You are on page 1of 21

KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI

GẶP HỎA HOẠN


NỘI DUNG

www.pce.vn
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY, NỔ
• Các sự cố điện: hiện tượng quá tải, chập mạch; tâm lý chủ quan
trong việc sử dụng điện an toàn: không ngắt điện tủ lạnh, quạt máy,
máy tính… khi ra khỏi nhà
• Thắp nhang thờ cúng, đốt vàng mã…
• Cháy, nổ khi sử dụng gas: không khóa van bình gas khi không đun
nấu hay khóa van, tắt bếp gas chưa đúng quy trình; sử dụng bình
gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng,…
• Bố trí vật dụng sinh hoạt trên lối thoát nạn như thang bộ, cửa đi,…
làm tăng mức độ nguy hiểm khi có cháy xảy ra, làm ảnh hưởng đến
công tác tự thoát nạn, cứu nạn - cứu hộ, công tác chữa cháy,…
• Cháy, nổ xe máy
• Chưa trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ hoặc có trang bị
nhưng không biết sử dụng hay sử dụng không thành thạo
8/2011
CHÁY TÒA NHÀ KEANGNAM
8.2011
CHÁY TÒA NHÀ KENGNAM
12/2011
TÒA THÁP ĐÔI 33 TẦNG TẬP ĐOÀN
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

www.pce.vn
Trung tâm thương mại Quốc tế Sài Gòn ITC
10/2002
Stt Nội dung Năm 2013 Quý 1/2013 Quý 1/2014

1 Số vụ cháy 2.600 635 768

2 Số người chết 473 82  104


và bị thương

Nguồn: Tổng Cục Thống kê


KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI GẶP HỎA HOẠN TẠI NHÀ CAO TẦNG

Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc
đầu tiên cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn
ở đâu

8
Chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi
xảy ra hỏa hoạn các phương tiện này có thể giúp bạn
thoát nạn
• Khi có cháy hãy bình tĩnh
suy xét
• Dùng các thiết bị chữa cháy
có sẵn dập tắt đám cháy
• Nếu không dập được cháy
hãy đóng cửa phòng bị cháy
lại
• Hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ
"EXIT" - lối ra để thoát nạn.
• Không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể
nguồn điện bị ngắt, sẽ bị kẹt trong đó.
• Hãy báo cho những người khác ở các phòng lân cận biết
đang có cháy xảy ra.
100 m2/30’

60’
• Kiểm tra nhiệt độ trước khi mở cửa (bằng cách sờ tay vào
cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.
• Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng
lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp
suất).
• Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt
chặn lấy chân cửa.
Nếu phải băng qua lửa
thì hãy dùng chăn, áo
thấm nước ướt trùm
lên người. Bò hoặc đi
khom người khi di
chuyển trong vùng có
nhiều khói. Dùng khăn
thấm nước để bịt lên
mũi sẽ giúp hạn chế hít
phải khí độc do khói
• Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển
ra ban công hoặc mở cửa sổ.
• Hô to cho mọi người biết, gọi ngay cho lực lượng
phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí
cụ thể của mình.
Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên
nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa
nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để
xuống
• Quan sát kỹ để tìm kiếm
phương tiện, đôi khi tấm rèm,
ga xé dọc, quần áo gió buộc
lại cũng có thể là phương tiện
giúp bạn thoát nạn.
• Tuyệt đối không hoảng hốt,
nhảy từ trên cao xuống sẽ rất
nguy hiểm.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN

www.pce.vn

You might also like