You are on page 1of 3

Bài 1:

Khi không có tán xạ, phương trình chuyển động của một electron biểu diễn bởi hàm Bloch trong
một điện trường E là:

𝑑𝐩 𝑑𝐤
=ħ = 𝐅 = −𝑒𝐄
𝑑𝑡 𝑑𝑡
Lấy phép tích phân ta thu được:

𝑒𝑬𝑡
k = k(0) −
ħ
Điều này chứng tỏ rằng k biến đổi tuyến tính với t. Trong không gian k tất cả các electron di
chuyển với cùng vận tốc ngược với phương của điện trường, như chỉ ra trong hình (a) bên dưới.
Khi một electron tiến tới biên vùng Brillouin thứ nhất, gọi là điểm A, nó bị phản xạ lại và tái
hiện tại A’ ở phía bên kia của gốc tọa độ. Các trạng thái của A và A’ là tương đương nhau. Theo
cách này electron dịch chuyển một cách tuần hoàn trong không gian k.

Dưới tác dụng của điện trường E, trạng thái của electron thay đổi liên tục và do vậy vận tốc của
𝜕𝜔 1 𝜕𝜀(𝑘)
nó cũng thay đổi (tương đương với vận tốc nhóm) 𝑣 = =ħ , ε là năng lượng của electron,
𝜕𝑘 𝜕𝑘
như được chỉ ra hình (b). Vận tốc electron như vậy thay đổi giữa các giá trị âm và dương. Sự
chuyển động của electron trong không gian thực cũng mang tính tuần hoàn.

Khi xảy ra tán xạ ta sẽ không quan sát được sự dao động như đã nói ở trên. Điều này là bởi vì
trong một tinh thể có nhiều cơ chế tán xạ khác nhau và phương trình chuyển động nói trên chỉ áp
dụng được trong khoảng thời gian giữa các tán xạ. Vì thời gian tán xạ rất ngắn, vec-tơ sóng của
electron chỉ dịch chuyển dọc theo một phần ngắn của vec-tơ mạng đảo trước khi electron đó bị
tán xạ, nên sự dao động tuần hoàn không thể xảy ra.

E nhỏ có nghĩa là nó không cho phép một electron đạt tới một năng lượng đủ để nhảy lên một
vùng năng lượng cao hơn. Một tinh thể thực có vô số các vùng năng lượng và nếu điện trường
đủ lớn thì các chuyển mức giữa các vùng sẽ xảy ra. Điều kiện để các chuyển mức đó không xảy
ra là:

𝑒𝐸𝑎 ≪ [𝜀𝑔𝑎𝑝 (𝑘)2 ]/𝜀𝐹

Bài 2:

(a) Thế năng tuần hoàn trong xấp xỉ năng lượng gần đúng Fermi được mô tả như mối quan hệ
nhiễu loạn với động năng của electron. Do đó, thế năng phải nhỏ hơn động năng:

ħ𝜋 2
(𝑎)
|𝑉0 | ≪
2𝑚

ħ2𝜋 2
( 𝑎 )
|𝑉1 | ≪
2𝑚
Và tương tự cho |𝑉2 |, |𝑉3 | …

Vùng năng lượng có dạng parabol.

(b) Sự biến mất của suy biến năng lượng là do sự trộn lẫn giữa hàm sóng và thế năng. Ma trận
nguyên tố là 𝐸12 = ⟨𝜓1 |𝑉(𝑥)|𝜓2 ⟩. Tại 𝑘 = 𝜋⁄𝑎 hàm sóng chuẩn hóa 𝜓1 = 𝑒 i𝑘𝑥 (đối với vùng
1
√𝐿
2𝜋
1
thấp) và 𝜓2 = 𝑒 i(𝑘− 𝑎 )𝑥 (đối với vùng cao, suy ra từ mô hình vùng mở rộng).
√𝐿

Đối với vùng k = 0, thì việc tính toán cũng tương tự, chỉ khác hàm sóng bây giờ là 𝜓1 =
2𝜋 2𝜋
1 1
𝑒 i(𝑘− 𝑎 )𝑥 và 𝜓2 = 𝑒 i(𝑘+ 𝑎 )𝑥 , điều này dẫn tới biến đổi Fourier:
√𝐿 √𝐿

Trong cả hai trường hợp thì ma trận Hamiltonian cho ra năng lượng vùng cấm là: ∆𝐸 = 2𝐸12 .

Bài 3:

Mạng BCC chứa 2 nguyên tử trong một ô đơn vị, vì thế nồng độ của các của các electron dẫn
bằng:
2 2
𝑛= = = 2,6 × 1022 𝑐𝑚−3
𝑎 3 (4,25 × 10−8 )3

Theo mô hình khí Fermi của các electron tự do, số các electron trong một thể tích V với các giá
trị năng lượng nằm trong khoảng E tới E+dE là:
1
𝑑𝑁 = 𝐶𝐸 2 𝑓(𝐸)𝑑𝐸

Với
3
(2𝑚)2
𝐶 = 4𝜋𝑉
ħ3
m là khối lượng của electron.

Tại T=0 K, hàm phân bố 𝑓(𝐸) là

1 𝑣ớ𝑖 𝐸 ≤ 𝐸𝑓
𝑓(𝐸) = {
0 𝑣ớ𝑖 𝐸 > 𝐸𝑓

Do đó tổng số electron trong V là


𝐸𝐹0
1 2 32
𝑁 = ∫ 𝐶𝐸 2 𝑑𝐸 = 𝐶𝐸
3 𝐹0
0

𝑁
ở đây 𝐸𝐹0 là năng lượng Fermi tại T=0 K. Do 𝑛 = 𝑉 , suy ra năng lượng Fermi tại 0 K bằng:

2
ħ2 3𝑛 3 ℎ2 2
𝐸𝐹0 = ( ) = (3𝜋 2 𝑛)3
2𝑚 8𝜋 2𝑚
Thế số vào, ta được 𝐸𝐹0 = 3,18 𝑒𝑉

Biểu thức của 𝐸𝐹0 chứng tỏ nó chỉ phụ thuộc vào nồng độ điện tử mà không phụ thuộc vào khối
lượng của tinh thể.

You might also like