You are on page 1of 27

Bài 9 LẠM PHÁT

1
Mục tiêu của chương
- Phân tích và so sánh các nguyên nhân gây ra lạm
phát;
- Giải thích được tại sao xảy ra chính sách tiền tệ
gây ra lạm phát
1. Khái niệm và phân loại lạm phát (1)
Quan điểm về lạm phát

• Quan điểm của K. Marx: “Lạm phát là việc tràn đầy các kênh
và các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa”
• Quan điểm của P. Samuelson: “Lạm phát xảy ra khi mức
chung của giá cả và chi phí tăng”
• Quan điểm của M. Friedman: “Lạm phát luôn luôn và bao
giờ cũng là một hiện tượng kinh tế -xã hội chung hay căn bệnh
kinh niên của những nước có sử dụng tiền tệ hiện đại” 
“Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh liên tục trong
một thời gian dài”
3
Khái niệm và phân loại lạm phát (4)
Xét về mặt định lượng

• Giảm phát (Deflation)

• Thiểu phát (Low inflation)

• Lạm phát vừa phải (Normal inflation): Tỷ lệ lạm phát là 1


con số, dưới 10%/năm

• Lạm phát phi mã (High inflation): loại lạm phát này xảy ra
khi giá cả bắt đầu tăng từ 20 tới 200%/năm

• Siêu lạm phát (Hyper inflation): xảy ra khi mức giá chung
tăng với mức chóng mặt 50%/ tháng = 600%/ năm
4
Khái niệm và phân loại lạm phát (5)
Xét về mặt định tính

• Lạm phát cân bằng (Balanced inflation): Lạm phát tăng


tương ứng với thu nhập
• Lạm phát không cân bằng (Unbalanced inflation): Lạm
phát tăng không tương ứng với thu nhập

• Lạm phát dự đoán được (Predicted inflation): Lạm phát


xảy ra trong thời gian tương đối dài với tỷ lệ lạm phát hàng năm
khá ổn định
• Lạm phát không dự đoán được (Unpredicted inflation):
Lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa hề xuất hiện

5
Đo lạm phát
• Chỉ số giá tiêu dùng CPI, core CPI (CPI cơ bản)
• Chỉ số giá của nhà sản xuất PPI
• Chỉ số giảm phát GDP
2. Nguyên nhân của lạm phát (1)
2.1 Quan điểm của trường phái Keynes

2.1.1 Lạm phát cầu kéo - Chi tiêu của chính phủ
và lạm phát
• Giả sử chính phủ muốn gia tăng chi tiêu của họ để
tạo thêm việc làm trong nền kinh tế.
 Chính phủ Thực hiện chính sách kích cầu bằng
việc tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế hoặc cả hai.
Tổng cầu AD tăng dịch phải

7
Điểm xuất phát của phân tích
• Điểm cân bằng ban đầu của nền kinh tế - Điểm 1
• Sản lượng ở mức sản lượng tiềm năng: Yn
• Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên Un
Nguyên nhân của lạm phát (2)
Quan điểm của trường phái Keynes

Sự tăng giá đáp lại sự gia tăng chi tiêu của chính phủ

9
Nguyên nhân của lạm phát (3)
Quan điểm của trường phái Keynes

Chi tiêu của chính phủ và lạm phát (tiếp)


• Tại điểm 1’: tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên
 tiền lương sẽ tăng lên làm dịch chuyển đường
cung lên AS2,
 nền kinh tế từ 1' đến 2, sản lượng trở về mức
sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên nhưng mức giá tăng lên cao hơn tại P2.

10
Nguyên nhân của lạm phát (4)
Quan điểm của trường phái Keynes

2.1.2 Lạm phát chi phí đẩy - Thực trạng trên thị
trường lao động, tổng cung và lạm phát
Giả định là công nhân yêu cầu tăng lương danh nghĩa
(để cho mức lương thực tế giữ nguyên)
Tổng cung giảm
Tại điểm (1’): sản lượng < sản lượng tự nhiên
Mức giá tăng lên P1’
Tổng cung giảm, trở về vị trí cũ
11
Nguyên nhân của lạm phát (5)
Quan điểm của trường phái Keynes

Thực trạng trên thị trường lao động, tổng cung và


lạm phát (tiếp)

12
Nguyên nhân của lạm phát (6)
2.2 Quan điểm của trường phái tiền tệ - Lạm phát do lượng tiền cung ứng tăng liên tục và kéo dài
• Cung tiền ↑ làm AD ↑
• Ad = C + I + G + NX
• AD1 => AD2
• Y’ > Yn
• Tỷ lệ TN thực tế <
Tỷ lệ TN tự nhiên
• Tiền lương ↑
• AS ↓
• AS1 => AS2
• P2 > P1
13
Nguyên nhân của lạm phát (14)
2.3 Thâm hụt NS kéo dài

Thâm hụt ngân sách gây nên lạm phát khi có đủ 2
điều kiện:
- Thâm hụt là dai dẳng;
- Chính phủ tài trợ khoản thâm hụt bằng việc in tiền
(tiền tệ hóa nợ như đã nói ở trên) chứ không phải
phát hành trái phiếu ra công chúng
- > lượng tiền cung ứng tăng liên tục gây ra lạm phát

14
Nguyên nhân của lạm phát (7)
2.4 Nguyên nhân của chính sách tiền tệ GÂY
LẠM PHÁT

• Mục tiêu mà đa số các chính phủ theo đuổi trong khi
chấp nhận một tỷ lệ lạm phát nhất định là mức công
ăn việc làm cao.
• 2 loại lạm phát là hậu quả của các chính sách nhằm
mục tiêu thúc đẩy mức công ăn việc làm cao là lạm
phát chi phí đẩy và lạm phát do cầu kéo.

15
Nguyên nhân của lạm phát (8)
Nguyên nhân của chính sách tiền tệ GÂY LẠM
PHÁT

2.3.1 Lạm phát chi phí đẩy (Cost – Push Inflation)


• Giả định là công nhân yêu cầu tăng lương danh
nghĩa (để cho mức lương thực tế giữ)

tổng cung giảm, di chuyển vào trong.

Tại điểm 1’: sản lượng thấp hơn với sản lượng tiềm
năng, mức giá sẽ tăng lên P1', tỷ lệ thất nghiệp cao
hơn mức thất nghiệp tự nhiên 16
Nguyên nhân của lạm phát (9)
Nguyên nhân của chính sách tiền tệ GÂY LẠM
PHÁT
• Mục tiêu: Duy trì
việc làm cao hơn
• Biện pháp AD ↑
• AD1 => AD2
• P1 => P2

17
Nguyên nhân của lạm phát (10)
Nguyên nhân của chính sách tiền tệ GÂY LẠM
PHÁT

2.3.1 Lạm phát chi phí đẩy (Tiếp)

Chính phủ có thể mở rộng mức cung tiền liên tục
nhưng không thể tăng chi tiêu và giảm thuế mãi
được do giới hạn ngân sách.

=> Vì vậy lạm phát chi phí đẩy cũng là một hiện
tượng tiền tệ.

18
Nguyên nhân của lạm phát (11)
Nguyên nhân của chính sách tiền tệ GÂY LẠM
PHÁT

2.3.2 Lạm phát cầu kéo

Nếu chính phủ muốn có một tỷ lệ thất nghiệp thấp
hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì Chính phủ sẽ cố
gắng đạt mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng
tiềm năng bằng cách thực hiện chính sách để tăng
tổng cầu (kích cầu)

19
Nguyên nhân của lạm phát (12)
Nguyên nhân của chính sách tiền tệ GÂY LẠM
PHÁT
• Yn : Sản lượng tiềm năng
• Mục tiêu đạt được Yt
• Yt > Yn
• Biện pháp làm AD ↑
• AD1 => AD2
• Tỷ lệ TN thực tế <
Tỷ lệ TN tự nhiên
• Tiền lương ↑
• AS ↓
• AS1 => AS2
• P1 => P2 20
Nguyên nhân của lạm phát (13)
Nguyên nhân của chính sách tiền tệ GÂY LẠM
PHÁT

Lạm phát cầu kéo (tiếp)

- Nếu Chính phủ vẫn tiếp tục mục tiêu duy trì một mức thất
nghiệp thấp thì lại tiếp tục thực hiện kích cầu và làm quá
trình này lặp lại đẩy giá cả tăng lên và gây ra lạm phát.

- Một lần nữa, do bị giới hạn về ngân sách mà Chính phủ chỉ
có thể liên tục làm tăng tổng cầu bằng cách tăng lượng tiền
cung ứng

21
So sánh và phân biệt các nguyên nhân gây
lạm phát??
• Giải thích được tại sao Milton Friedman lại nói “Lạm phát ở đâu và
bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”.
3. Tác động của lạm phát
• Lạm phát và lãi suất: hiệu ứng Fisher
• Lạm phát và thu nhập thực tế (thu nhập được tính ở dưới dạng
hiện vật)
• Lạm phát và phân phối lại thu nhập không bình đẳng (lạm
phát không dự đoán trước, người cho vay bị thiệt khi lãi suất
cho vay danh nghĩa là cố định)
• Lạm phát làm giảm hiệu quả kinh tế: chi phí thực đơn
• Lạm phát và nợ quốc gia (Nợ nước ngoài – đồng nội tệ mất
giá so với ngoại tệ làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngoài tính
bằng nội tệ)
23
4. Biện pháp phòng chống lạm phát (1)

Biện pháp trong ngắn hạn/tình thế

• Vận hành chính sách tiền tệ thắt chặt

• Vận hành chính sách tài khoá thắt chặt

• Đông kết giá cả

• Cải cách tiền tệ

24
Biện pháp phòng chống lạm phát (2)

Biện pháp trong dài hạn

• Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển


kinh tế xã hội theo hướng tích cực

• Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng năng suất lao
động, giảm chi phí sản xuất

• Nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân sách nhà


nước (chống thất thu, hiệu quả chi)
25
Bài đọc: Lạm phát và giá vàng
• https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/lam-phat-tang-dau-tu
-vao-vang-va-bitcoin-791544.html
• Siêu lạm phát ở Zimbabwe 2008
• Lạm phát ở Venezuela
Nội dung học phần LTTCTT
1. Đại cương về Tài chính Tiền tệ
2. Tổng quan về hệ thống tài chính
3. Ngân sách Nhà nước
4. Tài chính doanh nghiệp
5. Thị trường tài chính
6. Lãi suất và tín dụng
7. Ngân hàng thương mại
8. Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ
9. Lạm phát
27

You might also like