You are on page 1of 21

Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện

Chương 1. TĨNH ĐIỆN


B. BÀI TẬP.
Phần 4: TỤ ĐIỆN
Dạng 8: Ghép các tụ điện và giới hạn hoạt động của tụ điện
* Phương pháp giải
1. Ghép các tụ điện chưa tích điện trước
- Ghép nối tiếp các tụ
+ Điện dung tương đương của bộ tụ là 𝑪𝒃 , với 𝑪𝒃 được tính theo công thức:
𝟏 𝟏 𝟏 𝟏
= + + ⋯+
𝑪𝒃 𝑪𝟏 𝑪𝟐 𝑪𝒏
+ Hiệu điện thế hai đầu bộ tụ:
𝑼𝒃 = 𝑼𝟏 + 𝑼𝟐 + ⋯ + 𝑼𝒏
+ Điện tích hai đầu bộ tụ:
𝑸𝒃 = 𝑸𝟏 = 𝑸𝟐 = ⋯ = 𝑸𝒏
- Ghép song song các tụ
+ Điện dung tương đương của bộ tụ là Cb, với Cb được tính theo công thức:
𝑪𝒃 = 𝑪𝟏 + 𝑪𝟐 + ⋯ + 𝑪𝒏
+ Hiệu điện thế hai đầu bộ tụ:
𝑼𝒃 = 𝑼𝟏 = 𝑼𝟐 = ⋯ = 𝑼𝒏
+ Điện tích hai đầu bộ tụ:
𝑸𝒃 = 𝑸𝟏 + 𝑸𝟐 + ⋯ + 𝑸𝒏
𝐶1
𝐶1 𝐶2 𝐶𝑛
𝐶2
tụ mắc nối tiếp 𝐶𝑛

tụ mắc song song

𝑪 𝑪
* Lưu ý: Với mạch tụ cầu cân bằng (𝑪𝟏 = 𝑪𝟐 ):
𝟑 𝟒

𝐶1 𝐶2

𝐶5

𝐶3 𝐶4
Mạch tương đương (𝑪𝟏 𝒏𝒕𝑪𝟐 )//(𝑪𝟑 𝒏𝒕𝑪𝟒 )
𝐶1 𝐶2

𝐶3 𝐶4
2. Ghép các tụ khi đã tích điện. Sự chuyển dịch điện tích
- Khi ghép các tụ đã tích điện thì có sự phân bố điện tích khác trước, do đó hiệu điện thế các tụ cũng
thay đổi.
Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 1 - pvhung@ptnk.edu.vn
Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
- Sự phân bố điện tích trên các bản tụ tuân theo định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về
điện, tổng đại số các điện tích là không thay đổi 𝜮𝑸𝒕 = 𝜮𝑸𝒔
- Điện lượng di chuyển qua dây nối với một bản tụ nào đó là: 𝜟𝑸 = |𝑸𝒕𝟏 − 𝑸𝒔𝟏 |
Với 𝑸𝒕𝟏 và 𝑸𝒔𝟏 là điện tích trước và sau của chính bản tụ ấy
3. Chất điện môi liên kết với tụ tạo ra bộ tụ
- Đặt vào tụ một tấm điện môi 𝜺′ thì hệ gồm 2 tụ ghép nối tiếp: tụ 1 (𝜺, 𝒅𝟏 ); tụ 2 (𝜺′, 𝒅𝟐 ), với 𝒅𝟏 +
𝒅𝟐 = 𝒅.

𝜀
𝜀′

𝑑1 𝑑2
- Nhúng tụ vào chất điện môi 𝜺′ thì hệ gồm 2 tụ ghép song song: tụ 1 (𝜺, 𝑺𝟏 ); tụ 2 (𝜺′, 𝑺𝟐 ), với 𝑺𝟏 +
𝑺𝟐 = 𝑺.

𝜀
𝑆1

𝑆2 𝜀′

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 2 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
I. VÍ DỤ
Ví dụ 1. Tính điện dung tương đương, điện tích và hiệu điện thế trong mỗi tụ trong các trường hợp sau:
a. 𝐶1 = 2 μF; 𝐶2 = 4 μF; 𝐶3 = 6 μF; 𝑈 = 100 V
b. 𝐶1 = 1 μF; 𝐶2 = 1,5 μF; 𝐶3 = 3 μF; 𝑈 = 120 V
c. 𝐶1 = 0,2 μF; 𝐶2 = 1 μF; 𝐶3 = 3 μF; 𝑈 = 12 V
d. 𝐶1 = 𝐶2 = 2 μF; 𝐶3 = 1 μF; 𝑈 = 10 V
𝐶2 𝐶3
𝐶2
𝐶1 𝐶2 𝐶3 𝐶1 𝐶2 𝐶3 𝐶1
𝐶1 𝐶3
Hình a Hình b Hình c Hình d

Hướng dẫn giải


a. Ba tụ ghép song song:
Điện dung tương đương của bộ tụ: 𝐶 = 𝐶1 + 𝐶2 + 𝐶3 = 2 + 4 + 6 = 12 F.
𝐶1 𝐶2 𝐶3
Hiệu điện thế mỗi tụ: 𝑈1 = 𝑈2 = 𝑈3 = 𝑈 = 100 V
Điện tích tụ 𝐶1 : 𝑄1 = 𝐶1 𝑈1 = 2.10–6 . 100 = 2.10–4 C. Hình a
–6 –4
Điện tích tụ 𝐶2 : 𝑄2 = 𝐶2 𝑈2 = 4.10 . 100 = 4.10 C
Điện tích tụ 𝐶3 : 𝑄3 = 𝐶3 𝑈3 = 6.10–6 . 100 = 6.10–4 C
b. Ba tụ ghép nối tiếp:
1 1 1 1 1 1 1
Điện dung tương đương của bộ tụ: = + + = + + = 2 ⇒ 𝐶 = 0,5 μF
𝐶 𝐶1 𝐶2 𝐶3 1 1,5 3

Điện tích của mỗi tụ: 𝑄1 = 𝑄2 = 𝑄3 = 𝑄 = 𝐶𝑈 = 0,5.10–6 . 120 = 6.10–5 C.


𝑄1 6.10−5
Hiệu điện thế của tụ 𝐶1 : 𝑈1 = = = 60 V
𝐶1 10−6
𝑄2 6.10−5
Hiệu điện thế của tụ 𝐶2 : 𝑈2 = = 1,5.10−6 = 40 V
𝐶2
𝑄3 6.10−5
Hiệu điện thế của tụ 𝐶3 : 𝑈3 = = 3.10−6 = 20 V
𝐶3
𝐶1 𝐶2 𝐶3
c. Hai tụ 𝐶2 , 𝐶3 mắc nối tiếp nhau và mắc song song với tụ 𝐶1 :
𝐶 .𝐶 1.3
Hình b
Ta có: 𝐶23 = 𝐶 2+𝐶3 = 1+3 = 0,75 μF
2 3

Điện dung tương đương của bộ tụ: 𝐶 = 𝐶1 + 𝐶23 = 0,25 + 0,75 = 1 F


Hiệu điện thế của tụ 𝐶1 : 𝑈1 = 𝑈23 = 𝑈 = 120 V
Điện tích của tụ 𝐶1 : 𝑄1 = 𝐶1 𝑈1 = 0,25.10–6 . 120 = 3.10–5 C
Điện tích của tụ 𝐶2 và 𝐶3 : 𝑄23 = 𝐶23 𝑈23 = 0,75.10–6 . 120 = 9.10–5 C = 𝑄2 = 𝑄3
𝑄2 9.10−5
Hiệu điện thế của tụ 𝐶2 : 𝑈2 = = = 90 V
𝐶2 10−6
𝑄3 9.10−5
Hiệu điện thế của tụ 𝐶3 : 𝑈3 = = = 30 V
𝐶3 3.10−6

d. Hai tụ 𝐶2 , 𝐶3 mắc song song và mắc nối tiếp với tụ 𝐶1 . Ta có: 𝐶23 = 𝐶2 + 𝐶3 = 2 + 1 = 3 F
𝐶 .𝐶 2.3
Điện dung tương đương của bộ tụ: 𝐶 = 𝐶 1+𝐶23 = 2+3 = 1,2 μF
1 23

Điện tích của tụ 𝐶1 : 𝑄1 = 𝑄23 = 𝑄 = 𝐶𝑈 = 1,2.10–6 . 10 = 1,2.10–5 C

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 3 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
𝑄1 1,2.10−5 𝐶2 𝐶3
Hiệu điện thế của tụ 𝐶1 : 𝑈1 = = =6V
𝐶1 2.10−6
𝑄23 1,2.10−5
Hiệu điện thế của tụ 𝐶2 , 𝐶3 : 𝑈2 = 𝑈3 = 𝑈23 = = = 4V 𝐶1
𝐶23 3.10−6

Điện tích của tụ 𝐶2 : 𝑄2 = 𝐶2 𝑈2 = 2.10–6 . 4 = 0,8.10–5 C Hình c

Điện tích của tụ 𝐶3 : 𝑄3 = 𝐶3 𝑈3 = 10–6 . 4 = 0,3.10–5 C

𝐶2
𝐶1
𝐶3
Hình d

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 4 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 2. Cho mạch điện như hình vẽ: 𝐶1 = 6 µF, 𝐶2 = 3 µF, 𝐶3 = 6 µF, 𝐶4 = 1 µF, 𝑈𝐴𝐵 = 60 V. Tính:
a. Điện dụng của bộ tụ.
b. Điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ.
c. Hiệu điện thế 𝑈𝑀𝑁 .

𝐶2 M 𝐶3
𝐶1
A 𝐶4 B

Hướng dẫn giải


a. Từ mạch điện suy ra: [(𝐶2 𝑛𝑡 𝐶3 ) // 𝐶4 ] 𝑛𝑡 𝐶1
𝐶 .𝐶 3.6
Ta có: 𝐶23 = 𝐶 2+𝐶3 = 3+6 = 2 μF ⇒ 𝐶234 = 𝐶23 + 𝐶4 = 2 + 1 = 3 μF
2 3
𝐶 𝐶 6.3
⇒ 𝐶𝑏 = 𝐶 1+𝐶234 = 6+3 = 2 μF
1 234

𝑄1 1,2.10−4
b. Ta có: 𝑄 = 𝑄1 = 𝑄234 = 𝐶𝑏 . 𝑈 = 2.10−6 . 60 = 1,2.10−4 C ⇒ 𝑈1 = = = 20 V
𝐶1 6.10−6

⇒ 𝑈234 = 𝑈 − 𝑈1 = 60 − 20 = 40 V = U23 = U4
⇒ 𝑄4 = 𝐶4 𝑈4 = 4.10−5 C; 𝑄23 = 𝐶23 𝑈23 = 8.10−5 C = 𝑄2 = 𝑄3
𝑄2 8.10−5 80 𝑄3 8.10−5 40
⇒ 𝑈2 = = 3.10−6 = V; 𝑈3 = = 6.10−6 = V
𝐶2 3 𝐶3 3

c. Bản A tích điện dương, bản B tích điện âm. Đi từ M đến N qua C2 theo chiều từ bản âm sang bản dương
80
nên: 𝑈𝑀𝑁 = −𝑈2 = − 3 𝑉.

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 5 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 3. Cho mạch điện như hình vẽ 𝐶1 = 12 µF, 𝐶2 = 4 µF, 𝐶3 = 3 µF, 𝐶4 = 6 µF, 𝐶5 = 5 µF, 𝑈𝐴𝐵 =
50 V. Tính:
a. Điện dụng của bộ tụ.
b. Điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ.
c. Hiệu điện thế 𝑈𝑀𝑁
𝐶1 𝐶2
M

A 𝐶5 B
𝐶3 N 𝐶4

Hướng dẫn giải


𝐶 .𝐶 𝐶 .𝐶
a. 𝐶12 = 𝐶 1+𝐶2 = 3 μF; 𝐶34 = 𝐶 3+𝐶4 = 2 μF;
1 2 3 4

𝐶1234 = 𝐶12 + 𝐶34 = 5 μF


𝐶 .𝐶
⇒ 𝐶𝑏 = 𝐶 1234+𝐶5 = 2,5 μF
1234 5

b. 𝑄𝑏 = 𝐶𝑏 𝑈𝐴𝐵 = 125 C = Q5 = 𝑄1234


𝑄5 125.10−6
𝑈5 = = = 25 V
𝐶5 5.10−6

𝑈12 = 𝑈34 = 𝑈𝐴𝐵 − 𝑈5 = 50 − 25 = 25 V


𝑄1 = 𝑄2 = 𝑄12 = 𝐶12 . 𝑈12 = 3.25 = 75 μC
𝑄3 = 𝑄4 = 𝑄34 = 𝐶34 . 𝑈34 = 2.25 = 50 μC
𝑄1 75.10−6
𝑈1 = = 12.10−6 = 6,25 V; 𝑈2 = 𝑈12 − 𝑈1 = 25 − 6,25 = 18,75 V
𝐶1

𝑄3 50.10−6 50 50 25
𝑈3 = = = V; 𝑈4 = 𝑈34 − 𝑈3 = 25 − = V
𝐶3 3.10−6 3 3 3

c. 𝑈𝑀𝑁 = 𝑈𝑀𝐴 + 𝑈𝐴𝑁 = −𝑈1 + 𝑈3 = −10,45 V


Chú ý: 𝑈𝑀𝐴 = −𝑈1 vì điểm M nối với bản âm, điểm A nối với bản dương.

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 6 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 4. Cho mạch điện như hình vẽ: 𝐶1 = 3 μF, 𝐶2 = 6 F, 𝐶3 = 𝐶4 = 4 F, 𝐶5 = 8 F, 𝑈 = 900 V.
Tính hiệu điện thế giữa A, B.
𝐶1 A 𝐶2

𝐶3 𝐶4
B
U 𝐶5

Hướng dẫn giải


Sơ đồ mạch tụ: [(𝐶1 𝑛𝑡 𝐶2 ) // (𝐶3 𝑛𝑡 𝐶4 )] 𝑛𝑡 𝐶5
𝐶 .𝐶 𝐶 .𝐶
𝐶12 = 𝐶 1+𝐶2 = 2 μF; 𝐶34 = 𝐶 3+𝐶4 = 2 μF;
1 2 3 4

𝐶1234 = 𝐶12 + 𝐶34 = 4 μF


𝐶 .𝐶 8
⇒ 𝐶𝑏 = 𝐶 1234+𝐶5 = 3 μF
1234 5
8
𝑄𝑏 = 𝐶𝑏 𝑈𝐴𝐵 = 3 . 10−6 . 900 = 24.10−4 C = Q5 = 𝑄1234
𝑄1234 24.10−4
𝑈12 = 𝑈34 = 𝑈1234 = = = 600 V
𝐶1234 4.10−6

𝑄1 = 𝑄2 = 𝑄12 = 𝐶12 . 𝑈12 = 2.10−6 . 600 = 12.10−4 C


𝑄1 12.10−4
𝑈1 = = = 400 V
𝐶1 3.10−6

𝑄3 = 𝑄4 = 𝑄34 = 𝐶34 . 𝑈34 = 2.10−6 . 600 = 12.10−4 C


𝑄3 12.10−4
𝑈3 = = = 300 V
𝐶3 4.10−6

⇒ 𝑈𝐴𝐵 = −𝑈1 + 𝑈3 = −400 + 300 = −100 V

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 7 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 5. Cho bộ tụ điện như hình vẽ: 𝐶2 = 2𝐶1 , 𝑈𝐴𝐵 = 16 V. Tính 𝑈𝑀𝐵 .
𝐶2 𝐶2
N M
A

𝐶1 𝐶1 𝐶1

Hướng dẫn giải


Sơ đồ mạch tụ: {[(𝐶1 // 𝐶1 ) 𝑛𝑡 𝐶2] // 𝐶1 } 𝑛𝑡 𝐶2 .
𝐶𝑀𝐵 = 𝐶1 + 𝐶1 = 2𝐶1
𝐶 .𝐶 2𝐶 .2𝐶
𝐶𝑁𝑀𝐵 = 𝐶 2+𝐶𝑀𝐵 = 2𝐶 1+2𝐶1 = 𝐶1
2 𝑀𝐵 1 1

𝐶𝑁𝐵 = 𝐶𝑁𝑀𝐵 + 𝐶1 = 𝐶1 + 𝐶1 = 2𝐶1


𝐶 .𝐶 2𝐶 .2𝐶
𝐶𝑏 = 𝐶𝐴𝐵 = 𝐶 2+𝐶𝑁𝐵 = 2𝐶 1+2𝐶1 = 𝐶1
2 𝑁𝐵 1 1

𝑄𝑏 = 𝐶𝐴𝐵 . 𝑈𝐴𝐵 = 16𝐶1 = 𝑄𝑁𝐵


𝑄𝑁𝐵 16𝐶1
𝑈𝑁𝐵 = = = 8 V = 𝑈𝑁𝑀𝐵
𝐶𝑁𝐵 2𝐶1

𝑄𝑁𝑀𝐵 = 𝐶𝑁𝑀𝐵 . 𝑈𝑁𝑀𝐵 = 8𝐶1 = 𝑄𝑀𝐵


𝑄𝑀𝐵 8𝐶
⇒ 𝑈𝑀𝐵 = = 2𝐶1 = 4 V
𝐶𝑀𝐵 1

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 8 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
𝐶1 𝐶
Ví dụ 6. Cho mạch mạch điện như hình vẽ. Chứng minh rằng nếu = 𝐶3 thì khi đóng hay mở khóa K
𝐶2 4
điện dung tương đương của bộ tụ vẫn không đổi.

𝐶1 𝐶3

K
A B
𝐶2 𝐶4

Hướng dẫn giải


𝐶 𝐶 𝐶1 = 𝑘. 𝐶2
Đặt 𝑘 = 𝐶1 = 𝐶3 ⇒ {
2 4 𝐶3 = 𝑘. 𝐶4
* Trường hợp mở khóa K:
𝐶 .𝐶 𝑘.𝐶 .𝑘.𝐶 𝐶 .𝐶 𝐶 .𝐶
𝐶13 = 𝐶 1+𝐶3 = 𝑘.𝐶 2+𝑘.𝐶4 = 𝑘. 𝐶 2+𝐶4 ; 𝐶24 = 𝐶 2+𝐶4
1 3 2 4 2 4 2 4
𝐶2 .𝐶4
𝐶𝑏 = 𝐶13 + 𝐶24 = (𝑘 + 1). 𝐶
2 +𝐶4

* Trường hợp đóng khóa K:


𝐶12 = 𝐶1 + 𝐶2 = (𝑘 + 1). 𝐶2
𝐶34 = 𝐶3 + 𝐶4 = (𝑘 + 1). 𝐶4
𝐶 .𝐶 (𝑘+1).𝐶 .(𝑘+1).𝐶 𝐶 .𝐶
𝐶𝑏′ = 𝐶 12+𝐶34 = (𝑘+1).𝐶 2+(𝑘+1).𝐶4 = (𝑘 + 1). 𝐶 2+𝐶4
12 34 2 4 2 4

Ta thấy trong hai trường hợp, điện dung tương đương của bộ tụ bằng nhau. (đpcm)
* Lưu ý:
- Mạch điện có dạng như ví dụ trên thì được gọi là mạch cầu tụ điện.
𝐶 𝐶
- Nếu mạch cầu tụ điện có thêm điều kiện 𝐶1 = 𝐶3 thì đó là mạch cầu cân bằng, khi đó khóa K đóng hay
2 4
mở cũng không lảm thay đổi điện dung của bộ tụ.
- Vì khi mạch cầu cân bằng, ta đóng hay mở K cũng không ảnh hưởng đến điện dung của bộ tụ nên nếu
thay K bởi tụ 𝐶5 thì mạch đó cũng gọi là mạch cầu tụ điện cân bằng.

+ Khi đó, ta có thể cắt bỏ tụ 𝐶5 hoặc nối tắt qua tụ 𝐶5 cũng không làm thay đổi điện dung của bộ tụ.
+ Ta chứng minh được khi mạch cầu cân bằng thì hiệu điện thế và điện tích của tụ 𝐶5 bằng 0.
Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 9 - pvhung@ptnk.edu.vn
Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 7. Trong hình dưới ta có: 𝐶1 = 𝐶4 = 𝐶5 = 2 μF, 𝐶2 = 1 μF, 𝐶3 = 4 μF. Tính điện dung bộ tụ.
𝐶2
A 𝐶1 𝐶5 𝐶4 B

𝐶3

Hướng dẫn giải 𝐶1 𝐶2


Sơ đồ mạch tụ được vẽ lại như sau (mạch cầu tụ):
𝐶 2 1 𝐶 𝐶5
Ta có: 𝐶1 = 4 = 2 = 𝐶2 ⇒ Mạch cầu tụ cân bằng A B
3 4 𝐶3 𝐶4
⇒ Điện dung của bộ tụ không đổi khi ta cắt bỏ tụ 𝐶5 .
Lúc đó bộ tụ gồm: (𝐶1 𝑛𝑡 𝐶2 ) // (𝐶3 𝑛𝑡 𝐶4 ).
𝐶 .𝐶 2 𝐶 .𝐶 4
𝐶12 = 𝐶 1+𝐶2 = 3 μF; 𝐶34 = 𝐶 3+𝐶4 = 3 μF
1 2 3 4
2 4
⇒ 𝐶𝑏 = 𝐶1234 = 𝐶12 + 𝐶34 = 3 + 3 = 2 μF

Ví dụ 8. Cho một số tụ điện điện dung 𝐶0 = 3 μF. Nêu cách mắc bộ tụ dùng ít tụ 𝐶0 nhất để có điện dung
bộ tụ là 𝐶𝑏 = 5 μF. Vẽ sơ đồ cách mắc này.
Hướng dẫn giải
Bộ tụ có điện dung 𝐶𝑏 = 5 μF > 𝐶0 ⇒ mạch gồm một tụ 𝐶0 mắc song song với bộ tụ 𝐶1 :
⇒ 𝐶1 = 𝐶𝑏 − 𝐶0 = 5 − 3 = 2 μF
𝐶1 = 2 μF < 𝐶0 ⇒ bộ tụ 𝐶_1 gồm một tụ 𝐶0 mắc nối tiếp với bộ tụ 𝐶2 :
1 1 1 1 1 1
= 𝐶 − 𝐶 = 2 − 3 = 6 ⇒ 𝐶2 = 6 μF 𝐶0 𝐶0
𝐶2 1 0
𝐶0
Ta thấy 𝐶2 = 6 μF = C0 + C0 𝐶0
⇒ bộ tụ 𝐶2 gồm hai tụ 𝐶0 mắc song song với nhau.
Vậy phải dùng ít nhất 5 tụ 𝐶0 và mắc như sau: (hình vẽ) 𝐶0
{[(𝐶0 𝑛𝑡 𝐶0 ) // 𝐶0 ] 𝑛𝑡 𝐶0 } // 𝐶0

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 10 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 9. Hai tụ không khí phẳng 𝐶1 = 0,2 μF, 𝐶2 = 0,4 μF mắc song song. Bộ tụ được tích điện đến hiệu
điện thế 𝑈 = 450 V rồi ngắt khỏi nguồn. Sau đó lấp đầy khoảng giữa 2 bản tụ 𝐶2 bằng điện môi  = 2. Tính
hiệu điện thế bộ tụ và điện tích mỗi tụ.
Hướng dẫn giải
Điện dung của bộ tụ trước khi ngắt khỏi nguồn: 𝐶𝑏 = 𝐶1 + 𝐶2 = 0,2 + 0,4 = 0,6 μF
Điện tích của bộ tụ: 𝑄𝑏 = 𝐶𝑏 𝑈 = 0,6.10–6 . 450 = 2,7.10–4 C
𝜀𝑆
Điện dung của tụ 𝐶2 sau khi lấp đầy điện môi: 𝐶2′ = 9.109 .4𝜋.𝑑 = 𝜀𝐶2 = 2.0,4 = 0,8 μF
Điện dung của bộ tụ sau khi lấp đầy 𝐶2 bằng điện môi: 𝐶𝑏′ = 𝐶1 + 𝐶2′ = 0,2 + 0,8 = 1 μF
Ngắt tụ ra khỏi nguồn thì điện tích không đổi: 𝑄𝑏′ = 𝑄𝑏 = 2,7.10–4 C
𝑄𝑏′ 2,7.10−4
Hiệu điện thế của bộ tụ sau khi ngắt khỏi nguồn: 𝑈 ′ = = = 270 V = 𝑈1′ = 𝑈2′
𝐶𝑏′ 10−6

⇒ 𝑄1′ = 𝐶1 . 𝑈1′ = 0,2.10−6 . 270 = 5,4.10−5 C; 𝑄2′ = 𝐶2′ . 𝑈2′ = 0,8.10−6 . 270 = 21,6.10−5 C

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 11 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 10. Cho mạch điện như hình vẽ: 𝑈𝐴𝐵 = 2 V (không đổi). 𝐶1 = 𝐶2 = 𝐶4 = 6 μF, 𝐶3 = 4 μF. Ban
đầu khóa K đang mở, tính điện tích các tụ và điện lượng di chuyển qua điện kế G khi đóng K.
K
G

𝐶1 𝐶2 𝐶3
A B
M N
𝐶4

Hướng dẫn giải


Khi K đóng, mạch tụ được vẽ lại như sau: (chập điểm N với điểm A) [(𝐶1 // 𝐶2 ) 𝑛𝑡 𝐶4 ] // 𝐶3
𝐶12 = 𝐶1 + 𝐶2 = 6 + 6 = 12 μF
𝐶 .𝐶 12.6 𝐶1
𝐶124 = 𝐶 12+𝐶4 = 12+6 = 4 μF
12 4 𝐶4
𝐶2 M
𝐶𝑏 = 𝐶124 + 𝐶3 = 4 + 4 = 8 μF A≡N B

Ta có: 𝑈𝐴𝐵 = 𝑈124 = 𝑈3 = 2 V 𝐶3


𝑄3 = 𝐶3 . 𝑈3 = 4.2 = 8 μC
𝑄124 = 𝐶124 . 𝑈124 = 4.2 = 8 μC = 𝑄12 = 𝑄4
𝑄12 8 2
𝑈12 = = 12 = 3 V = 𝑈1 = 𝑈2
𝐶12
2
𝑄2 = 𝐶2 . 𝑈2 = 6. 3 = 4 μC
Ta thấy, ban đầu khi chưa đóng khóa K, tụ 𝐶2 nối tiếp với tụ 𝐶3 nên điện tích hai tụ bằng nhau (𝑄2 = 𝑄3),
bản tụ nối với điểm N của tụ 𝐶2 tích điện âm (điện tích là −𝑄2) và của tụ 𝐶3 tích điện dương (điện tích là
+𝑄3). Nên tổng đại số điện tích trên hai bản tụ này bằng 0.
Sau khi đóng khóa K, bản tụ nối với điểm N của tụ 𝐶2 tích điện dương (điện tích là +𝑄2) và của tụ 𝐶3
tích điện dương (điện tích là +𝑄3). Nên tổng đại số điện tích trên hai bản tụ này bằng 𝑄2 + 𝑄3 = 4 + 8 =
12 μC.
Tổng điện tích trên hai bản tụ thay đổi sau khi đóng khóa K chứng tỏ có điện lượng Δ𝑄 = 12 − 0 =
12 μF đã di chuyển qua khóa K (qua điện kế G)

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 12 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 11. Hai tụ điện 𝐶1 = 3 μF, 𝐶2 = 2 μF được tích điện đến hiệu điện thế 𝑈1 = 300 V, 𝑈2 = 200 V.
Sau đó ngắt tụ khỏi nguồn và nối từng bản mỗi tụ với nhau. Tính hiệu điện thế bộ tụ, điện tích mỗi tụ và điện
lượng qua dây nối nếu:
a. Nối bản âm của tụ 𝐶1 với bản dương của tụ 𝐶2 .
b. Nối bản âm của 2 tụ với nhau.
c. Nối các bản cùng dấu với nhau.
d. Nối các bản trái dấu với nhau.
Hướng dẫn giải
Điện tích ban đầu của mỗi tụ:
𝑄1 = 𝐶1 𝑈1 = 3.300 = 900 C = 9.10–4 C; 𝑄2 = 𝐶2 𝑈2 = 2.200 = 400 C = 4.10–4 C
a. Khi nối bản âm của tụ 𝐶1 với bản dương của tụ 𝐶2 .
Vì mạch không kín nên không có sự di chuyển điện tích: 𝑄 = 0.
Điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ không thay đổi. 𝐶1 𝐶2
𝑄1′ = 𝑄1 = 9.10–4
C; 𝑄2′ –4
= 𝑄2 = 4.10 C A +𝑄1−𝑄1 M +𝑄2−𝑄2 B
Và 𝑈𝐴𝐵 = 𝑈𝐴𝑀 + 𝑈𝑀𝐵 = 𝑈1 + 𝑈2 = 300 + 200 = 500 V.
b. Khi nối bản âm của hai tụ với nhau
Vì mạch không kín nên không có sự di chuyển điện tích: 𝑄 = 0.

Điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ không thay đổi.
𝑄1′ = 𝑄1 = 9.10–4 C; 𝑄2′ = 𝑄2 = 4.10–4 C
Và 𝑈𝐴𝐵 = 𝑈𝐴𝑀 + 𝑈𝑀𝐵 = 𝑈1 − 𝑈2 = 300 − 200 = 100 V
𝐶1 𝐶2
A +𝑄1−𝑄1 M −𝑄2+𝑄2 B

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 13 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
c. Khi nối các bản cùng dấu với nhau. Theo định luật bảo toàn điện tích: 𝐶1
𝑄1′ + 𝑄2′ = 𝑄1 + 𝑄2 = 9.10−4
+ 4.10 −4
= 13.10 −4
C +𝑄1′ −𝑄1′
𝑄1′ 𝑄2′ 𝑄1′ +𝑄2′ 13.10−4 A B
Ta có: 𝑈𝐴𝐵 = 𝑈1′ = 𝑈2′ ⇔ = = = = 260 𝐶2
𝐶1 𝐶2 𝐶1 +𝐶2 5.10−6
+𝑄2′ −𝑄2′
𝑄1′ = 260. 𝐶1 = 260.3.10−6 = 7,8.10−4 C
𝑄2′ = 260. 𝐶2 = 260.2.10−6 = 5,2.10−4 C
𝑈𝐴𝐵 = 𝑈1′ = 𝑈2′ = 260 V

Điện lượng chạy qua dây nối: Δ𝑄 = 𝑄1 − 𝑄1′ = 9.10−4 − 7,8.10−4 = 1,2.10−4 C
d. Khi nối các bản trái dấu với nhau. Theo định luật bảo toàn điện tích: 𝐶1
𝑄1′ + 𝑄2′ = 𝑄1 − 𝑄2 = 9.10−4
− 4.10 −4
= 5.10 −4
C +𝑄1′ −𝑄1′
𝑄1′ 𝑄2′ 𝑄1′ −𝑄2′ 5.10−4 A B
Ta có: 𝑈𝐴𝐵 = 𝑈1′ = 𝑈2′ ⇔ = = = 5.10−6 = 100 𝐶2
𝐶1 𝐶2 𝐶1 +𝐶2
−𝑄2′ +𝑄2′
𝑄1′ = 100. 𝐶1 = 100.3.10−6 = 3.10−4 C
𝑄2′ = 100. 𝐶2 = 100.2.10−6 = 2.10−4 C
𝑈𝐴𝐵 = 𝑈1′ = 𝑈2′ = 100 V

Điện lượng chạy qua dây nối: Δ𝑄 = 𝑄1 − 𝑄1′ = 9.10−4 − 3.10−4 = 6.10−4 C

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 14 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 12. Tụ 𝐶1 = 2 μF tích điện đến hiệu điện thế 60 V, sau đó ngắt khỏi nguồn và nối song song với tụ
𝐶2 chưa tích điện. Hiệu điện thế bộ tụ sau đó là 40 V. Tính 𝐶2 và điện tích mỗi tụ.
Hướng dẫn giải
Điện tích ban đầu của tụ 𝐶1 : 𝑄1 = 𝐶1 𝑈 = 2.60 = 120 C. 𝐶1

Khi nối 𝐶1 song song với 𝐶2 , theo định luật bảo toàn điện tích: +𝑄1′ −𝑄1
𝑄1′ + 𝑄2′ = 𝑄1 = 120 C A 𝐶2 B
Ta có: 𝑈𝐴𝐵 = 𝑈1′ = 𝑈2′ = 40 V ⇔
𝑄1′
=
𝑄2′
=
𝑄1′ +𝑄2′ 120
= 2+𝐶 = 40 +𝑄2′ −𝑄2′
𝐶1 𝐶2 𝐶1 +𝐶2 2
120
⇒ 𝐶2 = − 2 = 1 μF
40

⇒ 𝑄1′ = 40. 𝐶1 = 40.2.10−6 = 8.10−5 C; 𝑄2′ = 40. 𝐶2 = 40.1.10−6 = 4.10−5 C

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 15 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 13. Cho mạch điện như hình vẽ: 𝐶1 = 1 μF, 𝐶2 = 2 μF, 𝐶3 = 3 μF, 𝑈𝐴𝐵 = 120 V. Tính hiệu điện
thế mỗi tụ khi K chuyển từ 1 sang 2.
A B

1 𝐶1
𝐶3 K
2 𝐶2

Hướng dẫn giải


𝐶 .𝐶 1.3
* Khi K ở vị trí 1: mạch tụ gồm 𝐶1 mắc nối tiếp với 𝐶3 : 𝐶13 = 𝐶 1+𝐶3 = 1+3 = 0,75 μF
1 3

𝑄13 = 𝐶13 . 𝑈 = 0,75.120 = 90 μC = 𝑄1 = 𝑄3 A B


𝑄1 90 𝑄3 90
𝑈1 = = = 90 V; 𝑈3 = = = 30 V
𝐶1 1 𝐶3 3 1 𝐶1
K
Tụ 2 không nối vào nguồn nên 𝑈2 = 0 và 𝑄2 = 0 𝐶3 +𝑄1 −𝑄1
* Khi K chuyển từ vị trí 1 sang vị trí 2: +𝑄3 −𝑄3 2 𝐶2
𝑈1′ = 𝑈1 = 90 V
Theo định luật bảo toàn điện tích: A B

−𝑄3′ + 𝑄2′ = −𝑄3 = −90 C ⇒ Q′3 = 𝑄2′ + 90


1 𝐶1
𝑄3′ 𝑄2′ 𝑄3′ 𝑄2′ K
Mặt khác: 𝑈𝐴𝐵 = 𝑈3′ + 𝑈2′ ⇔ + 𝐶 = 𝑈𝐴𝐵 ⇔ + = 120 𝐶3 +𝑄1 −𝑄1
𝐶3 2 3 2

𝑄2′ +90 𝑄2′


+𝑄3′ −𝑄3′ 2 𝐶2
⇒ + = 120 ⇒ Q′2 = 108 μF; Q′3 = 108 + 90 = 198 μF
3 2 +𝑄2′ −𝑄2′
𝑄2′ 108 𝑄3′ 198
⇒ 𝑈2′ = = = 54 V; 𝑈3′ = = = 66 V
𝐶2 2 𝐶3 3

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 16 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 14. Cho hai tụ điện: tụ thứ nhất có điện dung 𝐶1 = 10 µF, hiệu điện thế giới hạn 𝑈𝑚𝑎𝑥1 = 500 V,
tụ thứ hai có điện dung 𝐶2 = 20 µF và hiệu điện thế giới hạn 𝑈𝑚𝑎𝑥2 = 1000 V. Tính hiệu điện thế giới hạn
của bộ tụ khi:
a. Hai tụ mắc song song
b. Hai tụ mắc nối tiếp
Hướng dẫn giải
a. Gọi 𝑈𝑏 là hiệu điện thế của bộ tụ, vì ghép song song nên: 𝑈𝑏 = 𝑈1 = 𝑈2
Mà: 𝑈1 ≤ 500 V; 𝑈2 ≤ 1000 V ⇒ 𝑈𝑏 ≤ 500 V ⇒ 𝑈𝑏𝑚𝑎𝑥 = 500 V
b. Gọi 𝑈𝑏 là hiệu điện thế của bộ tụ, vì ghép nối tiếp nên:
𝐶 .𝐶 10.20 20 20
𝐶𝑏 = 𝐶 1+𝐶2 = 10+20 = μF ⇒ 𝑄𝑏 = 𝐶𝑏 . 𝑈𝑏 = . 𝑈𝑏 = 𝑄1 = 𝑄2
1 2 3 3
𝑄1 2𝑈𝑏 𝑄2 𝑈𝑏
𝑈1 = = ≤ 500 V; 𝑈2 = = ≤ 1000 V; ⇒ 𝑈𝑏 ≤ 750 V ⇒ 𝑈𝑏𝑚𝑎𝑥 = 750 V
𝐶1 3 𝐶2 3

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 17 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 15. Tụ phẳng không khí 𝐶 = 2 pF. Nhúng chìm một nửa tụ vào điện môi lỏng  = 3. Tìm điện
dung nếu khi nhúng, các bản đặt:
a. Thẳng đứng.
b. Nằm ngang.
Hướng dẫn giải
𝑆
Ta có điện dung ban đầu của tụ: 𝐶 = 9.109 4𝜋.𝑑 = 2 pF
a. Khi các bản đặt thẳng đứng, hệ được xem như hai tụ 𝐶1 và 𝐶2 mắc song song:

𝐶1 𝑆/2
𝐶1
𝐶2 𝑆/2
𝐶2
d
𝑆/2 𝐶
Điện dung của tụ 𝐶1 : 𝐶1 = 9.109 4𝜋.𝑑 = 2 = 1 pF
𝜀𝑆/2 3𝐶
Điện dung của tụ 𝐶2 : 𝐶2 = 9.109 4𝜋.𝑑 = = 3 pF
2

Điện dung của bộ tụ: 𝐶𝑏 = 𝐶1 + 𝐶2 = 1 + 3 = 4 pF

b. Khi các bản đặt nằm ngang, hệ được xem như hai tụ 𝐶1 và 𝐶2 mắc nối tiếp.

𝑆
𝐶1 𝑑/2 𝐶1
𝐶2 𝑑/2 𝐶2

𝑆
Điện dung của tụ 𝐶1 : 𝐶1 = 9.109 4𝜋.𝑑/2 = 2𝐶 = 4 pF
𝜀𝑆
Điện dung của tụ 𝐶2 : 𝐶2 = 9.109 4𝜋.𝑑/2 = 6𝐶 = 12 pF
𝐶 .𝐶 4.12
Điện dung của bộ tụ: 𝐶𝑏 = 𝐶 1+𝐶2 = 4+12 = 3 μF
1 2

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 18 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
Ví dụ 16. Ba tấm kim loại phẳng A, B, C giống nhau đặt song song. Diện tích mỗi bản 𝑆 = 100 cm2 ,
khoảng cách giữa hai bản liên tiêp 𝑑 = 0,5 cm. Bản A và C được nối với nhau như hình vẽ. Nối A, B với
nguồn có hiệu điện thế 𝑈 = 100 V.
a. Tìm điện dung của bộ tụ và điện tích trên mỗi tấm kim loại.
b. Ngắt A, B khỏi nguồn. Dịch chuyển bản B theo phương vuông góc với bản một đoạn x. Tính hiệu điện
thế giữa A, B theo x. Áp dụng khi x = d/2.

C
Hướng dẫn giải
Hệ được xem gồm hai tụ 𝐶1 và 𝐶2 ghép song song nhau. 𝐶1
Điện dung của mỗi tụ:
𝜀𝑆 100.10−4 A B
𝐶1 = 𝐶2 = 9.109 4𝜋.𝑑 = 9.109 4𝜋.0,5.10−2 = 1,77.10−11 F = 17,7 pF
𝐶2
a. Điện dung của bộ tụ và điện tích trên mỗi tấm kim loại
Điện dung của bộ tụ: 𝐶𝑏 = 𝐶1 + 𝐶2 = 17,7.2 = 35,4 pF.
Hiệu điện thế mỗi tụ là: 𝑈1 = 𝑈2 = 𝑈𝐴𝐵 = 100 V.
Điện tích của mỗi tụ: 𝑄1 = 𝑄2 = 𝐶1 𝑈1 = 1,77.10–11 . 100 = 1,77.10–9 C = 1,77 nC
Điện tích trên tấm kim loại A: 𝑄𝐴 = +𝑄1 = 1,77 nC
Điện tích trên tấm kim loại B: 𝑄𝐵 = −𝑄1 + (−𝑄2) = − 1,77.2 = −3,54 nC
Điện tích trên tấm kim loại C: 𝑄𝐶 = +𝑄2 = 1,77 nC
2𝜀𝑆𝑈
b. Khi ngắt A, B ra khỏi nguồn điện thì điện tích bộ tụ không đổi: 𝑄𝑏′ = 𝑄𝑏 = 𝐶𝑏 . 𝑈 = 9.109 4𝜋.𝑑
𝜀𝑆 𝜀𝑆
Điện dung của mỗi tụ: 𝐶1′ = 9.109 4𝜋.(𝑑+𝑥); 𝐶2′ = 9.109 4𝜋.(𝑑−𝑥)
𝜀𝑆 𝜀𝑆 𝜀𝑆.2𝑑
Điện dung của bộ tụ: 𝐶𝑏 = 𝐶1′ + 𝐶2′ = 9.109 4𝜋.(𝑑+𝑥) + 9.109 4𝜋.(𝑑−𝑥) = 9.109 4𝜋.(𝑑2 −𝑥 2 )
𝑄𝑏′ 2𝜀𝑆𝑈 9.109 4𝜋.(𝑑2 −𝑥 2 ) 𝑑2 −𝑥 2
Hiệu điện thế của bộ tụ: 𝑈 ′ = = 9.109 4𝜋.𝑑 . = 𝑈.
𝐶𝑏′ 𝜀𝑆.2𝑑 𝑑2

𝑑 𝑑2 −𝑑2 /4 3 3
Khi 𝑥 = ⇒ 𝑈 ′ = 𝑈. = 4 𝑈 = 4 . 100 = 75 V
2 𝑑2

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 19 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài 1. Cho mạch điện gồm 3 tụ điện 𝐶1 = 1 µF, 𝐶2 = 1,5 µF, 𝐶3 = 3 µF mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai
đầu đoạn mạch một hiệu điện thế 𝑈𝐴𝐵 = 120 V.
a. Vẽ hình.
b. Tính điện dung tương đương của bộ tụ.
c. Tính điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ
ĐS: b. 𝑪𝒃 = 𝟎, 𝟓 𝛍𝐅; c. 𝑸𝟏 = 𝑸𝟐 = 𝑸𝟑 = 𝟔𝟎 𝛍𝐂; 𝑼𝟏 = 𝟔𝟎 𝐕, 𝑼𝟐 = 𝟒𝟎 𝐕, 𝑼𝟑 = 𝟐𝟎 𝐕
Bài 2. Cho mạch điện như hình vẽ. Biết các tụ 𝐶1 = 0,25 µF, 𝐶2 = 1 µF, 𝐶2 𝐶3
𝐶3 = 3 µF, 𝑈 = 12 V. Tính điện dung tương đương, điện tích và hiệu điện thế
của mỗi tụ.
ĐS: 𝑪𝒃 = 𝟏 𝛍𝐅; 𝑼𝟏 = 𝟏𝟐 𝐕, 𝑼𝟐 = 𝟗 𝐕, 𝑼𝟑 = 𝟑 𝐕, A 𝐶1 B
𝑸𝟏 = 𝟑 𝛍𝐂, 𝑸𝟐 = 𝑸𝟑 = 𝟗 𝛍𝐂,
Bài 3. Cho mạch như hình vẽ: 𝐶1 = 2 µF, 𝐶2 = 4 µF, 𝐶3 = 3 µF, 𝐶1 M 𝐶3
𝐶4 = 6 µF, 𝐶5 = 1 µF. Biết 𝑈𝐴𝐵 = 20 V.
a. Tính điện dung tương đương của bộ tụ.
𝐶5
b. Tính điện tích của cả bộ tụ. A B
𝐶2 𝐶4
c. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M, N.
N
ĐS: a. 𝑪𝒃 = 𝟑, 𝟔 𝛍𝐅; b. 𝑸𝒃 = 𝟕𝟐 𝛍𝐂; c. 𝑼𝑴𝑵 = 𝟎
Bài 4. Cho bộ tụ điện như hình vẽ. Biết 𝐶1 = 𝐶3 = 𝐶5 = 1 μF, 𝐶2 = 4 μF,
𝐶4 = 12 μF, 𝑈 = 30 V. Tính điện dung bộ tụ, hiệu điện thế và điện tích mỗi tụ, 𝐶4 𝐶2
ĐS: 𝑪𝒃 = 𝟏, 𝟕𝟐 𝛍𝐅; 𝑼𝟏 = 𝟗, 𝟔 𝐕, 𝑼𝟐 = 𝟐, 𝟒 𝐕, 𝑼𝟑 = 𝟏𝟐 𝐕,
𝑈 𝐶5 𝐶3 𝐶1
𝑼𝟒 = 𝟏𝟖 𝐕, 𝑼𝟓 = 𝟑𝟎 𝐕, 𝑸𝟏 = 𝑸𝟐 = 𝟗, 𝟔 𝛍𝐂, 𝑸𝟑 = 𝟏𝟐 𝛍𝐂,
𝑸𝟒 = 𝟐𝟏, 𝟔 𝛍𝐂, 𝑸𝟓 = 𝟑𝟎 𝛍𝐂
Bài 5. Cho bộ tụ điện như hình vẽ. A 𝐶1
Biết 𝐶1 = 𝐶4 = 𝐶5 = 2 μF, 𝐶2 = 1 μF, 𝐶3 = 4 μF. 𝐶3 𝐶5
Tính điện dung bộ tụ. 𝐶6 𝐶4 𝐶2
ĐS: 𝑪𝒃 = 𝟒 𝛍𝐅 B
Bài 6. Bộ 4 tụ giống nhau ghép theo hai cách như hình vẽ.
a. Cách nào có điện dung lớn hơn.
b. Nếu điện dung tụ khác nhau chúng phải có liên hệ thế nào để 𝐶𝐴 = 𝐶𝐵 .
1 2 3 4 1 2 3 4

Cách A Cách B
𝟏 𝟏 𝟏
ĐS: b. 𝑪 = 𝑪 + 𝑪
𝟒 𝟏 𝟐

Bài 7. Hai tụ không khí phẳng có 𝐶1 = 2𝐶2, mắc nối tiếp vào nguồn 𝑈 không đổi. Cường độ điện trường
trong 𝐶1 thay đổi bao nhiêu lần nếu nhúng 𝐶2 vào chất điện môi có  = 2.
ĐS: 𝑬′𝟏 = 𝟏, 𝟓. 𝑬𝟏
Bài 8. Có hai tụ điện, tụ thứ nhất có điện dung 𝐶1 = 3 µF, tích đến hiệu điện thế 𝑈1 = 300 V và tụ thứ
hai điện dung có 𝐶2 = 2 µF, tích đến hiệu điện thế 𝑈2 = 200 V.

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 20 - pvhung@ptnk.edu.vn


Bài tập vật lý 11 – Học kì 1 Chương 1: Tĩnh điện
a. Xác định điện tích và hiệu điện thế của các tụ sau khi nối hai bản mang điện tích cùng dấu của hai bản
tụ đó với nhau.
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra sau khi nối các bản.
ĐS: a. 𝑸′𝟏 = 𝟎, 𝟕𝟖 𝐦𝐂, 𝑸′𝟐 = 𝟎, 𝟓𝟐 𝐦𝐂, 𝑼′𝟏 = 𝑼′𝟐 = 𝟐𝟔𝟎 𝐕; b. 𝟔 𝐦𝐉
Bài 9. Ba tụ 𝐶1 = 1 µF, 𝐶2 = 3 µF, 𝐶3 = 6 µF cả ba tụ đều được tích đến hiệu điện thế 𝑈 = 90 V. Nối
các cực trái dấu với nhau để tạo thành mạch kín. Xác định điện tích và hiệu điện thế của các tụ sau khi nối với
nhau.
ĐS: 𝑸′𝟏 = −𝟗𝟎 𝛍𝐂, 𝑸′𝟐 = 𝟗𝟎 𝛍𝐂, 𝑸′𝟑 = 𝟑𝟔𝟎 𝛍𝐂, 𝑼′𝟏 = 𝟗𝟎 𝐕, 𝑼′𝟐 = 𝟑𝟎 𝐕, 𝑼′𝟑 = 𝟔𝟎 𝐕
Bài 10. Cho 3 tụ 𝐶1 = 1 μF, 𝐶2 = 2 μF, 𝐶3 = 3 μF, 𝑈 = 110 V như hình vẽ. 1 2
a. Ban đầu K ở vị trí (1), tìm 𝑄1 K
𝐶2
b. Đảo K sang vị trí (2). Tìm điện tích và hiệu điện thế của mỗi tụ.
𝑈
ĐS: a. 𝑸𝟏 = 𝟏𝟏𝟎 𝛍𝐂; b. 𝑼′𝟏 = 𝟓𝟎 𝐕, 𝑼′𝟐 = 𝟑𝟎 𝐕, 𝑼′𝟑 = 𝟐𝟎 𝐕, 𝐶3
𝐶1
𝑸′𝟏 = 𝟓𝟎 𝛍𝐂, 𝑸′𝟐 = 𝑸′𝟑 = 𝟔𝟎 𝛍𝐂
Bài 11. Một tụ điện phẳng với điện môi không khí, khoảng cách giữa hai bản là 𝑑0 , điện dung là 𝐶0 .
a. Đưa vào khoảng không gian giữa hai bản tấm kim loại có bề dày 𝑑 < 𝑑0 và song song với hai bản của
tụ điện thì điện dung bây giờ của tụ là bao nhiêu? Điện dung này có phụ thuộc vào vị trí đặt tấm kim loại
không. Xét trường hợp bản kim loại rất mỏng (𝑑  0).
b. Nếu thay tấm kim loại ở câu a bằng tấm kim loại có hằng số điện môi 𝜀, bề dày 𝑑 sau đó ép sát vào 2
mặt của tấm điện môi hai bản kim loại rất mỏng thì điện dung của tụ là bao nhiêu?
ĐS:
Bài 12. Bốn tấm kim loại phẳng giống nhau đặt song song và cách đều nhau như A B C D
hình vẽ. Tìm các hiệu điện thế 𝑈𝐴𝐵 , 𝑈𝐵𝐶 , 𝑈𝐶𝐷 khi:
a. Nối hai bản A và D bằng dây dẫn, nối B và C vào nguồn có 𝑈𝐵𝐶 = 100 V.
b. Nối hai bản B và D bằng dây dẫn, nối A và C vào nguồn điện có 𝑈𝐴𝐶 = 100 V.
ĐS: a. 𝑼𝑨𝑩 = −𝟓𝟎 𝐕, 𝑼𝑩𝑪 = 𝟏𝟎𝟎 𝐕, 𝑼𝑪𝑫 = −𝟓𝟎 𝐕;
b. 𝑼𝑨𝑩 = 𝟐𝟎𝟎/𝟑 𝐕, 𝑼𝑩𝑪 = 𝟏𝟎𝟎/𝟑 𝐕, 𝑼𝑪𝑫 = −𝟏𝟎𝟎/𝟑 𝐕
Bài 13. Tụ phẳng không khí 𝐶 = 6 μF được tích điện đến hiệu điện thế 𝑈 = 600 V rồi ngắt khỏi nguồn.
a. Nhúng tụ vào điện môi lỏng ( = 4) ngập 2/3 diện tích mỗi bản. Tính hiệu điện thế của tụ.
b. Tính công cần thiết để nhấc tụ điện ra khỏi điện môi. Bỏ qua trọng lượng tụ.
ĐS: a. 𝑼′ = 𝟐𝟎𝟎 𝐕; b. 𝑨 = 𝟎, 𝟕𝟐 𝐉
Bài 14. Bốn tấm kim loại phẳng hình tròn đường kính 𝐷 = 12 cm đặt song song cách A
đều, khoảng cách giữa 2 tấm liên tiếp 𝑑 = 1 mm. Nối 2 tấm A với D rồi nối B, E với nguồn
B
𝑈 = 20 V. Tính điện dung của bộ tụ và điện tích của mỗi tấm.
𝟐 𝟐 𝟒 𝟒 𝟐 D
ĐS: 𝑪𝒃 = 𝟑 . 𝟏𝟎−𝟏𝟎 𝐅, 𝑸𝑨 = 𝟑 𝐧𝐂, 𝑸𝑩 = 𝟑 𝐧𝐂, 𝑸𝑫 = 𝟑 𝐧𝐂, 𝑸𝑬 = 𝟑 𝐧𝐂
E
Bài 15. Có ba tụ 𝐶1 = 2 µF, 𝐶2 = 4 µF, 𝐶3 = 6 µF mắc nối tiếp. Mỗi tụ có hiệu điện thế
giới hạn 𝑈𝑔ℎ = 3000 V. Tính hiệu điện thế giới hạn của bộ tụ.
ĐS: 𝑼 ≤ 𝟓𝟓𝟎𝟎 𝐕

Gv: Phùng Văn Hưng - 0976643003 - Trang 21 - pvhung@ptnk.edu.vn

You might also like