You are on page 1of 33

SỞ GD – ĐT THỪA THIÊN HUẾ

TRƯỜNG THPT NAM ĐÔNG


--------

CUỘC THI SÁNG TẠO KHOA HỌC KĨ THUẬT


Dự án:
XU HƯỚNG HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
HỌC SINH THPT MIỀN NÚI NAM ĐÔNG
(Lĩnh vực: Khoa học xã hội – hành vi)

Nhóm tác giả: Giáo viên hướng dẫn:


1. NGUYỄN ĐÌNH TÂM TRÍ NGUYỄN THỊ OANH
2. NGUYỄN THỊ NHẬT GIANG
“Xu hướng hình
thành nhân cách học
sinh THPT miền núi
Nam Đông”
1. Lý do chọn đề tài
▪ Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã
hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường
văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng
có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều
đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề
đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường
của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn
đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án
nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc
độ… xảy ra ngày càng phổ biến.
▪ Xuất phát từ những thực tế nêu trên, để góp phần
vào công tác định hướng, giáo dục nhân cách
học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay, và qua
thực tiễn tiếp xúc với các bạn học sinh tại trường
THPT Nam Đông, chúng tôi nhận thấy việc nắm
rõ nhân cách và đề xuất các giải pháp giáo dục
cho học sinh THPT là hết sức quan trọng không
chỉ đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn
mà đối với toàn thể học sinh. Đó chính là lý do
chúng tôi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu

- Tổng hợp - Hình thành - Dự án sẽ làm


được những hệ thống cơ sở cho các
nhân cách các giải nghiên cứu sâu
tốt đẹp của pháp nhằm hơn, khoa học
học sinh định hướng, hơn về nhân
trường hình thành cách và tâm lý
THPT Nam nhân cách học sinh THPT.
Đông. đẹp.
Mục tiêu
hướng đến:
Hình thành nhân
cách đẹp cho học
sinh trường
THPT Nam Đông
6
Khảo sát về nhân cách của học sinh:
số lượng khảo sát là 200 học sinh (dự
kiến) và thực tế khảo sát được là 178
học sinh, thuộc các khối lớp 10, 11, 12;
khảo sát cả học sinh người Kinh và
người đồng bào thuộc cả hai cơ sở của
trường.
7
3. Kết quả nghiên cứu
▪ Sau quá trình điều tra và tiến hành
xử lý số liệu, nhóm nghiên cứu đã
thu được các kết quả như sau:
Biểu hiện đẹp trong
Các yếu tố ảnh nhân cách học sinh
- Tầm quan trọng hưởng đến sự hình Trường THPT Nam
của nhân cách. thành nhân cách. Đông.

1 3 5

2 4 6

Định nghĩa về nhân Biểu hiện tiêu cực trong nhân cách Giải pháp để hoàn
học sinh Trường THPT Nam Đông.
cách. Nguyên nhân của các biểu hiện đó. thiện nhân cách
3.1. Tầm quan trọng của nhân cách:
▪ Trong tổng số 178 phiếu khảo sát
thu được, kết quả cho ý kiến
“nhân cách có quan trọng hay
không?” như sau:
Nhân cách có quan Kết quả khảo sát
trọng hay không?

172/178

02/178
Không
04/178
Không lựa chọn
3.2. Nhân cách là gì
▪ Nhấn mạnh nhân cách quan trọng, vậy liệu học sinh có đưa
ra được một khái niệm cụ thể về nhân cách hay không. Trong
số 178 học sinh được khảo sát thì chỉ có một bộ phận nhỏ đưa
ra khái niệm về nhân cách. Mặc dù đó chỉ là quan điểm cá
nhân nhưng cũng phản ánh được nhận thức về phạm trù này,
một số ví dụ về khái niệm nhân cách như sau:
▪ Nhân cách là yếu tố quan trọng
mà mỗi người cần có. Đó là
một nhân phẩm đạo đức, nói
lên cái tính cách bộc lộ mà ai
cũng có, là nhân phẩm tốt xấu
tùy thuộc vào người sở hữu.”
▪ “Nhân cách là một tập hợp các đặc
tính của những kiểu mẫu hành vi,
nhận thức và cảm xúc được hình
thành từ các yếu tố sinh học, môi
trường, … ở một khía cạch khác,
nhân cách dựa trên hành vi, nhân
cách được định nghĩa qua sự học
hỏi và thói quen.”
▪ “Nhân cách là thứ hình
thành nên tính cách của
con người, nó quyết định
hành vi và cách ứng xử,
hành động trong tương
lai.”
▪ “Nhân cách là cá tính
riêng của mỗi người, nó
phụ thuộc vào môi trường
sống của mỗi người.”
3.3. Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hình
thành nhân cách
Yếu tố giáo dục
(116/178)

Yếu tố di truyền Yếu tố môi


(24/178) trường (101/178)
Yếu tố ảnh
hưởng nhân cách

Yếu tố hoạt động


Yếu tố giao tiếp
cá nhân (84/178)
(86/178)
▪ Có thể thấy rằng, đa số học sinh được khảo
sát khẳng định tầm quan trọng của yếu tố
giáo dục và yếu tố môi trường đối với sự hình
thành nhân cách. Theo các nhà nghiên cứu
khoa học thì cả năm yếu tố này đều có sự ảnh
hưởng đến sự hình thành nhân cách của con
người. Mức độ ảnh hưởng như thế nào còn
tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể.
Đặc điểm nhân cách của học
sinh THPT Nam Đông
▪ Học sinh miền núi luôn có tính thẳng thắn
▪ Thật thà và tự trọng
▪ Đặc điểm thẳng thắn và thật thà
▪ Phần lớn còn rụt rè.

20
3.4. Biểu hiện tiêu cực
trong nhân cách học
sinh trường THPT Nam
Đông
▪ Vậy câu hỏi đặt ra là: Vì sao lại có những biểu hiện tiêu
cực như vậy?. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những biểu
hiện lệch lạc trong nhân cách học sinh, sau đây là một số
nguyên nhân cơ bản:
3.5. Biểu hiện đẹp trong nhân cách
học sinh THPT Nam Đông
▪ Bên cạnh những biểu hiện tiêu cực còn
tồn tại, chúng ta cũng nên vui vì vẫn còn
tồn tại song song nhất nhiều nét đẹp
trong nhân cách học sinh. Dưới đây là
những điển hình trong những nét đẹp
đó:
3.6. Giải pháp để hoàn thiện nhân
cách
▪ Thông qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thấy
rằng, có tới 149/178 học sinh được khảo sát
khẳng định: bản thân mỗi học sinh là người có
trách nhiệm lớp nhất trong việc hình thành nhân
cách. Bên cạnh đó, có 75/178 học sinh có quan
điểm: việc hình thành nhân cách còn là trách
nhiệm của gia đình. Ngoài ra, còn có trách nhiệm
của thầy cô, bạn bè, nhà trường và xã hội.
Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thống kê
được một số giải pháp như sau:

▪ Quan sát, học hỏi những điều tốt đẹp từ bạn bè,
sách báo, TV, radio, … Thường xuyên xem các
chương trình giáo dục về nhân cách, đạo đức
như chương trình “Quà tặng cuộc sống”. Ông bà
ta có câu: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Chính vì vậy, học hỏi từ bạn bè là cách đơn giản
và gần gũi nhất.
▪ Tạo mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh.
Một tình bạn trong sáng, không vụ lợi không chỉ
giúp ta có nhân cách đẹp mà đó còn là bàn đạp
để ta có tiến bộ hơn trong học tập. Những mô
hình “đôi bạn cùng tiến” cũng xuất phát từ
những tình bạn đẹp như thế.
▪ Có ý thức giữ gìn vệ sinh, kỷ luật. Đây không chỉ
phản ánh ý thức cá nhân mà còn thể hiện kết
quả của một sự giáo dục tốt từ nhà trường, thầy
cô và gia đình. Tính kỷ luật được bao hàm trong
nhiều hoạt động. 28
▪ Chủ động, tích cực trong học tập, hoạt
động phong trào. Những điều này thể hiện
tính năng động, thích nghi, sáng tạo. Tích
cực học tập là nét đẹp trong năng lực,
nhiệt tình trong phong trào là nét đẹp của
lòng nhiệt huyết. Làm được những điều
này sẽ tạo nên tính lan tỏa mạnh, xóa tan
đi những tiêu cực trong thi cử và tính ỷ lại,
chỉ quan tâm ích kỷ riêng mình.
▪ Tâm sự, chia sẻ với gia đình, bạn bè, thầy cô. Học
sinh luôn có những bí mật, những tâm sự khó nói
hay những phút lỡ làm sai điều gì đó. Không mở
nút thắt kịp thời khiến cho các bạn học sinh ngày
càng lún sâu hơn, không thể sửa chữa lỗi lầm.
Tâm lý ngại chia sẻ khiến các bạn trở nên e dè, sợ
sệt. Mạnh dạn chia sẻ với thầy cô, bạn bè, người
thân giúp giải quyết được những khúc mắt, giúp
cho các mối quan hệ được tốt đẹp hơn, đồng thời
có chuyển biến tích cực trong tâm tư, tình cảm,
nhân cách.
▪ Tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái
đẹp từ mạng xã hội. Mạng xã hội là
con dao hai lưỡi, vừa có những cái
hay, cái đẹp nhưng cũng tiềm ẩn
những tác động xấu đến việc hình
thành nhân cách. Điều quan trọng
là học sinh cần phải có sự tỉnh táo
để phân biệt đâu là cái ta nên học,
đâu là cái ta nên tránh.
▪ Hệ thống các giải pháp trên đây tuy vẫn còn đơn
giản, chưa chi tiết, tỉ mỉ nhưng không có những
cái nhỏ thì không thể hình thành những điều to
lớn. Hy vọng rằng, các giải pháp cũng sẽ góp
phần không nhỏ để các bạn học sinh trường
THPT Nam Đông có thể tham khảo, ứng dụng
vào hoàn cảnh cụ thể của bản thân để tự hoàn
thiện nhân cách cá nhân.
ẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
ĐÃ LẮNG NGHE PHẦN
TRÌNH BÀY NÀY!

You might also like