You are on page 1of 26

10/29/2023 2

Vật lý (Physics) là một môn khoa học nghiên cứu các


quy luật tự nhiên

10/29/2023 3
10/29/2023 4
Phương pháp nghiên cứu cơ bản của vật lý là thực nghiệm quy nạp
(induction) và được tiến hành qua 3 bước:

Quan sát hiện tượng, kết hợp thí


nghiệm để khảo sát hiện tượng.

Ðưa ra lý luận hoặc giả thuyết để giải thích


các hiện tượng đã quan sát được.

Dùng thí nghiệm để kiểm chứng sự đúng đắn của lý thuyết bằng các số liệu
đo đạc chính xác. Nếu kết quả sai với thực tế thì phải làm lại từ đầu.

10/29/2023 5
Tuy nhiên từ đầu thế kỷ XX, quan sát thực
nghiệm không còn là dễ dàng trong nhiều
lĩnh vực vật lý, phương pháp nghiên cứu có
phần thay đổi theo hướng diễn dịch
(deduction - gần giống phương pháp suy
luận toán học) và là phương pháp xuyên suốt
trong các mảng vật lý hiện đại.

10/29/2023 6
Vật lý là một khoa học thực nghiệm cho
Ðo lường vật nên hầu hết các định luật, các thuyết vật
lý đều phải được xây dựng từ trên cơ sở
lý những kết quả đo đạc thực nghiệm được
định lượng một cách chuẩn xác và hợp
lý theo bản chất vật lý của đối tượng.

10/29/2023 7
Ðo lường một vật là so sánh vật cần đo với một vật chuẩn gọi là đơn vị.

Ví dụ: Khi cần đo độ dài của một cái


bàn, ta so sánh nó với độ dài cây thước
được quy ước là một mét, nếu nó gấp
2,5 lần độ dài cây thước, ta nói, độ dài
cái bàn là 2,5m.

10/29/2023 8
Ðo trực tiếp

Trong thực tế, đại lượng vật lý nào dùng phương pháp so sánh để đo
được kết quả người ta gọi chúng là đại lượng đo trực tiếp.

Ví dụ: Chiều dài, khối lượng, thời gian


là các đại lượng đo trực tiếp.

10/29/2023 9
Ðo gián tiếp

Ðại đa số các đại lượng vật lý khác như khối lượng riêng, gia tốc,
xung lượng thì không thể đo trực tiếp được, mà phải thông qua tính
toán, chúng được gọi chung là các đại lượng đo gián tiếp.

10/29/2023 10
Đơn vị đo
Thực ra mỗi đại lượng vật lý đều phải có đơn vị đo riêng. Nhưng vì có
một số đại lượng vật lý không thể đo trực tiếp, vả lại các đại lượng vật
lý đều liên hệ với nhau qua các công thức, định luật vật lý, nên người ta
chỉ chọn một số đơn vị đo trực tiếp mang tính phổ biến và thông dụng
làm đơn vị cơ bản để xây dựng các đơn vị đo đạc các đại lượng vật lý
khác.
Ðơn vị dẫn xuất là đơn vị được suy ra từ đơn vị cơ bản qua các công
thức của định luật hoặc định lý.
Ví dụ: như đơn vị đo gia tốc là m/s2, đơn vị đo khối lượng riêng là
kg/m3. Ðó là các đơn vị dẫn xuất.

10/29/2023 11
Đơn vị đo
Vì mỗi nước dùng những đơn vị đo khác nhau gây khó khăn cho việc
trao đổi những thông tin khoa học nên từ năm 1960, các nhà khoa học
đã thống nhất sử dụng một hệ thống đơn vị đo lường cơ bản, viết tắt là
SI (Systeme International).
Ðây là một hệ thống đơn vị đo lường quốc tế hợp pháp ở đa số các
nước trên thế giới hiện nay.
Hệ SI bao gồm 7 đơn vị đo cơ bản là:

10/29/2023 12
Đơn vị đo
Trong cơ học người ta chỉ lưu ý đến 3 đơn vị: độ dài (L), khối lượng
(M) và thời gian (T).
Ðể biểu diễn đơn vị dẫn xuất thông qua đơn vị cơ bản người ta dùng
một công thức chung gọi là công thức thứ nguyên có dạng như sau:
[X] = [M]p[L]q[T]r
trong đó: p, q, r là các số nguyên ; [X] là ký hiệu thứ nguyên của đại
lượng vật lý X

Công thức thứ nguyên được


dùng để kiểm tra sự chính
xác của các công thức vật lý

10/29/2023 13
Một số lưu ý

10/29/2023 14
Đơn vị đo
o Các đại lượng dùng trong vật lý có một số thuộc các đại lượng vô hướng
còn đa số là những đại lượng véctơ.
o Đại lượng vô hướng chỉ có đặc trưng về độ lớn; còn đại lượng véctơ, ngoài
độ lớn, còn có đặc trưng về phương và chiều.
o Trong khi tính toán, hoặc ghi các kết quả thực nghiệm chúng ta nên biểu
diễn các số dưới dạng tích với số mũ của 10. Những số có quá nhiều số
hạng thì làm tròn số để việc tính toán không phức tạp. Việc làm tròn đến
chữ số nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Ví dụ:
0,0034 nên viết là
0,000 345 892 65 có thể làm tròn thành 3459 10-7

10/29/2023 15
Đơn vị đo
Ký hiệu bội số và ước số của đơn vị đo:

10/29/2023 16
Cơ học
Cơ học là ngành khoa học nghiên cứu chuyển động của vật chất
trong không gian và tương tác giữa chúng.

10/29/2023 17
1. Phân loại cơ học theo lịch sử phát triển

Theo lịch sử phát triển, cơ học có thể chia thành 3 lĩnh vực có liên quan
trực tiếp đến kích thước của đối tượng nghiên cứu:
• Cơ học cổ điển
• Cơ học tương đối
• Cơ học lượng tử

10/29/2023 18
1. Phân loại cơ học theo lịch sử phát triển
Cơ học cổ điển
Do Newton xây dựng qua công trình “Những nguyên lý toán học của
triết học tự nhiên” (1687) trên cơ sở đúc kết những kết quả đáng kể của
nhiều nhà vật lý trước đó như Galileo, Leibnitz, Huygens, Kepler vv…
đã tạo nên một bức tranh biện chứng khá hoàn chỉnh về các hiện tượng
cơ học cho các vật thể thông thường quan sát được - thế giới vĩ mô.

10/29/2023 19
1. Phân loại cơ học theo lịch sử phát triển
Cơ học tương đối
Do Einstein xây dựng trên cơ sở lý thuyết tương đối hẹp (1905) và lý
thuyết tương đối rộng (1916) đã đưa ra những quan niệm mới về quan
hệ giữa sự tồn tại của vật chất và khái niệm thời gian – không gian, về
bản chất của khái niệm quán tính và mối liên hệ hữu cơ giữa cơ học và
hình học.

10/29/2023 20
1. Phân loại cơ học theo lịch sử phát triển
Cơ học lượng tử
Lý thuyết được đề xuất trong nửa đầu thế kỷ XX mang tính cách mạng giải
quyết những quy luật vật lý ở phạm vi kích thước nguyên tử - thế giới vi
mô – trên cơ sở đưa ra khái niệm tính gián đoạn của các đại lượng vật lý.
Đại diện của Cơ học lượng tử: Wolfgang Pauli , Arnold Sommerfeld, Niels
Bohr, Paul Dirac, Werner Heisenberg

10/29/2023 21
2. Phân loại cơ học theo nội dung
Về nội dung, cơ học thường được chia thành: động học và động lực học
• Động học nghiên cứu các đặc trưng của chuyển động mà không
quan tâm đến nguyên nhân gây ra chuyển động.
• Động lực học nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuyển động và lực –
là tác nhân gây ra chuyển động; và tĩnh học, một bộ phận mật thiết
của động lực học, quan tâm đến các trạng thái cân bằng lực.
Ngoài ra, người ta còn có thể phân loại cơ học tuỳ theo đối tượng nghiên cứu
(cơ học chất điểm, cơ học vật rắn, cơ học chất lưu, cơ học môi trường liên
tục…), tuỳ theo phương pháp nghiên cứu (cơ học lý thuyết, cơ học ứng dụng,
cơ học tính toán…) hoặc theo những chủ đích khác.

10/29/2023 22
3. Các đơn vị đo dùng trong cơ học

Thời gian
Ðộ dài

10/29/2023
Khối lượng 23
3. Các đơn vị đo dùng trong cơ học
Chiều dài: Ðơn vị cơ bản là mét. Mét được định nghĩa là một độ dài
bằng chiều dài quãng đường mà ánh sáng đi qua chân không trong
1/299792458 giây.
Các đơn vị đo khác tính bằng mét:

10/29/2023 24
3. Các đơn vị đo dùng trong cơ học
Khối lượng: Ðơn vị cơ bản là kilogram (kg). Kg là khối lượng một vật
chuẩn bằng Platin-Iridi được giữ tại phòng cân đo quốc tế Sèvres gần
Paris.
Khối lượng 1Kg gần bằng khối lượng của 1000 cm3 nước nguyên chất ở
nhiệt độ 4oC.
Một số đơn vị khối lượng tính bằng kg:

10/29/2023 25
3. Các đơn vị đo dùng trong cơ học
Thời gian: Ðơn vị cơ bản là giây (s). Giây được định nghĩa là khoảng
thời gian bằng tổng của 9192631770 chu kỳ bức xạ ứng với sự chuyển
giữa hai mức trạng thái cơ bản siêu tinh tế của nguyên tử Cesi-133.
Ý nghĩa của một số độ dài thời gian:

10/29/2023 26

You might also like