You are on page 1of 30

MỤC LỤC

1
1. Cơ sở lý thuyết về lạm phát 4
1.1. Khái niệm lạm phát 4
1.2. Đo lường lạm phát: 4
1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 4
1.2.2. Chỉ số giảm phát GDP: 5
1.2.3. Tỷ lệ lạm phát: 5
1.3. Phân loại lạm phát: 5
1.3.1. Xét về mặt định lượng (căn cứ theo mức độ tỉ lệ lạm phát): 6
1.3.2. Xét về mặt định tính: 6
1.4. Nguyên nhân lạm phát: 7
1.4.1. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary – Theory Inflation): 7
1.4.2. Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull Inflation): 8
1.4.3. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push Inflation): 9
1.4.4. Lạm phát do cầu thay đổi: 9
1.4.5. Lạm phát do cơ cấu: 10
1.4.6. Lạm phát do xuất khẩu: 10
1.4.7. Lạm phát do nhập khẩu: 10
1.4.8. Lạm phát đẻ ra lạm phát: 10
1.4.9. Lạm phát do tỷ giá hối đoái: 10
1.4.10. Nguyên nhân khác: 10
1.5. Tác động của lạm phát: 11
1.5.1. Tác động tiêu cực 11
1.5.2. Tác động tích cực: 12
1.5.3. Ảnh hưởng đến kinh tế và việc làm: 13
1.5.4. Đối với lĩnh vực sản xuất: 13
1.5.5. Đối với lĩnh vực lưu thông: 13
1.5.6. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng: 13
1.5.7. Đối với chính sách kinh tế tài chính nhà nước 13
2. Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay 14
2.1. Tình hình lạm phát thế giới trong năm 2024: 14
2.2. Tình hình lạm phát ở Mỹ vừa qua và hiện nay 16
2.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ. 23
3. Các giải pháp, chính sách kiềm chế lạm phát và thuận lợi cũng như khó khăn của nó 23
3.1. Chính sách tiền tệ 23
3.2. Chính sách tài khóa 25
3.3. Giảm thuế 26
3.4. Kiểm soát giá cả 27
3.5. Tăng thêm nguồn lao động 27

LỜI MỞ ĐẦU

2
Ta ít nhiều cũng đã từng đọc hay nghe những tin tức trên các báo đài và các nền tảng
mạng xã hội về sự gia tăng giá thành của những hàng hóa và dịch vụ xung quanh.
Thậm chí khi bản thân mỗi người đi mua sắm cũng gặp những sự chênh lệch giá cả
của một mặt hàng so với giá trị của nó trước đây. Trong nền kinh tế của mỗi quốc gia,
đó không chỉ là câu chuyện của cung và cầu, mà hiện tượng tăng mức giá chung này
còn gọi là lạm phát. Lạm phát luôn là một vấn đề nhạy cảm và chưa bao giờ hạ nhiệt
đối với chính phủ từng nước. Bởi nó vừa là công cụ gây trở ngại song cũng chính là
một trong số chỉ tiêu để đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một quốc gia. Mỹ là
nước có tầm ảnh hưởng và phát triển nhất trên thế giới, chính vì thế những vấn đề lạm
phát xoay quanh quốc gia này luôn là tâm điểm chú ý của mọi người. Mỹ luôn luôn
dành sự quan tâm nhiều vào tỷ lệ lạm phát thay đổi trong tình hình kinh tế trong các
hoàn cảnh để có thể đưa ra đánh giá, biện pháp khắc phục cũng như rút ra nhiều kinh
nghiệm dự đoán tình hình cho nền kinh tế trong tương lai.

Hiểu được tầm quan trọng của lạm phát gây ra, nhóm em quyết định chọn phân tích đề
tài “Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay” để làm bài tiểu luận với mong muốn tìm hiểu
sâu hơn về một vấn đề kinh tế vĩ mô luôn được quan tâm không chỉ bởi những người
đang học và làm việc trong lĩnh vực về kinh tế, tài chính mà còn bởi tất cả những
người dân.

Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình lạm phát trên thế giới đặc biệt là Mỹ, tìm ra
nguyên nhân gây nên lạm phát và đưa ra những nhận định về thuận lợi và khó khăn
của các chính sách của Fed để giải quyết vấn đề lạm phát gia tăng.

Đề tài này sẽ cung cấp cho người người đọc một cái nhìn toàn diện hơn về tình hình
lạm phát trên thế giới đặc biệt là Mỹ và nguyên do dẫn đến lạm phát gia tăng cao và
các chính sách hiện hữu để khắc phục nó của Fed. Đề tài cũng góp phần giúp người
đọc hiểu rõ hơn về tác động của lạm phát và có thể đưa ra những quyết định phù hợp
trong bối cảnh lạm phát cao.

Bài tiểu luận này được hoàn thành với những kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế về
lạm phát, vì thế nhóm em mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài viết trở nên
hoàn thiện hơn. Đề tài này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời
khuyên của chuyên gia kinh tế.

NỘI DUNG

3
1. Cơ sở lý thuyết về lạm phát

1.1. Khái niệm lạm phát

“Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất
giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá
trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác”.
Mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát là các chỉ số sau: chỉ số giảm
phát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)…

1.2. Đo lường lạm phát:

1.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, mục đích nghiên cứu khác nhau mà nhà quản trị sẽ sử
dụng các chỉ số đo lường phù hợp để đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Thế
nhưng trên thực tế, chỉ số được sử dụng được sử dụng rộng rãi nhất chính là chỉ số giá
tiêu dùng (CPI), bởi chỉ số này mang những ưu điểm nổi bật, vượt trội hơn so với các
chỉ số khác là nó trực tiếp biểu hiện sức mua của mọi người trong một quốc gia và
thường được công bố với độ trễ ngắn.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI được biết đến là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm thay đổi
trong giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ nhất định trên thị trường được tiêu dùng bởi
các hộ gia đình. Để tính toán CPI, ta có công thức tính như sau:
Chi phí của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong nămhiện tại
𝐶PIt = × 100
Chi phí của giỏ hàng hóa và dịchvụ tại năm gốc
Hay

=∑
t 0
p i q i ×100
CPIt ❑

Trong đó:
CPIt : Chỉ số giá tiêu dùng năm t
t
pi : Mức giá của sản phẩm i trong năm t
0
pi : Mức giá của sản phẩm I trong năm 0
0
q i : Sản lượng sản phẩm I trong năm 0
Năm 0 là năm gốc

4
1.2.2. Chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ số giảm phát GDP, còn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP, là chỉ số tính theo phần
trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong
nước. Ta có công thức tính như sau:

Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa ×100=




t t
pi qi
GDP thực ❑

1.2.3. Tỷ lệ lạm phát:


Thước đo tình trạng lạm phát chủ yếu trong một thời kỳ là tỷ lệ lạm phát. Chính là tỷ
lệ phần trăm về chênh lệch của một trong các chỉ số nêu trên ở hai thời điểm khác
nhau Công thức tính tỷ lệ lạm phát (theo CPI) trong thời gian t:
Chỉ số giảm phát năm 2−chỉ số giảm phát năm1
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = ×100
Chỉ số giảm phát năm1
Hay
CPI năm 2−CPI năm 1
Tỷ lệ lạm phát năm 2 = ×100
CPI của năm1

1.3. Phân loại lạm phát:


Tùy vào phương thức mà ta có các loại lạm phát khác nhau. Thông thường, người ta
phân loại lạm phát dựa trên hai tiêu thức là định lượng và định tính.

1.3.1. Xét về mặt định lượng (căn cứ theo mức độ tỉ lệ lạm phát):
a, Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản hay lạm phát một con số)

Mức độ lạm phát dưới 10%. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua
và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong thời gian này, nền kinh tế vẫn hoạt
động bình thường, đời sống người lao động tương đối bình ổn. Nó được thể hiện qua
sự tăng chậm của giá cả hàng hóa dịch vụ, lãi suất tiền gửi không cao, hàng hóa không
được mua bán với số lượng lớn,… Ngoài ra, có thể kích thích sản xuất vì giá tăng nhẹ
sẽ làm tăng lợi nhuận và kích thích doanh nghiệp tăng thêm sản lượng. Lạm phát vừa
phải làm yên lòng cho những người lao động chỉ dựa vào thu nhập. Tính đến tháng 12
năm 2023, Mỹ đạt mức lạm phát thấp nhất trong 40 năm là 9,1%. Vậy nên tỷ lệ lạm
phát của nước này đang ở mức vừa phải.

b, Lạm phát phi mã:

5
“Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số. Mức độ lạm phát này
có tỷ lệ lạm phát 10%; 20% và lên đến 200%”. Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài
nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm
trọng.

c, Siêu lạm phát

“Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao. Mức độ lạm phát này có
tỷ lệ lạm phát trên 200%”. Hiện tượng này không phổ biến nhưng nó đã xuất hiện
trong lịch sử. Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazil... Nếu trong lạm phát phi mã, nền
kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết

1.3.2. Xét về mặt định tính:


Lạm phát có thể được phân thành nhiều loại khác nhau, tuỳ theo tính chất mà người ta
phân lạm phát thành những loại cơ bản sau:

a, Lạm phát cân bằng: Tăng phù hợp với hình thức hoạt động sản xuất và kinh doanh
của doanh nghiệm và tăng tương ứng với mức thu nhập thực tế của người lao động. Vì
thế nên sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động hàng ngày hay cả nền
kinh tế nói chung.
b, Lạm phát không cân bằng: Mức tăng không tương ứng với thu nhập của người lao
động. Trong thực tế, loại lạm phát này khá phổ biến.
c, Lạm phát dự đoán trước: Lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài với tỉ lệ
lạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định. Do vậy, người ta có thể dự đoán trước được
tỉ lệ lạm phát cho những năm tiếp sau. Người dân đã quen với tình trạng này và hầu
như không tác động nhiều đến đời sống và kinh tế.
d, Lạm phát không dự đoán trước: Là lạm phát xảy ra ngoài dự kiến của người dân về
quy mô, cường độ cũng như mức độ tác động,dẫn đến những thay đổi đột ngột mà
trước đó chưa từng xảy ra. Do vậy, nó làm ảnh hưởng đến đời sống và thói quen của
mọi người vì họ đều chưa kịp thích nghi. Do đó làm cho nền kinh tế có nhiều biến
động và làm giảm sự tin tưởng của nhân dân với chính quyền.

1.4. Nguyên nhân lạm phát:

1.4.1. Lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ (Monetary – Theory Inflation):
“Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ… và nó chỉ có thể xuất hiện
một khi cung tiền tăng nhanh hơn sản lượng”

6
M × V =P ×Y

Trong đó: M: Lượng cung tiền danh nghĩa


P: Chỉ số giá
V: tốc độ lưu thông tiền tệ
Y: sản lượng thực

- Với giả thiết V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền danh
nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo cũng tỉ lệ, lạm phát xảy ra.
* Thuyết này chỉ đúng khi V và Y không đổi.
- Vì V có tính chất ổn định nên:
+ Lạm phát xảy ra (P tăng) khi tốc độ tăng M nhiều hơn tốc độ tăng Y.
+ Giảm phát xảy ra (P giảm) khi tốc độ tăng M ít hơn tốc độ tăng Y.
+ Giá cả không đổi (P không đổi) khi tốc độ tăng M bằng với tốc độ tăng Y.
- Tuy nhiên cũng có trường hơp V thay đổi theo chu kỳ kinh doanh (V cao khi nền
kinh tế mở rộng, V thấp khi nền kinh tế suy thoái).
- Chính sách tiền tệ chỉ được sử dụng để ổn định mức giá với lập luận M tăng/giảm
nhưng V ổn định và Y do cung quyết định thì P sẽ tăng/giảm (giá cả linh hoạt).

Hình 1.2: Thuyết số lượng tiền tệ


- Chính sách chính phủ ít có cơ hội thành công khi điều tiết nền kinh tế trong ngắn hạn
và rất có tác dụng khi nền kinh tế gặp suy thoái.

1.4.2. Lạm phát do cầu kéo (Demand-pull Inflation):


Lạm phát do cầu kéo là sự gia tăng mức giá chung do tổng cầu vượt quá khả năng
cung ứng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế. Tại mức sản lượng toàn dụng (bằng
tổng sản phẩm trong nước tiềm năng), tình trạng dư cầu đẩy giá lên cao trong khi khối

7
lượng hiện vật không thay đổi. Theo lý thuyết tiền tệ, tình trạng dư cầu có nguyên
nhân ở sự gia tăng cung tiền của Ngân hàng trung ương lên trên mức tăng của tổng
sản phẩm quốc dân và sự tăng chi tiêu của chính phủ.

Hình 1.3: Lạm phát do cầu kéo


Kinh tế học Keynes chỉ ra rằng lạm phát xảy ra khi tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức
toàn dụng lao động. Điều này có thể được minh họa bằng sơ đồ AD - AS. Đường AD
dịch chuyển sang phải nhưng đường AS vẫn giữ nguyên làm tăng cả mức giá lẫn sản
lượng.
Mặt khác, chủ nghĩa tiền tệ giải thích vì tổng cầu lớn hơn tổng cung, nên mọi người sẽ
có nhu cầu về tiền mặt cao hơn, kéo theo cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Vì vậy
cầu tăng lên sẽ làm xuất hiện lạm phát.

1.4.3. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push Inflation):


Lạm phát chi phí đẩy (lạm phát đình trệ), là sự gia tăng liên tục của mức giá chung do
có sự gia tăng tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hóa. Điều này
có thể xảy ra khi công nhân đòi tiền lương cao hơn, chủ tìm cách tăng lợi nhuận, giá
nguyên liệu nhập khẩu tăng, thời tiết bất thường làm cho sản lượng giảm hay việc
chính phủ tăng thuế và vận dụng những chính sách khác làm cho chi phí sản xuất tăng
lên. Tình trạng này chỉ xảy ra trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng
sẵn sàng trả giá sản phẩm ở mức cao hơn thông thường.

8
Hình 1.4: Lạm phát do chi phí đẩy

1.4.4. Lạm phát do cầu thay đổi:


Lượng cầu về một mặt hàng này giảm trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại
tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả chỉ có thể tăng mà
không thể giảm, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn sẽ không giảm giá. Mặt khác,
mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Do đó, dẫn đến kết quả là mức giá chung
tăng lên tức là lạm phát.

1.4.5. Lạm phát do cơ cấu:


Khi việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và thu được lợi nhuận đáng kể, doanh nghiệp sẽ
tăng lương để thúc đẩy nhân công lao động. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không đạt được mục tiêu
hiệu quả nhưng vẫn phải tăng lương để giữ chân nhân công. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải tăng giá
cả sản phẩm và làm phát sinh lạm phát.

1.4.6. Lạm phát do xuất khẩu:


Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy
động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước bị hao hụt
khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy
sinh lạm phát.

1.4.7. Lạm phát do nhập khẩu:


Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu.Khi giá hàng hóa
nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng thì giá bán
sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên
sẽ hình thành lạm phát.

9
1.4.8. Lạm phát đẻ ra lạm phát:
Khi nhận thấy có lạm phát, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng
tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ. Khi đó tổng cầu cao
hơn tổng cung dẫn đến kích thích giá tăng cao gây ra lạm phát.

1.4.9. Lạm phát do tỷ giá hối đoái:


Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài cũng là nguyên nhân
gây ra lạm phát:
- Khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá trước hết nó tác động lên tâm lý của những
người sản xuất trong nước, muốn kéo giá hàng lên cao theo mức giá của tỷ giá hối
đoái.
- Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá nguyên vật liệu và hàng hóa nhập khẩu cũng tăng, khiến
lạm phát chi phí đẩy như đã phân tích ở trên tái diễn. Giá nguyên liệu, hàng hóa nhập
khẩu tăng cao thường kéo theo phản ứng dây chuyền làm tăng giá nhiều mặt hàng
khác, nhất là các hàng hóa của những ngành sử dụng nguyên liệu nhập khẩu và những
ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

1.4.10. Nguyên nhân khác:


Nguyên nhân chủ quan: các chính sách quản lý kinh tế chưa phù hợp của nhà nước đã
làm mất cân đối nền kinh tế quốc dân, tăng trưởng kinh tể chậm cũng đã ảnh hưởng
đến nền tài chính quốc gia. Nhà nước chủ trương tăng chỉ số phát hành tiền và sử dụng
lạm phát như một công cụ để phát triển kinh tế. Nguyên nhân khách quan: dịch bệnh,
thiên tai, xung đột, chiến tranh…

1.5. Tác động của lạm phát:


Lạm phát có thể được phân thành nhiều loại khác nhau và có những tác động khác
nhau đối với toàn xã hội. Xét về góc độ tương quan, lạm phát được coi là mối lo ngại
của toàn xã hội, tác động đến mọi mặt của đời sống, trong đó có nhiều lĩnh vực, và nó
cũng có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến nền kinh tế.

1.5.1. Tác động tiêu cực


Lạm phát ở các nước trên thế giới khi tăng cao và liên tục tác động xấu đến mọi mặt
của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
a, Lãi suất
Việc tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dẫn đến việc ảnh hưởng đến các yếu tố khác của
nền kinh tế. Nhằm duy trì hoạt động ổn định, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Ta
có công thức:

10
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Vì khi tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng muốn giữ lãi suất thực ổn định và dương thì lãi
suất danh nghĩa phải tăng và khi lãi suất danh nghĩa tăng lên theo. Lãi suất danh nghĩa
tăng dẫn đến suy thoái nền kinh tế và thất nghiệp gia tăng

b, Thu nhập thực tế:


Mối quan hệ giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân được thể
hiện thông qua tỷ lệ lạm phát. Nếu tỷ lệ lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa của
người lao động không tăng thì thu nhập thực tế sẽ giảm. Từ đó, ta có công thức sau:

Thu nhập thực tế = Thu nhập danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực của các tài sản không có lãi mà nó còn làm
giảm giá trị của các tài sản có lãi, làm giảm thu nhập thực từ các khoản lợi tức cũng
như các khoản lãi. Vì chính sách thuế nhà nước được tính dựa trên thu nhập danh
nghĩa. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, người đi vay tăng lãi suất danh nghĩa dù cho thuế
suất vẫn không tăng.

Do đó, thu nhập ròng (thực) của những người cho vay sẽ bằng thu nhập danh nghĩa trừ
đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế xã hội. Khi nền
kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng, đời sống của người lao động trở nên
khó khăn hơn, niền tin của công chúng vào chính phủ sẽ sụt giảm.

c, Nợ quốc gia:
Lạm phát gia tăng dẫn đến chính phủ được lợi vì người dân cần phải đóng thuế nhiều
hơn. Tuy nhiên, nhược điểu của điều này là khi lạm phát tăng lên, nợ quốc gia sẽ trở
nên nghiêm trọng. Bởi vì nếu cùng một số tiền chi trong quá trình chưa lạm phát thì
chỉ trả với “a” phí, nhưng trong tình trạng lạm phát thì phải trả với “a + n” phí. Kết
quả là nợ quốc gia ngày càng tăng.

d, Phân bố thu nhập:


Khi lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền giảm xuống và người đi vay được nhận
được lợi nhuận bằng cách vay vốn để đầu cơ kiếm lời. Điều này làm tăng nhu cầu vay
vốn trong nền kinh tế và làm lãi suất tăng lên.

Lạm phát cao còn gây ra hành vi đầu cơ của những người có tiền lấy tiền của mình để
vơ vét hàng hóa, tài sản, tạo nên sự mất cân đối cung - cầu trầm trọng, thị trường hàng
hóa và giá cả hàng hóa tăng nhanh chóng.

11
Cuối cùng, người vốn đã nghèo sẽ càng nghèo hơn. Thậm chí họ còn không đủ khả
năng chi trả những hàng hóa tiêu dùng cơ bản, và những nhà đầu cơ trở nên giàu hơn
qua việc vơ vét sạch hàng hóa. Lạm phát như vậy có thể tàn phá nền kinh tế dẫn đến
chênh lệch lớn về thu nhập và mức sống giữa người giàu và người nghèo.

1.5.2. Tác động tích cực:


Lạm phát đã có nhiều tác động tiêu cực đến đời sống hàng ngày của người dân và nền
kinh tế, nhưng nó cũng đem lại nhiều lợi ích. Mức độ tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia được xem là ổn định nếu tỷ lệ lạm phát tự nhiên của quốc gia đó ổn định
trong mức 2-5%. Sau đó:
- Nhu cầu tiêu dùng tăn
- Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn
- Cho vay và đầu tư an toàn hơn
- Chính phủ có nhiều công cụ để thúc đẩy đầu tư vào nội tệ.
Lạm phát cao hơn cũng có thể thúc đẩy chi tiêu, vì người tiêu dùng có xu hướng mua
nhanh trước khi giá cả hàng hóa tiếp tục tăng. Ngoài ra, người tiết kiệm có thể thấy
giá trị thực của khoản tiết kiệm bị hao hụt, hạn chế khả năng chi tiêu và đầu tư trong
tương lai.

1.5.3. Ảnh hưởng đến kinh tế và việc làm:


Trong điều kiện nền kinh tế chưa thật sự đạt đến mức toàn diện, lạm phát phải thúc
đẩy kinh tế phát triển.Sở dĩ như vậy là do tiền lưu thông nhiều hơn, tăng thêm vốn cho
đơn vị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tiêu dùng Chính phủ và nhân dân. Lạm phát và
thất nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Khi lạm phát tăng lên thì thất
nghiệp sẽ giảm và ngược lại.

1.5.4. Đối với lĩnh vực sản xuất:


Tỷ lệ lạm phát cao tạo ra sự ổn định giả tạo trong quá trình sản xuất, với giá cả đầu
vào và đầu ra biến động liên tục. Hiệu quả sản xuất lẫn kinh doanh sẽ bị thay đổi, gây
ra các biến động kinh tế làm cho tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mức lạm phát, nguy cơ
phá sản tăng cao.

1.5.5. Đối với lĩnh vực lưu thông:


Lạm phát làm tăng nhu cầu đầu cơ tích trữ và dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa.
Các doanh nhân tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực lưu thông. Khi lạm phát trở nên khó
dự đoán hơn, đầu tư l sản xuất sẽ trở nên rủi ro hơn và làm cho thị trường bị gián
đoạn.

12
1.5.6. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:
Lạm phát đã làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng, cùng với sự sụt giá giá tiền tệ và
điều chỉnh lãi suất tiền gửi,dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu của người
đi vay và không phù hợp với những người có tiền mặt nhàn rỗi. Về phía những người
đi vay, họ sẽ được hưởng lợi rất nhiều khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng khiến cho
hoạt động của ngân hàng bị gián đoạn.

1.5.7. Đối với chính sách kinh tế tài chính nhà nước
Lạm phát cũng làm cho nhà nước thiếu vốn, không thể phân bổ ngân sách cho các
khoản phúc lợi xã hội, …Các lĩnh vực mà nhà nước dự định đầu tư, hỗ trợ vốn cũng
sẽ bị hạn chế hoặc đình trệ. Khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt dẫn đế các mục tiêu
cải thiện, nâng cao đời sống xã hội sẽ không thể thực hiện như đã đặt ra trước đây.

2. Tình hình lạm phát ở Mỹ hiện nay


2.1. Tình hình lạm phát thế giới trong năm 2024:
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, lạm phát trên toàn cầu vào năm 2024 sẽ
giảm xuống còn 5,8%, từ mức 6,8% so với năm 2023.

13
Nhìn chung tình hình lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt. IMF nhận định áp lực giá
cả trên thế giới sẽ giảm bớt khi các quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, giá
năng lượng giảm, cùng với thị trường lao động mạnh.

Venezuela, nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, cũng là nước được dự báo ghi
nhận lạm phát lên tới 230% năm 2024 – mức cao nhất thế giới. Suốt thập kỷ qua, quốc
gia này đối mặt tình trạng siêu lạm phát, thậm chí lên tới 9.586% vào năm 2019. Kể từ
khi Mỹ nới lỏng một số cấm vận với Venezuela vào năm ngoái, lạm phát tại nước này

14
đã giảm đáng kể nhờ chi tiêu của chính phủ giảm và quá trình dollar hóa nền kinh tế
được đẩy mạnh, từ đó giúp đồng nội tệ bolivar tăng giá.

Tại châu Âu, lạm phát của các nền kinh tế phát triển được dự báo ở mức bình quân
3,3% trong năm nay. Giá khí đốt giảm và tăng trưởng GDP chậm lại có thể giúp kìm
hãm lạm phát tại khu vực này.

Ở châu Á, Trung Quốc đang đối mặt tình trạng giảm phát do cuộc khủng hoảng bất
động sản. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế ảm đạm, ngành sản xuất suy giảm và niềm
tin của người tiêu dùng xuống thấp, lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được
dự báo là 1,7% năm 2024.

Việt Nam được dự báo ghi nhận lạm phát 3,4% năm 2024. Con số này thấp hơn mức
lạm phát mục tiêu đã được Quốc hội thông qua cho năm nay là từ 4%-4,5%. Năm
2023, lạm phát bình quân của Việt Nam tăng 3,25%.

15
2.2. Tình hình lạm phát ở Mỹ vừa qua và hiện nay

Bảng: Tỉ lệ lạm phát của Mỹ giai đoạn 2014 - 2024

- Trong thời gian từ năm 2014 - 2020 tỉ lệ lạm phát của Mỹ luôn đạt tỉ lệ ở mức ổn định
với mức dưới 2.5%, dao động trong khoảng từ 0.7% đến 2.4%. Trong năm 2020, tỉ lệ lạm
phát của Mỹ giảm xuống 1.2% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, từ năm
2021 CPI bắt đầu tăng cao, đạt mức cao nhất trong năm 40 năm là 8.6% vào năm 2022.

Bảng: Tỉ số giá tiêu dùng Mỹ năm 2004 - 2024

16
Bảng: Tỉ số giá tiêu dùng Mỹ năm 2004 - 2024

- Năm 2020: Từ 1/2020 tỉ lệ lạm phát của Mỹ là 2.5% vượt mức ổn định (2.4%). Trái
ngược với dự đoán ban đầu về việc tăng lạm phát do đại dịch COVID-19, tỉ lệ lạm phát lại
giảm dần cho tới 0.1% vào 5/2020. Dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy Chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) của nước này trong 6/2020 tăng 0.6% nhờ việc giá xăng tại nước này tăng trở
lại.

Mont Feb Mar Apr May June July Aug Sep Oct Nov Dec
h 2020 2020 2020 2020 2020 2020 2020 2020 2020 2020 2020
All 2.3% 1.5 0.3% 0.1% 0.6% 1.0% 1.3 1.4% 1.2% 1.2 1.4%
items % % %
Bảng: Chỉ số giá tiêu dùng theo tháng của Mỹ năm 2020 theo Cục Thống kê Lao động Mỹ

● CPI của Mỹ giảm trong tháng 3, 4 và 5/2020 trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ
xăng giảm mạnh khi nước Mỹ triển khi lệnh phong tỏa trên diện rộng nhằm hạn
chế sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
● Giá xăng của Mỹ chạm đáy mức kỉ lục, đến tháng 6/2020 tỉ lệ lạm phát có xu
hướng tăng và ổn định trở lại ở 4 tháng cuối năm 2020 sau 3 tháng sụt giảm vì
nhiều khu vực của nước Mỹ đã mở lại các hoạt động kinh tế.
● So với các năm khác, lạm phát năm 2020 thấp hơn và có mức giảm cao nhất
trong một tháng.
● FED cho rằng lạm phát năm 2020 là hiện tượng phức tạp với nhiều yếu tố tác
động, cam kết sẽ theo dõi sát sao tình hình lạm phát và thực hiện các biện pháp
cần thiết để lạm phát ở mức ổn định.

17
Bảng: Tỉ số giá tiêu dùng Mỹ năm 2004 - 2024

- Năm 2021: Tính tới tháng 12/2021, CPI đạt mức cao kỉ lục là 7.0% đạt mức cao kỉ lục kể
từ tháng 1/2014.
● Theo BEA (2022), tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 5.7% - mức tăng trưởng cao
nhất trong 40 năm trở lại đây. Tỉ lệ lạm phát năm 2021 ở mức xấp xỉ 4.3%, cao
vượt trội so với mức lạm phát trung bình xấp xỉ 1.3% của thời kì 2015 - 2020 và
gấp hơn hai lần tỉ lệ lạm phát mà Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đề ra. Từ
tháng 12/2020 đến tháng 12/2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hoa Kỳ đã tăng
7,0% (Cục Thống kê Lao động, Bộ Lao động Hoa Kỳ, 2022).
● Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng thansg12/2021 đã tăng 7% so với
cùng kì năm ngoái. Đây là tốc dộ tăng theo năm nhanh nhất kể từ năm 1982.
CPI đo lường những gì người tiêu dùng phải trả cho hàng hoá và dịch vụ. Nhìn
chung giá cả mọi thứ từ ôtô, xăng dầu cho đến thực phẩm và quần áo ở Mỹ đều
đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập niên.
● Lạm phát ở Mỹ năm 2021 đã đạt tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm qua. Theo
trang Politico, đây là bằng chứng mới nhất cho thấy giá thực phẩm, tiền thuê
nhà... tăng cao đang gây áp lực tài chính lên các hộ gia đình Mỹ.

18
Bảng: Tỉ số giá tiêu dùng Mỹ năm 2004 - 2024

- Năm 2022: Lạm phát tăng liên tục cán mốc 9.1% trong tháng 6/2022, cao nhất kể từ
tháng 1/1982 đến nay, trong bối cảnh giá lương thực và xăng dầu tăng chóng mặt chưa có
dấu hiệu dừng lại. Đây là tháng thứ tư liên tiếp lạm phát ở Mỹ duy trì ở trên mức 8%.
● Ngày 13-9, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) tháng 8/2022 của nước này tăng nhanh hơn dự kiến, qua đó củng cố đồn
đoán FED tiếp tục tăng lãi suất vào tuần tới trong nỗ lực duy trì chính sách “diều
hâu” nhằm thắt chặt tiền tệ để hạ nhiệt lạm phát.
● Theo hãng CNBC, CPI của Mỹ tăng 0,1% trong tháng 8/2022, trái ngược với dự
đoán giảm 0,1%. Đáng chú ý, lạm phát cơ bản (không tính các mặt hàng có giá
cả dễ biến động như năng lượng và thực phẩm) tháng 8/2022 tăng 6,3% so với
cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức 5,9% của tháng 7/2022.
● Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố số liệu cho thấy lạm phát giá tiêu dùng tại nước
này trong tháng 12/2022 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua.
Đây là dấu hiệu cho thấy điều tồi tệ của tình trạng tăng giá quá nóng có thể đã
qua.
● Theo bộ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,5% trong tháng 12 năm 2022 so với
cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2021 và giảm
so với mức tăng 7,1% trong tháng 11 năm 2022. Ngoài ra, đây là tháng đầu tiên
trong hơn hai năm rưỡi qua CPI đã quay đầu giảm, nhờ sự giảm giá của xăng và
các mặt hàng khác. Đây cũng là dấu hiệu rằng lạm phát đang theo xu hướng
giảm theo cách bền vững. Tuy nhiên, lạm phát hiện vẫn cao hơn nhiều so với
mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
● Chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh nhất kể từ những năm 1980 của Fed đã
giải quyết tình trạng gián đoạn các chuỗi cung ứng và đã giảm bớt sức ép giá
tiêu dùng.

19
Bảng: Tỉ số giá tiêu dùng Mỹ năm 2004 - 2024

- Năm 2023: Theo số liệu do Bộ Lao động Hoa Kỳ cung cấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tăng 0,3% vào tháng 12/2023, vượt xa dự đoán trước 0,2%. CPI đóng cửa năm 2023 tăng
3,4% tính trên cơ sở 12 tháng. Các nhà kinh tế được khảo sát của Dow Jones dự đoán mức
tăng trưởng hàng năm là 3,2%.
● Nền kinh tế Mỹ đón nhận nhiều dấu hiệu tích cực, chỉ số giá tiêu dùng mới đây
đã cho thấy tình hình lạm phát của Mỹ, mức cao nhất là 6.4% vào tháng 1/2023,
mức thấp nhất là 3.0% vào tháng 6/2023. Lạm phát cốt lõi (không bao gồm giá
thực phẩm và năng lượng) tăng 4.4% so với cùng kì năm trước trong tháng
12/2023.
● Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng
12/2023. Lạm phát cốt lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) tăng
4,4% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 12/2023.
● Theo CNBC, chi phí nhà ở tăng là nguyên nhân chính dẫn đến CPI tăng. Hơn
một nửa mức tăng CPI lõi là do giá nhà tăng 0,5% trong tháng. Chi phí nhà ở
tăng 6,2% mỗi năm, tương đương với khoảng 2/3 mức tăng lạm phát.
● Giá dịch vụ thu hút sự chú ý của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
(Fed) như một bằng chứng cho thấy liệu lạm phát có đang quay trở lại mục tiêu
2% hay không.

20
Bảng: Tỉ số giá tiêu dùng Mỹ năm 2004 - 2024

- Hiện nay, tính từ đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ vào tháng 1 tăng cao
hơn dự đoán của giới phân tích, làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ hạ lãi suất
nhanh chóng. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố hôm 13/2 cho thấy CPI của Hoa
Kỳ tăng 0,3% trong tháng 1 và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 3,4%
trong tháng 12. Tuy nhiên, con số này cao hơn so với dự báo từ các nhà kinh tế do Dow
Jones khảo sát, với kỳ vọng mức tăng tháng 1 là 0,2% và mức tăng hàng năm là 2,9%. Bất
chấp chỉ số lạm phát cao hơn dự kiến, giới đầu tư vẫn cho rằng nhiều khả năng Fed sẽ bắt
đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3/2024.
● Chỉ số CPI cơ bản không thay đổi so với tháng 12 khi loại trừ giá thực phẩm và
năng lượng, tăng 0,4% trong tháng 1 và tăng 3,9% so với một năm trước. Giới phân
tích đã dự đoán 0,3% và 3,7% trước đây.
● Chỉ số giá PCE lõi của Mỹ đã tăng 0,4% trong tháng 1/2024, ngoại trừ các ngành
như năng lượng và thực phẩm dễ biến động. Trong tháng 1/2024, lạm phát lõi đạt
mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 3/2021 và sau mức tăng 2,9% trong tháng cuối năm
2023.
● Đến nay, lạm phát Hoa Kỳ đã giảm đều đặn và khá dễ dàng. Tỷ lệ thất nghiệp tiếp
tục dao động dưới 4% và tăng trưởng năm 2023 mạnh mẽ bất ngờ, mặc dù FED đã
tăng lãi suất lên mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ. Chỉ số giá thuê nhà ở chính
của tháng 2 đã tăng nhanh hơn ở mức 0.5% so với 0.4% trong tháng 1. Giá hàng
hoá vẫn còn một số trường hợp ngoại lệ mặc dù đã giảm bớt vào tháng trước.

21
- FED tuyên bố lãi suất sẽ không đổi, giữ nguyên ở mức 5,25% từ tháng 7 năm ngoái. Tuy
nhiên, FED đã thông báo rằng họ dự định cắt giảm ba lần lãi suất trong năm nay. Ngân
hàng Trung ương có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất sau chuỗi tăng ngay sau đại dịch
COVID-19, theo Jerome Powell, Chủ tịch FED.
- Hầu hết các quan chức FED đã duy trì dự báo lãi suất và không điều chỉnh đáng kể dự
báo về lạm phát và tăng trưởng trong năm nay, khiến thị trường lạc quan. Trong số 19
quan chức FED, chỉ có 2 người dự đoán rằng năm nay sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất
nào; hai quan chức khác dự đoán rằng sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất. Các quan chức FED
dự đoán giảm lãi suất chậm hơn vào năm 2025, với mục tiêu giảm lãi suất ở mức dưới 4%
vào cuối năm 2025 và sau đó ở mức trên 3% vào năm sau đó.

- Để chống lạm phát trong bối cảnh lạm phát lên mức cao nhất trong bốn mươi năm, Fed
bắt đầu tăng lãi suất từ mức gần không có cách đây hai năm và tăng với tốc độ nhanh nhất
trong vòng bốn mươi năm. FED đã tăng lãi suất gần đây nhất vào tháng 7/2023.

22
- Nhìn chung, lạm phát ở Mỹ đã được kiểm soát phần nào, nhưng vẫn chưa được coi là
hoản toàn ổn định. Dấu hiệu tích cực:
● Tỉ lệ lạm phát đã giảm đáng kể so với mức cao nhất 9.1% vào tháng 6/2023.

● Tháng 11/2023, lạm phát giảm xuống mức 3.1% thấp nhất trong vòng 2 năm.

● Cục Dữ trữ Liên bang (FED) dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024 và
mức mục tiêu 2% vào năm 2025.
- Tuy nhiên vẫn còn một số rủi ro:
● Giá năng lượng vẫn biến động mạnh do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine.

● Chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau đại dịch COVID – 19.

● Nhu cầu tiêu dùng có thể tăng cao khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi.
🡪 Do đó, FED vẫn cần tiếp tục theo dõi sát sao tình hình lạm phát và có thể thực hiện các
bin pháp nhằm ổn định nền kinh tế, ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường.

2.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Mỹ.


- Có thể nói lạm phát diễn ra khi cầu vượt quá cung hoặc cung chậm hơn cầu. Giá trị của
sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên khi cung và cầu không ở vị trí cân bằng. Lạm phát cũng
làm mất gịá trị của đồng đô la. Lạm phát thường do cầu vượt quá cung, nhưng nguyên
nhân lịch sử của sự kiện này có thể được chia thành lạm phát do cầu kéo, lạm phát do chi
phí đẩy, tăng cung tiền, mất giá, tăng lương và các chính sách tiền tệ tài chính.
- Những nguyên nhân gây tăng tỉ lệ lạm phát ở Mỹ trong thời gian vừa qua và hiện nay có
thể kể đến như:
● Một trong những nguyên nhân là do sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Đại dịch
COVID-19 khiến cho ngành giao thông vận tải gặp nhiều thách thức đặc biệt là tình
trạng vận chuyển hàng hoá ở một số cảng và tình trạng thiếu tài xế trên quãng
đường dài. Do vấn đề chuỗi cung ứng, một số nhà sản xuất đã gặp khó khăn trong
23
việc đáp ứng nhu cầu, tìm linh kiện cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc tìm đủ
công nhân để sản xuất hàng hoá. Nhiều nhà máy đã đóng cửa do đại dịch, dẫn đến
tình trạng thiếu hụt sản phẩm trở nên nghiêm trọng, mà nhu cầu của người dân thì
ngày càng tăng.

● Đồng thời cuộc chiến ở Ukraine đang cắt giảm nguồn cung lương thực và nhiên liệu
của thế giới, kết hợp với sự tăng đột biến của giá năng lượng và thực phẩm đẩy lạm
phát chung lên cao và ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm và dịch vụ khác.
Cuộc chiến Ukraine - Nga đã làm tăng thêm một số yếu tố rủi ro khác đối với môi
trường lạm phát . Nga là nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hàng đầu và là
nhà cung cấp chính cho hầu hết các quốc gia châu Âu. Chi phí năng lượng và vận
chuyển đã làm tăng giá nhiều hàng hoá, ảnh hưởng đến CPI của nền kinh tế Mỹ
trong thời gian vừa qua.
● Sau đại dịch COVID-19 nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ tăng cao do mọi
người được tự do di chuyển sau khi xoá bỏ giãn cách xã hội, bắt đầu di chuyển và
đi du lịch nhiều hơn. Chính phủ ra các gỏi hỗ trợ kinh tế lớn giúp người dân có
thêm tiền để chi tiêu.
● Lãi suất thấp được FED duy trì trong thời gian dài để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ ổn định
trở lại, vay tiền dễ dàng hơn, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Giá cả tài sản
tăng cao, bao gồm cả giá nhà đất.
● Kỳ vọng lạm phát cao có thể khiến cho lạm phát tự thực hiện. Khi người dân và
doanh nghiệp kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao, họ sẽ tăng giá hàng hóa, dịch
vụ và yêu cầu tăng lương.

3. Các giải pháp, chính sách kiềm chế lạm phát và thuận
lợi cũng như khó khăn của nó

Lạm phát đang gây tổn hại cho các gia đình Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp
hơn. Chi phí của các hàng hóa cơ bản như gas, thực phẩm và tiền thuê nhà tiếp tục tăng
với tốc độ chưa từng thấy kể từ năm 1980. Bội chi khổng lồ của Washington DC là nguyên
nhân chính gây ra lạm phát kỷ lục ngày nay vì thế Washington phải chịu phần lớn trách
nhiệm về tình trạng lạm phát cao nhất trong 40 năm qua.

24
Các giải pháp và chính dưới đây phần nào đó có thể kiềm chế lạm phát tại Mỹ. Tuy nhiên
những giải pháp và chính sách này đều có hai mặt thuận lợi và bất lợi của nó.

3.1. Chính sách tiền tệ


Thuận lợi

*Mở rộng tổng cầu

- Khi Fed tăng cung tiền, lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên, khiến người
tiêu dùng và doanh nghiệp có nhiều tiền hơn để chi tiêu, từ đó thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến lạm phát cao hơn.
- Khi Fed giảm lãi suất, chi phí vay tiền sẽ giảm xuống, khiến người tiêu dùng
và doanh nghiệp vay mượn nhiều hơn để chi tiêu và đầu tư, từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến lạm phát cao
hơn.

*Thu hẹp tổng cầu

- Khi Fed giảm lãi suất, chi phí vay tiền sẽ giảm xuống, khiến người tiêu dùng
và doanh nghiệp vay mượn nhiều hơn để chi tiêu và đầu tư, từ đó thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến lạm phát cao
hơn.
- Khi Fed tăng lãi suất, chi phí vay tiền sẽ tăng lên, khiến người tiêu dùng và
doanh nghiệp vay mượn ít hơn để chi tiêu và đầu tư, từ đó giúp giảm lạm
phát. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Khó khăn

- Ngay cả khi được thực hiện nhanh chóng thì tác động vĩ mô của chính sách
tiền tệ thường xảy ra sau một thời gian. Những tác động đối với nền kinh tế
có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để hiện thực hóa. Một số nhà
kinh tế tin rằng tiền “chỉ là một tấm màn che” và mặc dù nó không có tác
dụng lâu dài ngoại trừ việc tăng mức giá chung mà không thúc đẩy sản
lượng kinh tế thực tế.
- Lãi suất có thể hạ xuống trên danh nghĩa đến mức 0%, điều này hạn chế việc
ngân hàng sử dụng công cụ chính sách này khi lãi suất đã ở mức thấp. Việc
giữ lại lãi suất ở mức rất thấp trong thời gian dài có thể dẫn đến bẫy thanh
khoản. Điều này có xu hướng làm cho các công cụ chính sách tiền tệ trở nên
hiệu quả hơn trong thời kỳ kinh tế mở rộng hơn là suy thoái.
- Các công cụ chính sách tiền tệ như mức lãi suất có tác động trên toàn nền
kinh tế và không tính đến thực tế là một số khu vực trong nước có thể không
cần kích thích, trong khi các bang có tỷ lệ thất nghiệp cao có thể cần kích
thích nhiều hơn. Nó cũng chung chung theo nghĩa là các công cụ tiền tệ
không thể được hướng tới để giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc thúc đẩy một
ngành hoặc khối ngành cụ thể.
- Khi lãi suất được ấn định quá thấp, việc vay quá mức lãi suất thấp một cách
giả tạo có thể xảy ra. Điều này có thể gây ra bong bóng đầu cơ, theo đó giá
tăng quá nhanh và đạt mức cao vô lý. Việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế
25
cũng có thể có nguy cơ gây ra lạm phát mất kiểm soát do tiền đề cung cầu:
nếu có nhiều tiền hơn trong lưu thông, giá trị của mỗi đơn vị tiền sẽ giảm với
mức không đổi. Cầu làm cho những thứ được định giá bằng số tiền đó trên
danh nghĩa trở nên đắt hơn.

3.2. Chính sách tài khóa


Thuận lợi

- Chính sách tài khóa có thể đóng vai trò thứ yếu nhưng quan trọng trong việc
giảm lạm phát bằng cách tránh các tác động kinh tế mở rộng. Ủy ban Ngân
sách Liên bang có trách nhiệm (CRFB) đã biên soạn một chính sách trong đó
một loạt các thay đổi về giảm lạm phát đối với các khoản thu và chi có thể
giúp đảm bảo rằng “ tất cả các hành động của liên bang đều đi theo cùng một
hướng ”.
- Tăng thuế, làm giảm khả năng chi tiêu của một cá nhân, có thể giúp giảm bớt
lạm phát. Như St. Louis Fed lưu ý , thông qua thuế, “chính phủ có thể có một
số ảnh hưởng đối với tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng”.Ngoài các đề
xuất trên, CRFB còn đưa ra một số lựa chọn khác như: bãi bỏ hoàn toàn việc
khấu trừ thuế của tiểu bang và địa phương, cải thiện việc tuân thủ thuế và cải
cách thuế bất động sản . Những đề xuất đó sẽ khuyến khích tiết kiệm, kiềm
chế nhu cầu, tăng nguồn cung và giảm thâm hụt, từ đó hạ nhiệt lạm phát
trong trung và dài hạn.
- Ngoài việc sử dụng chính sách thuế như một cách để giảm thiểu lạm phát,
chính phủ cũng có thể giảm chi tiêu. Và cũng như về doanh thu, có vô số lựa
chọn để cắt giảm chi tiêu dành cho các nhà lập pháp.
- Những cải cách đối với Medicare , chẳng hạn như giảm các khoản thanh
toán cho nhà cung cấp, tăng phí bảo hiểm cho những người có thu nhập cao
và cải thiện các chương trình Medicare Advantage là những cách để giảm
chi phí chăm sóc sức khỏe, có khả năng giảm lạm phát. CRFB cũng đề xuất
hạn chế chi tiêu tùy ý bằng cách khôi phục giới hạn cho các chương trình
quốc phòng và phi quốc phòng , điều này có thể làm giảm chi tiêu 1,5 nghìn
tỷ USD trong thập kỷ tới.
- Giảm chi tiêu cho các chương trình phúc lợi, dịch vụ công, hoặc đầu tư công
có thể làm giảm tổng cầu trong nền kinh tế, dẫn đến giảm áp lực lạm phát.
Khó khăn
- Việc tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu thường gặp phải sự phản đối từ các
nhóm lợi ích và cử tri. Các biện pháp này có thể gây bất lợi cho những người
có thu nhập thấp và trung bình. Việc thực hiện các biện pháp này có thể cần
sự đồng thuận của Quốc hội, điều này có thể khó đạt được do sự chia rẽ
chính trị.
- Việc tăng thuế có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, dẫn đến suy
thoái kinh tế. Cắt giảm chi tiêu có thể dẫn đến mất việc làm và giảm chất
lượng dịch vụ công. Các biện pháp này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến niềm
tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

26
- Việc thực thi chính sách này cũng rất khó khăn. Có thể khó xác định được
các khoản chi tiêu nào nên cắt giảm mà không ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế. Việc tăng thuế có thể dẫn đến việc trốn thuế và gian lận.
- Các biện pháp tài khóa thường có tác động chậm trễ đến nền kinh tế. Có thể
mất nhiều thời gian trước khi biện pháp này có hiệu quả trong việc giảm lạm
phát.
- Các yếu tố bên ngoài, như giá cả hàng hóa quốc tế, cũng có thể ảnh hưởng
đến lạm phát. Chính sách tài khóa có thể không đủ hiệu quả để kiểm soát
lạm phát nếu nó được gây ra bởi các yếu tố bên ngoài.

3.3. Giảm thuế


Thuận lợi

- Cắt giảm thuế cho phép các gia đình Mỹ giữ được nhiều tiền lương hơn điều
này sẽ mang đến một sự an tâm cho nhiều gia đình khi chi phí sinh hoạt tăng
lên do chi phí hàng hóa tăng.
- Các tiểu bang có đủ khả năng tài chính để cắt giảm thuế nhằm trả lại nhiều
đô la hơn cho công dân của họ, đặc biệt vì họ cần đảm bảo tình hình tài
chính ổn định và cân bằng (fiscal houses in order). Chính phủ liên bang gây
ra lạm phát do in tiền để bù đắp thâm hụt và nó gây ra lạm phát. Việc cắt
giảm thuế liên ban sẽ mang lại cho người dân nhiều đô la hơn và có sức mua
hàng hóa khi giá trị của đồng tiền giảm xuống. Chính phủ liên bang nên lập
các mục áp dụng thuế thu nhập cá nhân theo bậc, khoản khấu trừ và miễn
thuế của bang để điều chỉnh theo lạm phát sao cho giá trị của những khoản
giảm thuế này không bị lạm phát làm xói mòn.
- Giảm thuế còn là cơ hội lớn cho các bang đang bị thặng dư ngân sách do
doanh thu thuế và tiết kiệm của bang tăng mạnh cùng với luật trước đây của
chính phủ liên bang đã phân bổ hàng tỷ đô la tài trợ cứu trợ COVID-19. Một
nền tảng tài chính vững chắc sẽ mang lại cho các tiểu bang sự linh hoạt để
giảm thuế cho người dân Mỹ nhiều hơn mà không ảnh hưởng đến các dịch
vụ công thiết yếu.

Khó khăn

- Làm giảm nguồn thu của chính phủ: Việc cắt giảm thuế có thể dẫn đến giảm
nguồn thu của chính phủ, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các dịch vụ
công cộng
- Làm tăng thâm hụt ngân sách: Nếu chính phủ không cắt giảm chi tiêu, việc
cắt giảm thuế có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn hơn.

3.4. Kiểm soát giá cả


Thuận lợi

- Kiểm soát giá cả có thể giảm bớt gánh nặng tài chính cho người tiêu dùng
khi mà lạm phát tăng cao nhưng mức lương không đủ để chi trả cho những
khoản chi tiêu căn bản, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp.
Bên cạnh giảm bớt gánh nặng tài chính kiểm soát giá còn bảo vệ người tiêu
27
dùng khỏi sự thao túng thị trường, việc kiểm soát gia có thể giúp ngăn chặn
các doanh nghiệp lợi dụng tình hình lạm phát để tăng giá bất hợp lý.
- Kiểm soát giá cả có thể giúp ổn định thị trường và ngăn chặn sự tăng giá đột
biến của một số mặt hàng thiết yếu: hạn chế sự đầu cơ vì các nhà đầu cơ sẽ
không thể mua gom hàng hóa để bán lại với giá cao hơn và kiểm soát giá có
thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hàng hóa ra thị
trường đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng.
- Kiểm soát giá có thể giúp bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng khỏi sự
cạnh tranh quốc tế. khi giá cả của hàng hóa nhập khẩu cao hơn giá nội địa do
kiểm soát giá, người tiêu dùng sẽ có xu hướng lựa chọn mua hàng hóa nội
địa, việc kiểm soát giá có thể giúp các doanh nghiệp nội địa có thời gian để
nâng cao năng lực cạnh tranh cho đến lúc doanh nghiệp đủ tự tin cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài

Khó khăn

- Khi giá cả của một số mặt hàng hóa được kiểm soát ở mức thấp hơn giá thị
trường các doanh nghiệp sẽ có xu hướng sản xuất ít hơn, tình trạng thiếu hụt
hàng hóa do doanh nghiệp không có lợi nhuận để sản xuất
- Việc kiểm soát giá có thể khiến cho thị trường hoạt động không hiệu quả, do
các doanh nghiệp không có động lực để đầu tư vào đổi mới và nâng cao năng
suất
- Khi giá của một số mặt hàng được kiểm soát ở mức thấp hơn giá thị trường
sẽ xuất hiện thị trường chợ đen để cung cấp cho những người có yêu cầu.
- Việc kiểm soát giá có thể khiến cho ngân sách nhà nước phải chi trả nhiều
hơn cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng và gây ra
gánh nặng ngân sách cho nhà nước

3.5. Tăng thêm nguồn lao động


Thuận lợi

- Tình trạng thiếu lao động đang gây ra lạm phát kỷ lục mà chúng ta đang
chứng kiến ngày nay. Giúp công dân Mỹ quay lại làm việc là một trong
những chính sách ưu tiên tốt nhất mà các bang có thể thực hiện. Tăng thêm
nguồn lao động có thể giúp giảm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và phần nào
đó giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước vì càng nhiều người lao
động thì sẽ thu được nhiều thuế hơn.
- Tổ chức FGA đã chỉ ra cách các bang có thể tăng cường lực lượng lao động
của mình và duy trì động lực của người lao động phù hợp với điểu kiện kinh
tế bằng cách lập chỉ các mục trợ cấp thất nghiệp theo điều kiện kinh tế, mở
rộng yêu cầu tìm kiếm việc làm thất nghiệp và từ chối các hạn chế của
Medicaid liên bang mà đang giữ nhiều người Mỹ hưởng phúc lợi hơn. FGA
nói thêm “các nhà hoạch định chính sách có sẵn các lựa chọn để lấp đầy
khoảng trống trong vai trò lãnh đạo bằng cách loại bỏ các chính sách có hại
đã khiến lực lượng lao động của Mỹ bị thu hẹp. Giờ đây, lời hứa chấm dứt
tình trạng lạm phát phi mã đang nằm trong tay các nhà lãnh đạo bang, những
người có khả năng trẻ hóa lực lượng lao động Mỹ.”

28
- Các bang cũng có thể cải cách luật cấp phép nghề nghiệp nặng nề để tạo điều
kiện dễ dàng hơn cho người lao động, đặc biệt là những người có thu nhập
thấp hơn tìm được việc làm. Giấy phép hành nghề là giấy phép của chính
phủ cho phép ai đó làm việc trong một lĩnh vực nhất định. Nhiều tiểu bang ở
Mỹ có luật cấp phép phức tạp khiến mọi người khó tìm được việc làm.

Khó khăn

- Tuy giải pháp này phần nào đó giúp giảm lạm phát nhưng nó cũng có những
bất lợi căn bản như gây áp lực lên người lao động do sự cạnh tranh cao hơn
cho các vị trí việc làm, chất lượng việc làm cũng có thể giảm do doanh
nghiệp sẽ có xu hướng tuyển dụng lao động với mức lương thấp hơn và sẽ
gây ra sự bất bình đẳng vì những người có thu nhập thấp có thể gặp khó
khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm và có thể bị tụt hậu so với những
người có thu nhập cao.
- Nhiều người lao động có con nhỏ sẽ cần một dịch vụ chăm sóc trẻ em tuy
nhiên thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em khiến nhiều người không thể quay lại
làm việc do thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ em giá cả phải chăng.
- Người lao động cũng khó quay lại làm việc do vấn đề thiếu kỹ năng và thiếu
điều kiện sức khỏe

29
30

You might also like