You are on page 1of 31

CHƯƠNG IV.

CÂU, CÁC LOẠI CÂU


SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Mục tiêu:
+ Nhận thức sâu rộng vừa khái quát vừa cụ
thể về các quy tắc ngữ pháp.
+ Rèn luyện năng lực phân tích, lĩnh hội có cơ
sở khoa học các hiện tượng ngữ pháp.
+ Nâng cao năng lực viết và nói sao cho phù
hợp với các quy tắc ngữ pháp, thích hợp với
hoàn cảnh giao tiếp, đạt được trình độ trong
sáng chuẩn mực. Đồng thời phát hiện và sửa
chữa được các lỗi thường mắc trong giao tiếp.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI
CÂU SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Cách hiểu về câu
- Về cấu trúc và hình thức: có cấu tạo ngữ pháp độc lập,
có một ngữ điệu kết thúc.
- Về ý nghĩa: biểu thị một thông báo, một nội dung
tương đối hoàn chỉnh.
- Về chức năng: thông báo và tác động đến nhận thức, tư
tưởng, tình cảm, hành động và tính thẩm mỹ ở người
tiếp nhận.
-> Câu là một đơn vị từ, thường là ngữ cấu tạo nên trong
quá trình tư duy nhằm thực hiện chức năng thông báo; nó
có ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và
có tính độc lập.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

I. Những yêu cầu về câu trong văn bản

1. Câu phải viết đúng quy tắc ngữ pháp tiếng


Việt
(1) Trời mưa.
(2) Nếu trời mưa thì đường ướt.
(3) Chiếc xe này máy đã hỏng.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn
- Câu đơn có hai thành phần chính
VD: Gió thổi.
- Câu đơn có thêm thành phần trạng ngữ
VD: Buổi sáng hôm ấy, gió mùa đông bắc đã thổi vào
nước ta.
- Câu đơn có thêm thành phần tình thái
VD: Chao ôi, gió mùa đông bắc đã thổi vào miền Bắc
nước ta.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn
- Câu đơn có hai thành phần chính
- Câu đơn có thêm thành phần trạng ngữ
- Câu đơn có thêm thành phần tình thái
- Câu đơn có thêm thành phần phụ chú
VD: Gió mùa đông bắc – cái thứ gió mang đến giá rét –
đã thổi vào nước ta.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Quy tắc cấu tạo đúng theo kiểu câu ghép:
* CÂU GHÉP ĐẲNG LẬP

- Câu ghép đẳng lập biểu hiện quan hệ liệt kê.


VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối lập.
VD: Anh đẽo đã nhiều cày mà hàng bán vẫn
không chạy.
- Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn.
VD: Tôi đi hay anh đi?
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

* CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ


- Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân – quả.
VD: Vì trời mưa to nên đường ngập nước.

- Câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết – hệ quả.


VD: Nếu trời mưa thì đường ngập nước.
- Câu ghép chính phụ có quan hệ mục đích – sự kiện.
VD: Để tôi thi tốt, bố mẹ tôi đã tạo cho tôi nhiều điều kiện
thuận lợi.
- Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ - tăng tiến.
VD: Tuy tôi ốm nhưng tôi vẫn đi học.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI
CÂU SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong
tiếng Việt
a. Trật tự từ: Trật tự các thành tố, các tiếng
trong từ, cụm từ và câu thường biểu hiện ý nghĩa
ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp khác nhau.
Vd: - Mẹ yêu con gái. (Mẹ: chủ thể của hoạt
động – chủ ngữ; con gái: đối tượng của hoạt
động - bổ ngữ).
- Con gái yêu mẹ. (Con gái: chủ thể - chủ
ngữ; mẹ: đối tượng – bổ ngữ).
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI
CÂU SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong tiếng


Việt
a. Trật tự từ
- Trật tự từ vừa là công cụ thể hiện ngữ pháp, vừa là
công cụ thể hiện ngữ nghĩa.
Ví dụ: Nó bảo sao không đến.
-> Nó bảo sao, đến không?
-> Bảo nó: “sao không đến?”
-> Bảo nó đến không sao.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI
CÂU SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong
tiếng Việt
b. Hư từ: (cho, vì, về, của, bởi...)
- Biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp và làm dấu
hiệu cho các quan hệ ngữ pháp của các thực từ
trong câu, thường đi kèm với các thực từ và
không thể độc lập thực hiện chức năng của một
thành phần câu.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI
CÂU SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong
tiếng Việt
b. Hư từ:
Ví dụ: - Tôi mua nó. (1)
- Tôi mua cho nó. (2)
- Tôi mua của nó (một cái xe). (3)
-> Có sự khác nhau khi dùng/không dùng hư từ.
-> Có sự khác nhau khi dùng các hư từ khác
nhau.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI
CÂU SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong tiếng
Việt
b. Hư từ:
(1) Không dùng hư từ; “nó” đi ngay sau “mua”->
đối tượng trực tiếp của hoạt động “mua” nên đóng
vai trò bổ ngữ trực tiếp.
(2) Dùng hư từ “cho”, từ “nó”-> đối tượng phục vụ
của hoạt động “mua” -> bổ ngữ gián tiếp.
(3) Dùng hư từ “của”, từ “nó” -> đối tượng “ban
phát” -> bổ ngữ gián tiếp.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong
tiếng Việt
c. Ngữ điệu:
- Thể hiện bằng cách lên, xuống giọng, ngắt
giọng, ngừng nghỉ (trên chữ viết được thể hiện
bằng dấu câu).
- Dùng để phân biệt các quan hệ ý nghĩa và ngữ
pháp khác nhau của các từ trong câu và xác định
các chức năng ngữ pháp khác nhau của các từ.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong
tiếng Việt
c. Ngữ điệu:
Ví dụ:
- Phương pháp làm việc/ mới là quan trọng.(1)
- Phương pháp làm việc mới/ là quan trọng. (2)
-> mới (1): thành tố phụ cho cụm từ làm vị ngữ.
-> mới (2): thành tố phụ cho cụm danh từ làm chủ
ngữ.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản trong
tiếng Việt
c. Ngữ điệu
- Ngữ điệu được sử dụng khác nhau sẽ tạo ra những
thông tin ngữ nghĩa khác nhau
Ví dụ: - Mẹ con đi chợ chiều mới về.
 Mẹ, con đi chợ chiều mới về.
 Mẹ con đi chợ, chiều mới về.
 Mẹ con đi chợ chiều, mới về.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
2. Các phương thức ngữ pháp cơ bản
trong tiếng Việt
Ngoài ra, từ láy cũng là một phương thức thể
hiện giá trị ngữ pháp, ngữ nghĩa.
- Diễn tả những sắc thái ý nghĩa khác nhau so
với từ gốc. Vd: nhỏ -> nho nhỏ, nhỏ nhặt, nhỏ
nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi...
- Biểu hiện ý nghĩa số nhiều: Vd: người ->
người người; nhà -> nhà nhà; lớp -> lớp lớp.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
3. Những điểm cần lưu ý và những yêu cầu khi dùng
câu trong văn bản
a. Cần viết đúng ngữ pháp, tránh lỗi thông thường về
cấu tạo dẫn đến câu sai nghĩa hoặc mơ hồ
VD: Barack Obama không phải là con người mềm yếu
như ông đã cho thấy.
Việc đặt cụm từ so sánh ở cuối câu khiến câu bị hiểu
nhầm thành: “Barack Obama không phải là con người
mềm yếu như bề ngoài của ông”.
Sửa: “Barack Obama đã cho thấy ông không phải là con
người mềm yếu”.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
b. Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa
- Phải phản ánh đúng quan hệ trong thế giới
khách quan
VD: Truyện Kiều là một kiệt tác của Nguyễn
Công Hoan. (không đúng QHTTGKQ)
- Quan hệ giữa các thành phần câu, các vế
câu phải hợp logic
VD: Khoa học tự nhiên nói chung, môn Văn
nói riêng, đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc
nhiều, ghi chép nhiều.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
3. Những điểm cần lưu ý và những yêu
cầu khi dùng câu trong văn bản
c. Cần nắm vững các thao tác rèn luyện về
câu (mở rộng và rút gọn câu, tách và ghép
câu, thay đổi trật tự các thành phần câu,
chuyển đổi các kiểu câu, chuyển đổi cách
diễn đạt (đọc thêm Giáo trình 161-166).
d. Câu phải phù hợp với phong cách ngôn
ngữ văn bản.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
II. Câu sai và cách khắc phục
1. Câu sai về cấu tạo ngữ pháp

a. Câu thiếu thành phần nòng cốt.


- Câu thiếu vị ngữ: Anh Ba với tinh thần tự lực,
sáng tạo và kinh nghiệm lâu năm.
- Câu thiếu chủ ngữ: Với hành vi cố tình xả
thẳng khối lượng nước thải độc hại cực lớn chưa
xử lý của công ty Vedan ra sông Thị Vải liên tục
trong nhiều năm liền đã khiến dòng sông này trở
thành dòng sông chết.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
II. Câu sai và cách khắc phục
1. Câu sai cấu tạo ngữ pháp

a. Câu thiếu thành phần nòng cốt.


- Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
VD: Nhân dịp tôi đến cơ quan để xác minh lại
vài chi tiết của câu chuyện.
- Câu ghép thiếu vế câu
VD: Đất ở vùng này không chỉ tốt cho cây lúa.
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
II. Câu sai và cách khắc phục
1. Câu sai cấu tạo ngữ pháp

b. Câu không phân định mạch lạc các thành


phần câu (chập cấu trúc câu).
VD: Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh của
người lao động không những đấu tranh trực
tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ
phong kiến.
-> chập trạng ngữ và chủ ngữ
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
II. Câu sai và cách khắc phục
1. Câu sai cấu tạo ngữ pháp

c. Câu sai về trật tự sắp xếp các thành phần


VD: Nhằm tăng cường các hoạt động giáo dục
về bảo vệ thiên nhiên trong nhà trường, ngày
8/5/93 đã diễn ra đại hội thành lập chi hội
bảo vệ thiên nhiên[…]
Sửa: Nhằm tăng cường các hoạt động giáo
dục trong nhà trường về bảo vệ thiên nhiên,
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI
II. Câu sai VÀkhắc
và cách CÁCH
phục KHẮC PHỤC
2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa

a. Câu phản ánh không đúng hiện thực khách


quan
VD: Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh
đuổi quân Minh xâm lược.
Sửa:
1. Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi
quân Nguyên Mông xâm lược.
2. Lê Lợi lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
II. Câu sai và cách khắc phục
2. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa
b. Câu có quan hệ giữa các thành phần câu, các vế
câu không logic
VD: Loại áo nam nữ đơn giản nhưng họa tiết nhẹ
nhàng thì người Pháp ưa chuộng, màu sắc trên quần
áo sặc sỡ thì người châu Âu hay mua.
c. Câu có các thành phần cùng chức không đồng
loại
Ví dụ: Hãy tìm các ví dụ trong Tắt đèn, Truyện Kiều
và Hồ Xuân Hương để chứng minh: […]
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
II. Câu sai và cách khắc phục
3. Câu sai về mạch lạc và liên kết

a. Không thống nhất về chủ đề giữa các câu: VD: Trong ca


dao, những bài nói về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn
tất cả. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến cộng
việc trong xóm, ngoài làng.
b. Quan hệ giữa các ý mâu thuẫn
VD: Bình rất thích âm nhạc. Dũng cũng không thích.
c. Dùng không đúng các phương tiện liên kết hình thức
VD: Nhắc đến Chí Phèo là người ta lại nhớ đến một tên say,
một kẻ chuyên nghề đâm thuê, chém mướn và rạch mặt ăn vạ.
Nhưng suốt cả cuộc đời, Chí không có ước mơ và thèm khát
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
II. Câu sai và cách khắc phục
4. Câu thiếu thông tin

Cần phải chú ý lượng thông tin trong câu


VD: Nó đá bóng bằng chân.
5. Sai về dấu câu: chú ý dấu câu
VD: Tôi đã đọc nhiều loại báo, Nhân dân, Hà Nội
mới, Quân đội nhân dân, nhiều loại tạp chí, Văn
học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội…
-> Tôi đã đọc nhiều loại báo: Nhân dân, Hà Nội
mới, Quân đội nhân dân…; nhiều loại tạp chí: Văn
học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội…
CHƯƠNG IV. CÂU, CÁC LOẠI CÂU
SAI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

II. Câu sai và cách khắc phục


6. Sai về phong cách
- Câu có cấu tạo không phù hợp với phạm vi và
lĩnh vực giao tiếp (dùng cấu trúc câu sinh hoạt
trong giao tiếp hành chính, giao tiếp khoa học,
…)
VD: QUYẾT ĐỊNH
- […]
Điều 1: […]
Điều 2: Đề nghị các đồng chí cố gắng giúp đỡ tôi thực
hiện quyết định này với.
LỖI CÂU SAI THƯỜNG GẶP

• VỀ NGỮ PHÁP
1. Thiếu chủ ngữ
2. Thiếu vị ngữ
3. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
4. Thiếu vế câu trong câu ghép
5. Không phân định các thành phần (chập cấu
trúc)
6. Trật tự sắp xếp các thành phần (logic sắp xếp)
• VỀ NGỮ NGHĨA
LỖI CÂU SAI

• VỀ NGỮ PHÁP
• VỀ NGỮ NGHĨA
7. Phản ánh không đúng hiện thực khách quan
8. Quan hệ giữa các thành phần câu không logic
9. Các thành phần đồng chức không đồng loại
. VỀ MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT
10. Không thống nhất về chủ đề giữa các câu
11. Quan hệ giữa các ý mâu thuẫn.
LỖI CÂU SAI

• VỀ NGỮ PHÁP
• VỀ NGỮ NGHĨA
. VỀ MẠCH LẠC VÀ LIÊN KẾT
12. Không thống nhất về chủ đề giữa các câu
13. Quan hệ giữa các ý mâu thuẫn.
14. Sử dụng không đúng phương tiện liên kết
. DẤU CÂU
15. Sai về dấu câu
. PHONG CÁCH
16. Sai phong cách

You might also like