You are on page 1of 32

THỰC TẬP CÁN BỘ KỸ THUẬT

CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG LẠNH

GVC. NGUYỄN VĂN HÙNG


BỘ MÔN VI KHÍ HẬU – KHOA KT MÔI TRƯỜNG
NGÀNH: HỆ THỐNG KỸ THUẬT TRONG CÔNG TRÌNH M&E
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình “Kỹ thuật lạnh cơ sở và Kỹ thuật lạnh ứng


dụng”, PGS.TS. Nguyễn Đức Lợi và PGS.TS. Phạm Văn Tuỳ

2. TCVN 6104-1:2015 “Tiêu chuẩn Việt Nam về hệ thống lạnh


và bơm nhiệt”

3. QCVN 02-09:2009/BNNPTNT ”Quy chuẩn Việt Nam vet Kho


lạnh thuỷ sản, điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm”
Nội dung chuyên đề

1. Tài liệu tham khảo

2. Phân tích, lựa chọn các phương pháp làm lạnh nhân
tạo, các loại môi chất lạnh và chất tải lạnh

3. Phân tích, lựa chọn các loại vật liệu cách nhiệt và cách
ẩm cho kho lạnh

4. Phân tích, lựa chọn các chu trình lạnh cơ bản

5. Các lưu ý khi lắp đặt, thử nghiệm và vận hành hệ thống
lạnh
1.1. Lịch sử phát triển của kỹ thuật lạnh
• Cách đây 2000 - 2500 năm, người Ai Cập, TQ đã biết làm mát
• Năm 1761-1764, giáo sư J.Black đã tìm ra nhiệt ẩn hóa hơi và nhiệt
ẩn nóng chảy. Hóa lỏng được các khí SO2, CO2, NH3, O2, Nito,…
• Năm 1834, J.Peckin người Anh phát minh máy lạnh nén hơi
• Từ năm 1899 đến 1922, Máy lạnh hấp thụ khuếch tán được phát
minh bởi Keppet (Đức)
• Năm 1910, Laiblank đã chế tạo thành công máy lạnh ejecto hơi
nước đầu tiên
• Năm 1930, sản xuất và sứng dụng các freon ở Mỹ.
• Hiện nay KTL được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
1.2. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo
1.2.1. Làm lạnh dựa vào sự biến đổi trạng thái của vật chất
- Trạng thái của vật chất: 1. Bay hơi
2. Ngưng tụ
3. Đông đặc
4. Tan chảy
5. Thăng hoa
6. Lắng đọng

1. Nóng chảy
2. Bay hơi
3. Thăng hoa
4. Sôi + Bốc hơi => Ứng
dụng nhiều nhất
1.2. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo
1.2.2. Làm lạnh dựa vào quá trình dãn nở sinh ngoại công
- Khái niệm:
Là qt dãn nở thuận nghịch đẳng
entropy của của các chất từ AS cao
xuống AS thấp.
- Ưu điểm, nhược điểm:
+ Vừa hạ nhiệt độ (áp suất)
vừa sinh ngoại công
+ Kích thước lớn
- Ứng dụng:
+ Công nghệ cryo để sản xuất
Nito, oxi lỏng,
+ Hóa lỏng không khí, tách khí
Hiệu ứng dãn nở đẳng entropy và hóa lỏng khí đốt
1.2. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo
1.2.3. Làm lạnh dựa vào hiệu ứng tiết lưu
- Quá trình tiết lưu:
Là qt giảm AS do ma sát mà không sinh ngoại công khi cho môi chất chuyển động
qua những nơi có trở lực cục bộ lớn.

Phương trình nhiệt động thứ nhất:


- Diễn biến:
Q12+ A12 = h2 – h1 + (v22-v12)/2

+ Q12= 0, không có nhiệt cấp vào


+ A12= 0, không sinh ngoại công
+ (v22-v12)/2 ≈ 0
Như vậy: h1 = h2= const (đẳng entanpy)
1.2. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo
1.2.4. Làm lạnh dựa vào hiệu ứng peltier
- Khái niệm:
Khi cho một dòng điện một chiều đi qua vòng dây dẫn kín gốm 2 kim loại khác
nhau thì một đầu nối sẽ nóng lên và đầu kia sẽ lạnh đi.

- Cấu tạo:
- Ưu, nhược điểm:
+ Thiết bị nhỏ gọn, có thể đem theo người
+ Không gây tiếng ồn, vì không có chi tiết chuyển
động
+ Chỉ cần ắc quy 1 chiều
+ Công suất bé
+ Không có khả năng trữ lạnh
+ Giá đắt

- Ứng dụng: Sử dụng trong phòng TN, sử dụng mang theo khi du lịch,…
1.3. Một số loại máy nén lạnh
1.3.1. Máy lạnh nén hơi
- Khái niệm:
Là loại máy lạnh có máy nén cơ để hút hơi MC có áp suất thấp và nhiệt độ thấp ở
TBBH và nén lên áp suất cao và nhiệt độ cao đẩy vào TBNT.
- Cấu tạo: - Hoạt động:
+ 1-2
+ 2-3
+ 3-4
+ 4-1

- Phương pháp làm lạnh: Bay hơi chất lỏng, tiết lưu
- Ứng dụng: Ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành
1.3. Một số loại máy nén lạnh
1.3.2. Máy lạnh nén khí (Xem thêm trong giáo trình)
- Khái niệm:
Là loại máy lạnh có máy nén cơ nhưng môi chất lạnh không thay đổi trạng thái
trong chu trình, luôn ở thể khí.
- Cấu tạo: - Hoạt động:
+ 1-2
+ 2-3
+ 3-4
+ 4-1

- Phương pháp làm lạnh: Bay hơi chất lỏng

- Ứng dụng: Ứng dụng trong ĐHKK, kỹ thuât cryo để hoá lỏng khí
2. Môi chất lạnh
MCL: hay ga lạnh, tác nhân lạnh, là chất môi giới sử dụng trong chu trình
nhiệt động ngược chiều để thu nhiệt của mt có nhiệt độ thấp, thải ra MT có
nhiệt độ cao.
2.1. Những yêu cầu cơ bản đối với MCL
a. Tính chất hóa học
b. Tính chất vật lý
c. Tính chất sinh học
d. Tính kinh tế

2.2. Ký hiệu và phân loại


a. Freon: CFC; HCFC; HFC
b. Môi chất vô cơ: CO2, NH3, H20
c. Môi chất đồng sôi
d. Môi chất không đồng sôi
2. Môi chất lạnh
Tính độc hại
ODP GWP
Ký hiệu và Công thức hóa học TLV-TWA Thay thế cho
(R11=1) (CO2=1)
ppm
Môi chất lạnh CFC cấm sử dụng từ 1/1/1996 – Các nước đang phát triển thì cấm từ 1/1/2020)
R11 (CFCl3) 1000 1.0 4600
R12 (CF2Cl2) 1000 1.0 10600
R502 (R22/R115: 44.8/51.2%) 1000 0.221 6200
Môi chất lạnh quá độ HCFC cấm từ 1/1/2040
R22 (CHF2Cl) 1000 0.034 1900
R123 (C2HF3Cl2) 50 0.012 120 R11
Môi chất lạnh được sử dụng HFC
R134a (CH2F-CF3) 1000 0 1600 R12; R22
R404a (R125/R143/R134a: 44/52/4) 1000 0 4540 R502
R407c (R32/R125/R134a: 23/25/52) 1000 0 1980 R22
R410a (R32/R125: 50/50) 1000 0 2340 R22
R507a (R125/R134a: 50/50) - 0 4600 R502
Môi chất lạnh vô cơ
R744 (CO2) 5000 0 1 R12/R134a
R717 (NH3) 25 0 <1 R22
R718 (H20) 0 <1
2. Môi chất lạnh
2.3. Đồ thị nhiệt động của MCL
- Đồ thị T-s và đồ thị h-lgP:
• Thông số: T, s, h, lgP, v

• x = 0: Đường bão hòa lỏng


• x= 1: Đường bão hòa khô
3. Chất tải lạnh
3.1. Chất tải lạnh
• Chất tải lạnh là môi chất trung gian, nhận nhiệt của đối tượng cần làm lạnh
chuyển tới thiết bị bay hơi. Hệ thống dùng chất tải lạnh gọi là hệ thống làm
lạnh gián tiếp.

3.2. Những yêu cầu cơ bản đối với chất tải lạnh
a. Tính chất hóa học
b. Tính chất lý học
c. Tính chất sinh lý
d. Tính kinh kinh tế

3.3. Một số chất tải lạnh thường dùng


• Đối với nhiệt độ trên 0oC, nước là chất tải lạnh lí tưởng, nó đáp ứng hầu hết
các yêu cầu.
• Khi cần nhiệt độ thấp hơn, người ra sử dụng những dung dịch muối như NaCl,
CaCl2 hoặc các dung dịch nước với các chất hữu cơ như metanol, etanol.
4. Các chu trình cơ bản của máy lạnh nén hơi
4.1. Chu trình bão hoà khô

Sơ đồ thiết bị chu trình khô Chu trình khô biểu diễn trên đồ thì h- lgP

• Thiết bị chính của hệ thống: máy nén, thiết bị ngưng tụ, van tiết lưu và thiết
bị bay hơi.
• Đặc điểm: Chu trình khô có hai đặc điểm chính là điểm 1 luôn nằm trên
đường hơi bão hòa và van tiết lưu có kích thước rất nhỏ gọn.
4. Các chu trình cơ bản của máy lạnh nén hơi
4.2. Chu trình quá lạnh, quá nhiệt

Sơ đồ thiết bị chu trình Chu trình biểu diễn trên đồ thì h- lgP
Chu trình có quá lạnh: là chu trình có nhiệt độ của MCL trước khi đi vào van tiết
lưu thấp hơn nhiệt độ ngưng tụ.
Chu trình có quá nhiệt: là chu trình có nhiệt độ hơi hút về máy nén cao hơn nhiệt
độ bốc hơi (nằm trong vùng hơi quá nhiệt).
4. Các chu trình cơ bản của máy lạnh nén hơi
4.3. Chu trình hồi nhiệt

Sơ đồ thiết bị chu trình Chu trình biểu diễn trên đồ thì h- lgP
Đặc điểm: Cân bằng nhiệt ở thiết bị hồi nhiệt: Δh33’ = Δh11’ tương đương: h3 - h3’
= h1’ - h1
Ưu điểm: Chế độ quá nhiệt và quá lạnh ổn định. Tiết kiệm năng lượng nhờ sự
trao đổi nhiệt của 2 môi chất ở TBHN
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.1. Lưu ý khi lắp đặt đường ống dẫn môi chất lạnh
- Khi lắp đặt ống, tránh uốn ống tạo thành túi khí trong ống dịch, túi lỏng trong
ống gas.
- Liên kết ống nhánh và ống chính nên liên kết ở đáy hoặc cạnh ống.

- Vị trí ống xuyên tường, sàn phải có ống lồng. Khe hở giữa ống lồng và đường ống
phải được điền đầy bằng vật liệu cách nhiệt, chống cháy.
- Không nên để mồi hàn trong ống lồng.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.2. Áp suất thử
Theo qui định, áp suất thử các thiết bị áp lực như sau: áp suất thử kín bằng áp suất
làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc. Trên cơ sở đó có thể tiến
hành thử áp suất các thiết bị theo các số liệu nêu ở các bảng:

Để thử các hệ thống lạnh thường người ta sử dụng: Khí nén, khí N2 hoặc
Ar.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
Thử bền hệ thống được tiến hành như sau :
• Chuẩn bị thử : Cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van (trừ van xả), nối
bình khí (hoặc N2) qua van giảm áp.
• Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía cao áp và hạ áp
• Duy trì áp suất thử trong vòng 5 phút rồi giảm dần tới áp suất thử kín

Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo
rồi nên có thể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường
ống, mối hàn.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
Thử kín hệ thống được tiến hành như sau:
• Nâng áp suất lên áp suất thử kín.
• Duy trì áp lực thử trong vòng 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất thử giảm không
quá 10% và sau đó không giảm.
• Tiến hành thử bằng nước xà phòng. Khả năng rò rỉ trên đường ống rất ít xảy ra
vì thế nên kiểm tra ở các mối hàn, mặt bích, nối van trước. Nếu đã thử hết mà
không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì có thể k.tra trên đường ống.
Khi không phát hiện được chổ rò rỉ cần khoanh vùng để kiểm tra.
Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý. Tuyệt đối
không được xử lý khi áp lực vẫn còn.
Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành
bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
Hút chân không
• 75mmHg (tức độ chân không khoảng –700mmHg) trong 24 giờ, trong 6 giờ đầu
áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó không tăng.
• Việc hút chân không được tiến hành nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không khí
và hơi ẩm có trong hệ thống đường ống và thiết bị.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
Nạp môi chất lạnh cho hệ thống
Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi chất cần thiết nạp vào hệ thống.
Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
của hệ thống.
• Nếu nạp môi chất quá ít: Môi chất không đủ cho hoạt động bình thường của hệ
thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất, năng suất lạnh hệ thống giảm, chế
độ làm lạnh không đạt (thời gian kéo dài, nhiệt độ không đạt..). Mặt khác, nếu
thiếu môi chất lưu lượng tiết lưu giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt
độ đầu đẩy tăng lên.
• Nếu nạp môi chất quá nhiều: bình chứa không chứa hết dẫn đến một lượng
lỏng sẽ nằm ở thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích trao đổi nhiệt, áp suất
ngưng tụ tăng, máy có thể bị quá tải.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
Nạp môi chất cho hệ thống lạnh
Có 02 phương pháp nạp môi chất : Nạp theo đường hút và nạp theo đường cấp
dịch.

Nạp môi chất theo đường hút


Nạp môi chất theo đường hút thường áp dụng cho hệ thống máy lạnh nhỏ.

Phương pháp này có đặc điểm:


• Nạp ở trạng thái hơi, số lượng nạp ít, thời gian nạp lâu.
• Chỉ áp dụng cho máy công suất nhỏ.
• Việc nạp môi chất thực hiện khi hệ thống đang hoạt động.

Các thao tác:


• Nối bình môi chất vào đầu hút máy nén qua bộ đồng hồ áp suất
• Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối
• Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút vào hệ thống.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm

Sơ đồ nạp môi chất dạng hơi theo đường hút


5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
Lưu ý khi nạp
Khi nạp môi chất chú ý không được để cho lỏng bị hút về máy nén gây ra hiện
tượng ngập lỏng rất nguy hiểm. Vì thế đầu hút chỉ được nối vào phía trên của
bình, tức là chỉ hút hơi về máy nén, không được dốc ngược hoặc nghiêng bình
trong khi nạp và tốt nhất bình môi chất nên đặt thấp hơn máy nén.

Trong quá trình nạp có thể theo dỏi lượng môi chất nạp bằng cách đặt
bình môi chất trên cân đĩa.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
Nạp môi chất theo đường cấp dịch
Việc nạp môi chất theo đường cấp dịch được thực hiện cho các hệ thống lớn.
Phương pháp này có các đặc điểm sau :
• Nạp dưới dạng lỏng, số lượng nạp nhiều, t.gian nạp nhanh
• Sử dụng cho hệ thống lớn.

a- Bình môi chất; b- Bộ đồng hồ nạp môi chất;


c- Bình chứa; d- Bộ lọc ẩm
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.3. Quy trình thử nghiệm
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.4. Vận hành hệ thống lạnh
Chuẩn bị vận hành
• Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5% : 360V < U <
400V
• Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây
trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị không.
• Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu trong máy nén. Mức dầu thường
phải chiếm 2/3 mắt kính quan sát. Mức dầu quá lớn và quá bé đều không
tốt.
• Kiểm tra mức nước trong các bể chứa nước, trong tháp giải nhiệt, trong
bể dàn ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng nước xem có đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật không. Nếu không đảm bảo thì phải bỏ để bổ sung nước
mới, sạch hơn.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.4. Vận hành hệ thống lạnh
• Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển
• Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt
động tốt.
• Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van:
ü Các van thường đóng: van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van by-
pass, van xả khí không ngưng, van thu hồi dầu hoặc xả bỏ dầu, van
đấu hoà các hệ thống, van xả air. Riêng van chặn đường hút khi dừng
máy thường phải đóng và khi khởi động thì mở từ từ.
ü Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van đầu đẩy
máy nén, van chặn của các thiết bị đo lường và bảo vệ phải luôn luôn
mở.
ü Các van điều chỉnh: Van tiết lưu tự động, rơ le nhiệt, rơ le áp suất
vv... Chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh.
5. Các lưu ý lắp đặt, thử nghiệm và vận hành
5.4. Vận hành hệ thống lạnh
Vận hành
Tuỳ thuộc vào từng hệ thống cụ thể mà qui trình vận hành có khác nhau. Tuy
nhiên trong hầu hết các hệ thống lạnh được thiết kế thường có 02 chế độ
vận hành : Chế độ vận hành tự động (AUTO) và chế độ vận hành bằng tay
(MANUAL).
• Chế độ tự động: Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, trình tự khởi
động đã được người thiết kế định sẵn. Chế độ này có ưu điểm hạn chế
những sai sót của người vận hành. Tuy nhiên ở chế độ tự động các thiết
bị ảnh hưởng, khống chế qua lại với nhau nên không thể tuỳ tiện thay đổi
được.
• Chế độ bằng tay: Người vận hành cho chạy độc lập các thiết bị. Khi chạy
ở chế độ này, đòi hỏi người vận hành phải có kinh nghiệm. Chế độ chạy
bằng tay chỉ nên sử dụng khi cần kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị.

You might also like