You are on page 1of 29

NHÓM 5

KINH TẾ TRUNG QUỐC:


THỜI KỲ CẢI CÁCH VÀ
MỞ CỬA (1978-NAY)
MỤC
LỤC
01 NGUYÊN NHÂN CẢI
CÁCH VÀ MỞ CỬA 02 NỘI DUNG CẢI
CÁCH VÀ MỞ CỬA

03 THÀNH TỰU VÀ HẠN


CHẾ 04 BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
01
NGUYÊN NHÂN
CẢI CÁCH VÀ MỞ
CỬA
• Thời điểm năm 1978, Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng
hoảng, bế tắc, gói gọn trong ba chữ “tử, lãn, cùng”.

• Nền kinh tế hoạt động như chết, người lao động thì lười biếng,
cuộc sống khốn khó, cùng cực. Có đến 400 triệu người sống
trong cảnh nghèo đói
TRUNG QUỐC ĐÃ TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ LẠI TOÀN DIỆN THỰC TRẠNG KINH TẾ -
XÃ HỘI, ĐỒNG THỜI XEM XÉT LẠI HỆ THỐNG LÝ LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

1. Về phương diện thực tiễn:


- Trong nông nghiệp:
• 700 triệu nông dân và lao động thủ công là phổ biến, cơ sở
vật chất kỹ thuật kém
• Chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng sản xuất lương
thực không đủ đáp ứng nhu cầu

- Trong công nghiệp:


• Trình độ kỹ thuật của nhiều ngành sản xuất còn lạc hậu nhiều
so với công nghiệp ở các nước phương Tây
• Công nghiệp nặng mặc dù được đầu tư nhiều nhưng hiệu quả
rất thấp
• Trình độ xã hội hóa sức sản xuất rất thấp kém, kinh tế tự
nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn
TRUNG QUỐC ĐÃ TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ LẠI TOÀN DIỆN THỰC TRẠNG KINH TẾ -
XÃ HỘI, ĐỒNG THỜI XEM XÉT LẠI HỆ THỐNG LÝ LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

2. Về phương diện lý luận: Phê phán những quan điểm


tả khuynh về kinh tế, chính trị của thời kỳ trước

• Trước đây, Trung Quốc có xu hướng nôn nóng, đốt


cháy giai đoạn, đặt đất nước vào tình trạng mà nó
chưa đạt tới. Áp đặt quan hệ sản xuất XHCN "tiên
tiến" vào điều kiện sản xuất thủ công lạc hậu. Hậu quả
là quan hệ sản xuất XHCN đó không tạo điều kiện
thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn
kìm hãm, thậm chí phá hoại sức sản xuất.

=> Trung Quốc cho rằng đất nước đang ở giai đoạn đầu
của thời kỳ quá độ. Đây là thời gian để thực hiện công
nghiệp hóa, thương phẩm hóa, xã hội hóa và hiện đại hóa
nền kinh tế.
TRUNG QUỐC ĐÃ TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ LẠI TOÀN DIỆN THỰC TRẠNG KINH TẾ -
XÃ HỘI, ĐỒNG THỜI XEM XÉT LẠI HỆ THỐNG LÝ LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

2. Về phương diện lý luận: Phê phán những quan điểm


tả khuynh về kinh tế, chính trị của thời kỳ trước

• Phê phán mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung kéo


dài gây trì trệ cho nền kinh tế. Với mô hình ấy, nhà
nước can thiệp vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của các đơn vị kinh tế bằng những biện pháp hành
chính mệnh lệnh đã không kích thích lợi ích vật chất,
kích thích sự năng động, sáng tạo của các đơn vị kinh
tế.

=> Chủ trương tìm tòi mô hình kinh tế mới có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển và phù hợp với điều kiện Trung
Quốc
TRUNG QUỐC ĐÃ TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ LẠI TOÀN DIỆN THỰC
TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI, ĐỒNG THỜI XEM XÉT LẠI HỆ THỐNG
LÝ LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

3. Thừa nhận tình trạng đóng cửa lâu ngày nền kinh tế là
một trong những nguyên nhân gây nên trì trệ trong phát
triển

=> Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng


hoảng bế tắc đó, Trung Quốc đã tiến hành cải
cách và mở cửa.
02
NỘI DUNG CẢI
CÁCH VÀ MỞ
CỬA
a. Khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần

• Đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong điều kiện


lấy chế độ công hữu làm chủ thể, quy mô sở hữu
phải dựa vào trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất → xác lập quan niệm mới là kết cấu
của chế độ sở hữu phải do tính chất của sức
sản xuất quyết định.

• Phá bỏ quan niệm truyền thống là giữa quyền sở


hữu và quyền kinh doanh “càng thống nhất càng
tốt” để xác lập quan niệm làm mới quyền sở hữu
và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau → giải
phóng sức sản xuất xã hội và tạo môi trường cho
kinh tế hàng hóa phát triển.
a. Khôi phục và duy trì một nền kinh tế nhiều thành phần

• Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, các hình thức kinh tế tư bản nhà nước
cũng được chú trọng

• Áp dụng thực hiện "chế độ trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp”, sau này gọi tắt
là "khoán sản lượng tới hộ” → đây là bước cải cách mang tính đột phá, là thành tựu
lớn nhất trong cải cách nông nghiệp ở Trung Quốc

• Cho phép cạnh tranh và giải thể những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và thi hành chế
độ hợp đồng lao động → đây là một tác động quan trọng cho sản xuất phát triển
b. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

• Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, hệ thống xã


hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô giải thể, đảng cộng
sản ở các nước Đông Âu mất địa vị cầm quyền. Tại
Trung Quốc, sự nghiệp cải cách, mở cửa đối mặt với
nhiều thách thức to lớn.

• Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến
hành “Ba điều có lợi” (có lợi cho phát triển sức sản
xuất xã hội chủ nghĩa, có lợi cho đất nước, có lợi
cho đời sống nhân dân), mạnh dạn xông pha vào
thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm.
b. Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

• Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1992) nêu mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa → Đây được coi là cuộc giải phóng tư tưởng
lần thứ hai, là mốc quan trọng trong tiến trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.

• Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV
(năm 1993) thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa”, chỉ rõ: “lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế khác
cùng phát triển,... xây dựng chế độ phân phối thu nhập, lấy phân phối theo lao động làm
chính, ưu tiên hiệu quả, quan tâm tới công bằng, khuyến khích một số vùng, một số người
giàu có lên trước, đi con đường cùng giàu có”.

• Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1997) đã xác định mục tiêu xây dựng Nhà
nước pháp trị xã hội chủ nghĩa.
c. Công nghiệp hoá và điều chỉnh cơ cấu kinh tế

• Chuyển thứ tự ưu tiên phát triển từ công


nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ - nông nghiệp
sang nông nghiệp – công nghiệp nhẹ - công
nghiệp nặng

• Coi trọng vấn đề hiện đại hóa, coi hiện hóa


công nghiệp là tiền đề để hiện đại hóa các
ngành kinh tế khác

• Gồm hai mặt: hiện đại hóa công nghệ và hiện


đại hóa cơ cấu kinh tế. Trong quá trình ấy,
tăng cường lấy nông nghiệp làm cơ sở cho
phát triển và công nghiệp nặng phải hỗ trợ
cho công nghiệp nhẹ tăng trưởng ổn định.
c. Công nghiệp hoá và điều chỉnh cơ cấu kinh tế

• Từ những năm 1990, chú trọng phát triển những ngành công nghiệp hiện đại và thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

• Coi “tin học hóa là sự lựa chọn tất yếu” để nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa và
hiện đại hóa; kiên trì “ lấy tin học hóa lôi kéo công nghiệp hóa, lấy công nghiệp hóa thúc
đẩy tin học hóa”

• Thực hiện mô hình công nghiệp hóa mới với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, hiệu quả
kinh tế tốt, tiêu hao tài nguyên thiên nhiên thấp, giảm ô nhiễm môi trường

=> Đưa ra nguyên tắc cơ bản là xây dựng kinh tế phải dựa vào khoa học và công nghệ. Do
vậy, sự phát triển khoa học công nghệ kể cả trước mắt và dài hạn phải hướng vào công nghiệp
hóa.
c. Công nghiệp hoá và điều chỉnh cơ cấu kinh tế

• Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn – các xí nghiệp hương trấn. Phương châm
của Trung Quốc là “ly nông bất ly hương” nhằm tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập
cho nông dân và ổn định đời sống nông thôn.
d. Thực hiện chính sách mở cửa

Bước sang thế kỷ XXI,


Trung Quốc đã xây dựng
được cục diện cải cách, mở
cửa toàn phương vị, đa tầng
nấc
NHẬN
XÉT
• Thực chất của cải cách và mở cửa là chuyển đổi mô
hình kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN
mang màu sắc Trung quốc → Là quá trình cấu trúc
lại nền kinh tế và thay đổi phương pháp vận hành
nền kinh tế.

• Cải cách mở cửa diễn ra thận trọng, từng bước, có


trình tự nhờ đó tránh được những xáo trộn xã hội và
những rủi ro một cách hữu hiệu. Áp dụng các
phương pháp vừa mạnh dạn vừa chắc chắn như kết
hợp đột phá trọng điểm với đẩy mạnh toàn diện, thí
điểm trước mở rộng sau
03
THÀNH TỰU
VÀ HẠN CHẾ
NHỮNG THÀNH TỰU CƠ
BẢN
NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG LIÊN TỤC VỚI TỐC ĐỘ CAO
• Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội với bước chuyển biến lịch sử là “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”.

• Thể chế kinh tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

• Ứng phó thành công với khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (năm 1997) và đặc
biệt là chủ động mở cửa, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia nhập WTO.

• Năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng
GDP lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn
1997 - 2008 bình quân đạt trên 8%/năm.
NHỮNG THÀNH TỰU CƠ
BẢN
NỀN KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG LIÊN TỤC VỚI TỐC ĐỘ CAO
NHỮNG THÀNH TỰU CƠ
BẢN
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CHUYỂN
DỊCH THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP
HÓA
• Tỷ lệ hàng công nghiệp trong tổng xuất
khẩu năm 1980 không tới 50% nhưng
năm 2008 đã tăng lên gần 95%. Hiện nay,
ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò là
xương sống của nền kinh tế Trung Quốc.

• Kinh tế dịch vụ ngày càng có ý nghĩa


quan trọng với sự phát triển kinh tế đất
nước. Từ năm 1978-1997, nhịp độ tăng
trưởng bình quân của du lịch là 20% →
Trở thành nước đứng thứ 8 trên thế giới
về du lịch với thu nhập là 12,1 tỷ USD
năm 1997
NHỮNG THÀNH TỰU CƠ
BẢN
CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ CŨNG CÓ SỰ CHUYỂN
DỊCH

Các thành phần kinh tế


Năm
Quốc hữu Tập thể Phi công hữu

1978 56,0 43,0 1,0

1993 42,9 44,8 12,3

1996 40,8 35,2 24,0

Cơ cấu các thành phần kinh tế trong GNP (Đơn vị: %)


NHỮNG THÀNH TỰU CƠ
BẢN
NÂNG CAO THU NHẬP, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG DÂN

NHỮNG THÀNH TỰU CƠ
BẢN
VỀ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Ngoại thương Thu hút đầu tư Đầu tư ra nước


nước ngoài ngoài
Từ năm 1978-2017, tốc độ tăng Về đầu tư trực tiếp từ 1978 đến Hiện là nhà xuất khẩu tư bản
trưởng bình quân hằng năm của 1998, Trung Quốc đã phê chuẩn lớn nhất thế giới, hàng năm xuất
ngoại thương Trung Quốc đạt số lượng dự án với tổng số vốn khẩu hơn 400 tỷ đô la mỹ vốn
14,5% theo hợp đồng đầu tư là 522 tỷ sang Mỹ và các nước Tây Âu
USD. Mức độ đầu tư qua các
Năm 2009, vượt Nhật Bản, trở năm tăng nhanh Trở thành một trong những nền
thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế kinh tế lớn nhất thế giới về
giới Về thu hút đầu tư gián tiếp đã khoản tiết kiệm ròng,
đạt được 140 tỷ USD. Vốn đầu
Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ
của Trung Quốc vượt Đức trở khoảng 13% tổng vốn đầu tư cả
thành nước xuất khẩu lớn nhất nước.
thế giới
Hiện nay, Trung Quốc đã là
Chủ động và tích cực tham gia nước thu hút đầu tư lớn nhất thế
vào các tổ chức thương mại giới, hàng năm khoảng 60 tỷ
quốc tế USD.
NHỮNG HẠN CHẾ

01 02 03
Tăng trưởng kinh tế vẫn Tình trạng bất bình đẳng Tăng trưởng kinh tế dẫn
dựa nhiều vào gia tăng thu nhập giữa các tầng lớp đến tình trạng nguy cơ
vốn đầu tư, chất lượng có xu hướng gia tăng khai thác cạn kiệt tài
tăng trưởng còn thấp nguyên thiên nhiên và ô
nhiễm môi trường

04 05
Hệ thống hạ tầng cơ sở Phải đối mặt với những thách thức về
chưa theo kịp tiến trình vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo,
tăng trưởng nhanh của nền giữa cải cách trong nước và mở cửa
kinh tế đối ngoại, quan hệ với các nước láng
giềng
BÀI HỌC
04 KINH
NGHIỆM
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị. Cải cách, mở cửa trước hết phải giải phóng tư tưởng, đổi mới tư
duy.

2. Cần xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận cải cách, coi trọng phương pháp và phương
thức của cải cách.

3. Trong quá trình cải cách cần xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách - phát triển - ổn định.

4. Thực hiện kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân làm chủ và quản trị đất nước theo
pháp luật; giải quyết mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị - xã hội; phát huy sáng tạo
của đội ngũ trí thức, tính tích cực của các tầng lớp xã hội.

5. Kiên trì tiêu chuẩn phát triển lực lượng sản xuất, xử lý chính xác mối quan hệ giữa hiệu suất với công
bằng.

6. Việc học tập kinh nghiệm của nước ngoài để áp dụng những thành quả văn minh của xã hội loài người,
kể cả phương thức kinh doanh và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát triển là vô cùng cần
thiết
THANK YOU
FOR
LISTENING

You might also like