You are on page 1of 30

BÁO CÁO TUẦN SINH HOẠT CÔNG DÂN

Phòng Thanh tra – Pháp chế


Địa chỉ: Phòng A110 - Khu V; Điện thoại: (0236) 3962529
Email: thanhtraphapche@vku.udn.vn
Website: https://vku.udn.vn/phong/thanhtraphapche
1. GIỚI THIỆU CHUNG

Phòng Thanh tra - Pháp chế được thành lập theo


Quyết định số 1659/QĐ-ĐHĐN ngày 19/5/2020
của Giám đốc Đại học Đà Nẵng về việc thành lập
các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường Đại học
Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn;

2
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trưởng phòng
ThS. Trần Đình Sơn

Phó Trưởng phòng


ThS. Nguyễn Kim Cường

Chuyên viên Chuyên viên


ThS. Đặng Thị Á ThS. Nguyễn Thị Thùy Giang
3
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
Công tác Tiếp công dân,
thanh tra, Phòng chống Công tác
giải quyết khiếu
kiểm tra tham nhũng pháp chế
nại, tố cáo

-Theo kế -Tuyên - Tuyên truyền, phổ


hoạch: tự truyền công biến, giáo dục, hướng
-Theo kế dẫn áp dụng và tổ
thanh tra, tác phòng,
hoạch: chức thực hiện các văn
kiểm tra nội chống tham
https://lichtu bản pháp luật
bộ, các đợt an.vku.udn.v nhũng
thi,… n/ -Kiểm tra, - Kiểm tra, rà soát và
-Thường -Thường giám sát hệ thống hóa văn bản
xuyên: giờ xuyên: công tác - Tư vấn vấn đề pháp
làm việc, Phòng A110, phòng, lý liên quan đến tổ
giảng dạy, khu V chống tham chức, quản lsy và hoạt
… - Đột xuất nhũng động của trường
4
4. TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN MỘT SỐ
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Quy chế dân chủ cơ sở
2. Luật tiếp công dân
3. Luật phòng, chống tham nhũng
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ

» Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của


Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền
thông Việt – Hàn số 06/NQ-HĐT được ban hành
ngày 24/01/2022
» Quy chế có hiệu lực thi hành kể từ ngày
24/01/2022
» Quy chế gồm có 03 Chương, 21 Điều

6
BỐ CỤC CỦA QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
(03 Chương – 21 Điều)

Chương I Quy định chung


Chương II Dân chủ trong nội bộ trường
Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công
Chương III việc với công dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức
có liên quan

7
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
CHƯƠNG I. QUY ĐINH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Dân chủ trong nội bộ Trường bao gồm: trách nhiệm của Hội đồng trường, Hiệu
trưởng, người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường, người đứng đầu các tổ
chức (đoàn thể, hội,…) trong Trường, viên chức, người lao động (viết tắt là VC-
NLĐ), người học trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của Trường;
những việc phải công khai để VC-NLĐ, người học biết; những việc VC-NLĐ, người
học tham gia ý kiến; những việc VC-NLĐ giám sát, kiểm tra.
b) Dân chủ trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, đơn vị,
tổ chức có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với toàn thể VC-NLĐ, người học
trong Trường và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của Trường
1. Phát huy quyền làm chủ của VC-NLĐ, người học và nâng cao trách
nhiệm của Hiệu trưởng.
2. Tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Trường,
góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực,
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền, gây phiền hà trong quá
trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
CHƯƠNG II. DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ TRƯỜNG
• Điều 4. Trách nhiệm của Hội đồng trường
• Điều 5. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
• Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực
thuộc Trường
• Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức và Ban
Thanh tra nhân dân trong Trường
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Điều 8. Trách nhiệm của VC-NLĐ, người học
1. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của Trường; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; thực hiện các quy định về nghĩa vụ, đạo đức nhà
giáo, quy tắc ứng xử, nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Đóng góp ý kiến trong hoạt động của Trường; ý kiến đối với Hiệu
trưởng để xây dựng Trường trong sạch, vững mạnh.
3. Giám sát, báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi
phạm Quy chế dân chủ trong hoạt động của Trường.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Điều 9. Những việc Hiệu trưởng phải công khai
1. Những việc phải công khai để VC-NLĐ biết
2. Những việc phải công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền và xã hội tham gia giám sát, đánh giá Trường theo quy định của pháp luật:
a) Những việc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quy chế thực
hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
b) Tất cả các quy định của Trường liên quan đến việc học tập của người học theo
quy định của pháp luật;
c) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Điều 10. Hình thức, thời điểm và thời gian công khai
1. Hình thức công khai
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung phải công khai, Trường áp dụng một,
một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
a) Niêm yết tại Trường;
……..
e) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Trường;
2. Các quy định liên quan đến việc học tập của người học phải được Trường công khai
theo các hình thức phù hợp với nội dung, phương thức, đối tượng, quy mô giáo dục, đào
tạo.
3. Thời điểm và thời gian công khai
a) Đối với những việc phải công khai cho VC-NLĐ được biết.
b) Các quy định liên quan đến việc học tập của người học phải được Trường công khai
vào tháng 6 hằng năm, đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi khai giảng năm
học mới hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Điều 11. Những việc VC-NLĐ và người học tham gia ý kiến trước khi Hiệu
trưởng quyết định
1. Những việc VC-NLĐ tham gia ý kiến:
2. Những việc người học tham gia ý kiến:
a) Kế hoạch giáo dục và đào tạo hằng năm của Trường;
b) Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản
đóng góp theo quy định;
c) Chế độ chính sách của Nhà nước;
d) Nội quy, quy định của Trường có liên quan đến người học;
đ) Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong Trường có liên quan
đến người học.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
Điều 12. Hình thức tham gia ý kiến
1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người đại diện với Hiệu
trưởng.
2. Thông qua hội nghị cán bộ, VC-NLĐ của Trường; thông qua đối
thoại tại Trường.
3. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để VC-NLĐ
và người học tham gia ý kiến.
4. Thông qua hộp thư điện tử của Trường để VC-NLĐ và người học
tham gia ý kiến.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
CHƯƠNG III. DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT
CÔNG VIỆC
Điều 17. Đối thoại tại Trường
1. Đối thoại tại Trường được thực hiện thông qua việc trao đổi trực
tiếp giữa VC-NLĐ, người học với Hiệu trưởng hoặc giữa đại diện
tập thể lao động, đại diện người học với Hiệu trưởng. Đối thoại tại
Trường được thực hiện định kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc khi
một bên có yêu cầu.
2. Tùy tình hình thực tế, Hiệu trưởng quyết định nội dung, số lượng,
thành phần tham gia đối thoại, thời gian, thời điểm đối thoại, quy
trình tổ chức đối thoại.
QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ
CHƯƠNG III. DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT
CÔNG VIỆC
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Hiệu trưởng có trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện Quy chế
dân chủ trong hoạt động của Trường.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề nảy sinh hoặc vướng
mắc, người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Trường có trách
nhiệm phản ánh cho Hiệu trưởng (qua Phòng Tổ chức-Hành chính)
để Hiệu trưởng kịp thời báo cáo, đề xuất với Hội đồng trường xem
xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
LUẬT TIẾP CÔNG DÂN

» Luật tiếp công dân số 42/2013/QH13


được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2013.

» Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày


01/7/2014

» 9 Chương, 36 Điều
BỐ CỤC CỦA LUẬT TIẾP CÔNG DÂN
(09 Chương – 36 Điều)
Chương I Những quy định chung
Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của
Chương II
người tiếp công dân
Tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở trung ương, trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, trụ sở tiếp
Chương III
công dân cấp huyện; việc tiếp công dân ở cấp xã
Tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tại tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân,
Chương IV
kiểm toán nhà nước
Tiếp công dân của các cơ quan của quốc hội, đại biểu quốc hội, của hội đồng nhân dân và đại
Chương V
biểu hội đồng nhân dân các cấp
Chương VI Hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Chương VII
về một nội dung
Chương VIII Điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân
Chương IX Điều khoản thi hành

19
NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN
I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nộp đơn khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh được tiến hành tại phòng tiếp công dân A113, khu V, Trường
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn.
2. Hiệu trưởng tiếp công dân định kỳ theo lịch tuần hoặc đột xuất đối với những vụ việc
phức tạp, cấp thiết.
3. Phòng Thanh tra – Pháp chế tiếp công dân thường xuyên vào các ngày làm việc trong
tuần (trừ các ngày Lễ, Tết hoặc tạm dừng tiếp công dân trong những trường hợp cụ thể
khác), thời gian cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 08h00 đến 11h30;
- Buổi chiều: Từ 14h00 đến 17h00.
NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ,
PHẢN ÁNH
1. Quyền của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
a) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
b) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
của mình;
c) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
d) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt
thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
NỘI QUY TIẾP CÔNG DÂN
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN
NGHỊ, PHẢN ÁNH
2. Nghĩa vụ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
c) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
d) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
đ) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại
diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

» Luật Phòng, chống tham nhũng số


36/2018/QH14 được Quốc hội thông qua ngày
20/11/2018 tại kỳ họp thứ 6.
» Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019
» Thay thế cho Luật Phòng, chống tham nhũng số
55/2005/QH 11 được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 01/2007/QH 12 và Luật số
27/2012/QH 13 hết hiệu lực thi hành

23
BỐ CỤC CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(10 Chương – 96 Điều)
Chương I Những quy định chung
Chương II Phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Chương III Phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Chương IV Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN
Chương V Trách nhiệm của xã hội trong PCTN
Chương VI PCTN trong DN, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
Chương VII Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong PCTN
Chương VIII Hợp tác quốc tế về PCTN
Chương IX Xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm PL về PCTN
Chương X Điều khoản thi hành
24
LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 2. Các hành vi tham nhũng (luật phòng chống tham nhũng 2018)
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
25
LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 2. Các hành vi tham nhũng (luật phòng chống tham nhũng 2018)
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị
hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ
vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh
tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
26
LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 2. Các hành vi tham nhũng (luật phòng chống tham nhũng 2018)
2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người
có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà
nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh
nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

27
LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham
nhũng (luật phòng chống tham nhũng 2018)
1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về
hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của
pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp
luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

28
LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm


(luật phòng chống tham nhũng 2018)
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố
giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về
hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc
phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về
phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
29
4. LIÊN HỆ PHÒNG THANH TRA – PHÁP CHẾ

Địa chỉ: Phòng A110 - Khu V


Điện thoại: 02363.962.529
Email: thanhtraphapche@vku.udn.vn
Website: https://vku.udn.vn/phong/thanhtraphapche

30

You might also like