You are on page 1of 4

1.

Monadic Test (1)


• Với phương pháp monadic, mỗi người thử sản phẩm chỉ dùng thử duy một sản
phẩm duy nhất và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm đó. Tuỳ vào số lượng sản
phẩm cần test sẽ có số nhóm đáp viên tương ứng, mỗi nhóm đáp viên sẽ dùng
thử một sản phẩm.
• Ưu điểm:
─ Kết quả đánh giá của đáp viên về mỗi sản phẩm là khách quan nhất, do không bị
ảnh hưởng bởi sản phẩm khác. Ngoài việc so sánh giữa các sản phẩm, còn cho
chúng ta biết chính xác mỗi sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá như thế
nào.
─ Kết quả đánh giá phù hợp với thực tế hơn (đáp viên chỉ sử dụng một sản phẩm
tại một thời điểm)
─ Phù hợp để test những sản phẩm dễ gây ảnh hướng đến vị giác nếu thử nhiều
lần: sản phẩm có vị cay, nóng, chua, rượu,… và các loại sản phẩm chỉ thấy được
kết quả sau một thời gian sử dụng (ví dụ: dầu gội, kem trắng da, kem đánh răng
có tác dụng làm trắng răng,…)
─ Có thể áp dụng để so sánh những sản phẩm không tương đồng (ví dụ mẫu mì
ăn liền có vị chua cay & mẫu không có vị chua cay)
─ Data của từng mẫu có thể sử dụng lại để so sánh với những lần test sau khác.

1
1. Monadic Test (2)

• Nhược điểm:
─ Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự đồng nhất về profile giữa các
cells. Trong thực tế chúng ta chỉ có thể control cell matching về demographic,
còn trong trường hợp test các sản phẩm về food thì chúng ta khó có thể control
sự đồng nhất về “taste profile”& phải cần có cỡ mẫu lớn để hạn chế điều này
─ “Độ nhạy” không cao, do đó đối với những sản phẩm có tính tương đồng cao
(ví dụ như sữa , nước tương, bia,…) thì phương pháp monadic sẽ thường không
cho thấy sự khác biệt
─ Chi phí sẽ cao hơn những phương pháp khác khi test 2 sản phẩm vì phải cần
đến hai nhóm đáp viên và mất nhiều thời gian thực hiện hơn. Tuy nhiên trong
trường hợp test để phát triển sản phẩm, chúng ta chỉ cần test sản phẩm đối
thủ một lần và sử dụng lại data này để so sánh với các sản phẩm cải tiến

2
2. Sequential Monadic Test
• Với phương pháp này, mỗi đáp viên sẽ thử lần lượt thử hai sản phẩm. Đáp viên
thử sản phẩm thứ nhất và cho ý kiến đánh giá, sau đó tiếp tục thử sản phẩm thứ 2
và cho ý kiến đánh giá về sản phẩm này.
• Ưu điểm:
─ Ưu điểm của phương pháp sequential monadic là khắc phục được nhược điểm
của monadic – đảm bảo tính đồng nhất về profile của đối tượng đánh giá giữa
các sản phẩm
─ Có “độ nhạy” cao hơn monadic, phù hợp áp dụng đối với những sản phẩm có
tính tương đồng, nếu thử monadic sẽ khó nhận ra sự khác biệt
• Nhược điểm:
─ Ở phương pháp sequential monadic có tồn tại sự ảnh hưởng qua lại giữa hai
mẫu khi đánh giá, do đó không phản ánh thật sự chính xác đánh giá của người
tiêu dùng về mỗi sản phẩm (ví dụ: nếu sản phẩm thử đầu tiên tệ thì điểm số của
mẫu thứ hai có xu hướng được đánh giá cao hơn và ngược lại). Để đảm bảo tính
“so sánh được” giữa hai sản phẩm test chúng ta thực hiện việc rotate thứ tự thử
để loại trừ bias (loại trừ bias ở đây có nghĩa là hai mẫu đều có quy luật bias giống
nhau để có thể so sánh được)
─ Trong trường hợp những sản phẩm có vị mạnh như: sản phẩm có vị cay, nóng,
chua, rượu, … sau khi thử sản phẩm thứ nhất thì vị giác đã bị ảnh hưởng nên ít
nhiều cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cho sản phẩm thứ hai.
3
3. Paired comparison
• Với phương pháp này, đáp viên sẽ được đưa hai sản phẩm cùng lúc để so sánh và
xác định sản phẩm nào tốt hơn (theo từng yếu tố và tổng thể).
• Ưu điểm:
─ Phương pháp này có độ nhạy cao, cho phép thấy rõ điểm khác biệt dù rất nhỏ
giữa hai sản phẩm vì hai mẫu được so sánh trực tiếp. Thường được R&D áp
dụng khi phát triển sản phẩm trong phòng Lab
• Nhược điểm:
─ Chỉ trả lời mẫu nào được thích hơn (hoặc mặn hơn/ngọt hơn/chua hơn,…),
không rating cho từng yếu tố vì xét về mẫu này hoàn toàn dựa trên mối quan hệ
so sánh với mẫu còn lại
─ Không cho thấy được mức độ chấp nhận thực sự của người tiêu dùng đối với
từng sản phẩm, do đó phương pháp này không chỉ ra được trường hợp cả hai
mẫu đều tệ
• Nếu Đáp viên thích A hơn B vì A ngọt hơn B  Đáp viên là người thích SP ngọt hơn. Nhưng không kết luận được
liệu độ ngọt của A đã “vừa phải” theo ý kiến của Đáp viên chưa hay chỉ đơn giản là do A ngọt hơn nên được thích
hơn. Vì vậy nếu tăng ngọt của B cũng không chắc reach được độ ngọt “chấp nhận” của NTD
• Nếu profile SP khá giống nhau: tỷ lệ thích A hơn = tỷ lệ thích B hơn HOẶC Đáp viên thích A hơn B nhưng 50% do A
ngọt hơn và 50% do B ngọt hơn  Pair comparison không thể cho kết luận được
VÌ VẬY NẾU LÀM PP NÀY, MÌNH PHẢI CHẤP NHẬN CÁC NHƯỢC ĐIỂM NHƯ TRÊN. VÀ CẢI TIẾN SP CHỈ CÓ THỂ CHO R&D
ĐỊNH HƯỚNG KHI NGHIÊN CỨU SÂU HƠN VỚI PROFILE ĐỐI THỦ  SAU ĐÓ SP VẪN CẦN PHẢI LÀM CONSUMER TEST
THEO SEQUENTIAL MONADIC 4

You might also like