You are on page 1of 16

CHƯƠNG 4:

CÁC CÔNG CỤ PHI THUẾ QUAN


NỘI DUNG

Hạn ngạch Trợ cấp xuất


nhập khẩu khẩu

Hạn ngạch
Bán phá giá
xuất khẩu

Hạn chế xuất Các công cụ


khẩu tự phi thuế
nguyện quan khác
HẠN NGẠCH

Khái niệm
 Hạn ngạch (Quota) là biện pháp hạn chế số
lượng, giới hạn số lượng tối đa của một sản
phẩm được phép xuất khẩu hay nhập khẩu
trong một thời kỳ nhất định.
 Hạn ngạch được thực hiện bằng biện pháp
cấp giấy phép. Giấy phép hạn ngạch có thể
được cấp có thu phí (đấu giá hạn ngạch) hoặc
không thu phí (ai đến trước thì được cấp).
 Hạn ngạch bao gồm hạn ngạch nhập khẩu và
hạn ngạch xuất khẩu.
HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU VÀ CÁC TÁC ĐỘNG

Ví dụ:
P Dd Sd Giá nội địa khi chưa có thương mại • Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới
E
5 • Quốc gia 1 nhập khẩu sản phẩm X
Giá nội địa khi có hạn ngạch • Hàm cung nội địa sản phẩm X:
4 S = 10P – 20
a • Hàm cầu nội địa sản phẩm X:
b c d Giá thế giới
3 D = – 10P + 80
a’ • Giá thế giới sp X: Pw = 3 usd

 Khi không có thương mại


• Trạng thái cân bằng cung cầu nội
Q địa (Sd = Dd)
0 10 20 30 40 50 • Giá cân bằng: Pcb= 5 usd
Đồ thị tác động của hạn ngạch nhập khẩu lên QG1 • Lượng cân bằng: Qcb = 30
HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU VÀ CÁC TÁC ĐỘNG

Khi thương mại không có hạn ngạch Khi áp dụng hạn ngạch
• Quốc gia 1 chấp nhận mức giá thế giới • Hạn ngạch nhập khẩu áp dụng: Q = 20
P=Pw = 3 usd • Giá thế giới không thay đổi: Pw = 3 usd
• Lượng cầu trong nước : Qd = 50 • Cung trong nước:
• Lượng cung trong nước: Qs = 10 Sd’ = Sd + Q = 10P – 20 + 20 = 10P
• Lượng nhập khẩu: 40 • Cân bằng cung cầu:
Sd’ = Dd  -10P + 80 = 10P
• Giá trong nước khi có hạn ngạch nhập
khẩu: P = 4
• Lượng cầu trong nước: Qd = 40
• Lượng cung trong nước: Qs = 20
• Lượng nhập khẩu: 20
HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU VÀ CÁC TÁC ĐỘNG

 Thặng dư tiêu dùng giảm (người tiêu dùng thiệt hại do giá tăng):
ΔCS = – (a+b+c+d)
 Thặng dư sản xuất tăng (nhà sản xuất được lợi): ΔPS = a
 Ngân sách tăng (tiền phí hạn ngạch thu được): c
 Nếu hạn ngạch được cấp không thu phí thì nhà sản xuất được lợi thêm phần c
 Quốc gia 1 chịu tổn thất ròng: – (b+d)
- Phần b: Tác động sản xuất, tổn thất do dịch chuyển sản xuất nội địa theo hướng
tốn chi phí hơn
- Phần d: Tác động tiêu dùng, tổn thất từ việc giảm khả năng tiêu dùng
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HẠN NGẠCH VÀ THUẾ NHẬP KHẨU

 Chính phủ thu phí cấp hạn ngạch bằng với mức
thuế nếu áp dụng thuế quan  tác động giữa hạn
ngạch và thuế nhập khẩu là như nhau.
 Số tiền không thu được khi cấp hạn ngạch không
thu phí có thể là lợi nhuận của nhà nhập khẩu nội
địa, xuất khẩu nước ngoài hoặc người tiêu dùng.
• Hạn ngạch có tính bảo hộ chắc chắc hơn thuế quan.

• Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến độc quyền tiềm năng thành độc quyền thật sự.
HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ CÁC TÁC ĐỘNG

 Hạn ngạch xuất khẩu là lượng hàng hóa được chính phủ ấn định cho phép
xuất khẩu trong khoảng thời gian nhất định.
 Hạn ngạch xuất khẩu có thể có tác động giống như thuế xuất khẩu

Sinh viên tự nghiên cứu


HẠN CHẾ XUẤT KHẨU TỰ NGUYỆN

 Khái niệm:

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là việc quốc gia nhập khẩu gây áp lực bằng cách đe
dọa sử dụng các rào cản thương mại lên hàng nhập khẩu để quốc gia xuất khẩu tự
nguyện cắt giảm lượng xuất.

 Tác động của hạn chế xuất khẩu tự nguyện:

- Tác động của hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với quốc gia nhập khẩu gần giống
tác động của hạn ngạch nhập khẩu.

- Phần thuế thu tương ứng thu được sẽ thuộc về nhà xuất khẩu nước ngoài.
HẠN CHẾ XUẤT KHẨU TỰ NGUYỆN

 Hạn chế của hạn chế xuất khẩu tự nguyện

• Chỉ có những quốc gia cung ứng chính mới có đủ điều kiện áp dụng

• Các quốc gia bị áp dụng có thể tăng xuất khẩu để tăng lợi nhuận

• Các quốc gia bị áp dụng có thể đặt nhà máy sản xuất ở quốc gia không bị hạn
chế để né tránh
TRỢ CẤP XUẤT KHẨU

1. Khái niệm
Trợ cấp là hình thức chính phủ trực tiếp xuất ngân sách bù đấp chi phí cho doanh
nghiệp xuất khẩu hàng hóa hoặc gián tiếp hỗ trợ bằng các biện pháp ưu đãi như: trợ
giá tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, vận chuyển quốc tế…
2. Tác động của trợ cấp xuất khẩu
 Ví dụ:
 Khi không có thương mại
 Trạng thái cân bằng cung cầu
• Quốc gia 1 nhỏ so với thế giới trên thị trường
• Quốc gia 1 xuất khẩu sản phẩm X nội địa (Sd = Dd)
• Hàm cung nội địa sản phẩm X: Sd = 20P – 20  Giá cân bằng: Pcb= 3 usd
• Hàm cầu nội địa sản phẩm X: Dd = – 10P + 70  Lượng cân bằng: Qcb = 40
• Giá thế giới sản phẩm X: Pw = 4 usd
TRỢ CẤP XUẤT KHẨU
 Khi thương mại không có trợ cấp:
P • Quốc gia 1 chấp nhận mức giá
Dd Sd
thế giới P=Pw = 4
• Lượng cầu trong nước: Qd = 30
5 Giá nội địa khi có trợ cấp • Lượng cung trong nước: Qs = 60
a b
c
d
• Lượng xuất khẩu: 30
Giá thế giới
4
 Khi thương mại có trợ cấp
Giá nội địa khi chưa có trợ cấp • Mức trợ cấp xuất khẩu:
3
E 1USD/1sp X
• Giá trong nước khi có trợ cấp là
Q P = 5USD
0 20 30 40 60 80 • Lượng cầu trong nước: Qd = 20
• Lượng cung trong nước: Qs = 80
Đồ thị tác động của trợ cấp xuất khẩu lên QG1
• Lượng xuất khẩu: 60
TRỢ CẤP XUẤT KHẨU

 Tác động của trợ cấp xuất khẩu

• Giá trong nước tăng từ 4USD tới 5USD

• Thặng dư sản xuất tăng: PS = + (a+b+c)

• Thặng dư tiêu dùng giảm: CS = – (a + b)

• Ngân sách giảm: – (b+c+d)

• Tổn thất ròng của quốc gia 1: – (b+d)

• Quốc gia 1 áp dụng trợ cấp xuất khẩu luôn gánh chịu thiệt hại (Tại sao lại trợ cấp?)
BÁN PHÁ GIÁ

1. Khái niệm
Bán phá giá là việc nhà xuất khẩu định giá một sản phẩm ở nước ngoài thấp hơn
giá thông thường ở trong nước.
• Giá thông thường: có thể lấy giá nội địa tại quốc gia xuất khẩu hay giá tại một
quốc gia thứ 3 có nền kinh tế thị trường, có điều kiện sản xuất tương đương
quốc gia xuất khẩu để so sánh và tính biên độ phá giá
• Biên độ phá giá: Chênh lệch giữa giá thông thường và giá xk bán phá giá
- Giá TT – FOB < 0 : không phá giá
- Giá TT – FOB > 0: có dấu hiệu phá giá
BÁN PHÁ GIÁ

2. Các dạng bán phá giá

Bán phá giá không Bán phá giá chớp Bán phá giá bền bỉ
thường xuyên (Sporadic nhoáng (Predatory (persistent dumping):
dumping): phá giá khi dumping): phá giá tạm luôn định giá bán hàng
dư thừa trong tiêu thụ thời có chủ ý nhằm loại xuất khẩu thấp hơn giá
nội địa, khi thâm nhập đối thủ cạnh tranh nội địa nhằm tối đa hoá
thị trường mới… lợi nhuận
CÁC CÔNG CỤ PHI THUẾ QUAN KHÁC

Rào cản kỹ thuật và hành chính Phí đối với hàng hoá nhập khẩu
• Tiêu chuẩn chất lượng, an toàn • Thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt
• Các yêu cầu bao bì, nhãn mác
• Các loại phí: hải quan, phí bảo vệ
• Các qui định về y tế
môi trường
• Các tiêu chuẩn về môi trường
Chính sách mua sắm chính phủ
• Thủ tục hải quan
Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá

You might also like