You are on page 1of 40

BỘ MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

TIỀN TỆ, NGÂN HÀNG VÀ


THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1
BỘ MÔN TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
CHƯƠNG 2

LẠM PHÁT
CHUẨN ĐẦU RA

Sau khi hoàn thành chương này, Người học có thể:

1. Giải thích được khái niệm lạm phát

2. Đo lường lạm phát

3. Giải thích được nguyên nhân của lạm phát

4. Phân tích, đánh giá ở mức độ cơ bản các vấn đề về lạm phát
2.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẠM PHÁT

2.1.1 Khái niệm lạm phát

“Lạm phát: là sự gia tăng mức giá chung một cách liên tục theo
thời gian và sự mất giá trị của tiền tệ” (Mankiw, 2010)
o Mức giá chung: Mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ
trong một nền kinh tế.
o Tỷ lệ lạm phát: thông thường được đo bằng phần trăm thay đổi
mức giá chung hằng năm.
2.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẠM PHÁT

2.1.1 Khái niệm lạm phát


Lạm phát: không phải là hiện tượng giá cao
Lạm phát: không phải là một cú sốc giá.
2.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LẠM PHÁT

2.1.2 Phân loại lạm phát


Căn cứ vào tốc độ tăng của mức giá chung và tác động của lạm phát,
Firsch (1990) cho rằng lạm phát được chia thành 3 loại:

Lạm phát vừa phải (lạm phát một con số): khi mức giá chung tăng ở
mức một con số hàng năm (dưới 10%). Khi lạm phát tăng ở mức vừa phải,
giá cả tăng chậm thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương, do đó giá trị
tiền tệ tương đối ổn định.

Lạm phát cao (lạm phát hai con số): Khi giá cả dịch vụ và hàng hóa
tăng nhanh với tỷ lệ ở mức hai con số hàng năm. Tỷ lệ lạm phát hai con số
ở mức cao là mối đe dọa đối với sự ổn định của nền kinh tế

Siêu lạm phát (lạm phát từ ba con số trở lên): Khi tỷ lệ lạm phát hàng
năm tăng nhanh và cao trên ba con số, gây tác động tiêu cực đến toàn bộ
nền kinh tế.
2.2 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT

2.2.1 Đo lường lạm phát bằng chỉ số giá tiêu dùng


(Consumer Price Index – CPI)

Để đo lường lạm phát, mức giá cả của các loại hàng hóa dịch vụ
được tổ hợp với nhau để thành mức giá trung bình của hàng hóa và dịch
vụ trong một nền kinh tế. Từ đó, CPI là một chỉ tiêu được tính toán,
phản ánh xu thế và mức độ biến động giá cả chung theo thời gian của
một số lượng hàng hóa và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của
người dân.
2.2 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT

2.2.2 Đo lường lạm phát bằng chỉ số giá tiêu dùng


(Consumer Price Index – CPI)
n
෍ Pit xQi0
Công thức tính CPI được xác định như sau: CPI = i=1
n x 100
෍ Pit xQi0
i=1

Trong đó:
i: Số thứ tự của hàng hóa trong rổ (i = 1…n)
Qi0: Số lượng hàng hóa i tại thời điểm gốc (Quyền số trong công thức
tính CPI)
Pi0: Giá cả hàng hóa I tại thời điểm gốc
Pit: Giá cả hàng hóa i ở thời điểm hiện tại
2.2 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT

2.2.2 Đo lường lạm phát bằng chỉ số giá tiêu dùng


(Consumer Price Index – CPI)

CPIt − CPIt−1
Tỷ lệ lạm phát = x 100
CPIt−1

Trong đó:
CPIt: CPI thời điểm hiện tại
CPIt-1: CPI thời điểm trước đó
2.2 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT

2.2.3 Đo lường lạm phát bằng chỉ số giảm phát GDP


(GDP deflator)
GDP danh nghĩa
Chỉ số giảm phát GDP = x 100
GDP thực

Trong đó:
GDP danh nghĩa đo lường giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng sản xuất ra theo giá hiện hành.
GDP thực đo lường giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng sản
xuất ra theo giá của một năm gốc.
Chỉ số giảm phát GDPt − Chỉ số giảm phát GDPt−1
Tỷ lệ lạm phát = x 100
Chỉ số giảm phát GDPt−1
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

Các lý thuyết giải thích nguyên nhân gây lạm phát bao gồm:
- Lý thuyết số lượng tiền tệ (Quantity theory of money)
- Lý thuyết tiền tệ lạm phát (Monetary theory of inflation)
- Lý thuyết lạm phát cầu kéo (Demand pull inflation theory)
- Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy (Cost – push inflation theory).
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.1 Lý thuyết số lượng tiền tệ


Lý thuyết số lượng tiền của nhà kinh tế học Irving Fisher (1867 – 1947)
giải thích sự thay đổi của mức giá chung từ phương trình trao đổi:
M x V = P x Y (1)
Trong đó:
P là mức giá chung
Y là tổng sản lượng
P.Y là tổng thu nhập danh nghĩa (GDP)
M là số lượng tiền
V là vòng quay của tiền (số lần trung bình mà một đơn vị tiền tệ được sử
dụng trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một
năm)
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.1 Lý thuyết số lượng tiền tệ


Hai giả định của lý thuyết số lượng tiền tệ:
- Vòng quay của tiền là hằng số trong ngắn hạn
- Tổng sản lượng tự nhiên là hằng số

𝑀 𝑥 𝑉ത
𝑃=
𝑌ത

Do đó:
- Mức giá chung thay đổi chỉ là do số lượng tiền thay đổi.
- Cung tiền tăng lên bao nhiêu lần thì mức giá chung tăng lên bấy
nhiêu lần
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.1 Lý thuyết số lượng tiền tệ

Ví dụ:
Nếu Y = 10 nghìn tỷ USD
V=5
M = 2 nghìn tỷ USD
2 nghìn tỷ USD x 5
Thì P = =1
10 nghìn tỷ USD

Khi cung tiền tăng gấp đôi, lên đến 4 nghìn tỷ USD, thì mức giá chung
4 nghìn tỷ USD x 5
cũng tăng gấp đôi: Thì P = =2
10 nghìn tỷ USD
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.2 Lý thuyết lạm phát


Lý thuyết lạm phát được phát triển bởi Milton Friedman
Phương trình (1) được viết dưới dạng logarit như sau:
ln (MxV) = ln (PxY)
 ln(M) + ln(V) = ln(P) + ln(Y)
Lấy vi phân hai vế theo thời gian:
𝑑𝑙𝑛(𝑀) 𝑑𝑙𝑛(𝑉) 𝑑𝑙𝑛(𝑃) 𝑑𝑙𝑛(𝑌)
+ = +
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Viết lại phương trình trên theo phần trăm thay đổi () các đại lượng:
% thay đổi của M + % thay đổi của V = % thay đổi của P + % thay đổi của Y
 %M + %V = %P + %Y
 %P = %V + %M – %Y (2)
Với: %P là tỷ lệ lạm phát; %Y là tỷ lệ tăng trưởng sản lượng; %M tỷ lệ tăng cung tiền
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.2 Lý thuyết lạm phát


Giả định: Vòng quay của tiền không thay đổi theo thời gian: %V = 0
Do đó: %P = %M – %Y
Ví dụ:
Nếu tổng sản lượng tăng 3% / năm; Tỷ lệ tăng trưởng cung tiền là 5%/năm
• Thì tỷ lệ lạm phát = 5% năm - 3% năm = 2% năm
Nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền lên 10%/năm
• Thì tỷ lệ lạm phát = 10% năm - 3% năm = 7% năm
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cung tiền

Đồ thị: Mức giá chung và cung tiền trong Giá cả và cung tiền tăng cùng
nền kinh tế Mỹ, giai đoạn 1950-2011 nhau, cho thấy sự gia tăng liên
tục của cung tiền có thể là
nguyên nhân quan trọng của
việc tăng liên tục trong mức giá
chung.

The price level and the money supply generally


rise together, indicating that a continuing
increase in the money supply might be an
important factor in causing the continuing
increase in the price level.

Nguồn: www.stls.frb.org/fred/data/gdp/gdpdef; www.federalreserve.gov/releases/h6/hist/h6hist10.txt.


Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cung tiền
Milton Friedman, nhà kinh tế đạt giải Nobel đã khẳng định:
“Lạm phát luôn luôn và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ”
“Inflation is always and everywhere a monetary phenomenon.”

Đồ thị cho thấy sự tồn tại của


mối quan hệ thuận giữa lạm
phát và tỷ lệ tăng cung tiền.
Các quốc gia có tỷ lệ lạm phát
cao nhất cũng là những quốc
gia có tốc dộ tang trưởng tiền
cao nhất.

Nguồn: International Financial Statistics. www.imfstatistics.org/imf.


Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cung tiền

Nguồn: Bảng (a), Milton Friedman and Anna Schwartz, Monetary trends in the United States and the United
Kingdom: Their Relation to Income, Prices, and Interest Rates, 1867–1975, Federal Reserve Economic Database
(FRED), Federal Reserve Bank of St. Louis, http://research.stlouisfed.org/fred2/categories/25 and Bureau of Labor
Statistics at http://data.bls.gov/cgi-bin/surveymost?cu. Bảng (b), International Financial Statistics. International
Monetary Fund, www.imfstatistics.org/imf/.
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cung tiền

LẠM PHÁT VÀ TĂNG


TRƯỞNG CUNG TIỀN
HÀNG NĂM TẠI MỸ
GIAI ĐOẠN 1965–2010

Sources: FRED, Federal


Reserve Economic Data,
Federal Reserve Bank of
St. Louis; Bureau of Labor
Statistics,
http://research.stlouisfed.
org/fred2/categories/25;
accessed September 30,
2010.
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.2 Lý thuyết lạm phát


Thâm hụt ngân sách lớn có phải là nguồn gốc gây nên lạm
phát không?
Khi ngân sách chính phủ bị thâm hụt, chính phủ có thể tài trợ
thâm hụt theo hai cách:
Một là phát hành trái phiếu. Cách này không làm thay đổi cung
tiền và không gây nên lạm phát (trong điều kiện trái phiếu không
được chiết khấu tại Ngân hàng trung ương)
Hai là phát hành tiền, mở rộng tiền cơ sở. Nếu thâm hụt ngân sách
kéo dài và cách này được thực hiện liên tục sẽ làm cho đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải liên tục. Do đó, lạm phát liên tục xảy ra
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.3 Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy


Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy và lạm phát cầu kéo được phát triển bởi
John Maynard Keynes (1883-1946).

Lạm phát chi phí đẩy với chính sách chủ động tăng việc làm
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.3 Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy


Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại điểm 1 với mức giá P1.
Nếu công đoàn người lao động yêu cầu tăng lương, đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang
trái, từ SRAS1 sang SRAS2. Nếu chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ không thay đổi, nền kinh tế
sẽ chuyển sang điểm A và sản lượng sẽ giảm xuống thấp hơn tự nhiên và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn tỷ lệ
thất nghiệp tự nhiên. Các nhà hoạch định chính sách đặt mục tiêu việc làm cao sẽ thực hiện chính sách tài
khóa và tiền tệ mở rộng, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, từ AD1 sang AD2, do đó nâng sản
lượng tăng lên trở về sản lượng tự nhiên Yn với mức giá P2.
Sau đó người lao động lại muốn tăng lương, đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang trái một
lần nữa, từ SRAS2 sang SRAS3. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế chuyển sang Điểm B. Các
chính sách điều chỉnh lại tiếp tục được thực hiện, chuyển nền kinh tế sang Điểm 3 bằng cách dịch chuyển
đường tổng cầu từ AD2 đến AD3.
Quá trình trên cứ tiếp tục và mức giá sẽ leo thang đến các điểm ở vị trí cao hơn, gây nên lạm phát kéo
dài. Đây là lạm phát cho phí đẩy bởi nó được kích hoạt từ yêu cầu tăng lương của người lao động.
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.3 Lý thuyết lạm phát chi phí đẩy

Chú ý: Yêu cầu tăng lương của người lao động không thể là nguyên nhân gây lạm
phát kéo dài. Mức giá chung chỉ tăng liên tục khi đường tổng cầu liên tục dịch
chuyển ra bên ngoài, và điều này chỉ có thể xảy ra nếu cung tiền tăng liên tục. Nếu
một chính phủ không bị ràng buộc bởi mục tiêu tỷ lệ việc làm cao và chính sách tiền tệ
không phải điều chỉnh để chạy theo mục tiêu đó, thì một cú sốc cung ngắn hạn chỉ làm
mức giá chung tăng và sản lượng giảm trong ngắn hạn, về dài hạn, giá và sản lượng
trở lại giá trị ban đầu. Từ đó, Milton Friedman (1970) khẳng định “Lạm phát luôn luôn
và ở bất kì đâu đều là một hiện tượng tiền tệ.
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT

2.3.4 Lý thuyết lạm phát cầu kéo

Lạm phát cầu kéo do mục tiêu thất nghiệp quá thấp
2.3 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
2.3.4 Lý thuyết lạm phát cầu kéo

Ban đầu, nền kinh tế ban đầu ở trạng thái cân bằng dài hạn (Điểm 1), nhưng các nhà lập
chính sách nhận thấy thất nghiệp nhiều do sản lượng ít hơn mục tiêu. Để đạt được mục tiêu về
sản lượng, các nhà hoạch định chính thực hiện chính sách mở rộng tài khóa làm dịch chuyển
đường tổng cầu sang phải, từ AD1 đến AD2 và nền kinh tế sẽ chuyển sang điểm A. Sự gia tăng
sản lượng cũng đồng thời làm tăng lương trong nền kinh tế, làm đường tổng cung ngắn hạn
SRAS dịch chuyển sang trái, từ SRAS1 đến SRAS2. Do vậy, nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái
cân bằng mới ở mức sản lượng cân bằng trong dài hạn và ở một mức giá cao hơn là P2 và sản
lượng thấp hơn mục tiêu. Các nhà hoạch định chính sách lại thực hiện chính sách mở rộng làm
dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, từ AD2 đến AD3. Nền kinh tế sau đó sẽ hướng đến điểm
3. Quá trình này lặp lại gây nên lạm phát kéo dài. Loại lạm phát này là lạm phát cầu kéo vì nó
phát sinh từ nỗ lực chủ động của các nhà lập chính sách để dịch chuyển đường tổng cầu, nhằm
đạt sản lượng mục tiêu và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
2.4 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT

Sự gia tăng trong mức giá chung hàm ý sức mua của đồng tiền bị sụt giảm. Khi đó, mỗi đơn vị tiền tệ
mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Lạm phát gây ra các chi phí cho các chủ thể trong nền kinh tế,
tạo ra sự phân phối lại thu nhập hoặc của cải. Hơn nữa, khi lạm phát không được lường trước, sẽ làm
thay đổi tỷ suất sinh lời, gây tác động đến việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Tác động của
lạm phát được phân tích chi tiết như sau:
- Lạm phát làm xói mòn giá trị tiền tệ
- Lạm phát tạo ra sự phân phối lại của cải và thu nhập giữa các nhóm người, mang đến lợi ích và bất
lợi cho các nhóm người do sức mua tiền tệ sụt giảm
- Lạm phát làm phát sinh chi phí da giày.
- Lạm phát làm phát sinh chi phí thực đơn
- Lạm phát làm phát sinh chi phí bởi các sai lệch về thuế.
- Lạm phát tạo ra sự kém chắc chắn và giảm đầu tư của doanh nghiệp
- Lạm phát tác động đến hoạt động của các trung gian tài chính.
- Lạm phát làm biến dạng cơ chế vận hành giá cả
- Lạm phát tạo nên sự hình dung sai lệch về tiền tệ hay sai lệch về lạm phát
- Lạm phát gây tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán và khả năng cạnh tranh của quốc gia.
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.1 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cung ngắn hạn

Phản ứng của sản lượng và giá cả đối với sốc cung tạm thời và chính sách thắt chặt tiền tệ với
mục tiêu ổn định mức giá chung trong ngắn hạn
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.1 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cung ngắn hạn

Khi có cú sốc cung tiêu cực tạm thời làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang
trái từ AS1 sang AS2, chuyển nền kinh tế đến điểm 2, với mức giá chung P2 và sản lượng
giảm xuống Y2. Nếu NHTW theo đuổi mục tiêu ổn định mức giá chung trong ngắn hạn
(Pt), NHTW sẽ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái
AD3 và nền kinh tế chuyển sang điểm 3, trong đó mức giá chung ở mức Pt. Với sản lượng
dưới mức tiềm năng tại điểm 3, đường tổng cung ngắn hạn sẽ quay trở lại SRAS1 và để giữ tỷ
lệ lạm phát ở mức Pt, cần mở rộng chính sách tiền tệ, chuyển đường tổng cầu trở lại AD1 và
nền kinh tế trở lại đến điểm 1.
Khi ứng phó với cú sốc cung tạm thời trong khi lựa chọn theo đuổi mục tiêu ổn định mức
giá chung trong ngắn hạn, thì phải đánh đổi với mục tiêu ổn định sản lượng
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.1 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cung ngắn hạn

Phản ứng của sản lượng và giá cả đối với sốc cung tạm thời và chính sách mở rộng tiền tệ với
mục tiêu ổn định sản lượng trong ngắn hạn
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.1 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cung ngắn hạn

Khi có cú sốc cung tiêu cực tạm thời làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn
sang trái từ AS1 sang AS2, chuyển nền kinh tế đến điểm 2, với mức giá chung tăng
lên P2 và sản lượng giảm xuống Y2. Nếu NHTW theo đuổi mục tiêu ổn định sản
lượng trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ nới lỏng khiến dịch chuyển tổng cầu sang
AD3. Nền kinh tế thiết lập cân bằng mới tại điểm 3, ở đó chính sách tiền tệ đã ổn
định hoạt động kinh tế, nhưng mức giá chung P3 lớn hơn Pt.
Khi ứng phó với cú sốc cung tạm thời trong khi lựa chọn theo đuổi mục tiêu ổn
định hoạt động kinh tế trong ngắn hạn, thì phải đánh đổi với mục tiêu kiểm soát lạm
phát.
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.2 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cung dài hạn

Phản ứng của sản lượng và giá cả đối với sốc cung dài hạn và chính sách thắt chặt tiền tệ
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.2 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cung dài hạn

Khi có cú sốc cung tiêu cực dài hạn làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển
sang trái từ LRAS1 đến LRAS3, làm giảm sản lượng tiềm năng từ YP1 đến YP3,
trong khi đường tổng cung ngắn hạn chuyển sang trái từ SRAS1 đến SRAS2. Nếu
NHTW thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất thực ở mọi tỷ lệ
lạm phát, làm cho chi đầu tư giảm và làm giảm tổng cầu ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào.
Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái sang từ AD1 sang AD3, do đó giữ tỷ lệ lạm
phát ở Pt tại điểm 3.
Khi nền kinh tế gặp cú sốc cung dài hạn và các nhà hoạch định chính sách can
thiệp làm giảm tổng cầu, nền kinh tế sẽ có sản lượng thấp hơn nhưng đạt được mục
tiêu kiểm soát lạm phát.
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.3 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cầu

Phản ứng của giá cả và sản lượng đối với sốc cầu và can thiệp bằng chính sách mở rộng tiền tệ
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

2.5.3 Chính sách kiểm soát đối với cú sốc cầu

Ban đầu, cú sốc cầu làm dịch chuyển đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
từ AD1 sang AD2 và cân bằng kinh tế dịch chuyển từ điểm 1 sang điểm 2, tại
đó sản lượng giảm xuống mức Y2 trong khi mức giá chung giảm đến P2. Khi
thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất
thực ở bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào. Hành động này kích thích chi tiêu đầu tư và
tăng tổng sản lượng, làm dịch chuyển đường AD2 sang phải, quay trở lại
AD1, sản lượng quay trở về mức tiềm năng và lạm phát quay về với mức
lạm phát mục tiêu đã định, ở điểm 3. Tại điểm 3, sản lượng và mức giá
chung tương tự như điểm cân bằng ban đầu của nền kinh tế.
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

- Áp dụng chính sách ổn định giá cả, lạm phát trong ngắn hạn.

- Áp dụng các chính sách ổn định hoạt động trong nền kinh tế trong ngắn
Đối với sốc cung
hạn.
tạm thời
Khi nền kinh tế gặp sốc cung tạm thời, nhà điều hành cần tính đến sự đánh
đổi trong ngắn hạn giữa hai mục tiêu: ổn định lạm phát với ổn định hoạt
động kinh tế.
Đối với sốc cung
dài hạn - Áp dụng chính sách ổn định lạm phát

• Áp dụng các chính sách ổn định các hoạt động kinh tế và lạm phát
Đối với sốc cầu trong ngắn hạn.
• Trong trường hợp sốc cầu, không có sự đánh đổi giữa mục tiêu theo
đuổi sự ổn định giá cả với sự ổn định nền kinh tế
2.5 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

Trong thực tế, luôn tồn tại các độ trễ sau khi thực hiện chính sách kinh tế
vĩ mô

Độ trễ dữ liệu: thời gian để các nhà hoạch định chính sách lấy dữ liệu cho biết
những gì đang xảy ra trong nền kinh tế

Độ trễ nhận diện: thời gian cần thiết để các nhà hoạch định chính sách chắc
chắn về vấn đề của nền kinh tế

Độ trễ pháp lý: thời gian cần thiết để thông qua luật để thực thi một chính
sách cụ thể.

Độ trễ thực hiện: thời gian để các nhà hoạch định chính sách thay đổi các
công cụ chính sách một khi họ đã quyết định chính sách mới.

Độ trễ hiệu quả: thời gian để chính sách thực sự có tác động đến nền kinh tế.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
BÀI TẬP THỰC HÀNH
• Tra cứu CPI của Việt Nam, tính tỷ lệ lạm phát hàng năm (YOY) từ
năm 2001 đến nay.
• Tìm M2 và tính tốc độ tăng trưởng M2 hàng năm (YOY) từ năm
2001 đến nay.
• Phân tích mối liên hệ tồn tại giữa lạm phát và tốc độ tăng cường của
cung tiền bằng cách vẽ đồ thị cho chúng.
• Tìm CPI của Việt Nam, tính tỷ lệ lạm phát theo từng năm và từng tháng.
• Vẽ đồ thị và so sánh các biến này này.
• Phân tích xu hướng của Lạm phát.
• Khi nào lạm phát ở mức cao nhất?
• Khi nào lạm phát ở mức thấp nhất?
• Việt Nam có giảm phát không? Khi nào?
• Việt Nam có siêu lạm phát không? Khi nào?
Website:
https://sbv.gov.vn/
https://tradingeconomics.com/vietnam/money-supply-m2
https://aric.adb.org/vietnam/data
https://finance.vietstock.vn/du-lieu-vi-mo/51/tin-dung.htm
https://gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

You might also like