You are on page 1of 57

CHƯƠNG 5:

GIAO NHẬN, VẬN


CHUYỂN HÀNG HÓA XNK
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG
27/03/2024
1
NỘI DUNG CHÍNH

5.1-Đặc điểm của vận tải HK


5.2-Đối tượng của vận tải HK
5.3-Các tổ chức vận tải HK quốc tế
5.4-Cơ sở pháp lý của vận tải HK
quốc tế và quốc gia
5.5-Quy trình giao nhận hàng XNK
bằng đường HK
27/03/2024
2
KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

1)Khái niệm và đặc điểm vận tải hàng không.


Các tuyến đường HK là ngắn nhất
Ít phụ thuộc vào địa hình và yếu tố địa lý -> khả năng
thông qua cao.
Tốc độ cao.
An toàn nhất trong tất cả các phương thức vận tải :
 Đối tượng chuyên chở được bảo vệ an toàn trong quá
trình vận chuyển
 Máy bay là phương tiện vận chuyển hiện đại, an toàn...
KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Các chứng từ và thủ tục đơn giản:


 Máy bay thường bay thẳng, ít qua các trạm kiểm soát,
kiểm tra, chuyển tải dọc hành trình->hàng hoá được vận
chuyển thẳng từ sân bay đi- sân bay đến
 Thời gian hàng hoá vận chuyển ngắn, tính bằng giờ,
ngày. Thủ tục chứng từ đơn giản.
Cước phí cao.
Năng lực chuyển chở nhỏ
Tính cơ động và linh hoạt kém
Vốn đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật rất lớn: máy bay, sân
bay, đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống kiểm soát
không lưu….
KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

2)Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không.


 Cảng hàng không: gồm sân bay, nhà ga và trang bị,
thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng
phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận
chuyển hàng không.
 Máy bay: máy bay chở khách(passenger aircraft), máy
bay chở hàng(cargo aircraft), máy bay chở kết
hợp(mixed aircraft).
 Thiết bị xếp dỡ, di chuyển hàng hóa trên mặt đất: xe
vận chuyển container, xe nâng hàng, thiết bị nâng hạ
container, băng chuyền…
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
1)Khái niệm và chức năng: Airway bill – AWB
Chức năng:
•Là bằng chứng của hợp đồng vận tải hàng không được ký
kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở hàng không:
•Là bằng chứng chứng nhận việc nhận hàng của người
chuyên chở hàng không.
•Là hoá đơn thanh toán tiền cước phí (Freight Bill):
•Là giấy chứng nhận bảo hiểm: AWB được dùng như IC
(Insurance Certificate)
•Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không:
•Là chứng từ khai hải quan (custom declaration):
Đặc điểm:
•Không có chức năng sở hữu  AWB không lưu thông được
•Là vận đơn nhận để xếp.
•Được ký bởi người gửi hàng và người chuyên chở (đại lý).
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
2)Phân loại AWB:
 Căn cứ vào người phát hành:
Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway
bill): Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên
vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người
chuyên chở (issuing carrier indentification).
Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): Loại vận
đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên
chở phát hành hành, trên vận đơn không có biểu tượng
và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này
thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao
nhận phát hành.
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
 Căn cứ vào việc gom hàng:
Vận đơn chủ (Master Airway bill - MAWB): Là
vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người
gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận
đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên
chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ
giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom
hàng.
Vận đơn của người gom hàng (House airway
bill - HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho
các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ
có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng
để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các
chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom
hàng với các chủ hàng lẻ.
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
3)Nội dung của vận đơn hàng không
AWB được in theo mẫu tiêu chuẩn của IATA. Một bộ
AWB thường gồm 9-12 bản. 3 bản gốc gồm hai mặt,
các bản copy chỉ có mặt trước.
Mặt trước: người gửi hàng điền thông tin:
 Số vận đơn:
Số AWB gồm 11 số:
- 3 số đầu –Mã của hãng hàng không (Airline code) do
IATA cung cấp. Ví dụ: Vietnam Airline - 738, của Air
France - 057…
-số serie gồm 8 chữ số được chia thành 2 phần
Tên và địa chỉ người phát hành AWB: hãng hàng
không, người giao nhận hàng không
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

Người gửi hàng: tên địa chỉ và số tài khoản của


người gửi hàng
 Người nhận hàng: tên, địa chỉ và tài khoản
người nhận hàng
• Đại lý của người chuyên chở: tên, địa chỉ, mã
IATA, số tài khoản của người chuyên chở
•Tuyến đường: sân bay xuất phát và tuyến
đường, tuyến đường và sân bay đến, chuyến bay
và ngày bay (Fly and Date)
•Thông tin thanh toán (Accounting information):
phương pháp thanh toán như séc, tiền mặt….
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
• Tiền tệ (Currency) ghi mã tiền tệ theo quy định của ISO gồm 3 chữ
• Mã cước (Charges code)
• Cước: (WT/VAL)
- cước tính theo trọng lượng
- theo giá trị
• Trả trước (PPD) hay trả sau (COLL) và các chi phí khác tại nơi xuất
phát
• Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage) . NVD (No
Value Declare) :Hàng không khai báo giá trị với Người vận tải. Mức
cước sẽ tính theo loại hàng hóa thông thường (General Cargo Rate).
• Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs) : Nếu hàng
không có giá trị khai báo thì ghi NCV.
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
• Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount) nếu bảo hiểm được mua
của hãng hàng không vận chuyển. Nếu không thì đánh dấu xxx
• Thông tin về làm hàng(handling information)
- Tên, địa chỉ của người khác người nhận được thông báo về
chuyến hàng.
- Thông tin về hàng nguy hiểm
- Chứng từ kèm theo
• Các chi tiết để tính cước hàng hoá:
- số kiện( No of pieces)
- trọng lượng cả bì (Gross Weight)
- loại cước (Rate class): ví dụ M, N, Q, W…
- Trọng lượng tính cước(Chargeable weight)
- mức cước( Rate/charge)
- tổng tiền cước( Total)
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
• Đặc điểm và số lượng hàng hóa(nature and quantity of goods)
• Cước trả trước: gồm cước trọng lượng trả trước, thuế trả trước
(Prepaid Tax), toàn bộ cước và chi phí trả trước (Total prepaid)
….
• Cước trả sau (collect)
• Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến( For Carriers use
only at destination)
• Cước trả sau bằng đồng tiền nơi đến: gồm tỷ giá quy đổi
(Currency Conversion Rates), cước trả ở nơi đến
• Xác nhận của người gửi hàng
• Xác nhận của người chuyên chở : ngày ký, nơi ký, chữ ký của
người chuyên chở hay đại lý
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
 Mặt sau của AWB:
• Thông tin liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở
• Thông tin liên quan tới điều khoản điều kiện của hợp đồng vận chuyển:
phần này bao gồm 12-15 điều khoản quy định về chuyên chở hàng hoá
được ghi ở mặt trước của vận đơn như:
- cước phí
- trọng lượng tính cước
- giá trị kê khai
- cơ sở trách nhiệm, thời hạn và giới hạn trách nhiệm
- luật áp dụng, thông báo tổn thất và khiếu nại, thông báo giao hàng….
 Đây là những nội dung được quy định trong Công ước Vacsava 1929 và
Nghị định thư Hague 1955
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
4)Lập và phân phối AWB:
3 bản gốc (1, 2, 3) và các bản sao (4-12)
 Các bản gốc:
•Bản gốc 1: màu xanh lá cây được phân phối cho
người chuyên chở phát hành để làm bằng chứng của
hợp đồng chuyên chở, có chữ ký của người gửi hàng
•Bản gốc 2: màu hồng, dành cho người nhận hàng,
được gửi kèm theo hàng hoá và giao cho người nhận khi
nhận hàng, có chữ ký của người chuyên chở và người
gửi hàng.
•Bản gốc 3: Màu xanh da trời, dành cho người gửi
hàng để làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã
nhận hàng để chở và bằng chứng của hợp đồng vận tải
đã được ký kết, có chữ ký của người chuyên chở
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
 Các bản sao:
•Bản số 4: màu vàng hoặc trắng, được gửi tới nơi
hàng đến và dùng làm biên lai giao hàng ở nơi đến. Bản
này có chữ ký của người nhận hàng và người chuyên chở
cuối cùng sẽ thu lại để làm bằng chứng cho việc đã giao
hàng cho người nhận
•Bản số 5: màu trắng dùng cho sân bay nơi đến
•Bản số 6, 7, 8: Có màu trắng dùng cho người
chuyên chở thứ 3, 2, 1. Riêng bản số 8 dùng cho người
chuyên chở thứ nhất được bộ phận vận chuyển đầu tiên
giữ lại khi làm hàng
•Bản số 9: dành cho đại lý
•Bản số 10 - 12: dành thêm cho người chuyên chở,
dùng cho hải quan
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

 Trách nhiệm lập AWB:


Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Hague 1955
quy định người gửi hàng có trách nhiệm lập AWB:

•Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về nội dung ghi
trên AWB

•Khi người gửi đã ký vào AWB tức là người gửi đã thừa


nhận các điều kiện của hàng không ghi đằng sau AWB
VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
1)Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không .
“Công ước để thống nhất một số quy tắc về vận tải
hàng không quốc tế” - ký kết ngày 2/10/1929 tại
Vacsava - Công ước Vacsava 1929.
Có 130 nước tham gia công ước.
Công ước Varsava 1929 bao gồm 5 chương:
•Chương 1: Khái niệm và phạm vi áp dụng
•Chương 2: Quy định về chứng từ vận tải
•Chương 3: Quy định trách nhiệm của người chuyên chở
HK
•Chương 4. Quy định liên quan đến chuyên chở hỗn hợp
•Chương 5: Quy định chung về việc tham gia và bãi bỏ
công ước.
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
 Nghị định thư sửa đổi Công ước Vacsava 1929 được ký kết
tại Hague ngày 28/9/1955, gọi tắt là Nghị định thư Hague
1955
 Công ước để bổ sung Công ước Vacsava 1929 để thống
nhất một số quy tắc liên quan tới vận tải hàng không quốc tế
được thực hiện bởi một người khác không phải là người chuyên
chở theo hợp đồng - Ký kết tại Guadalajara ngày 18/9/1961 
Công ước Guadalajara 1961
Hiệp định Montreal 1966: Liên quan tới giới hạn của
Công ước Vacsava 1929 và nghị định thư Hague - được thông
qua tại Montreal ngày 13/5/1966
Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một
số quy tắc liên quan tới vận tải hàng không quốc tế ký tại
Vacsava ngày 12/10/1929 được sửa đổi bởi Nghị định thư
Hague ngày 28/9/1955: được ký kết tại Guatemala ngày
8/3/1971 Nghị định thư Guatemala 1971
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
 Năm 25/09/1975 tại Montreal 4 Nghị định thư sửa đổi những
nguồn luật nói trên được ký kết nên được gọi tắt là các NĐT bổ sung
số 1- 2- 3-4:
•NĐT bổ sung số 1: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 được ký kết tại
Montreal ngày 25/9/1975
•Nghị định thư bổ sung số 2: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã
được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague 1955
•Nghị định thư bổ sung số 3: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã
được sửa đổi bởi các Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955 và tại thành
phố Guatemala 8/3/1971
•Nghị định thư bổ sung số 4: sửa đổi Công ước Vacsava 1929 đã
được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague ngày 28/9/1955
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không Việt


Nam
Luật hàng không dân dụng Việt Nam ban hành
ngày 2006, có hiệu lực từ ngày 1/1/2007.
Điều lệ vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng
đường hàng không Việt Nam (do hãng hàng không
ban hành ngày 27/10/1993)
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
2)Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế
a) Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International Civil
Aviation Organization – ICAO)
Là tổ chức cấp chính phủ - thành lập năm 1947 trên cơ sở
công ước về hàng không dân dụng quốc tế (Công ước Chicago 1947)
 Mục đích của ICAO:
Phát triển vận tải hàng không quốc tế an toàn, có trật tự trên
phạm vi toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về vận tải hàng
không một cách an toàn, hài hoà và hiệu quả kinh tế
Khuyến khích các kỹ thuật chế tạo và khai thác máy bay nhằm
mục đích hoà bình, đẩy mạnh sự phát triển chung của ngành khoa
học HK
Khuyến khích phát triển các tuyến đường hàng không, cảng
hàng không và các thiết bị hiện đại phục vụ ngành hàng không dân
dụng quốc tế
Tránh phân biệt đối xử, đảm bảo sự công bằng cho các thành
viên trong việc khai thác các hãng hàng không quốc tế, đồng thời
ngăn ngừa lãng phí do cạnh tranh bất hợp lý gây ra
185 nước thành viên, trụ sở chính tại Montreal. Các văn phòng
tại Paris, Dakar, Bankok, Lima, Mexico, Cairo.
Từ tháng 4/1980 Việt Nam là thành viên của ICAO
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
b) Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport
Association – IATA)
 Tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1945 tại Lahabana. Trụ sở chính tại
Motreal, Canada. Các văn phòng tại New York, Giơnevơ, London,
Singapore, Bangkok, Nairobi, Rio De Gianero.
 Thành viên của IATA gồm hai loại:
• Thành viên chính thức: trên 270 hãng HK từ 140 quốc gia và lãnh thổ.
•Thành viên liên kết: Không được quyền biểu quyết tại các Hội nghị hay
các diễn đàn của IATA.
 Mục tiêu của IATA là:
• Phát triển vận tải hàng không quốc tế an toàn, hiệu quả, vì lợi ích của
tất cả mọi người trên trái đất
• Phát triển thương mại bằng đường hàng không quốc tế
• Cung cấp các phương tiện phối hợp hợp đồng giữa các hãng hàng không
• Hợp tác chặt chẽ với ICAO và các tổ chức quốc tế khác.
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG
c)Hiệp hội các Hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương (Association of Asia
Pacific Airlines – AAPA).
 Thành lập năm 1965 tại Manila - Văn phòng nghiên cứu của các hãng hàng không
Phương Đông gồm 6 hãng HK từ múi giờ GMT +7 - GMT +10
 Năm 1970: đổi tên thành Hiệp hội các hãng hàng không Phương Đông (Orient
Airlines Association – OAA).
 Năm 1977 Hội nghị các chủ tịch hãng lần thứ 31 mở rộng phạm vi địa lý của OAA
đên GMT +12
 29/01/1996 Hội nghị chủ tịch hãng họp tại Queensland, Australia và đổi tên thành
Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – TBD. Phạm vi địa lý hoạt động từ GMT +7-
GMT+12
 Mục đích của AAPA:
– Cung cấp nguồn thông tin có chất lượng cao và có cơ sở để các thành viên tìm cơ hội
hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực marketing, khai thác bay, an toàn
không lưu và nhân lực  nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành viên.
– Tạo điều kiện cho các thành viên trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, kiến
thức cho các hãng hàng không nhỏ, kém phát triển hơn và giữa các hãng hàng không
với nhau.
– Cùng đưa ra các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng xấu do cạnh tranh không lành mạnh,
của các quy định ngặt nghèo trong ngành và của các chính phủ
– Đưa ra tiếng nói chung của các hãng hàng không Châu Á – TBD
 19 hãng hàng không thành viên chính thức.
 từ tháng 11/1997 VNA là thành viên AAPA
VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG

d)Các tổ chức vận tải hàng không Việt Nam


+ Hãng hàng không quốc gia Việt Nam: Vietnam Airline: khai
thác định tuyến trên các đường bay trong nước và nước
ngoài

+ Công ty dịch vụ hàng không Việt Nam (Vietnam Aviation


Service Company – VASCO)
+ Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam (Service Fly Corporation –
SFC) thuộc Bộ quốc phòng
CƯỚC HÀNG KHÔNG

Người ta thường đề cập tới vấn đề này ở


2 loại cước:

 Cước hàng hóa chuyên chở


 Cước cho thuê máy bay
CƯỚC HÀNG KHÔNG
1)Cước hàng bách hoá (General Cargo
Rate - GCR):
Áp dụng cho nhóm hàng bách hoá thông thường
theo từng mức trọng lượng hàng hoá:
 Dưới 45 kg
 Từ 45-100 kg
 Từ 100-250 kg
 Từ 250 -500 kg
 Từ 500-1000 kg
 Từ 1000-2000 kg….
2) Cước tối thiểu (Minimum Rate)
 Mức cước thấp nhất để vận chuyển lô hàng.
 MR do IATA
CƯỚC HÀNG KHÔNG

4) Cước phân loại hàng (Commondity Class


Rates)
 Tính trên cơ sở % của cước hàng bách hoá
 Áp dụng cho một số mặt hàng không có cước
riêng
 Ví dụ: động vật sống = 150% GCR; hàng giá
trị cao như vàng, bạc, đồ trang sức bằng 200
% GCR; tạp chí, sách báo, …. bằng 50% GCR,
hài cốt: 125% GCR
5)Cước cho mọi loại hàng (Freight All Kind –
FAK)
 Áp dụng chung cho mọi loại hàng hoá xếp
trong một container.
CƯỚC HÀNG KHÔNG

7) Cước hàng chậm


Cước dùng cho các lô hàng gửi chậm –khi có chỗ thì
mới chuyển
Thấp hơn mức cước gửi thông thường

8) Cước thống nhất (Unified Cargo Rate)


Áp dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua
nhiều chặng dù giá cước chuyên chở cho mỗi
chặng là khác nhau.
CƯỚC HÀNG KHÔNG

9) Cước gửi hàng nhanh (Priority Rate)


 Là cước ưu tiên
 Áp dụng cho các lô hàng gửi gấp trong vòng 3 giờ
kể từ khi hàng được nhận để chở
 Có mức bằng 130-140% GCR
10. Cước hàng gộp (Group Rate):
 Áp dụng cho những khách hàng thường xuyên gửi
hàng nguyên container hay pallet
 Thường dành cho đại lý hoặc người giao nhận hàng
không
 IATA cho phép các hãng hàng không của IATA giảm
cước tối đa 30% so với cước thông thường cho
người giao nhận và đại lý hàng không.
CƯỚC HÀNG KHÔNG

11) Cước thuê bao máy bay (Charter Rate)

 Là cước thuê bao một phần hay toàn bộ máy bay


để chở hàng
 Thay đổi tuỳ thuộc vào cung cầu trên thị trường
cho thuê máy bay
KHIẾU NẠI VÀ KIỆN TỤNG NGƯỜI
CHUYÊN CHỞ HÀNG KHÔNG

1)Trách nhiệm của người chuyên chở


 Trách nhiệm:
Quy định tương tự như các công ước quốc tế:
Người chuyên chở hàng không chịu trách
nhiệm về hàng hoá trong quá trình vận
chuyển hàng không.
 Cơ sở trách nhiệm : giống Hague 1955
+ Người chuyên chở hàng không chịu trách nhiệm
về:
- Hư hỏng
- Chậm giao hàng: nếu hàng được giao sau ngày
hàng phải được giao.
- Mất mát: hàng được coi là mất nếu không được
giao trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng đáng lẽ
phải đến
KHIẾU NẠI VÀ KIỆN TỤNG NGƯỜI
CHUYÊN CHỞ HÀNG KHÔNG

+ Miễn trách:
Nếu người chuyên chở chứng minh được:
 Anh ta, người làm công hoặc đại lý của anh ta đã áp
dụng các biện pháp cần thiết hợp lý để tránh thiệt
hại hoặc không thể áp dụng những biện pháp phòng
tránh như vậy
 Thiệt hại do lỗi trong việc hoa tiêu, chỉ huy hoặc vận
hành máy bay
 Giới hạn trách nhiệm
- 17 SDR/kg
- Nếu bao bì bị hỏng thì mức bồi thường không quá
100USD/trường hợp
KHIẾU NẠI VÀ KIỆN TỤNG NGƯỜI
CHUYÊN CHỞ HÀNG KHÔNG

2)Khiếu nại và bồi thường


a) Khiếu nại
 Thời hạn khiếu nại:
Theo công ước Vacsava 1929
 Đối với hư hỏng mất mát của hàng hoá: trong
vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng (NĐT Hague
14 ngày)
 Đối với chậm giao: trong vòng 14 ngày kể từ ngày
hàng đáng lẽ phải được đặt dưới sự định đoạt của
người nhận hàng (NĐT Hague 21 ngày)
Theo NĐT Hague 1955
 Đối với hư hỏng mất mát của hàng hoá: trong
vòng 14 ngày kể từ ngày nhận hàng
 Đối với chậm giao: trong vòng 21 ngày kể từ ngày
hàng đáng lẽ phải được đặt dưới sự định đoạt của
người nhận hàng
KHIẾU NẠI VÀ KIỆN TỤNG NGƯỜI
CHUYÊN CHỞ HÀNG KHÔNG

 Hồ sơ khiếu nại:
 Đơn thư khiếu nại
 AWB
 Các chứng từ liên quan tới hàng hoá Các chứng
từ có liên quan tới tổn thất
 Biên bản kết toán tiền đòi bồi thường (gồm tiền
đòi bồi thường tổn thất và các chi phí khác có
liên quan)
KHIẾU NẠI VÀ KIỆN TỤNG NGƯỜI
CHUYÊN CHỞ HÀNG KHÔNG

b) Kiện tụng
 Người đi kiện: chủ hàng (chủ gửi hoặc
chủ nhận)
 Người bị kiện:
- Người chuyên chở đầu tiên
- Người chuyên chở cuối cùng
- Người chuyên chở mà ở đoạn chuyên chở
của họ hàng hoá bị tổn thất
Thời gian khởi kiện: trong vòng 2 năm kể
từ ngày máy bay đến điểm đến/kể từ
ngày lẽ ra máy bay phải đến điểm đến/kể
từ ngày việc vận chuyển chấm dứt.
KHIẾU NẠI VÀ KIỆN TỤNG NGƯỜI
CHUYÊN CHỞ HÀNG KHÔNG

 Nơi kiện:

 Toà án nơi ở cố định của người chuyên chở


 Toà án nơi người chuyên chở có trụ sở kinh
doanh chính
 Toà án nơi người chuyên chở có trụ sở mà HĐ
chuyên chở được ký kết
 Toà án có thẩm quyền tại nơi hàng đến
 Toà án thuộc lãnh thổ của một trong các bên kí
công ước
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Lưu cước với hãng hàng không/ người giao nhận

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho lô hàng


A. Quy trình
giao nhận Lập phiếu cân hàng
hàng xuất
khẩu bằng Đóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu
đường hàng
không Làm thủ tục Hải Quan xuất khẩu

(người bán)
Giao hàng cho hãng hàng không

Lập Airway bill

Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng


GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1.Lưu cước với hãng hàng không :

 Kiểm tra về chỗ để book ở các hãng bay


 Kiểm tra lịch bay để xác định chuyến bay, ngày
bay, giờ bay
 Cân nhắc chọn hãng bay phù hợp (cước, dịch vụ
tốt, phù hợp lịch bay...)
Điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng
không với các nội dung như: tên người gửi, người
nhận, bên thông báo; mô tả hàng hoá: loại hàng,
trọng lượng, số lượng, thể tích; tên sân bay đi,
tên sân bay đến; cước phí và thanh toán…
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2.Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm thủ


tục cho lô hàng:
 Hợp đồng thương mại
 Hóa đơn thương mại
 Phiếu đóng gói
 Giấy phép kinh doanh (nếu có)
 Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
 Giấy chứng nhận xuất xứ
 Giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm nghiệm...(nếu
có)
 Giấy giới thiệu/ ủy quyền của người đi làm thủ
tục.
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

3.Lập phiếu cân hàng ( Scaling Report)

NV giao nhận sẽ lập phiếu cân hàng với Giám sát viên
cân hàng và đại diện hãng hàng không.
Phiếu cân hàng có thể có 4 bản:
Bản màu trắng: giao cho hãng bay để lập AWB
Bản màu hồng: giao cho kho xuất
Bản màu vàng: giao cho thu ngân thu phí
Bản màu xanh: dùng để soi hàng
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 Mục đích của việc cân đo hàng hóa là để xác định


trọng lượng tính cước vận tải.
Công thức tính trọng lượng theo thể tích ( Chargeable
weight)

= Dài x Rộng x Cao X 167


Kích cỡ các chiều tính
bằng M

 So sánh giữa Gross weight và Chargeable weight của


hàng trọng lượng nào lớn hơn thì lấy để tính cước
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Ví dụ :

 Một thùng carton đựng hàng hóa có trọng


lượng cân được là 100kgs và có kích
thước dài, rộng, cao lần lượt là 60 x 90 x
120 cm. Giá cước vận chuyển của thùng
hàng này là 1 USD/kg. Để xác định
thùng hàng này được tính theo trọng
lượng hay thể tích ta làm một phép tính
như sau :
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

 Trọng lượng : 100kgs.


 Quy đổi thể tích sang khối lượng :
(60 x 90 x 120) / 6000 = 108.
 Vì khối lượng lớn hơn trọng lượng
(108 > 100) nên thùng hàng này sẽ
được tính theo thể tích quy ra khối lượng
và giá cước vận chuyển của thùng hàng
này là : 108 x 1 USD = 108 USD.
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

4.Đóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn:


 Việc đóng gói hàng phải đúng tiêu chuẩn để kiện hàng
chịu được điều kiện bốc dỡ thông thường.
 Đối với hàng ướt hàng nguy hiểm, điều kiện đóng gói
phải theo tiêu chuẩn đã được quy định của các tổ chức
hàng không.
 Ghi ký mã hiệu và dán nhãn hiệu của hãng hàng không
và của công ty lên kiện hàng.
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

5. Làm thủ tục Hải quan xuất khẩu.


6.Giao hàng cho hãng hàng không:
Trình phiếu cân hàng màu xanh đã có dấu xác
nhận của Hải quan giám sát kho cho nhân viên
an ninh phụ trách máy soi chiếu.
NV an ninh ký xác nhận lên phiếu Hướng dẫn gửi
hàng và tiếp nhận lô hàng.
Gửi kèm bộ chứng từ theo lô hàng: 01 bản chính
Invoice & Packing list, AWB, Giấy chứng nhận
kiểm dịch (nếu có), Cargo Manifest (nếu có)
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

7. Lập Airway Bill (AWB)

Gửi phiếu cân hàng màu trắng tại quầy phát


hành AWB. Tùy hãng hàng không mà nhân viên
công ty hoặc hãng HK tiến hành lập AWB.

Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại


AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do
hãng hàng không cấp cho người giao nhận và
House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi
người này làm dịch vụ gom hàng.
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

8. Thông báo cho người nhận về việc gửi


hàng

Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB;


người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng,
trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân
bay đến, ngày khởi hành( ETD), ngày dự kiến
đến(ETA)…
Có thể thông báo bằng email, Scan bộ chứng từ
gửi kèm

9. Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán


các khoản cần thiết.
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

B. Đối với hàng nhập


1) Nhận và chuẩn bị bộ chứng từ hàng nhập.
Người giao nhận trực tiếp lên sân bay nhận bộ hồ sơ
gửi kèm theo hàng hoá và chuẩn bị các chứng từ:
+Vận đơn hàng không( AWB)
+ Giấy phép nhập khẩu
+ Bản kê khai chi tiết hàng hoá
+ Hợp đồng mua bán ngoại thương
+ Chứng từ xuất xứ
+ Hoá đơn thương mại
+ Lược khai hàng nếu gửi hàng theo HAWB
+ Tờ khai hàng nhập khẩu
+ Giấy chứng nhận phẩm chất
Và các giấy tờ cần thiết khác.
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

2) Người giao nhận tiến hành nhận hàng từ hãng


vận chuyển, thanh toán mọi khoản cước thu sau,
làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không

3)Thông quan nhập khẩu cho hàng hoá.

4) Đưa hàng về kho riêng


GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

C. Quy trình
giao nhận
hàng xuất
khẩu bằng
đường hàng
không
(Forwarder)
GNHH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

C. Quy trình
giao nhận
hàng nhập
khẩu bằng
đường hàng
không
(Forwarder)
PHỤ PHÍ

 AWA: Air Waybill preparation fee due Agent: Phí


lập AWB của Đại lý
TXA: General Tax payable by Agent: Tổng tiền
thuế/ phí Đại lý phải trả
TXC: General Tax payable by Carrier: Tổng tiền
thuế/ phí Hãng hàng không phải trả
XDC: War Risk Surcharge due Carrier: Phụ phí
Rủi ro Chiến tranh của Hãng hàng không
SCC: Security Charge due Carrier: Phí an ninh
của Hãng hàng không
ISS: Intl Security Surcharge: Phụ phí an ninh
tuyến bay quốc tế
PHỤ PHÍ

 SECURITY CHARGE: Phí an ninh có thể dùng các


mã phí sau:
ISC, ISS, MC, MO, MOC, MSC, MX, MXC, MV,
MW, PSC, SEC, SC, SCC, SSC, XD, XDC, XPC,
WML…
 FUEL SURCHARGE: Phụ phí xăng dầu có thể
dùng các mã phí sau:
FSC, FSMY, PMY, MY, MYC…
 Dài x Rộng x Cao / 6000 : Kích cỡ các
chiều tính bằng CM
 Dài x Rộng x Cao X 167 : Kích cỡ các
chiều tính bằng M

You might also like