tro
được dùng để xác định nhiệt lượng của rác.
Hàm lượng carbon cố định:
Hàm lượng carbon cố định là hàm lượng carbon còn lại sau khi đã loại bỏ
các phần vô cơ khác không phải là carbon trong tro khi nung ở 950 0 C. Hàm lượng
này thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trị trung bình là 7%. Các chất vô cơ chiếm
khoảng 15 - 30%, giá trị trung bình là 20%.

1.3. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn


1.3.1. Thu gom và vận chuyển
1.3.1.1. Thu gom
- Thu gom trực tiếp: Người công nhân vệ sinh đến từng hộ gia đình mang
dụng cụ chứa rác đến đổ vào phương tiện vận chuyển chở rác. Cách thức này
thường áp dụng cho các nhà trệt, biệt thự, khu thương mại … Người sử dụng dịch
vụ này phải trả tiền cao hơn dịch vụ thu gom gián tiếp.
- Thu gom gián tiếp: Trong cách thu gom này người công nhân dùng máy
móc đưa rác từ nơi chứa tập trung lên phương tiện chuyên chở rác. Rác được các hộ
gia đình mang chứa vào các thùng rác tập trung của khu vực. Cách thức này thường
áp dụng ở trung cư, nhà cao tầng. Thường nhà cao tầng hiện đại có thiết kế một ống
dẫn rác để từ tầng trên cùng đến các tầng phía dưới đều có thể qua ống mà đổ rác
vào thùng chứa ở tầng dưới cùng.
1.3.1.2. Trung chuyển
Tùy vào nhiều yếu tố kinh tế và kỹ thuật thuộc hệ thống quản lý CTR mà
người ta sẽ áp dụng việc trung chuyển hay không. Nhìn chung trung chuyển rác có
thể áp dụng cho hầu hết các hệ thống thu gom. Phân loại theo phương thức trung
chuyển người ta có:
+ Trạm chuyển trực tiếp là nơi mà xe thu gom rác đổ rác trực tiếp vào xe
chuyên chở rác.
+ Trạm trung chuyển phối hợp, rác được đổ trực tiếp lên xe chuyên chở hoặc
chứa tạm tại chỗ tùy lúc.
Trạm trung chuyển phải được xây dựng và cấu trúc hợp lý cho việc chuyển
động của xe rác, trạm phải kín đảm bảo vệ sinh.
Nguyên tắc điều hành trạm trung chuyển là khi rác bị rơi vãi, tràn khỏi
phương tiện chứa thì phải được đặt và cho vào chỗ chứa ngay. Trạm cũng cần có hệ
thống phun nước chống bụi, hệ thống khử mùi.
1.3.1.3. Vận chuyển
Hiện nay, việc vận chuyển rác có thể thực hiện bằng các phương tiện vận
chuyển trên các trục đường bộ, đường sắt, đường thủy, các hệ thống khí động và
thủy động lực của một số phương tiện vận chuyển khác cũng được sử dụng cho vận
chuyển rác nhưng không phổ biến.
Tùy vào vị trí địa lý, địa hình, diện tích mặt bằng, chi phí vận chuyển v.v…
mà người ta chọn cách vận chuyển rác hợp lý nhất. Các yêu cầu vận chuyển rác:
- Chi phí vận chuyển thấp nhất.
- Phương tiện vận chuyển phải kín, hợp vệ sinh.
- Phải chở rác bằng phương tiện chuyên dùng để đáp ứng tốt các yêu
cầu sử dụng, bảo quản dễ dàng đơn giản.
1.3.2. Phân loại
Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được vận chuyển về các trạm xử lý để tiến
hành phân loại rác, việc phân loại rác có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng các thiết
bị cơ giới hóa vừa nhằm mục đích phân tách các thành phần có thể tái sinh như:
Thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, gỗ… với các thành phần không thể tái sinh. Đồng
thời cũng phân tách được phần lớn các chất hữu cơ và các chất vô cơ. Phần còn lại
sẽ được đốt nếu thích hợp hoặc được nén ép thành từng bánh để làm giảm thể tích
CTR và tăng thời gian sử dụng các bãi rác.
Phân loại CTR đóng vai trò quan trọng nhất vì quá trình này liên quan đến
khả năng tái sinh của các thành phần trong rác sinh hoạt, khả năng phân hủy của các
chất hữu cơ có trong rác. Các cách thức phân loại rác hiện nay gồm:
+ Phân loại CTR bằng tay: Việc phân loại bằng tay có thể thực hiện ngay tại
nguồn, nơi CTR phát sinh như: Các hộ gia đình, các cụm dân cư, các trạm trung
chuyển , trạm xử lý và ngay tại các bãi thải. Ở một số quốc gia phát triển, việc phân
loại bằng tay được tiến hành ngay từ trong từng đơn vị hộ gia đình. Phân loại bằng
tay giúp cho các công đọan phân loại kế tiếp và công tác xử lý để thu hồi nguyên
liệu trở nên dễ dàng hơn, tiện lợi và ít tốn kém hơn.
+ Phân loại bằng luồng khí: Phân loại bằng luồng khí được áp dụng để tách
các thành phần khác nhau của một hỗn hợp khô có trọng lượng riêng khác nhau.
Trong quá trình phân loại CTR, luồng khí có lưu lượng và tốc độ thổi thích hợp sẽ
tách các thành phần nhẹ như: Giấy, các chất plastic và các chất hữu cơ nhẹ khác ra
khỏi CTR.
+ Phân loại bằng sàng: Phương pháp sàng được dùng để tách hỗn hợp các
chất thành hai hoặc nhiều thành phần có kích thước khác nhau bằng cách dùng một
hoặc nhiều lưới sàng với kích thước lỗ khác nhau. Quá trình sàng có thể thực hiện
trước hoặc sau khi cắt nghiền CTR, thường áp dụng cho rác khô và trong các hệ thu
hồi năng lượng và nguyên liệu.
+ Phân loại bằng từ tính: Là phương pháp thông dụng nhất được áp dụng để
tách các vật liệu bằng sắt và các hợp kim có chứa sắt ra khỏi CTR bằng từ trường.
Các thiết bị phân loại bằng từ trường thường gồm một băng tải chuyển rác qua một
trống từ, các vật liệu bằng sắt hoặc có chứa sắt sẽ bị từ tính hút giữ lại và đưa đến
một vị trí khác.
1.3.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn [2],[3],[7],[8]
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác,
hoặc chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi
lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau:
- Thành phần tính chất chất thải rắn sinh hoạt.
- Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý.
- Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng.
- Yêu cầu bảo vệ môi trường.
1.3.3.1 Phương pháp xử lý cơ học
Phương pháp xử lý cơ học bao gồm các phương pháp cơ bản:
a. Phân loại chất thải:
Phân loại chất thải là quá trình tách riêng biệt các thành phần có trong chất
thải rắn sinh hoạt, nhằm chuyển chất thải từ dạng hỗn tạp sang dạng tương đối đồng
nhất. Quá trình này cần thiết để thu hồi những thành phần có thể tái sinh có trong
chất thải rắn sinh hoạt, tách riêng những thành phần mang tính nguy hại và những
thành phần có khả năng thu hồi năng lượng.
b. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học:
Nén, ép rác là khâu quan trọng trong quá trình xử lý chất thải rắn. Ở hầu hết
các thành phố, xe thu gom thường được trang bị bộ phận ép rác nhằm tăng khối
lượng rác, tăng sức chứa của rác và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời
gian phục vụ cho bãi chôn lấp.
c. Giảm kích thước cơ học:
Là việc cắt, băm rác thành các mảnh nhỏ để cuối cùng ta được một thứ rác
đồng nhất về kích thước. Việc giảm kích thước rác có thể không làm giảm thể tích
mà ngược lại còn làm tăng thể tích rác. Cắt, giã, nghiền rác có ý nghĩa quan trọng
trong việc đốt rác, làm phân và tái chế vật liệu.
1.3.3.2 Phương pháp hóa học
Để giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm, các phương pháp hóa học chủ yếu
sử dụng trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Đốt, nhiệt phân và khí hóa.
a. Đốt rác
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một loại rác nhất định
không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Phương pháp thiêu hủy rác thường được
áp dụng để xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy. Thường đốt
bằng nhiên liệu ga hoặc dầu trong các lò đốt chuyên dụng với nhiệt độ trên 10000C.
Ưu điểm
Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác
thải. Có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số loại chất dưới dạng
lỏng và bán rắn và các loại chất thải nguy hại. Thể tích rác có thể giảm từ 75 - 96%,
thích hợp cho những nơi không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác, hạn chế tối
đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với chất thải có chứa vi trùng dễ
lây nhiễm và các chất độc hại. Năng lượng phát sinh khi đốt rác có thể tận dụng cho
các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện.
Nhược điểm:
Khí thải từ các lò đốt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các vấn
đề phát thải chất ô nhiễm dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa.
+ Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.
+ Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
b. Nhiệt phân
Là cách dùng nhiệt độ cao và áp suất tro để phân hủy rác thành các khí đốt
hoặc dầu đốt, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt. Quá trình nhiệt phân là một quá trình
kín nên ít tạo khí thải ô nhiễm, có thể thu hồi nhiều vật chất sau khi nhiệt phân.
c. Khí hóa
Quá trình khí hóa bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiện liệu carton để
hòan thành một phần nhiên liệu cháy được giàu CO 2, H2 và một số hydrocarbon no,
chủ yếu là CH4. Khí nhiên liệu cháy được sau đó được đốt cháy trong động cơ đốt
trong hoặc nồi hơi.
1.3.3.3. Phương pháp xử lý sinh học
a. Ủ sinh học (compost)
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ để thành các chất mùn. Với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách
khoa học tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ rác
của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của chính
mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể áp
dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để bổ
sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane.
Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học:
- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành
phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
- Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để
chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh
thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân hóa học để bảo vệ đất đai.
- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm
môi trường, cải thiện đời sống cộng đồng.
- Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
- Phân loại rác thải được các chất có thể tái chế như ( kim loại màu, thép,
thủy tinh, nhựa, giấy, bìa…) phục vụ cho công nghiệp.
Nhược điểm:
- Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.
- Việc phân loại chất thải vẫn phải được thực hiện bằng phương pháp thủ
công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.
- Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều.
b. Biogas
Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi
khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane. Khí methane được thu hồi dùng làm
nhiên liệu.
c. Bãi chôn lấp rác vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất
thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn
lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: Axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một
số khí như CO2, CH4.
Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là
phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng
môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử
lý rác thải. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương
pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta cũng hình thành các bãi chôn
lấp rác vệ sinh theo kiểu này.
Ưu điểm:
- Có thể xử lý một lượng lớn chất thải rắn.
- Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cáo.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loại côn trùng, chuột bọ, ruồi
muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn
giảm thiểu được mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí.
- Làm giảm nạn ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt.
- Các BCL khi bị phủ đầy, chúng ta có thể sử dụng chúng thành các công
viên, làm nơi sinh sống hoặc các hoạt động khác.
- Ngoài ra, trong quá trình hoạt động bãi chôn lấp chúng ta có thể thu hồi
khí ga phục vụ phát điện hoặc các hoạt động khác.
- BCL là phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ tiền nhất đối với những nơi có
thể sử dụng đất.
- Đầu tư ban đầu thấp so với những phương pháp khác.
- BCL là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi các
quá trình xử lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại
bỏ độ ẩm (trong các phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…).
Nhược điểm:
- Các BCL đòi hỏi diện tích đất đai lớn, một thành phố đông dân có số
lượng rác thải càng nhiều thì diện tích bãi thải càng lớn.
- Cần phải có đủ đất để phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi
ngày.
- Các lớp đất phủ ở các BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa.
- Đất trong BCL đã đầy có thể bị lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ.
- Các BCL thường tạo ra khí methane hoặc hydrogen sunfite độc hại có
khả năng gây nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên, người ta có thể thu hồi khí
methane có thể đốt và cung cấp nhiệt.
1.3.3.4 Phương pháp tái chế
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để
chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản
xuất.
Công nghệ tái chế phù hợp với rác khối lượng lớn và nguồn thải rác có đời
sống cao.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế
thay cho vật liệu gốc.
- Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi
trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp.
- Có thể thu hồi lợi nhuận từ các hoạt động tái chế.
Nhược điểm:
- Chỉ xử lý được với tỷ lệ thấp khối lượng rác (rác có thể tái chế).
- Chi phí đầu tư và vận hành cao.
- Đòi hỏi công nghệ thích hợp.
- Phải có sự phân loại rác triệt để ngay tại nguồn.

1.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Bất cứ hoạt động nào của con người cũng phát sinh một lượng chất thải rắn,
theo thống kê của cục Bảo vệ môi trường Việt Nam thì mỗi người, mỗi ngày phát
sinh khoảng 0,6 - 0,8 kg chất thải rắn. Vì vậy, ở các vùng nông thôn lượng chất thải
rắn cũng ngày càng tăng lên tương đương với các khu vực ở thành thị. Mặt khác, tại
các khu vực nông thôn lượng chất thải rắn gồm các loại hóa chất độc hại, kim loại
độc hại như chì, crôm, kẽm, thủy ngân của các làng nghề thủ công, rơm rạ, chăn
nuôi, thuốc bảo vệ thực vật… Theo báo cáo của Ủy ban nghiên cứu và bảo vệ môi
trường của Liên hiệp quốc, ngày nay lượng chất thải rắn tại các khu vực nông thôn
ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất độc hại, đặc biệt, tại các khu vực đông
đúc dân cư, rác thải không được thu gom và đây là một trong các ổ dịch gây bệnh
nghiêm trọng.
Trước đây, rác thải nông thôn thường ít được quan tâm do tính chất phân tán
và quan niệm của con người. Tuy nhiên, ngày nay lượng chất thải rắn nông thôn
ngày càng gia tăng và đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo
1.4.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam.
Lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng
tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô
thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu
công nghiệp như: Các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%),
Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị khu vực Tây
Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn
(5,0%).
Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên
đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các
chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y
tế. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị
tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với
CTRSH đô thị.
Bảng 1.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn

Các loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn

Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt


12.800.000 6.400.000 6.400.00
(tấn/năm)

Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm) 128.4 125 2.4

Chất thải không nguy hại từ công nghiệp


2.510.000 1.740.000 770
(tấn/năm)

Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm) 21 - -

Tỷ lệ thu gom trung bình (%) - 71 20

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình


- 0,8 0,3
theo đầu người (kg/người/ngày)

(Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị
vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm
(chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước),
tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị
là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%). Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có
lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp
đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô
thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2). Đô thị có lượng CTRSH phát sinh
lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có
lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 12,6
tấn/ngày, Cao Bằng 20 tấn/ngày; TP. Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; TP Yên Bái 33,4
tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc
biệt và đô thị loại I tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày), đô thị loại II và loại
III có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau
(0,72 - 0,73 kg/người/ngày), đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình
quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày.
Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát
triển du lịch như TP. Hạ Long 1,38kg/người/ngày; TP. Hội An 1,08kg/người/ngày;
TP. Đà Lạt 1,06kg/người/ngày; TP. Ninh Bình 1,30kg/người/ngày. Các đô thị có tỷ
lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là TP. Đồng Hới (Tỉnh
Quảng Bình) chỉ 0,31kg/người/ngày; Thị xã Gia Nghĩa 0,35kg/người/ngày; Thị xã
Kon Tum 0,35kg/người/ngày; Thị xã Cao Bằng 0,38kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ
lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả
nước là 0,73kg/người/ngày.
Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát
sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao
(10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng lượng phát sinh CTRSH
tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm
(năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu
tấn/năm). Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu
tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Để quản lý tốt nguồn chất
thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu
giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu
hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.
1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường
1.5.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước.[2],[3][7]
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị phân
hủy nhanh chóng.
Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: Nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ
di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như
trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá
trình phân hủy sinh học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ
khá cao:
- COD: từ 3000 - 45.000 mg/l
- N-NH3: từ 10 - 800 mg/l
- BOD5: từ 2000 - 30.000 mg/l
- TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 - 20.000 mg/l
- Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật.
Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đọan
lên men axit sẽ cao hơn trong giai đọan lên men metan. Đó là do các axit béo mới
hình thành tác dụng với lim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất hydroxyt
vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn …
Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo
theo sự hòa tan của các kim loại như: Ni, Cd và Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất
lượng nước ngầm trong khu vực bãi chôn lấp phải kiểm tra xác định nồng độ kim
loại nặng trong thành phần nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: Các chất
hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocarbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến
gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ
xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh
mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.
1.5.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất [2]
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong
hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản
phẩm trung gian, cuối cùng hình thành nên các chất khóang đơn giản, nước, CO 2,
CH4 …
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của
môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô
nhiễm.
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi
trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại
nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước
ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp xử
lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
1.5.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35 0C và độ ẩm 70 - 80%) sẽ
được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác
động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.
Trong điều kiện kỵ khí: Gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide
(S2-), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S, một chất có mùi
hôi khó chịu theo phản ứng sau:
2 CH3CHCOOH + SO42-  2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
S2-+ 2 H+  H2S
Sufide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại, ví dụ như Fe 2+ tạo nên
màu đen bám vào thân, rễ hoặc bao bọc quanh cơ thể sinh vật.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sulfur trong chất thải
rắn để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Methyl mercaptan và axit amino
butyric.
CH3SCH2 CH(NH2)COOH  H3SH + CH3 CH2 CH2(NH2)COOH.
(Methionine) (Methyl mercaptan) (Aminobutyric acid)
Methyl mercaptan có thể phân hủy tạo ra methyl alcohol và H 2S. Quá trình
phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên men thối,
mốc xanh, mốc vàng … có mùi ôi thiu.
Đối với các acid amin: Tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid amin
sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí.
Trong điếu kiện hiếu khí: acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân
giải và vi khuẩn tạo thành acid hữu cơ và NH3 ( gây mùi hôi).
R – CH(COOH) – NH2  R – CH2 –COOH + NH3
Trong điều kiện kỵ khí: acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và
CO2.
R – CH(COOH) – NH2  R – CH2 - NH2 + CO2
Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho người và
động vật. Trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình kỵ khí và hiếu khí.
Vì vậy, đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn, nấm mốc phát tán
vào không khí.
Nồng độ CO2 trong khí thải bãi chôn lấp khá cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu
tiên. Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí, chỉ tăng nhanh từ
tháng 6 trở đi và đạt cực đại từ 30 -36 tháng. Do vậy, đối với các bãi chôn lấp có
quy mô vừa đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm, cần
kiểm tra nồng độ CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khu vực.
1.5.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người
Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân
cư và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ
người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… tạo điều kiện tốt cho
ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành
dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây
bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó
thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh
nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất thải
rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: Kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp chất
hữu cơ bị halogen hóa…
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây
cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống
thóat nước đô thị.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp
Việc xây dựng một bãi chôn lấp cần phải được xem xét và đánh giá một cách
kỹ lưỡng bởi phạm vi ảnh hưởng của bãi rác đến môi trường rất rộng, lâu dài và nếu
không được kiểm soát đúng mức sẽ gây những hậu quả lớn, khó có thể khắc phục
được. Các tác động của bãi rác đến môi trường thường là kết quả của các quá trình
biến đổi lý hóa và sinh học xảy ra tại bãi rác và khu vực lân cận. Các tác động này
được trình bày tóm tắt dưới đây:
- Các tác động đối với thành phần môi trường vật lý
+ Tác động tới môi trường nước.
+ Tác động đối với môi trường không khí và tiếng ồn.
+ Tác động đến môi trường đất.
- Các tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và hệ sinh thái
+ Thực vật, cây trồng.
+ Động vật trên cạn.
+ Hệ thủy sinh.
- Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
+ Tác động do việc giải tỏa di dời.
+ Tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Tác động đến cảnh quan môi trường.
- Các tác động liên quan đến cuộc sống con người
+ Các sự cố môi trường.
+ Sự cố cháy nổ bãi.
+ Sự cố sụt tràn chất thải.
1.6.1. Tác động tới môi trường nước [2]
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường tại các bãi chôn lấp
rác là khả năng ô nhiễm môi trường do nước rò rỉ. Nhìn chung, nước rác nếu bị rò rỉ
sẽ tác động mạnh đến chất lượng đất và nước ngầm cũng như nước mặt nơi bị nước
rác chảy vào. Vì vậy, giữ an toàn nguồn nước và vệ sinh môi trường là vấn đến
quan trọng khi xây dựng bãi chôn lấp.
Nước rác (nước rò rỉ) là nước phát sinh từ quá trình phân hủy rác trong bãi
rác và chảy qua tầng rác. Nước rác chứa chất rắn lơ lửng, các thành phần hòa tan
của rác và các sản phẩm của quá trình phân hủy rác do hoạt động của vi sinh vật.
Thành phần của nước rác phụ thuộc vào thành phần của rác, của giai đọan phân hủy
đang diễn tiến, độ ẩm của rác cũng như quy trình vận hành bãi chôn lấp rác.
Nước thải từ bãi chôn lấp rác có chứa các chất hữu cơ và vô cơ (đặc biệt là
các kim loại nặng) là nguồn ô nhiễm rất lớn. Nước thải này có nồng độc các chất ô
nhiễm rất cao thường gấp 20 - 30 lần nước thải bình thường . Tuy nhiên, nồng độ
các chất ô nhiễm sẽ giảm dần theo thời gian và từ năm thứ 3 trở đi còn rất thấp.
1.6.1.1. Tác động tới nguồn nước mặt
Sự ô nhiễm các nguồn nước mặt như sông hồ, suối, mương có thể xảy ra tại
khu vực khi xây dựng bãi chôn lấp CTR. Nguyên nhân của sự gây ô nhiễm là do
nước thải từ rác chảy tràn hoặc chảy theo chỗ trũng, lượng nước này sẽ mang theo
nồng độ ô nhiễm rất cao.
Nước thải từ bãi chôn lấp với nồng độ ô nhiễm rất cao, nếu không được xử lý
sẽ gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước mặt trong khu vực. Nước thải của
bãi chôn lấp sẽ đổ vào các con kênh rạch, con mương và chảy qua ruộng cuối cùng
sẽ đổ vào nguồn nước mặt của khu vực bãi chôn lấp. Tác động này được coi là lớn
nhất nên nhất định phải có biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu.
1.6.1.2. Tác động tới nguồn nước ngầm
Tác động của nước thấm từ bãi rác đối với nguồn nước ngầm là hết sức quan
trọng. Ở những khu vực lượng mưa thấp (vùng khô) thì ảnh hưởng của nước thấm
từ bãi rác là không đáng ngại, nhưng đối với các khu vực có lượng mưa trung bình
năm cao như tại khu vực huyện cưmgar thì các ảnh hưởng xấu là có thể xảy ra. Các
chất trong nước thải thấm từ bãi chôn lấp có thể phân ra làm 4 loại sau:
- Các ion và nguyên tố thông thường như: Ca, Mg, Fe, Na …
- Các kim loại nặng có vết như: Mn, Cr, Ni, Pb, Cd….
- Các hợp chất hữu cơ thường đo dưới dạng TOC hoặc COD và chất hữu cơ
riêng biệt như phenol.
- Các vi sinh vật.
Ảnh hưởng của các chất hữu cơ trong nước ngầm sẽ rất lâu dài do tốc độ ôxy
hóa chậm trong nước ngầm (oxy hòa tan ít). Ngoài ra, các kim loại nặng và vi sinh
vật có thể thấm qua đáy và thành bãi xuống nước ngầm. Nước ngầm bị ô nhiễm sẽ
không thích hợp làm nguồn nước cấp cho tương lai. Bản chất của địa tầng và dòng
chảy, nước ngầm sẽ mở rộng sự ô nhiễm theo các vectơ từ bãi thải xuống nước
ngầm. Một vài chất có tính bền hóa học và một vài chất không bền trong môi trường
của nước ngầm. Việc phân loại và xác định chúng rất khó do đó cần nhiều giếng
giám sát và phân tích mẫu định kỳ.
Tuy nhiên, khả năng tác động xấu đến nguồn nước ngầm còn phụ thuộc quan
trọng vào độ thấm nước (tính chất đất, vị trí) của nền bãi. Theo khả năng gây ô
nhiễm của bãi có thể chia làm 3 nhóm:
- Bãi không thấm.
- Bãi ở đó các thành phần đất cát, sỏi như là chất lọc nước.
- Bãi có vết nứt và nước thấm qua bãi có thể lan truyền đi xa hàng km.
Đối với các bãi không thấm ( là bãi có nền đáy là lớp đất sét ngăn thấm và có
lớp lót đáy) thì vấn đề ô nhiễm nước ngầm khó có thể xảy ra vì chất bẩn không
thấm qua được.
1.6.2. Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn
1.6.2.1. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn
Việc hoạt động thường xuyên của các phương tiện vận chuyển cơ giới nặng
để vận chuyển rác về bãi chôn rác luôn gây nên ô nhiễm bụi do hệ thống giao thông
gần khu vực bãi rác chủ yếu là đường đất.
Bụi đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đến chất lượng cuộc sống con người,
gây tác hại đến đường hô hấp đặc biệt là bệnh phổi.
Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các phương tiện cơ giới:
- Xe tải vận chuyển rác thải vào trong bãi chôn lấp.
- Các xe ủi đất, xúc đất…
Tiếng ồn, độ rung cao gây tác hại đến sức khỏe con người như gây mất ngủ, khó
chịu. Các loại máy móc công suất lớn tại bãi rác như máy ủi, đầm nén, xe tải sẽ gây
ồn mạnh nhưng chủ yếu chỉ ảnh hưởng đến các công nhân làm việc tại bãi chôn lấp,
họ có thể bị điếc nghề nghiệp.
1.6.2.2. Ô nhiễm không khí
Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy rác chủ yếu bao gồm hydro và
cacbonic trong giai đọan đầu và mêtan, cacbonic trong các giai đọan tiếp theo.
Thành phần của khí bãi rác dao động rất lớn và thay đổi trong suốt thời gian hoạt
động. Thành phần chính của khí bãi rác là CH 4 và CO2 ngoài ra còn chứa rất nhiều
loại khí khác.
1.6.3. Tác động đến môi trường đất
Trước tiên việc sử dụng đất làm bãi chôn lấp rác đã chiếm rất nhiều diện tích đất
trong khu vực. Khi dự án được triển khai, sẽ mất một diện tích lớn đất bị chuyển
chức năng. Việc sử dụng đất nông nghiệp làm bãi chôn lấp rác có tác động xấu cho
khu vực như sau:
- Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp.
- Thành phần dinh dưỡng của đất có thể bị thay đổi, đất sẽ bị ô nhiễm do sự
xâm nhập của nước rò rỉ.
Đất trong khu vực bãi rác phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước rò rỉ thấm
xuống. Các chất ô nhiễm thâm nhập vào đất làm thay đổi trạng thái ban đầu của đất,
các mẫu đất xét nghiệm ở phần lớn các bãi rác cho thấy độ mùn rất cao, một số mẫu
bị ô nhiễm kim loại nặng và những chất độc hại khác. Sự thay đổi tính chất của đất
ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Các độc tố tích tụ trong đất có thể chuyển
sang cây trồng và sau đó là gia súc gây ra tích tụ sinh học ảnh hưởng đến chăn nuôi
và sức khỏe cộng đồng.
Tính chất đất tại khu vực dự kiến xây dựng bãi chôn lấp có thành phần sét rất
cao nên khả năng thấm của các chất ô nhiễm rất thấp. Như vậy khả năng gây ô
nhiễm các vùng đất xung quanh từ bãi rác được đánh giá là nhỏ do các yếu tố trên
kết hợp với kỹ thuật xử lý nền đáy và thu gom xử lý nước rác.
1.6.4. Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái
Trên khu đất dự kiến xây dựng bãi chôn lấp chủ yếu là cây nông nghiệp,
trồng lúa và hoa màu. Vì vậy khi tiến hành giải phóng mặt bằng xây dựng bãi chôn
lấp sẽ làm mất đi một diện tích khá lớn đất nông nghiệp.
Ngoài ra trong quá trình xây dựng và hoạt động dự án, những tác động đáng
lưu ý được dự báo là các chất ô nhiễm nước, không khí với hàm lượng vượt tiêu
chuẩn rất nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến động thực vật và hệ thủy sinh ở khu vực.
Các ảnh hưởng bao gồm:
- Đối với thực vật cây trồng: Hầu hết các chất ô nhiễm không khí đều có tác
hại xấu đến thực vật, biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát
triển.
- Đối với động vật trên cạn: Nói chung các chất ô nhiễm do bãi rác gây ra đều
rất nhạy cảm và có hại đến con người và động vật. Tác hại hoặc trực tiếp qua
đường hô hấp hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm các chất ô
nhiễm. Tuy nhiên bãi chôn lấp được cách ly và được lấp hàng ngày nên các
ảnh hưởng là không đáng kể.
- Hệ thủy sinh: Nước thải rò rỉ từ bãi rác có chứa hàm lượng chất hữu cơ, chất
rắn lơ lửng cao là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nồng độ oxy hòa tan
trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ.
Ngoài ra, còn phải kể đến các chất độc hại như kim loại nặng có trong đất,
nước sẽ gây ảnh hưởng lớn tới động thực vật.
1.6.5. Tác động tới môi trường kinh tế – xã hội
1.6.5.1. Tác động do việc giải toả di dời dân
Để xây dựng một bãi rác sinh hoạt tương đối rộng thì một vấn đề quan trọng
đặt ra là cần di dời những hộ dân nằm trong khu vực dự án và cả những hộ dân nằm
trong vùng ảnh hưởng của bãi chôn lấp ( theo tiêu chuẩn của BXD, bộ KHCN &
MT). Tuy nhiên việc di dời sẽ dẫn đến một số những ảnh hưởng xấu như sau:
- Vấn đề an cư: Các hộ dân sẽ phải di chuyển khỏi nơi cư trú. Đây là một vấn
đề rất khó khăn trong hướng giải quyết cấp đất tái định cư cho dân.
- Vấn đề lạc nghiệp: Việc di dời gây khó khăn về mặt kinh tế cho các hộ dân
bởi vì thu nhập hiện nay của họ dựa duy nhất vào lợi tức khai thác từ khai
thác trồng trọt và chăn nuôi. Do đó nơi cư trú mới rất khó giải quyết những
nhu cầu công việc trên, tuy nhiên có thể khắc phục.
- Ngoài ra, công tác đền bù nếu không được giải quyết sớm, kịp thời và đúng
lúc cho dân thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho dân trong việc an cư lập nghiệp.
Tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật
Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ làm gia tăng mật độ giao thông
trên những tuyến đường vào bãi do xe vận chuyển rác di chuyển ra vào bãi. Vì vậy,
việc hình thành bãi chôn lấp CTR tại Thị xã ảnh hưởng chủ yếu là hệ thống giao
thông khu vực. Do việc vận chuyển rác thải và vật liệu phục vụ bãi chôn lấp. Trong
quá trình xây dựng và hoạt động của bãi chôn lấp sẽ sử dụng nguồn năng lượng,
nguồn nước, nguyên nhiên liệu cũng như các phương tiện liên lạc của Thị xã. Tuy
nhiên việc sử dụng này là không đáng kể.
1.6.5.2.Tác động đến cảnh quan môi trường
Tác động đến cảnh quan môi trường do việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải
rắn là không thể tránh khỏi. Trong đó bao gồm tác động trực tiếp từ bãi rác và gián
tiếp do việc vận chuyển chất thải đến bãi chôn lấp, cảnh quan môi trường sẽ thay
đổi do thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực. Việc phá huỷ thảm thực vật để
xây dựng bãi sẽ tạo nên cảnh hoang hoá trong thời gian đầu, tuy nhiên tác động này
chỉ tạm thời. Hoạt động của bãi sẽ tạo ra tiếng ồn, mùi hôi của rác, bụi … sẽ làm
xấu đi cảnh quan môi trường khu vực.
Khi xe rác vận chuyển cũng có thể gây mùi hôi hoặc rác có thể rơi vãi trên
đường vận chuyển, nhưng do thời gian hoạt động chủ yếu vào buổi sáng và các xe
vận chuyển chủ yếu là xe ép nên phần nào hạn chế ảnh hưởng của tác động này.
1.6.6. Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người
Tình trạng vệ sinh tại bãi rác sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư
xung quanh nếu khoảng cách an toàn không được thiết lập. Các chất phát tán là mối
lo ngại lớn nhất, như mùi hôi và các thành phần giấy và bịch nilon có nhiều trong
rác có thể phát tán đi nhiều km 2 và có thể bay vào nhà dân gây mất vệ sinh, ảnh
hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của họ. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của bãi
chôn lấp và sau khi đóng cửa sẽ có thể xảy ra những sự cố tại bãi chôn lấp như sự
cố cháy nổ tại bãi, các sự cố môi trường, sự cố sụt tràn chất thải…
a. Nguy cơ cháy nổ
Methane là khí nhẹ hơn không khí nên nó sẽ có xu hướng di chuyển lên trên
để thoát ra khí quyển, khi gặp lớp chắn, lớp đất chông thấm bao phủ trên mặt bãi
rác, nó sẽ len lỏi qua các khe nứt của bề mặt đất để thoát ra ngoài. Khí methane có
mặt trong không khí với nồng độ từ 5 – 15% nó sẽ gây cháy nổ. Do đó, cháy nổ là
một mối lo ngại lớn của bãi chôn lấp. Bãi chôn lấp rác nếu được thiết kế hệ thống
thu gom khí thì các khả năng gây cháy nổ sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất. Tuy
nhiên, cần lưu ý bảo quản và vận hành thích hợp hệ thống dẫn khí gas của bãi chôn
lấp.
b. Các sự cố môi trường
Nếu lớp bao phủ trên cùng của bãi rác không đủ khả năng chống lại mưa,
gió…, một thời gian sau khi đóng cửa (vài năm hoặc hàng chục năm) bề mặt bãi sẽ
bị mòn. Cũng có trường hợp bãi chôn lấp sau khi đóng cửa sẽ bị con người hay
động vật đào bới, làm bề mặt bao phủ của lớp chất thải lộ ra, các chất ô nhiễm phân
tán vào không khí và vào nguồn nước. Lớp bao phủ bề mặt bãi rác cũng có thể bị
phá huỷ do lớp cây trồng phía trên có bộ rễ lớn và sâu. Trong trường hợp này, ngoài
việc chất ô nhiễm bị phát tán vào môi trường không khí, nước, cây trồng cũng sẽ
hấp thụ các chất có hại trong bãi chôn lấp.
c. Sự cố sụt tràn chất thải
Sự giảm thể tích rác không đều: thành phần rác trong hố chôn lấp rất khác
nhau, từ khó phân huỷ đến dễ phân huỷ, nên tốc độ phân huỷ rác không đều. Do đó
gây nên sự giảm thể tích của bãi thải không đồng nhất, bề mặt bãi rác bị lún với
cường độ khác nhau gây nên các vết nứt.
Sự sụt lún kiến tạo: hiện tượng sụt lún kiến tạo thường xảy ra với các bãi
chôn lấp xây dựng trên nên địa chất không ổn định (địa hình phân cắt hay vùng đất
yếu.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng chất thải rắn nghiên cứu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên
địa bàn huyện CưMgar – ĐakLak.
Đối tượng đất nghiên cứu là đất tại vị trí được lựa chọn để xây dựng bãi chôn lấp.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa.
- Phương pháp hồi cứu số liệu:
Thu thập thông tin số liệu từ các nguồn cung cấp thông tin là các văn bản chỉ
thị, các tài liệu thống kê có liên quan đến tổng lượng rác thải hàng năm của địa phương.
Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm.
Các văn bản và quy định về về việc xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
Các tài liệu về điều kiện tự nhiên: Địa chất, địa hình, đất, khí tượng thủy văn.
Báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
huyện CưMgar – tỉnh ĐakLak.
Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện CưMgar.
Phương pháp điều tra khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng CTRSH và các
biện pháp xử lý của người dân.
Khảo sát khu vực dự kiến xây dựng BCL.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Chủ yếu là thiết kế mô hình xây dựng BCL CTR hợp vệ sinh.
- Áp dụng các biện pháp và kỹ thuật thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh theo
TCVN 6696 – 2000.
- Tham khảo các thiết kế BCL CTR tại Việt Nam hiện nay.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 14/2/2011 đến 14/05/2011
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

3.1. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại
huyện CưMgar
3.1.1. Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar [1], [4]
3.1.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại huyện CưMgar
Huyện cưMgar có dân số là 170 nghìn người gồm 17 xã, thị trấn là huyện có
dân số tương đối đông, phân bố không đồng đều. Toàn huyện có trong tổng diện
tích tự nhiên là 82.443ha, nhìn chung đời sống của nhân dân trên địa bàn còn nhiều
khó khăn nhất là vùng nhiều đồng bào dân tộc sinh sống vùng sâu, vùng xa. Hiện tại
lượng chất thải rắn khá nhiều chủ yếu sinh ra từ các nguồn gốc chính sau:
- Rác từ các hộ dân cư: do quá trình sinh họat của các hộ dân.
- Rác thải từ các hoạt động của các đơn vị, cơ quan hành chính.
- Rác thải từ các đơn vị sản xuất: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công
nhân viên trong các cơ sở sản xuất.
- Rác thương mại: phát sinh từ chợ, các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách
sạn…
- Rác công viên và đường phố: phát sinh từ các cây xanh, khách vãng lai…
- Rác từ khu du lịch: phát sinh từ khách du lịch.
- Rác công trình xây dựng (xà bần): phát sinh từ các hoạt động xây dựng, sửa
chữa nhà…
Nguồn rác sinh hoạt, buôn bán tại khu vực chợ của huyện chiếm một lượng
rất lớn và đây là một vấn đề nan giải hiện nay của tất cả các huyện thị trong tỉnh.
Bảng 3.1. Thống kê các nguồn phát sinh của huyện

STT Nguồn phát sinh Số lượng (cái )


1 Chợ 15
2 Bệnh viện 1
3 Trường học 25
4 Cơ quan nhà nước 28
5 Cơ sở công nghiệp 5
6 Khu thương mại- dịch vụ 1
(Tổng hợp từ số liệu thực tập)
3.1.1.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện CưMgar [4]
a. Hiện trạng thu gom
Hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của huyện chủ yếu do Công ty môi
trường đô thị của huyện quản lý và thực hiện theo hình thức, rác từ các hộ dân được
xe đẩy tay hoặc xe ba gác tư nhân tới thu gom và sau đó được chuyển đến xe ép rác
của công ty sẽ mang tới đổ tại bãi rác tạm thời.
Hầu hết các loại CTR từ hộ dân cư, đến các cơ quan, cơ sở sản xuất đều
không được phân loại khi chuyển đến bãi rác huyện. Tuy nhiên, một số cơ sở sản
xuất có chất thải là kim loại, thủy tinh với số lượng lớn thì họ tự thu gom và phân
loại ra sau đó bán cho các đơn vị thu mua phế liệu.
Rác thải sinh hoạt do người dân đổ ra từ các thùng rác chưa được thu gom một
cách triệt để nên sinh ra các bãi rác lưu động một cách bừa bãi làm ô nhiễm môi
trường và mất cảnh quan đô thị.

Hình 3.1. Các bãi rác sinh hoạt lưu động của người dân
Giải pháp :
- Tăng cường thêm các thùng rác.
- Sử dụng các xe ba gác thu gom rác tại các điểm rác tập trung nhiều
và trong các hẽm nhỏ.
- Nâng cao ý thức của người dân tránh tình trạng vứt rác bừa bãi.
b. Xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện CưMgar [4]
Hiện nay, trong toàn huyện đã xây dựng 7 bãi chôn lấp rác thải tại các xã, thị
trấn, riêng bãi rác xã quảng tiến đã quá tải và đang xin chuyển vị trí khác. Hầu hết
rác thải chỉ thu gom và tập trung ra bãi rác đốt hoặc chôn lấp,riêng bệnh viện đa
khoa huyện CưMgar chỉ đốt lượm rác thải y tế mà bệnh viện thải ra và các phòng
khám tại thị trấn Quảng Phú.
Nguồn phát sinh Công nhân thu Vận chuyển đến
rác thải gom BCL tạm

Tiến hành chôn


lấp

Hình 3.2. Quy trình thu gom rác của huyện

Thuyết minh quy trình.


Rác từ các khu vực thu gom hầu hết là rác thải sinh hoạt thông thường tại các
trung tâm thị trấn, khu trung tâm xã và chợ xã, bệnh viện huyện, hộ gia đình và chủ
yếu là các tuyến đường chính của các khu vực tập trung (trường học, bệnh viện, cơ
quan…) sau khi thu gom đầy xe ép rác tiến hành vận chuyển đến bãi chôn lấp tại xã
Ea Mnang huyện CưMgar. Riêng chất thải rắn bệnh viện đa khoa huyện, được xử lý
đốt tại lò đốt tại bệnh viện huyện. Công ty môi trường đô thị cho xe thu gom hết
lượng rác trên địa bàn sau đó rác được vận chuyển đến ô chôn lấp sẽ được san ủi và
phun xịt thuốc khử mùi.
Bảng 3.2. Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở huyện CưMgar

STT Chức vụ Số người

1 Giám đốc 1

2 Phó giám đốc 1

3 Kiểm kê 1

4 Kế toán 1

5 Nhân viên 18

(Tổng hợp từ số liệu thực tập)


 Những vấn đề còn tồn đọng :
Trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện CưMgar còn tồn tại rất nhiều
vấn đề như:
- Việc phân loại rác thải chưa được quan tâm, điều này có thể thấy tại bãi rác
của huyện, thành phần chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, khô ướt…
được đổ thải chung với nhau.
Hình 3.3. Rác chưa được phân loại
- Phần lớn CTR tại huyện vẫn chưa được xử lý đúng quy định mà mới chỉ là
đổ thành bãi hở, san ủi và phun xịt thuốc khử mùi. Vì vậy việc ô nhiễm môi trường
nước, không khí là không thể tránh khỏi.

Hình 3.4. lượng rác sau khi đưa đến bãi chôn lấp tạm thời
- Số liệu thống kê về thành phần rác thải chưa được cập nhật và đảm bảo độ
chính xác cao.
- Hệ thống thu gom và vận chuyển rác còn thiếu và sơ sài, chưa đảm bảo thu
gom toàn bộ lượng rác thải phát sinh trên địa bàn.
- Việc quản lý chất thải rắn còn lạc hậu và kém hiệu quả.
 Giải pháp
Từ những vấn đề còn tồn đọng trên, chúng ta cần thực hiện những biện pháp
kịp thời cải tạo chất lượng môi trường, thay đổi thói quen nâng cao ý thức của
người dân.
Huyện CưMgar cần có kế hoạch xây dựng một bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh
và tăng cường công tác quản lý thu gom vận chuyển CTR trên địa bàn.
Phải có cơ chế quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương đối với dân
cũng như đối với công ty môi trường đô thị.
Tăng cường thu gom phân loại rác tại nguồn và có kế hoạch xử lý thu gom
hợp lý, có thùng rác cố định.
Công ty môi trường đô thị cần đầu tư thêm về trang thiết bị máy móc và mở
rộng cơ sở xử lý để có thể xử lý rác hiệu quả hơn tạo ra những sản phẩm tốt cho
người dân sử dụng sản phẩm chính từ rác của mình.
3.1.2. Dự báo dân số và khối lượng chất thải rắn của huyện CưMgar đến
năm 2030
Dân số của huyện Cưmgar năm 2010 là 170.000 người, trong đó dân số thành thị
chiếm 18,58%, còn lại là dân số nông thôn chiếm 81,42%, tỷ lệ tăng dân số là 1,7%.
Cũng theo dự báo này ta có tỷ lệ tăng dân số trung bình từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (2011-2016): 1,7%
- Giai đoạn 2 (2017-2023): 1,5%
- Giai đoạn 3 (2024-2030): 1,2%
Dân số các năm được tính theo công thức:
N2 = N1+N1*q/100
Trong đó : q là tỷ lệ tăng dân số
Bảng 3.3. Kết quả tính dân số qua các năm được liệt kê như sau:

Tỷ lệ gia tăng dân số


Năm Dân số
(%)
2010 1.7 170000
Giai đoạn 1
2011 1.7 172890
2012 1.7 175829
2013 1.7 178818
2014 1.7 181858
2015 1.7 184950
2016 1.7 188094
Tổng cộng 1082439
Giai đoạn 2
2017 1.5 190915
2018 1.5 193779
2019 1.5 196686
2020 1.5 199636
2021 1.5 202631
2022 1.5 205670
2023 1.5 208755
Tổng cộng 1398071
Giai đoạn 3
2024 1.2 233806
2025 1.2 236611
2026 1.2 239451
2027 1.2 242324
2028 1.2 245232
2029 1.2 248175
2030 1.2 251153
Tổng cộng 1696751
Như vậy: Dân số bắt đầu dự án là 170.000 người (năm 2010) và kết thúc dự án
(năm 2030) là 1696751 người.
Theo báo cáo tổng hợp “điều tra, thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn trên
địa bàn huyện CưMgar” thì đối với vùng đô thị là 0,7kg/người/ng.đ, đối với
vùng nông thôn 0,3-0,5kg/ngày/ng.đ. Ta chọn hệ số phát sinh chất thải như sau:
- Giai đoạn 1 (2011-2016): 0,5kg/người/ng.đ
- Giai đoạn 2 (2017-2023): 0,6kg/người/ng.đ
- Giai đoạn 3 (2024-2030): 0,7 kg/người/ng.đ
Lượng CTR phát sinh trong một năm được tính toán dựa theo công thức:
Msh = (365/1000).N.g (tấn/năm)
Trong đó:
- N là số dân trong năm (người)
- g là hệ số phát sinh rác (kg/người/ng.đ)
Lượng CTRSH được thu gom đem xử lý:
Mtg = Msh. K Trong đó:
- k là hệ số thu gom (0 < k < 1)
Theo báo cáo tổng hợp “Điều tra, thống kê nguồn phát sinh CTR trên địa
bàn tỉnh Đak lak” thì lượng CTR được thu gom trên địa bàn huyện còn rất thấp chỉ
khoảng 40%. Đối với các đô thị nhỏ thì lượng rác thu gom khoảng 20 - 40%, các đô
thị lớn và thành phố lượng rác thu gom dao động từ 50 – 70%. Ước tính hệ số thu
gom rác thải qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (2011 – 2016): k = 40%
- Giai đoạn 2 (2017 – 2023): k = 55%
- Giai đoạn 3 (2024 – 2030): k = 70%
Bảng 3.4. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê như sau:

Hệ số Lượng
Hệ số Lượng CTR
phát sinh CTR
Năm thu gom phát sinh
(kg/nguời/ thu gom
(%) (tấn/năm)
ng.đ) (tấn /năm)
2010 0.5 40 31025 12410
Giai đoạn 1
2011 0.5 40 31552 12621
2012 0.5 40 32089 12836
2013 0.5 40 32634 13054
2014 0.5 40 33189 13276
2015 0.5 40 33753 13501
2016 0.5 40 34327 13731
Tổng cộng 197545 79018
Giai đoạn 2
2017 0.6 55 41810 22996
2018 0.6 55 42438 23341
2019 0.6 55 43074 23691
2020 0.6 55 43720 24046
2021 0.6 55 44376 24407
2022 0.6 55 45042 24773
2023 0.6 55 45717 25145
Tổng cộng 306178 168398
Giai đoạn 3
2024 0.7 70 59737 41816
2025 0.7 70 60454 42318
2026 0.7 70 61180 42826
2027 0.7 70 61914 43340
2028 0.7 70 62657 43860
2029 0.7 70 63409 44386
2030 0.7 70 64170 44919
Tổng cộng 433520 303464

Như vậy tổng lượng rác thu gom vào thời điểm bắt đầu dự án năm 2010 là
12410 (tấn/năm) vào thời điểm kết thúc dự án là 44919 (tấn/năm) vào năm 2030.
3.2. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho
huyện CưMgar giai đoạn từ 2011 đến 2030
3.2.1. Lựa chọn địa điểm
3.2.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [5]
Khi thiết kế bãi chôn lấp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN
261-2001 và theo một số quy định cơ bản sau:
Địa điểm bãi chôn lấp phải cách xa sân bay, khu dân cư … là các nơi có các
khu vực đất trống vắng, tính kinh tế không cao. Đường xá đi đến nơi thu gom phải
đủ tốt và đủ chịu tải cho nhiều xe tải hạng nặng đi lại trong cả năm.
Tất cả vị trí đặt bãi chôn lấp phải được quy hoạch cách nguồn nước cấp sinh
hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất
là 1000m. Ngoài ra chú ý các khoảng cách khác để đảm bảo an toàn cho khu vực
xung quanh.
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh không được đặt tại các khu vực ngập lụt.
- Không được đặt vị trí BCL chất thải hợp vệ sinh ở những nơi có tiềm năng
nước ngầm lớn.
- Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh phải có một vùng đệm rộng ít nhất 50m
cách biệt với bên ngoài. Bao bọc bên ngoài vùng đệm là hàng rào bãi.
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải hòa nhập với cảnh quan môi trường tổng thể
trong vòng bán kính 1000m (có thể tạo vành đai cây xanh, các mô đất hoặc các hình
thức khác để bên ngoài bãi không nhìn thấy được).
3.2.1.2. Địa điểm xây dựng [1],[4]
Dựa vào những nguyên tắc và quy định về lựa chọn địa điểm xây dựng BCL,
ta lựa chọn được địa điểm để xây dựng BCL cho huyện CưMgar như sau:
Vị trí dự kiến xây dựng BCL CTRHVS thôn 2 xã Ea Mnang huyện CưMgar
khu vực này cách xa trung tâm huyện và xa khu vục sinh sống của người dân.
Trong khu vực dự án không có dân cư sinh sống, không có công trình văn
hóa, không có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đây là đất chủ yếu trồng cây
nông, công nghiệp (chủ yếu là đậu, bắp, cây cà phê) nên việc đền bù và giải tỏa
cũng thuận lợi hơn. .
- Địa hình: Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xác
định vị trí và quyết định đến việc xác định chiều sâu nền đáy cũng như độ cao đê
bao chống lũ của bãi chôn lấp CTR. Chọn chiều cao tổng thể của bãi chôn lấp là
9m, trên những vùng đất có địa hình trung bình đến hơi cao (so với khu vực) thì
phần chìm của bãi có thể sâu 4m và phần nổi của bãi là 5m.
- Địa chất: Khi đặt ra phương án bãi chôn lấp CTR loại nửa chìm nửa nổi
thì cần quan tâm đến một số các thông số như: Loại trầm tích, độ chặt và tinh thấm
của đất. Dựa vào tài liệu địa chất thích hợp cho việc xây dựng bãi chôn lấp CTR
Nhìn chung, vị trí đặt bãi chôn lấp tương đối phù hợp và thuận lợi cho việc
xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
3.2.1.3. Quy mô bãi chôn lấp [5]
Theo tính toán đến năm 2030 dân số huyện CưMgar là 251153 người (bảng3.3).
Tổng lượng CTRSH thu gom vào năm 2010 là 12410 tấn/năm, năm 2030 là 44919
tấn/năm (bảng3.4). Do đó ta phải quy hoạch BCL CTR huyện CưMgar thuộc loại
vừa. Diện tích khu vực chôn lấp chiếm 75% tổng diện tích bãi, diện tích xây dựng
các công trình phụ trợ như giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải, đất trồng
cây xanh,… là 25% tổng diện tích.
3.2.2. Thiết kế bãi chôn lấp
3.2.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp
Theo tính toán ban đầu, thì lượng chất thải rắn được đưa đi chôn lấp hợp vệ
sinh vào năm 2011 là 12621tấn/năm, năm 2030 là 44919 tấn/năm.
Ta tính được lượng rác được chôn lấp là:
Giai đoạn 1 2 3

Tổng lượng rác (tấn) 79018 168398 303464

Lựa chọn bãi chôn lấp:


- Bãi chôn lấp được lựa chọn tại huyện CưMgar là bãi chôn theo phương
pháp “nửa nổi nửa chìm”. Chất thải sau khi đổ đầy hố chôn được tiếp tục chất đống
lên trên.
- Lượng CTR phát sinh lớn nhất là 20000 tấn/năm < 44919 tấn/năm < 65.000
tấn/năm (TCVN 261-2001) nên bãi chôn lấp có quy mô “vừa”. Hiệu suất sử đất tại
khu vực chôn lấp là 75%, còn lại 25% diện tích đất xây dựng các công trình phụ trợ
như giao thông, bờ bao, công trình xử lý nước thải, đất trồng cây xanh.[5],[6]
- Hiệu suất thu gom đạt 40% ở giai đoạn 1 và ở giai đoạn 2 và 3 sẽ tăng nên
55% và 70%.
Bảng 3.5. Các thông số lựa chọn để xây dựng tại BCL CTR huyện CưMgar

Độ dài TCVN 261-2001


Các thông số
(m) (m)
Chiều cao bãi chôn lấp từ đáy đến đỉnh 9
Chiều dày của một lớp rác được nén 1 ≥1
Chiều dày của một lớp phủ trung gian 0.2 0,15 ÷ 0,2
Số lớp rác 7
Hệ thống chống thấm của ô chôn lấp [3]
- Kết cấu chống thấm phải đảm bảo hiệu quả thu nước rò rỉ cao, thời gian sử
dụng lớn hơn 10 năm
- Vật liệu chống thấm phải không bị ăn mòn (hoặc ăn mòn chậm) do các chất
ô nhiễm trong nước thải và các chất xâm thực từ đất, có độ bền chống thấm hóa học
trên 10 năm
- Vật liệu chống thấm phải có độ bền cơ học tốt, chống lại các lực nén, ép,
uốn, lún khi vận hành bãi chôn lấp, đặc biệt trong thời gian hoạt động chôn lấp
- Vật liệu sử dụng làm lớp lót đáy bãi rác phải có tốc độ thấm < 1* 107 cm/s
- Độ dày của lớp lót đáy phải > 0,6m
- Đáy bãi rác phải đặt cách mạch nước ngầm > 1,5m
Bảng 3.6. Kết cấu chống thấm mặt vách hố

Cấu tạo các lớp Độ dày (m) TCVN (m)

a. Lớp lót đáy chống thấm ô chôn lấp > 0,6


- Lớp sét chống thấm 0,6
- Lớp chống thấm bằng HDPE 0,015
- Lớp vải địa chất thứ nhất
- Lớp cát đệm 0,3 0,2 ÷ 0,3
- Lớp sỏi + đường ống 0,2
- Lớp vải địa chất thứ hai
- Lớp đất bảo vệ 0,3

b. Lớp phủ trên cùng:


- Lớp đất 0,6
- Lớp chống thấm HPDE 0,015
- Lớp vải địa chất
- Lớp cát thoát nước 0,3
- Lớp đất trồng cỏ
3.2.2.2. Tính toán diên tích ô chôn lấp
chôn lấp được chia thành 10 ô nhỏ.
Giai đoạn 1: 3
Giai đoạn 2: 3
Giai đoạn 3: 4
Tính toán diện tích ô chôn lấp giai đoạn 1
Thể tích rác đem chôn đã được đầm nén là:
Vr = (RCL x 1000)/γ = (79018 x 1000) /800 = 98772,5 (m3)
Trong đó:
- RCL: lượng rác chôn lấp trong thời gian vận hành (tấn)
γ: Tỷ trọng của rác sau khi đầm nén là 710 – 950 kg/m 3. Chọn tỷ trọng của
rác sau khi đầm nén là 800 kg/m3.[1]
Với độ cao tổng thể của bãi rác là (H = 9m), các lớp rác dày (d r = 1m) và lớp đất
phủ xen kẽ (dd = 0.2m)
Số lớp rác chôn lấp:

(lớp)

Độ cao hữu dụng để chứa rác:


d1 = dr*L = 1*7 = 7 (m)
Chiều cao của các lớp đất phủ là:
d2= dd*L = 0.2*7 = 1.4 (m)
Thể tích rác chiếm chổ giai đoạn 1 là:

Trong đó b: hệ số thu gom giai đoạn 1


Diện tích hữu dụng cần thiết để chôn lấp hết lượng rác tính toán là:

(m)

Diện tích thực tế có thể chôn lấp hết lượng rác thu gom được cho huyện là:

(m2)

Như vậy diện tích giai đoạn 1 là : 70551.7 (m2)


Giai đoan 1 chia làm 3 ô như vậy diện tích thứ nguyên của mỗi ô là :23517
Tính toán chiều dài và chiều rộng giai đoạn 1 như sau: D* R = S
R=110 (m)
D= 213(m)
Trong đó R: Chiều dài
D: Chiều rộng
Tính toán giai đoạn 2 (2017-2023) và giai đoạn 3 (2024-2030) tương tự có kết quả
như sau:
Bảng 3.7. Diện tích các ô chôn lấp
Đơn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Tổng cộng
vị (2010-2016) (2017-2023) (2024-2030)

Lượng rác đem chôn Tấn 79018 168398 303464 550880

Thể tích rác sau khi


m3 98772,5 210497,5 379330 688600
đầm nén

Số lượng ô chôn lấp ô 3 3 4 10

Diện tích ô chôn lấp m2 110 x 213 110 x 240 110 x 201 400x800

Kích thước ô (dài x


m 110x213x 9 110x240x9 110x201x9 400x800x9
rộng x cao)

Vậy tổng diện tích ô chôn lấp cả 3 giai đoạn là chiếm 75%:
Stt = Stt1+ Stt2 +Stt3 = 70551.7+79526.6+88473.3= 238551.6 (m2)
Vậy các khu phụ trợ :

Spt= (m2)

Vậy tổng diện tích cả bãi chôn lấp là:


S = Stt + Spt= 238551.6+ 79517 =318068.8 (m2) ≈ 32(ha)
Vậy chiều dài và chiều rộng cả ô chôn lấp là: R = 400 (m)
D = 800 (m)
3.2.3. Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp
3.2.3.1. Hệ thống thu gom nước rác
Hệ thống thu gom nước rác nhất thiết phải được làm trong thời kỳ chuẩn bị
bãi ban đầu và phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi đổ rác, bởi đào hàng tấn rác
lên để sửa chữa là không kinh tế.
a. Hệ thống thu gom, thoát nước mặt
Hệ thống thu gom nước mặt được xây dựng để thu nước từ những khu vực
khác chảy tràn qua bãi chôn lấp. Hệ thống thoát nước không chỉ bảo vệ những khu
vực chôn lấp rác khỏi bị sói mòn trong thời gian hoạt động mà còn tiêu thoát lượng
nước thừa ngấm vào ô rác và tạo ra nước rác. Để hạn chế nước mưa chảy qua khu
vực chôn rác, quanh hố chôn rác được xây dựng đê bao cao khoảng 2,5m, chiều dày
mặt đê 2,5m để ngăn nước mưa.
Rãnh thoát nước bề mặt có thể là rãnh hở, được bố trí xung quanh bãi. Ngay
cả những bãi đã có hệ thống thoát nước đáy cũng cần có hệ thống rãnh thoát nước
xung quanh bãi.
b. Hệ thống thoát nước rác tại đáy bãi
Hệ thống thoát đáy nằm bên dưới lớp rác và trên lớp chống thấm. Hệ thống
này có chức năng dẫn nhanh nước rác ra khỏi bãi, đảm bảo hạn chế lượng nước
trong bãi. Hệ thống thoát nước đáy có thể được làm bằng sỏi, vật liệu tổng hợp (vải
địa chất) và các đường ống thoát nước.
Ở đây nước rác rò rỉ sẽ đi xuyên qua vùng lọc. Vùng này được làm bằng vải
lọc địa chất, khi nước rò rỉ đi qua lớp vải lọc này các hạt có kích thước lớn trong
nước sẽ bị giữ lại. Lớp đất bảo vệ ở trên lớp vải lọc dày 60cm để bảo vệ lớp vải
không bị phá hoại do xe lên xuống đổ rác. Lớp vải địa chất này cũng có tác dụng
giảm thiểu sự lẫn lộn vào nhau của lớp đất bảo vệ và lớp sỏi thoát nước phía dưới.
Lớp sỏi bên dưới lớp vải địa chất hoạt động như một hệ thống gom và lọc nước rò
rỉ. Lớp sét nén bên dưới lớp sỏi là một rào cản hỗn hợp để ngăn cản sự di chuyển
của nước rò rỉ và khí sinh ra trong bãi rác. Nước rò rỉ từ bãi rác vệ sinh sẽ được thu
gom bằng các ống châm lỗ hay ống sẽ rãnh đặt trong lớp sỏi, sau đó dẫn đến trạm
xử lý nước rò rỉ để làm sạch.
Bố trí hệ thống thu gom nước rác:
Có rất nhiều cách để bố trí mạng lưới ống thu gom nước rò rỉ. Nhưng do tính
hiệu quả và độ tin cậy cao ta sẽ sử dụng phương án nhiều ống dẫn. Phương pháp
ống dẫn được xây dựng trên nguyên tắc lắp đặt song song nhiều ống thu gom nước
rò rỉ. Các ống thu gom được châm lỗ hay xẻ rãnh theo nhiều hướng, đáy ô chôn lấp
còn được tạo dốc để tăng hiệu quả thoát nước. Nhờ vậy nước rác sẽ được vận
chuyển một cách nhanh chóng ra khỏi ô rác.
Độ dốc địa hình sẽ ảnh hưởng đến phương pháp thu gom. Để thu gom nước
rác từ các hố thu về hệ thống xử lý nước rác cần thiết phải sử dụng bơm, sử dụng
tuyến ống có có áp dẫn nước về trạm xử lý.
Hệ thống các ống thu đặt theo vị trí thiết kế nằm trong lớp bảo vệ nền đáy ở
khoảng cách 16m theo từng lô chôn lấp và trong toàn bộ bãi rác dẫn ra hố thu gom.
Ong thu gom nước rác được đặt dọc theo khu chôn lấp. Độ dốc thiết kế đáy cho
từng khu chôn lấp là dốc từ phía các ống nhánh ra ống chính là 3%.
Tính toán hệ thống ống thu gom nước rác:
- Tuyến chính:
+ Đường kính ống tập trung: d = 200 mm.
+ Độ dốc đặt ống: i = 1%.
- Tuyến nhánh:
+ Đường kính ống nhánh: d = 150 mm.
+ Độ dốc đặt ống: i = 1%. Khu vực gần ống chính (cách 01 m) có độ dốc 3%.
+ Ống được đục lỗ với đường kính 20 mm trên suốt chiều dài ống với tỷ lệ lỗ
chiếm 12% diện tích bề mặt ống.
Các ống thu nước rác được chọn là ống nhựa, có độ bền hoá học và cơ học
đảm bảo trong suốt thời gian vận hành bãi. Ở những vị trí giao nhau giữa ống chính
và ống nhánh, giữa ống chính với đường ống dẫn nước rác về hồ chứa, ta xây dựng
các hố ga để phòng tránh sự tắc nghẽn ống. Hố ga được xây bằng bê tông, kích
thước 800mm x 800mm x 800mm.
Ống chính
Hố ga
20-30m
1% 1%
20-30m 30-60m
1% 1%
20-30m Ống nhánh
Hố ga 1% 1%
Đến hố thu
nước rác
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí hố ga và ống thu gom nước rác

Ống chính
1% 1%

Ống nhánh 3% 3% Ống nhánh

1000mm 1000mm

Hình 3.6. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác


Thu gom nước rác bằng mương thu nước. Mương thu nước được xây bằng
gạch ống, vữa, xi măng, chiều rộng 0,6m, thành 2 bên cao 0,6m, đáy và thành phía
trong được láng vữa ximăng chông thấm, mặt đáy mương thấp hơn đáy hố chôn rác
khoảng 0,2m để nước rò rỉ từ các ống thu trong bãi rác có thể chảy vào rãnh thu
gom. Mương thu nước rò rỉ được xây dựng ở cuối hố chôn rác tạo thành độ dốc để
có thể thu nước về các hố ga, nước sau khi thu về hố gas được bơm qua tram xử lý
nước thải để xử lý.
3.2.3.2. Tính toán lưu lượng nước bãi chôn lấp
Nước rác được hình thành khi nước thấm vào ô chôn lấp. Nước có thể thấm
vào theo một số cách sau đây:
- Nước sẵn có và tự hình thành khi phân huỷ rác hữu cơ trong BCL;
- Mực nước ngầm có thể dâng lên vào các ô chôn rác;
- Nước mưa rơi xuống khu vực chôn lấp rác trước khi được phủ đất và trước
khi ô rác được đóng lại;
- Nước mưa rơi xuống khu vực BCL sau khi ô rác đầy (ô rác được đóng lại);
Nước rác được hình thành khi độ ẩm của rác vượt quá độ ẩm giữ nước. Độ
giữ nước của chất thải rắn là lượng nước lớn nhất được giữ lại trong các lỗ rỗng mà
không sinh ra dòng thấm hướng xuống dưới tác dụng của trọng lực. Trong giai đoạn
hoạt động của bãi chôn lấp, nước rỉ rác hình thành chủ yếu do nước mưa và nước
“ép” ra từ các lỗ rỗng của các chất thải do các thiết bị đầm nén. Sự phân huỷ các
chất hữu cơ trong rác chỉ phát sinh nước rỉ rác với lượng nhỏ.
Lượng nước rỉ rác sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí tượng thuỷ
văn, địa hình, địa chất của bãi rác, diện tích bề mặt bãi, nhất là khí hậu và lượng
mưa. Tốc độ phát sinh nước rác dao động lớn theo các giai đoạn hoạt động khác
nhau của bãi rác. Trong suốt những năm đầu tiên, phần lớn lượng nước mưa thâm
nhập vào được hấp thụ và tích trữ trong các khe hở và lỗ rỗng của chất thải chôn
lấp. Lưu lượng nước rác sẽ tăng dần trong suốt thời gian hoạt động và giảm dần sau
khi đóng cửa BCL do lớp phủ cuối cùng và lớp thực vật trồng trên mặt có khả năng
giữ nước để nó bốc hơi, làm giảm độ ẩm thấm vào.
Trên cơ sở của phương trình cân bằng nước, các số liệu về lượng mưa, độ bốc
hơi, hệ số giữ nước của rác sau khi nén trong bãi rác, lượng nước rò rỉ có thể tính
theo mô hình vận chuyển một chiều của nước rò rỉ xuyên qua rác nén và đất bao
phủ như sau:
Q = M(W1 – W2) + [P(1 – R) – E] * A
Trong đó:
Q : là lưu lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác (m3/ngày)
M : khối lượng rác trung bình ngày (tấn/ngày)
W2 : độ ẩm của rác sau khi nén (%)
W1: độ ẩm của rác trước khi nén (%)
P : lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất (mm/ngày)
R : hệ số thoát nước bề mặt (Bảng 7.6, sách Quản Lý Chất Thải Rắn –
Trần Hiếu Nhuệ. NXBXD – 2001)
E : lượng bốc hơi lấy bằng 5mm/ngày (thường 5 – 6mm/ngày)
A : diện tích chôn rác mỗi ngày (m2)
Chọn các thông số:
M = 64170 (tấn/năm) (năm 2030, bảng 3.6) suy ra: M = 175.8(tấn ngày)
W2 = 20% (thường từ 10 – 35%)
W1 = 60%
P = 190 (mm/ngày)
R = 0,15
E = 5 (mm/ngày)
Thể tích rác trung bình mỗi ngày là:
175.8/0.7 = 251.14 (m3)
Diện tích chôn lấp mỗi ngày với chiều cao lớp rác và lớp đất phủ sau mỗi
ngày là 0,8m.
251.14/0,8 = 313.93(m2)
 A = 313.93 (m2)
Vậy:
Q = 175.8(0,6- 0,15) + [0,190 (1-0,15)-0,005] * 313.93
= 128.24(m3/ngày)
3.2.3.3. Hệ thống xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp
a. Chất lượng nước rò rỉ
Nhìn chung, mức độ ô nhiễm của nước rò rỉ từ bãi rác là rất cao. Điều này có
thể thấy thông qua hàm lượng các chất hữu cơ trong nước rò rỉ rất cao trong giai
đoạn đầu của bãi chôn lấp. Vì vậy chúng ta phải xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi cho
thải ra môi rường nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường nước và hệ thuỷ
sinh của khu vực bãi chôn lấp.
Trong giai đoạn đầu của bãi rác mức độ ô nhiễm của nước rò rỉ là rất cao,
nhưng sau một thời gian mức độ này giảm xuống và chỉ còn các chất không phân
huỷ sinh học là tồn tại. Chất lượng nước rò rỉ thường quyết định bởi thành phần của
rác, song đồng thời cũng có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nó như dạng bãi rác,
phương thức chôn lấp, kích thước bãi rác, thời gian chôn rác vv… Chính vì vậy, để
có thể có được chất lượng nước rò rỉ phục vụ công việc thiết kế hệ thống xử lý,
người ta thường dựa vào chất lượng nước rò rỉ của những bãi rác có loại rác tương
tự hoặc ở những bãi rác tương tự.
Sau khi thâm nhập và ngấm qua rác, nước rò rỉ từ rác kéo theo rất nhiều các
thành phần sinh học và hoá học.
Cũng chính vì có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và thành phần
mà không có một bộ con số nào có thể đặc trưng cho nồng độ các thành phần trong
nước rò rỉ từ bãi rác. Theo số liệu của WB (Ngân hàng Thế giới) thì các thông số ô
nhiễm trong nước rò rỉ từ các bãi rác mới và các bãi rác đã sử dụng nhiều năm được
thể hiện.
Thông thường , nước rò rỉ từ bãi rác rất đậm đặc trong giai đoạn rác mới
được đổ xuống, và độ đậm đặc này sẽ giảm dần theo thời gian. Nước rò rỉ trong giai
đoạn ban đầu có thể dễ dàng xử lý bằng phương pháp sinh học, tuy nhiên về sau
việc xử lý trở nên khó khăn. Chính vì vậy để quyết định lựa chọn biện pháp xử lý
nước rò rỉ thì việc xem xét tính chất nước rò rỉ là hết sức cần thiết.
b. Công nghệ xử lý
Công nghệ xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp được lựa chọn là phương pháp sinh
học kết hợp hoá lý. Công nghệ xử lý được lựa chọn dựa trên các cơ sở sau:
- Lưu lượng nước rò rỉ.
- Thành phần và tính chất của nước rò rỉ từ BCL.
- Công nghệ xử lý phù hợp với loại nước thải có nồng độ ô nhiễm cao.
- Điều kiện kinh tế kỹ thuật.
Dựa trên tính chất nước rò rỉ từ bãi rác, đề xuất dây chuyền xử lý như hình 3.7

Hồ chứa Bể xử lý Bể hợp Bể phản


nước rỉ rác sơ bộ khối ứng

Sân phơi Bể lắng


bùn trọng lực

Hồ sinh Hồ sinh Hồ quan Hố ga


học hai học một trắc

Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rò rỉ.


c. Thuyết minh dây chuyền công nghệ
Nước rác từ hệ thống ống, rãnh thu gom nước trong hố chôn lấp được đưa về
hồ chứa.
Nước rỉ rác và nước mưa tạo thành một lượng nước mưa trong hồ chứa rác,
nước này có mùi hôi thối, màu đen và mức độ ô nhiễm cao cho nên cần phải xử lý
lượng nước này trước khi thải ra môi trường.
Nước rác được bơm từ hồ chứa rác vào hồ chứa nước rỉ rác, sau đó được đưa
lên bể xử lý sơ bộ. Ở đây sử dụng phương pháp sinh hóa lý kết hợp. Sử dụng
phương pháp sục khí với 4 máy sục khí nhỏ 2 máy sục khi lớn. Sử dụng các vi sinh
vật (Emunip) ở đây có 2 chế độ chảy tràn bên trong,hệ thống đệm sinh học, phương
pháp cho vi sinh lơ lửng và vi sinh bám dính. Nước rải rác sẽ tiếp tục được đưa qua
bể hợp khối (CNX 2000). Ở đây cũng có đệm vi sinh và hệ thống sục khí với hệ
thống sục khí. Sau đó được đưa qua bể phản ứng sử dung hóa chất PAC
(Polyalumium cloride) với 20g/m3 để keo tụ. Sau quá trình phản ứng nó sẽ tự chảy
qua bể lắng, tại đây xảy ra quá trình lắng trọng lực từ trên xuống và từ dưới lên, sau
đó nước chảy qua hồ quan trắc để tổng quan mùi, màu tiếp theo nước sẽ đến hồ sinh
học và được thải ra môi trường. lượng mùn ở tất cả các bể (bể xử lý sơ bộ, bể phản
ứng, bể lăng trọng lực) sẽ được đưa ra sân phơi bùn.
3.2.3.4. Lượng khí phát sinh và hệ thống thu gom khí rác [2]
a. Tính toán lượng khí sinh ra từ bãi chôn lấp
Tính tống lượng khí sinh ra mỗi năm cho bãi chôn l ấp thời gian hoạt động l9
năm.Khí bắt đầu sinh ra ở cuối năm thứ 1 kể từ khi vận hnh BCL.
Thời gian phân hủy tồn bộ chất hữu cơ phân hủy nhanh 5 năm.
Thời gian phân hủy tồn bộ chất hữu cơ phân hủy chậm 15 năm.[2]
Tổng lượng khí sinh ra từ chất hữu cơ phân hủy nhanh 14m 3/kg khối lượng
khô của CTR.
Tổng lượng khí sinh ra từ chất hữu cơ phân hủy chậm 16m 3/kg khối lượng
khô của CTR.
 Chất hữu cơ phân hủy nhanh
sử dụng mô hình tam giác:
Tốc độ phát sinh khí

h
3/4h
2/4h

1/4h

0 1 2 3 4 5
Thời gian

Áp dụng công thức:

Tổng lượng khí sinh ra (m3/kg) = thời gian phân hủy (năm) x tốc độ sinh

khí cực đại (m3/kg.năm).


2 x Tổng lượng khí sinh ra (m3/kg)
Tốc độ sinh khí cực đại =
Thời gian phân hủy (năm)
Tốc độ phát sinh khí cực đại vào cuối năm thứ 1:

(m3/kg.năm)

Tổng lượng khí phát sinh trong năm thứ 1:


Vn1 = 1/2 x 1 x 5,6 = 2,8 (m3/kg)
Tốc độ phát sinh khí vào cuối năm thứ 2:

h1 (m3/kg.năm)

Tổng lượng khí phát sinh trong năm thứ 2:


Vn2 = [(5.6 + 4,2) x 1]1/2 = 4,9 (m3/kg)
Tương tự tính tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra vào các năm 3,
4, 5 như sau:
Bảng 3.8. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ phân hủy
nhanh trong từng năm

Tốc độ phát sinh khí Tổng lượng khí sinh ra


Cuối năm
(m3/kg.năm) (m3/kg)

1 5,6 2,8

2 4,2 4,9

3 2,8 3,5

4 1,4 2,1

5 0 0,7

Tổng 14

Lượng khí sinh ra đối với toàn bộ chất thải phân hủy nhanh đem đi chôn lấp:
Khối lượng khô chất thải phân hủy nhanh mang đi chôn lấp là:
mPHN = 0,7 x 550880= 385616 (tấn)
Khối lượng chất thải phân hủy nhanh được phân hủy tại bãi chôn lấp là:
mPHN phân hủy = 0,75 x 385616 = 289212 (tấn)
Khối lượng rác trung bình tính cho 1 năm của chất phân hủy nhanh:
289212 / 19 = 15221,68 (tấn)
Vậy tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra trong 15.221,68 tấn rác là:
Tổng lượng khí sinh ra năm thứ nhất:
2,8 x 15221,68 x 103 = 42620704 (m3)
Tốc độ phát sinh khí năm thứ nhất:
5,6 x 15221,68 x 103 =85241432(m3)
Tổng lượng khí sinh ra năm thứ hai:
4,9 x 15221,68 x 103 = 74586253 (m3)
Tốc độ phát sinh khí năm thứ hai:
4,2 x 15221,68 x 103 =63931074 (m3)
Tính toán tương tự ta có bảng kết quả sau:
Bảng 3.9. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHN qua các năm

Tốc độ phát sinh khí Tổng lượng khí sinh ra


Cuối năm
(m3/năm) (m3)
1 42620704 85241432
2 74586253 63931074
3 42620704 53270880
4 21310352 31965528
5 0 10655176
Tổng 234423913
Tốc độ phát sinh khí

 Chất hữu cơ phân hủy chậm


(m3/năm)

Sử dụng mô hình tam giác:

h
4/5h 8/10h
6/10h
2/5h 4/10h
2/10h

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Thời gian
(năm)
Tốc độ phát sinh khí cực đại (vào cuối năm thứ 5)

Tổng lượng khí sinh ra (m3/kg)


Tốc độ phát sinh khí
= 2
cực đại (m3/kg.năm) Tổng thời gian phân hủy (năm)

= (m3/kg.năm)

Tốc độ phát sinh khí vào cuối năm thứ nhất:

x 2,133 = 0,427 (m3/kg.năm)

Tổng lượng khí sinh ra năm thứ nhất:

x 0,427 x 1 = 0,213 (m3/kg)


Tốc độ phát sinh khí vào cuối năm thứ hai:
2/5 x 2,133= 0,853 (m3/kg.năm)
Tổng lượng khí sinh ra năm thứ 2:
( 0,427 + 0,853) x 1/2 x 1= 0,64(m3/kg)
Tương tự tính cho những năm còn lại như sau:
Bảng 3.10. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ
phân hủy chậm trong từng năm

Tốc độ phát Tổng lượng Tốc độ phát Tổng lượng


Cuối Cuối
sinh khí khí sinh ra sinh khí khí sinh ra
năm năm
(m3/kg.năm) (m3/kg) (m3/kg.năm) (m3/kg)

1 0.427 0.213 9 1.280 1.387

2 0.853 0.64 10 1.066 1.173

3 1.280 1.067 11 0.853 0.960

4 1.706 1.493 12 0.640 0.747

5 2.133 1.920 13 0.427 0.534

6 1.920 2.027 14 0.213 0.320

7 1.706 1.813 15 0.000 0.107

8 1.493 1.600

Tổng cộng 16.001

Lượng khí sinh ra đối với toàn bộ chất thải phân hủy chậm đem đi chôn lấp
Khối lượng khô chất thải phân hủy chậm mang đi chôn lấp là:
mPHC = 0,18 x 550880 = 99158,4 (tấn)
Khối lượng chất thải phân hủy chậm được phân hủy tại bãi chôn lấp là:
mPHC phân hủy = 0,5 x 99158,4 = 49579,2 (tấn)
Khối lượng rác trung bình tính cho 1 năm của chất phân hủy nhanh:
49579,2 / 19= 2609,4 (tấn )
Vậy tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra trong 2609,4 tấn rác là:
Tổng lượng khí sinh ra năm thứ nhất:
0.213 x 2609,4 x103 = 555808,9 (m3)
Tốc độ phát sinh khí năm thứ nhất:
0.427 x 2609,4x103 = 1114213,8 (m3)
Tổng lượng khí sinh ra năm thứ hai:
0.640 x 2609,4x103 = 1670016 (m3)
Tốc độ phát sinh khí năm thứ hai:
0.853 x 2609,4x103 = 2225818,2 (m3)
Tính toán tương tự ta có bảng kết quả sau:
Bảng 3.11. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHC qua các năm

Tốc độ Tổng lượng Tốc độ phát


Cuối Cuối Tổng lượng khí
phát sinh khí sinh ra sinh khí
năm năm sinh ra (m3/kg)
(m3/kg.năm) (m3/kg) (m3/kg.năm)

1 555808.9 11144213.8 9 3339520 3619237.8

2 1670016 2225818.2 10 22059804.4 3060826.2

3 3339520 2784229.8 11 2225818.2 2505024

4 4451636.4 3895834.2 12 1670016 1949221.8

5 5565850.2 5010048 13 1114213.8 1416904.2

6 5009472 5289253.8 14 555802.2 835008

7 4451636.4 4730842.2 15 0.0 279205.8

8 3895834.2 4175040

Tổng cộng 52920707.8


Tổng lượng khí sinh ra mỗi năm do sự phân hủy CTR tại bãi chôn lấp được
thể hiện tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tổng lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp trong 15 năm

Lượng khí sinh ra Lượng khí sinh ra Tổng lượng khí do CHC
Năm
do PHN (m3) do PHC (m3) PHN+CHC PHC (m3)
1 85241432 11144213.8 96385645.8
2 63931074 2225818.2 66156892.2
3 53270880 2784229.8 56055109.8
4 31965528 3895834.2 35861362.2
5 10655176 5010048 15665224
6 5289253.8 5289253.8
7 4730842.2 4730842.2
8 4175040 4175040
9 3619237.8 3619237.8
10 2505024 2505024
11 2505024 2505024
12 1949221.8 1949221.8
13 1416904.2 1416904.2
14 835008 835008
15 279205.8 279205.8
Tổng 234423913 52920707.8 297984797.8
Thông qua tính toán và các đồ thị trên ta thấy lượng khí phát sinh qua các
năm là rất lớn nên cần phải có biện pháp thu hồi và xử lý loại khí này để tránh làm ô
nhiễm bầu không khí xung quanh theo tiêu chuẩn TCVN 5938.
b. Hệ thống thu khí
Có hai loại hệ thống thoát khí cơ bản là hệ thống thoát khí bị động (đối với
BCL nhỏ) hoặc hệ thống thu gom khí gas chủ động bằng các giếng khoan thẳng
đứng (đối với các BCL vừa và lớn). Bãi chôn lấp CTR huyện CưMgar là bãi chôn
lấp thuộc loại vừa, ta thiết kế hệ thống thoát khí chủ động.
3.2.3.5. Bố trí mặt bằng
Tổng diện tích của BCL CTRSH huyện CưMgar 32 ha. Việc bố trí các hố
chôn và các công trình trong BCL sẽ phụ thuộc vào địa hình, địa mạo của khu đất
bãi chôn lấp. Bãi chôn lấp gồm các công trình sau:
BCL nằm ở vùng đồng bằng do vậy cần có hệ thống đê (không thấm) bao
quanh BCL nhằm ngăn cách BCL với xung quanh và ngăn nước thấm vào BCL
trong mùa mưa. Đê bao có độ cao 3m, mặt đê rộng 4m có rào và trồng cây, có hệ
thống thu gom nước mưa riêng và đổ ra các kênh thoát nước của khu vực.
a. Hệ thống đường nội bộ [2]
Hệ thống giao thông trong khu vực phải được xây dựng đảm bảo cho các loại
xe hoạt động thuận tiện, dễ dàng: quay xe, tránh nhau…
Trên các đường ra vào bãi chôn lấp phải thiết kế hệ thống biển báo nhằm
cảnh báo phòng ngừa cho người và phương tiện qua lại.
b. Hàng rào và vành đai cây xanh. [5], [6]
- Đối với BCL nhất thiết phải có hàng rào quanh bãi.
- Đối với vành đai cây xanh xung quanh BCL nên lựa chọn loại cây có tán
rộng, ít rụng lá, xanh quanh năm. Chiều cao của cây tối thiểu thường bằng
chiều cao của BCL, trồng từ hàng rào vào bãi khoảng 10m.
- Cây xanh cần được trồng ở những khu đất chưa được sử dụng và đất trống ở
khu vực nhà kho và công trình phụ trợ.
- Cây xanh còn được trồng dọc hai bên đường dẫn từ đường giao thông chính
vào BCL.
c. Hệ thống thoát nước mưa
Xung quanh bãi chôn lấp và các ô chôn lấp được thiết kế các mương thoát
nước mưa, không cho nước mưa chảy tràn vào bãi chôn lấp. Vào mùa mưa lượng
nước chảy tràn lớn sẽ thoát ra mạng lưới thoát. Vào mùa khô, lượng nước này nhỏ
và bẩn sẽ đưa vào hồ chứa nước rác để tiếp tục xử lý.
Bên ngoài khu vực bãi chôn lấp, để ngăn nước từ các sườn dốc chảy vào khu
vực bãi chôn lấp, ta thiết kế đê ngăn nước mặt với kích thước lớn hơn mương thoát
trong khu vực bãi chôn lấp.
d. Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm [2], [4]
Hệ thống giếng quan trắc nước ngầm được thiết kế nhằm quan trắc định kỳ
và giám sát chất lượng nước ngầm khu vực trong giai đoạn vận hành và giai đoạn
cần kiểm soát bãi chôn lấp sau khi đóng bãi.
 Cấu tạo giếng:
- Chiều sâu giếng quan trắc nước ngầm phụ thuộc vào mực nước ngầm tại
khu vực.
- Xung quanh giếng quan trắc nước ngầm được xây bảo vệ và có biển báo:
“Giếng quan trắc nước ngầm”.
Giếng quan trắc nước ngầm sử dụng ống nhựa đường kính 150mm, chiều dài
của ống phải bảo đảm chiều sâu, sâu hơn mặt dưới của tầng thu nước chính ít nhất
1m (phần này không đục lỗ để làm ống lắng). Phần thân giếng qua tầng thu nước
chính có đục lỗ, xung quanh chèn bằng cát vàng. Phần miệng giếng nhô cao hơn
mặt đất 0,5m, có nắp đậy chống nước mưa, nước mặt và các vật khác lọt vào làm
tắc giếng.
 Bố trí các giếng quan trắc:
Giếng được bố trí theo hướng dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu. Số lượng
giếng thiết kế là 4 giếng: 1 giếng ở thượng lưu và 3 giếng hạ lưu so với bãi chôn
lấp.
Các giếng được bố trí cách hàng rào bãi chôn lấp 300m và cách nhau 300m.
e. Các công trình phụ trợ
- Phòng bảo vệ: Xây dựng với diện tích 20m2, kích thước: BxL = 4m x 5m.
- Trạm cân: xây dựng với diện tích 24m2, kích thước:4m x 6m.
- Khu điều hành và nhà nghỉ cho công nhân viên.
- Khu vực chôn lấp (100.000m2).
- Nhà kho chứa vật liệu phủ.
- Khu chứa vật liệu thu hồi tái chế.
- Trạm xử lý nước rò rỉ rác.
- Nhà rửa xe.
- Lán để xe máy.
- Khu vực thu và xử lý khí gas.
- Hệ thống quan trắc môi trường.
3.2.4. Vận hành và quan trắc bãi chôn lấp [2]
3.2.4.1. Vận hành
- Chất thải được chở đến bãi chôn lấp phải được kiểm tra phân loại và tiến hành
chôn lấp ngay, không để quá 24 giờ. Chất thải phải được chôn lấp theo đúng quy
định, đúng ô chôn lấp. Chất thải trước khi được chôn lấp phải được kiểm soát định
lượng chất thải bằng hệ thống cân điện tử.
- Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau bằng các
lớp đất phủ.
+ Chất thải khi chôn lấp phải được san đều và đầm nén kỹ.
+ Phải tiến hành phủ lớp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm nén
chặt (theo các lớp) có độ cao 0,6m. bề dày lớp đất phủ đạt 20cm
+ Đất phủ phải có thành phần hạt sét >30% đủ ẩm để đầm nén. Lớp đất phủ phải
được trải đều khắp và kín lớp chất thải và sau khi được đầm nén kỹ có độ dày 20cm
- Thi công hố rác:
Thực hiện thi công từ hố chôn rác đầu tiên (hố 1) ở vị trí đã được thiết kế theo mặt
bằng bố trí. Hố chôn sẽ được đào sâu 3m, đất đào lên từ hố chôn sẽ được dùng để
làm lớp phủ và làm đường lên xuống hố chôn.
+ Khi rác được đổ vào hố 1 thì tiến hành thi công hố 2, đất đào lên từ hố 2 cũng
sẽ được dùng để làm lớp phủ ở hố 1. Cứ như vậy các hố chôn trình tự được thực
hiện.
+ Rác thải đổ xuống hố chôn theo phương pháp đổ lấn dần.
- Các ô chôn lấp phải được phun thuốc diệt côn trùng. Số lần phun sẽ căn cứ vào
mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp nhằm hạn chế sự
phát triển tối đa của các loại côn trùng.
- Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sau khi đổ chất thải vào bãi chôn lấp
cần phải được rửa sạch trước khi ra khỏi phạm vi BCL.
- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải thường xuyên hoạt động và được
kiểm tra, duy tu, sửa chữa và thau rửa định kỳ đảm bảo công suất thiết kế.
- Cho phép sử dụng tuần hoàn nước rác nguyên chất từ hệ thống thu gom của
BCL hoặc bùn sệt phát sinh ra từ hệ thống xử lý nước rác trở lại tưới lên BCL để
tăng cường quá trình phân huỷ chất thải trong điều kiện sau:
+ Chiều dày lớp rác đang chôn lấp phải lớn hơn 4m.
+ Phải áp dụng kỹ thuật tưới đều trên mặt.
+ Không áp dụng cho những vùng của ô chôn lấp khi đã tiến hành phủ lớp cuối
cùng.
- Mỗi thành viên phải nắm được những nét tổng quát về cơ cấu chung, cơ cấu tổ
chức, phương thức quản lý trong bãi chôn lấp, các hướng dẫn về phòng ngừa và ứng
cứu sự cố, an toàn lao động, đồng thời phải có những nhận xét, góp ý bổ sung, sửa
đổi các quy định, hướng dẫn nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn cho môi trường, sức
khoẻ cộng đồng.
3.2.4.2. Quan trắc môi trường
Việc quan trắc chất lượng môi trường là vô cùng quan trọng đối với một
BCL. Bất kỳ một BCL nào dù lớn hay nhỏ, ở đồng bằng hay miền núi đều phải
quan trắc môi trường nhằm theo dõi những biến động môi trường, đảm bảo không
có sự lan truyền nào có thể tác động lên sức khỏe của cộng đồng và môi trường
xung quanh. Nội dung quan trắc bao gồm:
- Quan trắc các biến đổi vật lý.
- Quan trắc nước rò rỉ.
- Quan trắc nước ngầm.
- Quan trắc khí bãi rác.
- Giám sát hoạt động chung.
3.2.4.3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường
Việc kiểm tra các hạng mục về mặt môi trường nhằm đảm bảo việc thi công,
thực hiện các hạng mục xây dựng bãi chôn lấp chất thải đảm bảo đúng thiết kế và
đánh giá tác động môi trường bên ngoài.
Cần tiến hành công tác kiểm tra về mặt môi trường thường xuyên trong xây
dựng, vận hành, đóng bãi và sau khi đóng bãi. Trong số các hạng mục phải kiểm tra
chất lượng về mặt môi trường cần đặc biệt chú ý kiểm tra hệ thống chống thấm, hệ
thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu khí cũng như toàn bộ hệ thống quan
trắc môi trường.
Công tác kiểm tra phải được tiến hành ở cả hiện trường và trong phòng thí
nghiệm, đúng hạng mục và phù hợp với thời điểm cần thiết nhằm đảm bảo sao cho
những vật liệu và thiết bị xử dụng trong khu vực hoạt động của bãi chôn lấp chất
thải đáp ứng đúng tiêu chuẩn về môi trường.
3.2.5. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp
- Bãi chôn lấp sau khi đóng cửa có thể tái sử dụng mặt bằng như: giữ nguyên
trạng thái BCL, làm công viên, khu vui chơi giải trí, sân thể thao, bãi đậu xe, trồng
cây xanh…
- Muốn tái sử dụng BCL phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi
trường có liên quan, nếu đảm bảo mới tiến hành tái sử dụng.
- Trong suốt thời gian chờ sử dụng lại diện tích BCL, việc xử lý nước rác,khí
gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường.
- Sau khi đóng BCL vẫn phải tiến hành theo dõi sự biến động của môi trường
tại các trạm quan trắc.
- Sau khi đóng BCL phải tiến hành thành lập lại bản đồ địa hình của khu vực
BCL.
- Sau khi đóng BCL phải có báo cáo đầy đủ về quy trình hoạt động của BCL,
đề xuất các biện pháp tích cực kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo.
- Khi tái sử dụng phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas.
Khi áp suất của các lỗ khoan khí không còn chênh lệch với áp suất khí quyển và
nồng độ khí gas không lớn hơn 5% mới được phép san ủi.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:
Hiện nay tình hình thu gom, quản lý và xử lý CTR tại huyện CưMgar còn rất
lỏng lẻo chưa có một quy hoạch cụ thể và chi tiết. Tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn
chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 60%. Phương pháp xử lý được sử dụng ở bãi rác hiện
nay là phương pháp đổ đống hở đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trên địa bàn huyện do Công
ty Môi Trường Đô Thị chuyên trách. Tuy nhiên việc quản lý CTRSH trên địa bàn
còn chưa được chặt chẽ. Công việc thu gom CTR được phó thác cho tư nhân, nên
việc xử lý CTR khi đưa ra bãi rác chưa đúng quy cách và kỹ thuật, đã gây ô nhiễm
môi trường và mất vẻ mỹ quan của huyện.
Căn cứ theo kết quả tính toán thì vào thời điểm năm 2011 toàn huyện sẽ sinh
ra 31552 tấn/năm rác thải sinh hoạt. Tới năm 2030 thì lượng rác sinh hoạt sinh ra sẽ
là 64170 tấn/năm. Nếu tính tổng cộng từ nay đến năm 2030 thì lượng CTRSH dự
báo sẽ là 433520 tấn rác. Với lượng rác khổng lồ như vậy, nếu không có biện pháp
xử lý và quy hoạch cụ thể thì lượng rác này sẽ gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm
trọng cho huyện.
Phương pháp xử lý CTR được lựa chọn là phương pháp chôn lấp hợp vệ
sinh. Phương pháp này phù hợp với tính chất rác của địa phương cũng như điều
kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, kỹ thuật tại khu vực. Nếu được áp dụng nó sẽ có
những hiệu quả đáng kể trong việc bảo vệ môi trường cho huyện cũng như giải
quyết được tình trạng rác tồn đọng và xử lý theo phương pháp thô sơ gây ô nhiễm
môi trường như hiện nay.
Diện tích bãi chôn lấp đã được tính toán hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu
cầu về xử lý CTRSH ở huyện CưMgar trong giai đoạn 2011-2030
Việc xúc tiến xây dựng một BCL CTRSH hợp vệ sinh trên địa bàn huyện
CưMgar là hết sức cấp bách.
KIẾN NGHỊ:

Để phát triển bền vững – bảo vệ môi trường đề nghị huyện CưMgar cần có
chính sách quan tâm tới vấn đề quản lý và xử lý CTR.
Nhà nước cần hộ trợ vốn để huyện CưMgar có thể nhanh chóng triển khai dự án.
Cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào việc thu gom, vận chuyển rác.
Khi xây dựng BCL CTRSH nhất thiết phải áp dụng các kỹ thuật chôn lấp
hợp vệ sinh, với đầy đủ các thiết bị không chế ô nhiễm do nước rò rỉ, các thiết bị
thông thoáng khí và hệ thống phòng chống cháy nổ, đồng thời phải thực hiện
nghiêm túc chương trình giám sát ô nhiễm và phòng chống sự cố ô nhiễm môi
trường cho bãi chôn lấp.
Đề nghị mở các lớp tập huấn rộng rãi, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi
trường, các phương thức thu gom và phân loại CTR tại nguồn, giúp cho dễ dàng cho
việc xử lý về sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty Môi trường đô thị huyện CưMgar tỉnh ĐakLak


2. PGS.TS Nguyễn Văn Phước (2008), Giáo trình quản lý và xử lý chất thải
rắn, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
3. Phạm Tài Minh (2009), Giáo trình quản lý chất thải rắn.
4. Phòng Tài nguyên huyện CưMgar, báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát
triển kinh t ế - x ã hội đến năm 2020 huyện CưMgar - t ỉnh ĐakLak
5. Tiêu chuẩn xây dựng 261: 2001, Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn
thiết kế, Nxb Xây dựng, Hà Nội,
6. Tiêu chuẩn xây dựng 6696:2000, Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh –
Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường
7. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Quản lý chất thải rắn, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
8. TS. Trần Trung Việt và TS. Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý chất thải rắn
sinh hoạt, Công ty Tầm nhìn xanh.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy Lê Tuấn Anh, người đã chỉ bảo, hướng dẫn, giúp
đỡ em hết sức tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo trong khoa
Công nghệ Sinh học – Môi trường tại trường Cao đẳng Đức Trí
đã cho em những cơ sở nền tảng để em hoàn thành tốt đề tài này.
Rất cảm ơn các anh chị cán bộ nhân viên phòng Tài
nguyên – Môi trường huyện CưMgar-Đaklak đã tận tình chỉ bảo
và cung cấp cho em những tư liệu cần thiết để hoàn thành tốt đề
tài này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên em rất nhiều
trong thời gian qua.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2011


Sinh viên thực hiện

Đậu Văn Tiến


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCL Bãi chôn lấp


BCLHVS Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
CTR Chất thải rắn
CTRCN Chất thải rắn công nghiệp
CTR PHN Chất thải rắn phân hủy nhanh
CTR PHC Chất thải rắn phan hủy chậm
CTRTM - DV Chất thải rắn thương mại – dịch vụ
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
CTRYT Chất thải rắn y tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN
PHÁP XỬ LÝ.............................................................................................................2
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt................................................................2
1.1.1. Chất thải rắn....................................................................................................2
1.1.2. Chất thải rắn sinh hoạt....................................................................................2
1.1.3. Phân biệt giữa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp...........2
1.1.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt..................................................................................2
1.1.3.2 Chất thải rắn công nghiệp.............................................................................3
1.1.4. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.................................................3
1.1.5. Phân loại chất thải rắn....................................................................................4
1.1.6 Thành phần CTR..............................................................................................6
1.1.6.1 Thành phần vật lý..........................................................................................6
1.1.6.2 Thành phần hoá học......................................................................................7
1.2. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn...........................................................8
1.2.1. Thu gom và vận chuyển..................................................................................8
1.2.1.1. Thu gom........................................................................................................8
1.2.1.2. Trung chuyển................................................................................................8
1.2.1.3. Vận chuyển....................................................................................................9
1.2.2. Phân loại..........................................................................................................9
1.2.3. Các phương pháp xử lý chất thải rắn...........................................................10
1.2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học...........................................................................10
1.2.3.2 Phương pháp hóa học..................................................................................11
1.2.3.3. Phương pháp xử lý sinh học......................................................................12
1.2.3.4 Phương pháp tái chế..................................................................................14
1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam.........14
1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới...........................14
1.3.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam.............................15
1.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường................................................16
1.4.1 Ảnh hưởng đến môi trường nước.................................................................16
1.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường đất ....................................................................17
1.4.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí.........................................................18
1.4.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người.....................................19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường từ sự hình thành bãi chôn lấp.........19
1.5.1. Tác động tới môi trường nước.......................................................................20
1.5.1.1. Tác động tới nguồn nước mặt....................................................................20
1.5.1.2. Tác động tới nguồn nước ngầm.................................................................21
1.5.2. Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn.........................................22
1.5.2.1. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn..............................................................................22
1.5.2.2. Ô nhiễm không khí.....................................................................................22
1.5.3. Tác động đến môi trường đất........................................................................22
1.5.4. Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh học và các hệ sinh thái............23
1.5.5. Tác động tới môi trường kinh tế – xã hội.....................................................23
1.5.5.1. Tác động do việc giải toả di dời dân...........................................................23
1.5.5.2.Tác động đến cảnh quan môi trường..........................................................24
1.5.6. Tác động liên quan đến chất lượng cuộc sống con người...........................24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................26
2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa.........................................................................26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm......................................26
2.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN...................................27
3.1. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện
CưMgar....................................................................................................................27
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện CưMgar tỉnh ĐakLak.............27
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................27
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện CưMgar ................................................29
3.1.2. Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar.....................32
3.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại huyện CưMgar.............................32
3.1.2.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt huyện CưMgar......33
3.1.3. Dự báo dân số và khối lượng chất thải rắn của huyện CưMgar đến năm
2030...........................................................................................................................36
3.2. Tính toán và thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện
CưMgar giai đoạn từ 2011 đến 2030......................................................................40
3.2.1. Lựa chọn địa điểm.........................................................................................40
3.2.1.1. Nguyên tắc chung khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh]......40
3.2.1.2. Địa điểm xây dựng .....................................................................................40
3.2.1.3. Quy mô bãi chôn lấp ..................................................................................41
3.2.2. Thiết kế bãi chôn lấp......................................................................................41
3.2.2.1. Tính toán diện tích đất cần thiết để chôn lấp............................................41
3.2.2.2. Tính toán diên tích ô chôn lấp....................................................................43
3.2.3. Thiết kế các công trình trong bãi chôn lấp...................................................44
3.2.3.1. Hệ thống thu gom nước rác........................................................................44
3.2.3.2. Tính toán lưu lượng nước bãi chôn lấp.....................................................47
3.2.3.3. Hệ thống xử lý nước rò rỉ từ bãi chôn lấp................................................48
3.2.3.4. Lượng khí phát sinh và hệ thống thu gom khí rác]...................................51
3.2.3.5. Bố trí mặt bằng............................................................................................56
3.2.4. Vận hành và quan trác bãi chôn lấp…………………………………………58
3.2.4.1. Vận hành…………………………………………………………………..58
3.2.4.2. Quan trắc môi trường.................................................................................59
3.2.4.3. Kiểm tra chất lượng các hạng mục về mặt môi trường.............................60
3.2.5. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp................................................................60
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ......................................................................................62
KẾT LUẬN:..............................................................................................................62
KIẾN NGHỊ:............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................64
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại theo công nghệ quản lý- xử lý....................................................4
Bảng 1.2. Tình hình phát sinh chất thải rắn..............................................................15
Bảng 3.1 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế qua các gia đoạn...........................................29
Bảng 3.2 :Biến động diện tích rừng..........................................................................30
Bảng 3.3. Thống kê các nguồn phát sinh của huyện...............................................33
Bảng 3.4 Sơ đồ quản lý chất thải rắn ở huyện CưMgar............................................35
Bảng 3.5.Kết quả tính dân số qua các năm được liệt kê như sau:.............................37
Bảng 3.6. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê như sau:....39
Bảng 3.7. Các thông số lựa chọn để xây dựng tại BCL CTR huyện CưMgar..........42
Bảng 3.8. Kết cấu chống thấm mặt vách hố..............................................................42
Bảng 3.9. Diện tích các ô chôn lấp...........................................................................44
Bảng 3.10. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ
phân hủy nhanh trong từng năm...............................................................................52
Bảng 3.11. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHN qua các năm 53
Bảng 3.12. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1 kg chất hữu cơ
phân hủy chậm trong từng năm.................................................................................54
Bảng 3.13. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHC qua các năm.55
Bảng 3.14. Tổng lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp trong 15 năm............................56
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1. Các bãi rác sinh hoạt lưu động của người dân........................................ 34
Hình 3.2. Quy trình thu gom rác của huyện............................................................ 35
Hình 3.3. Rác chưa được phân loại......................................................................... 36
Hình 3.4. lượng rác sau khi đưa đến bãi chôn lấp tạm thời.....................................36
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí hố ga và ống thu gom nước rác........................................... 47
Hình 3.6. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác.......................................................... 47
Hình 3.4. Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rò rỉ............................................. 51

You might also like