You are on page 1of 26

Bài 1.

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ & GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Khái niệm vấn đề
- Một số cách hiểu về vấn đề
- Cách hiểu được sử dụng trong học phần
2. Các dấu hiệu nhận diện vấn đề
- Dấu hiệu là gì?
- Một số dấu hiệu cơ bản để nhận diện vấn đề
3. Phân loại vấn đề
- Một số tiêu chí phân loại vấn đề
- Các loại vấn đề thường gặp
4. Giải quyết vấn đề
- Khái niệm giải quyết vấn đề
- Giải quyết các loại vấn đề
1. KHÁI NIÊM “VẤN ĐỀ”
1.1. Một số cách hiểu khác nhau về vấn đề
- Vấn đề = chủ đề, đề tài.
- Vấn đề là một cái gì đó phức tạp, quan trọng.
- Vấn đề là câu hỏi / thắc mắc chưa có lời giải.
Câu nói chúng ta nghe, nói hằng ngày:
- Vấn đề chúng ta đang gặp phải là gì?
- Có vấn đề gì với anh vậy?
- Tình cảm của chúng tôi đang có vấn đề.
- Có vấn đề gì đó với con trai chúng ta.
- Tôi vẫn thấy có vấn đề gì đó ở bản thiết kế này.
- Đó không là vấn đề đối với tôi.
1. KHÁI NIÊM “VẤN ĐỀ”

- Trạng thái mà ở đó có sự mâu thuẫn hay là khoảng cách giữa thực tế và


mong muốn
- Tình huống mà người ta đặt cho mình mục đích cần đạt được, nhưng chưa
biết cách để đạt được.
- Những yếu tố gây ra sự mất cân bằng, ảnh hưởng tới cuộc sống của một
người hay một nhóm người
- Nguồn gốc của sự đau đớn, khủng hoảng hay khó khăn.
- Câu hỏi khó hoặc không rõ ràng: một điều khó hiểu hoặc khó giải quyết.
- Những tình huống không chắc chắn hoặc khó hiểu, một cái gì đó khó kiểm
soát và gây ra gián đoạn sự tiến triển bình thường, một câu đố hoặc một
điều bí ẩn, một nhiệm vụ khó thực thi.
1. KHÁI NIÊM “VẤN ĐỀ”
1.2. Cách hiểu vấn đề được sử dụng trong học phần
Vấn đề là cái gì đó cần phải giải quyết.

Cái gì đó là cái gì???


= bất cứ cái gì
con người: thằng A, …
con vật: con mèo, …
đồ vật: cái bàn, …
sự việc: thằng A ném cái bàn vào con mèo, …
hiện tượng: nhiều trai làng tối tối đứng trước ngõ nhà cô H, …
trạng thái: uể oải, phấn khởi, …
thuộc tính: to, khỏe, …
mục tiêu: lấy vợ năm 32 tuổi, có chồng thành đạt,…
mơ ước: giàu có, không học mà vẫn giỏi, …
1. KHÁI NIÊM “VẤN ĐỀ”
1.2. Cách hiểu vấn đề được sử dụng trong học phần
Vấn đề là cái gì đó cần phải giải quyết.
Giải quyết là gì???
- Làm cho đạt được kết quả
- Làm cho không còn khó khăn, trở ngại
- Làm cho không còn tồn tại nữa
1. KHÁI NIÊM “VẤN ĐỀ”
1.2. Cách hiểu vấn đề được sử dụng trong học phần
Vấn đề là cái gì đó cần phải giải quyết.
Cần??? = làm gấp
Phải??? = bắt buộc, không thể từ chối

 Vấn đề = bất cứ cái gì bắt buộc biến mất nhanh chóng.


Vậy trong cuộc sống của các bạn có cái gì đó bắt buộc biến mất?
Con người???; Con vật??? Đồ vật??? Sự việc, hiện tượng???
Trạng thái, tính chất??? …
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu là gì???
“Dấu dùng để làm hiệu cho biết điều gì.”

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,


Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu là gì???
“Dấu dùng để làm hiệu cho biết điều gì.”

Dấu hiệu y
khoa (hay triệu chứng
thực thể) là một chỉ dẫn
khách quan về một rối
loạn đặc biệt.
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu là gì???
“Dấu dùng để làm hiệu cho biết điều gì.”
Với những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của chúng
Ngáp  ??? ta (cơm, áo, gạo tiền, ăn, ngủ, học, chơi, yêu, …)
Gãi  ???
???  người yêu hết yêu mình - Dấu hiệu nào giúp ta nhận biết được chúng?
???  hết tiền trước kỳ lương
???  không qua môn - Ai nhận biết được những dấu hiệu đó?
???  chủ trọ tăng tiền thuê - Có phương tiện/ công cụ nào giúp nhận biết dấu hiệu?
???  ???
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 1. không bình thường
Bình thường = không khác thường, đúng với chuẩn mực

Bình thường là cõi chết của nghệ thuật Tâm bình thường là đạo
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 1. không bình thường
Bình thường = không khác thường, đúng với chuẩn mực

Nhiệt độ cơ thể
Số giờ ngủ một đêm
Số lít nước cho cơ thể /1 ngày
Nhịp tim
Huyết áp
Số giờ vào Fb trong một ngày
Số tiền đưa cho vợ hàng tháng
Thu nhập hàng tháng
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 1. không bình thường (không khác thường, đúng với chuẩn mực)
 LÀM SAO ĐỂ BIẾT THẾ NÀO, CÁI GÌ LÀ KHÔNG KHÁC THƯỜNG???
KHÔNG KHÁC THƯỜNG = tự nhiên:
là cái có có trước, được định ra trước, chúng ta
buộc phải tồn tại trong nó và tuân thủ nó

HIỂU BIẾT, NẮM BẮT,


TUÂN THỦ TỰ NHIÊN
!!!
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 1. không bình thường (không khác thường, đúng với chuẩn mực)
 LÀM SAO ĐỂ BIẾT THẾ NÀO, CÁI GÌ LÀ KHÔNG KHÁC THƯỜNG???
KHÔNG KHÁC THƯỜNG = chuẩn mực : cái chính chúng ta tự định ra cho mình để khi tuân thủ nó
chúng ta sẽ tuân thủ đúng tự nhiên

XÂY DỰNG, NẮM BẮT, TUÂN THỦ CHUẨN MỰC!!!


2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 2. không như kế hoạch
KẾ HOẠCH LÀ GÌ???
KH là tập hợp những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất
định để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Nói đơn giản, kế hoạch = dự định, định
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 2. không như kế hoạch
Câu hỏi
Sáng mai ăn gì?
Mặc bộ nào để dự sinh nhật bạn tối nay?
Cuối kỳ đạt học lực loại gì?
Đạt điểm mấy cho hp. KNGQVĐ&RQĐ?
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 2. không như kế hoạch
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT HOẠT ĐỘNG, CÔNG VIỆC NÀO ĐÓ ĐÚNG HAY KHÔNG ĐÚNG
KẾ HOẠCH???
- Có kế hoạch
- Nắm vững và thực hiện kế hoạch
2. DẤU HIỆU CƠ BẢN NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
Dấu hiệu 3.
Gây ra khó khăn, tổn thất
KHÓ KHĂN/ TỔN THẤT NGUYÊN NHÂN

Khó ngủ Lướt Fb khuya thành thói quen


Mẹ bỏ về nhà ngoại Bố hay đi nhậu về khuya

Bị phạt khi vượt đèn đỏ Trễ giờ học


Thiếu tiền vào cuối tháng Mua đồ không kiểm soát

Người yêu giận Quên đón

Bị điểm kém Không biết cách làm bài

Không hiểu bài giảng Không tập trung nghe giảng


2. DẤU HIỆU NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ
3 loại dấu hiệu cơ bản để nhận diện một cái gì đó là vấn đề:
Dấu hiệu 1. không bình thường
Dấu hiệu 2. không như kế hoạch
Dấu hiệu 3. gây ra khó khăn, tổn thất

- Nắm bắt tự nhiên


- Xây dựng chuẩn mực
- Xây dựng kế hoạch
- Chỉ rõ nguyên nhân của những khó khăn tổn thất của bản thân
3. PHÂN LOẠI VẤN ĐỀ
3.1. CÁC TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI VẤN ĐỀ
- Tính phức tạp của vấn đề
- Sự ảnh hưởng/ tác động của vấn đề
- Đối tượng vấn đề tác động
- Lĩnh vực nảy sinh vấn đề
- Tính cấp thiết trong việc giải quyết VĐ
3. PHÂN LOẠI VẤN ĐỀ
3.2. CÁC LOẠI VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
3.2.1. Vấn đề sai lệch
Là một cái gì đó không bình thường, không theo thông lệ/kế hoạch/dự định và cần
phải có một cách lý giải mới hoặc biện pháp khắc phục, điều chỉnh.
Ví dụ:
- H đến chỗ hẹn người yêu trễ.
- đến hạn nộp bài tập cho giảng viên mà A chưa hoàn thành.
- kết quả học tập cuối năm không như mong muốn.
- xe máy hết xăng trên đường.
- Con đường hàng ngày đi học bị chặn lại không cho giao thông.
3. PHÂN LOẠI VẤN ĐỀ
3.2 CÁC LOẠI VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
3.2. 2. Vấn đề tiềm tàng
Là một cái gì đó chưa xảy ra, chưa tồn tại song đã có các dấu hiệu cho thấy nó
sẽ xảy ra cần phải giải quyết các dấu hiệu.

Ví dụ:
- Sẽ phải học lại một số học phần.
- Sẽ phải hoạt động nhóm với các thành viên khó hợp tác.
- Sẽ bị người yêu bỏ.
- Những ngày cuối tháng này sẽ phải nhịn ăn sáng.
- Sẽ phải dắt bộ xe đến cây xăng gần nhất.
3. PHÂN LOẠI VẤN ĐỀ
3.2. CÁC LOẠI VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP
3.2.3. Vấn đề (cần) hoàn thiện
Là một cái gì đó cần phải hoàn thiện hơn (kết quả/ năng suất/ tính hiệu quả/ khả
năng thích ứng cao hơn).
Ví dụ:
- Nâng cao sức khỏe, thể trạng.
- Tăng thời gian tự học để có kết quả học tập tốt hơn kì trước.
- Học thêm một ngoại ngữ.
- Nâng cấp máy tính để đáp ứng nhu cầu học tập.
- Thay bóng đèn mới cho đèn bàn học.
4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LÀ GÌ?
GQVĐ là hoạt động làm cho vấn đề không còn tồn tại nữa/ biến mất.
Hoạt động này là một quá trình gồm các bước; mỗi bước lại có các thao tác để
xác định nguyên nhân vấn đề, đề xuất giải pháp, lựa chọn giải pháp, … để vấn
đề được giải quyết.

GQVĐ sai lệch là gì?


GQVĐ tiềm tàng là gì?
GQVĐ hoàn thiện là gì?
4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.2. GQVĐ sai lệch là gì?
GQVĐ sai lệch là hoạt động làm cho vấn đề sai lệch (không đúng tự nhiên; không
đúng chuẩn mực, không đúng kế hoạch) không còn tồn tại nữa.
= làm cho một cái gì đó trở lại trạng thái bình thường, đúng kế hoạch.
Ví dụ:
- Tàu về ga chậm so với thời gian đã định  tăng tốc để những ga sau không trễ
nữa.
- Nghỉ học không nghe giảng và ghi chép bài giảng của giảng viên được  thức
đêm để chép & học bài.
4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.3. GQVĐ tiềm tàng là gì?
GQVĐ tiềm tàng là hoạt động làm cho vấn đề tiềm tàng không xảy ra
= giải quyết các dấu hiệu, làm biến mất các dấu hiệu (VĐ tiềm tàng không xảy ra =
không có hậu quả xấu).

- Giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên nhóm  nhóm sẽ làm việc hiệu quả;
nhóm không tan vỡ.
- Có mục tiêu và kế hoạch học hiệu quả  ra trường có việc làm như mong
muốn
4. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4.4. GQVĐ hoàn thiện là gì?
GQVĐ hoàn thiện là hoạt động làm cho một cái gì đó được hoàn thiện hơn.
= đặt ra mục tiêu xây dựng kế hoạch  thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đó.
Khi đạt 1 mục tiêu = giải quyết xong 1 vấn đề hoàn thiện
- Nâng cao điểm số các học phần.
- Tập thể dục nâng cao thể trạng.
- Đăng kí học thêm một ngoại ngữ.

Giải quyết tốt VĐHT thì không có sai lệch và tiềm tàng xảy ra!!!!!!
SỐNG CÓ MỤC TIÊU!!!!!!!!!!

You might also like