You are on page 1of 74

TIẾT TÚC Y HỌC

(ĐỘNG VẬT CHÂN ĐỐT;


ĐỘNG VẬT CHÂN KHỚP)
Arthropoda

PGS. TS Nguyễn Thị Hương Bình


Mục tiêu bài học

1. Các khái niệm chung


2. Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo, sinh học
3. Phân loại sơ bộ
4. Vai trò truyền bệnh của một số loài phổ biến
5. Nguyên tắc phòng chống bệnh do tiết túc y học
1. Ngành động vật chân đốt
(Khái niệm và Định nghĩa)

• Tiết túc là những động vật đa bào, không xương sống:
+ Cơ thể đối xứng 2 bên, phân đốt,
+ Cơ thể được bao bọc bởi vỏ cứng kitin.
+ Chân gồm nhiều đốt được nối với nhau bằng khớp.
1. Ngành động vật chân đốt
(Khái niệm và Định nghĩa)

• Ngành Tiết túc chiếm


khoảng 80% các loài động
vật trên quả địa cầu.
• Có khoảng 1,2 triệu loài
được mô tả và chia ra nhiều
lớp, trong đó có 5 lớp có vai
trò truyền bệnh.
Hình thể
Hình thể bên ngoài
Cấu tạo chung: Thân chia thành đầu, ngực, bụng. Chân,
râu (anten), pan (palpe) là những bộ phận có cấu tạo
phân đốt, đối xứng. Thân có vỏ cứng cấu tạo bằng lớp
kitin (vỏ cứng, khó co giãn)

5
Hình thể
Hình thể bên ngoài
Muốn lớn lên động vật chân
đốt phải lột xác. Lớp vỏ cứng
có chức năng bao bọc che chở
các cơ quan bên trong, hạn chế
sự mất nước, ngoài ra nó còn
có chức năng giống như một bộ
xương để các cơ bám vào đó
tạo hình dạng của động vật
chân đốt.
Phân giới đực cái riêng biệt. 6
Hình thể
Hình thể bên ngoài
Thân chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng

7
Hình thể

Cấu tạo bên trong


Hoàn thiện hơn ngành giun sán, các cơ quan tuần hoàn,
bài tiết, tiêu hoá... đã phát triển, đặc biệt cơ quan sinh
dục.
Hệ tiêu hoá: Miệng động vật chân đốt là vòi để châm
hút hoặc để gặm nhấm. Tiếp theo là họng, thực quản, dạ
dày, ruột, hậu môn, có hai tuyến nước bọt giúp cho tiêu
hoá được dễ dàng.
Hệ cơ: Thuộc loại cơ vân, bám trực tiếp vào mặt trong
lớp vỏ kitin, để vận động bay, nhảy, bơi...
8
Hình thể

Cấu tạo bên trong


Hệ bài tiết: là những ống Malpighi làm chức năng
bài tiết giống những ống thận đơn giản.
Hệ thần kinh: gồm những hạch nối với nhau ở
bụng, cuối cùng được nối với một hạch to hơn ở mặt
lưng.
Hệ hô hấp: động vật chân đốt thở bằng mang hoặc
khí quản tuỳ loại sống trên cạn hoặc dưới nước.

9
Hình thể
Cấu tạo bên trong
Hệ tuần hoàn: gồm có những xoang máu ở mặt lưng.
Máu không có nhiệm vụ vận chuyển oxy mà chỉ mang chất
dinh dưỡng, máu lưu chuyển nhờ một cơ quan bơm máu
gọi là tim.
Hệ sinh dục: Cơ quan sinh dục đực gồm: tinh hoàn, túi
tinh, các tuyến phụ. Cơ quan sinh dục cái gồm: buồng
trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, túi dự trữ tinh trùng. Một
số loài như chấy, rận... có tuyến tiết chất dính để gắn
trứng vào với nhau hoặc bám lên tóc, quần áo...

10
Cấu tạo trong của động vật chân đốt  
Cấu tạo trong của động vật chân đốt  
Cấu tạo trong của động vật chân đốt  

Bộ máy tiêu hoá

Bộ máy tuần hoàn

13
3. Phân loại
5 lớp quan trọng trong y học:
1. LỚP CÔN TRÙNG (insecta): ruồi, muỗi, chấy, rận,
rệp, bọ chét…
2. LỚP NHỆN (Arachnida): ve, mò, mạt, nhện…
3. LỚP GIÁP XÁC (Crustacea): cua tôm, cua cyclops
4. LỚP ĐA TÚC (Myriapoda): cuốn chiếu, rết
5. LỚP MIỆNG MÓC (Pentostoma): Linguatula
Trong 5 lớp trên thì 2 lớp Côn trùng và Nhện có vai trò
gây bệnh nhiều nhất, lớp giáp xác là vật chủ trung
gian của KST
3. Phân loại (tiếp)
3. Phân loại (tiếp)
Insecta (Côn trùng) Arachnida (Nhện) Crustacea (Giáp xác)
Đặc điểm Ruồi, muỗi, chấy, rận, rệp, bọ Ve, mò, mạt, cái ghẻ, bò Tôm, cua, thủy tao
chét, cạp. (Cyclops).
Phân đốt đa dạng,
Chia làm 3 phần: đầu, ngực và Chia làm 2 phần: đầu -
Cơ thể thường có 2 phần: đầu
bụng. ngực và bụng.
- ngực và bụng.
Đầu 1 đôi râu. Không có râu. 2 đôi râu.
Trưởng thành có 4 đôi Số lượng chân thay
Chân 3 đôi chân. chân, ấu trùng có 3 đôi đổi, thường có 5 đôi
chân. chân.
Bụng Có nhiều đốt.

Cánh Có hoặc không cánh. Không có cánh. Không có cánh.


Thở Bằng ống khí. Bằng ống khí hoặc phổi Bằng mang.

Ký chủ trung gian của


Vai trò Gây bệnh hoặc trung gian Gây bệnh hoặc trung gian
nhiều loài giun, sán
trong y học truyền bệnh. truyền bệnh.
của người và đông vật.
Lơṕ côn trùng (insecta)

Chiếm ¾ ngành động vật chân khớp và có vai trò quan


trọng trong y học thú y, nông nghiệp. Gồm có các Bộ
- Diptera – Hai cánh (muỗi, ruồi…)
- Siphonaptera – Không cánh (bọ chét)
- Anoplura – Chấy rận (chấy, rận)
-Hemiptera – Cánh nửa (rệp)
- Coleoptera - Cánh cứng
- Leoidoptera – Cánh màng (bướm)
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CUẢ LỚP CÔN TRÙNG

- Côn trùng là những tiết túc có râu.


- Sống trên mặt đất hay trên không.
- Có 3 cặp chân.
- Thân chia làm 3 phần rõ rệt: đầu,
ngực và bụng.
- Đầu có mắt, râu và các bộ phận
miệng (1 môi trên, 2 hàm trên, 2
hàm dưới và 1 môi dưới và có thêm
xúc biện).
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CUẢ LỚP CÔN TRÙNG

- Một số loại côn trùng, còn có


những chồi bằng giác tố xuất phát
từ yết hầu: thượng yết hầu dính
vào môi trên, hạ yết hầu chứa đựng
ống nước bọt.
Tất cả côn trùng ký sinh đều có bộ
phận miệng kiểu chích hay hút.
- Ngực có 3 đốt, mỗi đốt có một cặp
chân. Hai đốt cuối có thể có một
hay hai cặp cánh.
- Bụng thường rất nở nang và trung
bình có từ 8 đến 9 đốt.
Chấy

Bọ chétBọ chét
Rệp

Ruồi
Muỗi
Muỗi
Muỗi có tầm quan trọng nhất về
phương diện y học và có những đặc
điểm sau đây:
+ Đầu muỗi có hình cầu, mang 2 mắt
kép, vòi, xúc biện và râu.
+ Vòi kiểu chích, gồm có: môi dưới
và môi trên rất nở nang uốn cong lại
tạo thành một cái vòi, còn hàm trên
và hàm dưới biến thành những trâm
bén nhọn có thể xuyên thủng da.
+ Xúc biện: ở hai bên của vòi, có
chức năng xúc giác. Xúc biện khác
nhau tùy theo giống và loài muỗi nên
dùng để định loại.
Muỗi
+ Râu của con đực và con cái khác
nhau: râu của con đực có nhiều lông
và rậm, râu của con cái thưa và
ngắn.
+ Ngực muỗi gồm 3 đốt, mỗi đốt
mang một đôi chân, đốt giữa mang
thêm đôi cánh.
+ Cánh muỗi có các đường sống
dọc và đường sóng chếch costa.
Trên cánh có vẩy, vẩy tạo nên riềm
cánh. Những đường sống trên cánh
muỗi và hình thể vẩy trên các đường
sống có giá trị trong định loại muỗi.
Muỗi

+ Bụng có 9 đốt, đốt cuối là bộ


phận sinh dục. Giữa các đốt
bụng có các băng màu do vẩy
tạo
nên.
+ Chân rất dài và mảnh, gồm
nhiều đốt: đốt háng, đùi, càng và
bàn. Bàn chân có 5 đốt, tận
cùng bằng vuốt.
Đặc điểm Anopheles Culex Aedes Mansonia
Muỗi Xúc biện Dài bằng vòi, Dài hơn vòi ở Giống như Giống như
Culex, nhưng
phình to ở cuối ở con đực, giữa các đốt
hàm con đực, thuôn ở ngắn hơn vòi chân có Culex.
con cái. ở con cái. những
khoang trắng.
Không có
Không có Không có
Cánh Thường có đốm đốm, có vẩy
đốm. đốm.
rộng.
trưởng Ngực lưng,
Có màu vàng
thành Màu nâu, chân và thân
rơm, ngực,
vàng nâu có những
Màu sắc chân và thân
hoặc nâu đốm hoặc
có những
sẫm. khoanh màu
đốm trắng.
trắng, đen.
Chếch (xiên) với Song song Song song Song song
Tư thế đậu
điểm tựa. với điểm tựa. với điểm tựa. với điểm tựa.
Đốt chót của
Tròn. Tròn. Nhọn.
bụng
Đặc điểm Anopheles Culex Aedes Mansonia
Ống thở tận
Bộ phận hô
Ống thở cùng bằng
hấp ở đốt Ống thở dài
Có 2 lỗ thở. ngắn và gai nhọn,
thứ 8 của và hẹp.
Ấu rộng. cắm vào rễ
bụng
trùng cây.
Nằm chếch Nằm chếch Cắm vào rễ
Tư thế dưới Nằm ngang với
với mặt với mặt cây thủy
nước mặt nước.
nước. nước. sinh.
Hình thoi,
Hình trụ,
có gai ở một
một đầu hơi Hình thoi,
Hình thoi, riêng đầu, dính
nhọn và kết riêng rẽ
Trứng rẽ và có phao ở thành chùm
thành bè nổi không có
hai bên hông. và cắm vào
trên mặt phao.
mặt dưới lá
nước.
cây.
Anopheles Aedes

Culex
 
 

Aedes aegypti Anopheles sp.


Muỗi vằn Muỗi đòn xóc
Truyền bệnh sốt xuất huyết Truyền bệnh sốt rét
27
LỚP NHỆN
Gồm các bộ
- Acarina (ve, mạt)
- Araneida (nhện)
- Scopionida (bò cạp)
Đặc điểm hình thái cuả lớp nhện
- Đầu - ngực dính
liền nhau, không
phân đốt
- Có 4 cặp chân và
không có antene (ở
con trưởng thành)
- Bụng có hoặc không
có phân đốt
Lớp nhện (Arachnoidea)
Có nhiều bộ khác nhau nhưng quan trọng: là bộ ve, mò,
mạt (Acarina), gồm 2 nhóm:
– Nhóm hút máu: các họ Ixodidae, Argasidae và
Trombiculidae.
– Nhóm sống ở da, chủ yếu họ Sarcoptidae.
1. Họ ve cứng Ixodidae
2. Họ ve mềm Argasidae
3. Họ mò Trombiculidae)
4. Họ mạt Dermanyssus gallinae (ký sinh ở gà-mạt gà).
5. Họ Sarcoptidae: Sarcoptes scabiei - bệnh ghẻ ngứa.
So sánh lớp côn trùng – nhện
Đặc điểm hình thái lớp
côn trùng
1.Cơ thể chia làm 3 phần Đặc điểm hình thái lớp nhện
1.Đầu - Ngực : dính liền
khá rõ Đầu - Ngực - Bụng nhau, không phân đốt

2. Đầu mang 1 cặp antene


2. Không có antene

3. Ngực mang 3 đôi chân và


3.Có 4 đôi chân
thường mang 1 hoặc 2 đôi
cánh
4. Bụng có 8 – 10 đốt 4. Bụng có hoặc không có
phân đốt
4. Đặc điểm sinh học

• ĐV chân đốt tồn tại, phát triển phụ thuộc vào yếu tố
của môi trường như:
+ Nhiệt độ,
+ Độ ẩm,
+ Ánh sáng,
+ Độ xốp của đất, các chất hữu cơ, pH, các muối hòa
tan
+ Tốc độ gió, động thực vật
+ Yếu tố địa hình khu vực…
4. Đặc điểm sinh học

• Mỗi loài động vật chân đốt thường phân bố trên


từng khu vực nhất định.
• Sự phát triển của động vật chân đốt chịu sự tác
động của yếu tố mùa, vùng rõ rệt.
• Những bệnh do động vật chân đốt truyền thường là
những bệnh diễn biến theo mùa và vùng.
4. Đặc điểm sinh học

Khả năng thích nghi:


•Sống quần sinh với một số sinh vật khác. Ví dụ
như ruồi, nhặng sống gần người và dựa vào
những chất thải như phân, rác của người.
•Khi thiếu vật chủ thích hợp, động vật chân đốt
có thể tạm thời ký sinh ở những vật chủ không
thích hợp.
4. Đặc điểm sinh học

Can thiệp của con người:


• Những can thiệp của con người (các biện pháp xua,
diệt):
+ Có thể làm thay đổi sinh thái của ĐV chân đốt,
+ Tạo ra các đáp ứng tránh tiếp xúc kháng với
hóa chất.
4. Đặc điểm sinh học
4. Đặc điểm sinh học

- Một số loài động vật chân đốt đẻ ra ấu trùng không


có giai đoạn trứng, như một số ruồi (Glossina),
nhặng xám (Sarcophagidae)... những loài này mỗi
lần đẻ không nhiều, từ 1 đến 15 ấu trùng.
- Ở giai đoạn thanh trùng, một số loài hình thành
nhộng không ăn, không hoạt động, như ruồi
(Muscidae), ruồi vàng (Simulidae)...
4. Đặc điểm sinh học
5. Vai trò của ĐVCĐ trong y học

• Vai trò gây bệnh trực tiếp Chính bản thân động vật
chân khớp (gây tác hại trực tiếp trên cơ thể ký chủ, gây
nên tình trạng bệnh):
 Bệnh ghẻ, bệnh giòi ruồi (Sống trực tiếp 1 hoặc nhiều
giai đoạn trên cơ thể động vật)
 Gây độc: ong, cạp nhện đốt tê liệt do ve (tiêm nọc độc
khi cắn.Triệu chứng lâm sàng khác nhau tuỳ cấu trúc cuả
độc tố )
 Mất máu, thiếu máu (Ruồi, ve)
 Gây sợ hãi, ngứa: sâu róm
5. Vai trò của ĐVCĐ trong y học
• Gây bệnh tại vết đốt và dị ứng: động vật chân
đốt khi đốt máu truyền độc tố gây đau, dị ứng,
mẩn ngứa, lở loét, hoại tử, nặng hơn có thể viêm
tấy cục bộ, choáng, tê liệt. Dị ứng, ngứa, quá mẫn:
muỗi, chấy, rận, rệp..

• Gây bệnh tại vị trí ký sinh: bọ chét Tunga ký sinh


ở da, ấu trùng ruồi Gasterophilidae ký sinh ở dạ
dày, cái ghẻ Sarcoptes scabiei ký sinh ở da...
5. Vai trò của ĐVCĐ trong y học
5. Vai trò của ĐVCĐ trong y học

Vai trò truyền bệnh:


Là trung gian truyêǹ bệnh (vector): thuộc lớp côn trùng
Là vật chủ trung gian: tôm, cua…
Bệnh do vector truyền có đặc điểm thường là những bệnh
nguy hiểm, có thể chết người: dịch hạch, sốt rét... Bệnh
phát thành dịch: sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B...
Bệnh thường xảy ra theo mùa, khu trú ở từng vùng: viêm
não, sốt mò... Bệnh lây lan giữa người với người, giữa
người với động vật.
5. Vai trò của ĐVCĐ trong y học

Vai trò truyền bệnh:


Là trung gian truyêǹ bệnh (vector): ký sinh trùng
có giai đoạn phát triển trong côn trùng – chuyển từ
trạng thái không gây bệnh sang gây bệnh thuộc lớp
côn trùng (muỗi, ve, mò mạt)
Là vật chủ trung gian: tôm, cua…phát triển của
các loài sán
5. Vai trò của ĐVCĐ trong y học

Vai trò truyền bệnh:


Bệnh do vector truyền có đặc điểm thường là những
bệnh nguy hiểm, có thể chết người: dịch hạch, sốt
rét... Bệnh phát thành dịch: sốt xuất huyết, viêm não
Nhật Bản B... Bệnh thường xảy ra theo mùa, khu trú
ở từng vùng: viêm não, sốt mò... Bệnh lây lan giữa
người với người, giữa người với động vật.
6.Phương thức truyền bệnh của ĐVCĐ

Hai phương thức truyền bệnh.


•Truyền bệnh không đặc hiệu (truyền cơ học):
Chỉ đơn thuần mang mầm bệnh từ nơi này đến
nơi khác. Mầm bệnh dính bám trên động vật,
dính vào thức ăn, nước uống của người, mầm
bệnh không sinh sản, biến đổi trong động vật
chân đốt.
6.Phương thức truyền bệnh của ĐVCĐ

Hai phương thức truyền bệnh.


• Truyền đặc hiệu (truyền sinh học):
Chỉ truyền được một hoặc hai loại mầm bệnh nhất
định, những mầm bệnh này tăng sinh, phát triển
trong cơ thể động vật chân đốt. từ một mầm bệnh
ban đầu sau một thời gian tăng lên hàng ngàn cá
thể trong động vật chân đốt. (Ví dụ như vi khuẩn
dịch hạch trong bọ chét).
6.Phương thức truyền bệnh của ĐVCĐ

• Qua nước bọt (khi đốt): muỗi truyền KST sốt rét,
trùng roi đường máu Trypanosoma, bọ chét
truyền dịch hạch, Rickettsia, Muỗi cát truyền
Leishmania…
• Qua chất bài tiết: Bọ xít Triatoma truyền bệnh,
Chagas, chấy rận Pediculus truyền sốt hồi quy
chấy rận .
• Phóng thích mầm bệnh trên da (khi đốt): muỗi/
ruồi vàng truyền giun chỉ.
• Phương thức khác: do tiết túc dập nát, truyền
qua tắc nghẽn tiền phòn, truyền qua dịch coxa…
7. Khả năng truyền bệnh của ĐV chân đốt

ĐV chân đốt có thể truyền hầu hết các loại mầm bệnh KST,
vi khuẩn, virus cho người và động vật.
    Muỗi Anopheles truyền ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ. (Ví
dụ: An.minimus và An.dirus là những vector chính truyền
sốt rét ở Việt Nam).
    Muỗi Culex truyền giun chỉ, viêm não Nhật Bản... Muỗi
Aedes truyền bệnh sốt vàng, sốt xuất huyết Dengue, giun
chỉ, và một số virus khác.
    Muỗi Mansonia truyền giun chỉ.
    Muỗi cát Phlebotomus truyền Leishmania (ít ở Việt Nam).
Ve truyền Rickettsia và virus viêm não Châu Âu.
    
7. Khả năng truyền bệnh của ĐV chân đốt

   Mò truyền Rickettsia orientalis gây bệnh sốt mò


Ruồi ngủ Tsetse (Glossina) truyền Trypanosoma gây
bệnh ngủ châu Phi. Ruồi vàng (Simulium) truyền bệnh mù
sông.
    Ruồi trâu (Tabanidae) truyền giun chỉ Loaloa. Những
bệnh này chưa gặp ở Việt Nam.
Ruồi nhà, nhặng, gián truyền mầm bệnh vi khuẩn: tả,
lỵ, thương hàn, lao, trứng giun sán, kén đơn bào, virus bại
liệt, viêm gan...
    Chấy rận truyền sốt phát ban chấy rận. Bọ chét truyền
dịch hạch.
SACOPTES SCABIEI (CÁI GHẺ)

55
SACOPTES SCABIEI (CÁI GHẺ)

Con cái Con đực AT/trứng


56
Bệnh cái ghẻ

57
Ve

Rhipicephalus

Ixodes Argas

Dermacentor
58
BỌ CHÉT

Xenopxylla cheopis Pulex irritans 59


BỌ CHÉT

Ctenocephalides canis Ceratophyllus fasciatus

60
8. Phòng chống ĐVCĐ

Nguyên tắc:
• Lâu dài và kiên trì
• Có trọng tâm, trọng điểm
• Dựa vào sinh thái, sinh lý lưa chọ biện pháp
• Duy trì thường xuyên liên tục
• Truyền thông thay đổi kiến thức hành vi người dân
• Lồng ghép với các chương trình y tế khác.
8. Phòng chống ĐVCĐ (tiếp)

Biện pháp:
• Biện pháp cơ học và cải tạo môi trường: bẫy, vỉ
đập, mồi/ bả, loại trù ổ bọ gậy, dụng cụ chứa
nước, ngủ màn
• Biện pháp sinh học: Chế phẩm sinh học, cá ăn bọ
gậy, ấu trùng của côn trùng (bọ gậy ăn bọ gậy),
nấm diệt bọ gậy. Vi khuẩn ăn bọ gậy, Mesocylops
8. Phòng chống ĐVCĐ (tiếp)

Biện pháp:
• Biện pháp hóa học: Hóa chất diệt côn trùng: phun/
xit thuốc, tẩm rèm, màn…
• Biện pháp di truyền học: vô sinh/ tuyệt sinh, thay
đổi nhiễm sắc thể…
Tẩm màn bằng hóa chất
Biện pháp bảo vệ cá nhân

 Sử dụng hóa chất xua côn trùng (kem xoa, hương...)


 Sử dụng quần áo bảo hộ, khăn lưới mũ/ trùm đầu, giầy
ủng không tẩm hoặc có tẩm hóa chất xua
 Sử dụng màn, võng có tẩm hoặc không tẩm HC xua
Biện pháp bảo vệ cộng đồng

 Sử dụng màn, võng có tẩm hoặc không tẩm HC xua


 Làm cửa lưới chống côn trùng vào nhà. Tẩm hóa chất
diệt côn trùng vào màn và rèm che cửa
 Quản lý và cải tạo môi trường, triệt ổ nước là nơi đẻ của
côn trùng.
 Diệt côn trùng trưởng thành bằng phun hóa chất tồn lưu
trong nhà, ngoài nhà và phun không gian
Đối với các ĐVCĐ gây bệnh
trực tiếp trên người
• Phòng chống ve.

• Khi lao động hoặc đi qua nơi có ve hoạt động, định kì


khoảng 50 phút 1 lần cần nghỉ để bắt ve trên thân thể,
quần áo; tốt nhất là 2 người kiểm tra cho nhau. Khi đã bị
ve đốt, nhẹ nhàng lấy kim châm hoặc đốt vào thân ve để
ve tự nhả ra, tránh dứt mạnh làm đầu giả của ve bị đứt
lại trong da gây viêm đau.
Đối với các ĐVCĐ gây bệnh
trực tiếp trên người
• Phòng chống ve.

• Dùng hoá chất xua côn trùng bôi lên chỗ da hở; không ngồi
trực tiếp xuống đất, cỏ...
• Phá nơi sinh sản và trú ẩn của ve: lấp khe kẽ trên nền nhà,
chuồng chăn nuôi. Bộ đội trú quân ở rừng cần phát quang
xung quanh lán trại, nhà và đốt sạch mùn rác.
• Diệt ve trên gia súc (trâu, bò, ngựa...), dùng hoá chất diệt
côn trùng phun vào nơi có nhiều ve trú ẩn.
• Phòng chống mò

• Vệ sinh, phát quang quanh nhà ở, nơi tắm, bến nước. Triệt phá ổ
mò xung quanh làng bản, nơi đóng quân; thường xuyên diệt chuột
(vật chủ của mò).
• Dùng hoá chất xua côn trùng DMP, DETA bôi lên da khi phải tiếp
xúc với mò. Khi hành quân, lao động, lúc nghỉ ngơi không ngồi bệt
xuống đất, cỏ.
• Phun hoá chất diệt côn trùng để diệt mò.

• Điều trị sốt mò bằng clormycetin, tetracycline.


• Phòng chống mạt

• Vệ sinh chuồng chim, chuồng gà, lấp hang chuột, diệt


chuột thường xuyên.
• Khi làm việc gần chuồng gà, chim cần dùng các hoá
chất xua diệt côn trùng để phòng mạt đốt.
• Phun DDT hoặc xông hơi diêm sinh vào chuồng gà,
chuồng chim để diệt mạt.
• Phòng chống ghẻ
• Giữ vệ sinh thân thể, quần áo... tắm giặt thường xuyên, luộc quần
áo...
• Khi mắc bệnh ghẻ có thể áp dụng kinh nghiệm dân gian dùng các
loại lá đắng (lá chuối, ba gạc...) nấu nước tắm hoặc ngâm chân,
tay bị ghẻ.
• Bôi mỡ lưu huỳnh hoặc DEP (diethylphtalat), bôi dầu permethrine
5% điều trị.
• Thường khi nhiễm ghẻ phải điều trị cho cả gia đình hoặc tập thể.
• Nên điều trị 2 đợt cách nhau từ  2 - 7 ngày. Các thuốc nên bôi để
15 phút cho khô mới mặc quần áo, đến hôm sau mới rửa.
CẢM ƠN

You might also like