You are on page 1of 12

LỜI MỞ ĐẦU

N gành học “Nghệ thuật Chỉ huy Âm nhạc” (music conducting)


có nguồn gốc từ xa xưa, khi con người còn sống thành bộ
tộc. Lúc đó, việc chỉ huy một tốp người chơi các nhạc cụ gõ, nhảy múa theo
nhịp trống được thực hiện bằng cách nhịp chân, gõ cây giáo (vũ khí thô sơ của
những người tham gia biểu diễn) xuống nền đất. Mãi đến đầu Tk. V, trong
những buổi trình diễn âm nhạc trong các nhà thờ ở châu Âu, cụ thể là La-Mã,
Hy-Lạp, mới xuất hiện cách dùng tay vẽ nên những đường cong, hoa mỹ để
điều khiển việc ca hát của nhóm người biểu diễn. Việc chỉ huy lúc đó dựa trên
chuyển động của tuyến giai điệu. Người ta gọi môn nghệ thuật này là
Cheironomy (hay Chironomy1). Ngày nay, ở một số nơi không chuyên nghiệp,
vẫn còn tồn tại kiểu chỉ huy ca đoàn (hợp xướng) theo lối này.
Trong nghệ thuật chỉ huy hiện đại (conducting), người chỉ huy không dựa
trên chuyển động của giai điệu mà dựa trên nốt nhạc và những ký hiệu âm
nhạc trong tổng phổ. Môn nghệ thuật này chỉ được phát triển, rất chậm, từ
đầu Tk. XVII. Trong nhà thờ Ki-tô giáo, có một người dùng gậy giữa nhiệm vụ
ra dấu hiệu cần thiết cho nhóm người hát. Những dấu hiệu này dần dần được
diễn theo tiết tấu của bài nhạc, phối hợp với động tác lên xuống của cây gậy.
Đó là hình thức sơ khai của đũa nhịp. Trong thế kỷ này, ngoài gậy chỉ huy,
người ta còn sử dụng những dụng cụ khác như: cuộn giấy nhạc, những que
nhỏ hơn và cả đôi bàn tay không. Chính cây gậy chỉ huy đã làm dập ngón
chân dẫn đến hoại thư và gây ra cái chết cho Jean-Baptiste Lully2 trong khi ông
đang chỉ huy bản thánh ca hợp xướng “Te Deum” (Ngài là Thiên Chúa) để
mừng nhà vua vừa hồi phục sau một cơn bệnh!
Trong lãnh vực khí nhạc, trước Tk. XIX, thường việc chỉ huy do một
thành viên của dàn nhạc đảm nhiệm. Đó có thể là nghệ sĩ violin chính (first
violinist) chỉ huy bằng cách dùng chính cây archet của mình, hoặc người chơi
đàn lute3 vừa đàn vừa di chuyển cần đàn theo nhịp. Đối với một tác phẩm khí

1 Trong tiếng Hy Lạp, Chiro mang nghĩa là “bàn tay”


2 (1632-1687) nhà soạn nhạc người Pháp gốc Ý, phục vụ dưới triều vua Louis XIV với tư cách là chỉ
huy dàn nhạc triều đình kể từ 1652.
3 Loại nhạc cụ dây gảy với nguồn gốc cổ xưa, có cần đàn và thùng đàn, được coi là tiền thân của

mandolin, guitar sau này.


1
nhạc có phần đệm basso continuo (bè trầm trì tục) thì việc chỉ huy cũng
thường do nghệ sĩ đàn clavecin đảm nhiệm. Khi diễn một vở opera lại thường
có 2 chỉ huy: nghệ sĩ đàn phím điều khiển các ca sĩ và nghệ sĩ violin chính phụ
trách dàn nhạc.
Vào khoảng đầu Tk. XIX, do biên chế dàn nhạc ngày càng lớn rộng, đã bắt
đầu có nhu cầu người chỉ huy không cần thiết phải là nhạc công trong dàn
nhạc và người ta dùng đũa nhịp để chỉ huy thay vì tay không hay cuộn giấy.
Trong số những chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng thời đó như: Louis Spohr, Carl
Maria von Weber thì Felix Mendelssohn4 được coi là người dẫn đầu và là
người đầu tiên dùng đũa nhịp bằng gỗ để chỉ huy như chúng ta thấy ngày
nay. Ông cũng được coi như là nhà chỉ huy đầu tiên theo phong cách kỹ thuật,
đối nghịch lại với Richard Wagner5 sau này, là người chỉ huy theo trường phái
cảm tính (passionate). Cũng có những nhà chỉ huy nổi tiếng (thời đó cũng như
ngày nay) không dùng đến đũa nhịp như: Leopold Stokowski, Pierre Boulez,
Dmitri Mitropoulos, Kurt Masur và Nikolaus Harnoncourt. Nhạc sĩ chuyên
nghiệp đầu tiên sống bằng nghề chỉ huy là Hans von Bülow6.
Công lao đưa nghệ thuật chỉ huy thành một môn học có hệ thống phải kể
đến phần đóng góp lớn của Hector Berlioz 7và Richard Wagner vì cả hai là
những người đầu tiên soạn thảo những bài viết, đề tài nghiên cứu về chuyên
ngành này. Berlioz được coi là nhà chỉ huy xuất chúng cho dù trong suốt cuộc
đời mình, ông chưa bao giờ làm việc ăn lương như một nhà chỉ huy, thay vào
đó luôn là “chỉ huy khách mời” (guest conductor). Wagner được coi là người
có công tạo nên hình ảnh một nhà chỉ huy có toàn quyền đưa ra những quan
điểm của riêng mình về tác phẩm, buổi diễn chứ không chỉ là người có trách
nhiệm đảm bảo tác phẩm được trình diễn đúng nhịp, đúng phách!
Đến cuối Tk. XX, nhà soạn nhạc người New York, ông Walter Thompson,
sáng tạo một ngôn ngữ dấu hiệu để sáng tác “tại chỗ” gọi là soundpainting (vẽ
âm thanh). Qua đó, ông giới thiệu trên 750 động tác tay (thủ điệu) để người
chỉ huy vừa điều khiển, vừa sáng tác tại chỗ!

4 Felix Mendelssohn Bartholdy (1809-1847), nhà soạn nhạc Lãng mạn người Đức, có công nhiều trong
việc phát triển âm nhạc tiêu đề với thể loại ouverture độc lập.
5 (1813-1883) nhà soạn nhạc chuyên về opera người Đức.

6 (1830-1894) nhà soạn nhạc, chỉ huy và âm nhạc học người Đức. Ông là một trong những nhà soạn

nhạc nổi tiếng nhất của Đức trong thời kỳ Lãng mạn. Với các công trình lý luận, bài viết của ông đã
góp phần cho sự thành công của nhiều nhà soạn nhạc đương thời, trong đó có Richard Wagner.
7 (1803-1869) nhà soạn nhạc, chỉ huy người Pháp, người đã sáng tạo nên thể loại giao hưởng chương

trình (programme symphony).


2
Qua việc nhìn lại sơ nét về sự phát triển của nghệ thuật chỉ huy, chúng ta
thấy điều khiển hợp xướng8 hay điều khiển dàn nhạc là nghệ thuật chỉ huy cao
cấp mà chúng ta chỉ có thể nắm vững sau khi đã qua những khóa huấn luyện
chuyên môn và có một quá trình kinh nghiệm. Theo nguyên tắc, trước khi bước
vào lãnh vực điều khiển, chúng ta phải có kiến thức đầy đủ về nhạc lý, hòa âm,
sáng tác, hình thức và thể loại âm nhạc, lịch sử âm nhạc, thanh nhạc, tính năng
nhạc cụ, phối khí (đối với điều khiển dàn nhạc), v.v…Những kiến thức này sẽ
tạo cho chúng ta sự tự tin và khả năng để điều khiển người khác.
Mục đích của chúng tôi khi biên soạn sách này là nhằm cung cấp cho người
đọc một số kiến thức căn bản về điều kiển ca đoàn và điều khiển dàn nhạc. Tất
nhiên, không phải chỉ cần đọc qua sách này là có thể chỉ huy. Chúng ta vẫn phải
cần có những người hướng dẫn cụ thể, hoặc tham gia các lớp, các khóa huấn
luyện. Vì như đã nói ở trên, nghệ thuật chỉ huy đòi hỏi một quá trình. Hiện nay,
tài liệu tiếng Việt viết về nghệ thuật chỉ huy khá là khan hiếm, nên có nhiều
người đã từng điều khiển ban hợp xướng nhà thờ hoặc muốn bước vào lãnh vực
điều khiển, nhưng không có tài liệu học tập nghiên cứu. Trong số này, thậm chí
có người chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân tự phát chứ không dựa trên cơ sỡ kỹ
thuật. Do đó khi quan sát người khác điều khiển, vì không nắm được nguyên tắc
căn bản, nên họ không biết người đang điều khiển đánh nhịp, đúng hay sai,
nhiều khi còn bắt chước những thủ điệu xem có vẻ đẹp mắt, nhưng thật ra trái
hẳn với nguyên tắc điều khiển. Từ năm 1991 khi còn sinh sống, học và làm việc
tại Munich (Tây Đức), chúng tôi khởi soạn sách này như là tài liệu dùng để giảng
dạy cho các lớp dạy ca trưởng tại Stuttgart (Tây Đức), dựa trên những bài giảng,
kinh nghiệm của những khóa huấn luyện ca trưởng mà chúng tôi đã phụ trách
vào những năm 1980 tại Tp. HCM đồng thời dựa trên những gì chúng tôi tiếp
thu được trong các lớp nhạc tại Volkhochschule Gasteig (Đại học Gasteig,
Munich). Khi về nước vào năm 1998, chúng tôi đã nhiều lần biên soạn lại cho phù
hợp với nhu cầu trong nước để áp dụng cho các lớp dạy về chỉ huy của mình.
Đến nay, sách này mới được hoàn tất để chính thức ra mắt độc giả.
Nội dung sách này gồm 3 phần:
1. Phần I : Kỹ thuật điều khiển tổng quát. (Ở một số nơi còn gọi là “chỉ
huy phổ thông”)
2. Phần II : Chỉ huy hợp xướng
3. Phần III : Chỉ huy dàn nhạc

8Trong các nhà thờ Công giáo, người ta quen gọi là ca đoàn. Theo chúng tôi, thuật ngữ này có nhiều
giới hạn và đã làm tròn vai trò lịch sử của nó, và nên được thay thế bằng ban hợp xướng (nhà thờ)
3
Trong Phần I, chúng tôi trình bày về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật điều
khiển đã được hệ thống hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, như: thế đứng trong khi chỉ
huy, biểu đồ hướng dẫn đánh các loại nhịp với kỹ thuật non-espressivo,
espressivo, molto espressivo – legato, staccato, marcato, v.v…, kỹ thuật khởi tấu
và chấm dứt, kỹ thuật ‘‘hot stove’’, kỹ thuật diễn tả nhạc sắc (những biến đổi về
cường độ), kỹ thuật sử dụng tay trái, kỹ thuật điểm bè, v.v…
Phần II đề cập các vấn đề liên quan đến ban hợp xướng9 từ việc thành lập
hoặc chấn chỉnh ban hợp xướng, cách sắp xếp, tổ chức tập dượt, phương pháp
huấn luyện. Ngoài ra, chúng tôi hướng dẫn cách phân tích nhạc phẩm
(musical analysis), nêu lên những tiêu chuẩn để xét giá trị của bản nhạc nhằm
mục đích giúp người chỉ huy hợp xướng nắm được những yếu tố để đánh giá
một nhạc phẩm trước khi quyết định chọn để tập. Theo kinh nghiệm giảng
dạy nhiều năm, chúng tôi thấy vấn đề “Làm sao để lựa chọn bài hát để tập
cho ca đoàn?” luôn luôn là thắc mắc hàng đầu của nhiều người phụ trách về
âm nhạc cho nhà thờ.
Phần III, chúng tôi đề cập đến khái niệm về nhạc khí, các loại dàn nhạc và
cách sắp xếp dàn nhạc. Mục đích của phần này là giúp người đọc làm quen
với các loại nhạc khí và chỗ ngồi của các nghệ sĩ trong dàn nhạc để không bỡ
ngỡ khi có dịp chỉ huy hợp xướng hoặc dàn nhạc.
Như đã nói ở trên, đối với những ai yêu thích bộ môn “Nghệ thuật Chỉ
huy” thì việc tham gia các lớp, khóa huấn luyện là điều cần thiết, nhưng nếu
không có hoàn cảnh được hướng dẫn trực tiếp, chúng tôi nghĩ rằng, nếu kiên
trì, đọc kỹ phần lý thuyết và thực tập phần ứng dụng chắc chắn người đọc sẽ
đạt được một số thành quả nhất định. Ngoài ra, để bổ sung, chúng tôi đề nghị
người học nên đi “quan sát” những người chỉ huy hợp xướng, dàn nhạc ở
nhiều nơi khác nhau để nhận xét về ưu, khuyết điểm của họ, đối chiếu với
những điều đã học. Đây là một cách học “ngoại khóa” rất cần thiết.
Ngày 27 tháng 2 năm 2010

Nhạc trưởng Nguyễn Bách


(Thạc sĩ Nghệ thuật,
Hội viên Hội Âm nhạc Tp. HCM,
Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam)

9 Trong các nhà thờ gọi là “ca đoàn”


4
PHẦN I:

KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN


TỔNG QUÁT

5
6
CHƯƠNG 1

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA


MỘT NGƯỜI CHỈ HUY

C ó thể nói: Kỹ thuật điều khiển là nghệ thuật kết hợp hai bàn tay và đôi tai.
Hay nói cách khác, ca nhạc trưởng là người biết dùng kỹ thuật sử
dụng đôi tay để diễn tả những gì đôi tai mình nghe được. Và ngược lại, biết
lắng nghe để dùng đôi tay truyền đạt ý tưởng, cảm xúc của mình đến hợp
xướng viên, nhạc công.

I. KHẢ NĂNG NGHE


Điều kiện hàng đầu của người chỉ huy là phải có một khả năng nghe
tốt. Khả năng này có thể là năng khiếu bẩm sinh, nhưng cũng có được do tập
luyện, do thời gian, kinh nghiệm tạo nên sự nhạy cảm của các tác phẩm của
các bậc thầy cũng như phân biệt được sự “hát xuống cung” của ban hợp
xướng. Người chỉ huy phải cố gắng luyện tập để có được sự nhạy cảm và sự
phân biệt này, nghĩa là tập cho có được khả năng nghe tương đối.
I.1. “Nghe thấy” và “Lắng nghe”
Một đôi “tai âm nhạc tốt” phải có được sự hòa hợp của việc “nghe” và
“lắng nghe”. Điều quan trọng nhất cho một chỉ huy là phải biết “lắng nghe”
những gì mình “nghe thấy”. Và sau đó, chuyển những gì đã được lắng nghe
đến “đôi tai của ký ức”, nghĩa là: sau khi đã nghe, phải hiểu rồi ghi nhớ. Khi
nghe một tác phẩm (để chuẩn bị cho việc điều khiển hay ngay trong lúc điều
khiển), người chỉ huy không thể như khách bộ hành nghe tiếng xe chạy trên
đường phố, không chút lưu tâm. Hơn nữa, phải hiểu được những ý định của
tác giả gởi gấm trong tác phẩm, rồi cố ghi nhớ lấy chúng trước khi tập cho hợp
xướng hay dàn nhạc của mình. Người chỉ huy tựa như nhà sản xuất điện ảnh
vậy, phải hiểu được tác phẩm muốn nói về gì trước khi điều hành việc sản
xuất đó.
7
MỤC LỤC
Lời Mở đầu
Phần I: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TỔNG QUÁT
Chương 1.NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI CHỈ HUY
I. KHẢ NĂNG NGHE
I.1. “Nghe thấy” và “Lắng nghe”
I.2. Suy nghĩ xem những nốt được viết sẽ vang lên thế nào
I.3. Nhận ra được cao độ của nốt nhạc
I.4. Tai nghe hòa âm
II. TAY NHỊP
II.1. Điều khiển bằng tay không
II. 2. Điều khiển bằng đũa nhịp
III. TƯ THẾ CỦA NGƯỜI CHỈ HUY TRONG KHI ĐIỀU KHIỂN
III.1. Thân người
III.2. Cánh tay
III.3. Một số cử điệu bên ngoài cần lưu ý
IV. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN THIẾT KHÁC
IV.1. Giá nhạc
IV.2. Tổng phổ
IV.3. Bục nhịp
V. BIỂU ĐỒ NHỊP TRƯỜNG
VI. CÁC BÀI TẬP CƠ BẢN
Chương 2. MỘT VÀI SƠ ĐỒ SẮP XẾP HỢP XƯỚNG VÀ DÀN NHẠC
I. SẮP XẾP HỢP XƯỚNG
I.1. Hợp xướng đồng giọng
I.2. Hợp xướng dị giọng
II. SẮP XẾP HỢP XƯỚNG VỚI DÀN NHẠC
III. MỘT VÀI KIỂU SẮP XẾP NGOẠI LỆ
Chương 3. CÁC BIỂU ĐỒ HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH NHỊP
I. VÀI NGUYÊN TẮC KỸ THUẬT CƠ BẢN
II. KIỂU ĐÁNH KHÔNG DIỄN TẢ (non-espressivo)
II.1. Những nét đặc trưng
II.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản
III. KIỂU ĐÁNH DIỄN TẢ (espressivo)

8
III.1. Những nét đặc trưng
III.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản
IV. KIỂU ĐÁNH RỜI TIẾNG (staccato)
IV.1. Những nét đặc trưng
IV.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản
V. KIỂU ĐÁNH NHẤN TIẾNG (marcato)
V.1. Những nét đặc trưng
V.2. Biểu đồ ứng với các loại nhịp căn bản
VI. MỘT VÀI MÔ HÌNH KHÁC ĐỂ DIỄN CÁC NHỊP CƠ BẢN
VII. KIỂU ĐÁNH NHỊP TENUTO
VIII. KIỂU ĐÁNH NHỊP PHÂN PHÁCH (subdivision)
VIII.1. Phân phách trong nhịp 2 phách
VIII.2. Phân phách trong nhịp 3 phách
VIII.3. Phân phách trong nhịp 4 phách
IX. KỸ THUẬT DỒN PHÁCH (merging)
IX.1. Kỹ thuật dồn nhịp 2 phách – Nhịp một phách
IX.1. Kỹ thuật dồn nhịp 3 phách
Chương 4. KHỞI TẤU và CHẤM DỨT
I. CHUẨN BỊ VÀ KHỞI TẤU
I.1. Những yêu cầu của sự chuẩn bị
I.1.1. Phách chuẩn bị
I.1.2. Tư thế chuẩn bị
I.2. Các loại khởi tấu
I.2.1. Khởi tấu vào đúng phách (start on beat)
I.2.2. Khởi tấu vào giữa phách (start between beats)
I.3. Các biểu đồ khởi tấu vào đúng phách
I.4. Các biểu đồ khởi tấu vào giữa phách
II. KỸ THUẬT DỨT
Chương 5. MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐẶC BIỆT
I. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN ĐẢO PHÁCH (syncope)
I.1. Cách thông thường
I.2. Kỹ thuật “hot stove”
I.3. Kỹ thuật mặt phẳng chuẩn
II. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN DẤU CHẤM LƯU (fermata, corona)

9
II.1. Dấu ngân trên toàn nhịp
II.2. Dấu ngân trên các phách khác nhau của nhịp
III. KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN DẤU LẤY HƠI (breath pause)
IV. KỸ THUẬT PHÂN CÂU (phrasing)
V. KỸ THUẬT THAY ĐỔI TỐC ĐỘ (tempo)
Chương 6. THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ
I. KHÁI NIỆM
II. BIÊN ĐỘ CỦA NHỊP TRƯỜNG LỚN HAY NHỎ
III. SỬ DỤNG TAY TRÁI
IV. SỬ DỤNG CÁNH TAY
Chương 7. SỬ DỤNG TAY TRÁI
I. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA TAY TRÁI
II. VÀI KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VỚI TAY TRÁI
II.1. Diễn tả tính mạnh dần (crescendo)
II.2. Diễn tả tính nhẹ dần (decrescendo)
II.3. Điểm bè (Cuing; cue-in)
II.4. Một số nhiệm vụ khác cần điều khiển bằng tay trái
Chương 8. BIỂU ĐỒ NHỊP GHÉP
I. NHỊP 5 PHÁCH TRONG CÁC TỐC ĐỘ KHÁC NHAU
I.1. Thành lập biểu đồ nhịp
I.2. Phân tích biểu đồ
I.3. Lựa chọn biểu đồ để điều khiển
I.4. Các mẫu thực tập biểu đồ
II. NHỊP 7 PHÁCH
Phần II: CHỈ HUY HỢP XƯỚNG
Chương 1. THÀNH LẬP MỘT BAN HỢP XƯỚNG
I. HỢP XƯỚNG LÀ GÌ?
II. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC HỢP XƯỚNG
III. THÀNH LẬP BAN HỢP XƯỚNG
III.1. Những chuẩn bị về mặt hành chánh
III.2. Tổ chức nội bộ
III.2.1. Địa điểm sinh hoạt
III.2.2. Những trang bị cần thiết
III.2.3. Chương trình tập dợt

10
III.3. Tổ chức chuyên môn
III.3.1. Tuyển chọn thành viên
III.3.2. Thử giọng
IV. CHẤN CHỈNH BAN HỢP XƯỚNG
IV.1. Tìm hiểu tình hình nội bộ
IV.2. Thái độ xử trí
IV.3. Phương diện chuyên môn
Chương 2. CÁCH TỔ CHỨC và PHƯƠNG PHÁP TẬP HÁT
I. TỔ CHỨC TẬP DƯỢT
I.1. Một số vấn đề tổng quát
I.2. Đối với người Chỉ huy hợp xướng
I.3. Đối với người đệm đàn
I.4. Đối với Ban hợp xướng
II. PHƯƠNG PHÁP TẬP HÁT
II.1. Tư thế khi tập hát
II.2. Một số kinh nghiệm cá nhân
Chương 3. KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN HỢP XƯỚNG
I. PHƯƠNG PHÁP LẤY HƠI
II. NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC HÁT XUỐNG CUNG
II.1. Nguyên nhân về tâm sinh lý
II.2. Nguyên nhân về môi trường
II.3. Nguyên nhân về kỹ thuật ca hát
II.4. Nguyên nhân về chuyên môn âm nhạc
III. DIỄN TẢ SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ
III.1. Những điểm cần lưu ý – Cách kiểm soát cơ bản
III.2. Những biến đổi cường độ trong diễn cảm âm nhạc
IV. TỐC ĐỘ
IV.1. Chọn tốc độ thích hợp
IV.2. Những nguyên tắc chung
Chương 4. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN BÀI HÁT HỢP XƯỚNG
I. TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN
I.1. Ca từ
I.2. Âm nhạc
I.3. Những lưu ý chung

11
II. CÁC KHÍA CẠNH ĐỂ PHÂN TÍCH
II.1. Hình thức âm nhạc
II.2. Giai điệu và Tiết tấu
II.3. Cấu trúc hòa âm
III. PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM MẪU
Ví dụ “Khúc Ngợi Ca Niềm Tin”
Phần III: CHỈ HUY DÀN HẠC
Chương 1. NHẠC KHÍ SỬ DỤNG TRONG DÀN NHẠC
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHẠC KHÍ
II. CÁC NHÓM NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC
II.1. Bộ Gỗ
II.2. Bộ Đồng
II.3. Bộ Gõ
II.4. Bộ Dây
Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG
II. SỐ LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN NHẠC KHÍ TRONG DÀN NHẠC
III. VẤN ĐỀ PHỐI
IV. CÁCH SẮP XẾP DÀN NHẠC
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC GIAO HƯỞNG QUA CÁC THỜI KỲ
I. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ PHỤC HƯNG
II. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ BAROQUE
III. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ CLASSICAL (KINH ĐIỂN)
IV. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THỜI KỲ ROMANTIC (LÃNG MẠN)
V. ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
Phụ lục 1. Phân tích để chỉ huy hợp xướng “Hallelujah” của G.F.Händel
Phụ lục 2. Một số nhạc trưởng nổi tiếng của Tk. XX
Phụ lục 3. Giới thiệu các cuốn sách sắp xuất bản
Tài liệu tham khảo

12

You might also like