You are on page 1of 3

Đánh giá về phát triển các khu vực kinh tế và năng lực cạnh tranh của vùng

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố là một
trong 6 vùng kinh tế, được xác định là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả
nước. Các kết quả đạt được về phát triển kinh tế từ năm 2005 – 2021 của vùng tuy có
những đóng góp không nhỏ vào bức tranh tăng trưởng kinh tế chung của cả nước
nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có. Năm 2018, GRDP bình quân đầu người
của vùng đạt 48,01 triệu đồng/người/năm, đứng thứ 3, sau vùng Đông Nam Bộ
(128,40 triệu), vùng đồng bằng sông Hồng (89,90 triệu). Trong đó, Đà Nẵng là thành
phố trực thuộc trung ương xếp hạng cao nhất về GRDP bình quân đầu người khu vực
(87,9 triệu), xếp hạng 10 cả nước. Về cơ bản, tuy đứng thứ ba nhưng vùng vẫn thuộc
nhóm có mức sống tương đối nghèo, kinh tế khó khăn, thu nhập bình quân đầu người
của vùng chỉ bằng 83% thu nhập bình quân đầu người của cả nước. Mức độ phát triển
kinh tế trong vùng không đồng đều, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh/thành phố lớn như
Đà Nẵng , Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Về phát triển khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, với thế mạnh vượt trội về
phát triển kinh tế biển, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản đạt được nhiều thành tựu đáng
kể. Năm 2005, sản lượng thủy sản khai thác của vùng đạt 871.597 tấn, chiếm 25,1%
sản lượng khai thác cả nước, sản lượng khai thác thủy sản cao đứng thứ 2 chỉ sau vùng
đồng bằng sông Cửu Long; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 114.981 tấn, chiếm 7,8%
sản lượng nuôi trồng cả nước, đứng thứ hai, sau vùng đồng bằng sông Hồng. Sản
lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng đều qua các năm, đến năm 2020 sản lượng
khai thác đã đạt 1.913.473 tấn, tăng 119,6%, mức tăng trưởng bình quân 8,54%/năm;
sản lượng nuôi trồng đạt 272.996 tấn, tăng 137,4%, mức tăng trưởng bình quân
9,8%/năm. Hiện nay, việc nuôi thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, làm thay đổi cơ cấu
kinh tế nông thôn ven biển. Ngoài ra, trong lĩnh vực lâm nghiệp, trồng rừng, khai thác
gỗ cũng là một thế mạnh của vùng. Xét theo khía cạnh trồng rừng mới và sản lượng gỗ
khai thác, ghi nhận những kết quả vượt trội. Năm 2005, sản lượng gỗ khai thác của
vùng đạt 833,2 nghìn m3 đến năm 2020 đạt 10.255m3; diện tích trồng rừng mới năm
2005 đạt 73,8 nghìn hecta đến năm 2020 đạt 142,3 nghìn hecta, chiếm 52% diện tích
trồng rừng mới, dẫn đầu trong cả nước.
 Về công nghiệp và xây dựng, giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm
tuy nhiên còn ở mức thấp, với hai ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là khai
khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, các ngành công nghiệp như chế biến gỗ,
cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm phát triển ở quy mô vừa và nhỏ tại hầu
hết các địa phương nhưng tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sang hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp còn chậm, công nghiệp
gia công, lắp ráp còn chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của vùng;
công nghiệp phụ trợ, chế biến nông – lâm – thủy sản chậm phát triển.
Khu vực thương mại dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm, đạt mức cao. Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2005 đạt 76.728 tỷ đồng, đến
năm 2020 đạt 788.925 tỷ, chiếm 15,8% của cả nước, thuộc nhóm khu vực có doanh
thu về dịch vụ cao trong cả nước. Tuy nhiên, vùng cần phát triển, khai thác các tiềm
năng du lịch biển, du lịch sinh thái vốn là thế mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh
thu hút khách du lịch. So với hai vùng đứng đầu về phát triển du lịch, đồng bằng Nam
Bộ và đồng bằng sông Hồng, doanh thu từ du lịch lữ hành còn ở mức rất thấp: 1.242
tỷ năm 2020 so với 8.293 tỷ và 6.027 tỷ. Dịch vụ giao thông vận tải chưa phát huy
xứng tầm với vai trò nằm trên con đường giao thông trung chuyển từ Bắc xuống Nam,
kết nối hành lang kinh tế Đông-Tây, chưa phát huy hết các lợi thế về cảng biển và dịch
vụ cảng biển.
Kinh tế toàn vùng đạt mức tăng trưởng khá cao (vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra), cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực (giảm dần tỉ trọng nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ). Các ngành,
lĩnh vực đều có bước phát triển; đã có một số sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng với hàm lượng công nghệ
cao. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18%/năm; thu ngân sách tăng cao (tăng 20,5%/năm). Thu hút đầu tư
trong nước và nước ngoài đạt kết quả khá, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ngày càng tăng. Kết cấu
hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông trong vùng được đầu tư mở rộng theo hướng hiện đại. Nhiều công trình,
dự án trọng điểm ghi trong Nghị quyết đã và đang được triển khai thực hiện. Kinh tế biển, đảo đã được chú trọng,
góp phần tích cực bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển của Tổ quốc.

 Kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa bền vững, chất lượng và năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế. Chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa cao; quản lý, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên hiệu quả thấp; kinh tế biển, đảo phát triển chậm; chất lượng dịch vụ còn thấp. Công tác quy hoạch và
quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
nhanh, bền vững. Không gian kinh tế vùng chưa được hình thành rõ nét, chưa phát huy được liên kết để phát
triển

 trở thành vùng phát triển năng động, một đầu cầu quan trọng của cả nước trong giao lưu hợp tác quốc tế;
giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế biển gắn với
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.

Phấn đấu giai đoạn 2011-2020 tạo việc làm cho khoảng 400.000 lao động/năm; giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 2-
3%/năm (theo chuẩn mới); nâng cao sức khỏe người dân, tăng tuổi thọ bình quân lên 75 tuổi, giảm tỉ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng xuống còn 10% vào năm 2020; nâng độ che phủ của rừng từ 47,8% năm 2010 lên khoảng 58%
vào năm 2020.

You might also like