You are on page 1of 4

Chuyên đề 25

ÔN LUYỆN VĂN BẢN


NÓI VỚI CON
I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Nội dung
- Bài thơ thể hiện tình cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái, tình yêu quê hương
sâu nặng, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình.
- Từ đó, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn
lên trong cuộc sống.
2. Nghệ thuật
- Bài thơ được viết theo thể tự do, linh hoạt trong diễn đạt mà vẫn giàu vần điệu
- Mang hình thức là lời tâm tình, dặn dò của người cha với con, tạo nên giọng
điệu thiết tha trìu mến, ấm áp và tin cậy
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, khiến lời dặn dò, tâm tình dễ thấm, dễ thuyết
phục
- H/ả thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, mang đậm
bản sắc thơ ca miền núi.
II/ BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1:
1. Chép chính xác khổ 1 bài thơ “Nói với con”
2. Em hiểu “người đồng mình” là gì? Cách gọi ấy có gì sâu sắc?
3. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì
đặc biệt? Qua đó, t/g đã thể hiện được điều gì?
4. Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo cách quy nạp để làm rõ cội
nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, trong đó có sử dụng một câu
BĐ, một khởi ngữ, phép nối, câu phủ định, thành phần cảm thán, thành
phần phụ chú
5. Kể tên 2 t/p trong chương trình ngữ văn THCS (ghi rõ t/g) viết về
tình cha con
Bài tập 2:
1. Chép chính xác đoạn 2 của bài thơ “Nói với con”.
2. Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ.
3. Tìm thành ngữ trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của thành
ngữ đó?
4. Chỉ ra, gọi tên và nêu tác dụng của thành phần biệt lập có trong khổ 2
bài thơ.
5. Dựa vào khổ thơ em vừa chép, viết một đoạn văn nghị luận khoảng
12 câu theo cách lập luận tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ những
đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha với
con, trong đó có sử dụng câu ghép, thành phần khởi ngữ, thành phần
phụ chú; tình thái; phép lặp

You might also like