You are on page 1of 65

Sửa bài tập cuối giờ ngày 28/9/2023

a. Năng lượng cần thiết để ion hóa một nguyên tử Cesi là 3,89 eV. Nếu chiếu một
chùm ánh sáng có bước sóng 5830 Å vào bề mặt kim loại Cesi thì có thể ion hóa
được nguyên tử Cesi hay không? Giải thích. (1 eV = 1,602.10-19 J).
Kiến thức liên quan câu a
✓ Năng lượng Eo trong hiện tượng quang điện là năng lượng liên kết của electron ở
lớp bề mặt của mạng tinh thể kim loại chứ không phải là năng lượng ion hóa.

✓ Năng lượng ion hóa nguyên tử (hoặc ion), thường được gọi ngắn gọn là năng
lượng ion hóa, là năng lượng cần thiết để lấy electron ra khỏi nguyên tử (hoặc
ion) cô lập ở trạng thái khí.

1
Kiến thức liên quan câu a
Ion hóa nguyên tử

2
Kiến thức liên quan câu a

0 ∞ Năng lượng ion hóa nguyên tử

Eion hóa Cs = 3,89 eV

c
Eánh sáng= h
λ

- Để ion hóa được nguyên tử Cs


thì Eánh sáng > Eion hóa Cs

3
Cách giải câu a

Bước 1:
• Tìm năng lượng E của quang tử (photon) của ánh sáng có bước sóng đã
cho.

Bước 2:
• So sánh giá trị của E và Eo. Nếu E > Eo thì ánh sáng đã dùng có thể ion hóa
được nguyên tử Ce.

4
Giải câu a
• Năng lượng liên kết của electron ở lớp bề mặt của mạng tinh thể kim loại Cs:
Eo Ce = 3,89 eV = 3,89 eV x 1,602 x10-19 J/eV = 6,231 x 10-19 J

• Năng lượng của quang tử (photon) của ánh sáng có bước sóng 5830 Å:

𝑐 3.00 × 108 m/s


E=h = 6,625 x 10−34 (J. s)
𝜆 5830 × 10−10 (m)

= 3,409 x 10−19 J = 2,13 eV


• So sánh giá trị của E và Eo ta thấy E = 2,13 eV < Eo Ce = 3,89 eV nên không

thể ion hóa được nguyên tử Cs.


5
Thống kê các lỗi sai câu a
hc
1. ΔE =  SAI. Dùng kí hiệu ΔE để đề cập đến E là sai.
𝜆
2. 5830 Å = 5830 x 1010 m  SAI
❖ Đổi đơn vị sai.
❖ Cần nhớ:
• 1 Å (đọc là armstrong) = 10-1 nm = 10-10 m
• 1 μm = 10-6 m
• 1 nm = 10-9 m
• 1 m = 103 cm = 106 μm = 109 nm = 1012 pm
3. Không ghi đơn vị kèm theo giá trị của các đại lượng khi ráp số vào công thức  Dễ dẫn
đến sai sót vì tính toán trên những đại lượng không cùng đơn vị.
Cần nhớ: Ghi đơn vị kèm theo giá trị của các đại lượng khi ráp số vào công thức.
6
Thống kê các lỗi sai câu a (tt)

5. Nhầm lẫn giá trị hằng số Planck và số Avogaro

6. Viết kí hiệu E thành  epsilon  SAI

7. Kết luận sai: đang hỏi ion hóa, trả lời hiện tượng quang điện.

7
b. Không cần tính toán cụ thể, hãy xác định bước chuyển electron nào sau đây trong
phổ hấp thu của nguyên tử hydro cần năng lượng lớn nhất? Giải thích.
(1) n = 4 đến n = 3; (2) n = 1 đến n = 2; (3) n = 1 đến n = 6; (4) n = 3 đến n = 2.
Kiến thức liên quan câu b
Mô hình nguyên tử H ∆𝐸 = 𝐸2 (𝑐𝑢ố𝑖) − 𝐸1 (đầ𝑢)
−𝑅𝐻 −𝑅𝐻
= 2 − 2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢

1 1
∆𝐸 = ℎν = - RH 2 − 2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
−18 1 1
= - 2,178. 10 2 − 2 J
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢
Lưu ý: ∆𝐸 = ℎν
n1>n2: photon phát xạ, phóng thích
năng lượng, ∆𝐸 < 0
n1<n2: hấp thu năng lượng, ∆𝐸 > 0 8
Giải câu b
(1) n = 4 đến n = 3 → phát xạ Trong các bước chuyển electron đã cho,
(2) n = 1 đến n = 2 → hấp thu năng lượng chỉ có bước chuyển (2), và (3) là hấp thu
(3) n = 1 đến n = 6 → hấp thu năng lượng năng lượng.
(4) n = 3 đến n = 2 → phát xạ

1 1 1 1
Vì |∆𝐸| = |-RH − | nên nếu | 2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖
− 2
𝑛đầ𝑢
| càng lớn thì |∆𝐸| càng lớn
2
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 2
𝑛đầ𝑢

1 1 1 1 3
(2) 1→2: | 2 − 2 = − 1| = | −1| = |− | = −0,75 = 0,75
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢 22 4 4
⇒ ∆𝐸 (3) > ∆𝐸 (2)
1 1 1 1 35
(3) 1→6: | 2 − 2 |=| −1| =| −1| =| − | = −0,972 = 0,972
𝑛𝑐𝑢ố𝑖 𝑛đầ𝑢 62 36 36

Bước chuyển electron (3) n = 1 đến n = 6 trong phổ hấp thu của nguyên tử hydro cần năng
lượng lớn nhất. 9
Thống kê các lỗi sai câu b

1. Hỏi phổ hấp thu nhưng lại chọn phổ phát xạ.
2. Tính toán sai
3. Ghi sai công thức
4. Gọi phổ “phát xạ” là “phản xạ”.  SAI
5. Gọi “phổ hấp thu” là “phổ hấp thụ” .  SAI

10
CHƯƠNG 3

CẤU TRÚC ELECTRON


TRONG NGUYÊN TỬ
(tt)
GV: Từ Thị Trâm Anh

Năm học 2022-2023, HKI


NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

12
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

13
3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

Ước lượng gần đúng để giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử có
nhiều electron – năng lượng orbital của nguyên tử có nhiều electron

Cấu hình electron của nguyên tử có nhiều electron

14
3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

Ước lượng gần đúng để giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử có
nhiều electron – năng lượng orbital của nguyên tử có nhiều electron

Cấu hình electron của nguyên tử có nhiều electron

15
BỐN SỐ LƯỢNG TỬ

( n, ℓ, m ℓ, ms )
Địa chỉ: quận, số nhà, số phòng

16
Xác định loại vân đạo
Ví dụ 3.13: Cho ba số lượng tử của một điện tử trong nguyên tử Hydro là n=4, ℓ
=2. Hỏi điện tử này ở trong AO loại nào?
• n=4 ⇒ 4
4d
• ℓ =2 ⇒ d

Ví dụ 3.14: Cho ba số lượng tử của một điện tử trong nguyên tử Hydro là n=3, ℓ
=1, m=-1. Hỏi điện tử này ở trong AO loại nào?
• n=3 ⇒ 3
• ℓ =1 ⇒ p • 3p ⇒ 3pz
• m = +1 ⇒ pz
17
Cách viết: trạng thái cơ bản của 1 electron trong nguyên tử hydro

1s1
n số electron trong phân lớp


Biểu đồ vân đạo
1s1

18
3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

Ước lượng gần đúng để giải phương trình Schrödinger cho nguyên tử có
nhiều electron – năng lượng orbital của nguyên tử có nhiều electron

Cấu hình electron của nguyên tử có nhiều electron

19
Trong nguyên tử nhiều electron, mức năng lượng của các vân đạo
trong cùng lớp có sự khác nhau

Nguyên tử Hydro Nguyên tử nhiều electron

Li (Z = 3) Na (Z = 11) K (Z = 19)
E

20
Nguyên nhân của sự khác nhau về mức năng lượng của các vân
đạo trong cùng lớp của nguyên tử nhiều e

Trong nguyên tử nhiều electron có hai hiệu ứng quan trọng:


➢ Sự đẩy nhau giữa các electron → làm giảm lực hút của nhân lên
electron (Hiệu ứng chắn).
➢ Sự xuyên vào trong gần nhân của những vân đạo nguyên tử.
Hai hiệu ứng này kết hợp lại có tác dụng làm thay đổi năng lượng của các
vân đạo.
Ví dụ năng lượng của vân đạo
2s<2p
3s< 3p < 3d

21
Những nguyên lý và quy tắc về sự phân bố electron trong
nguyên tử nhiều electron

Trong nguyên tử nhiều electron, sự phân bố electron tuân theo các nguyên lý
và quy tắc sau:

✓ NGUYÊN LÝ VỮNG BỀN


✓ NGUYÊN LÝ LOẠI TRỪ PAULI
(THE PAULI EXCLUSION PRINCIPLE)
✓ QUY TẮC HUND
(HUND’S RULE)
22
NGUYÊN LÝ VỮNG BỀN
❖ Các electron chiếm các obitan theo cách làm giảm thiểu năng lượng của
nguyên tử.
❖ Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử, các ion sẽ chiếm cứ các vân đạo có năng
lượng từ thấp đến cao
1s < 2s < 2p < 3s < 3p < 4s ≈ 3d < 4p < 5s < 4d < 5p < 6s < 4f ≈ 5d < 6p < 7s
Quy Tắc Kinh Nghiệm Klechkowski

23
NGUYÊN LÝ VỮNG BỀN

❖ Electron xếp vào vân đạo có


(n+ℓ) tăng dần.
❖ Trong cùng phân lớp, cùng giá trị
(n+ℓ), electron sẽ xếp vào vân
đạo có n nhỏ trước.

Li (Z=3): 1s2 2s1 2p0


↑↓ ↑

B (Z=5): 1s2 2s2 2p1


↑↓ ↑↓ ↑
24
NGUYÊN LÝ LOẠI TRỪ PAULI
❖ Không có hai electron nào trong một nguyên tử có thể có tất cả bốn số lượng
tử giống nhau.
❖ Các electron trong cùng một vân đạo thì có cùng giá trị n, ℓ, mℓ, nên theo nguyên lý
loại trừ Pauli, thì các electron này cần phải có giá trị ms khác nhau.
1 1
❖ ms chỉ có 2 giá trị + hoặc − , do đó một vân đạo chỉ có thể chứa tối đa hai
2 2

electron và hai electron này phải có spin đối nhau.

Ví dụ 3.17: Hãy chọn cách viết đúng của biểu đồ vân đạo ở trạng thái cơ bản của
nguyên tử He. Biết nguyên tử He có 2 electron.

He: 1s2 a. ↑↑ b. ↓↓ c. ↑↓

Đọc là: một s hai (không đọc là một s bình phương) 25


Số vân đạo và electron tối đa trong cùng PHÂN LỚP

❖ Những vân đạo có cùng giá trị n và ℓ (nghĩa là cùng một phân lớp) có thể có
(2ℓ +1) giá trị mℓ khác nhau, nên:

Số vân đạo tối đa trong cùng phân lớp = 2ℓ +1


Số electron tối đa trong cùng phân lớp = 2 × (2ℓ +1)

o Phân lớp s (ℓ = 0) chứa tối đa 2 electron


o Phân lớp s (ℓ = 1) chứa tối đa 6 electron
o Phân lớp s (ℓ = 2) chứa tối đa 10 electron
o Phân lớp s (ℓ = 3) chứa tối đa 14 electron
26
Số vân đạo và electron tối đa trong cùng LỚP
❖ Những vân đạo có cùng giá trị n (nghĩa là cùng một lớp) có thể có n giá trị ℓ
khác nhau, nên:

Số vân đạo tối đa trong cùng lớp = n2


Số electron tối đa trong cùng lớp = 2 × n2

o Lớp K (n = 1) chứa tối đa 2 electron


o Lớp L (n = 2) chứa tối đa 8 electron
o Lớp M (n = 3) chứa tối đa 18 electron
o Lớp N (n = 4) chứa tối đa 32 electron

27
Ví dụ 3.15: Hãy tính số vân đạo có trong lớp có n=4.

Trong lớp có n=4 có 42=16 vân đạo

4f +3 +2 +1 0 -1 -2 -3

4d +2 +1 0 -1 -2
n=4
4p +1 0 -1

4s 0

28
QUY TẮC HUND

❖ Khi có các obitan năng lượng giống hệt nhau (obitan suy biến), ban
đầu các electron chiếm giữ các obitan này một cách đơn lẻ.
❖ “Trong một phân lớp, các electron đươc sắp xếp sao cho tổng số
spin là cực đại để tương tác đẩy giữa các electron trong cùng phân
lớp là thấp nhất.”
❖ Hay nói cách khác, các electron đươc sắp xếp sao cho có một số tối
đa electron độc thân spin cùng dấu.

29
VD 3.18: Hãy chọn cách viết đúng của biểu đồ vân đạo ở trạng thái cơ bản của nguyên
tử C.
Tổng spin của các
Số lượng e trong nguyên tử C (Z = 6) 1s2 2s2 2p2 electron

a. ↑↓ ↑↓ ↑↓  Trạng thái kích thích của C S=0

b. ↑↓ ↑↓ ↑ ↓  Trạng thái kích thích của C S=0

c. ↑↓ ↑↓ ↑ ↑  Trạng thái cơ bản của C S=1

30
Cách viết: trạng thái cơ bản của electron trong nguyên tử C

Kí hiệu spdf C 1s2 2s2 2p2

Biểu đồ vân đạo C ↑↓ ↑↓ ↑ ↑


1s2 2s2 2p2

31
Ví dụ 3.19: Sơ đồ quỹ đạo nào sau đây không đúng? Giải thích. Sơ đồ nào đúng tương ứng
với trạng thái kích thích và sơ đồ nào tương ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử trung
hòa?
Hướng dẫn:
• Khi đối mặt với một tập hợp các biểu đồ vân
đạo, chiến lược tốt nhất là xem xét từng biểu
đồ và áp dụng quy tắc Hund và nguyên tắc
loại trừ Pauli.
• Quy tắc Hund để quyết định trạng thái cơ
bản hoặc trạng thái kích thích, và nguyên tắc
loại trừ Pauli để xác định tính đúng của sơ
đồ.

32
a) KHÔNG ĐÚNG. Quỹ đạo 3p chứa ba e cùng chiều trong 1 orbital, điều
này vi phạm nguyên tắc này loại trừ Pauli rằng một vân đạo chỉ có thể
chứa tối đa hai electron và hai electron này phải có spin đối nhau.

33
b) ĐÚNG, TRẠNG THÁI KÍCH THÍCH. Các obital 1s, 2s, 2p, và 3s được lấp đầy
bởi hai e có spin ngược dấu, điều này đúng. Mức 3p chứa ba e trong các obital
riêng biệt, tuân theo quy tắc Hund, nhưng hai trong số chúng có spin ngược
chiều với spin khác; do đó, đây là trạng thái kích thích của nguyên tử.

c) ĐÚNG, TRẠNG THÁI CƠ BẢN. Khi chúng ta so sánh biểu đồ (c) với sơ đồ
(b), chúng ta thấy rằng tất cả ba electron trong phân lớp 3p có cùng spin, và vì
vậy đây là trạng thái cơ bản.
34
d) ĐÚNG, TRẠNG THÁI KÍCH THÍCH. Khi chúng ta so sánh sơ đồ (d) với sơ
đồ (b), chúng ta thấy rằng trong số ba điện tử trong phân lớp 3p, hai điện tử
được ghép đôi và một điện tử thì không. Đây là trạng thái kích thích của
nguyên tử.

e) KHÔNG ĐÚNG. Chúng ta thấy rằng tất cả các obital 1s, 2s và 2p được lấp
đầy bởi hai electron có spin trái dấu. Tuy nhiên, vân đạo 3s chứa hai điện tử
có cùng spin, điều này vi phạm nguyên lý Pauli.
35
VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
1s 2s 2p (Tổng spin của các electron)
He (Z=2): 1s S=

Li (Z=3): 1s 2s S=

Be (Z=4): 1s 2s S=

B (Z=5): 1s 2s 2p S=

C (Z=6): 1s 2s 2p S=

N (Z=7): 1s 2s 2p S=

O (Z=8): 1s 2s 2p S=

F (Z=9): 1s 2s 2p S=

Ne (Z=10): 1s 2s 2p S=
36
VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
(Tổng spin của các
3s 3p electron)
Na (Z=11): [Ne] 3s S=

Mg (Z=12): [Ne] 3s S=

Al (Z=13): [Ne] 3s 3p S=

Si (Z=14): [Ne] 3s 3p S=

P (Z=15): [Ne] 3s 3p S=

S (Z=16): [Ne] 3s 3p S=

Cl (Z=17): [Ne] 3s 3p S=

Ar (Z=18): [Ne] 3s 3p S=

37
VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
(Tổng spin của các
3d 4s 4p electron)
K (Z=19): [Ar] 4s S=

Ca (Z=20): [Ar] 4s S=

Sc (Z=21): [Ar] 4s 3d S=

Ti (Z=22): [Ar] 4s 3d S=

V (Z=23): [Ar] 4s 3d S=

Cr (Z=24): [Ar] 4s 3d S=

Mn (Z=25): [Ar] 4s 3d S=

Fe (Z=26): [Ar] 4s 3d S=

Co (Z=27): [Ar] 4s 3d S= 38
VIẾT CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
(Tổng spin của các
3d 4s 4p electron)
Ni (Z=28): [Ar] 4s 3d S=

Cu (Z=29): [Ar] 4s 3d S=

Zn (Z=30): [Ar] 4s 3d S=

Ga (Z=31): [Ar] 4s 3d 4p S=

Ge (Z=32): [Ar] 4s 3d 4p S=

As (Z=33): [Ar] 4s 3d 4p S=

Se (Z=34): [Ar] 4s 3d 4p S=

Br (Z=35): [Ar] 4s 3d 4p S=

Kr (Z=36): [Ar] 4s 3d 4p S=
39
LƯU Ý
1. Có hai cách viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố từ Sc đến Zn:
Cách 1 Cách 2
[Ar] 4s2 3d1-10 [Ar] 3d1-10 4s2
Thuận tiện khi ta viết liền mạch cấu hình Thuận tiện vì các electron được xếp theo
electron nguyên tử theo kinh nghiệm lớp, các electron thuộc lớp ngoài cùng sẽ
Klechkowski. bị mất trước khi nguyên tử bị ion hóa.

Sc (Z=21): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d1 Sc (Z=21): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2

Ti (Z=22): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d2 Ti (Z=22): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2

V (Z=23): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3 V (Z=23): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2

Cr (Z=24): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d5 Cr (Z=24): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1

40
LƯU Ý
2. Hai giả định:
(i) Khi nguyên tử bị ion hóa, electron có năng lượng cao nhất sẽ bị mất trước,
(ii) Không có sự sắp xếp lại của các electron trong nguyên tử sau khi nguyên tử
bị ion hóa.

41
Ví dụ 3.20
a) Biết cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của ion T3+ là 4d5. Viết cấu hình electron
đầy đủ của nguyên tử T.
Do electron phân lớp ngoài cùng của ion T3+ là 4d5 nên T3+ không có electron ở
lớp 5: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d5
Nếu viết cấu hình electron của ion T3+ theo quy tắc Klechkowski thì:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s0 4d5

1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 4d5 5s0
T3+ được hình thành từ việc T mất đi 3 electron có năng lượng cao nhất nghĩa là
e ở 2 phân lớp ngoài cùng 5s và 1 e ở phân lớp đang xây dựng 4d, nên cấu
hình electron đầy đủ của nguyên tử T:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d6 5s2
42
LƯU Ý

3. Trong K, và Ca, các electron trên orbial 4s được cho là có năng lượng hơi
thấp hơn các electron trên orbital 3d.
4. Ngược lại, trong dãy Sc – Zn, các electron trên orbial 4s được cho là có
năng lượng hơi cao hơn các electron trên orbital 3d.

43
LƯU Ý

5. Sự phân bố electron trên các orbital 3d và 4s của nguyên tử chromium (Cr)


và đồng (Cu) không theo đúng quy tắc kinh nghiệm Klechkowski.

Cr (Z=24)

[Ar] 4s2 3d4 ↑ ↑ ↑ ↑ ↑↓ [Ar] 4s1 3d5 ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑

CHỌN
Lý do: Áp dụng quy tắc Hund, nhiều e chưa
ghép đôi nhất.

44
Cu (Z=29)

3d9 4s2 3d10 4s1

[Ar] 4s2 3d9 ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑↓ [Ar] 4s1 3d10 ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑


CHỌN.
Không có sự khác biệt giữa số electron
chưa ghép đôi giữa hai lựa chọn này
Lý do CHỌN: ổn định hơn vì có phân lớp
3d bão hòa.

• Phân lớp được lấp đầy (bão hòa) hoặc lấp đầy một nửa (bán bảo hòa) có
mật độ điện tích đối xứng hình cầu dẫn đến cấu hình electron ổn định
hơn; và số lượng electron trong phân lớp đó càng lớn thì độ ổn định càng lớn.
• Vì vậy, gần như tất cả các cấu hình bất thường đều chứa các phân lớp được
lấp đầy hoặc được lấp đầy một nửa.
45
LƯU Ý

6. Quy tắc Klechkowski chỉ là quy tắc kinh nghiệm giúp ta dễ dàng viết được
cấu hình electron nguyên tử của hầu hết các nguyên tố hóa học; trong thực
tế, electron trong nguyên tử phân bố sao cho tổng năng lượng của
nguyên tử là thấp nhất, tức là theo đúng quy tắc năng lượng bền vững.

46
NỘI DUNG
3.1. Một số khám phá vật lý quan trọng đầu thế kỷ XX

3.2. Mô hình nguyên tử H của Bohr

3.3. Những luận điểm cơ sở và những ý tưởng chính dẫn đến thuyết cơ học lượng tử

3.4. Mô hình nguyên tử Hydrogen theo thuyết cơ học lượng tử

3.5. Cấu trúc của nguyên tử có nhiều electron theo thuyết cơ học lượng tử

3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

47
3.6. Một số thuật ngữ thông dụng

Electron độc thân và electron ghép cặp

Tính thuận từ và nghịch từ

Electron lớp ngoài cùng

Electron hóa trị

Orbital hóa trị


Phân lớp bão hòa và bán bão hòa
Nguyên tố s, p, d, f
48
Electron độc thân và electron ghép cặp

❖ Electron độc thân là electron nằm riêng lẻ trong orbital.


❖ Electron ghép cặp là hai electron khác spin cùng chiếm một orbital.

C (Z=6): 1s2 2s2 2p2


Nguyên tử C có 2 electron độc thân
↑↓ ↑↓ ↑ ↑
và 2 cặp electron ghép cặp.
e ghép cặp
e độc thân

49
Tính thuận từ và nghịch từ

❖ Các chất có electron độc thân có tính thuận từ, nghĩa là bị từ trường hút.
❖ Các chất không có electron độc thân thì có tính nghịch từ, nghĩa là bị từ
trường đẩy.
3d 4s

Fe (Z=26): [Ar] 4s2 3d6 ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑↓ Thuận từ

Zn (Z=30): [Ar] 4s2 3d10 ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ Nghịch từ

50
Electron lớp ngoài cùng
❖Electron lớp ngoài cùng là các electron nằm trong các orbital có số lượng
tử chính n cao nhất trong nguyên tử.

C (Z=6): 1s2 2s2 2p2

↑↓ ↑↓ ↑ ↑

Vân đạo lớp ngoài cùng


Electron lớp ngoài cùng

51
Electron của phân lớp đang xây dựng

❖Electron của phân lớp đang xây dựng là các electron thuộc về các
orbital của phân lớp điền vào cuối cùng trong cấu hình electron theo quy
tắc kinh nghiệm.

3d6 4s2
Fe (Z=26): [Ar] 4s2 3d6 ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑↓

Vân đạo phân lớp đang xây dựng Vân đạo lớp ngoài cùng
Electron phân lớp đang xây dựng Electron lớp ngoài cùng

52
Electron hóa trị
❖ Electron hóa trị là các electron đó có khả năng tham gia liên kết hóa học
với electron của các nguyên tử khác. Kinh nghiệm cho thấy electron hóa trị
là các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp đang xây dựng.
2s2 2p5
F (Z=9): 1s2 2s2 2p5 ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑
• F và Cl đều có 7 e ở lớp
3s2 3p5 ngoài cùng.
Cl (Z=17): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ • F và Cl đều có 7 e hóa trị.

53
Orbital hóa trị
❖ Orbital hóa trị của nguyên tử là những orbital có năng lượng cao, có khả năng
tham gia vào sự tạo liên kết hóa học. Đó là các orbital chứa các electron hóa trị
và các orbital trống có năng lượng xấp xỉ với các orbital chứa electron hóa trị.

1s 2s 2p 3s 3p 3d
Chu kỳ 1 H (Z=1): ↑

Chu kỳ 2 C (Z=6): ↑↓ ↑↓ ↑ ↑

Chu kỳ 3 P (Z=15) ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑

Chứa e hóa trị trống

Orbital hóa trị 54


Orbital hóa trị
Chu kỳ 4

Fe (Z=26): [Ar] 4s2 3d6


1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d

↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑↓

Chứa e hóa trị trống

Orbital hóa trị

Các nguyên tố d thuộc CK4:orbital 3d, 4s, 4p còn trống, và có thể cả các orbital 4d
còn trống làm orbital hóa tr
55
Phân lớp bão hòa và bán bão hòa
❖ Phân lớp bão hòa là các phân lớp đã chứa đầy electron.
❖ Phân lớp bán bão hòa là các phân lớp chứa số electron bằng số orbital của nó.
❖ Các quan sát cho thấy các cấu hình electron bão hòa và bán bão hòa thường
tương đối bền hơn so với các cấu hình khác.
1s2 2s2 2p6
Ne (Z=10): 1s2 2s2 2p6 ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ ↑↓ có cấu hình electron bão hòa

3d5 4s1
Cr (Z=24): [Ar] 4s1 3d5 ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ ↑ có cấu hình electron bán bão hòa

3s2 3p3
P (Z=15): [Ne] 3s2 3p3 ↑↓ ↑ ↑ ↑ có cấu hình electron bán bão hòa

56
Nguyên tố s, p, d, f
❖ Ngoài ra, dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, các nguyên tố hóa học được
phân thành 4 nhóm:
❑ Nguyên tố s: có electron đang xây dựng ở phân lớp s;
❑ Nguyên tố p: có electron đang xây dựng ở phân lớp p;
❑ Nguyên tố d: có electron đang xây dựng ở phân lớp d;
❑ Nguyên tố f: có electron đang xây dựng ở phân lớp f.
Ví dụ:
• Na với cấu hình electron nguyên tử 1s2 2s2 2p6 3s1 là nguyên tố s
• P với cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 là nguyên tố p
• Fe với cấu hình electron nguyên tử viết theo quy tắc kinh nghiệm Klechkowski là
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6
electron đang điền vào phân lớp 3d nên Fe là nguyên tố d.
57
VD: Nguyên tố Sr có Z = 38. Viết cấu hình electron của Sr. Hãy xác định
bộ 4 số lượng tử của các electron lớp ngoài cùng của Sr.

Giải:
b. Cấu hình electron của Sr:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2
• Bô bốn số lượng tử của các electron lớp ngoài cùng của Sr:
(5, 0, 0, ½) và (5, 0, 0,− ½)

58
Ví dụ 3.21. Nguyên tố Cd có Z = 48. Viết cấu hình electron của Cd. Hãy xác định
bộ 4 số lượng tử của các electron lớp ngoài cùng của Cd.

Giải:
• Cấu hình e của Cd: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 4d10 5s2
• Cấu hình e lớp ngoài cùng của Cd: 5s2
• Bộ bốn số lượng tử của các electron lớp ngoài cùng của Cd:
(5, 0, 0, ½) và (5, 0, 0,− ½)

59
Ví dụ 3.22: Nguyên tố X có electron cuối cùng (theo qui tắc Klechkowski) có bộ 4 số
lượng tử: n = 3, ℓ = 2, mℓ = -2; ms = - ½. (Qui ước electron điền vào orbital theo thứ
tự mℓ từ - ℓ đến + ℓ và ms từ +½ đến -½)
a) Viết cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tố X
b) Viết cấu hình electron rút gọn của ion X3+ . Sử dụng ô lượng tử ( ) để biểu diễn
sự phân bố electron hóa trị. Xác định số electron chưa ghép cặp của ion X3+ .

a. Cấu hình e trên phân lớp d: 3d6


Cấu hình e của X: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6
hay [Ar] 4s2 3d6
b. Ion X3+ có số lượng e ít hơn nguyên tử X 3 e.
Cấu hình e của X3+: [Ar] 3d5 60
Ví dụ 3.23: Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản có bộ 4 số
lượng tử là:
a. (4, 0, 0, +1/2)
b. (3, 1, 0, +1/2)
c. (3, 1, 0, -1/2)
d. (3, 0, 0, +1/2)
e. (3, 0, 1, +1/2)

Ví dụ 3.24: Ion M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là [Ar] 3d4 . Số electron độc
thân của nguyên tử M trạng thái cơ bản là:
a. 6
b. 3
c. 0
d. 4
e. 2 61
Các nguyên tử có cấu hình electron không theo quy tắc Klechkowski

• Cấu hình electron nguyên tử của 5 nguyên tố trên đều có lớp ngoài cùng là ns1 thay
vì ns2 theo dự đoán.
• Phân lớp đang xây dựng của chúng là (n-1)d5 hoặc (n-1)d10, tức là chúng có cấu
hình electron bán bão hòa hoặc bão hòa.
• Người ta thường cho rằng các electron sắp xếp để đạt cấu hình bão hòa hoặc bán
bão hòa, là các cấu hình tương đối bền.
62
Các nguyên tử có cấu hình electron không theo quy tắc Klechkowski

❖ Tuy nhiên, cách giải thích này không áp dụng đúng cho nhiều cấu hình electron
không theo quy tắc Klechkowski khác.
ruthenium (44Ru: [Xe] 4d7 5s1 )
rhodium (45Rh: [Xe] 4d8 5s1 )
cũng có cấu hình electron nguyên tử là ns1 nhưng không đi kèm với cấu hình bán bão
hòa (n-1)d5 hay bão hòa (n-1)d10 .
❖ Tungsten (74W: [Xe] 4f14 5d4 6s2 và seaborgium (106Sg: [Rn] 5f14 6d4 7s2 ) cùng thuộc
nhóm 6, chúng đều nằm cùng cột với chromium (24Cr) và molybdenum (42Mo).
❖ Đến nay, lời giải thích tổng quát nhất cho tất cả các cấu hình electron nguyên tử là
electron trong nguyên tử phân bố sao cho nguyên tử đạt trạng thái năng lượng bền
nhất.
63
VD 4.6 (a) Xác định nguyên tố có cấu hình electron
1s2 2s2 2p6 3p2 3p5
(b) Viết cấu hình electron của asen.
VD 4.7 Viết (a) cấu hình electron của thủy ngân
(b) biểu đồ vân đạo cho cấu hình electron của thiếc.
VD 4.8 Biểu diễn cấu hình electron của sắt bằng biểu đồ vân đạo.
VD 4.9 Biểu diễn cấu hình electron của bitmut bằng biểu đồ vân đạo

64
Yêu câu bài tập chuyên cần

1. TRẮC NGHIỆM: Câu 20-34 phần trắc nghiệm “1. Cấu tạo nguyên
tử -cấu hình electron-Bảng phân loại tuần hoàn”. (Giáo viên sẽ
chuyển các câu hỏi trắc nghiệm vào Quizz BT điểm danh).
2. Câu 19-21 của phần tự luận “2. Cấu tạo lớp vỏ electron – Hệ
thồng tuần hoàn”.

65

You might also like