You are on page 1of 53

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ


------cÞd------

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỦNG NẤM PHÂN


HỦY TRONG QUÁ TRÌNH Ủ COMPOST -
ỨNG DỤNG THÚC ĐẨY NHANH QUÁ
TRÌNH Ủ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ


------cÞd------

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỦNG NẤM PHÂN


HỦY TRONG QUÁ TRÌNH Ủ COMPOST -
ỨNG DỤNG THÚC ĐẨY NHANH QUÁ
TRÌNH Ủ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Phú

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Thanh Hòa

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế thế giới, nên đòi hỏi phải nỗ lực rất
nhiều để triển kinh tế, xã hội và vấn đề bảo vệ môi trường. Ngoài phát triển các ngành
công nghiệp khác thì ngành chế biến lương thực thực phẩm đóng vai trò quan trọng
trong thị trường trong nước và thế giới.
Vấn đề đặt ra hiện nay là có rất nhiều biện pháp xử lý rác thải hiệu quả và không
gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng rác thành sản phẩm có giá trị kinh tế. Trong đó
biện pháp được ưu tiên hàng đầu hiện nay để xử lý chất thải là sử dụng biện pháp phân
huỷ sinh học, có hai phương pháp phân huỷ sinh học của chất thải hữu cơ là chế biến
compost hiếu khí và phân huỷ kỵ khí, trong đó chế biến compost hiếu khí là ít tốn
kém, sản phẩm của quá trình là compost có thể làm phân bón. Bên cạnh đó, nhiệt độ
trong hệ thống có thể cho phép loại được các mầm bệnh, do đó quá trình làm compost
được đánh giá là ít ảnh hưởng tới môi trường và nhất là phù hợp với các quy luật tự
nhiên, có thể tái sử dụng để làm phân bón cho nông nghiệp.
Sản xuất phân compost giúp diệt các mầm bệnh nguy hiểm vì trong quá trình phân
hủy sinh học, nhiệt độ trong hầm ủ gia tăng làm tiêu hủy các trứng, ấu trùng, vi khuẩn
trong chất thải. Phân compost sử dụng an toàn hơn phân tươi.
Trong quá trình ủ phân compost, chất thải hữu cơ có thể chuyển thành phân hữu
cơ hữu ích là vì quá trình phân hủy được tăng cường và tăng tốc bởi tối ưu hóa các
điều kiện môi trường cho hoạt động của vi sinh vật. Các loại vi sinh vật tham gia trong
quá trình ủ phân compost gồm có vi khuẩn (E.coli, Bacillus stearothermophilus,
Brevibacillus brevis), nấm (Aspergillus fumigatus, Pennicilliumsp, Tricoderma sp),
men và actinomycetes (khuẩn tia) (Hiền, P. T. T., & Trang, P. T. P. (2022). PHÂN
LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ VI SINH VẬT TỪ PHÂN VOI ỨNG DỤNG
TRONG XỬ LÍ VỎ CÂY NHA ĐAM TẠO THÀNH PHÂN COMPOST. Tạp chí
Khoa học, 19(3), 481.), (Ryckeboer, J., Mergaert, J., Vaes, K., Klammer, S., De
Clercq, D., Coosemans, J., ... & Swings, J. (2003). Một cuộc khảo sát về vi khuẩn và
nấm xảy ra trong quá trình ủ phân và tự làm nóng. Biên niên sử vi sinh , 53 (4), 349-
410.). Xác định được chủng vi sinh trong giai đoạn pha ưa nhiệt và phân hủy chính sẽ
giúp thúc đẩy quá trình phân hủy compost diễn ra nhanh hơn và từ đó có thể ứng dụng
vào việc tạo chế phẩm vi sinh phân hủy chất thải hữu cơ. Đó là lý do chúng em chọn
đề tài này.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định chủng nấm trong giai đoạn pha ưa nhiệt khoảng giúp thúc đẩy quá trình
phân hủy trong quá trình làm compost.
3. Nội dung nghiên cứu
- Lấy mẫu phân tích chỉ tiêu đầu vào như : độ ẩm, hàm lượng CHC, pH, hàm
lượng C, N.
- Lắp đặt mô hình ủ compost
- Xem xét tốc độ phân hủy thông qua các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ sụt lún, pH, độ ẩm
trong quá trình ủ.
- Lấy mẫu trong giai đoạn pha ưa nhiệt để phân tích chủng vi sinh vật.
- Phân lập một số chủng nấm từ mẫu ủ compost
- Định danh các dòng nấm phân lập được: Định danh thông qua hình thái và định
danh thông qua sinh học phân tử.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận
- Tham khảo tài liệu có sẵn về quá trình ủ phân hiếu khí có nguồn gốc hữu cơ để
nắm sơ bộ quá trình ủ compost.
- Xem xét một số mô hình đã ứng dụng để xây dựng mô hình riêngncho quá trình
ủ compost.
- Theo dõi các thông số về nhiệt độ, pH, độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình ủ phân
compost.
- Phân tích mẫu chứa vi sinh vật ở giai đoạn pha tăng trưởng của quá trình ủ
compost.
 Phương pháp thực tiễn
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập các số liệu từ quá trình ủ compost, các
thông số trong quá trình theo dõi nhiệt độ,độ sụt lún, pH, độ ẩm,chất hữu cơ,
hàm lượng C, N.
- Phương pháp thực nghiệm: làm thực nghiệm ủ compost.
- Phương pháp thống kê: tính toán các biến thiên nhiệt độ, độ ẩm, chất hữu cơ, hàm
lượng C,N trong quá trình ủ.
- Phương pháp đánh giá: nhận xét, đánh giá kết quả thu được sau quá trình ủ.
5. Ý nghĩa thực tiễn
- Chế tạo chế phẩm vi sinh phân hủy chất hữu cơ làm compost.
- Rút ngắn ngày chế tạo compost cho các nhà máy sản xuất phân hữu cơ và mô
hình ủ compost tại hộ gia đình.
- Góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống kinh tế.
- Compost tạo ra có thể ứng dụng trực tiếp cho nông nghiệp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ủ PHÂN COMPOST VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
1.1 Khái niệm về compost
Compost là các chất hữu cơ đã được phân hủy và tái chế thành một loại phân bón
để cải tạo đất. Phân hữu cơ là một thành phần quan trọng trong nền nông nghiệp hữu
cơ.
Ủ compost được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất thải hữu cơ
dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và kiểm soát của con
người, sản phẩm giống như mùn được gọi là compost. Quá trình diễn ra chủ yếu giống
như phân hủy trong tự nhiên, nhưng được tăng cường và tăng tốc bởi tối ưu hóa các
điều kiện môi trường cho hoạt động của vi sinh vật.
Theo cách đơn giản, quá trình ủ được hiểu đơn giản là làm ẩm một phần chất hữu
cơ hay còn gọi là chất thải màu xanh (như lá, chất thải thực phẩm) và chờ đợi cho các
vật liệu bị phá hủy thành mùn sau một thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Hiện nay, ủ
phân là một phương pháp gồm nhiều bước, các quy trình được giám sát chặt chẽ với
các thông số đầu vào được kiểm tra như nước, không khí, carbon và vật liệu giàu nitơ.
Quá trình phân hủy được hỗ trợ bởi việc nghiền nhỏ các thực vật thô, thêm nước và
đảm bảo thông khí thích hợp bằng cách thường xuyên xáo trộn. Giun và nấm tiếp tục
hỗ trợ phá hủy các vật liệu. Vi khuẩn cần oxy để phát triển (vi khuẩn hiếu khí) và nấm
quản lý các quá trình hóa học bằng cách kiểm soát các đầu vào như nhiệt, khí carbon
dioxide và amoni. Amoni (NH4) là dạng nitơ được sử dụng bởi các nhà máy. Khi
amoni có sẵn không được sử dụng bởi các nhà máy nó tiếp tục được chuyển đổi do vi
khuẩn, tạo thành nitrat (NO3) thông qua quá trình nitrat hóa.
Phân hữu cơ rất giàu chất dinh dưỡng. Nó được sử dụng trong các khu vườn, cảnh
quan, vườn cây và nông nghiệp. Các phân hữu cơ có lợi cho đất bằng nhiều cách, bao
gồm như là điều hòa đất, làm phân bón, bổ sung các chất mùn quan trọng hoặc axit
humic, và như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên cho đất.
1.2 Các quá trình diễn ra trong phân hủy hiếu khí CTR hữu cơ
Quá trình phân hủy chất thải xảy ra rất phức tạp, theo nhiều giai đoạn và sản
phẩm trung gian. Ví dụ quá trình phân hủy protein bao gồm các bước:
Protein => protides => amino acids => hợp chất ammonium => nguyên sinh
chất của vi khuẩn và N hoặc NH3
Đối với carbonhydrates, quá trình phân hủy xảy ra theo các bước sau:
Carbonhydrate => đường đơn => acids hữu cơ => CO2 và nguyên sinh chất
của vi khuẩn.
Chính xác những chuyển hóa hóa sinh chuyển ra trong quá trình composting vẫn
chưa được nghiên cứu chi tiết.
1.3 Cơ chế hình thành phân compost
Các giai đoạn khác nhau trong qúa trình ủ compost có thể phân biệt theo biến
thiên nhiệt độ như sau: (Oshins et al., 2022)
Hình 1.1: Biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ hiếu khí ( Nguồn: Chowdhury
et al., 2013 )

- Pha thích nghi (latent phase) là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với
môi trường mới.
- Pha tăng trưởng (growth phase) đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá
trình phân hủy sinh học đến ngưỡng nhiệt độ mesophilic.
- Pha ưa nhiệt (thermophilic phase) là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là
giai đoạn ổn định hóa chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất. Phản
ứng hóa sinh này được đặc trưng bằng các phương trình trong trường hợp làm phân
compost hiếu khí và kị khí như sau:
CONHS + O2 + VSV hiếu khí => CO2 + NH3 + sp khác + năng lượng
COHNS +O2 +VSV kị khí => CO2 +H2S +NH3 + CH4 + sp khác + năng lượng
- Pha trưởng thành (maturation phase) là giai đoạn nhiệt độ đến mức mesophilic
và cuối cùng bằng nhiệt độ môi trường. Quá trình lên men lần thứ hai xảy ra chậm và
thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn (là quá trình chuyển hóa các phức chất
hữu cơ thành mùn) và các chất khoáng (sắt, canxi, nitơ …) và cuối cùng thành mùn.
Các phản ứng nitrate hóa, trong đó ammonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn
định hóa chất thải như trình bày ở 2 phương trình trên) bị oxy hóa sinh học tạo
thành nitrit (NO2) và cuối cùng thành nitrate ( NO3-) cũng xảy ra như sau:
NH4+ + 3/2 O2 NO2- + 2H+ + H2O
NO2- + ½ O2 NO3-
Kết hợp hai phương trình trên, quá trình nitrate diễn ra như sau:
NH4+ + 2O2 NO3- + 2H+ + H2O
Vì NH4+ cũng được tổng hợp trong mô tế bào, phản ứng đặc trưng cho quá trình
tổng hợp trong mô tế bào:
NH4+ + 4CO2 + HCO3- + H2O  C5H7NO2 + 5O2
Phương trình phản ứng nitrate hoá tổng xảy ra như sau:
22NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3- 21 NO3- + C5H7NO2 + 20 H2O + 42H+.
Quá trình phân hủy hiếu khí CTR bao gồm 3 giai đoạn chính sau:
Giai đoạn nhiệt độ trung bình: kéo dài trong một vài ngày.
Giai đoạn nhiệt độ cao: có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tháng.
Giai đoạn làm mát và ổn định: kéo dài vài tháng.
Trong quá trình phân hủy hiếu khí, ứng với từng giai đoạn ủ khác nhau, các loại
vi sinh vật ưu thế cũng khác nhau. Quá trình phân hủy ban đầu do các vi sinh vật chịu
nhiệt trung bình chiếm ưu thế, chúng sẽ phân hủy nhanh các hợp chất dễ phân hủy sinh
học.
Riêng trong giai đoạn hiếu khí, nhiệt độ cao làm tăng quá trình phân hủy protein,
chất béo và hydrocarbon phức hợp như xenlulo và henmixenlulo. Sau giai đoạn này,
nhiệt độ của quá trình sẽ giảm từ từ và các vi sinh vật chịu nhiệt trung bình lại chiếm
ưu thế trong giai đoạn cuối.
Dựa vào sự biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ hiếu khí nhiệt độ đạt giá từ trị
cao nhất là 60oC.
Giá trị pH trong khoảng 5,5 – 8,5 là tối ưu cho các vi sinh vật trong quá trình ủ phân
rác. Các vi sinh vật, nấm tiêu thụ các hợp chất hữu cơ và thải ra các acid hữu cơ.
Trong giai đầu của quá trình ủ phân rác, các acid này bị tích tụ và kết quả làm giảm
pH, kìm hãm sự phát triển của nấm và vi sinh vật, kìm hãm sự phân hủy lignin và
cellulose. Các acid hữu cơ sẽ tiếp tục bị phân hủy trong quá trình ủ phân rác. Nếu hệ
thống trở nên yếm khí, việc tích tụ các acid có thể làm pH giảm xuống đến 4,5 và gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của vi sinh vật.

Nước Nhiệt độ CO2


Chất thải hữu cơ (bao gồm Chất thải hữu cơ
carbon, chemical enegy, protein, ( bao gồm
nitrogen) carbon, năng
Khoáng chất (bao gồm nito và lượng hóa học,
các chất dinh dưỡng khác) protein, nitơ, đất
compost
Phân

mùn); khoáng
Nước chất; nước; vi
sinh vật
Vi sinh vật

Nguyên liệu thô Hoàn thành ủ


phân compost
O2
Hình 1.2: Các nhân tố tham gia phân hủy compost
1.4 Các hình thức ủ compost
1.4.1 Phương pháp ủ theo luống dài và cấp khí bằng xáo trộn
Trong phương pháp này, vật liêụ ủ được sắp xếp theo luống dài và
hẹp, không khí được cung cấp tới hê ̣thống theo con đường tự ̣ nhiên. Các
luống Compost được xáo trộn bằng cách di chuyển luống Compost với xe
xúc hoặc xe trộn chuyên dụng.
Ưu điểm:
 Do xáo trôṇ thường xuyên nên chất lựơng Compost thu được khá đều .
 Vốn đầu tư và chi phi ́ vận hành thấp vì không cần hê ̣thống cung cấp
khí.
Nhược điểm:
 Cần nhiều nhân công.
 Thời gian ủ dài (3 – 6 tháng).
 Do sử dụng thổi khí tự động nên khó quản lý , đặc biệt là khó kiểm soát
nhiệt độ và mầm bệnh.
 Xáo trộn luống Compost thường gây thất thoát Nitơ và gây mùi.
 Quá trình ủ có thể bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
 Cần một lượng lớn vật liệu tạo cấu trúc và vật liệu tạo cấu trúc này
khó tìm hơn so với các phương pháp khác.
1.4.2 Phương pháp ủ theo luống dài hoặc đống với thổi khí cưỡng bức
Với phương pháp này, vật liệu ủ chất thải được sắp xếp thành đống
hoặc luống dài. Không khí được cung cấp tới hê ̣thống bằng quạt thổi khí
hoặc bơm nén khí và hê ̣thống phân phối khi ́hoặc sàn phân phối khí.
Ưu điểm
- Dê ̃ kiểm soát khi vận hành hê ̣thống, đặc biệt là kiểm soát nhiệt độ và nồng độ
- Oxi trong luống ủ.
- Giảm mùi hôi và mầm bệnh.
- Thời gian ủ ngắn (3 – 6 tuần).
- Nhu cầu sử dụng đất thấp và có thể vận hành ngoài trời hoặc có che phủ.
Nhược điểm
- Hê ̣thống phân phối khí dễ bị tắt nghẽn, cần bảo trì thường xuyên.
- Chi phí bảo trì hệ thống và năng lượng thổi khí làm chi phí của phương
pháp này cao hơn thổi khí thụ động
1.4.3 Phương pháp ủ trong thùng Container
Là phương pháp mà vật liệu ủ được chứa trong Container, túi đựng hoặc trong
nhà. Thổi khía cưỡng bức thường được sử dụng cho phương pháp này
Ưu điểm
 Ít nhạy cảm với điều kiện thời tiết.
 Khả năng kiểm soát quá trình ủ và kiểm soát mùi tốt hơn.
 Thời gian ủ ngắn hơn so với phương pháp ủ ngoài trời.
 Nhu cầu sử dụng đất nhỏ hơn các phương pháp khác.
 Chất lượng phân Compost tốt.
Nhược điểm
 Vốn đầu tư cao.
 Chi phí vận hành và bảo trì hê ̣thống cao.
 Thiết kế phức tạp và đòi hỏi trình độ cao.
1.4.4 Phương pháp ủ theo luống dài (đánh luống cấp khí tự nhiên)
Dạng đánh luống cấp khí tự nhiên là quá trình ủ phân trong đó nguyên
liệu ủ compost được sắp xếp theo các luống dài, hẹp và được đảo trộn theo
một chu kỳ nhất định nhằm cấp khí cho luống ủ.
Các luống ủ có chiều cao thay đổi từ 1m
đến 3,5m Chiều rộng luống ủ thay đổi từ
1,5 đến 6m.
Không khí (oxy) được cung cấp tới hệ thống bằng các con đường tự
nhiên như: khuếch tán, gió, đối lưu nhiệt.
Tốc độ làm thoáng khí phụ thuộc độ xốp của đống ủ.
Đảo trộn sẽ làm cho nguyên liệu ủ được trộn đều, tạo lại độ xốp của đống
ủ, loại trừ các khoảng trống tạo ra bởi sự phân hủy và sa lắng.
Ưu điểm:
Nhân công sử dụng ít.
Vốn đầu tư cho chi phí vận hành thấp vì không cần hệ thống cấp khí.
Nhược điểm:
 Do sử dụng cấp khí tự nhiên nên khó quản lý, đặc biệt là khó
kiểm soát nhiệt độ và mầm bệnh.
 Quá trình ủ bị phụ thuộc vào thời tiết, ví dụ như: mưa có thể
gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình ủ.
 Dễ sinh khí có mùi hôi do quá trình kỵ khí diễn ra bên trong luống ủ.
1.5 Một số công nghệ chế biến phân hữu cơ điển hình
1.5.1 Hệ thống Composting Lemna
Hệ thống làm phân Composting Lemna là một công nghệ kỹ thuật kín được
cấp bằng sáng chế độc quyền. Công nghệ Lemna sử dụng các bao ủ có hàm lượng
polythene thấp để chứa và bảo vệ rác hữu cơ có thổi khí nhằm mục đích đẩy nhanh
quá trình compost tự nhiên để sản xuất ra phân bón hữu cơ chất lượng cao. Từ
khâu xử lý nguyên liệu đầu vào cho đến giai đoạn sản xuất cuối cùng thành phẩm
Compost hữu cơ và các sản phẩm phụ khác có thể bán được, thì việc thiết kế quy
trình và chất lượng thiết bị tiên tiến được sử dụng trong. Hệ thống Composting
Lemna luôn đảm bảo được sự kiểm soát đáng tin cậy quy trình xử lý.
Hệ Thống Composting Lemna có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật
composting khác. Những ưu điểm này bao gồm:
 Các bao là những ống chứa hiệu quả, chịu được các tác động của mưa, gió.
 Không có mùi hôi và ruồi muỗi.
 Ngăn chặn bụi và nước rò rỉ.
 Giảm nhu cầu về diện tích đất.
 Đẩy nhanh quá trình làm phân compost.
Quá trình vận hành đơn giản và chi phí bảo dưỡng thấp.
 Không có nguy hiểm về hỏa hoạn.
 Các bao chứa rác có thể tái sử dụng lại.
 Hệ thống này dễ mở rộng thêm để tăng công suất trong tương lai.

Quy trình công nghệ Lemna

CTR Trạm kiểm tra Tiếp nhận CTR Phân loại Cắt

Chất phụ gia


Không khí

Phân
Đóng gói Sàng lọc Ủ trong bao Trộn
thành
phẩm

Quy trình công ngệ hệ thống compost lemna.


- Trạm kiểm tra: Tất cả xe cộ và người đi vào đường dẫn tới khu Nhà máy đều qua
một trạm kiểm tra. Người gác hay người cân xe sẽ quyết định cho xe được phép
vào và đi tới bãi chứa rác. Tất cả các xe chở rác được phép vào sẽ được cân tại
trạm cân. Số liệu của từng chuyến sẽ được ghi lại. Khi đi ra khỏi khu vực bãi, mỗi
xe được cân lại để biết trọng lượng ròng của từng chuyến rác đã đổ.
- Tiếp nhận rác: Từng xe được hướng dẫn đến khu vực tiếp nhận và chất thải rắn
được đổ trên sàn bêtông bên trong khu tiếp nhận rác khép kín. Rác loại bỏ được
chuyển ra và đưa vào xe container vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc phân loại
trên sàn bê tông sẽ lấy ra các vật có kích thước lớn có thể tái chế được và mở các
bịch chứa rác. Xe xúc đưa các nguyên liệu được chọn vào băng chuyền rung để
lọc các nguyên liệu đưa tiếp vào băng chuyền nghiêng.
- Trạm phân loại: gồm có một cái bệ được nâng cao hỗ trợ cho một băng tải nhặt
rác nằm ở vị trí trung tâm. Ở mỗi bên băng tải có đặt các trạm nhặt rác để công
nhân loại ra các nguyên liệu trên băng tải. Tại mỗi trạm, một máng mở chạy thông
xuống sàn bệ để chứa nguyên liệu phía dưới. Một vài công nhân đầu tiên sẽ mở và
đổ bao ra. Những công nhân tiếp theo trong cùng dây chuyền sẽ chọn ra các
nguyên liệu có khả năng thu hồi tái chế. Tại một trạm khác, các nguyên liệu bị loại
sẽ được chuyển đi. Trạm này cũng được trang bị hệ thống thông khí và kiểm soát
mùi hôi để đảm bảo môi trường làm việc trong lành cho công nhân. Các mùi hôi
phát sinh sẽ đi qua các bộ lọc hữu cơ đặt ngoài toà nhà để xử lý tự nhiên.
- Cắt rác: kích cỡ nguyên liệu giúp xác định nguyên liệu đó sẽ làm phân hữu cơ tốt
như thế nào. Các miếng nguyên liệu lớn sẽ không thành phân hữu cơ nhanh bằng
các miếng nhỏ. Nguyên liệu càng nhỏ, diện tích bề mặt càng lớn, vi khuẩn càng dễ
tấn công vào và do vậy, quá trình hình thành phân hữu cơ của nguyên liệu nhanh
hơn. Tất cả nguyên liệu còn lại trên băng tải nhặt rác sẽ đi thông qua lớp vách mở
và được chuyển đến bàn máy để cắt. Máy cắt đưa các nguyên liệu đã được cắt nhỏ
xuống sàn bê tông để lưu vào kho ngay trước khi đem trộn.
- Trộn: Trạm trộn gồm có máy nghiền trộn lớn được tiếp nguyên liệu từ một băng
tải chuyển nguyên liệu đến từ các thùng chứa nguyên liệu. Việc thỉnh thoảng kiểm
nghiệm mỗi loại nguyên liệu là cần thiết để xác định việc trộn nguyên liệu như
mong muốn. Mỗi loại nguyên liệu đưa ra từ thùng chứa đều được đo như thiết kế
máy trộn yêu cầu. Một người vận hành máy xúc bổ sung thêm nguyên liệu khi
chúng được sử dụng hết trong mỗi thùng nguyên liệu.
- Đưa nguyên liệu vào bao: Hệ Thống Composting Lemna sử dụng các bao gồm 3
lớp nilon làm bằng chất dẻo polythene và các máy đóng bao thích hợp với ngành
công nghiệp dự trữ thức ăn gia súc. Một máy trộn, xe tải hay xe chất rác đưa
nguyên liệu đã chuẩn bị vào một bàn đưa vật liệu, băng chuyền hay vào một cái
phễu. Từ đây, nguyên liệu được đưa vào một bộ phận nén trên máy đóng bao. Áp
lực nén có thể được kiểm soát bởi vì áp lực cần thiết phụ thuộc vào nguyên liệu và
các bề mặt thiết bị đang chạy trên đó. Nói chung, một loại nguyên liệu quá ẩm
ướt, có kích cỡ vừa phải sẽ có thể kết lại thành một khối cô đặc hơn và chắc chắn
hơn là nguyên liệu khô. Mục tiêu là một khối được kết lại có đủ không gian cho
không khí vào (FAS) để cho phép không khí xâm nhập vào tất cả các phần của
bao.
- Lắp đặt hệ thống thông khí: Trong suốt quá trình đưa nguyên liệu vào bao, ống đục
lỗ được lắp đặt cùng với nguyên liệu chạy dọc theo toàn bộ chiều dài của bao.
Đường kính của ống và việc đục lỗ được thiết kế cùng với quạt gió để cung cấp
không khí cần thiết vào nguyên liệu trong suốt quá trình ủ phân.
- Lắp đặt bộ phận kiểm soát: Bộ phận kiểm soát được thiết lặp để quay vòng theo chu
kỳ quạt gió hoạt động và ngưng hoạt động từng đợt suốt thời gian trong ngày để
nguyên liệu trong bao nhận được lượng không khí cần thiết. Khi nguyên liệu được
đặt vào bao lần đầu tiên, mức oxy đủ để xúc tiến quá trình phát triển vi khuẩn hiếu
khí trong một thời gian ngắn. Khi lượng cung cấp oxy ban đầu được sử dụng hết,
máy quạt gió được sử dụng để đưa một lượng oxy mới vào nguyên liệu. Trong Hệ
Thống Composting Lemna, sự phát triển vi khuẩn và nhiệt độ được kiểm soát bằng
cách hạn chế lượng oxy cung cấp. Do đó, nếu nhiệt độ bắt đầu tăng quá nhanh,
người vận hành sẽ chuyển sang lựa chọn chương trình ít thời gian thông khí hơn.
Mục tiêu là nhằm giữ mức nhiệt độ ở mức 90 0 – 1400F. Nhiệt độ bên ngoài ngưỡng
giới hạn này có thể xảy ra nhưng không gây ra tác hại gì. Việc trộn và phân phối
không khí không đều có thể làm cho nhiệt độ thay đổi từ phần này sang phần khác
của bao. Khi điều này xảy ra, một phần nguyên liệu có thể đạt đến độ chín nhanh
hơn so với các phần khác.
Lượng không khí, cacbon dioxyt và hơi ẩm dư thừa được thoát ra thông qua các lỗ
mở được thiết kế dọc theo mỗi bên của bao. Đây là dòng khí không độc hại có thể thải
vào bầu khí quyển mà không gây ra bất kỳ nguy hại hay các ảnh hưởng đến sức khỏe
của công nhân, dân cư lân cận và hệ động vật, thực vật gần đó. Tất cả vi khuẩn trong
phân hữu cơ xuất hiện tự nhiên, và trong quá trình phân hủy thành phân hữu cơ, chúng
sử dụng khí oxy được cung cấp. Không có tác nhân gây bệnh hay vi khuẩn bị thải vào
không khí. Các tác nhân gây bệnh bị phân hủy trong quá trình làm phân và các vi khuẩn
có ích vẫn còn lại trong nguyên liệu làm phân và dần dần chuyển hoá nguyên liệu thành
phân hữu cơ. Nếu cần thoát khí ra thêm, các lỗ mở bổ sung có thể được chế tạo. Nếu
sau này một lỗ mở được thực hiện bằng dao không còn cần thiết nữa, nó có thể được
nêm phong bằng dây.Khi phân hữu cơ đạt đến độ chín như mong muốn, nó sẽ được
kiểm tra về độ ẩm. Điều này có thể được thực hiện hoặc bằng máy góp trung tâm hoặc
bằng cách chế tạo một lỗ mở kiểm tra đủ rộng để có thể đi sâu vào mọi nơi trong khối
nguyên liệu để kiểm tra dung lượng hơi ẩm. Thông thường, lượng hơi ẩm khoảng 35%
là lý tưởng để sàng lọc. Nếu phân quá ẩm, bộ phận kiểm soát máy quạt gió sẽ được
thiết lập để thổi lượng không khí tối đa càng nhiều càng tốt nhằm đạt đến độ khô ráo
như mong muốn. Việc này có thể mất vài tuần, phụ thuộc vào lượng không khí hiện
hữu, nguyên liệu ẩm ướt như thế nào để bắt đầu. Một khi được làm khô đến mức độ cần
thiết, máy quạt gió sẽ được tắt đi và mang đi chỗ khác. Một kỹ thuật khác được sử dụng
để làm khô thêm là thông khí vào bao mỗi lần vài dm trên cao và dưới thấp dọc theo
mỗi bên bao để quá trình đối lưu tự nhiên diễn ra.
- Thiết lập máy quạt gió và hưởng dẫn về thông khí: Việc thiết lập máy quạt gió và bảng
thông khí sau đây nên được sử dụng chỉ như một sự hướng dẫn. Các thiết lập máy quạt
gó thực sự sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ đo được. Các mức nhiệt độ thông thường có thể
được duy trì bằng cách gia tăng thời gian hoạt động của máy quạt gió. Khi nhiệt độ
tiếp tục giảm, nguyên liệu đang tiến tới giai đoạn hoàn tất và quá trình làm khô có thể
được bắt đầu để chuẩn bị sàng lọc. Một số nguyên liệu có lượng cacbon cao sẽ duy trì
tốt nhiệt độ cao ngoài giai đoạn trước. Trong trường hợp này, những hoạt động thiết lập
máy quạt gió không nên được điều chỉnh cho đến khi các mức nhiệt độ giảm xuống. Do
mức nhiệt độ của Việt Nam cao hơn nên theo dự đoán, chu trình làm phân hữu cơ sẽ
được rút ngắn xuống còn từ 6 đến 8 tuần chứ không phải từ 10 đến 12 tuần. Nhiệt độ
của phân sẽ được kiểm tra cẩn thận và theo đó các thông số về máy quạt gió được điều
chỉnh.
1.5.2 Công nghệ compost Steinmueller – Đức
Là một hệ thống xử lý CTR hoàn chỉnh với quy trình xử lý sinh học tự nhiên trong
điều kiện cần thiết để biến đổi các thành phần chất hữu cơ từ rác thành phân vi sinh vật.
Công nghệ compost Steinmueller dựa trên quá trình phân huỷ hiếu khí các chất hữu cơ
dưới tác dụng của vi sinh vật.
Quy trình công nghệ compost Steinmueller
1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân compost bao gồm các tác nhân dưới
đây:
1.6.3 Các yếu tố vật lý
- Nhiệt độ
Nhiệt trong khối ủ là sản phẩm phụ của sự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi vi sinh
vật, phụ thuộc vào kích thước của luống ủ, độ ẩm, không khí và tỷ lệ C/N, mức độ xáo
trộn và nhiệt độ môi trường xung quanh.
Sự giải phóng CO2, tối đa xảy ra ở nhiệt độ 55°C. Nó bắt đầu tăng từ từ trong
khoảng từ 25 đến 40°C, sau đó tăng từ 45 – 55°C. Nhiệt độ cao đối với đống ủ thì tốc
độ, mức ủ sẽ nhanh.
Nếu nhiệt độ trên 65°C quá trình sản xuất compost sẽ bị ảnh hưởng xấu một cách
nghiêm trọng. Lý do là vi sinh vật hình thành bào tử tại mức nhiệt độ cao hơn 65°C
và chúng sẽ rơi vào giai đoạn nghỉ hoặc chết. Vì vậy phương pháp sản xuất compost
hiện nay sử dụng quy trình vận hành được thiết kế tránh nhiệt độ cao hơn 60°C.
Trong luống ủ, nhiệt độ cần duy trì là 55 – 65 0C. Nhiệt độ tăng trên ngưỡng này,
sẽ ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ở nhiệt độ thấp hơn, phân hữu cơ không đạt tiêu
chuẩn về mầm bệnh.
Nhiệt độ trong luống ủ có thể điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau như hiệu
chỉnh tốc độ thổi khí và độ ẩm, cô lập khối ủ với môi trường bên ngoài bằng cách che
phủ hợp lý. Lưu ý, cần tránh hiện tượng quá khô, quá lạnh ở phần nào đó của luống ủ.
- Độ ẩm
Việc sản xuất compost từ rác thải đô thị có một đặc điểm quan trọng là mối quan
hệ mật thiết giữa độ ẩm và không khí, cơ sở của mối quan hệ này dựa trên thực tế là
nguồn oxi chủ yếu cần cung cấp cho quần thể vi khuẩn đó là không khí giữ lại trong
những khe hở giữa những chất thải. Việc khuyết tán oxi trong không khí và bên trong
khối chất thải để thỏa mãn nhu cầu oxi của vi sinh vật là không quan trọng lắm. Bởi
vì, trong các khe hở giữa những chất thải có chứa độ ẩm tự do trong khối ủ giữa độ
ẩm và oxi phải có một sự căn bằng. Theo đó, nếu ở mức cao hơn nữa sự thiếu oxi sẽ
diễn ra và tình trạng kỵ khí sẽ bắt đầu phát triển. Tầm quan trọng của việc giữ độ ẩm
của cơ chất từ 40% - 45% thường bị xem nhẹ trong quá trình sản xuất compost. Điều
này thực chất rất quan trọng vì độ ẩm thấp hơn sẽ kìm hãm hoạt động sống của vi
khuẩn và tất cả vi khuẩn sẽ ngưng hoạt động ở độ ẩm 12%.
Độ ẩm tối ưu cho quá trình ủ phân CTR nằm trong khoảng 50-60%. Các vi sinh
vật đóng vai trò quyết định trong quá trình phân hủy CTR thường tập trung tại lớp
nước mỏng trên bề mặt của phân tử CTR. Nếu độ ẩm quá nhỏ (< 30%) sẽ hạn chế
hoạt động của vi sinh vật, còn khi độ ẩm quá lớn (> 65%) thì quá trình phân hủy sẽ
chậm lại, sẽ chuyển sang chế độ phân hủy kỵ khí vì quá trình thổi khí bị cản trở do
hiện tượng bít kín các khe rỗng không cho không khí đi qua, gây mùi hôi, rò rỉ chất
dinh dưỡng và lan truyền vi sinh vật gây bệnh .
Độ ẩm ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ vì nước có nhiệt
dung riêng cao hơn tất cả các vật liệu khác .
Độ ẩm thấp có thể điều chỉnh bằng cách thêm nước vào. Độ ẩm cao có thể điều
chỉnh bằng cách trộn với vật liệu độn có độ ẩm thấp hơn như: mạt cưa, rơm rạ…
- Kích thước hạt
Kích thước hạt ảnh hưởng lớn đến tốc độ phân hủy. Quá trình phân hủy hiếu khí
xảy ra trên bề mặt hat, hạt có kích thước nhỏ sẽ có tổng diện tích bề mặt lớn nên sẽ
tăng sự tiếp xúc với oxy, gia tăng vận tốc phân hủy. Tuy nhiên, nếu kích thước hạt quá
nhỏ và chặt làm hạn chế sự lưu thông khí trong đống ủ, điều này sẽ làm giảm oxy cần
thiết cho các vi sinh vật trong đống ủ và giảm mức độ hoạt tính của vi sinh vật. Ngược
lại, hạt có kích thước quá lớn sẽ có độ xốp cao và tạo ra các rãnh khí làm cho sự phân
bố khí không đều, không có lợi cho quá trình chế biến phân hữu cơ. Đường kính hạt
tối ưu cho quá trình chế biến khoảng 3 – 50mm. Kích thước hạt tối ưu có thể đạt được
bằng nhiều cách như cắt, nghiền và sàng vật liệu thô ban đầu. CTR đô thị và CTR
công nghiệp phải được nghiền đến kích thước thích hợp trước khi làm phân.Phân bắc,
bùn và phân động vật thường có kích thước hạt mịn, thích hợp cho quá trình phân hủy
sinh học.
- Độ xốp
Độ xốp là một yếu tố quan trọng trong quá trình chế biến phân hữu cơ. Độ xốp
tối ưu sẽ thay đổi tuỳ theo loại vật liệu chế biến phân. Thông thường, độ xốp cho quá
trình chế biến diễn ra tốt khoảng 35 – 60%, tối ưu là 32 – 36%.
Độ xốp của CTR ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp oxy cần thiết cho sự
trao đổi chất, hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí và sự oxy hóa các phần tử hữu cơ
hiện diện trong các vật liệu ủ. Độ xốp thấp sẽ hạn chế sự vận chuyển oxy, nên hạn chế
sự giải phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong khối ủ. Ngược lại, độ xốp cao có thể
dẫn tới nhiệt độ trong khối ủ thấp, mầm bệnh không bị tiêu diệt.
Độ xốp có thể được điều chỉnh bằng cách sử dụng vật liệu tạo cấu trúc với tỉ lệ
trộn hợp lý.
- Kích thước và hình dạng của hệ thống ủ phân rác
Kích thước và hình dạng của các đống ủ có ảnh hưởng đến sự kiểm soát nhiệt độ
và độ ẩm cũng như khả năng cung cấp oxy.
- Thổi khí
Khối ủ được cung cấp không khí từ môi trường xung quanh để vi sinh vật sử
dụng cho sự phân hủy chất hữu cơ, cũng như làm bay hơi nước và giải phóng nhiệt.
Nếu khí không được cung cấp đầy đủ thì trong khối ủ có thể có những vùng kị khí,
gây mùi hôi.
Lượng không khí cung cấp cho khối phân hữu cơ có thể thực hiện bằng cách:
 Đảo trộn.
 Cắm ống tre.
 Thải chất thải từ tầng lưu chứa trên cao xuống thấp.
 Thổi khí.
Quá trình đảo trộn cung cấp khí không đủ theo cân bằng tỉ lượng. Điều kiện hiếu
khí chỉ thỏa mãn đối với lớp trên cùng, các lớp bên trong hoạt động trong môi trường
tuỳ tiện hoặc kị khí. Do đó, tốc độ phân hủy giảm và thời gian cần thiết để quá trình ủ
phân hoàn tất bị kéo dài.
Cấp khí bằng phương pháp thổi khí đạt hiệu quả phân hủy cao nhất.Tuy nhiên,
lưu lượng khí phải được khống chế thích hợp. Nếu cấp quá nhiều khí sẽ dẫn đến chi
phí cao và gây mất nhiệt của khối phân, kéo theo sản phẩm không đảm bảo an toàn vì
có thể chứa vi sinh vật gây bệnh. Khi pH của môi trường trong khối phân lớn hơn 7,
cùng với quá trình thổi khí sẽ làm thất thoát nitơ dưới dạng NH 3.Trái lại, nếu thổi khí
quá ít, môi trường bên trong khối phân trở thành kị khí.Vận tốc thổi khí cho quá trình
ủ phân thường trong khoảng 5 –10m3 khí/tấn nguyên liệu/h.
1.6.4 Các yếu tố hóa sinh
- Tỷ lệ C/N
Có rất nhiều nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy do vi sinh vật: trong
đó carbon và nitơ là cần thiết nhất, tỉ lệ C/N là thông số dinh dưỡng quan trọng nhất;
Photpho (P) là nguyên tố quan trọng kế tiếp; Lưu huỳnh (S), canxi (Ca) và các
nguyên tố vi lượng khác cũng đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất của tế bào.
Khoảng 20% - 40%C của chất thải hữu cơ (trong chất thải nạp liệu) cần thiết cho
quá trình đồng hoá thành tế bào mới, phần còn lại chuyển hoá thành CO 2. Carbon
cung cấp năng lượng và sinh khối cơ bản để tạo ra khoảng 50% khối lượng tế bào vi
sinh vật. Nitơ là thành phần chủ yếu của protein, acid nucleic, acid amin, enzyme, co-
enzyme cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của tế bào.
Tỷ lệ C/N tối ưu cho quá trình ủ phân rác khoảng 30:1.Ở mức tỷ lệ thấp hơn, nitơ
sẽ thừa và sinh ra khí NH 3, nguyên nhân gây ra mùi khai.Ở mức tỷ lệ cao hơn, sự
phân hủy xảy ra chậm.
Tỷ lệ C/N của các chất thải khác nhau được trình bày trong bảng sau.Trừ phân ngựa và
lá khoai tây, tỷ lệ C/N của tất cả các chất thải khác nhau đều phải được điều chỉnh để
đạt giá trị tối ưu trước khi tiết hành làm phân.
Bảng 1.1: Tỷ lệ C/N của các chất thải

N (% khối lượng
STT Chất thải Tỷ lệ C/N
khô)
1 Phân bắc 5,5 – 6,5 6 –10
2 Nước tiểu 15 – 18 0,8
3 Máu 10 – 14 3,0
4 Phân động vật - 4,1
5 Phân bò 1,7 18
6 Phân gia cầm 6,3 15
7 Phân cừu 3,8 -
8 Phân heo 3,8 -
9 Phân ngựa 2,3 25
10 Bùn cống thải khô 4–7 11
11 Bùn cống đã phân hủy 2,4 -
12 Bùn hoạt tính 5 6
13 Cỏ cắt xén 3–6 12 – 15
14 Chất thải rau quả 2,5 – 4 11 – 12
15 Cỏ hỗn hợp 2,4 19
16 Lá khoai tây 1,5 25
17 Trấu lúa mì 0,3 – 0,5 128 – 150
18 Trấu yến mạch 0,1 48
19 Mạt cưa 0,1 200 – 500
[1]
Khi bắt đầu quá trình ủ phân rác, tỷ lệ C/N giảm dần từ 30:1 xuống còn 15:1 ở
các sản phẩm cuối cùng do hai phần ba carbon được giải phóng tạo ra CO 2 khi các
hợp chất hữu cơ bị phân hủy bởi các vi sinh vật.
Mặc dù đạt tỷ lệ C/N khoảng 30:1 là mục tiêu tối ưu trong quá trình ủ phân rác,
nhưng tỷ lệ này có thể được hiệu chỉnh theo giá trị sinh học của vật liệu ủ, trong đó
quan trọng nhất là cần quan tâm tới các thành phần có hàm lượng lignin cao.
Trong thực thế, việc tính toán và hiệu chỉnh chính xác tỉ lệ C/N tối ưu gặp phải
khó khăn vì những lý do sau:
 Một phần các cơ chất như cellulose và lignin khó bị phân hủy sinh học, chỉ bị
phân hủy sau một khoảng thời gian dài.
 Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật không sẵn có.
 Quá trình cố định N có thể xảy ra dưới tác dụng của nhóm vi khuẩn
Azotobacter, đặc biệt khi có mặt đủ PO43-
Nếu tỷ lệ C/N của CTR làm phân cao hơn giá trị tối ưu, sẽ hạn chế sự phát triển
của vi sinh vật do thiếu N. Chúng phải trải qua nhiều chu kỳ chuyển hoá, oxy hoá
phân carbon dư cho đến khi đạt tỷ lệ C/N thích hợp. Do đó, thời gian cần thiết cho
quá trình làm phân bị kéo dài hơn và sản phẩm thu được chứa ít mùn hơn. Theo
nghiên cứu cho thấy, nếu tỷ lệ C/N ban đầu là 20, thời gian cần thiết cho quá trình
làm phân là 12 ngày, nếu tỷ lệ này dao động trong khoảng 20 – 50, thời gian cần thiết
là 14 ngày và nếu tỷ lệ C/N = 78, thời gian cần thiết sẽ là 21 ngày.
- Oxy
Oxy cũng là một trong những thành phần cần thiết cho quá trình ủ phân rác. Khi
vi sinh vật oxy hóa carbon tạo năng lượng, oxy sẽ được sử dụng và khí CO 2 được sinh
ra. Khi không có đủ oxy thì sẽ trở thành quá trình yếm khí và tạo ra mùi hôi như mùi
trứng gà thối của khí H2S.
Các vi sinh vật hiếu khí có thể sống được ở nồng độ oxy bằng 5%. Nồng độ oxy
lớn hơn 10% được coi là tối ưu cho quá trình ủ phân rác hiếu khí.

- Dinh dưỡng
Cung cấp đủ photpho, kali và các chất vô cơ khác như Ca, Fe, Bo, Cu,... là cần
thiết cho sự chuyển hóa của vi sinh vật. Thông thường, các chất dinh dưỡng này
không có giới hạn bởi chúng hiện diện phong phú trong các vật liệu làm nguồn
nguyên liệu cho quá trình ủ phân rác.
- pH
Giá trị pH trong khoảng 5,5 – 8,5 là tối ưu cho các vi sinh vật trong quá trình ủ
phân rác. Các vi sinh vật, nấm tiêu thụ các hợp chất hữu cơ và thải ra các acid hữu cơ.
Trong giai đầu của quá trình ủ phân rác, các acid này bị tích tụ và kết quả làm giảm
pH, kìm hãm sự phát triển của nấm và vi sinh vật, kìm hãm sự phân hủy lignin và
cellulose. Các acid hữu cơ sẽ tiếp tục bị phân hủy trong quá trình ủ phân rác. Nếu hệ
thống trở nên yếm khí, việc tích tụ các acid có thể làm pH giảm xuống đến 4,5 và gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của vi sinh vật.
- Chất hữu cơ
Vận tốc phân hủy dao động tuỳ theo thành phần, kích thước, tính chất của chất
hữu cơ. Chất hữu cơ hoà tan thì dễ phân hủy hơn chất hữu cơ không hoà tan. Lignin
và ligno – cellulosics là những chất phân hủy rất chậm [1].
Bảng 1.2 Các thông số quan trọng trong quá trình làm phân hữu cơ hiếu khí

Thông số Giá trị


Quá trình ủ đạt hiệu quả tối ưu khi kích thước CTR khoảng 25 –
1. Kích thước
75mm.
Tỉ lệ C:N tối ưu dao động trong khoảng 25 - 50
2. Tỉ lệ C/N - Ở tỉ lệ thấp hơn, dư NH3, hoạt tính sinh học giảm
- Ở tỉ lệ cao hơn, chất dinh dưỡng bị hạn chế.
3. Pha trộn Thời gian ủ ngắn hơn.
Nên kiểm soát trong phạm vi 50 – 60% trong suốt quá trình ủ. Tối
4. Độ ẩm
ưu là 55%.
Nhằm ngăn ngừa hiện tượng khô, đóng bánh và sự tạo thành các
5. Đảo trộn rảnh khí, trong quá trình làm phân hữu cơ, CTR phải được xáo trộn
định kỳ. Tần suất đảo trộn phụ thuộc vào quá trình thực hiện.

Nhiệt độ phải được duy trì trong khoảng 50 – 55 0C đối với một vài
6. Nhiệt độ ngày đầu và 55 – 600C trong những ngày sau đó. Trên 660C, hoạt
tính vi sinh vật giảm đáng kể.
7. Kiểm soát
Nhiệt độ 60 – 700C, các mầm bệnh đều bị tiêu diệt.
mầm bệnh

Lượng oxy cần thiết được tính toán dựa trên cân bằng tỷ lượng.
8. Nhu cầu về
Không khí chứa oxy cần thiết phải được tiếp xúc đều với tất cả các
không khí
phần của CTR làm phân .

Tối ưu: 7 – 7,5. Để hạn chế sự bay hơi Nitơ dưới dạng NH 3, pH
9. pH
không được vượt quá 8,5.
10. Mức độ
Đánh giá qua sự giảm nhiệt độ vào thời gian cuối.
phân hủy
11. Diện tích
Công suất 50T/ngày cần 1 hecta đất.
đất yêu cầu
[1]
1.7 Ưu và nhược điểm compost trong sản xuất và đời sống.
Ưu điểm:
 Là phương án được lựa chọn để bảo tồn nguồn nước và năng lượng.
 Kéo dài tuổi thọ cho các bãi chôn lấp.
 Ổn định chất thải : Các phản ứng sinh học xảy ra trong quá trình chế biến
Compost sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định, chủ yếu
là các chất vô cơ ít gây ô nhiễm môi trường khi thải ra đất hoặc nước.
 Làm mất hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh : Nhiệt của chất thải sinh ra từ quá
trình phân hủy sinh học có thể đạt khoảng 60 OC, đủ để làm mất hoạt tính của vi
khuẩn gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu như nhiệt độ này được duy trì ít
nhất một ngày. Các sản phẩm của quá trình chế biến Compost có thể thải bỏ an
toàn trên đất hoặc sử dụng làm chất bổ sung dinh dưỡng cho đất.
 Thu hồi dinh dưỡng và cải tạo đất : Các chất dinh dưỡng (N, P, K) có trong chất
thải thường ở dạng hữu cơ phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình làm
phân Compost, các chất này được chuyển hóa thành các chất vô cơ như NO3- và
PO43- thích hợp cho cây trồng.
 Làm khô bùn : Phân người, phân động vật và bùn chứa khoảng 80 – 95% nước,
do đó chi phí thu gom vận chuyển và thải bỏ cao. Làm khô bùn trong quá trình
ủ phân Compost là phương pháp lợi dụng nhiệt của chất thải sinh ra từ quá trình
phân hủy sinh học làm bay hơi nước chứa trong bùn.
 Tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng : Trong đất bón phân vi sinh với hàm
lượng dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và chủng loại vi sinh vật đa dạng không
những làm tăng năng suất cây trồng mà còn giảm thiểu bệnh cho cây trồng hơn
so với các loại phân hóa học khác.
Nhược điểm:
 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong Compost không thoả mãn yêu cầu.
 Do đặc tính của chất thải hữu cơ có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào thời
gian, khí hậu và phương pháp chế biến phân, dẫn đến tính chất của sản phẩm
cũng khác nhau.
 Bản chất của vật liệu làm Compost thường làm cho sự phân bố nhiệt độ trong
khối phân không đồng đều, do đó khả năng làm mất hoạt tính của vi sinh vật
gây bệnh trong sản phẩm Compost cũng không hoàn toàn.
 Quá trình sản xuất Compost tạo mùi khó chịu nếu không thực hiện quy trình
chế biến đúng cách.
 Hầu hết các nhà nông vẫn thích sử dụng phân hóa học vì không quá đắt tiền, dễ
sử dụng và tăng năng suất cây trồng một cách rõ ràng.
 Phải tốn thêm công ủ và diện tích.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NẤM VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOÀI
2.1. Định nghĩa về nấm
Nấm được xem là nhóm nguyên sinh động vật đa bào, không quang hợp và dị
dưỡng. Hầu hết các loại nấm có khả năng phát triển trong điều kiện độ ẩm thấp, là điều
kiện không thích hợp cho vi khuẩn. Thêm vào đó, nấm có thể chịu được môi trường có
pH khá thấp. Giá trị pH tối ưu cho hầu hết các nhóm nấm vào khoảng 5-6 nhưng giá trị
pH cũng có thể dao động trong khoảng 2-9. Quá trình trao đổi chất của các vi sinh vất
này là quá trình hiếu khí và chúng phát triển thành những sợi dây dài gọi là sợi nấm
tạo thành từ những tế bào có nhân và có chiều rộng thay đổi trong khoảng từ 4-20 µm.
Do nấm có khả năng phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ trong những điều kiện môi
trường thay đổi rất rộng, nên chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp để sản
xuất nhiều hợp chất có giá trị như các acid hữu cơ (acid citric, acid glutamic,…), các
chất kháng sing(penicillin, griseofulvin) và enzyme (cellulase, protease, amylase).
2.2. Ngành phụ Nấm Nang (Ascomycotina)
Ngành phụ Nấm Nang chỉ gồm có những nhóm nấm có bào tử là bào tử nang
(ascospore), nhóm nấm này là nhóm bậc cao hay nhóm nấm tiến hoá hơn; Webster
(1980) cho rằng ngành phụ này là nhóm nấm lớn nhất với hơn 15.000 loài. Bào tử
nang là bào tử nằm trong một cái túi hay còn gọi là nang (ascus) hoặc là nấm túi.
2.2.1 Đặc tính tổng quát
1. Nhóm nấm xuất hiện ở hầu hết các vùng có khí hậu khác nhau và phát triển
phổ biến trong đất, trong vùng nuớc mặn hay nước ngọt, hoại sinh trên xác bã
động thực vật và ký sinh trên thực vật và động vật.
2. Khuẩn ty phát triển và phân nhánh, có vách ngăn ngang; mỗi đoạn nấm chứa
nhiều nhân. Tuy nhiên, nấm men là sinh vật đơn bào.
3. Trong mỗi vách ngăn có một lổ nhỏ để ty thể, nhân và những phần tử khác có
thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác.
4. Mỗi tế bào chứa chitin trong các vi sợi, ngoài ra còn có mannose, glucose,
amino đường và protein cùng với một enzim trong thành phần vỏ tế bào.
5. Đặc tính quan trọng để phân biệt với các nhóm nấm khác là nang (ascus) chứa
các bào tử sinh sản.
6. Bào tử nang được tạo ra sau giai đoạn hợp nhân (caryogamy) và giảm phân,
trong mỗi nang thường chứa 8 bào tử. Tuy nhiên, có một số loài có số lượng
thay đổi từ 1 đến hơn 1000 bào tử trong nang.
7. Bào tử nang được xem là bào tử hoàn chỉnh
8. Nang hợp thành nhóm gọi là bào nang (ascocarp), thể quả bào tử hay thể quả
túi.
9. Thể quả bào tử có dạng ly (cup) hay dạng bình (flask) 10. Bào tử không có roi
trong tất cả các chu kỳ sinh truởng.
10. Sinh sản vô tính với bào tử đính (conidia), bào tử đính ở trong một cái bọc gọi
là cuống bào tử đính (conidiophore). Trong một số loài, sinh sản vô tính với bào
tử phấn (pycniospore), bào tử vách mỏng (oidia) hay bào tử vách dày
(chlamydospore)
2.2.2 Tầm quan trọng kinh tế
Nhiều nhóm nấm trong ngành phụ này có những tác hại như sau:
1. Nhiều loài Aspergillus và Penicillium gây ra sự hư hại thực phẩm cũng như vật
dụng khác như da, nhiều loài thực vật chứa cellulose bị nấm Chaetonium hủy hoại
2. Nhiều loài nấm còn tấn công cây trồng gây ra bệnh đóm phấn, thúi trái, hư rễ..
3. Chúng còn gây bệnh trên gia súc, người như trường hợp bệnh Aspergillosis do nấm
Aspergillus fumigatus gây ra, Aspergillus flavus và A. luteus tạo aflatoxin và
Aspergillus niger gây ra triệu chứng giống như bệnh lao.
4. Đặc biệt Claviceps purpurea chứa nhiều alkaloid có thể gây chết ở động vật và cả
con người nhưng nó cũng được sử dụng làm thuốc.
Tuy nhiên, ngành nấm này cũng có lợi ích quan trọng khác như sau:
1. Nhiều loài nấm men được biết có khả năng lên men bia và sản xuất men bánh
nổi
2. Penicillium notatum tổng hợp ra kháng sinh penicillin
3. Nhiều loài nấm sản xuất ra acid hữu cơ như acid citric, acid oxalic, acid
gluconic, vitamin và glycerol
4. Aspergillus wentii được dùng để lên men đậu nành ở Nhật Bản
2.2.3 Phân loại
Ainsworth (1973) phân chia ngành phụ Ascomycotina thành 6 lớp:
- Hemiascomycetes
- Loculoascomycetes
- Plectomycetes
- Laboulbeniomycetes
- Pyrenomycetes
- Discomycetes
2.3. Giới thiệu về một số chủng nấm
2.3.1 Giới thiệu về loài nấm Aspergillus
a. Đặc điểm phân loại
Tên khoa học: Aspergillus
Ngành: Ascomycota
Lớp: Eurotiomycetes
Bộ: Eurotiales
Họ: Trichocomaceae
Chi: Aspergillus
b. Đặc điểm hình thái
Sợi nấm có vách ngăn, cuống mang bào tử bụi phồng lên ở ngọn. Các chuỗi bào
tử bụi từ đầu phồng mọc tỏa khắp mọi hướng. Bào tử bụi có thể màu vàng
(Aspergillus flavus), màu đen (Aspergillus niger).
Khuẩn ty phân nhánh, có vách ngăn ngang hoàn chỉnh, nhiều khuẩn ty phát triển

Nấm Aspergillus với khuẩn ty, cọng bào tử, túi và thể bình (Nguồn: Sharma,
1998)

trên bề mặt cơ chất để hấp thu chất dinh dưỡng; đặc biệt ở vách ngăn ngang có một
lổ nhỏ để cho tế bào chất thông thương qua lại giữa hai tế bào; Khuẩn ty đứt thành
khúc và mỗi khúc hay đoạn có thể phát triển cho ra một khuẩn ty mới.
Mỗi bào tử có đường kính khoảng 5 µm, vỏ bào tử có một đai mỏng bên ngoài và
mỗi bào tử nang nẩy mầm cho một khuẩn ty mới.
2.3.2 Giới thiệu về loài nấm Penicillium
a. Đặc điểm phân loại
Tên khoa học: Penicillium
Ngành: Ascomycota
Lớp: Eurotiomycetes
Bộ: Eurotiales
Họ: Trichocomaceae
Chi: Penicillium
b. Đặc điểm hình thái
Có hơn 100 loài được mô tả trong giống này, Penicillium có những đặc điểm chung
với Aspergillus nhưng chúng có những đặc thù đã khiến cho nhiều nhà phân loại xếp
chúng riêng hay đặt tên khác như Talaromyces, Carpenteles.
Nấm Penicillium với cọng bào tử, đính bào từ, cán, thể bình vẽ, thể bình (Bá, 2005)

Khuẩn ty của Penicillium phân nhánh, nhiều khuẩn ty có vách ngăn ngang và ngay
chính khuẩn ty này có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng để tạo ra cọng bào tử và đính
bào tử. Mỗi tế bào thường có một nhân nhưng nhiều khi có những tế bào có nhiều
nhân, mỗi đoạn khuẩn ty có thể phát triển thành sợi khuẩn ty mới.
Penicillium sinh sản vô tính với cọng bào tử và đính bào tử, cọng bào tử có thể không
phân nhánh, phân nhánh bậc 1, 2 hay 3... và tận cùng của cọng bào tử là các thể bình,
nếu cọng bào tử không phân nhánh thì tận cùng là các thể bình và các chuổi đính bào
tử giống như cây cọ vẽ của các hoạ sĩ nên còn gọi là thể bình vẽ (metulae), cán
(ramus) và cọ vẽ (penicillus). Đính bào tử có dạng tròn có vách láng hay xần xùi
nhưng chỉ có đơn nhân nhưng cũng có khi chúng có đa nhân.
Penicillium có đính bào tử mang màu xanh đặc trưng và phát tán dễ dàng bởi gió và
không khí.
Chỉ có một vài loài trong giống này có sinh sản hữu tính như Penicillium
vermiculatum, Penicillium stipitatum.
Khuẩn ty chứa những tế bào đơn nhân phát triển thành túi noãn đơn nhân, túi noãn kéo
dài và phân chia nhiều lần để cho ra khoảng 64 nhân, đồng thời, một túi đực cũng phát
triển và quấn lấy túi noãn đa nhân đó.
2.3.3 Giới thiệu về loài nấm Fusarium
a. Đặc điểm phân loại
Tên khoa học: Fusarium
Ngành: Ascomycota
Lớp: Ascomycetes
Bộ: Hypocreales
Họ: Nectriaceae
Chi: Fusarium
b. Đặc điểm hình thái
Sợi nấm phát triển mạnh, nấm biến đổi màu trắng đến màu tím violet, tản nấm
thường sinh sắc tố màu hồng đến màu tím đậm trên môi trường PDA.
Bào tử lớn hình thành trên môi trường PDA có kích thước ngắn trung bình hoặc dài,
phần lớn có 3 vách ngăn mỏng, một đầu nhọn hoặc thon nhọn, một đầu hình bàn chân,
bào tử nhỏ hình thành trên cành bào tử phân sinh đơn nhánh thường không có màng
ngăn ngang, đôi khi chỉ có một ngăn. Bào tử nhỏ hình thành trên cành bào tử phân sinh
đơn nhánh ngắn thường không có màng ngăn ngang, đôi khi chỉ có một ngăn. Hình
dạng bào tử thay đổi từ hình ovan, hình elip hoặc hình quả thận. Hậu bào tử hay bào tử
vách dầy rất bền và tồn tại độc lập trong thời gian dài.

Đính bào tử Fusarium (Arx, 1995)


CHƯƠNG 3: BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cách tiến hành thí nghiệm

Cách thu mẫu đem đi phân tích:


Thu mẫu 4 gốc và ở giữa sau đó trộn đều rồi cho vào túi zipper có kí hiệu mẫu. Để
đạt được nhiệt độ mong muốn mẫu được cho vào bồn ổn nhiệt để duy trì nhiệt độ ≥ 60
nhằm tiêu diệt một số vi sinh vật.
2.2 Chuẩn bị mô hình
Đặt mô hình ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, tránh nước
mưa ảnh hưởng đến quá trình ủ compost.
Sử dụng thùng chữ nhật bằng xốp (thùng đựng đá) với kích thước:
Lx B x H = 60cm x 45cm x 50cm.
Dùng băng keo bọc trong và ngoài thùng để cách nhiệt, dưới đáy thùng trải 1 lớp
sỏi dày 2-3 cm, phía trên lớp sỏi đặt 1 tấm lưới . Hệ thống ống phân phối khí từ đáy
(cố định dưới tấm lưới) được nối với bơm khí duy trì lượng khí cấp vào thùng khoảng
5 - 10 m3/h/tấn nguyên liệu.
Đặt 1 nhiệt kế ngoài môi trường và một nhiệt kế cắm vào thùng để so sánh nhiệt
độ môi trường với nhiệt độ trong mô hình. Gắn ống thoát nước rỉ rác ở đáy mô hình.
Tiến hành làm mô hình compost, quan sát và theo dõi nhiệt độ của mô hình đến
khi nhiệt độ đạt giá trị 60oC thì lấy mẫu đem phân tích.

Hình 2.1 Mô hình ủ phân compost

2.3 Thiết bị - hóa chất


Dụng cụ và thiết bị:
- Cốc nung
- Pipette 10ml, 25ml
- Bình định mức 100ml
- Erlen
- Ống kjeldahl
- Ống đong 50ml
- Buret
- Giá đỡ buret
- Máy chưng cất đạm
- Cân điện tử
- Tủ sấy
- Petri ∅ = 100mm
- Ống nghiệm
- Erlen
- Micropipette, pipette 10ml
- Lam kính, lamen
- Đèn cồn, que cấy
- Nồi áp suất
- Tủ cấy vi sinh
- Máy vortex
- Máy lắc vòng
- Cân điện tử
- Kính hiển vi
- Tủ sấy
- Các dụng cụ thủy tinh khác.
2.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
a) pH
 Cân khối lượng rác.
 Trộn nước với rác theo tỉ lệ rác : nước = 1 : 3. Sử dụng nước để đo pH.
 Đo pH bằng máy bàn. Ngoài ra, nhóm còn đo bằng giấy đo pH.
 Đọc và ghi kết quả đo được.
 Tần suất theo dõi: 2 ngày/lần.[3]
b) Độ sụt giảm thể tích
 Phương pháp: đo chiều cao mặt thoáng bên trong mô hình mỗi ngày để xác
định độ sụt giảm thể tích mỗi ngày.
 Nhận xét mùi, màu và sự thay đổi nếu có ở mỗi mô hình và ghi lại kết quả.
 Dụng cụ: thước đo.
c) Nhiệt độ
 Sử dụng nhiệt kế thủy ngân cắm vào giữa mô hình.
 Mỗi ngày đọc nhiệt độ trên nhiệt kế cho từng mô hình và nhiệt độ môi trường.
 Ghi lại kết quả đo được.
 Tần suất theo dõi: 1 lần/ngày.
d) Xác định độ ẩm
Phương pháp:
 Sấy cốc trong tủ sấy 1h
 Hút ẩm 1h.
 Cân khối lượng (m0) của mỗi cốc.
 Cân khối lượng mẫu (m1) lấy từ mẫu rác cho vào cốc.
 Sấy các mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 1050C đến khi nhiệt độ không đổi.
 Hút ẩm 1h.
 Cân khối lượng của cốc và mẫu sau khi hút ẩm (m).
Công thức xác định độ ẩm:
m1 - m2
M (%) = × 100%
m1
Trong đó:
+ m1: khối lương rác ban đầu,(g)
+ m2: khối lượng rác sau sấy, m2 = m – mo,(g)
+ mo: khối lượng cốc sau sấy,(g)
+ m: khối lượng rác và cốc sau sấy,(g)
Dụng cụ: cốc, tủ sấy, tủ hút ẩm, cân phân tích.[8]
e) Chất hữu cơ và độ tro
 Rác sau khi phân tích độ ẩm đem xay nhỏ.
 Cân khối lượng mẫu đã xay cho vào cốc nung.
 Đốt ở 550oC cho đến khi khối lượng không đổi.
 Hút ẩm 1h rồi đem cân.
Công thức xác định chất hữu cơ
m1 - m2
OM (%) = × 100%
m1
Trong đó:
+ m1: khối lượng rác đem đốt ban đầu, (g).
+ m2: khối lượng rác sau đốt, m2 = m – mo, (g).
+ mo: khối lượng cốc, (g).
+ m: khối lượng rác và cốc cân được sau sấy, (g).
Độ tro được xác định theo công thức: % độ tro = 100% - %OM
Ngoài ra còn có thể phân tích các chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng compost
thành phần, ví dụ: colifoms và e.coli, kim loại nặng (Cd, Cr, Pb,…) tùy theo điều kiện
thời gian và điều kiện phòng thí nghiệm [9].
f) Xác định hàm lượng Carbon, Nitơ
 Xác định hàm lượng Carbon. [1]
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định carbon hữu cơ tổng số có trong
các loại phân bón, chất phế thải có chứa chất hữu cơ như: phân hữu cơ truyền thống,
phân hữu cơ chế biến công nghiệp, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân
hữu cơ vi sinh, than bùn và phế thải hữu cơ từ các nguồn khác nhau.
Tài liệu viện dẫn
TCVN 4851 : 89 (ISO 3696 – 1987), Nước dùng cho phân tích trong phòng thí
nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 9297 : 2012, Phân bón – Phương pháp xác định độ ẩm
Nguyên tắc
Tiêu chuẩn này dựa theo phương pháp Walkley – Black – Oxy hóa các bon hữu
cơ bằng dung dịch kali dicromat dư trong môi trường axit sunfuric, sử dụng nhiệt do
quá trình hòa tan axit sunfuric đậm đặc vào dung dịch dicromat, sau đó chuẩn độ
lượng dư bicromat bằng dung dịch sắt hai, từ đó suy ra hàm lượng các bon hữu cơ.
Hóa chất và thuốc thử
Trong quá trình phân tích chỉ sử dụng các hóa chất, thuốc thử phù hợp với các yêu
cầu quy định trong TCVN 7764 (ISO 6353), hoặc các hóa chất, thuốc thử có cấp tinh
khiết tương đương.
1. Nước cất, phù hợp với TCVN 4851 - 89
2. Axit sunfuric, (H2SO4) d = 1,84.
3. Axit phosphoric, (H3PO4) 85%
4. Kali dicromat, (K2Cr2O7)
5. Muối Mohr, [FeSO4(NH4)2SO4.6H2O].
6. Dung dịch tiêu chuẩn kali dicromat (K2Cr2O7) M/6:
Cân 49,040g K2Cr2O7 (đã sấy khô ở 1050 C trong 2 h, để nguội trong bình hút ẩm)
cho vào cốc dung tích 1000mL, thêm 400mL nước cất, khuấy tan, chuyển vào bình
định mức dung tích 1000mL, thêm nước cất đến vạch định mức, lắc đều. Bảo quản kín
ở 200C.
7. Dung dịch muối Mohr [FeSO4(NH4)2SO4.6H2O] nồng độ khoảng 0,5 M:
Cân 196g FeSO4(NH4)2SO4.6H2O vào cốc dung tích 1000mL, thêm 50mL axit
H2SO4 đặc, thêm 450mL nước cất, khuấy tan, chuyển vào bình định mức dung tích
1000mL, thêm nước cất đến vạch định mức, lắc đều, để cho lắng trong, nếu đục phải
lọc. Bảo quản kín trong lọ màu nâu ở 200C, tránh xâm nhập của không khí.
8. Dung dịch chỉ thị màu ferroin O. phenanthrolin:
Cân 0,695g sắt hai sunphat (FeSO4.7H2O) và 1,485g O.phenanthrolin
monohydrat (C12H8N2. H2O), hòa tan trong 100 mL nước cất.
9. Dung dịch chỉ thị màu bari diphenylamin sunfonat 0,16%:
Cân 0,16g bari diphenylamin sunfonat, hòa tan trong 100mL nước cất.
10. Dung dịch chỉ thị màu axit N – phenilanthranilic:
Cân 0,1g axit N- phenylanthranilic và 0,1g Na2CO3 trộn đều với một ít nước cất,
sau hòa tan thành 100 mL.
Thiết bị và dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và các thiết
bị, dụng cụ sau:
- Tủ sấy, nhiệt độ 1050C ± 2 oC.
- Cân phân tích, độ chính xác 0,0001g.
- Rây, đường kính lỗ 0,2mm.
- Bình tam giác chịu nhiệt, dung tích 250 mL.
- Buret, dung tích 50 mL, độ chính xác 0,1 mL
- Tấm cách nhiệt.
Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
Phân bón rắn
Mẫu đem đến phòng thí nghiệm được đảo trộn đều, trải phẳng trên khay nhựa
hoặc tấm ny lông, lấy mẫu trung bình theo phương pháp đường chéo góc, trộn đều, lấy
hai phần đối diện và loại bỏ dần cho đến khi còn khoảng 500g.
Chia mẫu trung bình thành hai phần bằng nhau, cho vào hai túi zipper, ghi mã số
phân tích, ngày, tháng, tên mẫu (và các thông tin cần thiết), một túi làm mẫu lưu, một
túi làm mẫu phân tích.
Nghiền mịn mẫu rồi qua rây 0,2 mm, trộn đều làm mẫu phân tích.
Các mẫu có độ ẩm cao có thể cân một lượng mẫu xác định, sấy khô ở nhiệt độ
o
70 C, xác định độ ẩm, nghiền mịn mẫu khô qua rây 0,2 mm làm mẫu phân tích. Lưu ý
khi tính kết quả phải nhân với hệ số chuyển đổi từ khối lượng mẫu khô sang khối
lượng mẫu thực tế ban đầu.
Các mẫu không thể xử lý có thể lấy một lượng mẫu khoảng 20g, nghiền thật mịn
làm mẫu phân tích.
Các mẫu phân hữu cơ khoáng có trộn phân urê phải rửa hết urê trước khi xác định
các bon hữu cơ tổng số.
Cách tiến hành.
1. Cân khoảng 0,1g đến 0,2g mẫu đã được xử lý chính xác đến 0,0001g, có
hàm lượng không quá 50mg carbon, cho vào bình tam giác chịu nhiệt dung
tích 250 mL.
2. Thêm 20 mL dung dịch tiêu chuẩn K2Cr2O7 M/6
3. Thêm nhanh 40 mL H2SO4 đậm đặc từ ống đong, lắc nhẹ, trộn đều.
4. Đặt lên tấm cách nhiệt, để yên trong thời gian 30phút.
5. Thêm 100 mL nước cất và 10 mL H3PO4 85%, để nguội đến nhiệt độ trong
phòng.
6. Tiến hành đồng thời 2 mẫu trắng, cùng cách chuẩn bị như mẫu thử.
Chú ý: Trường hợp mẫu sau oxy hóa có màu xanh cần phải làm lại, cân lượng ít
hơn hoặc tăng thêm lượng K2Cr2O7.
7. Chuẩn độ
Thêm 0,5mL chỉ thị màu và chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 M/6 bằng dung dịch
muối Mohr 0,5M tới màu của dung dịch thay đổi. Chú ý, tại gần điểm kết thúc chuyển
màu, phải nhỏ từ từ từng giọt dung dịch chuẩn và lắc đều cho đến khi chuyển màu đột
ngột, nếu chuẩn độ quá dư, cho thêm 0,5 mL dung dịchK 2Cr2O7 M/6 và tiếp tục chuẩn
độ một cách thận trọng, cộng thêm thể tích dung dịch K 2Cr2O7M/6 thêm vào thể tích
dung dịch K2Cr2O7 M/6 đã sử dụng.
Chú ý:
- Phương pháp này chỉ có kết quả tốt khi lượng dư K 2Cr2O7 M/6 còn trên 40%
lượng đã sử dụng, nghĩa là khi số mL dung dịch mối Mohr chuẩn độ hết ít hơn 16 mL,
cần phải làm lại (cân lượng ít hơn hoặc tăng thêm lượng K2Cr2O7 M/6).
- Trong trường hợp bình thường, không phải cho thêm K 2Cr2O7 M/6, V ở công
thức; trong trường hợp phải cho thêm K2Cr2O7 M/6, V ở công thức tính.
- Chuyển màu của chỉ thị.
+ Chỉ thị màu ferroin O. phenaltrolin, chuyển từ xanh sẫm sang đỏ.
+ Chỉ thị màu bari diphenylamin sunfonat, chuyển từ xanh tím sang xanh lá cây.
+ Chỉ thị màu axit N-phenylanthanilic, chuyển từ tím sang xanh lá cây.
Tính kết quả
Công thức tính
- Hàm lượng các bon hữu cơ theo phần trăm (% OC) khối lượng phân
thương phẩm được tính theo công thức:
V × ( a−b ) ×3 ×100 ×100
% OC =
a ×75 ×1000 × m
Trong đó:
V: Thể tích dung dịch K2Cr2O7 sử dụng tính bằng mililit (mL);
a: Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu trắng tính bằng mililit (mL);
b: Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu thử tính bằng mililit (mL);
m: Khối lượng mẫu cân để xác định tính bằng gam (g);
3: Đương lượng gam của Carbon tính bằng gam (g);
100/75 Hệ số quy đổi (do phương pháp này có khả năng oxy hóa 75% tổng lượng
các bon hữu cơ).
- Hàm lượng các bon hữu cơ theo phần trăm (% OC) khối lượng phân khô
kiệt được tính theo công thức:
V × (a - b) × 3 × 100 × 100 × K
% OC =
a × 75 × 1000 × m
Trong đó:
K: Hệ số khô kiệt (theo TCVN 9297 : 2012).
- Công thức chuyển đổi từ OC sang OM :
% OM = % OC x 2,2
Trong đó:
2,2: Hệ số chuyển đổi các bon hữu cơ sang chất hữu cơ.
Chú ý: Kết quả phép thử là giá trị trung bình các kết quả của ít nhất hai lần thử
được tiến hành song song. Nếu sai lệch giữa các lần thử lớn hơn 10% giá trị tương
đối thì phải tiến hành lại.
Xác định hàm lượng Nitơ. [5]
Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại phân bón có chứa nitơ dạng khoáng và dạng
hữu cơ (phân khoáng cơ, khoáng phức hợp, khoáng hỗn hợp, phân hữu cơ, hữu cơ vi
sinh, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, phân bùn) theo phương pháp Kieldhal.
Tài liệu viện dẫn
TCVN 4851-89 (ISO 3696-87), Nước dùng cho phân tích trong phòng thí nghiệm
- Yêu cầu kỹ thuật.
Phân loại
Phân bón chứa nitơ có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm một: Bao gồm các loại phân bón chứa nitơ ở dạng khoáng như phân
khoáng đơn (urê, amôn sunphát), phân khoáng phức hợp (MAP- monoammonium
phosphate, DAP- diammonium phosphate) và phân khoáng hỗn hợp (NK, NPL, NP,
NPKS …).
Nhóm hai: Bao gồm các loại phân bón có chứa nitơ ở cả dạng hữu cơ và dạng
khoáng (phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng).
Nguyên tắc
Chuyển hóa các hợp chất nitơ trong mẫu thành amoni (NH 4+) bằng H2SO4 (với
nhóm 1) và hỗn hợp giữa H2SO4 với chất xúc tác (với nhóm 2), sau đó cất amoni nhờ
dung dịch kiểm, thu NH3 bằng dung dịch axit boric, chuẩn độ amon tetraborat bằng
axit tiêu chuẩn, từ đó suy ra hàm lượng nitơ trong mẫu.
Hóa chất và thuốc thử.
1. Nước cất, TCVN 4851 - 89.
2. Axit sunfuric (H2SO4) d = 1,84, không có amoni.
3. Dung dịch tiêu chuẩn HCl hoặc H 2SO4, nồng độ 0,1; 0,2; 0,5 N pha từ ống tiêu
chuẩn.
4. Dung dịch NaOH, nồng độ 40%:
Cân 400g NaOH vào cốc dung tích 1000 ml, thêm 400 ml nước, khuấy tan,
chuyển vào bình định mức 1000 ml, thêm nước đến vạch định mức. Để yên dung dịch
hai ngày cho lắng hết cặn cacbonat, sử dụng phần dung dịch trong. Bảo quản dung
dịch trong bình nhựa kín.
5. Dung dịch axit boric (HBO3), nồng độ 5%:
Cân 30g H3BO3 tinh khiết cho vào 500ml nước cất để hòa tan (nếu cần có thể đun
nóng) rồi lên thể tích đến 1000mL.
6. HCl 0,05N: lấy 4,2ml HCl đặc (12N – 35 đến 38  hàm lượng ) pha thành
1000mL. Lắc đều, dùng Na2B4O7 hoặc NaOH chuẩn để chuẩn lại.

7. Chỉ thị màu Nessler: 15g HgI2 và 10g KI hòa vào 500mL nước cất. Cho vào đây
40g NaOH. Khuấy đều cho tan, để lắng vài ngày rồi lọc gạn dung dịch cho vào bình
màu nâu để dùng. Nếu không có sẵn HgI2 thì pha như sau: 9g HgI2 + 15,5g KI hòa vào
500mL nước cất. Thêm 40g NaOH, khuấy đều cho tan. Để lắng vài ngày và gạn nước
trong để dùng (chỉ thị Nessler nhóm mua ở dạng pha sẵn).
8. Chỉ thị Tasiro: Hỗn hợp metyl đỏ và metyl xanh có khoảng biến đổi màu ở pH
= 5,2-5,6. Môi trường axit có màu tím đỏ, môi trường kiềm có màu xanh lục. Hòa
0,05g metyl xanh vào 5mL nước cất, thêm vào đây 100mL ethanol và hòa thêm 0,15g
metyl đỏ. Khuấy đều cho tan hết, rót vào lọ nút kín và bọc giấy đen.
Thiết bị và dụng cụ.
Bộ chưng cất đạm Kjeldhal.
Erlen 250mL nút mài.
Buret 25mL.
Cốc 100mL.
Cách tiến hành:
Phân hủy mẫu: Cân 1g mẫu khô cho vào bình kjeldhal khô. Sau đó, cho 10g
K2SO4, 0.5g CuSO4 và 1g FeSO4 (hoặc 0.2g bột Se). Tiếp tục thêm vào 25mL H2SO4
đặc, để mẫu thấm đều lắc nhẹ bình nhưng chú ý không để mẫu bám lên thành bình.
Đậy bình bằng một chiếc phễu nhỏ rồi đặt lên bếp đun. Đun ở nhiệt độ 370 oC trong 30
phút (dung dịch chuyển sang màu xanh). Sau đó lấy bình Kjeldhal chứa mẫu ra để
nguội lúc này mẫu có màu xanh nhạt, chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức
100mL, dùng nước cất tráng bình đốt và lên thể tích đến vạch mức.
Cất nitơ: Chuẩn bị dung dịch hấp thụ NH 3: Lấy 30mL dung dịch axit boric 3%
cho vào bình tam giác 250 mL. Cho vào 3 giọt chỉ thị hỗn hợp, lúc này dung dịch hấp
thụ có màu tím đỏ. Đầu ống sinh hàn phải ngập xuống dung dịch hấp thụ.
Cho vào hệ thống chưng cất 50mL mẫu, tiếp tục cho NaOH 40% khoảng 40ml
vào (cho đến khi xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu). Sau đó tiến hành chưng cất. khi có
NH3 giải phóng ra, dung dịch axit boric chuyển dần sang màu xanh. Dùng chỉ thị
nessler xem có còn NH3 bay ra không, nếu chỉ thị nessler đổi màu thì chứng tỏa mẫu
vẫn còn NH3, nếu chỉ thị nessler không đổi màu thì mẫu đã chưng cất hết NH 3. Dùng
một ít nước cất rửa qua ống sinh hàn. Lấy bình hấp thụ ra.
Chuẩn độ: Dùng dung dịch HCl 0.05N để chuẩn cho đến khi xuất hiện màu tím
đỏ thì ngưng.
Đồng thời cững tiến hành với mẫu trắng: Tiến hành các bước hoàn toàn như trên
nhưng không có mẫu.
Tính kết quả.
( V 1 −V 2 )×N×0,014×100
%N=
a
Trong đó:
V1, V2 là số mL HCl dùng để chuẩn độ mẫu phân tích và mẫu trắng (mL).
N là nồng độ đương lượng của HCl (N).
a là khối lượng đất khô kiệt tương ứng với dung dịch lấy đem đi phân tích
(g).
2.5 Hoá chất môi trường và quan sát
a) Môi trường Pepton nước đệm (SPW )
Pepton……………..0,05g

NaCl ……………....0,45g

Nước cất…………...50ml

b) Môi trường Martin:


Gluco……...………………………….10g

K2PO4…………...................................1g

Pepton………………………………. 5g

Rose bengale 1/ 30000……………….100ml

MgSO4 . 7H2O………………………..0,5g

Nước cất …………….....................900ml

Agar …………………………………20g

c) Môi trường Martin cải tiến:

Pepton…………………………………..15g

KH2PO4…………...................................1g

Rose bengale 1/ 30000…………………100ml

MgSO4 . 7H2O………………………….0,5g

Nước cất …………….............................900ml

Agar …………………………………20g

Trước khi dùng thêm vào mỗi bình 100ml sắp đông 10 giọt natri taurocholat 10% và
streptomyxin với nồng độ 3mg /100ml

d) Môi trường bột ngô:

Bột ngô………………….26g

Pepton…………………...20g

Glucoza………………….20g

Nước…………………….đủ 1000ml
e) Môi trường PDA:

Potato……………..200g

D – Glucose ……….20g

Agar ……………….20g

Nước cất vừa đủ 1000ml

pH = 6,5

Hấp khử trùng ở 1atm /15 phút

f) Môi trường Gause CMC:

CMC…………….10g

K2HPO4………...0,5g

MgSO4…………0,5g

KNO3…………….1g

FeSO4………...0,01g

NaCl …………..0,5g

Agar …………...20g

Nước cất vừa đủ 1000ml

pH = 7,2

Hấp khử trùng ở 1atm /15 phút

g) Thuốc thử Lugol


h) Môi trường Czapek – Dox:

CMC ……………..10g

NaNO3…………….3g

K2HPO4…………...1g

MgSO4………….0,5g

KCl……………..0,5g

FeSO4…………0,01g
Agar ……………20g

Nước cất vừa đủ 1000ml

pH = 6,5

Hấp khử trùng ở 1atm /15 phút

i) Quan sát nấm mốc Aspergillus và Penicillium


1. Quan sát khuẩn lạc
- Khuẩn lạc Aspergillus trên đĩa thạch: khuẩn lạc bằng phẳng, có màu. Tuỳ loại
nấm có thể màu xanh, đen,… là màu của bào tử.
- Khuẩn lạc Penicillium trên thạch đĩa: khuẩn lạc bằng phẳng, thường bên ngoài
trắng đục, giữa có màu xanh.
2. Quan sát sợi nấm thuỷ tinh
- Dùng một lưỡi lam cắt một lát mỏng thạch xung quanh khuẩn lạc
- Đặt len kính, xem ở vật kính 8x rồi 40x
- Quan sát khuẩn ty có vách ngăn ngang
3. Quan sát sợi nấm khí sinh và cơ quan sinh sản
- Dùng kim khêu nấm, lấy một ít sợi nấm, đưa lên kính
- Xem ở vật kính 8x rồi 40x
- Xem cơ quan sinh sản: dùng kim khêu nấm, lấy một ít thạch có sợi nấm khí
sinh, đưa lên kính, xem ở vật kính 8x rồi 40x.
- Cơ quan sinh sản của nấm Aspergillus có hình như hoa cúc. Cơ quan sinh sản
của Penicillium có hình như bàn tay xoè.

2.6 Cách xác định vi sinh vật


2.6.1 Phương pháp phân lập vi sinh
 Pha loãng mẫu:
Chuẩn bị 5 ống nghiệm, mỗi ống chứa 9ml nước muối sinh lí (dung dịch NaCl
0.85%) vô trùng có đánh số thứ tự từ ống 1 đến ống 5. Cân 10g mẫu cho vào erlen
chứa 90ml nước muối sinh lí, lắc đều 30p rồi để yên 10p ta được độ pha loãng mẫu
10-1. Dùng micropipet hút 1ml từ erlen cho vào ống nghiệm 1, lắc đều bằng máy
vortex ta được độ pha loãng 10 -2. Thay đầu típ vô trùng khác, hút 1ml từ ống nghiệm
1 cho vào ống nghiệm 2, lắc đều như trên ta được độ pha loãng 10 -3, và tiếp tục như
vậy ta được độ pha loãng 10 -4, 10-5, 10-6 [].
Hình 2. 2: Cách pha loãng mẫu và cấy vào môi trường rắn.

Chú ý: Vortex 2-3 lần để đồng nhất dung dịch trước khi hút.
 Phân lập và làm thuần:
Nấm mốc:
Từ các ống nghiệm vừa pha loãng mẫu ở trên (có độ pha loãng mẫu tương ứng
là 10-3, 10-4, 10-5, 10-6), hút mỗi ống 100µl dung dịch mẫu bằng micropette nhỏ lên
mặt thạch của các hộp petri tương ứng có chứa môi trường Agar D–Glucose Khoai
tây (PDA), dùng que gạt thủy tinh vô trùng dàn đều mẫu trên mặt thạch , mỗi nồng độ
cấy trên 2 đĩa, ủ các đĩa ở điều kiện nhiệt độ phòng, trong bóng tối từ 2 đến 3 ngày.
Sau thời gian này lấy ra chọn những đĩa ở độ pha loãng nào tạo được những khuẩn
lạc rời, quan sát mô tả các dạng khuẩn lạc rời, quan sát mô tả các dạng khuẩn lạc
khác nhau.
Chọn các khuẩn lạc nấm mốc riêng rẻ trên môi trường PDA, dùng que cấy mốc
(đã khử trùng bằng cách đốt đỏ trên ngọn lửa đèn cồn) gạt nhẹ lên hệ sợi tơ hoặc trên
bào tử đính (dạng bụi phấn), chuyển sang các đĩa petri chứa môi trường PDA, đánh
ngược phần lưng móc lên nắp đĩa petri cho bào tử rơi xuống hay cắm đầu mốc xuống
mặt thạch thành 3 điểm. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 3 ngày, sau đó lấy ra quan sát. Nếu
trên mặt thạch chỉ có một loại tơ hoặc bào tử nấm mốc phân lập là đạt. Nếu chưa
thuần thì ta tiến hành như trên cho đến khi nào thuần.
Chủng thuần được cấy vào môi trường PDA thạch nghiêng để giữ giống tạm thời.
[]
 Cách làm thạch nghiêng:
Pha môi trường và đun trên bếp để agar tan hoàn toàn. Sau đó cho khoảng 10ml
môi trường vào mỗi ống nghiệm, dùng bông không thấm để bịt đầu ống nghiệm và gói
ống nghiệm bằng giấy báo. Sau đó cho các ống nghiệm này vào nồi hấp khử trùng.
Sau khi quá trình hấp khử trùng hoàn thành, tiến hành lấy ống nghiệm ra và đặt nằm
nghiêng sao cho môi trường trải dài trên ống nghiệm. Chú ý đặt ống nghiệm nằm
nghiêng một cách cẩn thận sao cho môi trường không chạm đến nút bông [].
2.6.2 Phương pháp định danh bằng hình thái
Định danh hình thái bằng phương pháp làm phòng ẩm. Phương pháp này dùng
để quan sát hình thái, cấu trúc sợi và các cơ quan sinh sản của nấm ở trạng thái tự
nhiên. Các bước tiến hành như sau:
- Đặt vào đáy hộp petri một tờ giấy thấm, đặt lên tờ giấy thấm một miếng lame
sạch. Đậy nắp petri lại, gói giấy và đem đi hấp khử trùng.
- Đun chảy môi trường thạch PDA đã hấp khử trùng chứa trong các ống
nghiệm.
- Mở hé nắp petri ở gần ngọn lửa của đèn cồn, đổ thạch trong ống nghiệm lên
miếng lame sao cho thạch chảy dài một nửa bên của tấm lame.
- Khi thạch trên lame đã đặc lại, dùng que cấy mốc khều nhẹ vào khuẩn lạc
nấm mốc chấm lên phần thạch của miếng lame trong phòng ẩm.
- Lấy nước cất vô trùng đổ vào phần giấy thấm để cho nước thấm đều tờ giấy.
- Gói cả hộp lại và đem nuôi ủ ở nhiệt độ phòng hai đến ba ngày.
- Dùng giấy thấm chùi mặt đáy miếng lame.
- Đậy lamelle lên chổ có khuẩn lạc mọc và đặt lên kính hiển vi quan sát (ở
trạng thái sống) với vật kính có độ phóng đại 10x và 40x [14]
2.6.3 Phương pháp khảo sát khả năng phân giải Cellulose
Nguyên tắc
CMC có khả năng tạo phức màu với chất chỉ thị: CMC kết hợp với iốt tạo ra
phức màu nâu đỏ, nơi nào cơ chất bị phân giải hết bởi enzym của vi sinh vật sẽ tạo ra
vùng trong suốt.
Phương pháp
CMC có khả năng tạo phức màu với chất chỉ thị: CMC kết hợp với iốt tạo ra phức
màu nâu đỏ, nơi nào cơ chất bị phân giải hết bởi enzym của vi sinh vật sẽ tạo ra vùng
trong suốt.
Tiến hành cấy sinh khối của vi sinh vật cần khảo sát vào các đĩa môi trường đặc
trưng bằng phương pháp cấy điểm. Ủ các đĩa ở nhiệt độ phòng, sau 3 – 5 ngày tráng
với thuốc thử lugol. Đo đường kính vòng phân giải D (cm) và đường kính vết cấy vi
sinh vật d (cm). Tính tỉ số D/d, tỉ số này càng lớn chứng tỏ hoạt lực enzym của chủng
đó càng mạnh. []
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tính toán các thông số đầu vào mô hình ủ compost
Sau khi hoàn thành việc thiết kế mô hình ủ compost, cần phải xác định độ ẩm để
tìm ra tỉ lệ C/N phù hợp, vì carbon và nito là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá
trình phân hủy compost.
3.1.1 Độ ẩm
Rau
Khối lượng cốc: m =
Khối lượng cốc và rau trước sấy: m1 =
Khối lượng cốc và rau sau sấy: m2 =
m1 - m2
→ M (% ) = × 100
m1 - m
Mạt cưa
Khối lượng cốc: m =
Khối lượng cốc và mạt cưa trước sấy: m1 =
Khối lượng cốc và mạt cưa sau sấy: m2 =
m1 - m2
→ M (% ) = × 100 =
m1 - m
3.1.2 Chất hữu cơ và độ tro
Rau
Khối lượng cốc: m =
Khối lượng cốc và rau trước nung: m1 =
Khối lượng cốc và rau sau nung: m2 =
m1 - m2
→ M (% ) = ×100 =
m1 - m
Mạt cưa
Khối lượng cốc: m =
Khối lượng cốc và mạt cưa trước nung: m1 =
Khối lượng cốc và mạt cưa sau nung: m2 =
m1 - m2
→ M (% ) = ×100 =
m1 - m
3.1.3 Carbon
Vmẫu trắng =
Vrau = ,mrau =
Vmạt cưa = , mmạt cưa =
V × (a - b) × 3 × 100 × 100
% OC =
a × 75 × 1000 × m
Trong đó:
V: Thể tích dung dịch K2Cr2O7 sử dụng tính bằng mililit (mL);
a: Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu trắng tính bằng mililit (mL);
b: Thể tích dung dịch muối Mohr chuẩn độ mẫu thử tính bằng mililit (mL);
m: Khối lượng mẫu cân để xác định tính bằng gam (g);
3: Đương lượng gam của Carbon tính bằng gam (g);
100/75 Hệ số quy đổi (do phương pháp này có khả năng oxy hóa 75% tổng lượng
các bon hữu cơ).
→ %OC rau =

%OC mạt cưa =


3.1.4 Nitơ
Vrau = , mrau =
Vmạt cưa = , mmạt cưa =
Vmẫu trắng = 0
( V 1 −V 2 )×N×0,014×100
%N=
a
Trong đó:
V1, V2 là số mL HCl dùng để chuẩn độ mẫu phân tích và mẫu trắng (mL).
N là nồng độ đương lượng của HCl (N).
a là khối lượng đất khô kiệt tương ứng với dung dịch lấy đem đi phân tích (g) .
→ %Nrau =
%N mạt cưa =
Tóm tắt kết quả:
%Crau Rau: C/N =
%Nrau =
%C mạt cưa= Mạt cưa: C/N =
%N mạt cưa =
Nhận xét:
Sau khi có được tỉ lệ C/N của rau và mạc cưa, chúng em tiến hành tính tỉ lệ phối
trộn của 2 nguyên liệu này để phù hợp với mô hình ủ compost.
3.1.5 Tính tỷ lệ phối trộn
Tính theo khối lượng chất khô
Đối với 1 kg rau:
Nước: kg
Chất khô: kg
Nrau: kg
Crau: kg
Đối với 1kg mạt cưa:
Nước: kg
Chất khô: kg
N mạt cưa: kg
C mạt cưa: kg
Tính tỉ lệ rau trên mạt cưa để thu hỗn hợp có C/N = 25
C Crau × Xrau + Cmạt cưa × Xmạt cưa
= 25 =
N Nrau × X rau + Nmạt cưa × Xmạt cưa
Với:
Xrau: Khối lượng rau
X mạt cưa: Khối lượng mạt cưa
Cho Xrau = 1kg rau, ta được:
Crau - 25 × Nrau
X mạt cưa= =¿
25 × Nmạt cưa - Cmạt cưa
Vậy với 1kg rau sẽ phối trộn với 0,16kg mạt cưa.
Nhận xét :

3.2 Theo dõi diễn biến các chỉ tiêu trong quá trình ủ compost
3.2.1 pH
pH là yếu tố để theo dõi diễn biến của quá trình phân hủy compost, theo hình
1.1 trong pha thích nghi và pha tăng trưởng pH tăng do quá trình phân hủy các chất
hữu cơ tạo ra NH3 , sau đó đến pha ưa nhiệt và pha trưởng thành pH giảm dần do xảy
ra quá trình nitratre hóa tạo ra NO2- và cuối cùng thành NO3- trong đó có tạo ra H+ ,
đây là nguyên nhân làm pH giảm.
Bảng 3.1: Bảng theo dõi sự thay đổi pH của mô hình ủ compost

Thời gian theo dõi


pH
(ngày)
1

10

11

12

13

14

Nhận xét:

3.2.2 Độ ẩm
Độ ẩm là một trong những các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy
compost, theo hình 1.1 trong pha thích nghi và pha tăng trưởng độ ẩm tăng do quá
trình phân hủy các chất hữu cơ sinh ra nước rỉ rác, sau đó đến pha ưa nhiệt và pha
trưởng thành độ ẩm giảm dần do lượng nước rỉ rác đã thất thoát ra ngoài thông qua
ống rỉ rác.
Bảng 3.2: Bảng theo dõi sự thay đổi độ ẩm của mô hình ủ compost

Thời gian theo dõi Độ ẩm (%)


(ngày)

11

13

Nhận xét:

3.2.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong các yếu tố quan trọng để theo dõi diễn biến của quá trình
phân hủy compost, theo hình 1.1 trong pha thích nghi và pha tăng trưởng nhiệt độ
tăng do quá trình phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật, sau đó đến pha ưa nhiệt
và pha trưởng thành nhiệt độ giảm dần vì lúc này một phần lượng vi sinh vật đã bị
tiêu diệt.
Bảng 3.3: Bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của mô hình ủ compost

Thời gian theo dõi (Ngày) Nhiệt độ (oC)

1
2

10

11

12

13

14

Nhận xét:

3.2.4 Độ sụt gảm thể tích


Độ sụt giảm thể tích cho ta biết vi sinh vật trong mô hình compost có tham gia
quá trình phân hủy chất hủy cơ, nếu độ sụt giảm càng cao thì vi sinh vật tham gia
phân hủy càng mạnh.
Bảng 3.4: Bảng theo dõi sự thay đổi độ sụt giảm thể tích của mô hình ủ compost
Thời gian theo dõi (Ngày) Độ sụt giảm thể tích (cm)

10

11

12

13

14

Nhận xét:

3.3 Xác định giai đoạn pha tăng trưởng và pha ưa nhiệt
Dựa vào bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ hằng ngày của mô hình ủ compost
ta có được đồ thị sau:

Nhận xét:
3.4 Xác định chủng vi sinh thúc đẩy nhanh quá trình compost
3.4.1 Phân lập và làm thuần vi sinh vật trong ủ phân compost
Từ lượng phân trong quá trình ủ phân compost, bằng phương pháp pha loãng
mẫu, phân lập và làm thuần trên các môi trường đặc trưng cho từng nhóm vi sinh vật
( sử dụng môi trường Cao thịt_Pepton cho nhóm vi khuẩn, môi trường Czapek_Dox
cho nhóm nấm mốc, môi trường Gause cho nhóm xạ khuẩn), chúng em thu được kết
quả như sau :
- Vi khuẩn : 1 chủng
- Nấm mốc : 5 chủng
- Xạ khuẩn : 4 chủng

Qua quá trình làm thuần và phân lập, chúng em có nhận xét là thành phần vi sinh
trong phân compost rất phong phú. Tuy nhiên sự hiện diện của các chủng nấm mốc, xạ
khuẩn không đồng nhất qua các lần phân lập. Các dạng vi khuẩn rất khó làm thuần.
3.4.2 Khảo sát đặc điểm hình thái của các chủng vi sinh vật phân lập từ phân
compost
Bảng 3.5: Đặc điểm hình thái các chủng vi nấm phân lập từ phân compost

Kí hiệu chủng Đặc điểm khuẩn lạc Đặc điểm tế bào

Nấm 1

Nấm 2

Nấm 3
Nấm 4

Nhận xét :

Sau đây là một số hình ảnh minh họa :

3.4.3 Khảo sát khả năng phân giải Cellulose của các chủng phân lập được từ
phân compost
Trong quá trình sống, các vi sinh vật có khả năng tiết ra ngoài môi trường các
enzym như : Protease, cellulase, amylase,… để phân giải các hợp chất cao phân tử là
tinh bột, protein, cellulose thành các chất có phân tử lượng nhỏ hơn để cung cấp năng
lượng cho các hoạt động sống của tế bào. Dựa trên cơ sở đó chúng em tiến hành khảo
sát hoạt lực của enzym cellulase của các chủng phân lập được từ quá trình ủ phân
compost.

Phương pháp thực hiện

Cấy các chủng phân lập được lên môi trường Gause Cacboxylmethycellulose
bằng phương pháp cấy điểm. Ủ các đĩa ở nhiệt độ phòng, sau 4 ngày lấy ra tráng với
thuốc thử lugol, đo đường kính khuẩn lạc và đường kính vòng phân giải. Thí nghiệm
được tiến hành lặp lại 2 lần, lấy kết quả trung bình giữa 2 lần khảo sát, kết quả thu
được tóm tắt ở bảng dưới.
Bảng 3.6: Khả năng phân giải Cenlulose của các chủng nấm trong quá trình ủ phân
compost

Kí hiệu CMC (Vòng 1) CMC (Vòng 2) CMC (Vòng 3)

chủng D-d D-d D-d


D(cm) d(cm) 2 D(cm) d(cm) 2 D(cm) d(cm) 2

Nấm 1

Nấm 2
Nấm 3

Nấm 4

Chú thích :

CMC : Carboxylmethylcellulose (dẫn xuất của cellulose)

D : Đường kính vòng phân giải


d : Đường kính khuẩn lạc

Nhận xét:

3.4.4 Kết quả định danh theo phương pháp PCR

Dựa vào kết quả khảo sát khả năng phân giải Cellulose của chủng nấm mốc là
nấm mốc (1,2,3,4) vì chủng này có khả năng phân giải cao nhất để gửi mẫu đi định
danh.

Nơi nhận mẫu định danh là Công ty

Giấy xác nhận kết quả được đính kèm ở phụ lục .

 Nấm mốc 2 được xác định là


3.4.5 Kết quả định danh theo đặc điểm hình thái
Kết quả định danh nấm mốc [16]
Quan sát hình thái khuẩn lạc và hình thái cấu trúc cơ quan sinh sản các chủng
nấm sau 3 – 7 ngày nuôi ủ được mô tả trên bảng 3.5 . Việc định danh được thực hiện
dựa theo bảng phân loại của tác giả Đặng Vũ Hồng Miên (2015), kết quả như sau:
Nấm 1 :
Nấm 3 :
Nấm 4:
Nhận xét:

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


4.1 Kết luận
4.2 Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 9294-2012 - Phân bón - Xác định carbon hữu cơ tổng số bằng phương pháp
Walkley-Black.
[2] Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Đặng Hồng Miên, Nguyễn Vĩnh Phước,
Nguyễn Đình Quyến, Nguyễn Phùng Tiến, Phạm Văn Ty, Một số phương pháp nghiên
cứu vi sinh vật, tập 2, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội, 1976.

[3] TCVN 5979:2007 Chất lượng đất – Phương pháp xác định pH đất.

[4] TCVN 9297:2012 Phân bón – Phương pháp xác định độ ẩm.
[5] TCVN 8557:2010 Phân bón - Phương pháp xác định nitơ tổng số.

[6] Trần Thanh Thủy, Hướng dẫn thực hành vi sinh, NXB Giáo Dục, 1998.

[7] PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, Vũ Thị Hoàn, Nguyễn Thị Minh, Hoàng Hải, Giáo
trình thực tập vi sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005

[8] Đặng Vũ Hồng Miên, 2015. Hệ nấm mốc ở Việt Nam, phân loại, tác hại, độc tố,
cách phòng chống. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

[9] PGS.TS Nguyễn Văn Bá, PGS. TS Cao Ngọc Điệp, PGS. TS Nguyễn Văn Thành,
Giáo trình môn Nấm học, Trường Đại học Cần Thơ, 2005
[10] GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS. Trần Thị Kim Thái, Quản lý
chất thải rắn Tập 1, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2001.

[11] GS.TS Nguyễn Xuân Nguyên, Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, NXB
Khoa Học Và Kỹ Thuật, 2004.
[12] Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức
Hồng, Kỹ thuật môi trường, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật Hà Nội, 2001.

[13] Nguyễn Đức Lượng, Nghiên cứu tính chất của một số vi sinh vật có khả năng
tổng hợp cellulose cao và ứng dụng trong công nghệ xử lí chất thải hữu cơ , Luận án
thạc sĩ Hà Nội, 1996.

[] Quyên, HBT, Thảo, PNP, & Long, NMP (2020). Khảo sát tế bào hồng cầu có khả
năng phân giải cellulose thu được từ rừng Mã Đà, Đồng Nai. Tạp Chí Khoa Học Đại
Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh - Kỹ Thuật Và Công Nghệ , 13 (1), 198–
208. https://doi.org/10.46223/hcmcoujs.tech.vi.13.1.454.2018

You might also like