You are on page 1of 1

ĐỒNG DƯ THỨC

I. Định nghĩa:
Nếu hai số nguyên a và b có cùng số dư trong phép chia cho một số tự nhiên m ≠ 0 thì ta nói
a và b đồng dư với nhau theo mô đun m,
và có đồng dư thức: a ≡ b (mod m) (*)

VD: 7 ≡ 10 (mod 3) ; 12 ≡ 22 (mod 10)

* Chú ý: a ≡ b (mod m) ⇔ a - b Mm
II. Các tính chất của đồng dư thức:
1. Tính chất phản xạ: a ≡ a (modm)
2. Tính chất đối xứng: a ≡ b (modm) thì b ≡ a (modm)
3. Tính chất bắc cầu: a ≡ b (modm) , b ≡ c (modm) thì a ≡ c (modm)
4. Cộng (trừ) từng vế hai đồng dư thức theo cùng mô đun:
a ≡ b (modm)
 ⇒ a ± c ≡ b ± d (modm) a + c ≡ b + c (modm)
c ≡ d (mod m )
* Hệ quả:
+ Có thể thêm cùng một số nguyên vào 2 vế của một đồng dư thức:
a ≡ b (modm) ⇒ a + c ≡ b + c (modm)
+ Có thể chuyển vế, đồng thời đổi dấu một số hạng của một đồng dư thức:
a + c ≡ b (modm) ⇒ a ≡ b − c (modm)
+ Có thể cộng một vế của đồng dư thức với một bội của mô đun:
a ≡ b (modm) ⇒ a + km ≡ b (modm)
5. Nhân từng vế của 2 đồng dư thức theo cùng mô đun:
a ≡ b (modm)
 ⇒ ac ≡ bd (modm)
c ≡ d (mod m )
* Hệ quả:
+ Có thể nhân 2 vế của một đồng dư thức với cùng một số nguyên:
a ≡ b (modm) ⇒ ac . ≡ bc . (modm)
+ Có thể nâng 2 vế của một đồng dư thức lên cùng một lũy thừa:
a ≡ b (modm) ⇒ an ≡ bn (modm)
6. Có thể nhân 2 vế và mô đun của 1 đồng dư thức với cùng một số nguyên dương:
a ≡ b (modm) ⇒ ac . ≡ bc . (modmc)
7. Có thể chia 2 vế và mô đun của một đồng dư thức cho cùng một ước chung dương của chúng:
VD: 22 ≡ 6 (mod 8) ⇒ 11 ≡ 3 (mod 4)
8. Trong trường hợp ước chung của 2 vế nguyên tố cùng nhau với mô đun ta có thể chia 2 vế
của đồng dư thức cho ước chung đó:
ac ≡ bc (modm) 16 ≡ 2 (mod7)
 ⇒ a ≡ b (mod(m) . VD:  ⇒ 8 ≡ 1 (mod(7)
(c, m) = 1 (2,7) = 1

You might also like