You are on page 1of 21

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VIỆT


NAM

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh


Bối cảnh
Ủy ban khu vực Tây TBD đã thông qua Nghị quyết
WPR/RC69.R6 (ngày 12 /10 /2018) trong đó Khuyến
cáo các quốc gia thành viên:
1. Công nhận và ưu tiên PHCN như một phần của chăm
sóc liên tục và bao phủ CSSK toàn dân;
2. Huy động các nguồn lực kỹ thuật và tài chính để cung
cấp PHCN tích hợp trong các dịch vụ y tế;
3. Tiếp tục xây dựng các dịch vụ PHCN, lực lượng lao
động và thông tin để thúc đẩy cuộc sống lành mạnh và
hạnh phúc cho mọi người dân;
Bối cảnh
4. Thúc đẩy hợp tác khu vực và chia sẻ các
thực hành tốt trong việc đẩy mạnh hoạt động
PHCN.
5. Các quốc gia cần NC, xây dựng Kế hoạch,
chiến lược PT PHCN đáp ứng nhu cầu của
người dân
Quá trình thực hiện
Thực hiện khuyến cáo của WHO
- Ngày 22/8/2018; Cục QLKCB đã có CV gửi
WHO cử chuyên gia và KT hỗ trợ đánh giá HT
PHCN là cơ sở XD kế hoạch, chiến lược PT PHCN
ở VN
- Cục QLKCB đã xây dựng KH số 390; ngày
19/4/2019
- Bộ Y tế ban hành QĐ số 3696/QĐ-BYT ngày
22/8/2019 về Thành lập Ban NC, đánh giá
Đánh giá hệ thống PHCN
• Theo cam kết của BYT/Bộ LĐTBXH/WHO
• Hỗ trợ kỹ thuật, chuyên gia: WHO
• Hỗ trợ tài chính: USAID/VNAH
• Đóng góp ý kiến của Nhóm kỹ thuật PHCN (do lãnh
đạo Bộ Y tế thành lập)
• Bộ Y tế làm đầu mối, thu thập thông tin về PHCN của
cả 2 ngành y tế và LĐTBXH.
Đánh giá tổng thể hệ thống PHCN
• Phương pháp đánh giá: Dựa trên số liệu sẵn có ở cấp
trung ương và địa phương.
• Công cụ: Sử dụng bộ công cụ đánh giá của WHO.
• Quy trình:
– Tháng 6-7/2019: BYT, Bộ LĐTBXH cử CV đề nghị địa phương gửi
thông tin. BYT và Bộ LĐTBXH tổng hợp gửi WHO.
– 12-23/8/2019: Nhóm NC và Chuyên gia WHO sang Việt Nam
thu thập thêm thông tin (thực địa tại trung ương và 4 tỉnh)
– Tháng 9-10/2019: Nhóm NC và Chuyên gia WHO soạn báo cáo,
gửi dự thảo báo cáo để các bên góp ý, và hoàn thiện báo cáo
gửi BYT.
Tóm tắt Kết quả nghiên cứu
Mô hình đánh giá phát triển PHCN
của WHO

Các mức độ phát triển theo Mô hình phát


triển PHCN

Cần cải Cần cải Rất hạn chế,


Đã phát triển thiện một thiện nhiều cần xây dựng
chút

Đánh giá hệ thống PHCN theo các trụ cột của hệ thống y tế (50)
1. Quản trị (7)
2. Tài chính (3)
3. Nhân lực và cơ sở vật chất (5)
4. Hệ thống thông tin y tế (4)
5. Khả năng tiếp cận dịch vụ (15)
6. Chất lượng dịch vụ (8)
7. Kết quả PHCN (8)
Quản trị (7)
Cần cải thiện nhiều
4
Rất hạn chế, cần xây dựng 3

THÀNH TỰU CHÍNH


1. CP đã ban hành nhiều Nghị định, Bộ Y tế và một số Bộ đã ban hành nhiều Thông tư
về PHCN
2. BYT và Bộ LĐTBXH đã ký kết Chương trình phối hợp giữa hai Bộ về chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, trong đó có nội dung về PHCN
THÁCH THỨC
1. Định nghĩa PHCN chưa cập nhật theo khuyến nghị của WHO (Thông tư 46), Danh mục kỹ
thuật PHCN/và danh mục PHCN được BHYT thanh toán chưa đầy đủ (Thông tư 43).
2. Dịch vụ PHCN tại các trung tâm bảo trợ xã hội chưa phát triển.
3. Hoạt động cung cấp và mua sắm dụng cụ trợ giúp trong Hệ thống y tế còn thiếu và yếu.

KHUYẾN NGHỊ
1. Rà soát các cơ sở bảo trợ xã hội để đáp ứng nhu cầu PHCN cấp bách ở các trung tâm này.
2. Cần phát triển lĩnh vực sản xuất và cung ứng các dụng cụ hỗ trợ trong chiến lược PHCN
quốc gia.
Tài chính (3)
Cần cải thiện một chút
1
Cần cải thiện nhiều 2

THÀNH TỰU CHÍNH


1. Đã thực hiện CS Thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) cho kỹ thuật PHCN.
2. Hầu hết các cơ sở PHCN đều được nhà nước hỗ trợ kinh phí ở các mức độ

THÁCH THỨC CHÍNH


1. Thông tin tài chính rải rác và chưa đủ chi tiết để xác định bức tranh tổng thể về khía cạnh này.
2. BHYT chưa chi trả /chi trả rất ít cho dụng cụ hỗ trợ (mặc dù BYT đang thảo luận sửa đổi luật
BHYT về vấn đề này).
3. Rất ít bệnh viện phân tích nguồn thu riêng của cung cấp dịch vụ PHCN.
KHUYẾN NGHỊ
1. Tiếp tục vận động để các dụng cụ trợ giúp thuộc BHYT chi trả
2. Thúc đẩy BYT và Bộ LĐTBXH tổng hợp thông tin về nguồn thu và chi phí PHCN.
Nhân lực và CSVC (5)
Cần cải thiện nhiều
4
Rất hạn chế, cần xây dựng 1

THÀNH TỰU CHÍNH


1. Đang xây dựng chương trình đào tạo bậc cử nhân (hoặc cao hơn) về VLTL, HĐTL, NNTL
2. Bộ môn Vật lý trị liệu PHCN – ĐH Y dược tp. HCM là cơ sở hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo CN
VLTL
THÁCH THỨC CHÍNH
1. BYT và Bộ LĐTBXH không có sẵn thông tin về thực trạng nhân lực PHCN.
2. Chưa có quy định về danh mục/chuẩn thiết bị y tế của các bệnh viện hoặc khoa PHCN.
3. Không có số liệu tổng hợp về các khóa đào tạo (loại hình, thời gian đào tạo) về PHCN.
4. Người cung cấp dịch vụ VLTL, HĐTL, NNTL có chung chức danh nghề nghiệp là “kỹ thuật viên
PHCN”.

KHUYẾN NGHỊ
1. Xây dựng cơ chế thu thập số liệu định kỳ về nhân lực PHCN.
2. Xây dựng chuẩn/danh mục thiết bị y tế tối thiểu của các cơ sở PHCN ở các tuyến
Hệ thống thông tin y tế (4)
Cần cải thiện nhiều
4
Rất hạn chế, cần xây dựng 3

THÀNH TỰU CHÍNH


1. Hệ thống thông tin y tế “VNPT-HIS” đang vận hành, có tiềm năng thu thập thông tin về
hoạt động chức năng.
2. BYT đang sửa đổi bệnh án PHCN, chú trọng lượng giá chức năng của người bệnh (ICF)
THÁCH THỨC CHÍNH
1. Hệ thống thông tin y tế chưa tổng hợp dữ liệu về chất lượng dịch vụ và kết quả can thiệp PHCN.

KHUYẾN NGHỊ
1. Khuyến khích việc thu thập thông tin về chất lượng, hiệu quả và kết quả PHCN
2. Thúc đẩy nghiên cứu về PHCN để phát triển các dịch vụ PHCN dựa trên bằng chứng.
Dịch vụ - khả năng tiếp cận (15)

Cần cải thiện một chút


2
Cần cải thiện nhiều
3
Rất hạn chế, cần xây dựng 10
THÀNH TỰU CHÍNH
1. Mạng lưới PHCN trong ngành y tế phát triển mạnh.
2. Bảo hiểm Y tế chi trả cho 114 (trong số 248) dịch vụ PHCN theo quy định của Bộ Y tế

THÁCH THỨC CHÍNH


1. Chưa phân định rõ hoạt động của Khoa PHCN thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện PHCN tỉnh;
và giữa BV PHCN và BV chỉnh hình PHCN.
2. Có rất ít hoặc hầu như không có dụng cụ trợ giúp được cung cấp trong ngành Y tế.
3. Các giường bệnh “chăm sóc dài ngày” chỉ có tại cơ sở BTXH; BHXH hạn chế đợt điều trị tối đa 30 ngày

KHUYẾN NGHỊ
1. Lồng ghép quy trình mua bán và cung cấp các dụng cụ trợ giúp vào chiến lược PHCN trong tương lai.
2. Cho phép bệnh nhân có một số tình trạng sức khỏe cụ thể (tổn thương não, v.v) được điều trị dài ngày
hơn.
Dịch vụ - chất lượng (7)
Cần cải thiện một chút
1
Cần cải thiện nhiều
5
Rất hạn chế, cần xây dựng 1
THÀNH TỰU CHÍNH
1. Bệnh viện Lão khoa Trung ương có dịch vụ PHCN có tiêu chuẩn cao
2. Bệnh viện Nhi Đồng 3 có cách tiếp cận theo nhóm rất tốt để đánh giá và chăm sóc bệnh nhân

THÁCH THỨC CHÍNH


1. Các cơ sở PHCN chưa chú ý nhiều đến hiệu quả của PHCN lên hoạt động chức năng của người bệnh.

KHUYẾN NGHỊ
1. Tạo cơ hội để các bệnh viện học hỏi kinh nghiệm cung cấp dịch vụ PHCN tại BV lão khoa TƯ và
Bệnh viện Nhi đồng tp. HCM và các bệnh viện khác.
Kết quả PHCN (8)
Cần cải thiện một chút 1
Cần cải thiện nhiều 4
Rất hạn chế, cần xây dựng 7

THÀNH TỰU CHÍNH


1. Việc BHYT chi trả cho kỹ thuật PHCN góp phần tăng tính bền vững về tài chính của các cơ sở
PHCN
2. Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH đánh giá cao PHCN, doanh thu PHCN là yếu tố tiên quyết

THÁCH THỨC CHÍNH


1. Các cơ sở PHCN chưa chú trọng nhiều đến hiệu quả của PHCN
2. Phương thức đánh giá cũng như nhận thức về hoạt động chức năng của người dân còn hạn chế.
3. Không có bằng chứng về việc PHCN được lồng ghép trong kế hoạch ứng phó với thảm họa của BYT

KHUYẾN NGHỊ
1. Phân tích hiệu quả can thiệp PHCN (cần phải có thang đo chức năng để đánh giá hiệu quả)
Những khó khăn, thách thức (1)
- Thiếu bác sỹ, KTV PHCN ở các tuyến, đặc biệt là thiếu
đội ngũ nhân lực chuyên ngành Hoạt động trị liệu và
ngôn ngữ trị liệu trong khi nhu cầu/yêu cầu về PHCN
ngày càng tăng cao.
- Nhiều TTYT huyện không có đủ bác sỹ, KTV PHCN.
- Khó khăn trong đào tạo bác sỹ, KTV PHCN – theo quy
định mới đây về đào tạo ngắn hạn và Nghị định về
đào tạo chuyên môn y khoa đang dự thảo.
- Danh mục dịch vụ PHCN, tuy đã mở rộng, nhưng vẫn
chưa đầy đủ, đặc biệt số dịch vụ HĐTL và NNTL còn ít.
Những khó khăn, thách thức (2)
- Một số cơ sở PHCN bị sáp nhập với YHCT
- Sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo của một số Bộ,
ngành, địa phương chưa đúng mức đối với công tác
PHCN và NKT
- Các quy định của BHYT hiện nay chưa chi trả cho
một số dịch vụ PHCN, chân tay giả, dụng cụ chỉnh
hình
- Chất lượng dịch vụ PHCN và các cơ sở PHCN ở một
số nơi còn chưa cao, chưa đánh giá được kết quả
điều trị
Khuyến nghị về PHCN giai đoạn tới (1)

- Xây dựng Chiến lược quốc gia về PHCN giai đoạn


2021-2030 và tầm nhìn 2050
- Hoàn thiện nội dung về PHCN trong Luật KCB sửa
đổi.
- Sửa Luật BHYT theo hướng mở rộng phạm vi, danh
mục dịch vụ PHCN được BHYT chi trả, xây dựng giá
dịch vụ.
- Xây dựng quy trình kỹ thuật/quy trình sản xuất,
hướng dẫn chuyên môn cho các dịch vụ PHCN/sản
xuất dụng cụ trợ giúp.
Khuyến nghị về PHCN giai đoạn tới (2)
- Chuẩn hóa bệnh án PHCN sửa đổi, ICF để áp dụng
toàn quốc.
- Tiếp tục triển khai Phần mềm chăm sóc sức khỏe
và PHCN cho NKT.
- Nghiên cứu khả năng áp dụng WHODAS tại Việt
Nam.
- Hoàn thiện gói dịch vụ CSSK và PHCN cho NKT ở
tuyến xã.
- Hoàn thiện danh mục DV PHCN do Bác sỹ đa khoa
chỉ định để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ PHCN.
Khuyến nghị về PHCN giai đoạn tới (3)
- Quy định các khóa đào tạo cơ bản và nâng cao,
chuyên sâu, đào tạo ngắn hạn và dài hạn đáp ứng
đa dạng nhu cầu nhân lực về PHCN
- Đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ PHCN ở các tuyến,
thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ ở tuyến cơ sở để
tăng khả năng tiếp cận của người bệnh, người
khuyết tật với DV PHCN.
- Nghiên cứu đánh giá về công nghệ/dụng cụ trợ
giúp tại Việt Nam; Xây dựng Danh mục Trang thiết
bị cơ bản về PHCN đối với các tuyến.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

You might also like