You are on page 1of 19

Hệ Thống SCADA,DCS Và Mạng

Truyền Thông Công Nghiệp


Đề bài:so sánh DCS và SCADA
GV Hướng Dẫn:Cô Đinh Thị Hằng
Sv Thực Hiện:1Nguyễn Xuân Thanh(nhóm
trưởng)
2:Lại Đức Toàn(ứng dụng RS 485)
3:Đỗ Đức Tuyền(vai trò của mạng
truyền thông)
4:Nguyễn Tiến Thành(khái niệm)
Lớp: DHDI 9a2HN
Khái niệm DCS
• DCS - (Distributed Control System), hệ thống điều khiển
phân tán là một hệ thống điều khiển cho một dây chuyền
sản xuất, một quá trình hoặc bất cứ một hệ thống động học
nào, trong đó các bộ điều khiển không tập trung tại một nơi
mà được phân tán trên toàn hệ thống với mỗi hệ thống con
được điều khiển bởi một hoặc nhiều bộ điều khiển.

• Đã 40 năm kể từ khi sản phẩm DCS đầu tiên là hệ


TDC2000 do Honeywell sản xuất được cho ra mắt vào năm
1975, từ đó đến nay, các sản phẩm DCS liên tục được phát
triển và cải tiến, và DCS đã được ứng dụng rộng rãi trong tự
động hóa quá trình, xí nghiệp và tòa nhà. Bài viết sau xin
được giới thiệu một số thông tin cơ bản về hệ thống điều
khiển phân tán DCS, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có một cái
nhìn tổng quan về một trong những hệ thống tiêu biểu và
phổ biến nhất trong lĩnh vực tự động hóa.
4 ưu điểm nổi bật của hệ thống điều khiển phân tán
DCS
• DCS – Hệ thống điều khiển phân tán được ra đời đã từ rất
lâu. Theo đó, DCS có 4 ưu điểm nổi bật là: mức điều khiển
cao, cấu hình linh hoạt, tỷ lệ lỗi thấp (không phân biệt an
toàn/ nguy hiểm), ưu tiên tính vận hành và độ khả dụng.
• Thông thường một DCS sẽ có các đặc điểm chính như: Điều
khiển quá trình-PID, Cascade PID, Ratio control,
Feedforward...; Điều khiển phân tán qua mạng FieldBUS-
Profibus, Device Net, FF...; Dự phòng nóng (Redundancy)
và có khả năng Hot plug; Nạp chương trình khi hệ thống
đang "chạy"; và nhiều đặc điểm khác.
• DCS là một trong các thiết bị sử dụng phương pháp điều
khiển phân tán, DCS không chỉ điều khiển phân tán mà còn
rất nhiều chức năng khác nên những ứng dụng của DCS
thường dành cho các nhà máy xí nghiệp lớn sẽ đỡ tốn hơn
so với việc dùng điều khiển tập trung.
• 1. Mức điều khiểu cao
• Đây là một trong 4 ưu điểm nổi bật của hệ thống điều khiển
phân tán DCS.
• Hầu hết các hệ thống DCS đều bao gồm các bộ điều khiển
(controller), hệ thống mạng truyền thông và phần mềm điều
hành hệ thống tích hợp. Do đó, DCS có khả năng quản lý được
rất nhiều điểm vào/ra.
• 2. Cấu hình linh hoạt
• Nhờ khả năng dự phòng kép ở tất cả các thành phần trong hệ
(controller, modul I/O, bus truyền thông), khả năng thay đổi
các chương trình (sửa chữa và download), thay đổi cấu trúc
của hệ, thêm bớt các thành phần mà không làm gián đoạn hay
khởi động lại quá trình.
• Theo nghiên cứu, hệ thống điều khiển phân tán DCS có ưu
điểm gồm nhiều bộ phận tích hợp/kiểm tra trước và có bộ lưu
trữ dữ liệu và thông tin riêng giúp quá trình mở rộng HMI và
điều khiển truyền thông sang các lĩnh vực chức năng như thiết
bị an toàn, tích hợp hệ thống điện và tối ưu hóa tài sản.
• 3. Tỷ lệ lỗi thấp - DCS
• Theo thiết kế, các hệ DCS thường được thiết kế theo hệ thống mở,
khả năng tích hợp cao lẫn tích hợp với các PLC( thiết bị điều khiển
khả trình) khác nhau điều khiển máy và công đôạn sản xuất độc lập.
Vì thế DCS luôn đảm bảo và có tỷ lệ lỗi thấp. Và với tỷ lệ lỗi thấp
mà DCS có nên rất tốt cho việc điều khiển trong các nhà máy hay xí
nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa dễ bảo trì và vận hành trong quá
trình sử dụng.
• 4. Tính vận hành và độ khả dụng
• DCS có trạm vận hành có các chức năng hiện thị các hình ảnh
chuẩn, hiện thị các hình ảnh đồ họa tự do và đồ thị thời gian thực.
Ngoài ra, trạm vận hành của DCS có khả năng hỗ trợ vận hành các
công cụ thao tác tiêu biểu, xử lý mệnh lệnh cũng như hệ thống
hướng dẫn chỉ đạo trợ giúp và bảo trì hệ thống. Đồng thời, có thể
quản lý dữ liệu và sử lý các sự kiện, sự cố để hỗ trợ lập báo cáo tự
động.
• Được biết, hệ thống DCS thường được ứng dụng trong các ngành
công nghiệp chế biến cụ thể như hóa chất, hóa dầu, thực phẩm hay
mỹ phẩm, dược phẩm, luyện kim, cán thép, khai thác dầu khí ...
• PHÂN LOẠI
• 1. Các hệ DCS truyền thống
• 2. Các hệ DCS trên nền PLC
• 3. Các hệ DCS trên nền PC
THÀNH PHẦN CHÍNH
Một hệ điều khiển phân tán DCS
• (1) Trạm điều khiển cục bộ (local control station, LCS), đôi khi còn được gọi là các khối
điều khiển cục bộ (local control unit, LCU) hoặc các trạm quá trình (process station, PS). Các
trạm điều khiển cục bộ thuộc cấp điều khiển, là nơi thực hiện mọi chức năng điều khiển cho
một công đoạn. Các trạm này thường được đặt trong phòng điều khiển hoặc phòng điện ở
cạnh phòng điều khiển trung tâm hoặc rải rác gần khu vực hiện trường.
• (2) Trạm vận hành (operator station, OS) được đặt tại phòng điều khiển trung tâm. Các trạm
vận hành có thể hoạt động song song, độc lập với nhau. Để tiện cho việc vận hành hệ thống,
người ta thường sắp xếp mỗi trạm vận hành tương ứng với một phân đoạn hoặc một phân
xưởng.
• (3) Trạm kỹ thuật (engineering station, ES) là nơi cài đặt các công cụ phát triển, cho phép
đặt cấu hình cho hệ thống, tạo và theo dõi các chương trình ứng dụng điều khiển và giao diện
người - máy, đặt cấu hình và tham số hóa các thiết bị trường.
• (4) Hệ thống truyền thông gồm bus trường (field bus) và bus hệ thống (system bus). Bus
trường có chức năng ghép nối trạm điều khiển với các trạm vào/ ra phân tán và các thiết bị
trường thông minh, còn bus hệ thống sẽ nối mạng các trạm điều khiển cục bộ với nhau và với
các trạm vận hành, trạm kỹ thuật.
• Ngoài các thành phần chính trên, một hệ DCS cụ thể có thể bao gồm các thành phần khác như
trạm vào/ra từ xa (remote I/O station), các bộ điều khiển chuyên dụng, v.v..
Ứng dụng của DCS
• Tại các nhà máy nhiệt điện
• Nhà máy nhiệt điện hậu giang 1(DCS được ứng dụng trong
điều khiển lò hơi)
• Điều khiển trong các nhà máy lọc dầu
Trong các nhà máy lọc dầu, hoá dầu, chế biến khí, người ta sử
dụng chủ yếu loại điều khiển này. Quá trình sản xuất là liên tục,
các thông số điều khiển bao gồm nhiệt độ, áp suất, mức chất lỏng,
lưu lượng, độ pH, nồng độ vv...
• Những lợi thế mà DCS mang lại có thể kể ra như:
• Đảm bảo an toàn cao trong quá trình hoạt động.
• Lưu trữ các thông tin trong quá trình hoạt động phục vụ cho
công tác thống kê, nghiên cứu, hoạch định chiến lược.
• Cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động của nhà máy.
• Các module tính toán cho phép triển khai các chiến lược điều
khiển nhằm mục đích tối ưu hiệu quả công nghệ và hiệu quả
kinh tế.
• Giao diện thân thiện với người vận hành bằng ngôn ngữ và
hình ảnh...
Hệ điều khiển SCADA
• SCADA (viết tắt tiếng
Anh: Supervisory Control And Data Acquisition) hiểu
theo nghĩa truyền thống là một hệ thống điều khiển giám
sát và thu thập dữ liệu. Nhằm hỗ trợ con người trong quá
trình giám sát và điều khiển từ xa.
• Tuy nhiên, trong thực tế có một số hệ thống vẫn thường
được gọi là SCADA, mặc dù những hệ thống này chỉ thực
hiện duy nhất một chức năng là thu thập dữ liệu.
• Một hệ thống SCADA nói chung bao gồm 3 phân cấp:
• Phân cấp hiện trường
Bao gồm các thiết bị đo lường như cảm biến (sensor), bộ chuyển đổi tín
hiệu đo lường (transducer), bộ truyền tín hiệu đo (transmiter)… và các
thiết bị chấp hành như động cơ, biến tần và các bộ điều khiển động cơ (
motor, inverter, motor controller… ), van và các bộ điều khiển van
(valve, valve controller)…
• Các thiết bị này có nhiệm vụ đo đếm các đại lượng vật lý của đối tượng
công nghệ cần điều khiển và ra tác động điều khiển trực tiếp đến các
đối tượng này.
• Với vai trò là một thành phần của hệ thống SCADA, các thiết bị này
đều có khả năng truyền tín hiệu ở cự ly gần thông qua hệ thống truyền
thông hiện trường.
• Phân cấp điều khiển
Bao gồm các thiết bị như Thiết bị trạm đầu xa RTU (Remote Terminal
Unit), hoặc Thiết bị điều khiển logic khả trình PLC (Programable Logic
Controller).
• Các thiết bị này đóng vai trò kết nối máy chủ tại trung tâm điều khiển
với các thiết bị thuộc cấp hiện trường . Thiết bị này nhận tín hiệu từ các
thiết bị đo, lưu trữ tạm và truyền về trung tâm điều khiển đồng thời và
nhận lệnh từ trung tâm điều khiển để ra lệnh cho các cơ cấu chấp hành.
• Thiết bị này thường được đặt ở phòng vận hành của phân xưởng hoặc
ngay tại gian máy.
Phân cấp điều khiển giám sát
Bao gồm hệ thống các máy chủ, màn hình giao diện HMI
(Human- Machine Interface), các máy trạm vận hành và các máy
tính văn phòng dùng để khai thác thông tin từ máy chủ thông qua
hệ thống mạng LAN văn phòng:
• Cấu trúc một hệ SCADA có các thành phần cơ
bản sau ·
• Trạm điều khiển giám sát trung tâm: là một hay nhiều
máy chủ trung tâm (central host computer server).
• · Trạm thu thập dữ liệu trung gian: Là các khối thiết bị
vào ra đầu cuối từ xa RTU (Remote Terminal Units) hoặc là
các khối điều khiển logic khả trình PLC
(Programmale Logic Controllers) có chức năng giao tiếp với
các thiết bị chấp hành (cảm biến cấp trường, các hộp điều
khiển đóng cắt và các van chấp hành…).
• · Hệ thống truyền thông: bao gồm các mạng truyền
thông công nghiệp, các thiết bị viễn thông và các thiết bị
chuyển đổi dồn kênh có chức năng truyền dữ liệu cấp trường
đến các khối điều khiển và máy chủ
• Ưu điểm của SCADA
1Giám sát quá trình sản xuất của nhà máy từ xa
2Điều khiển quá trình sản xuất từ xa,đóng cắt
thiết bị khi cần thiết
3Thu thập số liệu từ xa qua đường chuyền gồm
tư liệu sản xuất các thông tin trong quá trình vận
hành hệ thống
4Hiển thị các quá trình một cách rõ ràng
Ứng dụng của scada
• Ứng dụng trong hệ thống cung cấp nước sạch
tại các nhà máy nước sạch
• Trong nhà máy sản xuất thép
• Trong nhà máy tái chế rác thải
So sánh giữa SCADA và DCS
• Giống nhau:2 hệ thống này đều có chức năng điều khiển giám
sát và thu thập dữ liệu thông qua giao diện dk và mạng truyền
thông CS.
- Khác nhau:
+ SCADA:thì điều khiển tập trung,có nghĩa là tất cả các trạm
đơn lẻ đều phải chịu sự giám sát điều khiển từ máy chủ.
+ DCS: thì điều khiển phân tán,có nghĩa là mỗi trạm đơn lẻ
đều có 1 hệ thống DCS xử lý giám sát dk.
- Ưu điểm:
+ SCADA:chi phí đầu tư thấp,có thể giám sát tổng thể toàn bộ
các trạm trong nhà máy
+ DCS: chi phí đầu tư lớn,giám sát và xử lý tốc độ cao ở từng
trạm trong nhà máy
- Nhược điểm:
+ SCADA:tốc độ xử lý thấp hơn DCS
+ DCS:Chỉ giám sát điều khiển được từng trạm riêng lẻ

You might also like