You are on page 1of 11

Mức độ ưu tiên trong các yêu cầu

phương pháp phân tích

Sinh viên thực hiện:


Hoàng Ngọc Ánh – 20174439
Phạm Thị Lan Anh – 20174425
Đoàn Thị Phượng

Giáo viên bộ môn: Hoàng Quốc Tuấn


MỨC ĐỘ ƯU TIÊN TRONG CÁC YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH:

 Độ đúng và độ chính xác của phương pháp


 Độ nhạy, giới hạn phát triển
 Phương pháp
 Thời gian phân tích
 Chi phí phân tích
 Thiết bị sử dụng
1. Độ đúng và độ chính xác của phương pháp

Độ chính xác (accuracy) = độ chụm (precision) + độ đúng (trueness)

• Độ đúng chỉ mức độ gần nhau giữa giá trị trung bình của kết quả thử
nghiệm và giá trị thực hoặc giá trị được chấp nhận là đúng.
• Độ chụm chỉ mức độ mức độ dao động của các kết quả thử nghiệm độc
lập quanh trị giá trung bình
• Độ ổn định của phương pháp là khả năng cung cấp các kết quả có độ
chính xác chấp nhận được dưới những điều kiện có sự thay đổi về một
số điều kiện thực hiện phương pháp.
 Yêu cầu quan trọng quyết định kết quả phân tích, lựa chọn phương
pháp phù hợp tiến hành mới ra kết quả mong muốn
2. Độ nhạy, giới hạn phát triển.

 Giới hạn phát hiện là nồng độ mà tại đó giá trị xác định được lớn hơn độ không đảm bảo đo
của phương pháp. Đây là nồng độ thấp nhất của chất phân tích trong mẫu có thể phát hiện
được nhưng chưa thể định lượng được (đối với phương pháp định lượng).
 LOD của phương pháp định tính: Cần xác định được nồng độ nào mà tại đó sẽ xác định chắc
chắn sự có mặt của chất phân tích.
 LOQ là nồng độ tối thiểu của một chất có trong mẫu thử mà ta có thể định lượng bằng
phương pháp khảo sát và cho kết quả có độ chụm mong muốn.

 Độ nhạy cao, giới hạn phát triển thấp


3. Phương pháp

 Tính đặc hiệu: Là khả năng phát hiện chất phân tích khi có mặt các tạp chất
khác như các tiền chất, các chất chuyển hóa, các chất tương tự, tạp chất.... Cụ
thể, trong phép phân tích định tính đó là phải chứng minh được kết quả là
dương tính khi có mặt chất phân tích, âm tính khi không có mặt nó, đồng thời
kết quả phải là âm tính khi có mặt các chất khác có cấu trúc gần giống chất
phân tích.
Trong phép phân tích định lượng, là khả năng xác định chính xác chất phân tích
trong mẫu khi bị ảnh hưởng của tất cả các yếu tố khác, nhằm hướng đến kết quả
chính xác. Tính đặc hiệu thường liên quan đến việc xác định chỉ một chất phân
tích.
 Tính chọn lọc: Là khái niệm rộng hơn tính đặc hiệu, liên quan đến việc phân
tích một số hoặc nhiều chất chung một quy trình. Nếu chất cần xác định phân
biệt rõ với các chất khác thì phương pháp phân tích có tính chọn lọc.
 Tính chọn lọc có thể bao trùm cả tính đặc hiệu

Phân tích thành phần nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm
trong hoạt động sản xuất, đảm bảo tính đồng nhất, tính an
toàn về các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Kiểm soát sự
lãng phí nếu có trong quá trình sản xuất.
Mặt khác phân tích thành phần nhằm tạo cơ sở nghiên cứu
sản phẩm mới.

 Phương pháp có tính chọn lọc cao


4. Thời gian phân tích

 Nhanh có khả năng phân tích đồng thời nhiều nguyên tố.

• Tiết kiệm thời gian.

• Nhận biết các chất, cấu trúc, thành phần các phản ứng
hóa học đặc trưng đối với chất cần xác định.
5. Chi phí phân tích

• Phương pháp đưa ra ít tốn kém mà vẫn đáp ứng các yêu cầu

• Tính khả thi cao.


6. Thiết bị

 Thiết bị dễ vận hành và sửa chữa khi hỏng hóc

 Thiết bị dễ sử dụng và dễ bảo trì


Kết luận:

Các yêu cầu với phương pháp phân tích đều có quan hệ mật thiết, tác động
qua lại lẫn nhau, tùy thuộc điều kiện kinh tế, yêu cầu của nhà quản lí, và
đặc thù của từng sản phẩm để chọn phương pháp phân tích phù hợp nhất.

You might also like