You are on page 1of 32

Mục tiêu

1. Trình bày nguyên nhân gây viêm hô hấp cấp

2. Phân tích triệu chứng viêm hô hấp cấp

3. Biết cách điều trị một số bệnh viêm hô hấp cấp


I. Nguyên nhân
1. Vi khuẩn: 2. Virus:
◦ Phế cầu
◦ Virus hợp bào hô hấp (RSV)
◦ Haemophylus influenza.
◦ Parainfluenza type 1, 2, 3.
◦ Tụ cầu vàng
◦ Adenovirus.
◦ Liên cầu β tan huyết nhóm A
◦ Influenza virus type A, B, C.
◦ Moraxella catarrhalis.
◦ Rhinovirus.
◦ Mycoplasma pneumonia.
◦ Coxackie virus nhóm A.
◦ Herpes virus.
II. Phân loại viêm hô hấp cấp
1. Dựa trên tác nhân:
a. Viêm hô hấp cấp do virus
b. Viêm hô hấp cấp do vi khuẩn
2. Dựa vào vị trí
a. Viêm hô hấp trên
b. Viêm hô hấp dưới
1. Dựa trên tác nhân:
a. Viêm hô hấp cấp do virus:
- Tiên lượng khả quan
- Đa số không cần kháng sinh
- Ngoại trừ viêm tiểu phế quản hay viêm phổi do
Adenovirus.
b. Viêm hô hấp cấp do vi khuẩn:
◦ Nguy hiểm và cần kháng sinh
◦ Đặc biệt viêm phổi do tụ cầu và viêm nắp thanh
quản do H.influenza.
2. Dựa trên vị trí:
a. NKHH trên:
- Viêm mũi họng.
- Viêm họng.
- Viêm tai giữa.
b. NKHH dưới
- Viêm nắp thanh quản.
- Viêm thanh quản.
- Viêm phế quản.
- Viêm tiểu phế quản.
- Viêm phổi.
MŨI
HẦU

THANH QUẢN

KHÍ QUẢN TIM

PHẾ QUẢN PHỔI


III. Chẩn đoán và điều trị
Viêm mũi họng cấp.
Viêm họng cấp.
Viêm tai giữa cấp.
Viêm thanh thiệt cấp.
Viêm thanh quản cấp.
Viêm phế quản cấp.
Viêm tiểu phế quản cấp.
Viêm phổi.
1. Viêm mũi họng cấp
a. Bệnh nguyên: Đa số do virus, thường Rhinovirus.
b. Lâm sàng:
* Trẻ 3 tháng đến 3 tuổi:
◦ Sốt cao đột ngột, hắt hơi, chảy mũi nước, ngạt mũi khó bú.
◦ Sốt thường kéo dài khoảng 3 ngày, nếu sốt lại thường do biến chứng viêm tai giữa.
* Trẻ trên 3 tuổi:
◦ Cảm giác khô và kích thích mũi sau đó hắt hơi, chảy mũi, ho khan, nhức đầu, chán ăn,
đau mỏi cơ, sốt nhẹ.
◦ Ngày sau nước mũi đặc dần và đục.
c. Biến chứng:
◦ Viêm hạch cổ, viêm mô mềm quanh Amygdale.
◦ Viêm tai giữa thường gặp nhất.
◦ Viêm phổi.
d. Điều trị:
Kháng sinh (±)
Giảm sốt, giảm đau: không dùng aspirine.
Nghẹt mũi:
Ở trẻ nhỏ: NaCl 0,9%, tư thế nằm sấp đầu nghiêng.
Ở trẻ lớn: chống sung huyết bằng Phenylephrine.
Uống nhiều nước.
2. Viêm họng cấp
a. Dịch tễ học:
◦ Thường gặp ở trẻ 4-7 tuổi.
b. Bệnh nguyên:
◦ Đa số do virus
c. Lâm sàng:
* Do virus:
◦ Sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau họng (nhiều nhất ngày 2-3)
◦ Ho, khàn tiếng, chảy nước mũi, sung huyết kết mạc.
◦ Nếu nặng: loét nông vòm khẩu cái mềm và thành sau họng,
hạch cổ có thể sưng, cứng và đau.
* Do liên cầu khuẩn:
◦ Gặp ở trẻ > 2 tuổi.
◦ Sốt cao (40oC) kéo dài 1-4 ngày, nhức đầu, đau bụng,
nôn.
◦ Vài giờ sau: họng đau rát, 1/3 bệnh nhi có Amygdale
sưng to, xuất tiết, họng đỏ rực, 2/3 chỉ có đỏ họng nhẹ.
◦ Hạch cổ sưng sớm và đau.
◦ Viêm tấy đỏ lan tỏa vùng Amygdale, trụ trước và sau với
những điểm xuất huyết trên vòm khẩu cái mềm
d. Biến chứng: thường do liên cầu.
◦ Abscess quanh Amygdale.
◦ Viêm xoang.
◦ Viêm tai giữa.
◦ Thấp tim.
◦ Viêm cầu thận cấp…
e. Điều trị:
◦ Kháng sinh: khi do vi khuẩn.
◦ Hạ sốt, giảm đau.
3. Viêm tai giữa
a. Bệnh nguyên: chủ yếu do 3 loại.
◦ Phế cầu (29,8%).
◦ Haemophilus influenza (20,9%).
◦ Moraxella catarrhalis (11,7%).
b. Lâm sàng:
◦ Thường xảy ra vài ngày sau viêm hô hấp trên do virus.
◦ Đau tai, sốt, nghe kém.
◦ Khám: màng nhĩ sung huyết, mờ đục, phồng, kém di động.
Đôi khi chảy mủ tai.
c. Điều trị: Kháng sinh, giảm đau, hạ sốt.
4. Viêm thanh thiệt cấp (nắp thanh quản)

a. Bệnh nguyên: Haemophilus influenza type B thường gặp


nhất.
b. Lâm sàng:
 Triệu chứng đặc hiệu là: sốt, đau họng, nghẹt tiếng
suy hô hấp kèm thở rít.
 70% chảy nước bọt (đùn nước bọt), đau họng, không
chịu ăn uống
 Ngồi đưa đầu về trước, miệng thở, lưỡi thè và cằm đẩy
về trước (tư thế ngửi hoa). Không chịu nằm.
 Triệu chứng phát triển nhanh dưới 24 giờ, đôi khi 6 giờ.
◦ Khám:
◦ Tránh dùng cây đè lưỡi vi nguy cơ tắc đường thở cấp.
◦ Cánh mũi phập phồng, co rút hõm ức và khoảng liên
sườn, rút lõm ngực.
◦ Thở rít thì thở ra và đôi khi thì thở vào.
◦ Vùng thanh quản viêm đỏ ứ nhiều đờm dãi.
c. Cận lâm sàng
- Bạch cầu tăng >10.000/mm3.
- Xquang cổ nghiêng dấu hiệu ngón tay cái.
- Xác định chẩn đoán: soi thanh quản trực tiếp.
d. Điều trị:
◦ Đảm bảo thông đường thở:
tư thế ngồi, thở oxy, đặt nội
khí quản…
◦ Hỗ trợ hô hấp.
◦ Kháng sinh.
◦ Hạ sốt giảm đau.
5. Viêm thanh quản cấp
a. Bệnh nguyên: thường do virus.
b. Lâm sàng:
◦ Triệu chứng hô hấp: hắt hơi, chảy mũi, đau họng và ho.
Sốt trong vòng 24 giờ đầu.
◦ Triệu chứng điển hình: khàn giọng, ho như chó sủa và thở
rít thì hít vào, nặng vào buổi tối trong 3-4 ngày đầu.
◦ Thở rít lúc nghỉ hoặc rối loạn trị giác là dấu hiệu nhập
viện.
◦ Khám: dây thanh âm và vùng dưới thanh quản phù viêm.
Vùng tắc nghẽn chủ yếu là dưới thanh môn.
c. Cận lâm sàng:
▫ CTM: bình thường hoặc tăng lympho
▫ X quang coå thaúng: daáu hieäu thaùp chuoâng nhaø
thôø 40%
d. Điều trị:
 Hỗ trợ hô hấp.
 Dexamethasone.
6. Viêm phế quản cấp
a. Bệnh nguyên: thường xảy ra ở trẻ lớn và thường do virus.
b. Lâm sàng:
◦ Khởi đầu với triệu chứng viêm hô hấp trên, sau đó ho khan
tăng dần, đau rát sau xương ức đôi khi cả lồng ngực.
◦ Sau vài ngày ho khan, ho dần có đàm vàng đặc. Trẻ nhỏ
thường nôn và khò khè.
◦ Trong vòng 10 ngày đàm lỏng dần rồi hết.
◦ Khám phổi: ran ẩm nhỏ hạt.
b. Điều trị:
◦ Kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm trùng.
◦ Điều trị triệu chứng.
7. Viêm tiểu phế quản cấp
a. Định nghĩa:
◦ Viêm tiểu phế quản cấp là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính
do siêu vi của các phế quản cỡ nhỏ và trung bình, xảy
ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
◦ Đặc trưng bởi hội chứng lâm sàng bao gồm ho, khò
khè, thở nhanh có thể kèm co lõm lồng ngực.
b. Nguyên nhân:
◦ RSV chiếm 50%-75%, khả năng lây lan rất cao.
c. Dịch tễ học:
◦ Tuổi: Thường gặp dưới 24 tháng tuổi (80% trẻ từ 2-6 tháng)
◦ Mùa:nhiệt đới cao nhất vào mùa mưa.
d. Lâm sàng:
 Triệu chứng nhiễm siêu vi: sốt, ho, chảy mũi.
 1-2 ngày sau trẻ khò khè thở nhanh, co lõm ngực, tăng kích
thích, quấy khóc và bú kém.
 Khám phổi: ran rít hoặc ran ẩm nhỏ hạt.
 Dấu mất nước do thở nhanh, sốt, bú kém.
e. Xquang phổi:
 Lồng ngực căng phồng, ứ
khí phế nang, tăng sáng hai
bên.
 Xẹp phổi lan tỏa do tiểu
phế quản bị tắc nghẽn.
 Thâm nhiễm nhu mô phổi.
 Đôi khi film phổi bình
thường (10%).
f. Chẩn đoán xác định: dựa vào dịch tễ học, lâm sàng và
cận lâm sàng. Trẻ dưới 2 tuổi có:
◦ Khò khè ít hoặc không đáp ứng với dãn phế quản.
◦ Ứ khí lồng ngực: ngực căng, gõ vang.
◦ Thở nhanh, co lõm ngực.
◦ Khám phổi: ran rít, hoặc ran ẩm nhỏ hạt, ran ngáy.
◦ Xquang phổi: ứ khí có hoặc không kèm xẹp phổi hoặc
viêm phổi.
g. Điều trị:
◦ Hỗ trợ hô hấp.
◦ Dinh dưỡng.
◦ Thuốc dãn phế quản: tác dụng??
◦ Corticoides: trường hợp nặng.
◦ Kháng sinh không rút ngắn diễn tiến bệnh nhưng theo
WHO thì cần điều trị kháng sinh như viêm phổi.
◦ Kháng virus cho trẻ nguy cơ cao.
◦ Vật lý trị liệu chỉ định chủ yếu khi có xẹp phổi.
8. Viêm phổi
◦ Viêm phổi là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhập viện và tử
vong ở trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
a. Nguyên nhân:
◦ Trẻ dưới 2 tháng tuổi do: E.coli, Klebsiella, Proteus…
◦ Trẻ dưới 5 tuổi: chủ yếu do phế cầu, H.influenza.
◦ Trẻ 5-15 tuổi: Mycoplasma pneumoniae, S.pneumoniae,
Clamydia pneumoniae, H.influenza, siêu vi…
b. Lâm sàng:
◦ Dấu hiệu nhiễm trùng: sốt, chán
ăn, quấy khóc, tiêu chảy.
◦ Dấu hiệu hô hấp: ho, thở nhanh, co
lõm ngực…
◦ Dấu hiệu nặng: tím tái, bỏ bú,
không uống được, li bì khó đánh
thức.
c. Cận lâm sàng: xquang, công thức
máu, khí máu.
d. Chẩn đoán:
◦ Lâm sàng: sốt, ho, thở nhanh, khó thở.
◦ Cận lâm sàng: xquang.
e. Điều trị:
◦ Hỗ trợ hô hấp.
◦ Kháng sinh.
◦ Dinh dưỡng và điều trị triệu chứng.
1 . Làm thế nào để biết là trẻ bị NTHHC?
HO < 30 NGÀY
2 . Làm thế nào để biết sớm là trẻ bị Viêm phổi ?
( Triệu chứng nhạy cảm nhất của Viêm phổi là ? )
THỞ NHANH
3 . Khi nào cần cho trẻ nhập viện ?
( TC trung thành nhất của viêm phổi nặng? )
THỞ CO LÕM LỒNG NGỰC NẶNG
4 . Khi nào cần đưa trẻ đi BV Cấp cứu ngay ?
Khi có ít nhất một dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, hoặc tím tái
PHÂN LOẠI VIÊM PHỔI
Ở TRẺ 2 – 59 THÁNG (WHO)
PHÂN LOẠI TC LÂM SÀNG
VIÊM PHỔI Thở nhanh
VIÊM PHỔI NẶNG Co lõm ngực
VIÊM PHỔI RẤT NẶNG Tím tái trung ương
Co giật
Không uống được
Li bì – khó đánh thcs
Suy dinh dưỡng nặng
IV. Phòng bệnh
Nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn dặm đúng cách.
Tiêm chủng đầy đủ.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Chăm sóc đúng cách khi trẻ bệnh.
Đem trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

You might also like