You are on page 1of 22

17/09/2023

PHONG CÁCH
BÁO CHÍ CÔNG LUẬN
Nhóm 3- VBTV Phong cách báo chí công luận

● Phạm Ngọc Vân Anh 1B-22


● Trần Thị Mai Hương - 1B-21
● Phạm Khánh Linh - 1B-21
● Lê Sơn Tùng - 1B-21
● Luyện Thị Thùy Duyên – 1B-22
● Nguyễn Đình Việt – 1B-22
● Nguyễn Phương Thảo – 2B-21
● Lộ Vân Anh – 1B-22
Nhóm 3 Phong cách báo chí công luận.

NỘI DUNG
01 | Khái niệm
02 | Các thể loại

03 | Chức năng ngôn ngữ

04 | Đặc trưng phong cách

05 | Đặc trưng ngôn ngữ: Phỏng vấn


1. Khái niệm Phong cách báo chí công luận.

● Phong cách báo chí công luận là gì?

- Phong cách báo chí - công luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể
hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí - công luận.

- Nói cụ thể hơn đó là vai của nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo, bạn đọc (phát biểu)...
tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

Tài liệu tham khảo: http://solitary2009.blogspot.com/2013/03/ngon-ngu-bao-chi-phong-cach.html


2.Thể loại Phong cách báo chí công luận.

Phong cách báo chí - công luận gồm 3 thể loại:

● Tin tức: Tin tổng hợp, phỏng vấn, phóng sự

● Thông tin, quảng cáo: Nhắn tin, thông báo,


rao vặt, quảng cáo,...

● Công luận: Ý kiến bạn đọc, trả lời bạn đọc, tiểu phẩm,...
2.1 Tin tức Phong cách báo chí công luận.

‘’ Khoảng 23h ngày 12-9, chung cư mini 9 tầng tại số nhà


37, ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình,
quận Thanh Xuân, Hà Nội) bốc cháy dữ dội. Thiệt hại
được công bố vào tối 13-9 là một con số quá đau xót: 56
người chết.

Căn nhà được xây dựng năm 2015, có diện tích khoảng
200m2 với 45 phòng, khoảng 150 người sinh sống nhưng
chỉ có một lối ra ở cửa chính. Với diện tích hẹp và có quá
nhiều người sinh sống, khi xảy ra hỏa hoạn khủng khiếp
như vậy, vụ cháy đã trở thành một thảm họa hết sức đau
lòng với thiệt hại quá lớn về nhân mạng và tài sản.’’

‘Vụ cháy chung cư này là bài học cho quy hoạch, cải tạo đô thị, cần mở rộng ngõ phố bảo đảm chiều rộng 4m để xe
cứu hỏa có thể tiếp cận nhà ở khi cần.’’
2.2 Thông tin, quảng cáo Nhóm 3 VBTV

‘’Bánh trung thu Kinh Đô là một


thương hiệu bánh cổ truyền đã rất quen
thuộc đối với nhiều thế hệ người dân
Việt Nam. Với giá trị chất lượng hoàn
hảo, cùng vị ngon không thể chối từ thì
đây được xem là một trong những thức
quà không thể thiếu nhân dịp Tết Trung
thu truyền thống.’’
2.3 Công luận Nhóm 3- VBTV

‘’ Một anh học trò ngồi học ra rả suốt đêm.


Con bò nằm nghe than thở với gà:
- Anh ta bắt đầu đi thì thì mày chết, anh ta
thi đỗ thì tao chết.
Con gà cười đáp:
- Không việc gì đâu! Tôi biết nó học như
anh, nó viết như tôi. Nhất định không dám
vác lều chõng vào trường thi đâu mà lo!’’
3. Chức năng ngôn ngữ Nhóm 3- VBTV

Chức năng
ngôn ngữ

Chức năng Chức năng


thông báo tác động
3.1 Chức năng thông báo Nhóm 3- VBTV

Chức năng thông báo là gì?

- Chức năng thông báo hay còn gọi là chức năng giao
tiếp lý trí.

● Thông báo, đưa tin về sự kiện trong nước và


quốc tế
● Khuyến cáo, yêu cầu

● Tuyên truyền, vận động giáo dục

● Dự báo tình hình tương lai


3.2 Chức năng tác động Nhóm 3- VBTV

Chức năng tác động là gì?

- Tác động nhu cầu, nguyện vọng của người nghe, người
đọc
● Nhu cầu cập nhật tin tức

● Nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch


vụ , sản phẩm

● Nhu cầu được giải thích về một sự kiện,


lắng nghe ý kiến
4. Đặc trưng phong cách Nhóm 3- VBTV

- Để thực hiện được chức năng thông báo - tác động trong công việc thông tin, tuyên
truyền, quảng cáo, thì phong cách báo chí - công luận cần có được 3 đặc trưng:

u
đấ

n
sự

dẫ
n
iế

ời

p
ch

hấ
th
nh

nh

nh


1 2 3
4.1 Tính chiến đấu Nhóm 3- VBTV

● Tính chiến đấu được hiểu như thế nào?

- Ngôn ngữ được sử dụng trong PCBC - CL là một công


cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước, hay một
đảng phái, một tổ chức. Làm báo chí là làm chính trị,
thể hiện trên nhiều bình diện.

- Với chúng ta, chiến đấu, đấu tranh ở đây là phấn đấu
vì những mục đích cao cả của chủ nghĩa xã hội trên
nước ta. Ngôn ngữ trong PCBC - CL thường biểu
dương, khen ngợi những điều tích cực nhưng cũng
đồng thời đấu tranh, phê phán và chống lại những
quan điểm sai trái, chống phá…
4.2 Tính thời sự Nhóm 3-VBTV

- Các thông tin báo chí đề cập đến mọi mặt của đời sống một cách xác thực, cụ thể, tỉ mỉ. Nó
đặc biệt chú ý đến những cái mới và việc phản ánh những điều mới đó theo góc nhìn của tác
giả. Nội dung đã là sự thật rồi, thông tin còn cần phải kịp thời, nhanh chóng, mang tính cấp
thiết để có thể hấp dẫn người đọc, người nghe.
4.3 Tính hấp dẫn Nhóm 3- VBTV

- Tin tức của báo, đài phải được trình bày hấp
dẫn, khêu gợi được hứng thú của người đọc,
người nghe.

- Bởi vì đối tượng tiếp thu thông tin thì đông


đảo, thời gian tiếp thu thông tin thường
diễn ra trong khoảnh khắc, nội dung thông
tin thì rất phong phú đa dạng, nếu ngôn
ngữ không ngắn gọn, rõ ràng, trình bày
không nổi bật, không hấp dẫn sự chú ý,
không gợi tò mò, không “đập vào mắt”
người ta, thì sẽ không có ai muốn đọc,
muốn nghe cả
Nhóm 3
5. Đặc trưng ngôn ngữ: Phỏng vấn
5.1 Khái niệm:

- Phỏng vấn là cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa


nhà báo với một (nhóm) đối tượng nhằm
thu thập, khai thác thông tin phục vụ hoạt
động sáng tạo báo chí. Với tư cách là một
thể loại báo chí, thì đây là một hình thức
đăng tải tác phẩm dưới dạng hỏi trả lời.

- Mục đích là cung cấp cho công chúng


thông tin, ý kiến về các sự kiện, vấn đề
thời sự có ý nghĩa xã hội hoặc giới
thiệu, khắc họa chân dung của những
nhân vật được công chúng quan tâm.
5.2 Phân loại

Theo hình thức tổ chức ● Phỏng vấn đối thoại


01 văn bản tác phẩm ● Phỏng vấn mô tả

● Phỏng vấn thời sự ● Phỏng vấn chân dung


Theo mục đích và nội dung
02 của bài phỏng vấn


Phỏng vấn ý kiến
Phỏng vấn điều tra
● Phỏng vấn tuyên bố
● Phỏng vấn tuyển dụng

Theo cách thức thực hiện ● Phỏng vấn trực tiếp


03 cuộc phỏng vấn ● Phỏng vấn gián tiếp
5.3 Đặc điểm Nhóm 3

a. Tính dân chủ


- Bất cứ ai cũng có thể trở thành một phần của cuộc phỏng vấn, thẳng thắn bày tỏ suy những suy nghĩ, băn khoăn
của bản thân với đối tượng được phỏng vấn. Những câu hỏi đó sẽ được sàng lọc, lựa chọn nhằm đảm bảo tính
định hướng bởi những người làm công tác biên tập.

b. Trực tiếp, khách quan, chân thực


- Phỏng vấn dù được thực hiện dưới một hình thức chương trình phát thanh, truyền hình hay báo in cũng gần như
được ngay lập tức đăng tải. Bên cạnh đó, hình thức sẽ gần như không có sự can thiệp bởi ý kiến, tư tưởng và tình
cảm, vì thế mà người theo dõi có thể cảm nhận được diễn biến một cách khách quan và chân thực nhất.

c. Tính sinh động, hấp dẫn


- Không khó để bắt gặp được những câu hỏi bất ngờ, mang tính chất ngẫu hứng, khiêu khích hay
“gài bẫy” với trình tự hợp lý, chặt chẽ nhằm giúp cuộc phỏng vấn tạo ra hiệu quả và hiệu ứng tốt
nhất
5.4 Đặc trưng ngôn ngữ Nhóm 3

- Hình thức của phỏng vấn là đối thoại: hỏi và


trả lời. Ngôn ngữ trong phỏng vấn cần phải
sinh động, rõ ràng, khéo léo, đảm bảo tính
lịch sự và cộng tác.

- Mô hình cấu trúc thường gặp của các cặp


thoại trong phỏng vấn: Hỏi- Trần thuật; Trần
thuật- Trần thuật; Cảm thán - Trần thuật;
Cầu khiến - Trần thuật; Hỏi- Hỏi lại. Phổ
biến nhất là cặp Hỏi- Trần thuật.
5.4 Đặc trưng ngôn ngữ

- Xưng hô đóng một vai trò quan trọng trong


phỏng vấn. Đối với mỗi đối tượng giao tiếp lại
có những hình thức xưng hô riêng, phù hợp với
tuổi tác, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính … của
từng đối tượng.
- Những cách xưng hô thường gặp: tên riêng, học
vị/quân hàm/ nghề nghiệp, đại từ xưng hô nói
chung: ông/bà/anh/chị/em/bạn…
- Kết cấu: Trước khi tiến hành phỏng vấn cần có
lời chào, sau khi phỏng vấn cần có lời cảm ơn
và chúc tụng
Mời các bạn cùng xem đoạn phỏng vấn sau đây:

You might also like