You are on page 1of 80

Vinashin - con tàu không bến (phần 2)

Mặc Lâm, phóng viên RFA

2010-07-09

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định tái cơ cấu Vinashin sau khi thừa nhận tập đoàn này bên bờ
vực thẳm. Vinashin bị chia ra thành nhiều mảnh trong đó hai tập đoàn PetroVN và Vinaline phải
gánh những món nợ khổng lồ mà tập đoàn Vinashin gây ra.

Photo courtesy of tuoitre.vn

Một cửa hàng kinh doanh ôtô, xe máy tại Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy
và xe máy - một trong 200 công ty của Vinashin

Liệu việc tái cơ cấu này có phải là liều thuốc trị đúng căn bệnh của Vinashin hay không và chính
phủ phải làm gì tiếp theo sau đó để rà soát lại hiệu quả thật sự của các tập đoàn kinh tế hiện nay?

Được nhà nước ưu đãi

Những tập đoàn kinh tế nhà nước từ trước tới nay vẫn đựơc báo chí dùng những cụm từ hết sức
ấn tượng như “anh cả đỏ” hay “quả đấm thép” hoặc “xương sống của quốc gia”... để chỉ sức
mạnh tuyệt đối của chúng trong nền kinh tế thị truờng nhưng lại định hướng theo xã hội chủ
nghĩa mà Việt Nam vẫn quyết tâm theo đuổi trong nhiều chục năm qua. Những con số lớn lao về
doanh thu của các tập đoàn này được báo cáo trước quốc hội hàng năm đã làm nhiều người an
tâm cho sức mạnh của những cỗ xe tập đoàn đang kéo nền kinh tế Việt Nam.

Thế nhưng phía sau các con số ấy là những dấu hỏi rất lớn mà các chuyên gia kinh tế đặt ra, và
sự phân tích chi tiết của họ có thể làm cho người lạc quan nhất phải giật mình. Các tập đoàn kinh
tế Việt Nam hoạt động dưới cơ chế được chính phủ giao quyền tự chủ cho ban quản trị tập đoàn.
Cụ thể là chế độ tài chính hiện nay cho phép Chủ tịch ban quản trị được quyền sử dụng lợi nhuận
sau thuế để tái đầu tư vào các mục đích mà tập đoàn này muốn.
Lợi nhuận sau thuế của các tập đoàn rất lớn, đặc biệt là những tập đoàn chuyên khai thác tài
nguyên thô của đất nước như dầu mỏ hay than đá. PetroVN và Tập đoàn Than Khoáng sản VN là
hai tập đoàn không hề do năng lực tự thân mang lại mà chỉ đơn thuần ngồi yên thu tiền từ tài
nguyên quốc gia. Hai tập đoàn này khai thác chính sách tài chánh để đầu tư dàn trải trên rất nhiều
khu vực khác và tiền lệ này được các tập đoàn nhỏ hơn theo sau mà không bị bất cứ quy định
nào của chính phủ trói buộc, Vinashin là một thí dụ.

Nguồn lực của quốc gia không nhất thiết phải thuộc về nhà nước. Khi nhà nước đứng ra làm kinh
tế tức là có những doanh nghiệp riêng của mình và được ưu ái nên tôi nghĩ rằng đây là cách làm
không tốt.

TS Nguyễn Quang A

Không có nguồn lợi trực tiếp từ tài nguyên thô nên Vinashin phải trông cậy vào những yếu tố ưu
đãi của nhà nước. Vinashin trong những bước đầu tương đối thành công nhờ năng lực và sức
sáng tạo của công nhân lành nghề trong lĩnh vực đóng tàu. Thay vì phát triển thế mạnh này
Vinashin lại chạy theo các đàn anh trong lĩnh vực đầu tư vào tài chánh, bất động sản, dịch vụ...và
hậu quả là sau 5 năm ngắn ngủi, con tàu Vinshin đang tiến dần tới tảng băng mà con tàu nổi
tiếng thế giới Titanic đụng phải vào năm 1912.

Tảng băng trước mũi Vinashin này đang được nhà nước nỗ lực phá vỡ bằng biện pháp chẻ nhỏ ra
làm nhiều mảnh, giao lại cho PetroVN và Vinaline, là hai tập đoàn hiếm hoi tương đối vững
vàng hiện nay. Liệu những món nợ mà nhà nước giao cho PetroVN và Vinaline có làm nhẹ gánh
cho Vinashin để nó có thể chuyển hướng tránh tảng băng phá sản đang trôi về mũi của nó hay
không. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia nghiên cứu kinh tế tài chánh cho biết ý kiến của ông
về biện pháp tái cơ cấu của nhà nước, giống như đập băng cứu tàu:

Tôi rất ngạc nhiên về quyết định tái cơ cấu đó. Một quyết định tái cơ cấu thường phải dựa trên
sự phân tích hết sức sâu sắc về kinh tế, về kỹ thuật, về công nghệ và về các mối liên quan. Trước
đây đã có hai lần hoãn phái đoàn thanh tra về Vinashin, bây giờ thì lại có quyết định tái cơ cấu.
Vinashin chia làm ba và trong đó chuyển cho Vinaline, PetroVN.

Hiện nay người ta chưa thấy được cơ sở pháp lý cũng như các vấn đề chuyển nợ, gán nợ.
PetroVN nhận nợ bao nhiêu, và Vinaline nhận nợ bao nhiêu là chưa rõ ràng. Bởi vì rất có thể
PetroVN đã cho Vinashin vay rất nhiều và sẽ coi như các doanh nghiệp đó gán nợ và không sẵn
sàng lãnh nhận thêm các món nợ mà họ không tự gây ra. Cho nên đây là một vấn đề cần phải
tiếp tục được theo dõi và dư luận hiện nay đang rất quan tâm theo dõi.
Chữa cháy không đúng chỗ

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin Phạm Thanh Bình. Photo courtesy of tuoitre.vn
Quốc hội Việt Nam đã biết rất rõ sự tuột dốc của Vinashin. Chính phủ cũng biết rất rõ điều này khi đơn
thưa của các nạn nhân tập đoàn này liên tiếp gửi vào văn phòng thủ tướng. Quốc hội không đủ sức mạnh
để các câu hỏi của mình được chính phủ tôn trọng còn chính phủ thì lại do dự và được tư vấn sai lạc tiếp
tục nuôi dưỡng Vinashin với các biện pháp chữa cháy không đúng chỗ. Biết Vinashin mang quá nhiều
mối nợ không trả nổi nhưng Thủ tướng chính phủ cũng đặt bút bảo lãnh cho tập đoàn này được phép bán
trái phiếu cho ngoại quốc trị giá 750 triệu đô la để Vinashin tiếp tục hoạt động.

Động thái ưu ái này một lần nữa khiến Vinashin và nhiều tập đoàn khác cảm thấy sự quan trọng
của chúng và càng mạnh tay hơn vung tiền vào các dự án không liên quan gì đến chức năng được
chính phủ giao cho. Vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước vẫn được chính phủ lập đi
lập lại và báo chí theo đó cổ võ một cách nhiệt tình. Nhà nước đứng ra làm kinh tế có gì bất ổn
hay không, và có thật vai trò của các tập đoàn quan trọng đến nỗi nhà nước phải tập trung tất cả
nguồn lực quốc gia cho họ. TS Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu độc lập, nguyên viện
trưởng viện IDS nói:

Thực sự đây là một vấn đề thuộc về nhận thức rất sâu sắc cần phải thay đổi. Nguồn lực của quốc
gia không nhất thiết phải thuộc về nhà nước. Khi nhà nước đứng ra làm kinh tế tức là có những
doanh nghiệp riêng của mình và được ưu ái nên tôi nghĩ rằng đây là cách làm không tốt. Những
nguồn lực ấy nếu cải tổ một cách hợp lý thì nhà nước không mất đi một đồng xu nào cả. Vẫn là
tài sản của nhà nước.

Tôi lấy thí dụ, khi một doanh nghiệp được bán đi hoặc cổ phần hóa một cách triệt để thì tài sản
đó của nhà nước chuyển thành tiền và số tiền đấy thu về kho bạc của nhà nước và nhà nước có
thể sử dụng tài sản ấy dùng vào những việc như phát triển giáo dục, y tế hay hạ tầng cơ sở.
Trong khi đó doanh nghiệp họ hoàn toàn tự chủ, làm công việc kinh doanh của họ. Đấy là cách
mà tôi cho rằng hữu hiệu hơn cách nhà nước trực tiếp điều khiển.

Việc thành lập các tập đoàn của nhà nước được TS Lê Đăng Doanh nhìn nhận còn nhiều bất cập và thiếu
tính khoa học:

Việc thành lập tập đoàn là một thí điểm mà đã là thí điểm thì về mặt khoa học mà nói thì là thì
nghiệm có giới hạn về không gian, thời gian với các điều kiện nhất định. Sau đó được đánh giá
để lượng định mô hình đó có thể sử dụng và mở rộng hay không. Cho đến nay, quá trình thí điểm
đó đã diễn ra sáu năm và được thực hiện với quy mô rất lớn mà không thấy có đánh giá gì các
cơ chế, khung pháp luật hoạt động của các tập đoàn.

Chừng nào đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn xem kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Rồi
kinh tế nhà nước phải là kinh tế tập thể thì tôi nghĩ cái gốc của nó không thể giải quyết và các
vấn đề tương tự cũng sẽ còn lập lại.

TS Nguyễn Quang A

Trong nhiều năm về trước, nhà nước gom các công ty quốc doanh trong đó có không ít công ty
từng thất bại, để thành tập đoàn. Thủ tướng chính phủ chỉ định một nhóm đảng viên vào các
chức vụ quan trọng, lãnh đạo tập đoàn như lãnh đạo một tổ chức đảng. Với cách làm này nhiều
chuyên gia kinh tế độc lập cho là sai lầm vì không tận dụng đựơc khả năng lãnh đạo thật sự của
người am hiểu về kinh tế. Hai nữa vì thiếu giai đoạn gây dựng và phát triển nguồn vốn cũng như
nhân lực, các tập đoàn quốc doanh không thể tự đứng trên đôi chân của mình mà luôn phải nhờ
vào các ưu đãi của nhà nước. Cái gốc của vấn đề này được TS Nguyễn Quang A chia sẻ:

Chừng nào đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn xem kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Rồi
kinh tế nhà nước phải là kinh tế tập thể thì tôi nghĩ cái gốc của nó không thể giải quyết và các
vấn đề tương tự cũng sẽ còn lập lại.

Quay trở lại với sự sụp đổ của Vinashin, liệu tác động của nó có thể gây hiệu ứng domino hay
một cuộc khủng hoảng dây chuyền cho nền kinh tế Việt Nam hay không TS Nguyễn Quang A
đưa ra nhận xét:

Tôi không nghĩ rằng cái việc đổ vỡ của Vinashin sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng. Thật sự đây
là một bài học cần phải nghiên cứu một cách hết sức thấu đáo và có những thay đổi tận gốc rễ
về tư duy thì sẽ làm cho sự phát triển của đất nuớc tốt hơn lên, hiệu quả hơn lên.

Nếu vì một lý do chính trị mà không thể buông tay đối với tập đoàn thì trong thời gian tới, liệu
nhà nước có nên lấy mô hình của Trung Quốc để áp dụng vào cách quản lý tập đoàn của Việt
Nam nhằm kiểm soát chúng hiệu quả hơn hay không. TS Lê Đăng Doanh nói:

Trung Quốc có những tập đoàn rất lớn họ có những kinh nghiệm về quản lý như họ ký một hợp
đồng với ông chủ tịch Hội đồng quản trị rằng, ông phải cam kết tăng năng suất lao động bao
nhiêu phần trăm. Phải tiết kiệm điện, năng lượng bao nhiêu phần trăm. Phải nâng cao xuất khẩu
bao nhiêu phần trăm.....Nếu ông đồng ý ký vào đó thì tới thời hạn mà ông không thực hiện được
thì ông sẽ mất chức.

Kinh tế Việt Nam mặc dù đang khởi sắc và tương đối ổn định trong nhiều năm qua, nhưng về lâu
về dài nhiều tổ chức tài chánh uy tín quốc tế nhận định mối lo tiềm ẩn của Việt Nam vẫn là sự
sụp đổ của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Vinashin chưa phải là bài học cuối cùng và tác hại của
nó không thể xem thường như nhiều giới chức trong bộ máy kinh tế chính trị Việt Nam tuyên bố.
Từ vụ Vinashin đến scandal ở VTV
Nhật Hiên, thông tín viên RFA

Trong tuần qua, có khá nhiều sự kiện khiến người dân Việt nam phải quan tâm nhưng nổi cộm
nhất là những diễn biến tiếp theo của “vụ án” Vinashin và việc ông Trần Đăng Tuấn, Phó Tổng
Giám Đốc VTV xin từ chức.

AFP photo

Logo của tập đoàn Vinashin tại trụ sở chính ở Hà Nội hôm 19/07/2010

Vinashin - con nợ khổng lồ

Kể từ khi vụ việc Vinashin bùng nổ trên mặt báo vào tháng 7. 2010 cho đến nay, đã có 5 lãnh
đạo cao nhất của Vinashin bị bắt. Tất cả đều bị khởi tố vì tội “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm
trọng”.

Trong những ngày qua, thông tin về cung cách làm ăn cực kỳ yếu kém, dối trá của tập đoàn
Vinashin với hàng loạt những sai phạm để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nền kinh tế của đất
nước khiến dư luận bàng hoàng. Một tập đoàn được thành lập với chức năng chính là đóng tàu,
"từng được xem là quả đấm thép, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp nặng Việt Nam, với
kỳ vọng trở thành thương hiệu đóng tàu hàng đầu thế giới" (theo VNexpress), nhưng trong thực
tế, Vinashin đã làm gì trong thời gian qua?

Trong bài “Chiến lược công nghiệp nặng quốc gia qua điển hình Vinashin: Kinh doanh đồ đồng
nát” đăng trên Talawas, tác giả Phan Xuân Lâm viết: “…chuyện những con tàu nát của Vinashin
đã được nói đến trên khắp mặt báo, từ báo chí lề phải đến báo chí lề trái và báo chí… không lề.
Tuy nhiên, việc một tập đoàn mà chức năng chính là đóng tàu lại đổ tiền của ra mua hàng loạt
tàu đồng nát, đồ phế thải của thế giới, để cuối cùng đem ra bán sắt vụn, để lại một cảm giác kinh
tởm không phai nhạt. Vinashin trở thành nhà bán sắt vụn hoành tráng nhất Việt Nam.”
... việc một tập đoàn mà chức năng chính là đóng tàu lại đổ tiền của ra mua hàng loạt tàu đồng
nát, đồ phế thải của thế giới, để cuối cùng đem ra bán sắt vụn, để lại một cảm giác kinh tởm
không phai nhạt. Vinashin trở thành nhà bán sắt vụn hoành tráng nhất Việt Nam.

Tác giả Phan Xuân Lâm

Không những đi mua tàu cũ, tàu phế thải, Vinashin còn "mua 2 nhà máy nhiệt điện cũ từ những
năm 1960 của Hàn Quốc, đã ngừng hoạt động từ năm 2004, trong đó có các biến thế có chứa
chất độc hại mà Chính phủ Hàn Quốc cấm xuất, Chính phủ Việt Nam cấm nhập", và "sử dụng
giấy tờ giả mang danh Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương để nhập số thiết bị trên về
Việt Nam…"

Việc tại sao những người lãnh đạo Vinashin lại bỏ hàng núi tiền đi mua những con tàu cũ nát
được blogger Bút Lông lý giải: “Theo một số chuyên gia sành sỏi về hàng hải và môi giới tàu
biển: Với nước ngoài, tàu mới đóng luôn rõ ràng một mức giá nhất định, khi mua không thể nâng
giá được. Còn các loại tàu cũ thì giá cả vô chừng, chủ tàu chỉ cần số tiền mình cần bán, người
mua muốn nâng lên bao nhiêu thì... tùy! Thông thường, khoản chênh lệch này sau đó người bán
và môi giới tàu thanh toán lại cho người mua tại một địa điểm trung gian.”

Câu trả lời ở đây là tiền, là lòng tham vô đáy và căn bệnh tham nhũng vô phương cứu chữa ở
Việt Nam. Hàng loạt tàu phế thải được mua với giá cao ngất ngưởng để về nằm “đắp chiếu” và
nếu có cưa sắt vụn bán thì cũng không thu hồi được bao nhiêu, “điều này đã lý giải vì sao tổng
nguồn vốn nhà nước chuyển công ty viễn dương Vinashin gần nửa tỷ USD bị bốc hơi gần hết.”,
blogger Bút Lông kết luận.

Có rất nhiều bài học đắt giá được rút ra từ vụ vỡ nợ này. Thứ nhất là sự dốt nát, liều lĩnh đến
hoang tưởng, sự yếu kém, vô trách nhiệm trong làm ăn và trong quản lý của những người lãnh
đạo tập đoàn Vinashin. Nhưng người chịu trách nhiệm cao nhất chính là ông Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.

Theo blogger Kami: “Vì coi Vinashin như ngọn cờ đầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe các
quân sư quạt “máy” xui dại, với một chiến lược phát triển, với viễn tưởng sẽ xây dựng thành
công và đưa những tập đoàn công nghiệp nhà nước hàng đầu thành những tập đoàn kinh doanh
lớn theo kiểu định hướng XHCN. …Đó chính là lý do vì sao khoản 750 triệu đô-la từ cuộc phát
hành trái phiếu đầu tiên của Việt Nam ra nước ngoài đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
quyết định chuyển qua cho Vinashin toàn bộ.”
Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin trả lời báo chí trong buổi lễ hạ thủy một con
tàu mới tại thành phố Hải Phòng hôm 23/6/2006. AFP PHOTO
Trong bài “Từ Titanic đến Vinashin: những ác mộng kinh hoàng đến những cú lừa thế kỷ” đăng
trên trang Bauxite Vietnam, tác giả Nguyễn Trung cũng có cùng quan điểm: “…kẻ thủ ác đầu
tiên đã cắm nhát dao chí mạng cho con tàu Vinashin là những cơ quan, những người đã ký giải
ngân 750 triệu USD! Thật vậy. Vì 750 triệu USD là số tiền gấp 4,7 lần tổng số vốn của Vinashin
vào năm 2006. Điều này trái với quy luật kinh doanh – tiền đầu tư vào cơ sở nhà máy, máy móc
thiết bị không thể nhiều hơn số vốn của công ty. Nhưng trong trường hợp này là lớn hơn gấp 4,7
lần. Lúc đó, đã có người gởi thư cảnh báo chuyện này được gởi đến những cơ quan cùng những
người có trách nhiệm nhưng tất cả chỉ là con số không – không ai quan tâm.”

Với số tiền khổng lồ này, ông Tổng Giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình bèn tha hồ chi tiền
mạnh tay cho nhiều dự án chưa lập luận chứng, chưa cần báo cáo đầu tư.

Trong loạt bài về “Vinashin: chuyện bây giờ mới kể”, tác giả Lê Trung Thành đã liệt kê ra hàng
loạt “Dự án nối tiếp dự án ra đời và tập trung nhiều nhất, lớn nhất là vào năm 2006 và 2007 bởi
VNS đã nắm trong tay 750 triệu USD, 8.300 tỷ đồng phát hành trái phiếu trong nước và 600 triệu
USD vay của Ngân hàng Thụy Sĩ…Hàng ngàn tỷ đồng từ vốn vay trả lãi từ 7 – 12 % một năm
nằm chôn chết ở các dự án đầu voi đuôi chuột kéo dài từ địa đầu Móng Cái đến chót mũi Cà
Mau.”

Hậu quả thật nặng nề. Tác giả Alan Phan viết trong bài “Hiện tượng Phạm Thanh Bình”: “Trước
hết, có thể nói Vinashin là một hiện tượng trong lịch sử kinh tế thế giới, đáng ghi vào Sách kỷ
lục Guinness (Book of Records). Theo Bloomberg, tập đoàn này làm thất thoát khoảng 4,5 tỉ
USD tài sản tương đương với 5% GDP của Việt Nam. So với xì-căng-đan kinh tế lớn nhất của
Mỹ, Công ty Enron phá sản với tài sản tổng cộng hơn 65 tỉ USD (vốn hóa thị trường) tương
đương với 0,6% GDP của Mỹ vào thời đó (2001). Ở Á châu, Tập đoàn Sime Darby của Malaysia
đạt kỷ lục năm 2009 với số tiền lỗ hơn 1,8 tỉ USD, tương đương với 0,4% của GDP. So với
thành tích của Vinashin, họ chỉ là đàn em".
Vì coi Vinashin như ngọn cờ đầu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe các quân sư quạt “máy”
xui dại, với một chiến lược phát triển, với viễn tưởng sẽ xây dựng thành công và đưa những tập
đoàn công nghiệp nhà nước hàng đầu thành những tập đoàn kinh doanh lớn theo kiểu định hướng
XHCN.

Blogger Kami

Blogger Kami bình luận: “Số tiền nợ này nhiều tới mức nếu bổ đầu bình quân mỗi công dân
nước Cộng hòa XHCN Việt nam, kể từ em bé vừa cất tiếng chào đời đến người chuẩn bị trút hơi
thở cuối cùng cũng phải mắc nợ khoảng hơn 1 triệu VND. Trong một thư ngỏ của TS Vũ Triệu
Minh gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông TS Vũ Triệu Minh đã nói toạc rằng: “… Chỉ trong
một chớp mắt, mỗi người dân Việt Nam phải trả nợ cho Vinashin của ông một triệu đồng đấy. Số
tiền này đủ để ông xóa nghèo cho toàn dân Việt Nam trong vòng 20 năm…”

Nhưng tiền bạc chưa phải là chuyện lớn, vấn đề quan trọng là công ăn việc làm và cuộc sống của
người lao động của Vinashin. Theo Báo Thanh niên cho biết "Ngày 4.8, Chủ tịch Tổng LĐLĐ
VN Đặng Ngọc Tùng có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết chính sách lao
động tại Vinashin. Theo công văn này, đời sống của người lao động Vinashin đang gặp rất nhiều
khó khăn. Hiện có 7.314 lao động thiếu việc làm, tập đoàn nợ tiền lương của người lao động 103
tỉ đồng, nợ BHXH 143,9 tỉ đồng.”

Bài học thứ hai là mô hình kinh tế quốc doanh do nhà nước chỉ đạo từ trước đến nay chỉ toàn lỗ
lã, thất bại. Trong bài “Từ chuyện Vinashin-Còn tàu không bến đến một cơ chế cần khai tử” tác
giả Nguyễn Trung nói thẳng: “Tính đến nay thì có hai doanh nghiệp đã “lộ mặt” chuyện này. Đó
là TKV dưới thời ông cựu Kiển –và nay là Vinashin. Việt Nam hiện có bao nhiêu doanh nghiệp
Nhà nước đã, đang, và sẽ đi mượn nợ kiểu này – và số nợ đã vay là bao nhiêu?...85 triệu dân Việt
Nam hôm nay, cùng con cháu họ sẽ cật lực làm để trả nợ cho Chính phủ được gây ra bởi các tập
đoàn con cưng của Chính phủ. Những tập đoàn kinh tế mà hiệu quả kinh tế thì kém cỏi nhưng
theo lời các vị Bộ trưởng thì “hiệu quả chính trị, hiệu quả xã hội vẫn tốt”!

Những vấn nạn mà theo lời của ông PTT Nguyễn Sinh Hùng là “Tôi nhấn mạnh một lần nữa việc
kiểm soát trước còn nhiều yếu kém. Yếu kém này là do cơ chế”. Đổ thừa tất cho cơ chế là cách
mà các nhà lãnh đạo từ trên xuống dưới của Việt Nam vẫn thường làm. Nói như tác giả Nguyễn
Trung: “Cơ man nào là cơ chế và cơ chế nào cũng hung hiểm như bệnh nan y khiến cho Việt
Nam không thành rồng thành hổ. Vậy thì, đã đến lúc khai tử cái cơ chế này – đó là cách duy nhất
để Việt Nam thành Rồng nơi biển lớn– còn không thì Việt Nam mãi là Rồng nơi lỗ chân trâu mà
thôi!”

Dư luận thì cho rằng đây chỉ là những vụ đấu đá nhau trước Đại hội Đảng, và sau vụ này thì ông
Nguyễn Tấn Dũng khó lòng mà mơ đến cái chức Tổng Bí thư quyền lực cao nhất ở Việt Nam!
Vụ Vinashin có gây khó khăn cho nền kinh tế
Việt Nam?
Gia Minh, biên tập viên RFA

2010-07-20

Vụ việc Tập đoàn Công nghiệp Tàu Thuỷ Việt Nam, Vinashin, nợ đến 80 ngàn tỷ đồng trên tổng
vốn chừng 90 ngàn tỷ đồng đã được chính phủ Hà Nội đưa ra biện pháp cứu vớt.

Photo courtesy of vinamaso.net

Tàu của tập đoàn Vinashin.

Ngân sách bị ít đi

Tuy nhiên biện pháp chuyển nợ của Vinashin sang cho hai tập đoàn khác là PetroVietnam và
Vinalines có thể giúp giải quyết tình hình Vinashin hay có thể gây ra những khó khăn khác cho
nền kinh tế Việt Nam?

Gia Minh nêu vấn đề này ra với tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu chuyên gia Cục Thống Kê Liên hiệp
quốc, người luôn theo dõi sát tình hình kinh tế Việt Nam. Trước hết tiến sĩ Vũ Quang Việt nói về
biện pháp cứu nguy mà chính phủ Hà Nội đưa ra cho Vinsahin vừa qua.

Vinashin mất khả năng trả nợ nên phải giao Vinashin cho người khác để người ta trả nợ cho.
Cách giao là giao cho PetroVietnam và Vinalines.

TS Vũ Quang Việt
TS Vũ Quang Việt: Đó là khả năng tình thế thôi cho trường hợp một ‘người’ nợ nhiều mà
không có khả năng trả nợ; đặc biệt là nợ nước ngoài. Toàn bộ hệ thống tài chính của Việt Nam sẽ
bị đánh giá thấp đi. Vinashin mất khả năng trả nợ nên phải giao Vinashin cho người khác để
người ta trả nợ cho. Cách giao là giao cho PetroVietnam và Vinalines. PetroVietnam không có
khả năng đóng tàu nhưng được giao vì có tiền. Hậu quả là ngân sách của Việt Nam lâu nay phần
lớn nhờ vào đóng góp của PetroVietnam, nay tiền đó mang đi trả nợ thì ngân sách bị ít đi.

Trước đây Vinashin mua chứng khoán của Công ty Bảo hiểm, đầu tư vào thị trường chứng
khoán, nay bắt những công ty kia phải mua với giá ban đầu; tức phần lỗ của Vinashin đẩy cho
các thành phần khác chịu.

Gia Minh: Đó là một vấn đề còn những vấn đề gì khác nữa?

Ts Vũ Quang Việt: Việc đẩy những hoạt động không phải chuyên môn cho những công ty khác
về lâu về dài sẽ gây khó khăn cho chính những công ty đó. Vấn đề đóng những tàu theo hợp
đồng đã ký với nước ngoài chưa chắc thực hiện được. Vinashin không có khả năng cung, nên
‘cầu’ trở nên vấn đề; như vậy về dài lâu có thể phải phá sản cho hết những công ty kia thôi.

Một tàu của tập đoàn vinaline. Photo courtesy of vinamaso.net


Một vấn đề nữa là nợ của Vinashin cũng có phần từ các ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng
không lấy được nợ sẽ khiến cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Trừ phi chính phủ lại in tiền
thêm, bơm tiền tín dụng cho các ngân hàng sống còn. Từ đó nền kinh tế bị ảnh hưởng khá lớn
không phải nhỏ, không khéo có thể đến khủng hoảng kinh tế. Nhiều vấn đề khác nữa.

Gia Minh: Theo ông sau khi áp dụng giải pháp ‘tình thế’ thì còn có hướng nào khác nữa?

TS Vũ Quang Việt: Nhìn về dài lâu, nếu cái gì không giải quyết được thì nên cho ‘chết đi’ hay
‘bán đi’. ‘tư nhân hoá’ đi. Nếu tiếp tục sẽ gây thêm vấn đề. Ví dụ Vinashin được giao nhiều đất ở
khắp nơi nhưng nay Vinashin không có khả năng trả tiền đất đai nữa; nhiều nơi nông dân không
biết làm gì; đất đai không đuợc trả, tiền lại không đuợc trả. Đó là vấn đề xã hội lớn.

Cơ hội đã qua

Gia Minh: Lâu nay đã có kế hoạch cổ phần hoá các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước rồi, theo
ông cách thức làm lâu nay có theo đúng huớng để các doanh nghiệp tiến đến hoạt động có hiệu
quả ?
TS Vũ Quang Việt: Con đuờng của Nhà nước Việt Nam từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng lên mắn
chức thủ tướng là tạo ra nhiều tập đoàn, xem đó như ‘quả đấm sắt’ để phát triển nền kinh tế; tuy
nhiên hệ thống đó lập ra chỉ có lợi cho những cá nhân trong cả hệ thống chính quyền và Đảng vì
thế hỏng. Vấn đề tư nhân hoá không phải dễ: cần phải tạo ra sản phẩm gì thì người ta mới mua;
phải có lợi nhuận trong tương lai mới có giá trị; còn không tạo ra đuợc giá trị tương lai mà chỉ là
những ‘thủ thuật’ như thế, cuối cùng sẽ sụp đổ.

Vinashin đâu có tạo ra sản phẩm. Nhiều tập đoàn nhà nước khác cũng như vậy thôi.

Gia Minh: Tình hình u ám như thế, không lẽ phải giải thể hết các tập đoàn đó?

Một vấn đề nữa là nợ của Vinashin cũng có phần từ các ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng
không lấy được nợ sẽ khiến cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.

TS Vũ Quang Việt

TS Vũ Quang Việt: Cách giải quyết tùy mỗi tập đoàn: ví dụ như PetroVietnam có dầu, xăng để
bán và trong trường hợp giá còn cao thì không có vấn đề. PetroVietnam có thể làm tốt hơn,
nhưng nếu làm xấu đi cũng chưa có vấn đề. Tập đoàn Điện lực, EVN, nhu cầu điện vẫn có đó
nên có lỗ bắt buộc nhà nước phải bù lổ. Vinashin thì không có khả năng cung, còn những tập
đoàn khác thì ‘cầu’ vẫn có đó, vấn đề là họ độc quyền và định giá để có lợi cho họ thôi.

Gia Minh: Ông vừa đề cập đến vấn đề độc quyền, lâu nay nhà nước cũng nói nhiều về điều này,
theo ông con đuờng cạnh tranh vẫn chưa thể thực hiện đuợc tại Việt Nam?

TS Vũ Quang Việt: Tôi không có đủ hiểu biết về Việt Nam để trả lời câu hỏi này. Chính lãnh
đạo Việt Nam họ phải biết rõ tại sao họ không để chuyện đó xảy ra, không đẩy vấn đề đó. Nhiều
người giải thích vì quyền lợi của tập đoàn quá lớn, ở khắp mọi nơi. Độc quyền họ mới thu lợi
nhiều, có vốn để đẩy ra những lĩnh vực khác, thành lập nhữngdoanh nghiệp nhỏ , thu hồi đất của
dân kiếm thêm lợi.

Cả hệ thống chính phủ có lợi, nay yêu cầu thay thế thì khó. Người ta có thể nói miệng nhưng
chưa chắc muốn làm như vậy.

Gia Minh: Trong thời gian qua, Việt Nam vẫn tự hào về thành quả kinh tế đạt đuợc; điều gì
giúp Việt Nam đạt đuợc thành quả đó?

TS Vũ Quang Việt: Sau khi vào WTO, lẽ ra Việt Nam có nhiều lợi thế để đi vào kinh tế thế
giơí; đầu tư vào Việt Nam nhiều. Tuy nhiên những chính sách sai lầm về tài chính, về ngân hàng,
và quá hồ hởi trong phát triển; đặc biệt như trong vấn đề Vinashin và nhiều tập đoàn khác nữa,
đã tạo nên lạm phát đến 23- 24% hồi năm 2008. Điều đó làm cho tốc độ phát triển sau đó dừng
lại, và đi xuống làm cho nhiều người mất niềm tin, làm cho thị trường chứng khoán tưởng có thể
đi lên đuợc trở thàng bong bóng. Cả một hệ thống chính sách làm cho nền kinh tế trở thành bong
bóng, thay vì phát triển một cách có hiệu quả và chất luợng. Chính vì vậy đã để cơ hội vuột qua;
nay sau những vụ như Vinashin thì có ngân hàng , định chế thế giơí nào dám mua trái phiếu, cổ
phiếu của Việt Nam với giá cao như vừa qua nữa hay không.
Con tàu mắc cạn và khủng hoảng niềm tin
Nam Nguyên, phóng viên RFA

2010-07-17

Vụ đổ vỡ ở Vinashin dù được chính phủ chắp vá và dù sẽ có nhiều nhân vật cao cấp đi tù, thì
công quĩ trong đó có tiền đóng thuế của dân sẽ bị mất mát khá nhiều.

Screen captured from vinashin.com.vn

Tàu chở container Vinashin Orient

Câu chuyện Tập Đoàn Công Nghiệp Tàu Thủy Vinashin gần như phá sản gây rúng động dư luận.
Đáp câu hỏi, liệu những biện pháp quyết liệt mà Đảng và Nhà nước đưa ra có phục hồi được
niềm tin của công chúng, Luật Sư Bùi Quang Nghiêm Phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư TP.HCM
nhận định:

“Theo ý kiến của tôi, nếu có bắt giam ông Phạm Thanh Bình đi nữa cũng không củng cố được
niềm tin trong việc quản lý vốn bởi vì muốn sao muốn thì số nợ đã 80.000 tỷ rồi. Không biết khởi
tố thì sẽ thu lại được số tiền là bao nhiêu, tôi nghĩ rằng không nhiều cho nên theo suy nghĩ của
riêng tôi, sẽ không củng cố được niềm tin bao nhiêu trong cung cách quản lý kinh tế mà phải có
một sự cải cách về quản lý các tập đoàn kinh tế nhà nước.”

Hôm 13/7 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định đình chỉ chức vụ đối với ông Phạm
Thanh Bình chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công Ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam
Vinashin. Trước đó hai ngày những sai phạm ở Vinashin đã được Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương
chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.

Vụ lợi cá nhân

Sai phạm của ông Phạm Thanh Bình và một số cộng sự được liệt kê khá dài, Ủy Ban Kiểm Tra
Trung Ương xác định đó là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá
nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Trong nhiều năm qua tập đoàn
Vinashin đã báo cáo không trung thực với chính phủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hậu quả của những khuyết điểm, vi phạm của ông Phạm Thanh Bình dẫn đến Tập Đoàn Công
Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam có nguy cơ phá sản, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Theo Ủy Ban
Kiểm Tra Trung Ương những khuyết điểm của ông Phạm Thanh Bình và một số cá nhân của Tập
Đoàn có dấu hiệu vi phạm luật hình sự. Do vậy Ủy Ban đã chuyển vụ việc qua cơ quan pháp luật
xem xét.

Sai phạm của ông Phạm Thanh Bình và một số cộng sự được liệt kê khá dài, Ủy Ban Kiểm Tra
Trung Ương xác định đó là do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá
nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.

Liên quan tới qui trình điều tra, tiến tới khởi tố ông Phạm Thanh Bình và một số cá nhân ở
Vinashin cũng như khung hình phạt cao nhất đối với trường hợp ông Phạm Thanh Bình, Luật Sư
Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư TPHCM giải thích:

“Các biện pháp của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương chỉ là một trong những nguồn thông tin về
tội phạm. Theo tôi biết, cơ quan điều tra hoặc của Bộ Công An hoặc của tỉnh, thành phố nơi xảy
ra hành vi tội phạm ấy họ sẽ khởi tố vụ án rồi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp theo luật
hình sự tố tụng qui định.

Trong trường hợp các nghi can có nguy cơ bỏ trốn hoặc sẽ gây khó khăn cho cơ quan điều tra,
như thông tin qua lại lẫn nhau ảnh hưởng tới tiến độ điều tra thì người ta sẽ ra biện pháp khẩn
cấp tạm giữ tạm giam bị can để phục vụ điều tra.

Điều này không có qui định rõ ràng nhưng tùy theo sự đánh giá của cơ quan điều tra xem là bị
can ấy nếu ở ngoài có ảnh hưởng hay không đối với công việc của cơ quan điều tra. Nếu tôi nhớ
không nhầm thì khung hình hạt nặng nhất trong trường hợp này là 30 năm tù giam.”

Theo Tuổi Trẻ Online, đầu giờ sáng 14/7 ông Phạm Thanh Bình, chủ tịch Vinashin đã chuyển
vật dụng cá nhân khỏi phòng làm việc ở tầng 5 trụ sở Tập Đoàn. Từ nay, ông Nguyễn Hồng
Trường Thứ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ kiêm nhiệm chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị
Vinashin.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin Phạm Thanh Bình. Photo courtesy of
VietNamNet

Ông Phạm Thanh Bình, vị thuyền trưởng điều khiển con tàu Vinashin đến chỗ mắc
cạn từng là môt người thăng tiến khá nhanh, trước khi bị đình chức ông Bình kiêm
nhiệm ba chức vụ quan trọng nhất ở Tập Đoàn Vinashin là Chủ tịch HĐQT, Tổng
Giám Đốc và Bí Thư Đảng Ủy. Sinh năm 1953 quê Hải Phòng, năm 1977 ông Bình là
kỹ sư vỏ tàu cán bộ cấp phòng Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Cơ Khí Giao Thông Vận Tải,
đến năm 1994 ông Bình lên chức Phó Viện Trưởng. Năm 1996 ông Bình trở thành
Tổng Giám Đốc Tổng công ty Vinashin, tháng 8/1998 ông được bổ nhiệm làm Chủ
Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc. Từ tháng 6/2003 ông Bình kiêm thêm
chức Bí Thư Đảng ủy.

Thiếu kiến thức

Tập đoàn kinh tế Vinashin được thành lập năm 2006 cùng với việc ra đời công ty mẹ của tập
đoàn. Tiền thân Vinashin là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy VN thành lập từ năm 1996 tập
hợp các cơ sở đóng tàu quốc doanh trong cả nước. Trong vòng gần 3 năm Vinashin đã phình ra
tới 200 công ty con cùng với sự tiếp vốn lớn lao từ nhiều nguồn.

Trên VietnamNet, luật gia Nguyễn Ngọc Bích nhận định rằng sự hình thành các tập đoàn kinh tế
nhà nước ở Việt Nam là trái qui luật tự nhiên. Vinashin đã nảy sinh và tồn tại trong khung cảnh
của một sự hiểu biết sai lầm, thiếu thốn về kiến thức lẫn phương pháp của chính nó và-quan
trọng hơn - của môi trường quanh nó.

Tập đoàn Vinashin đã được quản trị theo sự thuận tiện thay vì cách quản lý khoa học. Ông chủ
tịch kiêm tổng giám đốc mua sắm tài sản nhiều tiền mà hội đồng quản trị không biết; báo cáo tài
chính sai; đưa con cái anh em nắm giữ các công ty. Trong vòng ba năm mà lập ra hơn 200 công
ty thì chính là nhờ tiền được cấp phát và đi vay, nên không đếm xỉa gì đến hiệu quả đầu tư.
Vinashin đã nảy sinh và tồn tại trong khung cảnh của một sự hiểu biết sai lầm, thiếu thốn về kiến
thức lẫn phương pháp của chính nó và-quan trọng hơn - của môi trường quanh nó.

Vẫn theo nhận định của luật gia Nguyễn Ngọc Bích, Vinashin giống như một cậu bé ở tuổi dậy
thì, được cho lấy nhiều vợ, vì bố mẹ của cậu giàu có, kỳ vọng nhiều vào tài nghệ của con, trong
mong muốn về phúc lộc cho gia đình. Kỳ vọng không sai, mong muốn cũng đúng. Vấn đề là đã
nhìn sai về cậu bé và bây giờ mới thấy hậu quả.

Cũng trên VietnamNet, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định rằng, Vinashin quá lợi
dụng sự phát triển đa ngành để đầu tư lung tung. Trong bối cảnh tham nhũng phát triển, lý tưởng
bị suy giảm và cơ chế còn nhiều lỗ hổng, chính việc đầu tư tràn lan là những cơ hội để lợi dụng
bỏ tiền nhà nước vào các dự án. Bởi lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế nhà nước, như Vinashin,
là những người bổ nhiệm có thời hạn và theo lẽ tự nhiên, họ phải thông qua càng nhiều dự án
càng tốt và càng thu lợi cho cá nhân nhiều hơn.

Vẫn theo nhận định của TS Nguyễn Minh Phong, câu chuyện cốt lõi ở chỗ chính phủ cho họ trở
thành tập đoàn, được phép kinh doanh đa ngành một cách ồ ạt thiếu sự chuẩn bị cả về mặt pháp
lý lẫn kinh nghiệm.

Tái cấu trúc hay xiết nợ?

Từ cuối tháng 6, khi Thủ tướng quyết định tái cơ cấu Vinashin điều mà nhiều chuyên gia cho là
để cứu Vinashin khỏi phá sản, chính phủ đã công khai thông tin về tình trạng của tập đoàn.

Theo công bố của văn phòng chính phủ trong cuộc họp báo ngày 2/7, Vinashin đang nợ 80.000
tỷ đồng tương đương 4 tỷ USD. Tài sản của Vinashin được cho là vào khoảng 90.000 tỷ đồng
trong đó vốn của chủ sở hữu chỉ có 9.000 tỷ đồng.

Tàu Hoa Sen, một trong những dự án thua lỗ của Vinashin. Photo courtesy of
VietNamNet.

Trong tổng nợ 80.000 tỷ đồng, một phần khá lớn là vay từ tiền phát hành trái phiếu
của chính phủ, ít nhất khoảng 750 triệu USD, ở khoản này các chủ nợ không lo mất
vì chính phủ có nghĩa vụ phải trả cho dù Vinashin có phá sản. Ngoài ra Vinashin còn
có những khoản vay thương mại từ các chủ nợ nước ngoài, nhiều nhất là từ khoản
vay của Crédit Suisse, được cho là chiếm 1/4 tổng số nợ của Vinashin. Theo Saigon
Tiếp Thị, một phần lớn các khoản nợ còn lại của Vinashin thuộc về các tổ chức tín
dụng trong nước, đối tác kinh doanh và nhà thầu trong nước. Phần nợ vừa nêu
khoảng gần 20.000 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn gần 4.000 tỷ đồng chiếm hơn 91%
tổng số nợ quá hạn của cả 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Theo quyết định tái cơ cấu của chính phủ, kể từ 1/7 Vinashin bị chẻ nhỏ ra, Tập đoàn trở thành
công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên với vốn điều lệ hơn 14.000 tỷ đồng. 12 công ty thành
viên của Vinashin được chuyển về Tập Đoàn Dầu Khí Petro Vietnam, Tổng Công Ty Hàng Hải
Vinalines. Các Tập Đoàn Nhà nước sẽ nhận lãnh cả tài sản lẫn công nợ của các công ty con của
Vinashin.

Trả lời Đài ACTD, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:

Cách tái cấu trúc như hiện nay đem chuyển một số công ty của họ cho các công ty khác, như
PetroVietnam gánh một phần, Vinalines gánh một phần, rồi khoanh nợ giãn nợ của họ với các
ngân hàng.

Chuyên gia KT Phạm Chi Lan

“Cách làm với Vinashin hiện nay chỉ là giúp cho Vinashin về danh nghĩa giảm được số nợ rất
lớn khoảng 80 ngàn tỷ đồng tương đương 4 tỷ USD. Cách tái cấu trúc như hiện nay đem chuyển
một số công ty của họ cho các công ty khác, như PetroVietnam gánh một phần, Vinalines gánh
một phần, rồi khoanh nợ giãn nợ của họ với các ngân hàng.

Đồng thời Nhà nước lại chủ trương tiếp tục cung cấp vốn cho Vinashin làm tiếp, tôi nghĩ rằng
với cách đó thì không có gì đảm bảo là Vinashin sẽ có thể thay đổi được hoàn toàn và sẽ chuyển
từ hoạt động đang bị nợ nần thua lỗ rất lớn trở thành hoạt động có hiệu quả cao hơn.

Tái cấu trúc ở đây, nên chuyển những doanh nghiệp nào nhà nước không thật sự cần nắm giữ
sang cổ phần hóa. Như vậy sẽ có tính chất thay máu trong doanh nghiệp, có những nhà đầu tư
mới giỏi kinh doanh hơn, bỏ vốn vào đó và nắm quyền kiểm soát nhất định để chèo lái con
thuyền doanh nghiệp theo hướng kinh tế thị trường chấp nhận cạnh tranh và phát triển.”

Trên Vietnam Net, chuyên viên kinh tế Nguyễn Minh Phong lo ngại sẽ có những Vinashin tiếp
theo vì ông cho rằng một khi chủ thuyết phát triển còn chưa thay đổi, cơ chế vẫn như cũ.

Với việc tách Vinashin ra làm ba, nhận thức của nhà nước vẫn chưa thay đổi. Sự kiện Vinashin
đăng ký mấy chục lĩnh vực đầu tư từ xuất nhập khẩu, khu nghỉ mát đến sản xuất bia, trong đề án
tái cấu trúc mới nhất, các nhà lãnh đạo có thẩm quyền vẫn cho phép Vinashin đăng ký lại. Nhưng
hoạt động quan trọng nhất của tập đoàn này là đóng tàu thì lại bị xé ra đưa sang chỗ khác. Theo
nhận định của TS Nguyễn Minh Phong, đây chỉ là câu chuyện xiết nợ.
Hậu quả từ sự tăng trưởng "Thánh Gióng"

Sau những thành công bước đầu từ sự phát triển thần


tốc, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy - Người khổng lồ Vinashin đã chính thức bước chân vào
đầm lầy từ năm 2008 khi khủng hoảng tài chính khiến tín dụng bị thắt chặt trong khi các đơn
hàng giảm sút. Gắng gượng qua năm 2009 với luồng tiền mặtluôn trong báo động đỏ, sang đầu
năm 2010, không được bơm thếm vốn, Vinashin đã gục ngã trên con đường cố đi tới đích của
mục tiêu đầu tư dài hạn.

Đi từ con số 0 trên bản đồ công nghiệp đóng tàu thế giới, chỉ hơn 10 năm, Vinashin đã trở thành
đối thủ cạnh tranh đáng gờm của không ít cường quốc đóng tàu.

Tăng trưởng nóng lại quá mải mê theo đuổi mục tiêu lớn trong khi trình độ quản lý và bộ máy
không theo kịp là nguyên nhân chính đưa còn tàu Vinashin bị cuốn vào hố sâu khủng hoảng.

Đầu tầu đã đi quá nhanh

Với vốn điều lệ chỉ hơn 100 tỷ đồng, chỉ sau vài năm, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam (được thành lập từ năm 1996) đã có bước khởi đầu rất ấn tượng khi đóng thành công các
tàu 6.500 tấn, rồi 11.500 tấn.

Ở thời điểm đó, thành tích này thực sự khiến cả những người trong ngành phải kinh ngạc với
không ít thán phục. Bởi trước đó, ngành công nghiệp đóng tàu trong nước chỉ có thể đóng được
tàu từ 1 đến 3 nghìn tấn, chủ yếu chạy pha sông biển.

Tuy nhiên, bước phát triển ngoạn mục của Vinashin chỉ thực sự khiến mọi người bất ngờ kể từ
khi Tổng công ty được nâng lên thành tập đoàn. Với chủ trương phát triển kinh tế biển, Vinashin
đã được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ từ bảo lãnh vay vốn nước ngoài, tạo
điều kiện vay thương mại trong nước, cho đất dự án...

Được rót vốn rất lớn từ nguồn trái phiếu phát hành ra quốc tế và vay tín dụng do nhà nước bảo
lãnh, Vinashin đã có thời kỳ tiêu không hết tiền. Gần 1,5 tỷ USD tiền vay có lúc giải ngân không
kịp.

Với bầu sữa khổng lồ này, Vinashin không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng
hàng loạt nhà máy lắp ráp động cơ, sản xuất container, thép, đồ nội thất, xi măng, cơ khí và các
thiết bị chuyên dụng khác.
Hàng loạt các khu công nghiệp ở vị trí đắc địa do Vinashin xin được cơ chế đặc thù đã mọc lên
từ Bắc chí Nam như Lai Vu (Hải Dương), Hải Hà (Quảng Ninh), Đình Vũ (Hải Phòng), Soài
Rạp (Tiền Giang), Sông Hậu (Hậu Giang), Vàm Láng (Tiền Giang)... Tập đoàn hùng mạnh này
còn tiếp nhận một loạt cảng biển ở Hòn Gai, Thịnh Long, Chân Mây, Cửa Việt...

Từ năm 2005 đến 2008, thương hiệu Vinashin nổi lên như cồn không chỉ vì các hợp đồng đóng
mới tàu biển cỡ lớn lên tới 100 ngàn tấn mà còn do biển hiệu của Vinashin được chăng lên khắp
nơi với đủ loại hình kinh doanh đa ngành nghề.

Có tới hơn 100 công ty bên ngoài xếp hàng xin gia nhập Tập đoàn trong thời điểm này với ngành
nghề đăng ký kinh doanh hổ lốn từ khách sạn, vận tải đến tư vấn thiết kế, bất động sản, bia
rượu...

Sức hút vô cùng lớn của thương hiệu Vinashin nói cho cùng là ở nguồn tài chính dồi dào của Tập
đoàn. Thậm chí, năm 2008, tìm được đối tác nước ngoài, Vinashin còn trình Chính phủ kế hoạch
kinh doanh hàng không giá rẻ dù không hề có ưu thế gì để lấn sân sang lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ngay trong thời điểm Vinashin còn chưa tiêu hết vốn đi vay, đã có những tiếng
chuông cảnh báo sự tăng trưởng nóng sẽ khiến Tập đoàn không thể kiểm soát được hiệu quả đầu
tư.

Nhiều chuyên gia nhận định, “đầu tầu” Vinashin đã đi quá nhanh trong khi các “toa hàng” không
vận hành kịp. Thậm chí chúng được nối với nhau bằng một sợi dây quá lỏng lẻo. Nhưng những
yếu kém này chưa được bộc lộ rõ và chưa thực sự khiến các cơ quan quản lý và bản thân
Vinashin nhận ra...

Dùng vốn đóng tàu đầu tư đất đai và khu công nghiệp

Với đà tăng trưởng trong mơ của những năm trước đó, Vinashin đã rất tự tin ký hàng loạt dự án
đóng tàu mới trị giá hàng tỷ USD. Ở thời điểm này, vận tải biển cũng lãi lớn, một con tàu đưa
vào khai thác vài năm là hoàn vốn. Nói chung, trên khắp các “mặt trận”, bức tranh kinh tế của
Vinashin là vô cùng tươi sáng.

Vốn nhiều, trong khi đầu tư vào đóng tàu phải 10 năm mới có lãi. Thời điểm này, Vinashin táo
bạo chuyển một phần vốn sang xây hạ tầng khu công nghiệp. Đây có thể nói là quyết sách 5 ăn 5
thua.

Nếu mọi chuyện diễn ra đúng kế hoạch, chỉ sau 4 - 5 năm nữa, khoản tiền 1 tỷ USD này có thể
gia tăng giá trị lên 3 lần. Với 2 tỷ USD chênh lệch, Vinashin thừa tiền trả nợ gốc đi vay do giá trị
đất và khu công nghiệp tăng nhanh chóng trong khi số tiền bỏ ra san lấp, xây dựng không lớn.

Thế nhưng, những vết nứt đã xuất hiện khi giai đoạn đầy hào quang của vận tải biển và đóng tàu
trôi qua. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến Vinashin không thể huy động vốn đáp ứng nhu
cầu của 200 công ty con đang triển khai những dự án dang dở.
Không có tiền nhập vật tư đóng tàu, các dự án hạ tầng khát vốn, các công ty con quá yếu không
tự nuôi nổi mình khi bầu sữa mẹ cạn kiệt. Luồng tiền mặt không có, khoản vay 20 nghìn tỷ từ
các ngân hàng trong nước Chính phủ hứa cũng không thể triển khai, Vinashin buộc phải nợ nần,
điều chuyển vốn từ dự án nọ sang dự án kia.

Qua được năm 2008 bằng khoản vốn tích luỹ từ tiền ứng trước chủ tầu. Hy vọng cuối cùng phát
hành thêm được 3 tỷ USD trái phiếu vào năm 2009 tan thành mây khói đã dội cú đấm nốc ao cho
tình hình tài chính của Tập đoàn. Đến thời điểm này, việc ngừng, giãn, hoãn các dự án đầu tư
dàn trải với tổng số vốn hơn 6 ngàn tỷ đồng, bán bớt một số tài sản và cổ phiếu của Vinashin
cũng không thể cứu vãn được tình thế.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện nay nợ của Vinashin đã lên tới 80 ngàn tỷ đồng, thiếu 10
ngàn tỷ là bằng tổng giá trị tài sản của Tập đoàn. Số nợ này là quá lớn tính trên vốn điều lệ 9.000
tỷ đồng.

Để tháo gỡ khó khăn, tránh mất vốn Nhà nước, Chính phủ đã tái cơ cấu Vinashin bằng cách điều
chuyển 12 đơn vị của tập đoàn này với 20 ngàn tỷ đồng nợ sang cho Tập đoàn Dầu khí và Tổng
công ty Hàng hải VN Vinalines.

Tuy vậy, Vinashin vẫn còn khoản nợ lên tới 60 ngàn tỷ đồng. Liệu đây có phải là nhiệm vụ quá
sức của Vinashin trong tình cảnh khó khăn như nay? Và liệu các tổ chức tín dụng có tiếp tục dám
bơm vốn vào doanh nghiệp này nữa hay không?

Theo: giaothongvantai

Share
Hình ảnh hoạt động
Vinashin làm thép: “Khó vốn, càng phải đầu tư”
Bài đã được xuất bản.: 19/01/2010 16:34 GMT+7

• Recomend
• Thanks
• +0

Red

• In
• Email
• Thảo luận

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

• Chứng khoán "xanh vỏ đỏ lòng" kéo dài, vì sao?


• Tiếp thị điện tử đến nông dân, cách nào?
• Doanh nghiệp làm blog: cần, nhưng cẩn trọng
• Không nên quá khắt khe với việc tăng giá xăng?



“Sản xuất thép không chỉ là phát huy nội lực, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của
đóng tàu Việt Nam. Như thế, làm thép là vì mục đích kinh tế, vì khả năng cạnh tranh, là
mục đích lớn nhất của ngành đóng tàu. Hội nhập thì phải là như vậy.” - Chủ tịch Vinashin
Phạm Thanh Bình
Câu chuyện Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đầu tư vào ngành thép, một lần
nữa gây sự chú ý của công luận.

Hiệp hội Thép Việt Nam mới đây có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị xem xét việc Vinashin mở
rộng quy mô dự án thép tại Quảng Ninh lên 1 triệu tấn/năm. Lý do phản đối chính của Hiệp hội Thép Việt
Nam là sản xuất thép đóng tàu không thuộc lĩnh vực chuyên sâu của Vinashin, nên không mang lại hiệu
quả.

Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình và Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Cửu Long - Vinashin, đơn
vị tổng thầu xây lắp dự án nhà máy thép tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Tuấn Dương, đã cùng trả lời báo
giới về vấn đề này ngay tại nơi đang gây tranh cãi.

Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình (thứ hai từ trái sang) và Tổng giám đốc Thép Cửu Long - Vinashin (thứ ba từ
trái sang) - Ảnh: Anh Quân.

Nếu cứ nhập, sẽ khó có lãi


Vì sao Vinashin luôn nói thiếu vốn đầu tư, nhưng lại ưu tiên rót vốn vào ngành thép như thế?

Ông Phạm Thanh Bình: Vì hiện nay chúng ta nhập khẩu thép từ tất cả các đối thủ của chúng ta trong
ngành đóng tàu. Cho nên, giá thép bao giờ cũng cao hơn và thời gian nhập được thép về bao giờ cũng
dài hơn. Nếu như mua của họ mãi thì tàu của ta hoặc là kém cạnh tranh về giá, hoặc là phải chấp nhận
mất đi lợi nhuận để đảm bảo giá cạnh tranh.

Sản xuất thép không chỉ là phát huy nội lực, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh của đóng tàu Việt
Nam. Như thế, làm thép là vì mục đích kinh tế, vì khả năng cạnh tranh, là mục đích lớn nhất của ngành
đóng tàu. Hội nhập thì phải là như vậy.

Ông Nguyễn Tuấn Dương: Thép tấm chiếm khoảng 20-25% giá thành con tàu. Còn nếu nhìn tổng thể
cả các chi tiết máy thì thép chiếm đến 90% con tàu. Rõ ràng thép là “cơm” của con tàu. Cho nên, nếu
ngành đóng tàu không chủ động được về thép thì rất có vấn đề.

Nếu cứ nhập khẩu từ các quốc gia cạnh tranh với chúng ta về đóng tàu thì dễ bị ép giá, chúng ta sẽ
không bao giờ kinh doanh đóng tàu có lãi được.

Cụ thể, lợi ích của đầu tư thép với ngành đóng tàu như thế nào?

Ông Dương: Tự sản xuất được thép tấm so với việc mình đi mua thì sẽ có lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi
bán cho các doanh nghiệp trong Tập đoàn chắc chắn 100% sẽ rẻ hơn nhập khẩu.

Theo tôi tính, như hiện nay ở Hải Phòng (Công ty Cổ phần Thép Cửu Long - Vinashin) đang làm, rẻ hơn
khoảng 100-150 USD/tấn.

Ông Bình: Tức là vào khoảng từ 10-20%. Nếu 1 năm như hiện nay, Vinashin sử dụng khoảng 1 triệu tấn
thép đóng tàu, thì khoản tiết kiệm được sẽ là 100 triệu USD.
Cho nên, mặc dù lúc này rất khó khăn về vốn, nhưng chúng tôi vẫn phải ưu tiên đầu tư thép. Vì nếu
không đầu tư thép thì khó khăn lại càng khó khăn hơn, khi khả năng cạnh tranh của chúng ta kém đi.

Cụ thể, Vinashin đóng góp gì vào nhà máy này?

Ông Dương: Vinashin đầu tư 100% vốn và Tập đoàn tự thực hiện dự án này. Chúng tôi, trong thời gian
qua rất khó khăn về vốn, trong khi đó phía đối tác nước ngoài cũng yêu sách nhiều về giá cả trong quá
trình lắp đặt. Chính vì thế, Tập đoàn quyết định tự thực hiện và giao dự án này cho Cửu Long - Vinashin.

Nhà máy nhận từ 21/3/2009 và trong vòng 10 tháng chúng tôi đã lắp ráp và cơ bản hoàn thành. Dự kiến
đến 31/3/2010 chúng tôi sẽ cán nóng tại đây.

Vinashin vẫn làm thép, có sao đâu

Đã nhiều lần, Chính phủ nhận được văn bản kiến nghị gửi đến, nêu ý kiến Vinashin không có kinh
nghiệm làm thép…

Ông Dương: Chúng tôi vẫn làm đấy, như ở Hải Phòng hiện nay đã sản xuất rồi, có sao đâu.

Hiệp hội Thép có nói là thép đóng tàu không phải thép đặc biệt, nên dành cho các doanh nghiệp khác
làm. Ý các ông thế nào?

Ông Bình: Phải nói ngay là thép đóng tàu là thép đặc biệt, phải có chứng chỉ của các cơ quan đăng kiểm
quốc tế mới được đưa lên tàu. Thép tấm thì có nhiều, nhưng không phải thép tấm nào cũng đem đóng
tàu được.

Vậy còn ý kiến cho rằng đầu tư thép đang thừa sản lượng rồi…
Ông Bình: Thêm nhà máy công suất 1 triệu tấn/năm thì đúng là trước năm 2012-2013 Vinashin có thể
dư thừa sản lượng thép tấm. Chúng tôi đã có kế hoạch xuất khẩu một phần. Nhưng đến năm 2015 thì
nhu cầu của chúng tôi là 2,5 triệu tấn thép, tức là lúc đó chúng tôi còn phải đầu tư thép tiếp.

Hoặc là trong ngành thép Việt Nam, doanh nghiệp nào đó đầu tư tiếp một nhà máy nữa thì chúng tôi vẫn
có thể sử dụng được. Còn nhà máy này sẽ chỉ thỏa mãn yêu cầu đến 2013, sau đó bắt đầu là thiếu.

Ông Dương: Từ cuối năm 2010, Vinashin có thể tự lo được hết thép, không phải nhập khẩu một kg nào.
Hiện nay, con tàu lớn nhất do Vinashin đóng mới là 150.000 tấn, nếu đóng tới 300.000 tấn chúng tôi vẫn
có thể lo được vì nhà máy mới này có thể sản xuất thép tấm khổ rộng đến 3,25m, độ dày từ 6mm đến
70mm, có thể đóng được tàu trọng tải đến 300.000 tấn.

Theo dự kiến, cuối tháng 3/2010, khi nhà máy chạy cán thép nóng được, chúng tôi có thể sẽ khởi động
đầu tư tiếp ngay nhà máy luyện thép công xuất 1,2 triệu tấn/năm, nguyên liệu đầu vào sẽ dùng thép xốp
cũng do Vinashin đã đầu tư xây dựng ở Yên Bái. Có nghĩa là thép tấm đóng tàu sẽ là từ quặng của Việt
Nam, ra đến thép xốp, đến phôi thép và cán thành tấm để đóng tàu.

Từ 2011, tổng sản lượng sản xuất thép các loại của Vinashin sẽ là khoảng 4 triệu tấn/năm, đáp ứng toàn
bộ nhu cầu của Vinashin, từ thép vỏ tàu, thép xương tàu, đến chi tiết chế tạo.

Việc Vinashin đầu tư công suất nhỏ trước, sau đó nâng lên có gây lãng phí trong đầu tư?

Ông Dương: Đầu tư thì cũng phải lựa túi tiền. Hơn nữa, chúng tôi cũng muốn có thời gian rút kinh
nghiệm để tiến tới đầu tư nhà máy lớn như thế này. Đến nhà máy này, từ lắp đặt, vận hành, chuyển
giao… 100% đều do đội ngũ cán bộ công nhân viên của Vinashin làm hết, không có người nước ngoài.

Với nhà máy tại Hải Phòng hiện nay là khổ nhỏ 1,6m, độ dày từ 6mm đến 40mm, chỉ đóng được tàu đến
5.000 tấn. Mà thị trường đóng tàu xuất khẩu của Vinashin chủ yếu là tàu lớn, từ 12.000 tấn trở lên. Cho
nên, nhà máy này ra đời mới có thể đáp ứng được nhu cầu về thép tấm cho đóng tàu xuất khẩu.
Khi bắt đầu đầu tư nhà máy thép Cái Lân, chúng tôi đã tính toán đầu tư theo công suất 1 triệu tấn/năm.
Đầu tư mở rộng thì chỉ thêm phần luyện, một số thiết bị như làm nguội cưỡng bức… là có thể nâng công
suất lên, chứ không phải bỏ hết đi đầu tư lại.

Ông có nói Tập đoàn tự xây lắp toàn bộ nhà máy, tất cả các chuyên gia đều không cần đến. Như vậy,
kiểm định dây chuyền này thì cơ quan nào chịu trách nhiệm?

Ông Dương: Hiện nay, tại nhà máy này chúng tôi có cơ quan kiểm định và hệ thống quản lý chất lượng
của DNV (Na Uy), và sắp tới là cơ quan đăng kiểm của ClassNK… sẽ tiếp tục kiểm tra khả năng làm việc
của máy móc thiết bị, sau đó kiểm tra chất lượng từng sản phẩm.

Tức là chúng tôi sẽ phải có hai chứng chỉ đăng kiểm, thứ nhất là chứng chỉ về quản lý hệ thống theo tiêu
chuẩn ISO; thứ hai là chứng chỉ nhà máy này có đủ tiêu chuẩn sản xuất thép đóng tàu hay không. Tiếp
đến là kiểm định từng phôi thép một, từng tấm thép một.

Khi phôi vào, đăng kiểm họ kiểm tra và đóng dấu, khi cán ra, trên từng tấm đăng kiểm cũng kiểm tra và
đóng dấu hết, thì mới được cơ quan đăng kiểm cho phép đóng vào con tàu.

Về mặt chất lượng chúng tôi khẳng định tất cả các loại thép sử dụng cho con tàu là thép A, thép B, thép
E…, đều có thể sản xuất được tại nhà máy này mà không có vấn đề gì.

Theo VnEconomy

Mổ xẻ “hội chứng vĩ cuồng” Vinashin: Đóng tàu để ra nước


ngoài… sửa

Đăng ngày 07-09-2010 | do bvnpost | Mục Chính trị - xã hội, Kinh tế


Tư duy đóng tàu thời… chiến!

Cuối năm 2004, tại một cuộc họp với lãnh đạo chủ
chốt của tập đoàn Vinashin tại Hà Nội, ông Phạm Thanh Bình đưa ra dự án đóng mới tàu Lash
mẹ và hàng trăm sà lan Lash con để phục vụ việc chuyên chở hàng hóa trên tuyến biển Bắc Nam.
Nhiều người phản đối, can ngăn vì việc dùng tàu Lash mẹ rồi thả các sà lan Lash con, dùng tàu
kéo đưa vào bờ là phương án vận chuyển hàng hóa được dùng từ thời thế chiến II, chỉ phù hợp
điều kiện thời chiến.

Thế nhưng, bỏ ngoài tai những cảnh báo, can ngăn, phương án tàu sà lan Lash Sông Gianh theo
mô hình Lash mẹ Lash con vẫn được thực hiện. Người được giao đóng mới chính là Công ty
công nghiệp tàu thủy Nam Triệu khi đó do ông Trần Quang Vũ làm Tổng giám đốc. Con tàu
được đóng xong và bàn giao cho Công ty vận tải viễn dương Vinashin ngày 10-2-2008 với giá
xuất xưởng cao ngất trời: trên 400 tỷ đồng. Theo đánh giá của một số chuyên gia sành sỏi về tàu
biển: giá trị thực của một con tàu như Lash Sông Gianh không quá 150 tỷ đồng.

Điều khôi hài hơn: tàu Lash Sông Gianh chỉ chạy thử 1 chuyến đầu tiên (và cũng là chuyến cuối
cùng) chở than từ Quảng Ninh vào Sài Gòn. Tổng tiền thu được từ chuyến hàng này chưa tới 1,8
tỷ, nhưng tiền bỏ ra để chi phí phục vụ cho việc chở đã tới hơn 4 tỷ đồng (bao gồm tiền dầu, phí
bảo đảm hàng hải, tàu lai, vật tư, phí tàu kéo lash con, lương thủy thủ, phí hoa tiêu…). Thời gian
hoàn thành chuyến hàng đầu tiên này cũng đạt mức kỷ lục: gần 2 tháng. Từ đó đến nay, nó được
đắp chiếu nằm tại Nhà Bè- Sài Gòn.

Theo các chuyên gia hàng đầu về hàng hải và môi giới tàu, phương án tối ưu nhất cho tàu Lash
Sông Gianh hiện nay là: cưa bán sắt vụn. Giá sắt vụn cao nhất trên thị trường thế giới hiện 395
USD/tấn trọng lượng tàu. Với giá này, cưa bán Lash Sông Gianh thu được khoảng 50 tỷ đồng.

Dấu hỏi lớn về chiến lược phát triển nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam
Với chất lượng những con tàu đóng mới như của Vinashin, đóng xong chạy không ra tới đại
dương, thì làm sao cạnh tranh nổi với các đối thủ đóng tàu của công nghệ Hàn Quốc, Trung
Quốc, Nhật Bản?

Vì vậy, đã nảy sinh một câu hỏi lớn về chiến lược phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Việt
Nam, qua nhà sản xuất Vinashin.

Bắt tạm giam Trần Quang Vũ và 3 quan chức tập đoàn Vinashin
Ngày 3-9, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà riêng, phòng làm
việc và bắt tạm giam các ông: Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin; Trần Văn
Liêm, nguyên Trưởng ban Kiểm soát tập đoàn Vinashin; Nguyễn Tuấn Dương, Chủ tịch
HĐQT Công ty CP thép Cửu Long Vinashin kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành
viên thép Cái Lân Vinashin; Nguyễn Văn Tuyên, Giám đốc công ty cổ phần công nghiệp tàu
thủy Hoàng Anh (2 đơn vị thành viên của tập đoàn Vinashin).

Một vấn đề trước mắt sẽ khó gỡ ngay trong thời gian tới: Số tiền trên 104.000 tỷ đồng tổng… tài
sản của Vinashin, chủ yếu là mua máy móc, trang thiết bị lạc hậu, được chỉ định thầu sẽ trở
thành một đống sắt vụn sau năm 2010, nếu không có đầu ra cho sản phẩm.

Chất lượng những tàu đóng mới dán mác Vinashin đã ở mức báo động. Vậy như, qua khảo sát sơ
bộ cho thấy: Vinashin tập trung quá nhiều vào lĩnh vực đóng mới, mà bỏ qua, xem nhẹ khâu sửa
chữa tàu thủy. Tàu đóng mới chất lượng kém, ế thừa tàu, không bán được. Trong khi gần 100%
tàu tải trọng trên 2 vạn tấn phải sửa chữa, lên ụ tại nước ngoài. Cả nước hiện chỉ có một liên
doanh Hyundai Vinashin là đơn vị có thể sửa chữa được tàu tải trọng lớn, nhưng lại dừng ở công
nghệ bẩn (dùng xỉ đồng làm sạch vỏ tàu), gây ô nhiễm nên cũng đã phải ngừng hoạt động.

Trước thực tế tréo ngoe này, nhiều chuyên gia gợi mở: Phải chăng đã đến lúc Vinashin nên hạn
chế đóng mới, tập trung chủ yếu vào khâu sửa chữa tàu biển với qui trình công nghệ làm sạch vỏ
tàu bằng cát như ở Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Vẫn chưa thể thống kê đủ và hết những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội do những con tàu
Vinashin để lại. Tuy nhiên, các thống kê ban đầu cho thấy với hơn 4 tỷ USD thất thoát của
Vinashin đã gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế trong cơn khủng
hoảng suy thoái vừa qua, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo cả
nước.

TỔ PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA

Nguồn: Daidoanket

Hiện tượng Phạm Thanh Bình


Tác giả: Alan Phan - Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa (DNSGCT)

Bài đã được xuất bản.: 28/08/2010 06:00 GMT+7

• Recomend
• Thanks
• +0

Red

• In
• Email
• Thảo luận

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

• Thế nào là một thành phố tốt?


• Nhà cho người thu nhập thấp: Một chính sách khó kiểm soát?
• Quản lý nghiên cứu khoa học: Vừa xin- cho, vừa cào bằng?
• Hà Nội- thành phố công cộng hay của tập đoàn?



• 3

Khủng hoảng Vinashin tất nhiên gắn liền với trách nhiệm của người từng giữ chức vụ cao
nhất tại tập đoàn này là nguyên Chủ tịch hội đồng Quản trị Phạm Thanh Bình. Suy tư về
trường hợp Vinashin nói chung, về ông Bình nói riêng và so sánh sự khủng hoảng của tập
đoàn này với sự sụp đổ của Công ty Enron tại Mỹ, ông Alan Phan- Chủ tịch Quĩ đầu tư
Viasa đã gửi đến độc giả một số nhận định qua bài viết Hiện tượng Phạm Thanh Bình.

Tôi không quen biết hay có liên hệ làm ăn gì với ông Phạm Thanh Bình hay Công ty Vinashin
của ông. Tôi chỉ hân hạnh được gặp ông một lần vào ba năm trước ở sân bay Nội Bài. Tôi vừa từ
Hồng Kông đến và ông vừa từ Singapore về. Người bạn đi cùng quen ông Bình và chúng tôi trao
đổi chuyện thời tiết (?) khoảng mười phút khi vừa qua cổng hải quan. Dù đang điều khiển một
tập đoàn lớn nhất nước, ông không có "tiền hô hậu ủng" như các đại gia khác, đi một mình, và
chỉ có anh tài xế ra đón. Ông vui vẻ và tự tin, không hách dịch, dễ gây cảm tình với người giao
tiếp.

Một điều đáng khen nữa là dù dư thừa tài chính và quyền lực, ông đã không tìm mua một bằng
dỏm của Irvine University hay Southern Pacific; và cũng không sai khiến thuộc cấp đi học hay đi
thi giùm mình.

Sau đó vài tháng, tôi có bật qua một kênh truyền hình Việt Nam và thấy ông đang trả lời một
cuộc phỏng vấn về Vinashin và vai trò của nó trong bối cảnh công nghiệp vận tải toàn cầu. Tôi
nghĩ là ông đơn giản hóa nhiều vấn đề và hơi lệch lạc về khả năng của các đối thủ cạnh tranh.
Tôi cũng phân vân về chiến thuật quản trị "đi tắt đón đầu" táo bạo của ông; nhưng ông vẫn rất ấn
tượng vì sự tự tin tột bậc trong những lời phát biểu. Ngay cả sau khi Vinashin sụp đổ, sự tự tin
này vẫn tiềm tàng trong những cuộc phỏng vấn.

Tôi cũng không biết gì về hệ thống pháp lý hay thủ tục hành chính của Việt Nam để phán xét
những hậu quả sẽ xảy đến cho ông Bình hay Tập đoàn Vinashin. Nhưng qua các kênh truyền
thông trong và ngoài nước, tôi biết ông Bình đang phải gánh chịu rất nhiều mũi dùi từ mọi phía,
và những áp lực này đã từng hủy diệt bao nhiêu viên tướng tài trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu
nhìn từ khía cạnh chủ quan của riêng tôi, ông Bình và Vinashin có thể hãnh diện về nhiều thành
tích.
Trước hết, có thể nói Vinashin là một hiện
tượng trong lịch sử kinh tế thế giới, đáng ghi
vào Sách kỷ lục Guinness (Book of Records).
Theo Bloomberg, tập đoàn này làm thất thoát
khoảng 4,5 tỉ USD tài sản tương đương với
5% GDP của Việt Nam. So với xì-căng-đan
kinh tế lớn nhất của Mỹ, Công ty Enron phá
sản với tài sản tổng cộng hơn 65 tỉ USD (vốn
hóa thị trường) tương đương với 0,6% GDP
Lắp ráp tổng đoạn tàu tại Công ty của Mỹ vào thời đó (2001). Ở Á châu, Tập
công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Tập đoàn Sime Darby của Malaysia đạt kỷ lục
đoàn Vinashin) Ảnh: TTXVN năm 2009 với số tiền lỗ hơn 1,8 tỉ USD, tương
đương với 0,4% của GDP. So với thành tích
của Vinashin, họ chỉ là đàn em.

Về cá nhân ông Phạm Thanh Bình, ông chỉ cần có


kinh nghiệm quản lý hơn chín năm là đã nắm giữ
được một tập đoàn kinh tế vĩ đại. Trước đó, ông chỉ
là một kỹ sư đóng tàu với một lý lịch bình thường.
Sinh ra trong một gia đình quan chức khá giả, ông
Bình không gặp nhiều khó khăn thời mới lớn. Khi
tốt nghiệp đại học, quốc gia đã thanh bình và kinh tế
bắt đầu cần những tài năng trẻ.
hững tấm thép cán nóng đầu tiên
được sản xuất tại Nhà máy thép Cái Với sự hỗ trợ không điều kiện của cấp trên, ông đã
Lân (Vinashin) Ảnh: TTXVN đưa Vinashin lên vị trí tập đoàn số 1 của Việt Nam
trong vòng bốn năm ngắn ngủi. Trong khi đó, ông
Ken Lay của Tập đoàn Enron học xong Ph.D. ở University of Houston vào năm 1965 và mãi 20
năm sau, khi đã lăn lộn ở các chức vụ quan trọng tại các công ty dầu khí hàng đầu của thế giới
(Exxon, Florida Gas, Transco, Federal Power Commission...) ông mới có cơ hội mua lại HGH
(sau đổi tên thành Enron), một công ty dầu khí nhỏ ở Texas. Ông xây dựng Enron bằng những
vất vả khó khăn với hơn 12 năm cạnh bờ vực thẳm. So với Ken Lay, ông Bình như một sư phụ
về nghệ thuật tiến thân trên đường danh vọng; và theo tướng số, tử vi ông Bình là "số đẻ bọc
điều".

Dĩ nhiên khả năng và kinh nghiệm của ông Bình để quản lý một tập đoàn như Vinashin lại là một
vấn đề khác.

Một anh bạn còn bàn thêm về khác biệt giữa Enron và Vinashin. Trong khi Enron mất tiền của
các cổ đông và làm cho bao nhiêu gia đình phải khánh tận, thì Vinashin chỉ mất tài sản chung
của mọi người, chia ra cho 86 triệu dân để trả thì cũng chẳng đáng bao nhiêu. Bù lại, như thông
lệ, chúng ta đã "rút được rất nhiều kinh nghiệm". Đây là một đóng góp đáng kể cho nền giáo dục
về kinh tế và quản trị của xứ mình; và chứng minh rằng nguyên tắc "cha chung không ai khóc"
luôn luôn chính xác.
Tục ngữ Hy Lạp có câu, "Khi Thượng đế muốn hủy diệt một người nào, trước hết, Ngài sẽ biến
kẻ đó thành một vị thần". Trong một tiệc trà thân hữu vào năm 2007, tôi có chia sẻ với một số
doanh nhân Việt về vấn nạn kiêu ngạo (arrogance) của các nhà lãnh đạo các công ty thành công.

Tôi lấy một bài học của cá nhân tôi làm thí dụ. Năm 1998, cổ phiếu Công ty Hartcourt của tôi
đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ bộc phát mạnh và từ 1,6 USD vọt cao đến 21
USD, đem lại cho Hartcourt một thị giá khoảng 700 triệu USD. Sở hữu trên 32% công ty, tôi trở
thành một triệu phú đáng kể trên giấy tờ. Tôi bắt đầu nghĩ là mình bất khả kháng cự trên mọi lĩnh
vực và tài năng của mình khi được thể hiện đầy đủ thêm, sẽ là một lực đẩy "vá trời lấp biển".

Tôi cố tình bỏ quên cái lý do chính của sự thành công tạm bợ này là thời cơ may mắn của bong
bóng dotcom và quên đi những thiếu sót trầm trọng về kỹ năng của mình. Tôi lại được sự hỗ trợ
hết mình của các "cổ động viên" vì những lý do lợi ích của cá nhân họ. May mắn cho tôi, trò
chơi ngu xuẩn của tôi kết thúc sớm và cho tôi cơ hội tái cấu trúc công ty kịp thời.

Cuối cùng, Hartcourt cũng mất hơn 500 triệu USD thị giá và nhiều cổ đông vẫn còn chửi tôi
thậm tệ trên các diễn đàn. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam 2007 khi các bong bóng tài sản xuất
hiện, tôi nhận thấy các doanh nhân Việt Nam cũng rất nhiều hưng phấn và đầy tự tin. Đến nay,
một số lớn vẫn lạc quan và nhiều kiêu hãnh. Đây là một tín hiệu tích cực về lâu dài cho nền kinh
tế, nhưng chắc chắn nó sẽ tạo thêm nhiều Phạm Thanh Bình khác trong thời gian tới.

Sau khi Enron sụp đổ, Dr. Ken Lay đã chết vì bệnh đau tim hay tự tử (?) và đem tội lỗi hay sai
lầm hay ngộ nhận về mình xuống mộ sâu. Tôi thương và cầu chúc cho ông Bình một hậu vận tốt
đẹp hơn. Vì dù sao, không ai có thể buộc tội ông Bình là ông biết rõ ông đã làm những việc gì sai
trái?

• Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Vinashin và vai trò Quốc hội

E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:


Ý kiến (0)
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết là một trong những người kiên trì nhất trong việc đòi hỏi phải làm rõ trách
nhiệm liên quan đến Vinashin từ kỳ họp trước.

▪ NGHỆ NHÂN
07:14 (GMT+7) - Chủ Nhật, 27/3/2011

Vấn đề Vinashin đang đặt ra những câu hỏi về vai trò của Quốc hội trong những vấn đề
trọng đại của đất nước

Các vấn đề liên quan đến Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tiếp tục
được các đại biểu Quốc hội nêu lên trong ngày làm việc cuối tuần với nội dung thảo luận
về báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Đề xuất thành lập một ủy ban trực thuộc Quốc hội để làm rõ trách nhiệm trong vụ Vinashin đã
được đại biểu Đặng Như Lợi đưa ra trong phần phát biểu của mình, sau khi một đề xuất tương
tự đã không được chấp thuận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái.

Nhiều đại biểu cho biết họ cảm thấy “khó xử” khi mà sau kỳ họp này, chưa biết sẽ “ăn nói thế
nào với cử tri” về vụ Vinashin.

Đại biểu Nguyễn Lân Dũng nói rằng tuy Bộ Chính trị đã có kết luận về việc này, song với vai trò
là cơ quan đại diện cho nhân dân, Quốc hội vẫn cần “thể hiện chính kiến” của mình.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết là một trong những người kiên trì nhất trong việc đòi hỏi phải làm
rõ trách nhiệm liên quan đến Vinashin từ kỳ họp trước. Ông cũng lưu ý, kết luận của Bộ Chính
trị được đưa ra vào thời điểm Thanh tra Chính phủ vẫn chưa hoàn tất kết quả thanh tra cuối
cùng đối với Vinashin.

Từ góc nhìn của một doanh nhân, đại biểu Phạm Thị Loan cho rằng vụ Vinashin sẽ tạo ra một
tiền lệ không hay trong điều hành kinh tế. “Nếu Vinashin được ưu đãi, giãn nợ, khoanh nợ thậm
chí bán nợ, câu hỏi đặt ra các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, có được
đối xử tương tự?”, bà Loan nêu câu hỏi.

Nhiều ý kiến cho rằng cuối năm ngoái do thời điểm chưa phù hợp nên vấn đề trách nhiệm trong
vụ Vinashin có thể tạm gác lại, nhưng giờ đây đặt lại vấn đề này không phải là quá muộn. Hơn
bao giờ hết, vai trò của Quốc hội đang được công luận quan tâm, trong bối cảnh đời sống chính
trị nói chung và nhận thức của nhân dân đã và đang trở nên cởi mở hơn trước.

Ngoài ra, đặt lại vấn đề trách nhiệm của Chính phủ ngay cả khi Bộ Chính trị đã có kết luận cũng
không phải là việc “sai quy trình”, nhất là trong bối cảnh các tài liệu chính thức của Đảng đã xác
định rằng Đảng “lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước; trái lại, phát huy mạnh
mẽ vai trò chủ động, sáng tạo của Nhà nước trong quản lý đất nước và xã hội”.

Lại nóng trách nhiệm vụ Vinashin

Thứ Ba, 23.11.2010 | 19:47 (GMT + 7)


"Với tư cách là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Quốc hội, đề
nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm riêng của mình về trách nhiệm trong vụ Vinashin?"

Quốc hội sẽ chất vấn Thủ tướng và bốn Bộ trưởng


Vinashin vay, Vinashin trả
Nóng chuyện dân sinh và trách nhiệm Vinashin
Chính phủ báo cáo bổ sung về Vinashin

ĐB Trịnh Thị Nga (Phú Yên) đã bắt đầu cho cho luồng quan điểm truy trách nhiệm trách nhiệm
trong vụ Vinashin như vậy. Luồng quan điểm này gần như chi phối khi đa số ĐB chất vấn sáng
23.11 đều tỏ ra đặc biệt quan tâm đến vụ việc này...

Bộ Tài chính vô can, vậy trách nhiệm thuộc bộ nào?

Trước ngày khai mạc QH và ngay trước thềm phiên chất vấn, Chính phủ đã ký hai bản báo cáo
và báo cáo bổ sung gửi các vị ĐBQH thông tin về tình hình Vinashin...Nhưng dường như tất cả
đó chưa làm hài lòng hết các vị ĐBQH, dù trước đó hầu hết các chất vấn bằng văn bản liên quan
đến tập đoàn này đều đã được trả lời. Diễn biến phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính cho thấy
phần lớn các câu hỏi đều liên quan đến Vinashin.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời chất vấn. Ảnh: VPQH

Dẫn lại chính báo cáo của Chính phủ và phát ngôn của Bộ trưởng về tổng tài sản trên giấy tờ của
Tập đoàn Vinashin gần 105.000 tỷ, ĐB Đặng Như Lợi chất vấn: "Với việc mua tàu, ca nô và một
số thiết bị máy móc cũ đầu tư dàn trải... giá trị tài sản thực của Vinashin hiện còn bao nhiêu?".

Trích lại báo cáo, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết: tính đến 30.6.2009 tổng tài sản của Vinashin
là hơn 104 nghìn tỷ, vốn nợ là 86 nghìn tỷ. "Trong quá trình vay vốn, huy động vốn Vinashin có
mua một số tài sản, tàu cũ mà theo các cơ quan chức năng là vi phạm. Số đó không mất hết,
nhưng để xác định mất bao nhiêu thì thì bây giờ phải đánh giá". "ĐB hỏi mất bao nhiêu trên thực
tế tài sản? Để đánh giá được việc này, chúng tôi đang yêu cầu các cơ quan kiểm toán xác định
giá trị thực của các tài sản, trên cơ sở đó kết hợp với cơ quan điều tra xác định giá trị thì mới xác
định được giá trị thực còn lại, lúc đó mới có thể trả lời được".

Cùng chia sẻ quan điểm với ĐB Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Lê Quốc Dung
cho rằng trên sổ sách tổng số tài sản của Vinashin là 105 nghìn tỷ, nhưng thực tế sẽ thấp hơn
nhiều so với số đó. " Tôi không nói là không mất, nhưng không phải là mất hết, hiện nó đang
nằm trong các dự án, nhà máy. Ví như mua tàu cũ có thể giá trị hiện nay của nó giảm, nhưng
không phải mất hết...", Bộ trưởng Bộ Tài chính phân trần.

Trích dẫn nguyên văn báo cáo của Bộ Tài chính về khẳng định Bộ đã làm đầy đủ chức trách theo
quy định của nhà nước, ĐB Trịnh Thị Nga nêu: "Bộ trưởng nói đã làm đầy đủ chức trách, có
nghĩa là Bộ Tài chính vô can. Vậy trách nhiệm của cấp nào? Ngành nào?". " Để Vinashin lỗ, nợ
như thế, đẩy công nhân vào các hoàn cảnh như thế Bộ Lao động Thương binh Xã hội có biết
không? Đã có can thiệp gì? Thủ tướng, thường trực Chính phủ đã có chỉ đạo như thế nào? Bộ
không có liên quan gì thì bộ nào phải chịu trách nhiệm? Đồng chí nào phải chịu trách nhiệm",
ĐB Nga truy tiếp.

"Với tư cách Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ĐB QH thì xin đề nghị Bộ
trưởng cho biết quan điểm riêng của Bộ trưởng về trách nhiệm trong việc này?". Trả lời chất vấn
này, Bộ trưởng Bộ Tài chính dẫn ra hàng loạt vấn đề từ phân đoạn từ năm 2007 trở về trước đến
giai đoạn sau khi được vay vốn. Theo Bộ trưởng thì Luật đã xác định trách nhiệm trước hết là
của doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về huy động vốn.

"Nhiều quyết định đầu tư và quyết định phương hướng sản xuất cụ thể không phải báo cáo bộ
chủ quản, không báo cáo bộ có chức năng quản lý nhà nước. Bộ Tài chính không duyệt phương
án sản xuất, đầu tư vay vốn". Không trả lời thẳng và hết các ý của câu hỏi trách nhiệm, Bộ
trưởng nói: "Nếu tôi ban hành sai hoặc tham mưu cho Thủ tướng, cho QH ban hành sai thì tôi xin
chịu trách nhiệm".

Nhiều câu trả lời, nhưng chưa thấy rõ trách nhiệm?

Không bằng lòng với câu trả lời, ĐB Lê Quốc Dung "ấn nút": "Chúng tôi nghe nhiều ý kiến trả
lời những vẫn chưa thấy rõ trách nhiệm của bộ mà chính là trách nhiệm của Bộ trưởng. Với chức
năng quản lý vốn tài sản của nhà nước, thời gian qua Bộ trưởng đã làm gì để hạn chế tình trạng
trên, trách nhiệm của Bộ Tài chính và của Bộ trưởng như thế nào?", ĐB Dung chất vấn.

Không có câu trả lời về trách nhiệm, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng Bộ đã tiến hành thanh tra,
kiểm tra, giám sát và phát hiện ra các vi phạm ở Vinashin. Bộ đã yêu cầu Vinashin thực hiện
những kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra và có báo cáo Thủ tướng, Thủ tướng cũng có chỉ
đạo phải thực hiện việc đó. Theo Bộ trưởng thì Bộ đã thực hiện đúng luật thanh tra. Tuy nhiên
hiện Luật Thanh tra cũng còn nhiều bất cập là khi phát hiện ra chưa có chế tài, cưỡng chế buộc
doanh nghiệp phải thực hiện.

Trả lời câu hỏi về biện pháp thu hồi vốn và những quan ngại xung quanh chủ trương cho
Vinashin di dời nhà xưởng trong nội thành ra ngoại ô và cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất đó
để khai thác, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng hiện có nhiều giải pháp từ sản xuất kinh doanh
đến các biện pháp hỗ trợ, chuyển giao, bán các dự án, đàm phán với đối tác để khoanh, giãn nợ.
Về việc chuyển nhà máy ra ngoại thành và cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Bộ trưởng
khẳng định đã có cơ chế chính sách và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Về việc cho vay lại 750 triệu USD có đúng với các tiêu chí theo quy định việc cho vay từ ngân
sách không? Bộ Tài chính lúc đó đã thẩm định như thế nào? Kết quả thẩm định ra sao?, ĐB Ngô
Minh Hồng (TP. Hồ Chí Minh) chất vấn "Khi cho vay một khoản tiền lớn nhưng không gắn với
các đề án, các dự án cụ thể, các đầu tư cụ thể thì trách nhiệm quản lý ngân sách của Bộ Tài chính
đến đâu? Sau nhiều lần thanh tra, kiến nghị, Thủ tướng nhiều lần chỉ đạo, tuy nhiên hậu quả
Vinashin vẫn xảy ra. Bộ trưởng đánh giá thế nào về hiệu lực quản lý nhà nước, phải chăng chúng
ta bất lực?", ĐB Hồng nêu ra một loạt câu hỏi.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng việc cho vay lại 750 triệu USD không phải lấy từ nguồn ngân
sách.Vinashin có một đề án phù hợp với cơ chế chính sách lúc đó để huy động nguồn vốn, cụ thể
là đề án được duyệt để phát triển ngành đóng tàu với tổng vốn cần là 39.000 tỷ đồng, trong đó có
huy động nước ngoài 17.000 tỷ. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính chủ trình cùng với các bộ thẩm định.
"Hiện chúng tôi còn lưu giữ được văn bản của các bộ có tham gia".

Theo Bộ trưởng thì đối chiếu với quy định của nhà nước thì việc cho vay thực hiện là phù hợp
quy định. Quá trình triển khai, có thanh kiểm tra phát hiện đơn vị này sử dụng vốn chưa đúng
cam kết và cũng có hiện tượng dàn trải, đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ có văn bản chỉ đạo.
Tại báo cáo của Uỷ ban kiểm tra Trung ương đã xác định việc đầu tư như vậy là trái quyết định
của Thủ tướng, trái quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ông Nguyễn Ngọc Đào - Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội:
Vinashin đổ vỡ là do lãnh đạo tập đoàn này cố ý làm trái

Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng trong bối cảnh các tập đoàn
kinh tế của Việt Nam đã ra đời và hoạt động hơn 1 năm; các thể chế,
cơ chế về thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn
kinh tế đã được quy định. Việc Vinashin được chính phủ cho vay lại
trái phiếu quốc tế 750 triệu đã được quyết định trước khi ông Nguyễn
Tấn Dũng làm Thủ tướng. Việc khó khăn, đổ vỡ của Vinashin là do
lãnh đạo tập đoàn cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy
không thể đổ lỗi, quy tội cho Chính phủ.

Bộ Chính trị: Sai phạm ở Vinashin chưa đến mức kỷ luật ai


Cập nhật lúc 21/03/2011 10:01:00 AM (GMT+7)

- Báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 9 sáng nay (21/3), Phó Thủ tướng
thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật với các
tập thể, cá nhân trong Chính phủ liên quan đến tình hình sai phạm ở Vinashin. Riêng với cán bộ,
lãnh đạo ở Vinashin, Bộ Công an đang xem xét củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh.
Không để xảy ra sai phạm như ở Vinashin

Tại phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ vào kỳ họp thứ 8 cuối năm 2010, trước những câu hỏi về xử lý
trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ Vinashin, Thủ tướng khẳng định sẽ sớm xem xét và
báo cáo với Quốc hội.

Trong đánh giá về tình hình kinh tế xã hội đọc trước Quốc hội sáng nay, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh
Hùng đã dành ít phút thông tin về vấn đề này.

Ảnh: Lê Anh Dũng


Theo đó, Thủ tướng, Phó Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc trách
nhiệm để xảy ra sai phạm tại Vinashin.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kiến nghị với Bộ Chính trị như sau, một số cá nhân nêu trên
có thiếu sót và khuyết điểm nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xét thấy chưa đến mức
phải thi hành kỷ luật.

Bộ Chính trị đã nghe Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo kết quả và xem xét về trách nhiệm các cơ
quan, cá nhân trong diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận định, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ đã có nhiều cố gắng
trong quản lý nhà nước và thực hiện quyền sở hữu với các tập đoàn kinh tế, góp phần đưa đất nước
vượt qua giai đoạn suy giảm kinh tế.

Tuy nhiên với chức năng là chủ sở hữu và quản lý nhà nước với tập đoàn Vinashin, Chính phủ, Thủ
tướng và một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót, khuyết điểm. Bộ Chính trị đã thảo luận, cân
nhắc nhiều mặt các vấn đề trên và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật với các tập thể, cá nhân liên quan.

Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định điều lệ Đảng, Bộ Chính trị quyết định không xử lý kỷ luật với
các tập thể, cá nhân liên quan. Đồng thời yêu cầu các tập thể, cá nhân liên quan trong Chính phủ phải
nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình, rút kinh nghiệm và tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin cũng như
không để xảy ra sai phạm tương tự ở các DNNN khác.
Các thành viên Chính phủ, cựu lãnh đạo chào cờ trong phiên khai mạc
sáng nay. Ảnh: Lê Anh Dũng
Thủ tướng đã giao Thanh tra thực hiện thanh tra toàn diện, làm rõ tình hình và sai phạm ở Vinashin. Đến
nay, việc thanh tra đã hoàn thành và Thanh tra Chính phủ đang tổng hợp tình hình, số liệu để báo cáo
Thủ tướng.

Với những cá nhân là lãnh đạo và cán bộ ở Vinashin, Bộ Công an đã điều tra, khởi tố và bắt tạm giam.
Công tác điều tra hiện đang được tiến hành để củng cố các chứng cứ, xử lý nghiêm minh, khách quan.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, hiện tiến độ tái cơ cấu Vinashin đang được triển khai.
Tình hình bước đầu có kết quả khả quan, sản xuất kinh doanh phục hồi. Vinashin đã bàn giao được
nhiều tàu cho khách hàng, thu nhập của người lao động được bảo đảm.

Sáu giải pháp điều hành

Ngoài vấn đề Vinashin, báo cáo Chính phủ cũng đề cập đến sáu giải pháp tập trung chỉ đạo điều hành
trong năm nay.

Theo đó, Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng. Đó là hạn chế tăng cung tiền,
kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu tốc độ tăng tín dụng năm 2011 dưới 20%.

Điều hành chủ động, linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là lượng tiền cung ứng,
các loại lãi suất, tỷ giá. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, thu đổi ngoại tệ.
Các nữ ĐBQH tranh thủ trò chuyện, giao lưu trước giờ khai mạc. Đây là
kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XII. Ảnh: Lê Anh Dũng
Biện pháp thứ hai là thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân
sách. Phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước 7 – 8% so với dự toán năm 2011 đã được QH thông qua.

Rà soát, sắp xếp lại chi thường xuyên để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên trong 9 tháng còn lại. Cắt
giảm đầu tư công, tập trung vốn cho các công trình cấp bách. Đồng thời phấn đấu giảm bội chi ngân
sách nhà nước xuống dưới 5%, tăng cường quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia.

Thứ ba, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu.

Bốn là điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo. Giá điện vừa qua bằng 60 – 70% giá
thành. Đầu tháng 3 năm nay, Chính phủ đã điều chỉnh giá điện tăng thêm 165 đồng/Kwh (tăng 15,28%).
Đồng thời thực hiện hỗ trợ hộ nghèo 30.000 đồng/hộ/tháng.

Việc điều chỉnh giá xăng dầu cũng đảm bảo vận hành theo cơ chế giá thị trường.

Thứ năm là các biện pháp tăng cường đảm bảo an sinh xã hội.

Nhóm giải pháp cuối cùng là đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đến người dân.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các nhóm giải pháp trên vừa thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, đảm bảo
an sinh xã hội, vừa để bảo đảm phát triển bền vững trong tương lai.

Sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trình bày báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội, Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đã đọc báo cáo thẩm tra.

Trong ngày hôm nay, QH sẽ nghe các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ
tướng, Chính phủ và của Tòa án, Viện kiểm sát.

Chiều 21/3, Chủ tịch nước, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân
dân tối cao đã đọc trước Quốc hội báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2007-2011.
Chủ tịch nước: Nền tư pháp phải trong sạch, vững mạnh, bảo vệ
công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Ảnh: Long Anh
Báo cáo trước QH, Chánh án TANDTC Trương Hoà Bình cho biết trong nhiệm kỳ qua, ngành toà án đã
nâng cao số lượng vụ án được xét xử, chất lượng tranh tụng cũng như chất lượng chuyên môn và trách
nhiệm của đội ngũ thẩm phán.

Tuy nhiên, chất lượng xét xử một số vụ án còn chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng bản án sai, phải hủy
sửa do lỗi chủ quan còn chưa giảm, vẫn còn một số vụ kết án oan sai, số đơn khiếu nại các cấp phúc
thẩm chưa được giải quyết vẫn còn nhiều…

Theo ông Bình, nguyên nhân của những yếu kém tồn tại trên là do số lượng bản án lớn trong khi số
lượng thẩm phán và nhân viên ngành toà án chưa đủ đáp ứng. Chế độ chính sách đãi ngộ chưa tương
xứng, đời sống khó khăn cũng là điểm cản trở việc thu hút nguồn cán bộ có năng lực trình độ, đặc biệt là
ở vùng sâu vùng xa.

Một số quy định, văn bản pháp luật không còn phù hợp chưa được chỉnh sửa kịp thời cũng ảnh hưởng
đến hoạt động của toà án. Ông Bình cũng cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tham mưu ở
các cấp thẩm phán vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém…

Vì vậy, ngành toà án trong thời gian tới phải đẩy mạnh cải cách tư pháp, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao
chất lượng xét xử, hạn chế án oan sai, phải huy sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan, chú ý tuyển dụng và
đào tạo cán bộ, hoàn thiện các luật và pháp lệnh liên quan...

Ngành kiểm sát, theo báo cáo của Viện trưởng Viện KSNDTC Trần Quốc Vượng, cũng đã thực hiện tốt
nhiệm vụ điều tra, công tố và thi hành án, góp phần phòng chống tội phạm và giảm thiểu khiếu nại, tố cáo
đông người kéo dài.

Tuy vậy, một số đơn vị vẫn chưa làm hết trách nhiệm trong việc khởi tố, truy nã tội phạm, khởi tố vụ án,
khởi tố bị can chưa chặt chẽ, còn bỏ lọt tội phạm. Một số kiểm sát viên năng lực còn hạn chế, thiếu trách
nhiệm trong nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm chưa chắc pháp luật nên tranh tụng tại toà còn thiếu hiệu quả.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn có một số cán bộ vi phạm
đạo đức, lối sống, nghiệp vụ, pháp luật...

Theo ông Vượng, nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém, tồn tại trên là sự thiếu trách nhiệm trong chỉ
đạo, điều hành, tổ chức của một số viện trưởng Viện KS các cấp. Một số quy định, văn bản pháp luật
chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của ngành
kiểm sát.
Trong nhiệm kỳ tới, ngành kiểm sát nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện cơ chế tăng cường
trách nhiệm của Viện KS đối với hoạt động điều tra, công tố, hạn chế bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội.

Trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng nhấn mạnh đến yêu
cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Trong đó đẩy mạnh
cải cách tư pháp với trọng tâm là xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn
trọng và bảo vệ quyền con người.

Các ĐBQH sẽ thảo luận tại tổ về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước vào chiều 24/3, về báo
cáo của Chánh án TANDTC và Viện trưởng Viện KSNDTC vào chiều 25/3. Ngày 28/3, các ĐB sẽ thảo luận
tại hội trường về các báo cáo này.

Thủ tướng: Không trông chờ, dựa dẫm


Cập nhật lúc 22/03/2011 06:09:00 AM (GMT+7)

- Trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đọc trước QH chiều 21/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
nói ,bài học điều hành rút ra trong nhiệm kỳ đó là phải chủ động và kịp thời xử lý mọi khó khăn
phát sinh, khắc phục tình trạng dựa dẫm, trông chờ làm mất cơ hội.

5 năm: Tiềm lực kinh tế tăng

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, đây là nhiệm kỳ nhiều khó khăn, thách thức song Chính
phủ đã tập trung lãnh đạo mang lại sự ổn định.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Long Anh


Dù bị tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song tăng trưởng kinh
tế giai đoạn 2006 - 2011 vẫn ở mức cao, 7%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD, vượt
so với mục tiêu đề ra.

Quy mô, tiềm lực kinh tế 5 năm qua đã tăng lên. Chẳng hạn, quy mô DN tăng gấp 2 lần, vốn đăng ký
tăng gần 6 lần. DNNN mà nòng cốt là các Tập đoàn và Tổng công ty đã đạt mức tăng trưởng bình quân
10%/năm. Các dịch vụ tài chính hoạt động sôi nổi, thị trường chứng khoán phát triển nhanh. Tổng vốn
hóa thị trường chứng khoán có tổ chức vào cuối năm 2010 tương đương 40% GDP...
Trong suốt nhiệm kỳ, Chính phủ đã nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
như ban hành quy định về công khai, minh bạch tài sản, đưa ra xét xử nhiều vụ việc tham nhũng mà dư
luận quan tâm. "Đặc biệt, đã phát huy vai trò của nhân dân, báo chí trong giám sát, phản biện và đấu
tranh với tham nhũng, lãng phí", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng phân tích một số yếu kém cần khắc phục về xây dựng thể chế, hiệu quả
quản lý, bất cập trong văn hóa xã hội, cải cách hành chính và đối ngoại.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái). Ảnh: Long Anh


Chẳng hạn, cơ chế quản lý đất đai vẫn bất cập. Các định chế tài chính, nhất là ngân hàng, chứng khoán,
bảo hiểm vẫn chưa đủ mạnh. Thị trường tiền tệ, vàng chưa quản lý tốt. Việc kiểm tra, giám sát các Tập
đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước chưa đạt yêu cầu. Quản lý điều hành kinh tế vĩ mô chưa hiệu quả,
còn lúng túng trong đảm bảo cân đối vĩ mô.

Dù Chính phủ xác định mục tiêu cải cách hành chính quyết liệt song bộ ngành được sáp nhập mà chưa
giảm được biên chế cũng như giảm cấp phó. Đáng chú ý, vẫn chưa khắc phục được nguyên nhân cơ
bản làm phát sinh tham nhũng, lãng phí.

Trong lĩnh vực xã hội, môi trường, Thủ tướng cũng thừa nhận nhiều hạn chế có tính chất cơ bản đã kéo
dài nhiều năm như tinh trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khai khoáng ồ ạt. Những nguyên nhân
trên đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống người dân và chất lượng tăng trưởng chung.

Không mất phương hướng hành động

Từ thực tiễn trên, Thủ tướng đã rút ra bốn bài học về chỉ đạo để làm kinh nghiệm cho điều hành nhiệm kỳ
tới.

Bài học đầu tiên đó là "tất cả vì lợi ích đất nước, nhân dân, quán triệt sâu sắc và thực hiện sáng tạo
đường lối đổi mới của Đảng, bám sát chức năng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ". Chỉ có như vậy
mới chủ động và kịp thời xử lý đúng đắn mọi khó khăn phát sinh, khắc phục tình trạng dựa dẫm, trông
chờ làm mất cơ hội.
Các ĐBQH sẽ có phiên thảo luận tổ đánh giá báo cáo của Thủ tướng. Ảnh:
Lê Anh Dũng
Chẳng hạn, phải kiên trì thể chế kinh tế thị trường, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa ổn định kinh tế vĩ mô
và tăng trưởng.

Bài học thứ hai là kiên trì thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi giải quyết nhiệm vụ
trước mắt phải kết hợp với tạo lập tiền đề dài lâu và bền vững.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu cao bài học coi trọng tinh thần trách nhiệm và đồng thuận xã hội.
"Chỉ có tinh thần trách nhiệm cao, hành động khẩn trương, quyết liệt và tạo đồng thuận xã hội thì mới đạt
kết quả", ông Dũng nói.

Bài học thứ tư là nghiêm túc quan điểm tập trung dân chủ, tạo đoàn kết để thống nhất và chung sức đồng
lòng vượt khó. Theo Thủ tướng, phải phát huy tinh thần làm việc dân chủ, tập thể trong việc chuẩn bị các
quyết định. Đồng thời coi trọng phản biện xã hội, lắng nghe ý kiến nhân dân và cá chuyên gia. Tuy
nhiên, dân chủ phải đi liền với tập trung, đề cao trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng khi lựa chọn và
quyết định chính sách. Tránh tình trạng do dự, làm mất phương hướng hành động.

Thủ tướng cũng đề xuất với QH một số kiến nghị cho nhiệm kỳ tới. Trong đó, quan trọng nhất là sớm
nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp. Từ đó sửa đồng bộ các luật về tổ chức để bảo đảm quyền dân chủ cũng
như làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của hệ thống các cấp.

Trong điều kiện kinh tế đã vận hành theo cơ chế thị trường, Thủ tướng đề nghị QH giao cho Chính phủ
chịu trách nhiệm chủ động điều chỉnh một số chỉ tiêu cụ thể, báo cáo với QH tại kỳ họp gần nhất.

Trao đổi với báo chí về kết quả thanh tra sai phạm ở Vinashin,
Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho hay, hiện Thanh
tra Chính phủ đã hoàn thành việc thanh tra tại tập đoàn Vinashin
nhưng đang đợi thông tin giải trình từ phía Tập đoàn.

Ông Truyền nói, tinh thần chung là thanh tra sẽ làm việc nguyên
túc, thận trọng khách quan, chính xác và không bị tác động bởi bất
cứ ý kiến nào. Trên cơ sở kết luận cuối cùng mới quy trách nhiệm
của Vinashin cũng như trách nhiệm của các ngành, các cấp.

Tuy nhiên, theo các kết quả thanh tra cho đến nay, tình hình sai
phạm ở tập đoàn này về cơ bản đúng như Chính phủ và Ủy ban
kiểm tra Trung ương đã kết luận.

"Số liệu có thể tăng lên hay giảm xuống nhưng vấn đề trách nhiệm
đến đâu, của ai thì có lẽ kết luận của Thanh tra cũng giống với các
kết luận đã có, không khác lắm. Chỉ khác một số yếu tố như bản
thân đơn vị có nhiều cái họ đã làm sai, vừa qua các cơ quan chức
năng cũng đã xem xét rồi nhưng sau một quá trình tìm hiểu đã nảy
sinh thêm một số vấn đề. Mọi chuyện sẽ được quyết định sau khi
có kết luận thanh tra", ông Truyền nói.

“Cử tri muốn biết đồng chí A, B trong Chính phủ có hạn chế gì trong điều hành Vinashin… Bên
cạnh đó, vấn đề xây dựng điện hạt nhân, Chính phủ dường như có phần hơi chủ quan…” - các
đại biểu lên tiếng.

Không xử lý ai thì khó hiểu…

Ngày 26/3, Quốc hội đã dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội. Trong buổi
thảo luận này, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến vụ Vinashin.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) đã đi thẳng vào 3 câu hỏi:

Thứ nhất, tại sao Bộ Chính trị kết luận như vậy trước khi có kết luận thanh tra. Hai là vì sao Bộ
Chính trị không thông báo với Quốc hội bằng văn bản mà thông qua báo cáo Chính phủ. Ba là cử
tri cũng muốn biết đồng chí A, B trong Chính phủ có hạn chế gì trong điều hành Vinashin.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nếu những việc này không được công bố rõ ràng thì
Quốc hội cũng không hoàn thành nhiệm vụ trước cử tri. Do vậy, việc đề nghị thành lập Ủy ban
lâm thời điều tra về trách nhiệm của doanh nghiệp, của Chính phủ và có kết luận là cần thiết để
nhân dân tán thành, yên tâm.
Đại biểu Phạm Thị Loan: Vinashin được Chính cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, vậy các doanh
nghiệp khác có được hưởng như vậy không? (Ảnh: Việt Hưng)

Đề xuất này cũng trùng với ý kiến của đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau), cần có một cơ quan có
năng lực chuyên môn kiểm tra xong và báo cáo Quốc hội khi hoàn thành nhiệm kỳ vào tháng 7
tới.

Tại nghị trường, đã có không ít ý kiến băn khoăn bởi những thiệt hại mà vụ Vinashin gây ra là
rất lớn song Bộ Chính trị vẫn có quyết định không xử lý kỷ luật. Thay cho phát biểu của mình,
đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đã truyền đạt lại ý kiến của một cử tri:

“Chúng tôi vay tiền nuôi bò, không may bò chết thì chúng tôi bị siết nợ. Số tiền ấy nếu so sánh
với việc khoanh nợ, giãn nợ của Vinashin thì quá khập khiễng, vậy mà trong báo cáo Chính phủ
lại không xử lý kỷ luật ai thì khó hiểu!”

Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cũng đặt câu hỏi: Tại sao Vinashin được Chính phủ cho vay,
khoanh nợ, giãn nợ, vậy các doanh nghiệp khác và người dân có được hưởng như vậy không?

Do vậy, “chúng tôi thấy cần thiết chúng ta phải thông báo kết luận cuối cùng về thất thoát của
Vinashin để trên cơ sở đó, chúng ta mới có được những đánh giá đúng và thấy được những hạn
chế trong cơ chế để xử lý trách nhiệm.” - Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nhấn mạnh:

Đại biểu Quốc hội vẫn muốn làm rõ trách


nhiệm về Vinashin
9:34 AM Chủ nhật, ngày 27 tháng ba năm 2011- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Ý tưởng về việc thành lập một ủy ban lâm thời nhằm làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong
vụ Vinashin một lần nữa được các đại biểu nêu ra trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã
hội chiều 26/3.
Đề xuất thành lập ủy ban lâm thời lần đầu tiên được đưa ra tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, diễn ra
vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, do công tác thanh tra tại Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam chưa kết thúc cũng như công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng X đang
diễn ra nên ý tưởng này phải tạm gác lại.

Tuy nhiên, câu chuyện về việc thành lập một ủy ban trực thuộc Quốc hội, có trách nhiệm làm rõ
trách nhiệm trong vụ Vinashin đã được xới xáo lại trên nghị trường trong phiên làm việc chiều
nay khi đại biểu Đặng Như Lợi (Cà Mau) đề xuất lại ý tưởng này. Theo đại biểu Lợi, việc thành
lập ủy ban nói riêng và làm rõ trách nhiệm trong vụ Vinashin nói chung là điều mà Quốc hội, với
chức năng giám sát của mình, nên thực hiện vào thời điểm này.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết từng là một trong những người đề xuất
việc thành lập ủy ban lâm thời của Quốc hội về vấn đề Vinashin. Ảnh:
N.A

Từng là một trong những người đề xuất việc thành lập ủy ban tại kỳ họp thứ 8, đại biểu Nguyễn
Minh Thuyết (Lạng Sơn) cũng góp tiếng nói của mình tại kỳ họp lần này. Đại biểu Thuyết cho
rằng khác với giai đoạn nhạy cảm vào cuối năm 2010, đầu năm 2011, hiện là thời điểm thích hợp
để Quốc hội thành lập một ủy ban, giúp làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong vụ Vinashin.

Cũng theo đại biểu của đoàn Lạng Sơn này thì mặc dù Bộ Chính trị đã kết luận về vấn đề
Vinashin nhưng do chức năng, nhiệm vụ của 2 cơ quan khác nhau, nên việc thành lập một ủy ban
để làm rõ vẫn là việc mà Quốc hội cần làm. Ông Thuyết cũng lưu ý rằng kết luận của Bộ Chính
trị được đưa ra tại thời điểm mà kết quả thanh tra cuối cùng đối với Vinashin vẫn chưa được
Thanh tra Chính phủ hoàn tất.
Câu chuyện Vinashin cũng được một người nổi tiếng trực ngôn khác là đại biểu Dương Trung
Quốc (Đồng Nai) đề cập trong phiên thảo luận chiều nay. Theo đại biểu Quốc, những kết quả
bước đầu về việc tái cấu trúc và xử lý trách nhiệm tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy đã tạo ra 2
tâm lý khác nhau trong xã hội.

Một tâm lý là “thở phào nhẹ nhõm” vì mọi chuyện được xử lý nhanh. Tuy nhiên, cũng có một
tâm lý khác cho rằng cơ quan chức năng có thể nhìn thấy sai phạm nhưng hiện chưa có chế tài để
xử lý trách nhiệm cá nhân. “Tôi thấy rằng việc thành lập một ủy ban như vậy là cần thiết bởi từ
đó chúng ta mới có được những đánh giá chung, những hạn chế trong cơ chế xử lý trách nhiệm
cá nhân đối với cán bộ”, đại biểu này chia sẻ.

Trong phiên làm việc chiều cuối tuần, các đại biểu tiếp tục thảo luận sôi nổi về phương án
sử dụng 3.500 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận để tái đầu tư cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia
(PVN). Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nhấn mạnh tới phương án quản lý và sử dụng
vốn nhưng kết thúc phiên họp, Quốc hội vẫn nhất trí cho phép PVN được sử dụng số tiền nói
trên. Tuy nhiên, thường trực Quốc hội cũng nhấn mạnh, khi tiến hành đầu tư, PVN và các cơ
quan chức năng cần đảm bảo đúng quy trình, mục đích và khả năng hoàn vốn.

Phát biểu kết thúc 2 phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Đức Kiên thay mặt các đại biểu đánh giá cao kết quả điều hành của Chính phủ trong điều kiện
năm 2010 còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tình hình kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất ổn, lạm phát
tăng cao, đời sống người dân bị ảnh hưởng… Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải nghiêm túc rút
kinh nghiệm trong vấn đề này.

Đối với năm 2011, Quốc hội đánh giá việc xác định mục tiêu ổn định lên hàng đầu cũng như gói
giải pháp tại Nghị quyết 11 là đúng hướng và đồng bộ. Tuy nhiên, trước những khó khăn của
kinh tế thế giới, Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ phải thực hiện thật quyết liệt các giải pháp đã
đề ra, góp phần ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh và giải quyết triệt để các vấn
đề gây nhức nhối trong xã hội.

Trao đổi với báo chí trong buổi bàn giao tàu ngày 25/3, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin
Nguyễn Ngọc Sự cho biết quá trình đàm phán với các chủ nợ nước ngoài về khoản chậm 60 triệu
USD của Tập đoàn đã được nối lại. Ông Sự khẳng định một số chủ nợ đã đồng ý phương án Tập
đoàn này lùi thời gian trả nợ (lẽ ra đã tới hạn vào cuối năm 2010). Vinashin cũng đang cân nhắc
khả năng bán bớt cổ phần Nhà máy cán thép tấm Cái Lân (Quảng Ninh) cho đối tác nước ngoài.

Nhật Minh

Với tư cách là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Quốc hội, đề
nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm riêng của mình về trách nhiệm trong vụ Vinashin?"

Quốc hội sẽ chất vấn Thủ tướng và bốn Bộ trưởng


Vinashin vay, Vinashin trả
Nóng chuyện dân sinh và trách nhiệm Vinashin
Chính phủ báo cáo bổ sung về Vinashin
ĐB Trịnh Thị Nga (Phú Yên) đã bắt đầu cho cho luồng quan điểm truy trách nhiệm trách nhiệm
trong vụ Vinashin như vậy. Luồng quan điểm này gần như chi phối khi đa số ĐB chất vấn sáng
23.11 đều tỏ ra đặc biệt quan tâm đến vụ việc này...

Bộ Tài chính vô can, vậy trách nhiệm thuộc bộ nào?

Trước ngày khai mạc QH và ngay trước thềm phiên chất vấn, Chính phủ đã ký hai bản báo cáo
và báo cáo bổ sung gửi các vị ĐBQH thông tin về tình hình Vinashin...Nhưng dường như tất cả
đó chưa làm hài lòng hết các vị ĐBQH, dù trước đó hầu hết các chất vấn bằng văn bản liên quan
đến tập đoàn này đều đã được trả lời. Diễn biến phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính cho thấy
phần lớn các câu hỏi đều liên quan đến Vinashin.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời chất vấn. Ảnh: VPQH

Dẫn lại chính báo cáo của Chính phủ và phát ngôn của Bộ trưởng về tổng tài sản trên giấy tờ của
Tập đoàn Vinashin gần 105.000 tỷ, ĐB Đặng Như Lợi chất vấn: "Với việc mua tàu, ca nô và một
số thiết bị máy móc cũ đầu tư dàn trải... giá trị tài sản thực của Vinashin hiện còn bao nhiêu?".

Trích lại báo cáo, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết: tính đến 30.6.2009 tổng tài sản của Vinashin
là hơn 104 nghìn tỷ, vốn nợ là 86 nghìn tỷ. "Trong quá trình vay vốn, huy động vốn Vinashin có
mua một số tài sản, tàu cũ mà theo các cơ quan chức năng là vi phạm. Số đó không mất hết,
nhưng để xác định mất bao nhiêu thì thì bây giờ phải đánh giá". "ĐB hỏi mất bao nhiêu trên thực
tế tài sản? Để đánh giá được việc này, chúng tôi đang yêu cầu các cơ quan kiểm toán xác định
giá trị thực của các tài sản, trên cơ sở đó kết hợp với cơ quan điều tra xác định giá trị thì mới xác
định được giá trị thực còn lại, lúc đó mới có thể trả lời được".

Cùng chia sẻ quan điểm với ĐB Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm ủy ban kinh tế Lê Quốc Dung
cho rằng trên sổ sách tổng số tài sản của Vinashin là 105 nghìn tỷ, nhưng thực tế sẽ thấp hơn
nhiều so với số đó. " Tôi không nói là không mất, nhưng không phải là mất hết, hiện nó đang
nằm trong các dự án, nhà máy. Ví như mua tàu cũ có thể giá trị hiện nay của nó giảm, nhưng
không phải mất hết...", Bộ trưởng Bộ Tài chính phân trần.

Trích dẫn nguyên văn báo cáo của Bộ Tài chính về khẳng định Bộ đã làm đầy đủ chức trách theo
quy định của nhà nước, ĐB Trịnh Thị Nga nêu: "Bộ trưởng nói đã làm đầy đủ chức trách, có
nghĩa là Bộ Tài chính vô can. Vậy trách nhiệm của cấp nào? Ngành nào?". " Để Vinashin lỗ, nợ
như thế, đẩy công nhân vào các hoàn cảnh như thế Bộ Lao động Thương binh Xã hội có biết
không? Đã có can thiệp gì? Thủ tướng, thường trực Chính phủ đã có chỉ đạo như thế nào? Bộ
không có liên quan gì thì bộ nào phải chịu trách nhiệm? Đồng chí nào phải chịu trách nhiệm",
ĐB Nga truy tiếp.

"Với tư cách Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, ĐB QH thì xin đề nghị Bộ
trưởng cho biết quan điểm riêng của Bộ trưởng về trách nhiệm trong việc này?". Trả lời chất vấn
này, Bộ trưởng Bộ Tài chính dẫn ra hàng loạt vấn đề từ phân đoạn từ năm 2007 trở về trước đến
giai đoạn sau khi được vay vốn. Theo Bộ trưởng thì Luật đã xác định trách nhiệm trước hết là
của doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về huy động vốn.

"Nhiều quyết định đầu tư và quyết định phương hướng sản xuất cụ thể không phải báo cáo bộ
chủ quản, không báo cáo bộ có chức năng quản lý nhà nước. Bộ Tài chính không duyệt phương
án sản xuất, đầu tư vay vốn". Không trả lời thẳng và hết các ý của câu hỏi trách nhiệm, Bộ
trưởng nói: "Nếu tôi ban hành sai hoặc tham mưu cho Thủ tướng, cho QH ban hành sai thì tôi xin
chịu trách nhiệm".

Nhiều câu trả lời, nhưng chưa thấy rõ trách nhiệm?

Không bằng lòng với câu trả lời, ĐB Lê Quốc Dung "ấn nút": "Chúng tôi nghe nhiều ý kiến trả
lời những vẫn chưa thấy rõ trách nhiệm của bộ mà chính là trách nhiệm của Bộ trưởng. Với chức
năng quản lý vốn tài sản của nhà nước, thời gian qua Bộ trưởng đã làm gì để hạn chế tình trạng
trên, trách nhiệm của Bộ Tài chính và của Bộ trưởng như thế nào?", ĐB Dung chất vấn.

Không có câu trả lời về trách nhiệm, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng Bộ đã tiến hành thanh tra,
kiểm tra, giám sát và phát hiện ra các vi phạm ở Vinashin. Bộ đã yêu cầu Vinashin thực hiện
những kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra và có báo cáo Thủ tướng, Thủ tướng cũng có chỉ
đạo phải thực hiện việc đó. Theo Bộ trưởng thì Bộ đã thực hiện đúng luật thanh tra. Tuy nhiên
hiện Luật Thanh tra cũng còn nhiều bất cập là khi phát hiện ra chưa có chế tài, cưỡng chế buộc
doanh nghiệp phải thực hiện.

Trả lời câu hỏi về biện pháp thu hồi vốn và những quan ngại xung quanh chủ trương cho
Vinashin di dời nhà xưởng trong nội thành ra ngoại ô và cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất đó
để khai thác, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho rằng hiện có nhiều giải pháp từ sản xuất kinh doanh
đến các biện pháp hỗ trợ, chuyển giao, bán các dự án, đàm phán với đối tác để khoanh, giãn nợ.
Về việc chuyển nhà máy ra ngoại thành và cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Bộ trưởng
khẳng định đã có cơ chế chính sách và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Về việc cho vay lại 750 triệu USD có đúng với các tiêu chí theo quy định việc cho vay từ ngân
sách không? Bộ Tài chính lúc đó đã thẩm định như thế nào? Kết quả thẩm định ra sao?, ĐB Ngô
Minh Hồng (TP. Hồ Chí Minh) chất vấn "Khi cho vay một khoản tiền lớn nhưng không gắn với
các đề án, các dự án cụ thể, các đầu tư cụ thể thì trách nhiệm quản lý ngân sách của Bộ Tài chính
đến đâu? Sau nhiều lần thanh tra, kiến nghị, Thủ tướng nhiều lần chỉ đạo, tuy nhiên hậu quả
Vinashin vẫn xảy ra. Bộ trưởng đánh giá thế nào về hiệu lực quản lý nhà nước, phải chăng chúng
ta bất lực?", ĐB Hồng nêu ra một loạt câu hỏi.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng việc cho vay lại 750 triệu USD không phải lấy từ nguồn ngân
sách.Vinashin có một đề án phù hợp với cơ chế chính sách lúc đó để huy động nguồn vốn, cụ thể
là đề án được duyệt để phát triển ngành đóng tàu với tổng vốn cần là 39.000 tỷ đồng, trong đó có
huy động nước ngoài 17.000 tỷ. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính chủ trình cùng với các bộ thẩm định.
"Hiện chúng tôi còn lưu giữ được văn bản của các bộ có tham gia".

Theo Bộ trưởng thì đối chiếu với quy định của nhà nước thì việc cho vay thực hiện là phù hợp
quy định. Quá trình triển khai, có thanh kiểm tra phát hiện đơn vị này sử dụng vốn chưa đúng
cam kết và cũng có hiện tượng dàn trải, đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ có văn bản chỉ đạo.
Tại báo cáo của Uỷ ban kiểm tra Trung ương đã xác định việc đầu tư như vậy là trái quyết định
của Thủ tướng, trái quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ông Nguyễn Ngọc Đào - Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội:
Vinashin đổ vỡ là do lãnh đạo tập đoàn này cố ý làm trái

Ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng trong bối cảnh các tập đoàn
kinh tế của Việt Nam đã ra đời và hoạt động hơn 1 năm; các thể chế,
cơ chế về thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tập đoàn
kinh tế đã được quy định. Việc Vinashin được chính phủ cho vay lại
trái phiếu quốc tế 750 triệu đã được quyết định trước khi ông Nguyễn
Tấn Dũng làm Thủ tướng. Việc khó khăn, đổ vỡ của Vinashin là do
lãnh đạo tập đoàn cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy
không thể đổ lỗi, quy tội cho Chính phủ.

P.V ghi

Lãnh đạo Hyundai Vinashin xin lỗi về vụ hạt


nix thải
4:57 PM Thứ hai, ngày 14 tháng ba năm 2011- Chuyên mụcKinh Doanh|

Ông Min Kyeong Seob, Giám đốc hành chính Hyundai Vinashin nói: "Là một đối tác
nước ngoài làm ăn ở Việt Nam, bản thân tôi cảm thấy có lỗi và gửi lời xin lỗi về việc
đã để lại một lượng nix thải lớn chưa xử lý được".
Nhà máy đóng tàu Hyundai -Vinashin ngưng sử dụng hạt
nix/ Dân kêu trời vì bụi xỉ đồng

Lời xin lỗi được ông Min đưa ra cuối tuần qua khi thông báo chuyển toàn bộ hạt nix (bụi xỉ
đồng) tồn đọng trong quá trình vận hành.

Ông Cao Tuấn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin
(HVS) cho biết, để chuẩn bị mặt bằng cho kế hoạch nhà máy chuyển sang đóng mới tàu hoàn
toàn, HVS đã xin phép được vận chuyển toàn bộ số nix đã qua sử dụng cũng như chưa sử dụng
ra khỏi nhà máy.

Chiếc cần cẩu trị giá 10 triệu USD vừa được Hyundai Vinashin đầu
tư phục vụ công tác đóng mới tàu. Ảnh: Mỹ Giang

Sau khi được Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Khánh Hòa cho phép, từ ngày 7/3, HVS đã bắt đầu
vận chuyển hơn 31.000 tấn hạt nix còn trong nhà máy ra kho số 1 (thôn xã Mỹ Giang, xã Ninh
Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), trong đó có 16.000 tấn nix mới. Số nix chưa sử dụng đã
“vơi” đi 4.000 tấn so với 20.000 tấn mới nhập (đã bị Bộ Tài nguyên môi trường cấm sử dụng
trước khi xử lý hết gần một triệu tấn nix phế thải ở kho số 1). HVS đã sử dụng 4.000 tấn này để
sửa chữa chiếc tàu cuối cùng trước khi chuyển hẳn sang đóng mới và đã được UBND tỉnh Khánh
Hòa cho phép.
Sau khi đưa ra lời xin lỗi, lãnh đạo Hyundai Vinashin cho biết hiện nhiều nhà máy xi măng đã
liên hệ với HVS đề nghị mua toàn bộ nix thải ở kho số 1 dùng làm phụ gia trong sản xuất xi
măng. Tuy nhiên do vẫn còn những ràng buộc hợp đồng với Công ty cổ phần khoáng sản luyện
kim Hà Nội về dự án nhà máy xử lý nix phế thải nên HVS không thể thực hiện các phương án
khác dù dự án đã bị “treo” trong thời gian dài.

Việc chuyển hẳn sang đóng mới, HVS xác định đối thủ cạnh tranh số 1 là các nhà máy ở Trung
Quốc. Đây là một khó khăn, thách thức mới của Hyundai Vinashin, vì tại Khánh Hòa cũng như
Việt Nam chưa phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, mọi chi tiết phục vụ đóng mới đều phải
nhập khẩu. Đến nay HVS đã đầu tư 155 triệu đôla cho cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật, đào tạo
tay nghề… phục vụ đóng mới.

Vinashin lo không được vay vốn ngân hàng


năm 2011
11:34 AM Thứ tư, ngày 16 tháng hai năm 2011- Chuyên mụcKinh Doanh|

Lãi suất cao, khó tiếp cận vốn, đặc biệt là ngoại tệ... là những khó khăn phổ biến
được lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty đưa ra trong buổi làm việc với Thủ tướng
và thường trực Chính phủ trong ngày 15/2.

Petrolimex kêu lỗ 70 tỷ đồng mỗi ngày

Đánh giá 2010 là một năm thắng lợi với việc lần đầu tiên đạt được doanh thu 1,1 tỷ USD từ xuất
khẩu nhưng đại diện Tập đoàn Cao su Việt Nam cho rằng, kết quả có thể sẽ tốt hơn nếu không
gặp khó khăn về vốn.

Đại diện của Tập đoàn này cho biết, với lãi suất cho vay phổ biến ở mức trên 18% rất ít doanh
nghiệp có thể hoạt động hiệu quả, bởi muốn có lãi, giá trị gia tăng của sản phẩm phải lên tới hơn
20%. Do khó khăn này, trong năm 2010, các doanh nghiệp của ngành cao su chủ yếu phải hoạt
động nhờ vốn tự có và có lãi do giá cả mặt hàng này trên thị trương quốc tế tăng.
Thủ tướng và thường trực Chính phủ vừa có buổi làm
việc đầu năm với các tập đoàn, tổng công ty Nhà
nước. Ảnh: Chinhphu.vn

Tuy nhiên, trong năm nay, Tập đoàn Cao su sẽ phải đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng cho sản xuất,
trong đó khoảng 7.000 tỷ là vốn vay. Nếu phải vay với mức lãi suất hiện nay, các doanh nghiệp
thuộc tập đoàn này khẳng định là "không thể chịu nổi".

Khó khăn về lãi suất cũng được ông Lê Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xi
măng chia sẻ. Theo ông Chung, lãi suất vay hiện phổ biến ở mức 18% nhưng không ít doanh
nghiệp phải chịu mức 20% mới mong vay được vốn. Ông này cho rằng cơ quan quản lý cần có
chính sách tiền tệ thích hợp trong năm 2011 để giúp doanh nghiệp phát triển ổn định.

Với trường hợp của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin), khó khăn về vốn ở hiện tại
thậm chí còn chồng chất hơn. Hầu hết các ngân hàng đều nhìn các doanh nghiệp của Vinashin
với ánh mắt thận trọng, thậm chí e dè.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, trong năm 2011, tập đoàn
này chưa thể có lãi. Trong khi đó, hầu hết ngân hàng cho biết chỉ cho vay doanh nghiệp của
Vinashin chừng nào tập đoàn này có lãi. "Nếu như vậy thì trong năm 2011, Tập đoàn sẽ không
có vốn", ông Sự cho biết.
Thủ tướng khẳng định sẽ cố gắng giải quyết các
vướng mắc của doanh nghiệp trong khuôn khổ quyền
hạn của Chính phủ. Ảnh: Chinhphu.vn

Trong khi đó, với trường hợp của Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex), vấn đề lại nằm ở ngoại
tệ. Theo Tổng giám đốc Petrolimex - Bùi Ngọc Bảo, quyết định điều chỉnh tỷ giá vừa qua có tác
dụng thu hút thêm ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, nếu nhà băng không bán ngoại tệ
ra thì các doanh nghiệp nhập khẩu, trong đó có nhập xăng dầu, không thể có vốn. Theo kiến nghị
của ông Bảo, cơ quan quản lý có thể xem xét cho phép ngân hàng bán ngoại tệ cho doanh nghiệp
theo giá thị trường và được kết cấu vào giá.

Lắng nghe các ý kiến cũng như vướng mắc từ phía doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
và thường trực Chính phủ khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến nêu trên, đồng thời sớm giải quyết
những đề xuất chính đáng và trong quyền hạn của Chính phủ, đặc biệt là đối với vấn đề
Vinashin.

Chính phủ cũng lưu ý các doanh nghiệp 4 vấn đề lớn cần tập trung thực hiện trong năm 2011,
bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, quá trình sắp xếp đổi mới theo hướng cổ phần hóa,
kiểm soát nội bộ - rủi ro, đồng thời thực hiện có hiệu quả lộ trình điều chỉnh giá, kiềm chế lạm
phát... Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các tập đoàn, tổng công ty phải tăng trưởng trung bình
khoảng 15% trong năm 2011.

Tổng hợp báo cáo của 21 tập đoàn, Tổng công ty 91 cho thấy, đến hiện tại, tổng vốn chủ sở hữu
toàn khối đạt 540.701 tỷ đồng, tăng 11,75% so với 2009. Trong đó, một số tập đoàn đạt mức
tăng trưởng mạnh (từ 44-53%) như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV), Viettel…

Về cơ bản, đến nay các tập đoàn, tổng công ty đều có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nằm
trong giới hạn cho phép. Tổng doanh thu toàn khối năm 2010 vượt 22% kế hoạch năm và tăng
36% so với năm 2009.
Có 20/21 tập đoàn, tổng công ty làm ăn có lãi, tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 70.778 tỷ đồng.
Tổng nộp ngân sách ước đạt 173.549 tỷ đồng, tăng 31% so với thực hiện năm 2009.

Nhật Minh

Theo vnexpress.net

Tàu chở hàng của Vinalines nợ gần nửa tỷ


phí hàng hải
11:56 AM Thứ ba, ngày 15 tháng hai năm 2011- Chuyên mụcKinh Doanh|

Tàu Hoa Sen chiều 14/2 đã được Cảng vụ Nha Trang cho phép rời cảng sau nhiều ngày lưu bến
vì nợ hàng trăm triệu đồng phí neo đậu, bảo đảm hàng hải, lệ phí ra vào cảng...

Ông Thái Kế Thân, Giám đốc Cảng vụ Nha Trang, cho biết, tính từ ngày 7/5/2009 đến nay, số
tiền phí hàng hải tàu Hoa Sen phải trả gồm hơn 512 triệu đồng và gần 2.248 USD, bao gồm các
khoản phí neo đậu, bảo đảm hàng hải và lệ phí ra vào cảng… Chủ tàu đã cam kết sẽ thanh toán
chậm số tiền nợ, trong đó đã trả 100 triệu đồng vào ngày 27/1 và thanh toán dần vào quý I và quý
II năm nay.

Tàu Hoa Sen neo đậu tại cảng Nha Trang. Ảnh: Mỹ Giang.
Tàu Hoa Sen là tàu loại ro-pax (tàu chở xe và hành khách), được Tập đoàn Công nghiệp Tàu
thủy Việt Nam (Vinashin) mua về từ Italia cuối năm 2007 với giá 60 triệu euro. Sau khi chạy
khoảng 40 chuyến tuyến Quảng Ninh - TP HCM, tháng 1/2009 tàu được đưa vào sửa chữa tại
Nhà máy tàu biển Hyundai-Vinashin ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa); neo đậu tại vịnh Cam
Ranh từ 7/5/2009 đến nay.

Tháng 7/2010, tàu Hoa Sen được chuyển từ Vinashin sang Vinalines. Tháng 1, lãnh đạo
Vinalines cho biết đã ký hợp đồng nguyên tắc với Công ty Lianyungang CK Ferry Co.Ltd (liên
doanh giữa tập đoàn Hueng-A, Hàn Quốc và cảng Lianyungang - Liên Vân Cảng, Trung Quốc)
về việc cho thuê định hạn tàu Hoa Sen trong 6 tháng, với giá 16.500 USD một ngày.

Tàu Hoa Sen lên đường sang Trung Quốc theo hợp đồng cho thuê 6 tháng.
Ảnh: Mỹ Giang.

Sáng 14/2, Cảng vụ nhận được văn bản xin phép lên đường đi Trung Quốc của chủ tàu Hoa Sen
và chỉ đạo của Cục Hàng hải cho phép tàu rời cảng, các cơ quan hữu quan gồm biên phòng, hải
quan, kiểm dịch và cảng vụ đã xuống tàu kiểm tra nghiệp vụ trước khi cho phép xuất bến.

Trước đó, Cảng vụ Nha Trang đã có văn bản “nhắc” chủ tàu Hoa Sen về việc phải thanh toán số
tiền nợ phí hàng hải nói trên trước khi rời cảng đi Trung Quốc thực hiện hợp đồng cho thuê. Nếu
không sẽ không cho phép tàu lên đường.

Mỹ Giang

Theo vnexpress.net
Phê duyệt điều lệ tổ chức, hoạt động của
Vinashin
9:58 AM Thứ ba, ngày 08 tháng hai năm 2011- Chuyên mụcKinh Doanh|

Thủ tướng sẽ quyết định việc tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu Vinashin theo
đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư.

Kiểm toán Vinashin trong năm nay

Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 179 phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty
mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Theo đó, “Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp
tàu thủy Việt Nam", gọi tắt là Vinashin, là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà
nước làm chủ sở hữu.

Mục tiêu hoạt động là xây dựng Vinashin trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững, có công
nghệ hiện đại, mạnh về quy mô sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh trong khu vực; sản xuất
kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại Vinashin và vốn của
tập đoàn này đầu tư tại các đơn vị thành viên...

Ngành nghề chính của Vinashin là kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thủy, thiết bị
và phương tiện nổi; thiết kế thi công công trình thủy, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ; lập dự án,
chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp tàu thủy; tư vấn đầu tư, chuyển giao công
nghệ; tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thủy mới sản xuất và vận
tải biển; đào tạo, cung ứng xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thủy...

Cũng theo quyết định này,

(Theo TTXVN)

Vinashin đặt kế hoạch tăng gấp đôi doanh


thu
10:00 AM Thứ sáu, ngày 28 tháng một năm 2011- Chuyên mụcKinh Doanh|

Năm 2011, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) dự kiến đạt doanh thu 21.143
tỷ đồng, bằng 205% so với năm ngoái.

Chiều 27/1, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban Chỉ
đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo nhằm
đánh giá kết quả thực hiện chương trình công tác năm 2010 và xác định nhiệm vụ trọng tâm
trong năm 2011.

Hiện nay Vinashin cơ bản hoàn thành việc bàn giao các đơn vị, dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam và Vinalines. Khâu tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự cũng gần như hoàn tất. Tập đoàn đang
tiến hành đổi mới phương thức quản lý tại công ty mẹ, xây dựng lại phương án tái cấu trúc các
đơn vị cần giữ lại, kiện toàn lại đội ngũ cán bộ, điều hành của 3 tổng công ty lớn.

Mô hình của Tập đoàn Vinashin sau tái cơ cấu sẽ bao gồm Công ty mẹ là công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, 19 công ty con, một công ty liên kết và 22
công ty cháu với tổng tài sản là 68.243 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 53.054 tỷ đồng. Khả năng
đóng mới tàu đạt công suất 1,5 triệu tấn mỗi năm, sửa chữa đạt 20-25% sản lượng đóng mới,
công nghiệp phụ trợ đạt 20% sản lượng đóng mới.

Năm 2011, dự kiến tổng sản lượng của Tập đoàn đạt 22.763 tỷ đồng, bằng 198% so với thực
hiện năm 2010, doanh thu đạt 21.143 tỷ đồng, bằng 205% so với năm 2010.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng nhận định, chỉ sau 4 tháng tích cực
triển khai thực hiện, công tác kiện toàn và tổ chức bộ máy lãnh đạo, công tác cơ cấu tổ chức sản
xuất kinh doanh và tái cơ cấu tài chính của Tập đoàn đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy
nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ, trước mắt, Tập đoàn vẫn còn nhiều khó khăn.

(Theo Chinhphu.vn)

Bắt đầu giải ngân vốn ưu đãi cho Vinashin


11:09 AM Thứ ba, ngày 11 tháng một năm 2011- Chuyên mụcKinh Doanh|Tài chính|

Từ hôm qua, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN (Vinashin) bắt đầu được giải ngân khoản tín
dụng vay ưu đãi với lãi suất 0% để trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Khoản vay ưu đãi này được Thủ tướng đồng ý cho Vinashin vay trong vòng một năm để giải
quyết vấn đề trả lương và bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp cho người lao động làm việc tại một số
đơn vị thuộc tập đoàn.

Mức vay tối đa bằng số kinh phí chi trả nợ tiền lương và các khoản nợ khác tính đến ngày
31/10/2010 và thời kỳ tiếp theo đến hết ngày 31/12/2011. Lãi suất cho vay bằng 0% và thời hạn
vay tối đa 12 tháng. Ngoài việc giải quyết vấn đề nợ lương, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, doanh
nghiệp thuộc Vinashin còn được vay vốn để tạo việc làm và đào tạo nghề cho người lao động.

Theo công bố của lãnh đạo Vinashin, tính đến hết tháng 6/2010, tổng số doanh nghiệp của tập
đoàn là 289 công ty, với số lao động là 49.454 người. Vinashin đang nợ trên 100 tỷ đồng lương
nên tập đoàn đề xuất được vay số tiền này để giải quyết lương cho cán bộ, công nhân viên.

Vinashin nợ hơn 80.000 tỉ đồng


TT - Đó là tổng số nợ của Vinashin mà đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết tại cuộc họp báo
ngày 2-7. Tại cuộc họp báo này, nhiều thông tin liên quan đến việc cơ cấu lại Vinashin cũng
được cung cấp đầy đủ cho báo chí.

Dù đã chậm đến 27 tháng nhưng tàu dầu Dung Quất 01 (trọng tải 104.000 tấn)
Hiệu quả 750 triệu USD trái
do Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (thuộc Vinashin) đóng vẫn
phiếu?
chưa thể hạ thủy - Ảnh: Đức Tâm
Trả lời câu hỏi về hiệu quả
Chiều 2-7, tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ, ông
sử dụng 750 triệu USD tiền
Phạm Viết Muôn - phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - đã trả
Chính phủ phát hành trái
lời nhiều câu hỏi của báo giới liên quan đến việc tái cơ cấu Tập
phiếu quốc tế năm 2005 cho
đoàn Công nghiệp tàu thủy VN (Vinashin).
Vinashin vay lại, ông
Nguyễn Công Nghiệp - thứ
Phải kiểm điểm trách nhiệm
trưởng Bộ Tài chính - cho
biết số tiền này Vinashin
* Tuổi Trẻ: Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định về việc tái
dùng để đóng tàu, bây giờ
cơ cấu Vinashin. Việc tái cơ cấu này có phải để giảm nợ cho
chưa đến hạn trả nợ, năm
Vinashin?
2012 mới bắt đầu trả nợ. Ông
Nghiệp nói hiện Vinashin
- Mục tiêu không phải giảm nợ mà thứ nhất là duy trì và phát
vẫn trả lãi bình thường.
triển ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển; thứ hai là
sử dụng có hiệu quả năng lực, cơ sở vật chất đã và đang đầu tư; thứ ba là không làm ảnh hưởng
tiêu cực đến hoạt động của các tổ chức tín dụng; thứ tư là đảm bảo đời sống, việc làm cho người
lao động.

* Tiền Phong: Để xảy ra những vấn đề ở Vinashin như thời gian qua, liệu Chính phủ có sự ưu ái
với tập đoàn này?
- Phát triển ngành cơ khí chế tạo, trong đó cơ khí đóng tàu là một trọng điểm và định hướng
chiến lược của nước ta. Đã là trọng điểm thì có hỗ trợ, chứ không có ưu ái. Vinashin cũng như
bất kỳ doanh nghiệp nào khác hoạt động theo luật pháp, tiền vay ngân hàng phải thực hiện cho
tốt... Để xảy ra tình trạng hiện nay của Vinashin có nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên
trong, mà nguyên nhân bên trong là quyết định. Như chúng ta đã nói, mấy năm nay là đầu tư dàn
trải, quản lý tài chính, công nợ, dòng tiền... còn hạn chế, yếu kém. Việc này Thủ tướng đã yêu
cầu hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc Vinashin phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, của
cá nhân, của hội đồng quản trị, của ban tổng giám đốc và các thủ trưởng đơn vị thành viên, nếu
sai phạm thì xử lý và báo cáo Thủ tướng.

* Sài Gòn Tiếp Thị: Thưa ông, tính đến thời điểm hiện nay, nợ của Vinashin là bao nhiêu, sau
khi tái cơ cấu thì số nợ, nhất là nợ quá hạn của Vinashin là bao nhiêu, hướng xử lý thế nào?

- Nợ chung của Vinashin khoảng hơn 80.000 tỉ đồng. Lần này tái cơ cấu thì chuyển nợ. Tổng tài
sản Vinashin chuyển qua PVN và Vinalines khoảng trên 20.000 tỉ đồng.

* Thời Báo Kinh Tế VN: Có đánh giá rằng một số dự án được chuyển giao là thuộc lĩnh vực
chính của Vinashin và đây là các dự án triển vọng, liệu có mâu thuẫn gì ở đây?

- Đúng là trong các dự án chuyển giao có một số dự án thuộc lĩnh vực chính của Vinashin, nhưng
những dự án đó nếu để ở Vinashin thì không có tiền tiếp tục đầu tư nên chuyển sang nơi khác,
không có mâu thuẫn.

Bộ trưởng không biết Vinashin mua tàu

* Thời Báo Kinh Tế VN: Vừa qua đã có kế hoạch thanh tra Vinashin, vậy quyết định tái cơ cấu
có làm ảnh hưởng kế hoạch này?

- Thanh tra là theo kế hoạch, việc tái cơ cấu không ảnh hưởng gì đến kế hoạch thanh tra. Sai
phạm ở đâu thì xử lý ở đó.

* Tuổi Trẻ: Thưa ông, năm 2005 khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế về cho Vinashin vay
lại thì có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tương lai của ngành công nghiệp đóng tàu ở
VN không?

- Tham khảo ý kiến chuyên gia thì nhiều lắm. Vào năm 2006, 2007 Vinashin hoạt động tốt, phát
triển tốt, qua năm 2008 mới suy thoái. Người ta đặt đóng tàu với mình 166 hợp đồng, giá trị 5-6
tỉ USD, nhưng có suy thoái lại thôi... Các cơ quan làm chiến lược, làm chính sách không phải chỉ
tham khảo ý kiến chuyên gia trong nước mà cả nước ngoài để đánh giá.

* Pháp Luật TP.HCM: Theo ông, bài học qua vấn đề xảy ra ở Vinashin là gì?

- Các cụ ngày trước đã dạy tin thì tin nhưng phải kiểm tra. Luật của chúng ta quy định thẩm
quyền của hội đồng quản trị quyết định những việc này việc kia, nhưng các bộ, các ngành không
kiểm tra, không giám sát. Có những việc các đồng chí đầu tư rồi, mua tàu rồi, về đến đây các cơ
quan nhà nước mới biết, Bộ Giao thông vận tải không biết, Thủ tướng không biết. Tới đây, trao
thẩm quyền, phân cấp phải đi liền với kiểm tra, giám sát.

* Sài Gòn Tiếp Thị: Thưa ông, sau Vinashin thì tập đoàn nào sẽ được tái cơ cấu? Có phải là Tập
đoàn Điện lực VN (EVN)?

- Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng thị trường điện cạnh tranh, trong đó có nội dung tổ
chức lại EVN. Việc tổ chức lại EVN không phải như tái cơ cấu Vinashin.

GS.TS Trần Ngọc Hiên (phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế của Ủy ban Trung ương
MTTQ VN):

Phải xem xét lại mô hình tập đoàn

“Tái cấu trúc cả nền kinh tế nói chung và ở từng tập đoàn kinh tế nói riêng không phải là
chuyện rách đâu vá đấy. Việc thí điểm hình thành Tập đoàn Vinashin và một số tập đoàn kinh
tế khác có những điểm không tuân thủ đúng quy luật của kinh tế thị trường, sự hoành tráng về
quy mô dựa trên những phép cộng đơn thuần không nói lên sự phát triển vượt bậc của một đơn
vị kinh tế, nhất là trong tình trạng trình độ quản trị chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, việc
Vinashin không tự lớn lên được và phải tái cơ cấu theo kiểu san sẻ hơn 10 trong số 40 đơn vị
kinh tế của mình cho các tập đoàn, tổng công ty khác cũng là điều dễ hiểu.

Chúng ta nói thí điểm mô hình kinh tế nhưng khái niệm tập đoàn lại không được làm rõ. Tập
đoàn kinh tế lẽ ra phải được hình thành cùng với sự hoàn thiện của nền kinh tế thị trường chứ
không phải bắt nguồn từ ý chí chủ quan, bao cấp, che đỡ và chỉ huy bởi mệnh lệnh hành chính.
Tập đoàn đâu phải là thứ muốn to thì to, muốn nhỏ thì nhỏ mà phải tuân theo quy luật về chuỗi
giá trị, về cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế thị trường. Bài học từ “sự cố” Vinashin đòi hỏi các
nhà quản trị kinh tế quốc gia phải xem xét lại mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước cùng với tính
hiệu quả của nó”.

LÊ KIÊN ghi

Vinashin không tiếp tục góp vốn vào BEDC

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cơ cấu lại cổ đông của Công ty
cổ phần phát triển đường cao tốc BIDV (BEDC). Cụ thể, bên cạnh việc Tập đoàn Công nghiệp
tàu thủy VN (Vinashin) không tiếp tục góp vốn vào BEDC, Phó thủ tướng cho phép hội đồng
quản trị BEDC tự quyết định việc cơ cấu lại thành phần cổ đông và tỉ lệ góp vốn trên cơ sở
tuân thủ đúng các quy định hiện hành.

V.V.THÀNH ghi

Xử lý lãnh đạo Vinashin phải làm “ra ngô, ra


khoai”
3:54 PM Thứ ba, ngày 30 tháng mười một năm 2010- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá, buổi tiếp xúc cử tri của ông tại các quận Ba
Đình, Cầu Giấy sôi động không kém… kỳ họp Quốc hội vừa qua. Và thực tế, những vấn đề
“nóng” nhất được đề cập cũng tương tự như tại Quốc hội.

Là người phát biểu đầu tiên trong buổi tiếp xúc cử tri của Chủ tịch Quốc hội và đoàn đại biểu
Quốc hội Hà Nội sáng nay, 30/11, cử tri Nguyễn Quang Vinh (Mai Dịch, Cầu Giấy) đánh giá, kỳ
họp Quốc hội vừa qua là một trong những kỳ họp sôi nổi, “nóng” và chất lượng nhất từ trước tới
nay. Cùng với nhận xét Chủ tịch Quốc hội đã điều hành phiên chất vấn đúng trọng tâm, trọng
điểm, cử tri này cũng hoan nghênh tinh thần làm việc của các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết,
Dương Trung Quốc, Lê Văn Cuông…

Về trả lời chất vấn, ông Vinh cho rằng, các Bộ trưởng còn nói chung chung, trong khi có những
khuyết điểm thuộc về ngành của mình. Riêng phần trả lời của Thủ tướng, ông Vinh hoan nghênh
việc người đứng đầu Chính phủ đã đứng ra nhận trách nhiệm.

Cử tri Nguyễn Quang Vinh: Làm rõ trách nhiệm của các tư lệnh ngành

Cử tri này cũng mong muốn Bộ Chính trị, UB Kiểm tra Trung ương xúc tiến nhanh việc làm rõ
trách nhiệm của các "tư lệnh ngành" để tiếp tục giới thiệu các Bộ trưởng làm tốt vào Trung ương
khóa tới.

Cử tri Lê Thanh Mưỡng ( phường Trung Trực, Ba Đình) cũng đồng tình với ý kiến của cử tri
Nguyễn Quang Vinh về việc nhanh chóng làm rõ trách nhiệm khi Đại hội Đảng đang đến gần.
Tuy nhiên, ông Mưỡng bày tỏ “băn khoăn” với việc Chủ tịch Quốc hội trong phát biểu tại Quốc
hội đã nói “tạm dừng” việc thành lập UB lâm thời điều tra trách nhiệm trong vụ Vinashin.

Theo ông Mưỡng, để không mất lòng dân, việc kỷ luật, xử lý lãnh đạo Vinashin phải làm “ra
ngô, ra khoai”, đồng thời cũng cần làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước.
Cho rằng “hồng phúc còn lớn” khi vụ việc tại Vinashin được phát hiện, nhưng ông Phan Huy
Khang (Trung Hòa, Cầu Giấy) cũng đề nghị nên có quy trình bỏ phiếu tín nhiệm các Bộ trưởng
để có tác dụng “răn đe”. Theo ông, nếu các Bộ trưởng làm không tốt, cần phải thay thế bởi
những người khác tài giỏi hơn.

Cử tri Phan Huy Khang: Vinashin được phát hiện là "hồng phúc còn lớn"

Cũng liên quan tới khía cạnh trách nhiệm, ông Nguyễn Kim Đĩnh (phường Mai Dịch, Cầu Giấy)
đặt vấn đề, Vinashin là đơn vị kinh tế chủ lực, không hiểu quản lý ra sao lại để nợ tới 86.000 tỷ
đồng, khiến nhiều người dân lo lắng và đặt câu hỏi, trách nhiệm cụ thể thuộc về ai ở tập đoàn
này?

Đáp lại những vấn đề các cử tri đặt ra, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, phát biểu
của ông về đề xuất lập UB lâm thời điều tra trách nhiệm là “không cần thiết”, chứ không phải
“tạm dừng”.

Theo ông Trọng, vấn đề của Vinashin đã có kết luận của Bộ Chính trị về việc vực dậy tập đoàn
này, không để xảy ra việc phá sản, đồng thời xử nghiêm những cá nhân vi phạm, kiểm điểm
trách nhiệm. Thêm nữa, các cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm toán cũng đang tiến hành các công
việc tại tập đoàn này.

Nếu Quốc hội lập UB điều tra sẽ làm vấn đề trở nên rối, trong khi Quốc hội trong một kỳ họp
cũng có nhiều việc, rất khó để lập UB điều tra và cuối kỳ báo cáo kết quả.

Cũng theo ông Trọng, cần chờ đợi việc thực hiện kiểm điểm và nếu không nghiêm Quốc hội mới
tiếp tục. “Việc tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là vấn đề sẽ được tính
sau”, ông Trọng nói

Chuyển sang vấn đề “nóng” khác được đề cập tại kỳ họp Quốc hội vừa qua là việc khai thác bô
xít Tây Nguyên, cử tri Lê Thanh Mưỡng cho rằng, Hungari có kinh nghiệm khai thác quặng này
hàng trăm năm, nhưng vẫn để xảy ra sự cố nghiêm trọng, càng khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Đáp lại lo ngại này, Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng cho biết, sau sự cố tại Hungari, các
cơ quan chức năng đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lại việc khai thác bô xít và UB Khoa học,
Công nghệ, Môi trường của Quốc hội cũng tham gia việc này.

Chưa hết, theo ông Trọng, đoàn các nhà khoa học của ta sang Hungari đã về nước và Bộ trưởng
Tài nguyên - Môi trường, Phạm Khôi Nguyên đã báo cáo bước đầu kết quả của chuyến đi cũng
như giải trình trước Quốc hội về những vấn đề liên quan đến khai thác bô xít. “Chúng ta phải tin
các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo có trách nhiệm”, ông Trọng nhấn mạnh.

Cũng tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đã nêu lên vấn đề, Quốc hội ban hành nhiều luật,
nhưng lại chậm đi vào cuộc sống, trong đó Luật Người cao tuổi có hiệu lực từ
1/7/2010, nhưng đến nay vẫn chưa thể thực thi.

Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với cử tri và thừa nhận, quy trình đưa
luật vào cuộc sống chưa tốt. Trong nhiều nguyên nhân của tình trạng này có vấn đề
Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật còn chậm.

Thủ tướng: “Tôi nhận trách nhiệm về


Vinashin”
10:34 AM Thứ tư, ngày 24 tháng mười một năm 2010- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

“Là người đứng đầu Chính phủ, tôi nhận trách nhiệm đó. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đang
kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm. Trách nhiệm cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ công khai”, Thủ
tướng nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi về trách nhiệm trong vụ việc tại Vinashin.
Thủ tướng giải trình về thiếu điện, bô xít, Vinashin... trước Quốc hội
“Không thể nói Bộ KH-ĐT vô can trong vụ Vinashin”

Đại biểu Phạm Thị Loan mở đầu phiên chất vấn (ảnh: Việt Hưng)
Là người chất vấn đầu tiên, đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) đặt vấn đề, những ngày gần đây
các thành viên Chính phủ khi đề cập tái cơ cấu tập đoàn Vinashin đã đưa ra nhận định tập đoàn
sẽ làm ăn có lãi tự vay tự trả, nhưng bà băn khoăn không biết tập đoàn sẽ trả nợ bằng cách nào.
Theo bà Loan tính toán, lãi vay của Vinashin mỗi năm lên đến 15.000 tỷ đồng và khoảng 15 năm
sau, nợ sẽ lên đến 160 - 170 nghìn tỷ đồng.

“Nếu không trả nợ được sẽ như thế nào, nếu khoanh nợ ngân hàng, khoản tiền lãi 15.000 tỷ đồng
sẽ ra sao? Trên cương vị đại diện chủ sở hữu nhà nước với tập đoàn này, Thủ tướng chịu trách
nhiệm như thế nào? Từ bài học trên, ta có tiếp tục tái cơ cấu các tập đoàn khác không, nhất là tập
đoàn Dầu khí - tập đoàn đang đầu tư ra bên ngoài rất nhiều”, bà Loan chất vấn Thủ tướng.

Thủ tướng cho rằng, đề án tái cơ cấu là khả thi, nhưng từ đề án đến trở thành hiện thực đòi hỏi
một quá trình chỉ đạo quyết liệt, cụ thể. “Thực hiện đề án này còn rất khó khăn, mong đại biểu,
nhân dân ủng hộ, giám sát”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.

Về vấn đề trả được nợ, Thủ tướng cho biết, tập đoàn sẵn sàng trình bày cho đại biểu, còn Thủ
tướng không trình bày cụ thể, năm nào trả được bao nhiêu.

Cũng theo Thủ tướng, về trách nhiệm, việc cố ý làm trái của những lãnh đạo tại Vinashin, cơ
quan chức năng sẽ làm đúng pháp luật. Về trách nhiệm chủ sở hữu, Thủ tướng thẳng thắn nhận
trách nhiệm.

“Là người đứng đầu Chính phủ, tôi nhận trách nhiệm đó. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đang
kiểm điểm để làm rõ trách nhiệm. Trách nhiệm cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ công khai”, Thủ
tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho biết, sẽ không tái cơ cấu tất cả các tập đoàn, chỉ tái cơ cấu Vinashin và
không để các tập đoàn khác lâm vào tình cảnh như Vinashin.

Về tập đoàn Dầu khí, theo báo cáo của các cơ quan chức năng vẫn đang hoạt động tốt, nhưng
Thủ tướng cũng đã chỉ đạo rà soát lại và tập đoàn cũng đang làm việc này để hạn chế yếu kém,
ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra.

Bắt tiếp vào Vinashin, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết chất vấn, Thủ tướng là người ký quyết định
bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Vinashin, vậy Thủ tướng có trách nhiệm như
thế nào? Cùng đó, đại biểu này mong đợi sự kiểm điểm mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ.

Đáp lại, Thủ tướng cho biết, từ 1996 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã quyết định bổ nhiệm ông Phạm
Thanh Bình là TGĐ TCty. Đến 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp tục phân công ông Bình
làm TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT.

Khi thành tập đoàn Vinashin, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản “nhắc” về vấn đề nhân sự,
nhưng đến khi bổ nhiệm HĐQT, TGĐ, các ngành báo cáo với Thủ tướng việc chưa tìm được
người và đề xuất bổ nhiệm ông Bình cho đến khi thuê được TGĐ mới và Thủ tướng đã đồng ý.
“Chúng tôi sẽ kiểm điểm việc này để làm rõ trách nhiệm là như thế nào”, Thủ tướng nói.

Tiếp tục cập nhật…

Cấn Cường - Lan Hương

Theo dantri.com.vn

Không thể nói Bộ KH-ĐT vô can trong vụ


Vinashin”
7:09 AM Thứ tư, ngày 24 tháng mười một năm 2010- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Võ Hồng Phúc cho rằng, bộ này đã “làm tròn nhiệm vụ trong
vấn đề Vinashin”, nhưng Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội, Nguyễn Văn Thuận đã lập tức
“phản bác” lại nhận định này.
"Vốn đầu tư vào Vinashin không mất hết"
Sau tái cơ cấu, Vinashin đủ khả năng trả nợ?
“Bộ không có trách nhiệm gì…!”

Được chủ toạ mời phát biểu trong phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu
tư Võ Hồng Phúc cho rằng, theo quy định, bộ này có nhiệm vụ tham mưu với Chính phủ quy
hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển Vinashin và bộ đã “làm tròn nhiệm vụ".

Cụ thể, theo ông Phúc các văn bản tham mưu của Bộ những năm qua vẫn còn đúng khi đối chiếu
với kết luận của Bộ Chính trị và đề án tái cơ cấu Vinashin của Chính phủ mới đây.

Lý giải về việc không kiên trì theo đuổi quan điểm của mình để có thể tránh cho Vinashinh
không rơi vào tình cảnh hiện nay, ông Phúc cho rằng, do… vướng luật. Theo ông Phúc, luật
Doanh nghiệp 2003 quy định quyền hạn rất lớn cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và nếu bộ
có ý kiến can thiệp sẽ trái luật nên “bộ phải chấp nhận”.

“Mình kiên trì đến đâu nhưng đưa luật ra thì mình chịu. Bộ KH-ĐT đã làm tròn nhiệm vụ của
mình trong vấn đề Vinashin. Chúng tôi không có trách nhiệm gì mà phải chịu trách nhiệm.”, ông
Phúc phát biểu.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc phủ nhận trách nhiệm của Bộ trong vụ Vinashin (Ảnh: Việt Hưng)

Câu nói của ông Phúc làm cả hội trường rộ lên tiếng cười, nhưng người đứng đầu Bộ Kế hoạch -
Đầu tư vẫn tiếp tục phân tích khía cạnh luật “sai” và theo ông mỗi đại biểu Quốc hội cũng có
trách nhiệm khi đã bấm nút thông qua luật trên.

Chưa hết, theo ông Phúc, thời điểm Quốc hội khoá trước làm luật Doanh nghiệp, có rất nhiều đại
diện doanh nghiệp làm đại biểu Quốc hội và những người này phát biểu thường được tin hơn các
bộ chủ quản phát biểu.

“Lẽ ra khi thường vụ tiếp thu ý kiến của đại biểu cũng cho Chính phủ nói lại thì quy trình làm
luật chặt hơn”, ông Phúc “tiếc”.

Kết lại lời phát biểu ông Phúc nhìn nhận, Vinashin là bài học chung cho cả Chính phủ, Quốc hội,
lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thí điểm xây dựng tập đoàn và từ nay cần chỉnh đốn để làm tốt hơn,
nhất là xây dựng, ban hành luật.

Không lâu sau phát biểu của Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội,
ông Nguyễn Văn Thuận đã “lên tiếng”. Ông Thuận thẳng thắn cho rằng, cách trả lời của Bộ
trưởng Phúc là “không đúng” và “không được”.

Theo ông Thuận, lẽ ra khi Bộ Chính trị cho thí điểm về tập đoàn, Chính phủ và bản thân cơ quan
quản lý nhà nước về doanh nghiệp là Bộ KH-ĐT phải trình ra Quốc hội việc sửa luật Doanh
nghiệp hoặc trình ra Quốc hội một nghị quyết về tổ chức và hoạt động của tập đoàn. Vì thế, Bộ
KH-ĐT không thể vô can.

“Đồng chí nói làm hết trách nhiệm nhưng tại vướng luật, vậy năm ngoái chúng ta dùng một luật
sửa nhiều luật, tại sao Bộ KH-ĐT biết chuyện không ổn của tập đoàn lại không trình ra Quốc hội
để xử lý”, ông Thuận lập luận.
Về quy trình làm luật, ông Thuận cho rằng, cả UB Thường vụ Quốc hội và cơ quan soạn thảo là
Chính phủ đều có trách nhiệm đến cùng, chứ không phải chỉ mình UB Thường vụ làm, không
phải UB Thường vụ không nghe ý kiến từ Chính phủ.

“Giải thích trước Quốc hội phải bình tĩnh, nghe nhau, không nên nói võ đoán”, ông Thuận kết lại
phần phát biểu của mình.

Từ 2013 Vinashin sẽ có lãi

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin cho rằng, năm 2005
- 2006, Vinashin lâm vào tình trạng phá sản. Nếu không tiến hành tái cơ cấu, cơ sở vật chất của
tập đoàn này có nguy cơ trở thành đống sắt vụn, trong khi tái cơ cấu sẽ phát triển và trả được nợ.

Qua 3 bước tái cơ cấu từ năm 2008 và nhất là từ tháng 6/2010 trở lại đây đã thu được một số kết
quả. Cụ thể, 27 con tàu đang đóng dở dang đã được đóng tiếp và tổng cộng năm nay sẽ đóng 66
con tàu, trong khi ban đầu chỉ đặt ra 57 tàu.

Từ đóng tàu và công nghiệp phụ trợ năm nay doanh thu của Vinashin khoảng 14.000 tỷ đồng.
Các tàu chuyển cho Vinaline cũng có thể thu được 1.400 tỷ đồng. Riêng tàu Hoa Sen cũng đã có
phương án cho thuê và dự kiến thu về 4 triệu USD…

Với khoảng 20% công ty thuộc Vinashin phải tái cơ cấu bằng nhiều biện pháp để thu hồi vốn và
trả nợ, theo Phó Thủ tướng có khoản sẽ mất có khoản sẽ lời, nhưng chung lại là sẽ có lời.

Với phần 80% tài sản và nợ Vinashin đang gánh, nếu thị trường tốt, quản trị tốt, năm tới có thể lỗ
ít, năm 2012 có thể đứng vững và không lỗ nữa, còn từ 2013, 2014 sẽ trở lại có lãi.

Chuyển sang vấn đề trách nhiệm, Phó Thủ tướng cho biết, Bộ Chính trị đã chỉ đạo kiểm điểm
trách nhiệm nghiêm túc, từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng đến các Phó Thủ tướng, các
Bộ trưởng có liên quan và tập đoàn. Hiện nay đang tiến hành kiểm điểm và tới đây, kết quả kiểm
điểm sẽ công khai trước công luận.

Chốt lại phát biểu, ông Hùng cho rằng, Vinashin phải trải qua 3 bước là củng cố, ổn định, phát
triển, với khoảng thời gian 4 - 5 năm. Theo ông, nếu thiên thời tốt, tức thị trường phục hồi trở lại,
cộng với địa lợi là nước ta có biển và nhân hoà, tức Quốc hội ủng hộ, công luận ủng hộ, việc tái
cơ cấu Vinashin sẽ thành công.

Cấn Cường

Theo dantri.com.vn

Xe máy Vinashin giống Vespa LX được lưu


hành trở lại
10:59 PM Thứ sáu, ngày 31 tháng mười hai năm 2010- Chuyên mụcChuyên mục khác|
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có quyết định cấp lại giấy chứng nhận chất lượng cho dòng xe
Diamond Blue 125 do Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy và Xe máy Vinashin lắp ráp.
'Xe lai' Diamond Blue bị yêu cầu thu hồi
Xe máy Vinashin giống Vespa LX

Thông tin trên được ông Vũ Mạnh Hà, Tổng giám đốc Lisohaka – đơn vị lắp ráp Diamond Blue
125 (đối tác của Công ty cổ phần Công nghiệp Tàu thủy và Xe máy Vinashin) xác nhận với
VnExpress.net.

Diamond Blue 125 nhìn kiểu dáng giống hệt chiếc LX của Piaggio. Ảnh:
Hồng Anh

Ông Hà cho biết, sau hơn một tháng bị thu hồi, ngày 29/12, Cục Đăng kiểm đã cấp trở lại giấy
chứng nhận chất lượng cho xe Diamond Blue 125. Số xe bị cơ quan chức năng thu giữ đã được
trả lại cho doanh nghiệp và dòng xe này sẽ được lưu hành bình thường.

Trước đó, ngày 16/11, Cục đăng kiểm đã có quyết định thu hồi giấy chứng nhận chất lượng với
động cơ Honda AF14E của xe Diamond Blue. Lý do được đưa ra là động cơ ghi sai nguồn gốc
xuất xứ.

Tuy nhiên, ngày 27/12, trong công văn gửi Cục đăng kiểm, Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, vấn đề
xác minh nguồn gốc xuất xứ và nhãn mác động cơ không thuộc thẩm quyền của Cục Đăng kiểm.
Vì thế, Bộ yêu cầu Cục tạm thời giải quyết, cấp giấp chứng nhận chất lượng đối với xe Diamond
Blue 125 sử đụng động cơ AF14E.
Đại diện hãng lắp ráp xe Diamond Blue 125 khẳng định, hãng tuân thủ đầy đủ các quy định về
đăng kiểm và sở hữu trí tuệ, có các giấy tờ pháp lý để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của linh
kiện lắp ráp. Tuy nhiên, việc hàng trăm chiếc xe bị thu hồi thời gian qua đã gây tổn thất lớn về
kinh tế cho doanh nghiệp. "Đặc biệt uy tín của công ty bị giảm đi rất nhiều, khiến người tiêu
dùng có cái nhìn nghi ngại với chúng tôi", ông Hà nói.

Trà Phương

Theo vnexpress.net

Mong nhận được câu trả lời từ sáng tỏ Thủ


tướng về Vinashin”
8:45 AM Thứ năm, ngày 18 tháng mười một năm 2010- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

“Chưa có câu trả lời thỏa đáng về Vinashin, người dân mới phân vân, còn khi đã thẳng thắn đánh
giá thực trạng Vinashin, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm thì người dân sẽ tin hơn.” - GS.TS
Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ quan điểm trước phiên chất vấn tại QH.

Phó Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội,
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết các câu hỏi ông chất vấn Thủ tướng liên quan đến
Vinashin, bô xít và đường sắt cao tốc

Sau những phát biểu có phần “gay gắt” của ông cũng như của nhiều đại biểu xung quanh các
vấn đề của tập đoàn Vinashin, lần lượt các Bộ trưởng Giao thông vận tải, Tài chính và Tổng
Thanh Chính phủ đã có những giải trình liên quan đến tập đoàn này. Ông đã cảm thấy hài lòng
về các giải trình đó chưa?

Các Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ đã giải trình nhưng chưa được chi tiết lắm, có lẽ do
thời gian các vị phát biểu tại Quốc hội không nhiều. Theo tôi, lẽ ra những chi tiết về công nợ của
tập đoàn này phải được thể hiện trong báo cáo gửi Quốc hội. Đọc báo cáo của Chính phủ, tôi
không được biết quá trình vay nợ, cơ cấu nợ của Vinashin và trách nhiệm cụ thể của các thành
viên Chính phủ như thế nào,…

Tuy nhiên, qua giải trình của các Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ, tôi càng củng cố thêm
nhận thức là các bộ chỉ có quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành, quyền tham mưu,
góp ý vì theo Nghị định của Chính phủ về tập đoàn, tổng công ty nhà nước, người trực tiếp quản
lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là Thủ tướng và chỉ Thủ tướng mới có quyền.

Các Bộ trưởng cho rằng, do đã phân cấp cho các tập đoàn nên các bộ không thể can thiệp được
vào hoạt động của tập đoàn và như thế, xem ra trách nhiệm của các bộ không lớn?

Các bộ không can thiệp vào công việc kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty là đúng, nhưng
họ hoàn toàn có quyền thanh tra, kiểm tra và thấy sai phạm phải báo cáo để xử lý kịp thời. Đó
mới là quản lý nhà nước. Nếu không thì quản lý cái gì?
Các Bộ trưởng và Tổng Thanh tra Chính phủ đã giải trình, nhưng ông vẫn tiếp tục có câu hỏi
chất vấn Thủ tướng Chính phủ. Ông chờ đợi gì ở trả lời của Thủ tướng?

Tôi đã gửi câu hỏi đến Thủ tướng và tôi rất mong nhận được câu trả lời sáng tỏ về thực trạng nợ
nần của Vinashin, nguyên nhân của tình trạng ấy và trách nhiệm của Thủ tướng cũng như các
thành viên khác của Chính phủ.

GS. TS Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: Việt Hưng)

Tôi cho rằng, câu trả lời càng thể hiện thái độ cầu thị, nghiêm túc, người dân càng cảm thấy tin
tưởng hơn vào Chính phủ. Chưa có câu trả lời thỏa đáng về Vinashin, người dân mới phân vân,
còn khi đã thẳng thắn đánh giá thực trạng Vinashin, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm thì người
dân sẽ tin hơn.

Như thường lệ, ông sẽ tiếp tục chất vấn trực tiếp Thủ tướng tại hội trường?
Hiện nay tôi chưa nhận được trả lời bằng văn bản của Thủ tướng, còn việc có tiếp tục chất vấn
hay không phụ thuộc vào trình bày của Thủ tướng. Nếu tôi thấy mọi giải trình đều thuyết phục,
đều thỏa đáng, chắc tôi không cần chất vấn nữa.

Nhưng nếu thấy chỗ nào chưa thuyết phục cũng cần phải hỏi vì hỏi như vậy là trách nhiệm của
đại biểu Quốc hội, đồng thời cũng tạo điều kiện để Thủ tướng giải đáp cho nhân dân vì phiên
chất vấn được truyền hình trực tiếp và người dân rất quan tâm, đặc biệt là phần trả lời của Thủ
tướng.

Bên hành lang kỳ họp, ông đã bày tỏ quan điểm về vấn đề khai thác bô xít tại Tây Nguyên. Vậy
ông có gửi câu hỏi chất vấn Thủ tướng về vấn đề này?

Trong ba câu hỏi tôi gửi Thủ tướng có câu hỏi về bô xít: Trước dư luận và trước kiến nghị của
trên 2.000 trí thức, lao động, quân nhân, trong đó có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch
nước, Chính phủ quyết định như thế nào về vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên?

Câu hỏi nữa tôi hỏi Thủ tướng là: Vì sao Chính phủ vẫn quyết tâm theo đuổi dự án đường sắt cao
tốc trong khi tại kỳ họp vừa rồi Quốc hội đã không thông qua dự án này và cũng không hề có
nghị quyết giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu và triển khai bất cứ một đoạn đường sắt cao tốc
nào?

Tôi cho đó là những câu hỏi mà người dân muốn được giải đáp. Nếu có lý do thật sự thuyết
phục, tôi nghĩ người dân sẽ đồng tình; còn nếu quả thật vẫn phân vân, tôi nghĩ nên dừng.

Liên quan đến thảo luận của đại biểu Quốc hội ở nghị trường, có một vài người phân vân là một
số đại biểu không có chuyên môn về các vấn đề kinh tế có nên phát biểu ý kiến về những vấn đề
đó không và những ý kiến đó liệu có đáng tin cậy, có gây băn khoăn cho cử tri hay không?

Tôi rất thông cảm với thắc mắc này vì các vị nêu thắc mắc đó không sát với hoạt động ở Quốc
hội. Ở nước nào cũng vậy, mỗi đại biểu Quốc hội thường chỉ có một chuyên môn nhất định.
Nhưng khi đã tham gia Quốc hội, thay mặt dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
thì đại biểu không thể bằng lòng với vốn hiểu biết sẵn có của mình mà phải đọc, phải học và phải
hỏi để nắm được tất cả những vấn đề mình sẽ ấn nút biểu quyết. Nếu đại biểu không tìm hiểu,
thấy người khác ấn nút, mình cũng ấn nút là không hoàn thành trách nhiệm với cử tri.

Còn ý kiến đại biểu có thuyết phục hay không, đã có ban soạn thảo luật, các đại biểu khác, các
cơ quan chuyên môn, cử tri và báo giới đánh giá.

Cách đây vài phiên họp, chất vấn “ngoài chuyên môn” của ông về vụ PCI hối lộ các quan chức
Việt Nam rất được dư luận quan tâm và mới đây, vụ án nhận hối lộ từ PCI đã được đưa ra xét
xử. Ông có hài lòng về những việc các cơ quan chức năng đã thực thi trong vụ án này?

Sau khi tôi chất vấn về vụ PCI, Thủ tướng đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét vụ
việc. Cơ quan điều tra đã làm việc với phía Nhật Bản, thu thập chứng cứ và chuyển hồ sơ sang
Viện Kiểm sát truy tố và đến nay vụ án đã được xét xử sơ thẩm.
Tất cả những điều đó thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc của Chính phủ cũng như Thủ tướng
và người dân rất hoan nghênh.

Xin cảm ơn ông!

Cấn Cường (thực hiện)

Theo dantri.com.vn

Hai hướng nhìn “xung khắc” về Vinashin


7:09 AM Thứ năm, ngày 04 tháng mười một năm 2010- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Trong khi một số đại biểu Quốc hội bày tỏ sự bức xúc trước vụ việc tại Vinashin và đề nghị xem
xét việc điều tra về trách nhiệm liên quan, một số đại biểu khác lại nhìn nhận tình hình không
đến mức “u ám” hoặc “ghê gớm quá”…
Vinashin như quý tử khi quá nuông chiều…
Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ sau vụ Vinashin

Đại biểu Trần Bá Thiều: Vinashin không u ám và thất vọng như một số phát biểu

Tại buổi thảo luận của Quốc hội về Ngân sách nhà nước sáng 3/11, đại biểu Lê Văn Thành (Hải
Phòng) cho hay, địa bàn Hải Phòng chiếm tới 60% giá trị sản xuất công nghiệp của Tập đoàn
Vinashin và hàng năm Vinashin đóng góp khoảng 15% - 20% giá trị sản xuất công nghiệp của
thành phố cảng này.

Theo ông Thành, qua rà soát, cuộc khủng hoảng kinh tế của Tập đoàn Vinashin có ảnh hưởng
đến tình hình kinh tế của địa phương, nhưng không đến mức “ghê gớm quá” như một số thông
tin đã đưa.
Theo đó, năm 2008 - 2009 Vinashin đóng góp khoảng 15% giá trị sản xuất công nghiệp của
thành phố Hải Phòng, năm nay dự kiến còn 12%. “Như vậy giá trị sản xuất công nghiệp của
Vinashin ảnh hưởng tới giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hải Phòng không phải là lớn
lắm”, ông Thành đánh giá.

Thêm nữa, từ con số tổng giá trị tài sản của Vinashin hiện nay theo báo cáo của Bộ Tài chính là
104 nghìn tỷ đồng, nợ vay là 86 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 8 nghìn tỷ đồng, ông Thành
cho rằng, tài sản của Vinashin hiện có vẫn lớn hơn so với nguồn vốn vay chứ “không phải đây là
món nợ, đây là món thất thoát”.

Chưa hết, theo đại biểu này, ngoài một số tài sản Vinashin vay chưa phát huy được hiệu quả
hoặc phát huy hiệu quả thấp, ví dụ như tàu Hoa Sen, qua khảo sát của địa phương đối với các nhà
máy đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng cho thấy, “thiết bị đầu tư của Vinashin rất hiện đại, với
công nghệ tiên tiến đáp ứng được yêu cầu sản xuất chế tạo cả động cơ, cả tàu tới 100 nghìn tấn”.

Trước đó, trong buổi thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 2/11, đại biểu Trần Bá Thiều (Hải
Phòng) dù thừa nhận vụ sai phạm ở Vinashin rất nghiêm trọng và là một bài học rất đắt giá trong
quá trình tìm tòi và thử nghiệm mô hình tập đoàn kinh tế của đất nước, nhưng theo đại biểu này,
hiện nay, Vinashin vẫn trong tầm kiểm soát.

“Hiện nay tại Vinashin, nhiều con tàu vẫn đang xuất xưởng, vẫn đang được đóng mới, còn sai
phạm thì ta xử lý hết sức nghiêm túc, chứ không phải Vinashin u ám và thất vọng như một số đại
biểu phát biểu.”, ông Thiều nói.

Ngược với quan điểm đó, trong buổi thảo luận sáng 3/11 về ngân sách nhà nước, đại biểu
Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng, ông vẫn “nửa tin, nửa ngờ” với những tin vui được
một số đại biểu công bố và băn khoăn về lãi từ việc bán những con tàu đóng mới.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: Làm ăn như Vinashin thì biết bán cái gì để trả nợ?
“Theo tôi hiểu trong công nghệ đóng tầu thì ta chủ yếu lắp ráp thôi, cũng không khác ngành chế
tạo ô tô, xe máy là mấy. Lấy công làm lãi như vậy thì có đủ trả lương cho mấy chục nghìn cán
bộ, công nhân không?”, ông Thuyết phân tích.

Chuyển sang vấn đề vốn nằm trong tài sản, đại biểu Thuyết ví von: “Tôi thấy chuyện này giống
như chuyện một anh được vợ cấp vốn đi buôn, mới khuân về được mấy máy second hand (đồ cũ
- PV) thì hết sạch vốn, vợ hỏi: có ai đi buôn, mất sạch vốn lại còn nợ nần chồng chất như ông
không? thì hồn nhiên trả lời: vốn làm được cái nhà mình đang sống, vốn ở mấy cái máy cũ nát
kia. Cả nước làm ăn như Vinashin thì rồi đây biết bán cái gì để trả nợ”.

Trước đó, trong buổi thảo luận về kinh tế - xã hội, sáng 2/11, đại biểu Thuyết cho rằng, Vinashin
suy sụp đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ trên dưới 100.000 tỷ đồng, bằng một tỉnh thu
nhập 1.000 tỷ đồng/một năm, phải làm quần quật, không ăn uống, mua sắm gì một thế kỷ mới trả
nợ được. Ông Thuyết đề nghị Quốc hội biểu quyết thành lập UB lâm thời điều tra trách nhiệm vụ
Vinashin.

Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) trong phát biểu sau đó cũng ủng hộ đề xuất thành lập UB
lâm thời điều tra trách nhiệm. Theo ông Cuông tính toán, mỗi người dân Việt Nam kể cả giàu,
nghèo đều phải gánh chịu 1,5 triệu đồng do món nợ Vinashin gây ra.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (Hà Nội) cho biết, ông không đồng ý quan điểm đổ lỗi cho
Chính phủ và đề nghị Quốc hội nên hòa vào trách nhiệm chung của Chính phủ. Tuy
nhiên, ông Đào cho rằng, Chính phủ cần phải rà soát lại một cách nghiêm túc nhất tất cả
các tập đoàn và rà soát lại tư cách tất cả những người đứng đầu các tập đoàn để “họ thấy
được họ dùng vốn, dùng ngân sách, thuế của nhân dân, tài sản, mồ hôi nước mắt của
nhân dân chứ không phải họ tự tung, tự tác như hiện nay”.

Vinashin như con cái khi quá nuông chiều…


6:50 AM Thứ tư, ngày 03 tháng mười một năm 2010- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |

Chính phủ đã dành quá nhiều ưu đãi cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước, coi họ như con chính
thức, thậm chí còn là quý tử. Con cái mà quá nuông chiều, hư hỏng là điều dễ hiểu, trách nhiệm
đó thuộc về Chính phủ…
Vinashin từng bị cắt giảm từ 104 dự án xuống còn 13 dự án
Coi vốn là tài sản của trời cho

Trong 2 ngày thảo luận ở hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề trong các tập
đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước đã được nhiều đại biểu Quốc hội “mổ xẻ”.

Đáng chú ý, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (TPHCM) khẳng định: có 3 nguyên nhân chính dẫn
đến các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước làm ăn kém hiệu quả.
Thứ nhất là vấn đề quản trị doanh nghiệp. Cách quản trị doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế và
tổng công ty nhà nước hiện nay làm cho các tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế và tổng ty nhà
nước coi vốn nhà nước, tài sản là của trời cho, của thiên hạ và chi tiêu sử dụng thoải mái mà
không cần tính toán hiệu quả.

Giống như một bà nội trợ đi chợ bằng tiền của người khác, mua lung tung kể cả những thứ không
sài cũng mua. Tình trạng này đã xảy ra tại Vinashin, Thủ tướng đã chỉ đạo không được mua tàu
đã qua sử dụng, tàu cũ nhưng Vinashin vẫn mua tàu Hoa Sen, tàu cũ.

"Con cái mà quá nuông chiều sẽ hư hỏng" - Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (ảnh: Việt Hưng)

Thứ hai, Chính phủ đã dành quá nhiều ưu đãi cho các tập đoàn kinh tế và tổng công ty Nhà nước,
coi doanh nghiệp Nhà nước là con chính thức, thậm chí là con quý tỷ, trong khi các thành phần
kinh tế khác như kinh tế tư nhân chỉ là con ngoài giá thú, con nuôi. Con cái mà quá nuông chiều,
hư hỏng là chuyện bình thường, dễ hiểu, trách nhiệm đó thuộc về Chính phủ.

Thứ ba, vừa qua Chính phủ đã áp dụng những ràng buộc kinh tế, ngân sách mà các nhà kinh tế
gọi là những ràng buộc ngân sách mẹ. Điều này dẫn đến các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà
nước đã tăng đầu tư quá mức và làm hiệu quả đầu tư thấp…

Dưới góc độ khoa học, đại biểu Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa) còn bổ sung thêm những bất cập
khác như: trong các tập đoàn kinh tế nhà nước, việc người đại diện chủ sở hữu vẫn đồng thời là
người quản lý hành chính Nhà nước là chưa hợp lý.

Không những vậy, sự không phù hợp và thiếu tính khoa học còn thể hiện ở chỗ quyền và nghĩa
vụ của đại diện chủ sở hữu đã bị cắt khúc ra, Thủ tướng đảm nhiệm một số quyền và nghĩa vụ;
Bộ trưởng chuyên ngành đảm nhiệm một số quyền và nghĩa vụ, Hội đồng quản trị cũng vậy…
Một lý do nữa, Bộ trưởng thậm chí đến Thủ tướng hiện được giao và phân định quá nhiều nhiệm
vụ mang tính chất kinh doanh và sự vụ doanh nghiệp. “Tôi nghĩ rằng không ai có đủ thời gian,
sức lực để đảm nhiệm một khối lượng công việc quá nhiều đến như vậy” - ông
Ngoạn nói.

Việc huy động vốn càng trở nên khó khăn

Đại biểu Nguyễn Đăng Trừng cho biết, vụ việc Vinashin không chỉ gây tác hại nghiêm trọng
trong nước mà cả nước ngoài. Sau khi xảy ra vụ Vinashin khả năng huy động vốn của Việt Nam
trên thị trường quốc tế càng trở nên khó khăn và tốn kém.

“Đây là thất bại lớn của Chính phủ trong quản lý điều hành các tập đoàn kinh tế và tổng công ty
Nhà nước” - ông Trừng khẳng định.

Chính vì vậy, theo đề xuất của đại biểu, Chính phủ cần phải tập trung cải cách, quan tâm đặc biệt
vấn đề quản trị doanh nghiệp tại các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, như nhiều nước
đã làm rất hiệu quả;

Thực hiện lời cam kết sẽ xóa bỏ mọi ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước nếu không những vụ
việc tương tự như Vinashin sẽ xảy ra trong tương lai, đồng thời phải kiên quyết đặt doanh nghiệp
Nhà nước trong môi trường cạnh tranh chung.

Trong đó, cần xóa bỏ mọi hình thức cho vay, cấp tín dụng theo chỉ đạo, khoanh nợ, giãn nợ cho
doanh nghiệp Nhà nước, không nhận việc trả nợ, xử lý thay cho doanh nghiệp Nhà nước, tính đủ
chi phí đối với doanh nghiệp Nhà nước theo giá thị trường…

Trong cơ chế, chính sách, như đã phân tích ở trên, đại biểu Vũ Viết Ngoạn kiến nghị cần tách
chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu. Việc tách chức năng này không
làm giảm quyền và quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp song phương thức quản lý của
Nhà nước đối với doanh nghiệp là thông qua đại diện chủ sở hữu của mình.

Đồng thời, tăng cường thiết chế giám sát và hoạt động giám sát của Nhà nước đối với doanh
nghiệp, đặc biệt nên có cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm giám sát vốn của Nhà nước tại tập
đoàn.

Đây cũng chính là bất cập đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc nhấn mạnh
khi giải trình về việc giám sát đầu tư tại các tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó có Vinashin.

Lan Hương

Theo dantri.com.vn

inashin - con tàu không bến (phần 1)


Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-07-08

Tổng giám đốc Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (VINASHIN) bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương kỷ luật và cách chức.

Photo courtesy of VietNamNet

Tàu Hoa Sen, một trong những dự án thua lỗ của Vinashin

Vụ này tuy không làm dư luận ngạc nhiên nhưng lại dấy lên nhiều câu hỏi liên quan đến các hoạt
động của các tập đoàn hiện nay. Mặc Lâm có loạt bài xoay quanh vấn đề này, mời quý vị theo
dõi.

Đầu tư quá dàn trải

Bản cáo trạng nêu rõ ông Phạm Thanh Bình trong khi giữ chức chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của
Vinashin đã huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn của Nhà nước một cách thiếu tinh thần trách
nhiệm. Ông Bình đã cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế, chính trị, xã hội. Là người lãnh đạo của Vinashin nhưng ông Bình tạo ra các khoản nợ rất
lớn, mất khả năng thanh toán. Theo sự thừa nhận của ông Bình thì nợ mà Vinashin đang mang
lên tới 90 ngàn tỷ đồng tương đương với gần 4 tỷ rưỡi đô la. Bên cạnh đó, hơn 5.000 lao động
không có việc làm. Các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội của Vinashin với công nhân cũng lên
đến 234 tỷ đồng.

Tại sao một tập đoàn quốc doanh như Vinashin kinh doanh và hoạt động dưới sự bảo hộ của nhà
nước lại có thể mang những món nợ lớn không trả nổi mà không bị chính phủ kiểm tra, phát hiện
để có biện pháp thích đáng trong suốt thời gian dài như vậy?

Câu hỏi này phải lần về thời gian của năm 2006, khi Thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt
đề án thí điểm hình thành Tập đoàn kinh tế Vinashin. Tiếng là thí điểm nhưng Vinashin ngay lập
tức được chính phủ rót vốn, nhân lực cùng mọi chính sách dễ dàng nhất cho tập đoàn này.
Vinashin được giao nhiệm vụ hoạt động trong ngành tàu thủy gồm đóng mới, sửa chữa, kinh
doanh các loại thiết bị hàng hải cũng như đào tạo chuyển giao công nghệ...
Vinashin đã xin quá nhiều đất, dùng các miếng đất đó để thế chấp vay ngân hàng và dùng vốn đó
để đầu tư quá nhiều vào các công ty, dự án. Trong khi đầu tư vào ngành đóng tàu của Vinashin
thì chậm tiến triển và thua lỗ nghiêm trọng.

TS Lê Đăng Doanh

Nói chung, các hoạt động này nằm gọn trong phạm vi ngành tàu thủy.

Thời gian đầu Vinashin đã theo đúng chỉ tiêu đề ra và hoạt động tương đối hiệu quả. Với cách
tiếp cận thông minh, nhiều kỹ sư của Vinshin đã nghiên cứu và đóng mới thành công các con tàu
có tải trọng 150 ngàn tấn và triển vọng mở ra một ngành công nghệ hàng hải lớn mạnh của Việt
Nam làm cho nhiều tờ báo trong nước lúc ấy bị hoa mắt. Những bài phóng sự với lời lẽ có cánh
đã làm cho Vinashin lớn hơn hình ảnh thật của nó, và từ những thành tựu ban đầu này Vinshin đã
trượt dài trên con đường kinh doanh ngày một mất dần định hướng.

Khi được hỏi về thành tựu thật sự của Vinashin có đúng như báo chí mô tả hay không, TS Lê
Đăng Doanh, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế tài chánh cho biết: “Các trang thiết bị cơ bản về
công nghệ đóng tàu của Vinashin vẫn phải nhập từ nước ngoài. Vì vậy cho nên một mặt trân
trọng thành quả lao động của công nhân, các tiến bộ của Vinashin song phải nói rằng những
tiến bộ đó còn ở dưới tiềm năng và những công việc ở phía trước đang còn rất nhiều”.

Vinashin đã tận dụng bước đầu thành công của mình để nhảy sang nhiều lãnh vực khác như
nhiều tập đoàn đã và đang làm. Vinashin tập trung vốn vào những dự án có tính phiêu lưu và
ngày càng lún sâu vào các món nợ phát sinh từ những dự án không dính gì tới chức năng của nó.
TS Lê Đăng Doanh đưa ra một vài thí dụ:

“Vinashin đã xin quá nhiều đất và dùng các miếng đất đó để thế chấp vay ngân hàng, vì vậy
nâng số vốn vay của Vinashin so với vốn tự có rất lớn và dùng vốn đó để đầu tư quá nhiều vào
các công ty, dự án. Vinashin có đến 200 công ty. Ở Thanh Hóa có một trang trại nuôi lợn
Vinashin. Ở đường Lê Duẩn Hà Nội có một salon bán ô tô Vinashin. Ở Tam Đảo có một khu
nghỉ dưỡng Vinashin...

Tất cả các điều là hết sức không bình thường. Trong khi đầu tư vào ngành đóng tàu của
Vinashin thì chậm tiến triển và thua lỗ nghiêm trọng.”
Sự đổ vỡ được báo trước

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin Phạm Thanh Bình. Photo courtesy of VietNamNet
Sự ưu ái của nhà nước cộng với các dự án phiêu lưu khác đã làm Vinashin ngày một lún sâu vào các món
nợ không trả nổi. Cuối năm 2007 chủ tịch Phạm Thanh Bình đã ký một quyết định cho phép đầu tư dự án
san lấp mặt bằng của khu kinh tế Hải Hà để xây dựng thành một khu kinh tế với nhà máy đóng tàu, cán
thép. Vinashin đã vay của Ngân hàng quốc tế Credit Suisse có trụ sở tại Hongkong 600 triệu đô la cho dự
án này. Tuy nhiên số tiền này lại được Vinashin dùng vào việc khác mà không chi trả cho các doanh
nghiệp trúng thầu san lấp mặt bằng của khu kinh tế Hải Hà. Các doanh nghiệp này sau đó viết thư lênThủ
Tướng chính phủ để nhờ can thiệp nhưng không thành công, và nhiều công ty phải phá sản trong thời gian
này.

Trong vòng không đầy 5 năm, Vinashin đã to lên quá mức và người ta tự hỏi động lực nào đã
khiến nó trở nên không lồ trên đôi chân bằng sáp? Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng lý do
là từ quyết định của Thủ tướng chính phủ cho phép nó ra đời bởi một văn bản chỉ đạo mà không
qua quy luật tích tụ tập trung tư bản của kinh tế thị trường.

TS Nguyễn Quang A, một nhà nghiên cứu độc lập, nguyên viện trưởng viện IDS cho rằng sự sai
lầm của chính phủ bắt đầu từ lý do ý thức hệ, ông nói: “Đấy là một vấn đề rất là lớn nhưng vì
những lý do ý thức hệ, vì những lý do mà người ta nghĩ rằng phải quốc doanh, tập thể, những
vấn đề liên quan đến sở hữu để đảm bảo tính xã hội chủ nghĩa, cái cốt lõi nó nằm ở chỗ đó. Nếu
người ta đặt vấn đề là làm sao sử dụng những nguồn lực ấy tốt nhất cho sự phát triển của đất
nước thì có lẽ phải có một sự cải tổ rất mạnh mẽ đối với khu vực quốc doanh này.”

Trách nhiệm đầu tiên là của chính phủ và những người lãnh đạo, sau đó đến các vị lãnh đạo của
Vinashin. Các tập đoàn như thế nó không phù hợp với bất kể luật hiện hành nào ở Việt Nam.

TS Nguyễn Quang A

Đối với TS Lê Đăng Doanh thì sự đổ vỡ này đã được báo trước. Theo ông, “sự đổ vỡ của
Vinashin đã được báo trước từ lâu, và đã có các nỗ lực, kể cả của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội
vào cuối năm 2009 đã nghe báo cáo và đã được thông báo về tình trạng nợ nần của Vinashin.
Tình trạng đó diễn ra là bởi vì Vinashin đã đầu tư một cách quá dàn trải không qua thủ tục về
giám định về đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư.”

TS Nguyễn Quang A cũng chỉ ra những trách nhiệm cụ thể mà ông cho là cần phải chấp
nhận: “Trách nhiệm đầu tiên là của chính phủ và những người lãnh đạo, sau đó đến các vị lãnh
đạo của Vinashin. Các tập đoàn như thế nó không phù hợp với bất kể luật hiện hành nào ở Việt
Nam. Tất nhiên người ta có thể lý giải đây là chuyện thí điểm và đã là thí điểm thì phải du di đi
một chút.

Tuy nhiên, thành lập các tập đoàn gọi là thí điểm đến hàng chục cái thì nếu tính tổng tài sản,
tổng nguồn lực của các thí điểm này sẽ chiếm phần lớn tài nguyên của quốc gia, chiếm một tỷ lệ
áp đảo trong tổng tài sản, tổng nguồn lực của tất cả các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy số
lượng nó nhỏ so với cả ngàn xí nghiệp quốc doanh, chỉ hơn một chục tâp đoàn với số lượng
không đáng kể, nhưng tỷ trọng rất đáng kể. Tôi nghĩ rằng đã là thí điểm thì làm một hai cái để
rút kinh nghiệm rồi mới làm tiếp, còn bây giờ tuy gọi là thí điểm nhưng làm tràn lan.”

Những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình liệu có thể ngưng ngay vào lúc các mầm mống thất
bại hé lộ hay không? Tại sao chính phủ lại tiếp tục đứng ra bảo lãnh cho tập đoàn này vay 750
triệu đô la trái phiếu khi dấu hiệu phá sản của nó đã gần kề. Và liệu quyết định tái cơ cấu của
chính phủ mới đây có cứu vãn được con tàu Vinashin đang chìm dần kia hay không? Mặc Lâm
sẽ trình bày trong bài kế tiếp.

Vinashin phải biết đầu tư “tập trung”


RAF-02-11-2009

Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Vinashin, “cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động, tránh
đầu tư dàn trải vào nhiều lãnh vực.” Đó là ý kiến mà thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa ra vào
ngày hôm qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu tập đoàn khổng lồ này rà soát chiến lược, xem lại các
kế hoạch ngắn cũng như dài hạn, đồng thời đầu tư tập trung vào lĩnh vực hoạt động chủ yếu.

Trong khi yêu cầu Vinashin làm việc hợp lý, người đứng đầu chính phủ cũng ra lệnh các cơ quan
hữu trách “hỗ trợ giải quyết cơ chế tài chánh và tăng vốn chủ sở hữu cho Vinashin.”

Bản tin của VnEconomy ngày 11 tháng Hai viết rằng, những nhân vật hữu trách có mặt ở buổi
làm việc liên quan đến Vinashin nhận định là trong tập đoàn này, quan hệ các công ty “con” và
“cháu” chồng chéo nhau.

Tình hình tài chánh của Vinashin hiện chưa bền vững. Bản tin của VnEconomy viết như vậy, và
thêm rằng, đó là một hạn chế mà ông Dũng yêu cầu tập đoàn này khắc phục ngay.

You might also like