You are on page 1of 6

Câu 1:

1. Một phân tử H2 ở trạng thái cơ bản phân li thành các nguyên tử sau khi hấp thụ một photon có bước sóng
77,0 nm. Biết năng lượng của phân tử H2 ở trạng thái cơ bản là -31,675 eV. Hãy xác định tất cả các tổ hợp của
trạng thái electron có thể có của hai nguyên tử H được tạo thành sau khi phân li. Trong mỗi trường hợp hãy xác
định tổng động năng (theo eV) của các nguyên tử hiđro?
2. Sử dụng mô hình cộng hưởng electron theo Lewis, vẽ các công thức cộng hưởng có thể có của cation
pentazenium N5+ (biểu diễn đầy dủ các cặp electron không liên kết) ? Xác định điện tích hình thức trên các
nguyên tử ở mỗi công thức và chỉ ra các cấu trúc cộng hưởng bền ? Dự đoán dạng hình học của cation
pentazenium N5+ ?
3. Vẽ công thức cấu tạo, xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và mô tả dạng hình học của các
phân tử B2H6, Al2Cl6.
1. Năng lượng của photon:
6,6261.10−34.2,9979.108
hc
Ephoton = = = 2,58.10-18J = 16,1 eV
λ 77, 0.10 −9

Sự phân li: H2 + hν → H + H’
n = 1 1
1 2
2 1
2 2
...
Để phân tử H2 phân li thành nguyên tử ta có:
13,6 13,6
∆E = EH + EH’ – EH 2 = - - + 36,675 < 16,1 eV
n2 n '2
Tổng động năng của hai nguyên tử hiđro: Eđ = Ephoton - ∆E
13,6 13,6
Với n = n’ = 1: ∆E = - - 2 + 36,675 = 4,478 eV
12 1
Eđ = 16,1 – 4,478 = 11,6 eV
Với n = 1 và n’ = 2 hoặc n = 2 và n’ = 1:
13,6 13,6
∆E = - - 2 + 36,675 = 14,677 eV
22 1
Eđ = 16,1 – 14,677 = 1,4 eV
Với n = 1 và n’ = 2 hoặc n = 2 và n’ = 1:
13,6 13,6
∆E = - - 2 + 36,675 = 24,880 eV > 16,1 eV
22 2
Vậy các trường hợp có thể có là
H2 + hν → H + H’
n = 1 1
1 2
2 1
2. Tổng số electron để xây dựng công thức Lewis cho N5+ là 5.5 - 1 = 24. Công thức cộng hưởng có thể có
của ion N5+:
-1 -1 -1
+1 +1 + +1 +1 + +1 +1 +
N N N N N N N N N N N N N N N
(1) (2) (3)
-2 -2 -1 -1
+1 +1 +1 + +1 +1 + +1 +1 +1 +
N N N N N N N N N N N N N N N
(4) (5) (6)
Cấu trúc cộng hưởng bền là cấu trúc thuận lợi nhất về mặt năng lượng (điện tích hình thức trên các
nguyên tử gần 0 nhất). Các cấu trúc cộng hưởng bền là (1), (2) và (3).
Dạng hình học: Chữ V, nguyên tử N trung tâm có góc liên kết <
120o, các nguyên tử N phía ngoài (N số 2 và số 4) có góc liên kết ~
120o.
3. B2H6: B lai hóa sp3, phân tử B2H6 gồm hai tứ diện lệch có một cạnh
chung, liên kết B-H là liên kết hai tâm hai electron, có 2 liên kết B-
H-B là liên kết ba tâm hai electron.

Al2Cl6: Al lai hóa sp3, phân tử Al2Cl6 gồm hai tứ diện lệch có một
cạnh chung, liên kết Al-Cl-Al gồm một liên cộng hóa trị bình thường
và một liên kết cộng hóa trị cho nhận tạo thành do cặp electron
không liên kết của clo và AO trống của Al.
Câu 2:
1: Những nguyên tử hydro ở trạng thái cơ bản bị kích thích bởi tia UV có λ = 97,35 nm. Số lượng tử chính của
trạng thái kích thích này là bao nhiêu ? Khi những nguyên tử hydro bị khử trạng thái kích thích đó thì chúng có
thể phát ra những bức xạ có bước sóng (tính bằng nm) là bao nhiêu ?
Cho h=6,63.10-34J.s; c=3.108 m.s-1; Hằng số Ritbe RH= 1,097.107m-1.
2: So sánh và giải thích bán kính của các nguyên tử và ion sau: Cs+, As, F, Al, I-, N
3: Dựa vào cấu tạo hãy so sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion BF4- .

1 Ta có năng lượng của mỗi photon là: ∆E= h.c.RH.(1/n2 -1/n’2)


hc 6,63.10 −34 .3,00.10 8
∆E = = = 2,043.10 −18 J
λ 97,35.10 −9

2,18.10 −18
∆E = 2,18.10 −18 − 2
= 2,043.10 −18 ⇒ n = 4
n
Khi bị khử kích thích:
 1 1
n = 4 → n = 1: E4 – E1 = − 2,18.10 −18  2 − 2  ⇒ λ1 = 97,35nm
4 1 
 1 1 
n = 4 → n = 2: E4 – E2 = − 2,18.10 −18  2 − 2  = 4,0875.10 −19 J
4 2 
−34 8
6,63.10 .3,00.10
λ= −19
= 4,87.10 −7 m = 487 nm
4,0875.10
 1 1 
n = 4 → n = 3: E4 – E3 = − 2,18.10 −18  2 − 2  = 1,0597.10 −19 J
4 3 
−34 8
6,63.10 .3,00.10
λ= −19
= 18,77.10 −7 m = 1877nm
1,0597.10

2 2. Bán kính của các nguyên tử và ion: Cs+< I->As>Al> N>F


Nguyên tử Al có bán kính lớn hơn nguyên tử F do nguyên tử Al nằm ở chu kì dưới và bên trái nguyên
tử F trong BHTTH.
As có bán kính lớn hơn nguyên tử Al do As thuộc chù kì dưới.
Cs+ và I- có cùng cấu hình electron, nhưng anion có kích thước lớn hơn anion nên kích thước I- > Cs+
I- > As do I nằm ở chu kì dưới so với As trong BTTH.
N >F do N nằm ở bên trái F trong cùng một chu kì.
Kết luận: Kích thước nguyên tử F là nhỏ nhất, kích thước ion I- là lớn nhất, ngoại trừ Cs+. Chúng ta có
thể sắp xếp theo chiều giảm kích thước như sau: Cs+< I->As>Al> N>F, và Cs+< I-
3 3.
So sánh độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 và trong ion BF4- .
Độ dài liên kết B-F trong phân tử BF3 ngắn hơn trong ion BF4- vì trong phân tử BF3 liên kết B-F có
một phần liên kết π bổ trợ nhờ sự xen phủ của một trong 3 obital p của 3 nguyên tử F với obital p trống
của nguyên tử B, do đó liên kết B-F trong phân tử BF3 mang một phần tính chất của liên kết kép.
Trong ion BF4- liên kết B-F thuần tuý là liên kết đơn.
F F _

F B F
B
.
F F F

Câu 3:
1: Mạng tinh thể lập phương tâm diện đã được xác lập cho nguyên tử Đồng (Cu). Hãy:
a. Vẽ cấu trúc mạng tế bào cơ sở và cho biết số nguyên tử Cu chứa trong tế bào sơ đẳng này.
o o
b. Tính cạnh lập phương a ( A ) của mạng tinh thể biết rằng nguyên tử đồng có bán kính bằng 1,28 A .
c. Xác định khoảng cách gần nhất giữa hai nguyên tử đồng trong mạng.
d. Tính khối lượng riêng của Đồng theo g/cm3
Cho: Cu = 64; NA = 6,023 . 1023 mol-1
2: Một hợp kim vàng - bạc tương ứng với một thành phần đặc biệt ( dung dịch rắn) và kết tinh dưới dạng lập
o
phương tâm diện với hằng số mạng thu được bằng phương pháp nhiễu xạ tia X là 4,08 A . Biết trong hợp kim,
vàng chiếm 0,1 phần khối lượng.
a. Tính hàm lượng phần trăm của vàng trong hợp kim
b. Xác định khối lượng riêng của hợp kim khảo sát
Cho: H = 1; Au = 197; Ag = 108; NA = 6,02.1023mol-1
1 a E
C
D
a

1
a. Số nguyên tử Cu ở đỉnh là: 8. = 1 ( nguyên tử)
8
1
Số nguyên tử Cu ở mặt là: 6. = 3 ( nguyên tử)
2
⇒ nCu = 4 ( nguyên tử)

2. Đặt kí hiệu các nguyên tử Cu là A, B, C, D, E như hình vẽ.


o
Dễ thấy: AC = 4.rCu = 1, 28.4 = 5,12 ( A)
AC 5,12 o
⇒ a = AB = = = 3,62 ( A )
2 2
3. Khoảng cách gần nhất giữa 2 nguyên tử Cu là đoạn EC:
AC 5,12 o
EC = = = 2,56(A)
2 2
n.M 4.64g/mol
4. d Cu = = 23 −8 3
= 8,96g/cm3
N A .VTB 6,023.10 .(3,62.10 cm)
2 a) Xét với 1 mol Au: Đặt n Ag = x mol ( x > 0)
⇒ n hh =1+ x (mol)
197
Ta có: = 0,1 ⇒ x =16, 4 ( mol)
197 +108 x
1
% Au = .100% = 5,74%
1+16,4
197 +108.16, 4
b) M = = 113,12 ( g/mol)
16, 4 +1
4 . 113,12g/mol
⇒d = 23 -1 −8 3
=11,07g/cm3
6,02.10 .mol .( 4,08 . 10 )

Câu 4:
1. Bằng thực nghiệm xác định được phức bát diện [Co(NH3)6]3+ nghịch từ, trong khi đó, phức bát diện [CoF6]3-
thuận từ.
Hãy giải thích từ tính của các phức chất trên theo quan điểm của thuyết liên kết hóa trị (VB).
2. Khi đun nóng ở nhiệt độ 200oC, khí clo phản ứng với khí flo tạo thành một hợp chất không màu Y. Khi dẫn
khí Y qua dung dịch nước vôi trong thấy dung dịch bị vẩn đục. Thực nghiệm cho thấy phân tử Y phẳng và có
cấu trúc hình học dạng chữ T.
a) Xác định công thức cấu tạo của Y. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Áp dụng mô hình lực đẩy giữa các cặp e hóa trị, hãy giải thích cấu trúc hình học của Y.
3. Hãy giải thích tại sao:
a) Oxi và lưu huỳnh là 2 nguyên tố ở cùng nhóm VIA, nhưng ở điều kiện thường oxi là chất khí, tồn tại ở dạng
phân tử O2 còn lưu huỳnh là chất rắn, tồn tại ở dạng phân tử S8 mà không tồn tại phân tử S2 như oxi?
b) Cacbon và silic là 2 nguyên tố cùng nhóm, ở điều kiện thường CO2 là chất khí còn SiO2 là chất rắn có nhiệt
độ nóng chảy rất cao? Không tồn tại hợp chất R2C(OH)2 nhưng lại có hợp chất R2Si(OH)2?
Hướng dẫn chấm
1.
Cấu hình electron của Co3+ là [Ar]3d6.
- Trong phức chất [CoF6]3-, Co3+ có lai hóa ngoài sp3d2, mỗi AO lai hóa nhận 1 cặp electron từ F- tạo 1 liên kết
cho nhận giữa Co3+ và F- do vậy phức chất dạng bát diện và thuận từ.
sp3d2

[CoF6]3-
F- F- F- F- F- F-
- Trong phức chất
[Co(NH3)6]3+, có sự dồn để ghép đôi electron trong 3d6 tạo điều kiện để Co3+ lai hóa trong d2sp3, do vậy phức
chất có dạng bát diện và nghịch từ.
d2sp3

[Co(NH3)6]3+
NH3 NH3 NH3 NH3 NH3 NH3
-
Lưu ý: NH3 là phối tử trường mạnh trong khi đó F là phối tử trường yếu.
2.
a) Cấu hình e lớp vỏ ngoài cùng của F và Cl là ns2np5.
Phản ứng giữa Cl2 và F2 tạo ra Y. Y có dạng hình học: chữ T nên theo thuyết VSEPR, Y có dạng
AX3E2. Vậy Y là ClF3 – florua clo (III)
Cl2 + 3F2 = 2ClF3 (200oC)
6ClF3 + 12Ca(OH)2 = 9CaF2 ↓+ CaCl2 + 2Ca(ClO3)2 +12H2O
b) Do phân tử có dạng AX3E2 nên clo lai hóa dsp3 - lưỡng chóp tam giác. Trong số 5 cặp electron hóa trị, có 3
cặp electron liên kết và 2 cặp electron không liên kết. Để lực đẩy giữa các cặp electron hóa trị là nhỏ nhất, 2 cặp
electron liên kết phải nằm trên 2 obitan lai hóa ở mặt phẳng xích đạo. Do các cặp electron không liên kết đẩy
mạnh hơn các cặp electron liên kết nên phân tử có dạng chữ T cụp:
F

Cl F

F
Phân tử có dạng hình chữ T

3.
a) Ở điều kiện thường, phân tử oxi có cấu tạo O=O gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π ( p-p) tương đối bền, phân
tử oxi là phân tử không phân cực nên lực tương tác giữa các phân tử là lực VandecVan yếu, khối lượng phân tử
nhỏ → nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi rất thấp → điều kiện thường oxi là chất khí.
- Ở điều kiện thường, lưu huỳnh không tồn tại ở dạng phân tử S2 vì lưu huỳnh là nguyên tố ở chu kì 3, bán kính
lớn, giữa 2 nguyên tử S chỉ tạo liên kết σ, còn khả năng tạo liên kết π ( p-p) rất kém do 2 obitan 3p có kích
thước lớn, khoảng cách giữa 2 hạt nhân xa, khi xen phủ bên tạo liên kết π vùng xen phủ nhỏ, mật độ electron
vùng xen phủ không đủ lớn để tạo liên kết. Do đó trong phân tử lưu huỳnh mỗi nguyên tử S tạo xung quanh nó
2 liên kết σ, có khuynh hướng tạo mạch đồng thể - S-S-S- → Các nguyên tử S trong phân tử S8 liên kết với
nhau bằng liên kết σ, tạo thành một vòng gấp khúc kín.
Do lưu huỳnh tồn tại ở dạng phân tử S8 khối lượng, kích thước lớn nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ
thường → ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là chất rắn.
b) Do cacbon là nguyên tố chu kì 2, bán kính nhỏ, nên có khả năng tạo với oxi liên kết π (p-p) bền vững, nên
phân tử CO2 tồn tại ở dạng đơn phân tử thẳng O=C=O.
Silic (Si) là nguyên tố chu kì 3 nên khả năng tạo liên kết π (p-p) kém nên không tồn tại dạng đơn phân tử giống
CO2 ( không tồn tại dạng O=Si=O), phân tử SiO2 là phân tử polime khổng lồ, trong đó mỗi nguyên tử Si liên
kết với 4 nguyên tử oxi bằng các liên kết σ tạo các tứ diện SiO4 liên kết với nhau.
Do CO2 tồn tại ở dạng đơn phân tử CO2 và là phân tử không phân cực nên CO2 có nhiệt độ nóng chảy,
nhiệt độ sôi thấp → ở điều kiện thường, CO2 là chất khí. Còn SiO2 là một phân tử polime khổng lồ nên nhiệt
độ nóng chảy cao → điều kiện thường SiO2 là chất rắn.
Các hợp chất kiểu R2C(OH)2 không bền chuyển thành R2C=O vì 2 nhóm OH cùng liên kết với 1 nguyên
tử C có kích thước bé sẽ đẩy nhau, mặt khác nguyên tử C dễ tạo liên kết π (p-p) với nguyên tử O để chuyển
thành R2C=O. Còn các chất dạng R2Si(OH)2 tồn tại được do kích thước Si lớn làm giảm lực đẩy của 2 nhóm
OH.

You might also like