You are on page 1of 45

Chương 11

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH


ĐẠI CƯƠNG:

Thuốc điều trị bệnh tim mạch là những thuốc có tác dụng lên tốc độ
và cường độ co tim; lên đường kính mạch máu hoặc thể tích máu.

Trong chương này, chúng tôi chỉ trình bày một số thuốc sau:
1. Thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.
2. Thuốc chống loạn nhịp tim
3. Thuốc hạ lipid máu
4. Thuốc chống đau thắt ngực
5. Thuốc cường tim
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các nhóm thuốc và các thuốc trong mỗi
nhóm dùng để điều trị các bệnh tim mạch bao gồm thuốc
chống loạn nhịp tim; thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp,
thuốc trợ tim; thuốc chống đau thắt ngực và thuốc chống
tăng lipid máu.
2. Trong mỗi nhóm thuốc, trình bày được cách phân loại, tính
chất chung của nhóm.
3. Trình bày được công thức cấu tạo, phương pháp điều chế
(nếu có); các tính chất lý hóa và ứng dụng các tính chất đó
trong kiểm nghiệm, công dụng của các thuốc điển hình
trong mỗi nhóm.
I. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG
HUYẾT ÁP
ĐẠI CƯƠNG:

1.Tăng huyết áp là bệnh, trong đó huyết áp tâm thu  140 mm Hg;


và/hoặc huyết áp tâm trương  90 mm Hg (một trong 2 hoặc cả
hai).

2. Tác hại: Nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng:
- Tai biến mạch máu não.
- Nhồi máu cơ tim.
- Suy tim
- Bệnh về mắt (tổn thương võng mạc).
- Suy thận.
- Xơ vữa động mạch
NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG ĐIỀU TRỊ:

• Mục đích điều trị là làm hạ huyết áp xuống mức bình thường để
giảm thiểu nguy cơ biến chứng (nếu hạ huyết áp được 5-6 mmHg thì có thể
hạ nguy cơ đột quỵ đến 40%, bệnh tim mạch giảm 15-20%...).
• Mỗi thuốc thêm vào có thể giảm huyết áp được 5-10 mm Hg. Vì vậy
cần kết hợp nhiều thuốc để đạt được kết quả mong muốn.
• Bệnh tăng huyết áp chủ yếu là vô căn (không biết nguyên nhân), vì
vậy, việc dùng thuốc để điều trị là dùng lâu dài, hàng ngày.
• Đối với bệnh tăng huyết áp thứ cấp (đã biết nguyên nhân), ngoài
dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, cần điều trị nguyên nhân gây
bệnh.
PHÂN LOẠI

Có thể chia làm 6 nhóm:

• Thuốc tác dụng trên hệ thống renin – angiotensin


• Thuốc chẹn kênh calci
• Thuốc giãn mạch trực tiếp
• Thuốc chống tăng huyết áp tác dụng trên thần kinh trung ương
• Thuốc lợi tiểu (xem chương 12).
• Thuốc chẹn beta - adrenergic (xem chương 10)
Sau đây sẽ trình bày một số nhóm thuốc
1.THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THỐNG RENIN -
ANGIOTENSIN
- Khi thể tích dịch lỏng ngoài tế bào giảm và huyết áp giảm, thận
tăng tiết genin vào máu (genin được tạo ra từ các tế bào gần động mạch
vào cầu thận).
- Genin biến angiotensinogen trong máu thành angiotensin I.
- Enzym chuyển angiotensin (men chuyển: ACE) chuyển angioten-
sin I thành angiotensin II.
- Angiotensin II có tác dụng:
* Làm co mạch máu rất mạnh (gây tăng huyết áp)
* Kích thích trực tiếp lên vỏ thượng thận giải phóng aldosteron
(aldosteron làm tăng tái hấp thu natri và nước; gây tăng huyết áp)
* Làm tăng việc giải phóng noradrenalin từ các dây thần kinh
giao cảm hậu hạch (gây co mạch, tăng lượng máu bơm ra từ tim; tăng HA).
* ACE còn làm mất hoạt tính của bradykinin, chất có tác dụng giãn mạch
Vì vậy, có 2 nhóm thuốc tác dụng hạ huyết áp dựa trên cơ chế này
là: Thuốc ức chế men chuyển và thuốc kháng thụ thể angiotensin
II
1.THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THỐNG RENIN -
ANGIOTENSIN (TIẾP)
1. Phân loại:

1.1. Thuốc ức chế men chuyển (...pril), theo cấu trúc, chia ra 3 nhóm
*Thuốc chứa nhóm sulfhydryl:
Captopril
*Thuốc chứa nhóm dicarboxylat:
Enalapril; Ramipril; Quinapril; Perindopril; Lisinopril;
Benazepril.
* Thuốc chứa phosphat:
Fosinopril.
1.2. Thuốc kháng thụ thể angiotensin II (...sartan)
* Candesartan; Eprosartan; Losartan ...
1.THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THỐNG RENIN -
ANGIOTENSIN (TIẾP)

Có ...pril vì các hợp chất ban đầu đều là dẫn chất của pyrolidin. Các
hợp chất về sau một số không chứa nhân pyrolidin, song có cấu trúc
chung như sau:

R1
R2 NH CH CO N COOH

Nh©npyrolidin cã thÓthay b»ng 1 vßng kh¸c


1. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THỐNG RENIN -
ANGIOTENSIN (TIẾP)
2. Chỉ định điều trị:
* Là thuốc chọn lọc đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp và suy tim.
Ngoài ra, các thuốc nhóm này còn có tác dụng làm chậm sự tiến
triển của bệnh thận do đái tháo đường. Vì vậy, rất thuận lợi để
phòng suy thận do đái tháo đường.
Nếu dùng một mình không hạ được huyết áp như mong muốn,
thường kết hợp thuốc ức chế men chuyển với thuốc lợi tiểu thiazid;
Trong suy tim mạn tính, thường kết hợp với thuốc lợi tiểu
furosemid.
* Thuốc kháng thụ thể angiotensin II được dùng thay thế thuốc
ức chế men chuyển khi bệnh nhân không dung nạp được.
3. Tác dụng phụ, chống chỉ định:
•Hạ huyết áp; ho khan; tăng kali máu; đau đầu, chóng mặt...
*Hẹp động mạch thận; phù mạch do dùng thuốc ức chế ACE trước
đó.
CAPTOPRIL (capto + pril)
1.Công thức cấu tạo: CH3
Acid 1-(3-mercapto-2-methylpropanoyl) N CO C CH2 SH
pyrolidin-2-carboxylic. H
COOH
2. Tính chất:
- Tính acid: Tan trong dd kiềm; tác dụng với muối tạo
muối mới (có thể tạo tủa, màu); định lượng bằng pp
đo kiềm.
- Tính khử: Do nhóm sulfhydryl.
Định lượng bằng pp đo iod (trao đổi 2e):
O
I2
CH2 SH CH2 S H + 2I

3. Công dụng:
• Điều trị bệnh tăng huyết áp; suy tim; nhồi máu cơ
tim; bệnh thận do đái tháo đường.
ENALAPRIL MALEAT
1.Công thức cấu tạo: CH3
COOH
Acid -1-[2-[[1-(ethoxy N CO CH NH CH CH2CH2
carbonyl)-3-phenylpro- COOC2H5
COOH
COOH
pyl]amino]propanoyl]
pyrrolidin-2-carboxylic butendioat. Ethoxy+ alanin + pyrrolidin
2. Tính chất:
Chế phẩm thường dùng dưới dạng muối maleat.
- Tính acid: Tan trong các dd kiềm; định lượng đo kiềm (1/3).
- Tính base: Tan trong các dd acid vô cơ. Tạo tủa tt chung alcaloid.
Chế phẩm dd maleat.
- Nhân thơm: Hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại, đt; định lượng.
3. Công dụng: Enalapril là một tiền thuốc. Khi hấp thu vào cơ thể, nó
bị thủy phân chức ester thành diacid có tác dụng. Do không có nhóm
thiol nên không gây phát ban và có vị như captopril.
Chỉ định điều trị như các thuốc ức chế men chuyển nói chung.
2. THUỐC CHẸN KÊNH CALCI

1. Tác dụng, chỉ định:


Là những thuốc có tác dụng lên rất nhiều tế bào có thể bị kích
thích bởi ion calci như cơ tim, các cơ trơn của mạch máu, các tế
bào thần kinh. Khi các ion calci đi vào các tế bào này, nó làm co
cơ và gây dẫn truyền của tế bào thần kinh. Vì vậy, các thuốc chẹn
kênh calci có tác dụng làm giãn mạch máu; giảm lực co của cơ
tim. Một số thuốc nhóm này còn có tác dụng làm giảm xung
động điện chạy trong cơ tim nên được dùng:
• Điều trị bệnh tăng huyết áp.
• Bệnh đau thắt ngực.
• Bệnh loạn nhịp tim
Ngoài ra, còn dùng điều trị bệnh động kinh, rối loạn lưỡng cực.
THUỐC CHẸN KÊNH CALCI (TIẾP)

2. Phân loại:
Có thể chia làm 4 nhóm

• Dẫn chất dihydropyridin (...dipin):


Amlodipin; Felodipin; Nicardipin; Nifedipin; Nimodipin;
Nisoldipin; Nitrendipin; Lacidipin; Lercanidipin.
• Dẫn chất của phenylalkylamin (...pamil):
Verapamil; Gallopamil.
• Dẫn chất benzothiazepin:
Diltiazem.
• Thuốc khác:
CÁC DẪN CHẤT DIHYDROPYRIDIN

1. Cấu tạo hóa học: X thường là nitro. H


R6 N CH3
2. Tính chất chung: 6 1 2
5 3
R5 O C 4 C O R3
- Tính khử: Dễ bị oxy hóa thành pyridin. O O
Định lượng bằng phương pháp đo ceri. X
-Tính base: Rất yếu do hiệu ứng liên hợp nhóm
carbonyl (khác diltiazem và verapamil)
- Hấp thụ bức xạ UV (định tính và định lượng)
- Những hợp chất chứa nhóm nitro thơm (tiếp đầu ngữ ni như
Nicardipin; Nifedipin...) dễ khử hóa sang amin thơm và định tính,
định lượng dựa vào nhóm amin thơm này).
NIFEDIPIN

1. Cấu tạo hóa học: Dimethyl 2,6-dimethyl-4-(2-nitro H


N CH3
H3C
phenyl) 1,4-dihydropyridin 3,5-dicarboxylat 6 1 2
5 3
H3C O C 4 C O CH3
O O
2. Tính chất: NO2
* Nhân thơm: Hấp thụ UV.
* Nhóm nitro thơm: Khử hóa tạo amin thơm
*1,4-dihydropyridin: Oxy hóa thành pyridin.
Định lượng đo ceri (trao đổi 2e).

3. Công dụng:
Điều trị bệnh tăng huyết áp
Điều trị bệnh đau thắt ngực
VERAPAMIL
1. Nguồn gốc và cấu tạo: Thuộc dẫn chất phenylalkylamin, tổng hợp
CH3 CH(CH3)2
5 4 3 2
H3CO . CH2CH2CH2 C
CH2CH2 N OCH3
HCl
CN
H3CO 1 OCH3
5-[[2-(3,4-dimethoxyphenyl) ethyl] (methyl)amino]-2- (3,4-dimethoxy
phenyl)-2-(1-methylethyl) valeronitril (hoặc pentanenitril) hydroclorid.
2. Tính chất: * Hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại (định tính, định lượng)
* Tính base: Pha chế (tiêm), định tính, định lượng.
* Acid kết hợp: Định tính, định lượng (NaOH; ethanol; giữa 2 đ.uốn)
3. Chỉ định:
• Bệnh tăng huyết áp.
• Bệnh đau thắt ngực
• Bệnh loạn nhịp tim
3. THUỐC GIÃN MẠCH TRỰC TIẾP

Là những chất có tác dụng lên cơ trơn các động mạch nhỏ làm
chúng giãn nở ra nên có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, các thuốc
này gây phản ứng bù trừ do tác dụng chống tăng huyết áp của chúng
nên chúng làm tăng nhịp tim, tăng giải phóng renin, lưu giữ muối và
nước. Là thuốc chọn lọc tuyến 2, chỉ dùng khi bị tăng huyết áp nặng
hoặc các thuốc khác không đủ tác dụng. Khi dùng, phải phối hợp với
thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn beta-adrenergic.
Không dùng cho bệnh nhân bị bệnh động mạch vành.
Các thuốc thuộc nhóm này gồm:
• Thuốc dùng lâu dài: Hydralazin; Minoxidil.
• Thuốc dùng điều trị cơn cao huyết áp: Nitroprusid; Diazoxid và
Hydralazin; Minoxidil; Verapamil.

*Thuốc lợi tiểu (xem chương 12); thuốc chẹn beta-adrenergic


(xem chương 10).
HYDRALAZIN HYDROCLORID

1. Công thức: 1-hydrazinophtalazin HCl

2. Tính chất:
• Tính base: Tạo muối HCl tan trong
nước, pha dd tiêm; định tính, định lượng
• Nhóm hydrazin: Ngưng tụ; tính khử:
- Ngưng tụ nitrobenzaldehyd.
- Định lượng đo kali iodat
• Nhân thơm: Hấp thụ UV Định tính, định lượng
3. Công dụng:
• Tác dụng giãn mạch ngoại vi nên dùng hạ huyết áp (tâm trương
mạnh hơn tâm thu). Tác dụng giãn động mạch nhiều hơn tĩnh
mạch nên ít gây hạ huyết áp thể đứng (khi đứng dậy) và tăng
lượng máu bơm ra từ tim. Dạng viên, tiêm.
4. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN THẦN KINH
TRUNG ƯƠNG

Là những chất có tác dụng kích thích các thụ thể 2 ở hệ thần kinh
trung ương làm giảm dòng ra của hệ giao cảm đến tim mạch gây
hạ huyết áp. Các thuốc thuộc nhóm này gồm Methyldopa; Clonidin
và Guanabenz.
METHYLDOPA
1. Cấu tạo: Acid 2-amino-3-(3,4-dihy
droxyphenyl)-2-methylpropanoic.

2. Tính chất:
• Tính base: Dễ tan trong acid vô cơ loãng. Định lượng mt khan.
• Tính khử (dễ bị oxy hóa): Tác dụng với FeCl3 tạo màu xanh.
• Tính acid: Tan trong các dd hydroxyd kim loại kiềm.
• Tính chất của -amino acid: Tác dụng ion kl, ninhydrin.
• Hấp thụ bức xạ tử ngoại
3. Công dụng:
Dùng điều trị bệnh tăng huyết áp.
II.THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM
2.1.ĐẠI CƯƠNG

Loạn nhịp tim là một nhóm bệnh, trong đó, sự co cơ tim mất điều hòa
hoặc quá nhanh (trên 100 lần/phút) hoặc quá chậm (dưới 60 lần/phút)
Nếu sự loạn nhịp kéo dài (hàng phút), nó sẽ ảnh hưởng đến sự làm
việc của tim và các triệu chứng nguy hiểm sẽ phát triển.
1. Nếu nhịp tim chậm, tim không bơm đủ máu cho cơ thể; lúc đó gây
mệt mõi, bị ngất, thậm chí chết. Người ta bị chết khi nhịp tim bằng
0 hoặc khi tim và não ngừng làm việc.
2. Nhịp tim nhanh có thể làm giảm khả năng bơm máu do các
khoang tâm thất mất khả năng nạp máu đúng. Nhịp tim nhanh
có thể gây thở dốc, đau ngực, ngất. Nếu khả năng làm việc của
tim bị giảm đáng kể trong một thời gian dài, có thể gây ngừng tim
và chết. Dó là do nhịp tâm thất quá nhanh và rung thất (nhịp hỗn
loạn, quá nhanh, trong đó tim chỉ còn rung).
2.1. ĐẠI CƯƠNG (tiếp)
Nếu nhịp tim nhanh gây ngừng tim kéo dài sẽ gây tổn thương các
cơ quan khác như não, thận, phổi và gan.

Nếu rung tâm nhĩ, sẽ tạo các cục máu đông trong tâm nhĩ, chúng
có thể thoát ra và gây đột quỵ hoặc tổn hại các cơ quan khác.

Để hiểu biết về các thuốc dùng điều trị loạn nhịp tim, trước
hết cần hiểu biết về hoạt động bình thường của tim.
2.2. HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG CỦA TIM

Thứ tự mỗi nhịp đập như sau:


• Nốt xoang nhĩ (SA) trong tâm nhĩ phải như một thiết bị bấm giờ nhỏ
xíu, nó đánh lửa để truyền đi những xung động điện ở những khoảng
thời gian đều đặn (khoảng 60-80 lần/phút khi nghỉ ngơi và nhanh
hơn khi tập luyện. Máy bấm giờ này kiểm tra nhịp tim). Mỗi
xung động này lan truyền trên cả 2 tâm nhĩ và làm cho chúng
co lại để bơm máu theo van một chiều xuống hai tâm thất.
• Xung động này đến nốt nhĩ thất (AV) ở dưới tâm nhĩ phải, nó hoạt
động giống như “hộp đựng mối nối 2 mạch điện”và xung động đó
hơi bị chậm lại. Đại đa số mô giữa tâm nhĩ và tâm thất không dẫn
truyền được xung động này. Tuy nhiên, một nhánh nhỏ của các sợi
dẫn gọi là bó nhĩ thất (bó AV) hoạt động như các “sợi dây kim loại”
và dẫn xung động từ nốt AV đến các tâm thất.
• Bó AV chia làm 2 nhánh (trái và phải); các nhánh này lại chia làm
nhiều sợi nhỏ (hệ thống Purkinje), chúng dẫn truyền xung động đó
đến khắp tâm thất làm cho các tâm thất co lại và bơm máu theo van
một chiều vào các động mạch lớn:
Động mạch đi từ tâm thất phải (động mạch phổi) đưa máu đến phổi.
Động mạch đi từ tâm thất trái (động mạch chủ) đưa máu đến những
phần còn lại của cơ thể.
• Sau đó tim nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn (tâm trương).
Máu quay trở lại tim từ các tĩnh mạch lớn sẽ đóng vào tâm nhĩ
khi tâm trương:
- Các tĩnh mạch đi vào tâm nhĩ trái mang máu đến từ phổi (đầy oxy)
- Các tĩnh mạch đi vào tâm nhĩ phải mang máu đến từ cơ thể (máu
cần nạp oxy).
2.3. THUỐC ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM

Dựa vào tác dụng, các thuốc chống loạn nhịp được chia
làm 4 nhóm:

1. Thuốc chẹn kênh natri

2. Thuốc chẹn beta-adrenergic.

3. Thuốc chẹn kênh kali (kéo dài tái phân cực)

4. Thuốc chẹn kênh calci

5. Các thuốc khác


2.3.1. THUỐC CHẸN KÊNH NATRI
Các thuốc nhóm này (nhóm I) được chia thành 3 phân nhóm:
(IA; IB; IC)
Nhóm Tác dụng Các thuốc

IA Kéo dài tái phân cực Quinidin; Procainamid; disopyramid


IB Rút ngắn thời gian Lidocain; Mexiletin; Tocainid;
tái phân cực Phenytoin
IC Ít có tác dụng lên sự Encainid; Flecainid; Propafenon;
tái phân cực Moricizin

Chỉ định:
IA: Rung nhĩ; loạn nhịp thất.
IB: Loạn nhịp thất.
IC: Reentry (tái nhập) nốt AV; loạn nhịp tâm thất.
(TIẾP)

Tuy nhiên, một số thuốc trong nhóm, do có nhiều tác dụng


chống loạn nhịp vì nguyên nhân khác nên được sử dụng rộng rãi
nhất là quinidin; procainamid;disopyramid.
Sau đây sẽ trình bày các thuốc trên
QUINIDIN

Công thức cấu tạo:


H2C CH H
3
2
4
7
1 5

8 N 6
HO 9
H
H . H2SO4 , 2 H2O
H3CO

2
1

N 2

6-methoxy cinchonan-9-ol sulfat dihydrat


Tính chất: Bột kết tinh hình kim hoặc tinh thể không màu, vị rất
đắng. Tan trong ethanol và nước sôi; khó tan trong
nước. []D = + 275o đến + 2870.
(TIẾP)

Hóa tính:
- Base: Định tính, định lượng, pha chế (1ptQ H2SO4 phản ứng 3H+).
- Dây nối đôi: Phản ứng cộng.
- Toàn phân tử: Phản ứng Taleoquinin.

Ngoài ra, nhân thơm hấp thụ UV Định tính, định lượng

Công dụng:
- Điều trị loạn nhịp tim: Rung tâm nhĩ; loạn nhịp tâm thất.
- Ngoài ra, có tác dụng điều trị bệnh sốt rét.
III. THUỐC LÀM HẠ LIPID MÁU
Là những chất có tác dụng làm hạ cholesterol và triglycerid trong
máu. Việc hạ cholesterol trong máu làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ
tim do bệnh mạch vành tim.

Cholesterol có trong máu do được cung cấp từ thức ăn, do sinh


tổng hợp bởi enzym HMG - CoA reductase.
Các thuốc có tác dụng hạ lipid máu gồm:
• Các statin (Lovastatin; Fluvastatin; Atorvastatin...)
• Các fibrat (Gemfibrozil; Clofibrat; Beclofibrat...)
• Thuốc loại acid mật ở ruột (nhựa trao đổi anion như chelestyramin
• Acid nicotinic (xem chương 13)
CÁC FIBRAT

1. Công thức: Là d/c của acid phenoxy isobutanoic O


O
(acid fibric : F + I B +R) OR
H3C CH3
R'

TT Tên thuốc R R’
1. Clofibrat - CH2CH3 - Cl

2. Beclofibrat - CH2CH3 Cl- C6H4-CH2-

3. Bezafibrat -H Cl-C6H4-CO-NH-CH2CH2-

4. Ciprofibrat -H 2,2-diclocyclopropyl-
FENOFIBRAT

1. Công thức: CH3


O CH(CH3)2
Cl C O C C
O O
CH3

1-methylethyl-2-[4-(4-chlorobenzoyl)phenoxy]-2-methylpropanoat
2. Tính chất:
• Nhân thơm: Hấp thụ bức xạ tử ngoại (định tính, định lượng).
• Nhóm chức ester: Dễ thủy phân; tạo hydroxamat (định lượng
đo kiềm; đo phổ khả kiến; định tính do tạo màu).
• Nhóm benzoyl: Thủy phân ra acid benzoic (định tính Fe3+).
• Clo: Vô cơ hóa bằng Na2CO3, xác định bằng AgNO3.
3. Công dụng:
Làm hạ các triglycerid và VLDP, tăng HDP nên được dùng điều trị
bệnh tăng lipid máu loại III.
IV. THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT NGỰC
Đau thắt ngực là đau ở vùng ngực mà nguyên nhân do cơ tim
không được cung cấp đủ oxy. Cơ tim không được cung cấp đủ oxy
khi máu đến cơ tim không đủ hoặc do nhu cầu oxy của cơ tim cao.
Thuốc điều trị bệnh đau thắt ngực là những chất có tác dụng làm
tăng dòng máu đến cơ tim hoặc làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim.
Vì vậy, chúng có tác dụng điều trị triệu chứng, nghĩa là làm giảm số
lần, thời gian, mức độ đau; phòng hoặc làm chậm nguy cơ nhồi máu
cơ tim.

Thuốc chống đau thắt ngực có 3 nhóm:


1. Các hợp chất nitrat hữu cơ.
2. Các thuốc chẹn beta.
3. Các thuốc chẹn kênh calci.
4.1. CÁC NITRAT HỮU CƠ

Các thuốc thường dùng gồm: Nitroglycerin; Isosorbit dinitrat;


Erythrityl tetranitrat; Amyl nitrit.

Cơ chế tác dụng:


Có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu; làm giãn động mạch
vành.
NITROGLYCERIN
1..Công thức: H2C NO3
HC NO3
2. Tính chất: Chất lỏng sánh như dầu, màu vàng nhạt, H2C NO3
vị ngọt. Dễ cháy, nổ khi va chạm hoặc nhiệt độ. Dễ phân hủy
khi tiếp xúc tia tử ngoại.
• Để định tính và định lượng, thủy phân nitroglycerin thành
nitrat và glycerin tương ứng, xác định các thành phần tạo
thành.
-Nitrat: Tác dụng với acid 2,4-phenoldisulfonic tạo màu vàng cam,
thêm amoniac, chuyển sang đỏ:
O
SO 3H NH4O N SO 3NH4
SO 3H O2 N
+ HNO3 NH4OH
HO HO O
SO 3H SO 3H SO 3NH4
NITROGLYCERIN (Tiếp)

Cũng có thể thay acid này bằng diphenylamin, sản phẩm có màu
xanh (do nitrat oxy hóa diphenylamin tạo muối imoni diphenyl-
benzidin).
• Glycerin được xác định bằng phản ứng tạo acrolein:
NaHSO4
C3H5(OH)3 0 CH2 CH CHO
t
•Định lượng bằng pp đo phổ hấp thụ khả kiến dựa vào các phản
ứng màu nói trên hoặc bằng pp HPLC, detector UV 210 nm.
3. Công dụng:

• Phòng và điều trị bệnh đau thắt ngực.


• Ngoài ra, còn dùng điều trị suy tim và nhồi máu cơ tim.
• Chú ý, không ngừng dùng đột ngột vì có thể gây đau thắt ngực
4.2. THUỐC CHẸN BETA

1. Xem chương 10. Các thuốc thường dùng gồm:


Propranolol; Nadolol; Timolol; Pindolol; Metoprolol

2. Cơ chế tác dụng:


- Làm giảm nhịp tim nên giảm nhu cầu oxy cho cơ tim.
- làm tăng sự phân bố oxy cho tim.
- Làm giảm co cơ tim nên giúp bảo tồn năng lượng hoặc giảm nhu
cầu năng lượng cho cơ tim.
3. Chỉ định điều trị:
• Bênh đau thắt ngực.
• Bảo vệ tim, đặc biệt là sau nhồi máu cơ tim.
• Điều trị bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong trường hợp này,
do hiện nay có nhiều thuốc khác tác dụng tốt hơn, đặc biệt với
người già; mặt khác, thường gây bệnh đái tháo đường typ 2 nên
ở vương quốc Anh chỉ dùng làm thuốc tuyến 4 (trước là tuyến 1).
4.3. THUỐC CHẸN KÊNH CALCI

Xem phần thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp


V. THUỐC CƯỜNG TIM
Là những chất có tác dụng làm tăng hiệu suất làm việc của tim
(tăng lượng máu ra từ mỗi lần co tim), làm khỏe tim nhưng không
làm tăng nhu cầu sử dụng oxy của tim.
Đó là các glycosid trợ tim, các thuốc tác dụng kiểu giao cảm hoặc
các thuốc khác.
Chỉ định:
- Sau nhồi máu cơ tim.
- Phẫu thuật tim.
- Shock.
- Suy tim.
Thuốc thường dùng:
Digoxin; Dopamin hydroclorid; Aminophylin; Dobutamin…
DIGOXIN
O
1.Công thức: CH3 O
O O
Bột trắng, khó tan trong HO HCH3
Ethanol; thực tế không tan /nước R=
O 2
CH3
CH3 O OH
2. Hóa tính, định tính:
H OH
• Khung steroid: Phản H HO
ứng Lieberman- bucharda.R H Digitoxigenin OH Digitoxose

Tác dụng anhydrid acetic và acid sulfuric đặc, loại nước tạo sản
phẩm màu xanh.
•Vòng lacton 5 cạnh: Tác dụng với d/c nitro thơm trong môi trường
kiềm tạo sản phẩm có màu đỏ tím (dinitrobenzen/OH hoặc acid pic-
ric (định tính, định lượng).
•Đường 2-desoxy: Trong môi trường acid acetic khan, tác dụng với
ion sắt (III) và acid sulfuric đặc: Mặt phân cách có màu xanh.
DIGOXIN (TIẾP)

3. Chỉ định:
* Rung nhĩ.
*Suy tim.
4. Dạng dùng:
Uống. Rất ít khi tiêm tĩnh mạch; không được tiêm bắp
HẾT CHƯƠNG 11

You might also like