You are on page 1of 78

5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.
Trang phục vua chúa và quan lại thời Lê Trung Hưng 

Năm 1527 nhà Lê Sơ sụp đổ, Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc, năm 1533 tướng
Nguyễn Kim tôn phò hậu duệ nhà Lê, bắt đầu công cuộc Trung Hưng, chiến tranh Nam ­ Bắc
triều nổ ra kéo dài hơn 50 năm giữa nhà Lê và nhà Mạc tới năm 1677 cục diện Nam ­ Bắc triều
chấm dứt với việc nhà Lê đánh bại nhà Mạc, nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng. Công nghiệp Trung
Hưng đã hoàn thành, tuy nhiên thế lực của tập đoàn quân phiệt họ Trịnh từ đó mà lấn át vua Lê,
thao túng triều đình, biến các vua Lê thành bù nhìn. Bắt đầu mở ra cục diện vua Lê ­ Chúa Trịnh
kéo dài hơn 200 năm trong lịch sử nước ta.

Các chúa Trịnh lần lượt mở các cơ quan quyền lực tương tự bộ máy triều đình vua Lê, thiết lập
cơ chế hành chính ­ chính trị ­ nhân sự với mục đích loại bỏ sự tự chủ của vua mà tập trung
quyền vào tay chúa, cũng theo đó chế độ áo mũ, phẩm phục của vua chúa, quan lại trở nên
phức tạp, rắc rối hơn 

2 mốc thời gian quan trọng trong thời Lê Trung Hưng về trang phục đó là năm 1661 và năm
1721.
Trong 2 năm này đã có 2 cuộc cải cách, đặt định y phục diễn ra, năm 1661 cơ bản vẫn giữ quy
chế cũ, sau khi tham tụng Nguyễn Công Hãn đi sứ nhà Thanh tìm hiểu điển chương chế độ vào
năm 1718 thì tới năm 1721 bắt đầu học theo nhiều điểm ở quy chế trang phục cuối Minh ­ đầu
Thanh khi đó. 

A) Trang phục vua chúa 

1) Lễ phục ­ Triều phục 

1.1) Lễ phục ­ Triều phục của vua Lê 

Như đã viết, thời Lê Trung Hưng vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ nhạt trong cung cấm, là biểu
tượng cho sự tôn quý, được các chúa Trịnh dùng với mục đích "Giữ chùa thờ Phật mà ăn oản".
Mọi quyền lực thực tế đều ở trong tay chúa Trịnh, chính vì vai trò bị hạ thấp nên rất nhiều quy

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 1/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

chế áo mũ cho vua được đặt định thời Lê Sơ tới nay bị phế bỏ, vua Lê không còn có lễ phục Cổn
Miện riêng biệt nữa
Thay vào đó quy chế Lễ Phục­ Triều phục được thống nhất làm 1, nhất thảy đều dùng mũ xung
thiên và hoàng bào 
Trong Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú viết rằng :" Từ thời Trung Hưng về sau, vào
các dịp đại lễ, hoàng thượng chỉ đội mũ Xung Thiên. Trộm nghĩ (...) kiểu dáng mũ Xung Thiên
so với mũ Phốc Đầu không quá khác biệt. Văn sức không đầy đủ thì thể cách không tôn
nghiêm."

Mặc dù Lễ Phục và Triều phục đều dùng mũ Xung Thiên và Hoàng Bào nhưng kiểu cách vẫn có
sự khác biệt
Lễ phục của vua Lê trong lễ tế Giao được Lịch triều hiến chương loại chí ghi nhận:" Từ thời
Trung Hưng về sau, vào các buổi đại lễ như lên ngôi, tiến tôn, ban chiếu, hoàng thượng đều đội
mũ Xung Thiên, mặc Hoàng bào, đeo đai ngọc. Lễ tế Giao mặc áo mũ màu huyền (đen huyền),
đến nhà Đại Thứ thay áo, lại đội mũ Xung Thiên mặc hoàng bào đúng như nghi lễ"

Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng viết:" Vua mặc huyền bào, cùng với đoàn Lỗ bộ,
Pháp giá, Nhã nhạc từ cửa Đại Hưng đi ra, đến điện Canh Phục ở ngoài đàn tế thì đội mũ Xung
Thiên, mặc Hoàng bào, thắt đai ngọc, đến điện Chiêu Sự hành lễ."

Tổng hợp lại Lễ phục của vua Lê mặc trong các ngày Tế Giao, đăng cơ, tiến tôn, ban chiếu
sắc...là mũ Xung Thiên và Hoàng bào nhưng có màu đen huyền. 

Về Triều phục của vua Lê như đã nói cũng vẫn sử dụng mũ Xung Thiên với Hoàng Bào màu
vàng.

Tuy nhiên quy cách cũng khác
Trước năm 1718, dạng hoàng bào của Vua Lê vẫn là dạng cổ điển kế thừa từ thời Lê Sơ cũng
như phỏng theo quy cách Hoàng bào của vua chúa trước, vào năm 1718 Tham Tụng Nguyễn
Công Hãn trong chuyến đi sứ Nhà Thanh đã tiện thể tham khảo điển chế của nhà Minh cũng như
nhà Thanh đương thời 
Tới năm 1721 triều đình nước ta đã cải cách trang phục theo quy chế cuối Minh ­ đầu Thanh 

Cụ thể hơn trong hoàng bào của vua Lê thì sẽ có sự thay đổi như sau, mình xin phân tích kĩ dưới
đây

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 2/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Trước năm 1718 vua Lê vẫn sẽ mặc hoàng bào dạng cổ điển như hình dưới

Đây là tranh phục dựng lại Minh Thành Tổ, Hoàng bào mà ông ấy mặc là dạng đặc trưng của
Hoàng bào cổ điển có từ thời Đường (Các bạn có thể xem lại phần triều phục của vua thời Lê Sơ
trong đó có bức vẽ phục dựng lại triều phục vua Lê với kiểu dáng Long bào cổ điển)
Đặc điểm của loại Hoàng bào này là hoa văn trên áo được thêu theo dạng hoa văn Bàn long
(Hoa văn rồng cuốn), hình rồng trên áo sẽ cuộn tròn lại

Hoa văn Bàn long ở trên áo Hoàng bào cổ điển chỉ được thêu trên 2 vai áo và trước ngực áo,
cũng có khi có ở dưới vạt áo nữa, các dạng hoa văn khác trên áo sẽ được thêu chìm. 

Sau năm 1721 dạng Hoàng bào vua Lê mặc sẽ như dưới đây

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 3/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Đây là chiếc Mãng bào của danh tướng Tần Lương Ngọc (1574 ­1648) cuối thời Minh
Sở dĩ gọi là Mãng bào (蟒袍) là vì chỉ có vua mới được mặc Long bào, còn những người khác
phải mặc Mãng bào, theo sách vở Mãng cũng là một loại rồng nhưng chỉ có 4 móng (Rồng trên
áo vua có 5 móng) thường có màu đỏ và nâu, vàng cam (Rồng trên áo vua màu vàng sáng)

Đặc điểm của Mãng bào là hoa văn trên đó không được thêu theo dạng Bàn long mà thêu theo
dạng Long Vân đại hội (龍雲大會 ­ Rồng cuốn trong mây) 
Hoa văn Long Vân đại hội sẽ thể hiện hình rồng to nhỏ uốn lượn chứ không cuốn tròn, ngoài ra
hoa văn này còn được thêu nổi trải khắp thân áo, tay áo chứ không chỉ có trên 2 vai và ngực,
tổng cộng trên áo vua sẽ được thêu hình 9 ­ 12 con rồng, các cấp dưới thì ít rồng hơn 
Hoa văn Long Vân đại hội cũng có dạng cuốn tròn (Viên Long) như kiểu dưới đây

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 4/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Hình lấy từ sách Trang phục triều Lê ­ Trịnh của họa sĩ Trịnh Quang Vũ 

Tuy nhiên dạng Long vân đại hội cuốn tròn như thế này như đã nói ở trên được bố trí trải ra
nhiều chỗ trên thân áo 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 5/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Dạng Mãng bào có Long vân đại hội tròn 

Đặc điểm nữa có thể giúp chúng ta phân biệt Mãng bào ­ Long bào kiểu cuối Minh đầu Thanh với
Hoàng bào cổ điển là các dạng áo may theo quy cách mãng bào có thêm 1 hoặc cả 2 dạng hoa
văn dưới đây dưới chân áo

­ Hoa văn Thủy ba (hoặc còn được gọi là hoa văn sóng nước, hoa văn sóng cuộn...), trong ảnh
Mãng bào của Tần Lương Ngọc mình dẫn ở trên hoa văn thủy ba chính là chỗ mình khoanh
vuông đỏ ấy.
Cụ thể hơn như hình dưới

Đúng như cái tên dạng hoa văn này mô phỏng hình sóng nước đang cuộn 

­ Hoa văn cột thủy: là dạng hoa văn kẻ sọc nhiều màu luôn nằm ngay dưới hoa văn thủy ba
(Hình dưới đây là chỗ mình khoanh vuông đỏ)

Tại Trung Quốc dạng hoa văn thủy ba + cột thủy thời Thanh có trên trang phục của cả vua lẫn
quan, tại nước ta thời Lê thì chân áo của vua quan chỉ có hoa văn thủy ba chứ không có hoa văn
https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 6/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

cột thủy
Sang thời Nguyễn thì áo của hoàng tộc có hoa văn cột thủy nhưng các quan thì không có(sẽ nói
rõ ở phần trang phục nhà Nguyễn)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 7/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Hoa văn Thủy ba + cột thủy hoặc chỉ có thủy ba 0 có cột thủy trên một số dạng áo Mãng bào
của thời Minh ­ Thanh và nước ta 

Dạng thiết kế Hoàng bào theo kiểu cuối Minh ­ đầu Thanh này còn ảnh hưởng lên trang phục
nước ta tới hết thời Nguyễn 

Long bào được khai quật trong mộ vua Lê Dụ Tông năm 1958, hiện được lưu giữ tại bảo tàng
Lịch sử Việt Nam 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 8/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Áo của tước vương thời Lê ­ Trịnh mặt ngoài (Trên) và mặt trong (dưới)lấy từ sách Trang phục
triều Lê ­ Trịnh

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 9/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Áo hẹp tay của thế tử thời Trịnh, ảnh của họa sĩ Trịnh Bách

Tranh vẽ phục dựng triều phục mũ Xung Thiên + Hoàng bào của vua Lê Dụ Tông trong
https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 10/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

sách Ngàn năm áo mũ

Bản vẽ phục dựng long bào vua Lê Dụ Tông trong bộ phim tài liệu Đi tìm trang phục Việt, bản
vẽ khá tốt trừ phần hoa văn rồng hơi lệch

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 11/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Bản phục dựng với trang phục và người mẫu thật, mặc dù mất 8 tháng trời với 4 người thêu
nhưng bộ trang phục phục dựng chỉ mới dừng lại ở mức tạm ổn, về chất liệu lẫn màu thì tốt
nhưng hoa văn rồng chưa đúng, tỉ lệ hoa văn cũng chưa hợp lý, to quá so với tổng thể, hoa văn
rồng lại được mạ sáng loáng không ăn nhập với màu nền áo 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 12/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục triều phục vua Lê.

Tranh vẽ vua Gia Khánh nhà Thanh mặc Long bào

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc.html 13/13
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.
1.2) Lễ phục ­ Triều phục của chúa Trịnh 

Với sự thao túng, lấn vượt của của chúa Trịnh với vua Lê thì nhiều quy chế áo mũ chỉ dành riêng
cho vua cũng bị Chúa Trịnh sử dụng

1) Lễ phục 
Theo ghi nhận của Lịch triều hiến chương loại chí: " Chúa thượng vào các dịp đại lễ như tế Giao,
tiến tôn, mặc áo bào tía (Tử bào), đội mũ Xung Thiên, đeo đai ngọc"

Như vậy chúa Trịnh cũng giống vua Lê mặc áo hoàng bào đội mũ Xung Thiên nhưng áo Hoàng
bào của chúa Trịnh màu tía, còn xét về hoa văn thì giống hệt vua Lê 

Tượng thờ Thánh Tổ Triết vương Trịnh Tùng 

2) Triều phục 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 1/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

Dựa theo các ghi chép thì về căn bản triều phục của chúa Trịnh cũng là Long bào như của vua
Lê, cũng đội mũ Xung Thiên, Long bào Triều phục chúa Trịnh lại có thêm phần cánh Phú Hậu (Sẽ
nói ở phần trang phục quan lại đời Lê Trung Hưng). 
Điểm khác lớn nhất là ở sắc phục, chúa Trịnh dùng sắc áo màu đỏ còn lại hoa văn giống y hệt
vua Lê.

Trước năm 1721 chúa Trịnh có thể mặc triều phục với dạng thức gần giống các vua Triều Tiên 

Triều Tiên Chính Tổ Lý Toán mặc triều phục, Chúa Trịnh có thể có dạng triều phục với hoa văn
Bàn long tương tự nhưng dĩ nhiên sẽ có nét riêng, đồng thời mũ Xung Thiên của chúa Trịnh cũng
khác (Được trang trí mạ vàng bạc nhiều hơn + cánh mũ hơi chĩa ra 2 bên)

Sau năm 1721 trang phục chúa Trịnh sẽ giống vua Lê đều ảnh hưởng từ Mãng bào cuối Minh ­
đầu Thanh như ảnh dưới đây 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 2/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

Diễn Viên Thế Anh đóng vai chúa Trịnh Sâm trong bộ phim Đêm Hội Long trì (1999) thực tế kiểu
cách triều phục của chúa Trịnh Sâm trong phim này mặc dù đã đúng theo kiểu Mãng bào nhưng
là Mãng bào kiểu triều Nguyễn chứ chưa phải Lê Trung Hưng, chiếc mũ Xung Thiên ở trên đầu
chúa Trịnh Sâm cũng là mũ kiểu Nguyễn. Cùng với sự hạn chế của tư liệu, điều kiện kinh tế ­ kĩ
thuật cách đây gần 20 năm nên không thể coi trang phục trong ảnh trên là triều phục chúa Trịnh

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 3/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

dùng thời Lê Trung Hưng được. Ở đây mình chỉ dùng để minh họa cho người đọc hình dung được
cơ bản thôi.

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 4/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

Hiện vật Mãng bào đỏ (Trên) và Mãng bào xanh lam (Dưới) thời Thanh. cả 2 áo đều có 9 con
Mãng

Tạng bào thời Thanh (Cấp thấp hơn Mãng bào, chỉ có 7 ­8 con Mãng với 4 móng)

Ngoài ra trong cuốn Trang phục triều Lê ­ Trịnh họa sĩ Trịnh Quang Vũ còn đưa ra một khảo cứu
khác, đó là dựa vào bức tượng chúa Trịnh Tùng tại chùa Diên Khánh ­ Bình Đà ­ Hà Nội được
làm vào thế kỷ 18, tượng miêu tả chúa Trịnh Tùng với áo bào đỏ có Bổ tử Kỳ Lân

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 5/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

Tượng chúa Trịnh Tùng (Trên) và cận cảnh Bổ tử Kỳ Lân trên tượng (Dưới)

Loại bỏ các chi tiết tưởng tượng hơi thái quá của các nghệ nhân dân gian khi làm tượng, họa sĩ
Trịnh Quang Vũ đã vẽ phục dựng lại kiểu áo trên tượng theo quy chế quan phục nhà Lê

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 6/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

Áo gấm với bổ tử là Hổ

Áo gấm với bổ tử Kỳ Lân của chúa Trịnh

Đồng thời họa sĩ Trịnh Quang Vũ cho rằng kiểu áo này được chúa Trịnh Tùng cũng như các chúa
Trịnh đời đầu dùng làm triều phục, bởi theo quy chế nhà Lê tước vương thì dùng áo bào đỏ có
Bổ tử Kỳ Lân (Xin xem phần trang phục quan lại thời Lê Sơ để biết) mà tất cả các chúa Trịnh
bắt đầu từ đời Bình An Vương Trịnh Tùng là vị chúa thứ 2, trên danh nghĩa đều là cấp vương như
thế vừa hợp với miêu tả trên tượng. 
Càng về sau khi quyền thế át cả vua Lê, các chúa Trịnh mới lấn vượt với dùng Long bào đỏ với

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 7/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Lễ phục và triệu phục chúa Trịnh.

hoa văn giống hệt vua Lê hoặc cũng có thể kiểu áo bào đỏ với Bổ tử kỳ lân được dùng song
song với Long bào đỏ.

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­le­phuc_8.html 8/8
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Tế phục vua Lê chúa Trịnh.

Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Tế phục vua Lê chúa Trịnh.
2) Tế phục 
Tế phục là trang phục mặc trong các ngày tế lễ, sóc vọng, kị hiếu của gia tộc vua Lê Chúa
Trịnh, đồng thời ngày sinh nhật của vua và chúa cũng mặc Tế phục.
Tế phục các thời trước có thể ó tuy nhiên không được nhắc tới hoặc các thời trước quy chế Tế
phục chưa được chặt chẽ như thời Lê Trung Hưng 
2.1) Tế phục của vua Lê
Mũ Bình Đính 

Trong Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú cho biết: "Hoàng thượng vào ngày giỗ ở Thái
Miếu đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát... Chúa thượng khi yết kiến ở lầu Kính Thiên và lễ
sinh nhật ở Thái Miếu thì đội mũ Bình Đính, mặc áo Thanh Cát màu hỏa minh, ngày giỗ ở Thái
Miếu thì mặc áo Thanh Cát màu quỳ; ngày giỗ các vị đời gần thì dùng mũ Bình Đính áo vải
thâm"

Riêng về quy chế mũ Bình Đính trong Vũ trung tùy bút, Phạm Đình Hổ cho biết: "Đinh Tiên
Hoàng thoạt tiên chế ra mũ Tứ Phương Bình Đính, kiểu dáng mũ vuông đỉnh bằng, làm bằng da,
ấy là quân trang(...) đời sau đổi thành kiểu lục lăng, hạ phần trên xuống, làm bằng the quét
sơn, ấy là mũ tế, gọi là mũ Bình Đính"
Cách giải thích của Phạm Đình Hổ thực ra chỉ là cách giải thích nôm na cho người đọc dễ hiểu
chứ không có bằng chứng nào để chứng minh mũ Bình Đính lục lăng thời Lê bắt nguồn từ mũ Tứ
phương Bình Đính thời Đinh cả

Ngoài ra trong Vũ trung tùy bút còn cung cấp thêm thông tin: " những năm Chính Hòa ( 1680 ­
1705; 1720 ­ 1729), Têt tướng Nguyễn Công Hãng tiếp tục khu biệt các loại mũ, mũ Bình Đính
từ hàng vương công trở xuống tới lại sĩ, lấy chiều cao của mũ để phân thứ bậc, mũ vua chúa
dùng kim tuyến phân biệt"

Như vậy tổng hợp lại mũ Tế phục của vua Lê sẽ là dạng mũ Bình Đình lục lăng đỉnh phẳng trên
vũ có trang trí các sợi kim tuyến để phân biệt đẳng cấp

Áo Thanh Cát 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­te­phuc.html 1/5
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Tế phục vua Lê chúa Trịnh.

Như ghi chép trên của Phan Huy Chú thì ngày giỗ lễ vua Lê và chúa Trịnh đều mặc áo Thanh
Cát, áo có 2 màu cơ bản là hỏa minh và vi minh, có lúc lại mặc áo vải thâm tùy tính chất buổi
lễ

Áo Thanh Cát theo ghi nhận trong các sách Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Triều hội điển,
Tang thườn ngẫu lục, Vũ Trung tùy bútthì là loại áo được may bằng vải cát 
Vải cát là vải được dệt từ tơ chuối, vốn là đặc sản của nước ta, được làm ra từ rất sớm trong
lịch sử, thời Đông Hán (25 ­ 220) trong sách Dị vật chí, Dương Phu đã cho biết:" Cây chuối, lá
to như chiếu, thân như khoai, đem đun lên thì như tơ, có thể xe sợi dệt vải, phụ nữ dệt thành
loại vải hy, khích, nay là vải cát của Giao Chỉ"
An Nam chí nguyên thế kỷ 15 cũng cho biết thêm :" Hai thứ gai và tơ chuối, có thể chắp lại làm
vải, mịn như lụa nõn, rất hợp mặc vào mùa hè"

Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ cũng ghi chép về áo Thanh Cát: " Tục nước Nam dùng vải
nhuộm chàm, sau đó lại nhuộm nâu, cho thêm ít kéo, lấy chày đập rồi hơi khô, gọi là áo Thanh
Cát. Bất cứ quan dân, sang hèn đều mặc, riêng dùng dài ngắn để phân biệt"

Rút lại áo Thanh Cát là áo làm từ tơ chuối, dạng áo là áo dài giao lĩnh vạt chéo thường có 4
màu:

Màu hỏa minh (Tức màu sừng)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­te­phuc.html 2/5
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Tế phục vua Lê chúa Trịnh.

Màu vi minh (gần như màu sừng nhưng sắc sáng hơn)

Màu quỳ ( Gần như màu vi minh nhưng sắc lại sáng hơn nữa)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­te­phuc.html 3/5
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Tế phục vua Lê chúa Trịnh.

Màu Xanh đen 

(Phần màu sắc này mình cũng chưa chắc chắn lắm nếu bạn nào biết rõ hơn có thể góp ý bổ
sung )

Mặc dù không nói rõ Tế phục của vua Lê màu gì nhưng qua Lễ phục của vua Lê là màu đen
huyền thì cũng có thể ước đoán Tế phục của vua Lê màu Xanh đen.

2.2) Tế phục của Chúa Trịnh

Tế phục của chúa Trịnh cũng như Lê phục ­ Triều phục về cơ bản đều giống như vua Lê về mặt
kiểu cách hoa văn và màu sắc
Vì thế giống như ghi chép đã dẫn Tế phục của chùa Trịnh sẽ bao gồm Mũ Bình Đính lục lăng kết
hợp với áo Thanh Cát, có điều khác với vua Lê Chúa Trịnh không chỉ mặc áo Thanh Cát xanh đen
mà mặc lần lượt 4 màu hỏa minh, vi minh, màu quỳ, màu thâm 

Quy chế cụ thể thì:
­Ngày kị ở Thái Miếu chúa Trịnh sẽ mặc áo Thanh Cát màu quỳ, đội mũ bình đính lục lăng.

­Ngày giỗ các vị tiên vương đời gần , áo Thanh Cát màu thâm, mũ bình đính lục lăng.

­Ngày sinh nhật ở Thái Miếu và yết hầu ở Kính Thiên, áo cát màu hỏa minh (Màu sừng), mũ
bình đính lục lăng.

Tranh vẽ phục dựng từ sách Ngàn năm áo mũ từ trái qua phải Mũ Tứ Phương Bình Đính thời
Đinh ­ Mũ Đinh Tự ­ Mũ Bình Đính lục lăng theo mô tả của Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tùy bút

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­te­phuc.html 4/5
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ Tế phục vua Lê chúa Trịnh.

Chân dung chúa Trịnh Tạc trong Gia phả họ Trịnh

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­te­phuc.html 5/5
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.
3) Thường phục 
3.1) Thường phục của vua Lê 
Trong Lịch triều hiên chương lọại chí cho biết:" Từ thời Trung Hưng về sau, hoàng thượng (...)
Thường phục đội mũ Tam Sơn, mặc áo có các màu xanh, màu huyền "

Như vậy trang phục thường triều của vua Lê là Mũ Tam Sơn kết hợp với áo bào 
Mũ Tam Sơn là loại mũ xuất hiện trong rất nhiều nước dùng chữ Hán 

Hiện vật mũ Tam Sơn của quan thời Nara (710 ­ 794) ở Nhật 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 1/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Phục dựng tượng quan thời Nara đội mũ Tam Sơn

Thời Minh thái giám cũng đội mũ Tam Sơn (Hình mũ Tam Sơn trong Tam tài đồ hội) 

Có thể nói mũ Tam Sơn dù có chung tên nhưng mỗi nước lại có hình dáng khác nhau, bởi vậy
mũ Tam Sơn của vua Lê ­ Chúa Trịnh chắc chắn khác mũ thời 2 loại mũ trên 
Tiến sĩ Đoàn Thị Tình trong cuốn Trang phục Thăng Long Hà Nội có quan điểm là mũ Tam sơn
của vua Lê ­ Chúa Trịnh là loại mũ có 3 bậc, kết luận này được đưa ra khi khảo cứu bức tượng

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 2/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

trong chùa Hòe Nhai 

Mũ có 3 bậc trên tượng chùa Hòe Nhai ­ Hà Nội

Tuy nhiên tác giả Trần Quang Đức trong sách Ngàn năm áo mũ lại đưa ra quan điểm rằng mũ
Tam Sơn là loại mũ có hoa văn hoặc trang sức dáng chữ Sơn  山 trên mũ 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 3/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Cái yếm (phần đầu của giường ngày xưa) hình tam sơn (Trên) và dạng hoa văn tam sơn trên
thân cái sập (Dưới) trong sách Kỹ thuật của người An Nam đây chính là hình dạng Tam Sơn theo
quan niệm người xưa

Dựa theo bức tượng chúa Trịnh tại chùa Kim Liên ­ Hà Nội tác giả Trần Quang Đức đã phục dựng
lại hình tượng mũ Tam Sơn 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 4/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Tượng chúa Trịnh tại chùa Kim Liên (Trên), bản phục dựng mũ Tam Sơn phỏng theo mũ trên
tượng (Dưới)

Mũ Tam Sơn vua Lê đội căn bản cũng sẽ như thế này chỉ có điều sẽ khác biệt về màu sắc hoặc
hoa văn để phân biệt vị thế 

Riêng về áo bào thường triều của vua Lê thì cuộc khai quật mộ vua Lê Dụ Tông đã cho ta các
hiện vật rất đặc biệt, trong đó có một chiếc Long bào được thiết kế theo dạng giao lĩnh

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 5/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Long bào dạng giao lĩnh được tìm thấy trong mộ vua Lê Dụ Tông năm 1958

Long bào thông thường được thiết kế dạng cổ tròn tuy nhiên chiếc Long bào dạng giao lĩnh vạt
chéo tìm thấy trong mộ vua Lê Dụ Tông rất có thể chính là dạng thường phục đi với mũ Tam
Sơn

3.2) Thường phục của chúa Trịnh

Trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng có ghi chép về trang phục thường triều của chúa
Trịnh:" Chúa thượng (...) thị chính, triều hội, tiếp kiến quần thần đều đội mũ Tam Sơn áo bào
tía"

Tức là cơ bản trang phục của chúa Trịnh gần như giống vua Lê chỉ khác có màu sắc chùa dùng
là áo bào tía

Dựa theo pho tượng chúa Trịnh tại chùa Hòe Nhai Hà Nội tác giả Ngàn Năm áo mũ đã phục
dựng lại thường phục của chúa Trịnh như dưới đấy

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 6/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Cả pho tượng chúa Trịnh tại chùa Hòe Nhai ­ Hà Nội

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 7/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Phục dựng trang phục áo bào tía của chúa Trịnh với mũ Tam Sơn 

4) Tiện phục của Vua Lê ­ chúa Trịnh 

Theo mô tả của Phạm Đình Hổ thời Lê Trung Hưng vua Lê, chúa Trịnh khi nhàn rỗi không phải
làm việc thường đội mũ Bình Đính trán mũ trang sức vàng bạc, có điều mũ Bình Đính ở đây
không phải là mũ Tứ Phương bình đính vuông, cũng không phải mũ Bình đính lục lăng dùng khi
tế lễ, mà là mũ Bình đính thân tròn đỉnh phẳng, đây cũng là kiểu mũ Bình đính tiêu biểu cho
thời Lê, nhắc tới mũ Bình đính thời Lê là nói tới dạng mũ tròn đỉnh phẳng này (Mình sẽ nói cụ
thể hơn ở phần sau)
Cụ thể trong Vũ trung tùy bút Phạm Đình Hổ miêu tả mũ này :" dạng tròn, đỉnh phẳng, dệt bằng
lông đuôi ngựa, lại nạm vàng sức lên trán mũ để phân biệt đẳng cấp, là loại mũ vua Lê, chúa
Trịnh đội những khi nhàn hạ, hoàng tử và vương tử thường đội khi vào hầu thị sự"

Kiểu áo mặc thì kết hợp với các bức tượng và tranh vẽ trong Chu Ấn hội thuyền quyển có thể
thấy vào ngày thường thậm chí đôi khi cả buổi thường triều các chúa Trịnh ­ Vua Lê ­ chúa
Nguyễn thường mặc áo cổ tròn bên ngoài khoác hoặc mặc chờm áo giao lĩnh.

Chu Ấn hội thuyền quyển ,miêu tả lại triều đình của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, người ngồi trên
ngai mặc áo bào xanh chính là chúa Phúc Nguyên, có thể thấy kiểu trang phục áo cổ tròn kết
hợp với áo giao lĩnh mặc hoặc khoác hờ bên ngoài phổ biến khắp triều đình chúa Nguyễn, điều
này cho thấy trước cuộc cải cách trang phục của chúa Nguyễn Phúc Khóat vào năm 1744 (Sẽ nói
sau) thì triều đình chúa Nguyễn cũng như người dân Đàng Trong cơ bản ăn mặc như Đàng
Ngoài.

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 8/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 9/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 10/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và tiện phục Vua Lê Chúa Trịnh.

Diễn viên Thế Anh vai chúa Trịnh Sâm, mặc tiện phục của chúa Trịnh trong phim Đêm hội Long
trì (1989), bộ tiện phục này là bộ được phục dựng chuẩn nhất trong phim, kết hợp rất tốt với mũ
Bình Đính, đặc biệt các nhà làm phim cũng đã chịu khó khảo cứu sử liệu để thiết kế chiếc mũ
Bình Đính hợp lý nhất, có hoa văn vàng, trang trí ngọc, màu sắc trang phục cũng rất chuẩn.
Điểm chưa ổn duy nhất là cho chúa Trịnh Sâm mặc áo trong là cổ đứng cài khuy vốn chỉ có ở
thời Nguyễn, đáng nhẽ ra nên là áo cổ tròn. Tuy nhiên với điều kiện hơn 20 năm trước như thế
này là tốt rồi.

Kiểu áo mũ tiện phục của vua Lê cũng tương tự như chúa Trịnh, có điều khác về màu sắc thôi
(Có thể là màu vàng)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­thuong.html 11/11
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.
B) Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng

Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng có 3 lần sửa đổi 
Lần 1: vào năm 1661, dựa trên quy chế thời Lê Sơ đặt định quan phục, quy định rõ trang phục
khi vào chầu vua và chúa
Lần 2: năm 1721 Tham tụng Nguyễn Công Hãng dựa vào quy chế y phục cuối Minh ­ đầu Thanh
đặt định chế độ y phục
Lần 3: năm 1725 Quy định lại Triều phục (Chỉ Triều phục thôi) quay về quy chế năm 1661

Trước năm 1721 các quan chức thời Lê Trung Hưng có 3 dạng trang phục: 
­ Triều phục: có vai trò gần như là Lễ phục ­ Công phục (Xem phần quan lại thời Lê Sơ) dùng
vào các ngày lễ lạc lớn của quốc gia, cũng dùng lúc trên triều các ngày mùng 1 và ngày rằm,
quy chế Triều phục này dành cho lúc vào chầu vua lẫn Chúa
­ Thường phục, mặc vào các buổi thường triều lúc vào chầu vua
­ Thị phục là trang phục mặc lúc vào chầu, hội kiến công việc trong phủ Chúa, thực tế Thường
phục và Thị phục là 1, vua thời Lê Trung Hưng chỉ là cái bóng trong cung cấm, không có thực
quyền hay trọng trách gì cho nên các quan cũng chả có mấy việc để mà vào chầu vua, theo đó
thường phục cũng rất ít được dùng

1) Triều phục ­ Công phục

1.1) Mũ Phốc đầu ­ Dương Đường
Qua bức Vua Lê thiết triều tranh vẽ của Samuel Baron ta có thể thấy rõ các quan khi lên triều
mặc triều phục vẫn là mũ Phốc đầu với Bổ phục điểm khác biệt duy nhất là quy chế Bổ tử trên
bổ phục 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 1/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Tranh vẽ của Samuel Baron 

Dưới đây là bảng so sánh quy chế Bổ tử trên Bổ phục các năm 1500 ­ 1661 ­1725 trong
sách Ngàn năm áo mũ

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 2/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Nhìn chung quy chế triều phục ­ Công phục vẫn không có gì biến đổi quá mức 
Sắc phục vẫn lấy màu đỏ là quý nhất, thứ đến là màu xanh và huyền

Triều phục căn bản vẫn là mũ Phốc đầu kết hợp với Áo có Bổ Tử, chỉ khác nhau ở chủng loại và
hình thức màu sắc
Hoàng tử, thân vương, hoàng thái tử, vương thế tử, vương tử đội mũ Dương Đường, mặc áo có
Bổ tử Kỳ Lân, ( Bổ tử Kỳ lân xin xem phần trang phục quan lại Lê Sơ)
Riêng mũ Dương Đường là loại mũ có hình dáng giống hệt mũ Phốc đầu chỉ ngoại trừ việc trên
mũ trang sức hoa văn Dương Đường và mũ cao hơn so với Phốc đầu thường thôi

Tranh vẽ phục dựng mũ Dương Đường trong sách Trang phục triều Lê ­ Trịnh

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 3/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Hiện vật mũ Phốc đầu Lê ­ Trịnh trong sách Trang phục triều Lê ­ Trịnh, mũ Phốc đầu thời này
vẫn tuân thủ cách thiết kế là làm bằng sa hoặc the đen, được nạm vàng bạc trang sức trên thân
mũ, cách thức làm mũ này còn được duy trì tới hết thời Nguyễn 

Ngoài ra nếu căn cứ theo các tư liệu như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ có viết: "Nguyễn
Khản đỗ tiến sĩ, được ban yến ở Lễ bộ đường, quan Tư đồ Nguyễn Nhiễm đang làm thị lang bộ
Lễ, tự tay gài bông hoa cho con, đương thời truyền tụng"

Việc cài trang sức hoa bạc lên mũ của những người đồ Tam khôi, hoàng giáp, tiến sĩ vốn là hình
thứ lễ nghi được duy trì rất lâu dài trong khối các nước Á Đông theo Nho giáo 
Các thời trước ở nước ta chưa khảo cứu được có quy chế này hay không, chỉ có bài thơ của Đại
Tư đồ Trần Nguyên Đán thời Trần là nhắc tới :" Tuấn sĩ quan nga sáp ngự hoa" (Trên mũ cao
của người hiền sĩ tuấn tú cài nhành hoa vua ban) 

Riêng về thời Lê Trung Hưng theo Lê triều hội điển thì quy chế cắm cành hoa bạc lên mũ như
sau
Trạng Nguyên: hoa bạc 9 nhánh nặng 9 tiền
Bảng nhãn: 8 nhánh nặng 8 tiền
Thám hoa: 7 nhánh nặng 7 tiền 
Hoàng giáp: 6 nhánh nặng 6 tiền
Đồng tiến sĩ 5 nhánh 5 tiền 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 4/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Tục lệ này duy trì tới hết thời Nguyễn

Ảnh trong sách Ngàn năm áo mũ từ trái qua phải, ngự hoa trên mũ của tiến sĩ Triều Tiên ­ Ông
thám hoa cầm cành hoa trong sách Kỹ thuật của người An Nam ­ Tiến sĩ thời Nguyễn cài hoa
bạc (Ảnh : Albert Kahn)

1.2) Các loại triều phục khác
Mặc dù loại triều phục xuyên suốt nhất vẫn là Phốc đầu ­ Bổ phục tuy nhiên vẫn có các dạng
triều phục khác được xuất hiện dùng trong một trường hợp nhất định
Triều phục Ô Sa

Trong quy chế triều phục năm 1661 trong Lê triều chiếu lệnh thiện chính có nói: "Hoàng tử,
vương tử được phong tước quận công đội mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi, triều phục dùng màu đỏ,
trực lĩnh, Bổ tử hình Hổ báo, dây thao kép có ngọc, đeo kiếm. Các chức cai quản, cai đội có
tước quận công đội mũ Ô Sa, triều phục dùng màu đỏ, trực lĩnh, bổ tử hình voi, dây thao kép,
đeo kiếm (...) Con cháu của quan văn được tập ấm khi vào chầu nhận nhiệm vụ đội mũ Ô Sa
đơn dạng, áo Thanh Cát có lót"

Năm 1721 về cơ bản triều phục cũng như năm 1661 

Tổng kết lại mũ Ô Sa thời Lê Trung Hưng có 3 dạng
­ Mũ Ô Sa chỉ đen đột nổi
­ Mũ Ô Sa thường mặc với Bổ phục
­ Mũ Ô Sa đơn dạng mặc với áo Thanh Cát 

Triều phục Lương Cân đen

Theo quy chế năm 1661 và 1721 hoàng tử, vương tử chưa được phong tước khi vào chầu đều
đội mũ Lương Cân đen, mặc áo the đen

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 5/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Lịch triều hiến chương loại chí còn cho biết một trong những quy định về chất liệu tạo mũ hoàng
thân, vương thân năm 1720 "Mũ mùa xuân ­ mùa hè dùng lông đuôi ngựa, mùa thu ­ mùa đông
dùng đoạn màu huyền"
Chính vì hay được dùng vào ngày nóng nên mũ này mới có tên gọi là Lương cân 粱巾 (Có nghĩa
là mũ mát)

Hiện vật mũ Lương cân 

Đội lên đầu trông nó sẽ như thế này

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 6/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Nhân vật Ngô Dụng trong Thủy Hử (Bản phim 1996) đội Lương cân

Dĩ nhiên Lương cân cho các quan lại thân vương chắc chắn sẽ có chất liệu tốt hơn được trang
sức nhiều vàng bạc hơn.

Triều phục giải trãi ( 獬廌冠 ­ Giải trãi quan)
Giải trãi theo tương truyền là giống sinh vật thần thoại thân như kỳ lân nhưng chỉ có 1 sừng
giữa trán , có tính cách ngay thẳng, chính trực, phàm gặp kẻ gian tà thì lấy sừng húc
Vì thế các triều đại thường dùng hình tượng Giải Trãi chế vào mũ áo đặc biệt là các quan giữ
chức vụ liên quan tới hình luật để nhằm nhắc nhở sự ngay thẳng công bằng.
Ở Trung Quốc từ thời Hán đã chế ra mũ Giải Trãi tiếp tục duy trì đến tận thời Tống, 2 triều Minh
­ Thanh không dùng 
Tại nước ta từ thời Lý theo sử liệu nhà Lý học từ nhà Tống du nhập chế độ mũ triều phục bao
gồm mũ Lương quan (Tiến hiền), Giải Trãi, Điêu thiền nhà Trần vẫn tiếp nối, mũ Giải trãi theo
kiểu thời Tống thực tế là mũ Lương quan có gắn thêm một chiếc sừng con Giải Trãi nhỏ bằng
vàng bạc lên trán mũ, tuy nhiên không có ghi chép cụ thể về loại mũ Giải Trãi 2 triều Lý ­ Trần,
Thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng cũng như thời Nguyễn mũ Giải Trãi vấn tồn tại, có điều mũ Giải
Trãi thời Nguyễn chỉ là kiểu mũ Phốc đầu gắn sừng giải trãi chứ không phải như dạng các thời
trước (Cái này sẽ nói sau)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 7/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Riêng về hình dáng mũ Giải Trãi thời Lê Trung Hưng theo Khâm định Việt sử thông giám cương
mục:" Pháp quan đều dùng Giải Trãi (Tức pháp quan dùng mũ và bổ tử có Giải Trãi)"

Trong Ức Trai di tập Nguyễn Trãi có làm thơ tăng quan Ngự sử họ Hoàng có câu :"Mũ Giải Trãi
cao cao mặt tựa sắt"
Trong Vũ trung tùy bút Phạm Đình Hổ cũng viết:" cha ta từng làm hiến sát Nam Định và tuần
phủ Sơn Tây, trong tráp cất một chiếc mũ Phốc đầu và một chiếc mũ Giải Trãi, hồi nhỏ trong
khi đùa nghịch, ta thường lấy ra đội, thích nhất là mũ Giải Trãi, có cấm cũng không được"

Tổng hợp lại, triều phục Giải Trãi thời Lê Trung Hưng vẫn là kiểu mũ như thời Lý Trần học của
nhà Tống tức là mũ Lương quan có sừng Giải Trãi bằng kim loại quý gắn trên trán mũ, điểm
khác biệt là mũ này mặc cùng với Bổ phục có Bổ tử cũng có hình con Giải Trãi 

Hình phục dựng mũ Giải Trãi trong sách Trang phục triều Lê ­ Trịnh của họa sĩ Trịnh Quang Vũ,
chú ý tới chiếc sừng Giả Trãi được vẽ trên trán mũ

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 8/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục thời Lê Trung Hưng ­ quan lại ­ triều phục và công phục.

Bổ tử hình Giải Trãi

Xin nói rõ một chút là do tính chất hành chính ­ chính trị khi đó ở nước ta vừa có vua vừa có
Chúa, vừa có bộ máy quan lại của vua Lê, lại có cơ cấu hành chính ­ quan chức của phủ Chúa,
dù vua Lê chả có quyền hành gì nhưng có lúc vẫn phải thực hiện các quy tắc hành chính­ chính
trị cho hợp đạo lý, bộ máy quan lại rất cồng kềnh, phức tạp
Vì thế sinh ra việc triều phục thời Lê Trung Hưng khá rắc rối, nhiều loại triều phục được dùng
cùng một lúc với nhiều chức năng, ví dụ như mũ Ô Sa có lúc dùng làm triều phục có lúc lại dùng
làm thường ­ thị phục (Sẽ nói ở phần sau), có lúc vừa được dùng lại bỏ, có lúc lẫn giữa loại
trang phục này với trang phục khác.

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­thoi­le­trung­hung­quan­lai.html 9/9
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.
2) Thường phục ­ Thị phục 

Như đã nói ở các phần trước do đặc trưng hành chính ­ chính trị phiền hà, rắc rối của thời Lê
Trung Hưng nên hệ thống trang phục cho quan lại cũng y như thế
Tuy vậy tổng kết lại thì quy chế thị phục vào hầu phủ chúa của các quan lại như sau
Từ Năm 1661 về trước: Thị phục là mũ Lương Sa, áo thâm đen
Từ 1661 ­ 1721: Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát
Từ năm 1721 về sau: 
­Khi chấp sự và hành lễ thì là mũ Ô Sa, áo Thanh Cát
­Khi Chúa coi chính sự ở phủ mặc áo Thanh Cát, đội mũ Bình Đính 
­Khi Chúa tiếp khách ở các thì quan văn đội mũ Lương cân, quan võ đội mũ Yến vĩ 

Sở dĩ mình chỉ nói tới quy chế Thị phục vào hầu chúa chứ không nói tới thường phục cho vua, vì
vua thời Trung Hưng không có trách nhiệm gì, cũng chả nắm quyền, các quan cũng chả mấy khi
vào chầu vua, Thường phục thực tế chính là Thị phục.

Sau đây xin đi sâu phân tích
2.1) Mũ Ô Sa, áo Thanh Cát

Mũ Ô sa

Quy chế Mũ Ô sa thời Lê Trung Hưng được quy định như sau
Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi dùng cho người trong hoàng tộc và các quan chức cực lớn gồm:

­ Hoàng thái tử, vương thế tử cùng hoàng tử ­ vương tử làm các chức tam thái, tam thiếu có
tước quận công.

­ Hoàng tử, vương tử làm các chức tả hữu đô đốc có tước quận công.

­ Hoàng tử, vương tử làm các chức đô đốc đồng tri, đô đốc thiêm sự có tước quận công.

­ Hoàng tử, vương tử làm các chức đô kiểm hiệu, đề đốc, đề lĩnh, tham đốc đô vệ sự có tước

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 1/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

quận công.

­ Hoàng tử, vương tử có tước quận công nhưng không có chức vụ gì.

Mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi tức là loại mũ Ô sa có cặp chỉ đen to được đột (Khâu) nổi ở phần
hậu sơn của mũ 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 2/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Nam diễn viên Kim Soo Hyun trong phim Mặt trăng ôm mặt trời đội mũ Xung Thiên có chỉ đen
đột nổi trên hậu sơn của mũ, mũ Ô Sa của triều Lê Trung Hưng dành cho hoàng tử vương tử và
quan chức lớn cũng có chỉ đen đột nổi kiểu này, có điều là dạng mũ Ô Sa có cánh ngắn mập,
vểnh ra chứ không phải Xung Thiên

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 3/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Hiện vật mũ Xung Thiên có chỉ đột nổi của Triều Tiên, tuy nhiên đây là dạng mũ dùng làm Lễ
phục nên có màu đỏ, chỉ nâu vàng

Mũ Ô Sa đơn dạng theo quy chế 1721 dùng cho các các cấp quan nhỏ:
­ Trưởng sự, bình sự, thông sự
­ Chánh phó tư nghi, phủ hiệu úy 
­ Thị độc, giảng dụ, vệ úy, tri bạ, đô tri, đô sự, điển sự, chủ bạ, xã mục, ngục thừa, và các
hàng quan tạp lưu 
­ Các chức cá nhân, án lại, tướng thần lại, lệnh sử, nội thư tả thì từ cai cai ty, cai hợp, thủ hợp
trở lên
­ Nội thư tả thì từ cai tư, cai hợp, thủ hợp trở lên
­ Thị nội văn chức thì từ nho sinh trúng thức, giám sinh trở lên 
­ Nho sinh trúng thức, giám sinh, nho sinh, xã chánh, xã sử, xã tư, sinh đồ, quan viên tử tôn,
nhiêu nam
­ Con cháu các quan văn được phong ấm trở lên 
Ô Sa đơn dạng tức mũ Ô Sa trơn không có 2 cánh chuồn 

Các hạng quan cấp trung bình tới khá cao còn lại đều dùng Ô Sa thường là loại có cánh chuồn

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 4/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

ngắn mập nhưng không có chỉ đen đột nổi 

Từ trên xuống dưới Mũ Ô Sa đơn dạng ­ mũ Ô Sa thường ­ mũ Ô Sa có chỉ đen đột nổi (Hình
trong sách Ngàn năm áo mũ)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 5/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 6/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Tranh tự vẽ lại cho mọi người hình dung rõ hơn 
Áo Thanh Cát

Đại Việt sử ký toàn thư có ghi tháng 6 năm 1653 hạ lệnh:" cho phép quan văn từ khoa đạo,
quan võ từ quận công đều được dùng loại áo Thanh Cát có kiểu phú hậu, quan lại khác đều
không được lấn vượt"

Áo Thanh Cát đã được nói ở phần trước, mình không nhắc lại nữa
Điểm khác biệt ở đây là áo được thiết kế dáng Phú Hậu (覆後) dịch ra nghĩa là che đằng sau
Kiểu thiết kế áo này cũng không phải là quá lạ lẫm nếu ai đã từng xem phim cổ trang, đơn giản
là khi làm áo người ta sẽ làm thêm một phần cánh ở 2 bên hông thừa ra đằng sau 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 7/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Kiểu áo Phú Hậu tại tượng chùa Vĩnh Nghiêm ­ Bắc Giang

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 8/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Cánh phú hậu xuất hiện ở trang phục quan lại và chúa Trịnh trong phim Đêm hội Long trì (1999)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 9/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Cánh phú hậu của quan lại nhà Nguyễn trong lễ sắc phong cho Thái Tử Bảo Long (con vua Bảo
Đại)

Áo hoàng tử nhà Nguyễn với cánh phú hậu

2.2) Mũ Bình Đính, áo Thanh Cát 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 10/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Theo quy chế triều phục năm 1721 đã dẫn ở trên khi Chúa coi chính sự ở phủ thì các quan mặc
áo Thanh Cát, đội mũ Bình Đính 

Mình đã nhắc tới mũ Bình Đính trong các phần trước, phần này xin nhắc kỹ hơn 
Mũ Bình Đính mà mình nói ở đây là loại mũ Bình Đính thân tròn đỉnh phẳng, đây đồng thời có
thể nói là Quốc mũ của thời Lê Sơ ­ Lê Trung Hưng, mũ này được quý tộc, Nho sĩ, quan
văn...đội không chỉ trong công việc mà được dùng làm tiện phục mặc hàng ngày, dân gian cũng
dùng mũ Bình Đính 

Nhìn chung hình dáng, chất liệu của loại mũ Bình Đính này có thể được tổng kết như
­ Mũ của vua chúa làm bằng lông đuôi ngựa có trang sức vàng bạc 
­ Mũ của hoàng tử, vương tử cũng tương tự có điều hoa văn và trang sức sẽ khác

Diễn viên Thế Anh trong vai chúa Trịnh Sâm phim Đêm hội Long trì (1999) đội mũ Bình Đính,
mũ được phục dựng khá chuẩn, xin được up lại ảnh

­ Mũ dạng lục lăng đỉnh lõm vào, làm bằng sa Nam là mũ thường phục của Thái giám 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 11/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Chiếc mũ Bình Đính hiếm hoi còn giữ được tới nay, chiếc mũ này hiện được giữ tại nhà thờ của
đô đốc Nguyễn Công Triều (1614 ­ 1690) ở xã Đông La, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, ông
vốn xuất thân là Thái giám trong phủ chúa Trịnh. Mũ nhìn ngang (Ảnh trên) mũ nhìn từ trên
xuống (Dưới) , có thể thấy thiết kể đỉnh lõm vào của mũ, mũ màu đen .

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 12/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

­ Cuối cùng dạng mũ phổ biến nhất là mũ Bình Đính bằng the đen hoặc vải Thanh Cát được
nhuộm đen, thân tròn đỉnh phẳng, khá cao được Nho sĩ bình dân, quan văn....đội, cực kỳ quen
thuộc, trong Triều Tiên vương triều thực lục, quan Triều Tiên là Mân Án khi vua Triều Tiên Cao
Tông hỏi về hình dáng của đoàn sứ thần Việt mà ông gặp tại Bắc Kinh đã trả lời:"Đều mặc áo
đên, đội mũ đen, kiểu dáng mũ rất cao, bất kể sang hèn đều xõa tóc"

Một góc tranh thờ vua Lý Nam đế tại bảo tàng Thái Bình làm vào thế kỷ 17, vì là do nghệ nhân
dân gian làm nên họ lấy ngay những thứ trực quan sinh động quanh mình gắn vào tranh ở đây
có thể thấy kiểu mũ Bình đính đen của quan văn

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 13/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

Tranh vẽ phục dựng lại mũ Bình Đính trong sách Trang phục triều Lê ­Trịnh

Tranh vẽ quan lại thời Lê Trung Hưng của Jean Baptiste Tavernier mọi người có thể thấy rõ ở

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 14/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 1.

góc khoanh vàng 2 quan chức đang đội mũ Bình Đính mặc giao lĩnh

Tranh vẽ Nho sĩ đội mũ Bình Đính của nhóm Đại Việt cổ phong

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung.html 15/15
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2

Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2
2.3) Mũ Đinh Tự (Thanh cát, Đa La) 

Mũ Đinh Tự đã có từ thời Trần và mình cũng đã miêu tả trong phần trang phục quan lại nhà
Trần 
Tuy nhiên tới thời Lê Trung Hưng mũ đã có nhiều biến đổi
Lúc này mũ Đinh Tự đã có các dạng biến thể là Mũ Đa La và mũ Thanh Cát được dùng cho các
cấp khác nhau
Cụ thể hơn:
­ Mũ Đinh tự được dùng cho thường dân, quan lại cấp thấp, binh lính, riêng khi có quốc tang mũ
Đinh Tự lại được dùng làm mũ tang lễ cho quan lại và hoàng tộc

Mũ Đinh Tự của quan võ trong tranh thờ Lý Nam Đế (Trái), mũ Đinh Tự trong Võ quan vinh quy
đồ (Phải)tranh vẽ thế kỷ 17 trưng bày tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_8.html 1/7
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2

Bính lính thời Lê Trung Hưng đóng khố đội mũ Đinh Tự trong tranh vẽ của Jean Baptiste
Tavernier tả cảnh vua Lê xuất cung

­ Mũ Thanh Cát có hình dáng giống mũ Đinh Tự nhưng được làm bằng vải cát, theo quy chế năm
1721 các cấp sau dùng khi vào hầu vua và chúa
+) Hoàng tử, vương tử làm các chức tả hữu đô đốc, có tước quận công trở lên
+) Hoàng tử, vương tử làm từ chức tả hữu đô đốc, có tước quận công trở xuống 
+) Con cháu quan võ được phong ấm trở lên
+) Các quan văn cấp trung ở Trung Thư sảnh
+) Các quan võ cấp trung trong phủ Chúa
+) Các cấp cai đội, phó cai đội, chánh đội trưởng, phó đội trưởng đã dự trông coi quân nhưng
chưa có chức tước 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_8.html 2/7
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2

Minh họa mũ Thanh Cát trong Trang phục triều Lê ­ Trịnh

­ Mũ Đa La cũng là một biến thế khác của mũ Đinh Tự làm bằng vải gai có màu xanh hoặc đỏ
loại mũ này dùng hạn chế hơn chủ yếu cho vài đối tượng quan binh cấp thấp , lính tượng binh,
trạo binh chèo thuyền, thị vê cấp thấp 

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_8.html 3/7
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2

Minh họa mũ Đa La cho võ quan trong sách Trang phục triều Lê ­ Trịnh

Áo kết hợp với mũ Đinh Tự ­ Thanh Cát ­ Đa La thì chủ yếu vẫn là giao lĩnh ngoài ra còn áo
viêm lĩnh cổ tròn và áo Mã Quái ngắn hoặc không có tay áo (Thường là võ quan, binh lính mặc
áo Mã Quái)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_8.html 4/7
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2

Tượng Võ quan thời Lê Trung Hưng mặc áo Mã Quái

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_8.html 5/7
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2

2.4) Mũ Lương Cân (涼巾) và Yến Vĩ (燕尾)

Cả 2 loại mũ trên đều được ra đời sau khi tham tụng Nguyễn Công Hãng sang Trung Quốc tham
khảo quy chế y phục cuối Minh ­ đầu Thanh
Tức là 2 loại này bắt đầu được dùng từ năm 1721

Lương Cân phỏng theo hình chữ Văn, dùng cho quan văn, Xin lưu ý loại mũ này khác với Lương
Cân trong phần triều phục ­ Công phục của quan lại thời Lê Trung Hưng

Chữ Văn 

Mũ Yến Vĩ lại mô phỏng theo dáng chữ Võ, dùng cho quan võ

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_8.html 6/7
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ thường phục và thị phục phần 2

Chữ Võ

Tuy nhiên hình dáng 2 loại mũ này chưa khảo cứu được

(Đã hết phần thường ­ thị phục của quan lại)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_8.html 7/7
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.
3) Tiện phục của quan lại thời Lê Trung Hưng 

Khác với các thời khác, quan lại thời Lê Trung Hưng ngay trong tiện phục mặc khi không phải
làm việc cung có các quy chế riêng để phân biệt đẳng cấp 
Như đã trình bày ở trên do tính chất phức tạp, phiền hà của cơ cấu chính trị ­ hành chính đời Lê
Trung Hưng nên quan lại có rất nhiều kiểu trang phục khác nhau, có khi dùng lẫn vào nhau.

Ở đây có thể kể ra việc quan lại, sĩ phu thời này vẫn dùng mũ Bình Đính và Đinh Tự, Lương Cân,
Yến vĩ mặc lúc bình thường 

Tranh vẽ miêu tả Nho sĩ thời Lê Trung Hưng đội mũ the Bình Đính màu đen, hiện được trưng
bày tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam 

Bên cạnh đó còn có một số kiểu trang phục riêng biệt 

3.1) Mũ Trung tĩnh (忠靖冠­ Trung tĩnh quan)

Mũ Trung Tĩnh theo quy chế nhà Minh là loại mũ Tiện phục cho quan võ đội khi nhàn hạ

Mũ này làm bằng the, nhung đen khung là sợi sắt, chóp mũ hơi vuông, phần giữa hơi nhô cao,
thân mũ trang sức các viền lương, ép bằng sợi vàng, sau mũ có 2 cánh (gọi là nhị sơn), cũng

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 1/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

được làm bằng viền vàng. 

Riêng mũ quan tứ phẩm trở xuống không được dùng kim tuyến, đổi dùng sợi tơ nhạt màu , viền
lương được quy định tùy phẩm cấp.

Mũ Trung Tĩnh trong "Tam tài đồ hội"

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 2/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

Hiện vật mũ Trung Tĩnh thời Minh

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 3/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

Sự hiện diện của loại mũ này tại nước ta chỉ được thể hiện duy nhất qua bức tượng hoàng tử Lê
Đình Tứ tại chùa Bút Tháp, Bắc Ninh

Tượng hoàng tử Lê Đình Tứ đội mũ Trung Tĩnh

3.2) Bao Đính (包頂), Bát tiên (八仙), Bức cân (幅巾)

Trong "Vũ trung tùy bút", Phạm Đình Hổ từng viết:"Ta thưở nhỏ thấy các bậc tiền bối khi nhàn
cư thường đội Mã Vĩ Bao Đính, kiểu dáng tròn ,đỉnh phẳng, cao khoảng một thước, cũng có
người đội mũ Bát Tiên. Đôi với nhà sĩ thứ thì mũ Bát Tiên và Bức Cân là công phục. Mũ Bát Tiên
làm bằng đoạn màu huyền hoặc sa the, đỉnh phẳng, trên may cánh hoa cúc mấy lớp đùm lên
nhau, quanh mũ gấp nếp như mũ Trúc quan thời cổ, dải dây buộc ngang trán buông phần thừa
ra sau gáy và hai tai có diềm rủ, đại để mô phỏng theo mũ Bao Đính mà làm thêm văn vẻ vậy.
Bức Cân dùng Phương Cân gấp lại mà thành, cụ thể xem Gia lễ"
Tác giả còn viết thêm:" Nước ta không có mũ Truy Bố, song Bao Đính cũng có thể chứa tóc hoặc
người nước ta có lúc đội Bức Cân"

Qua miêu tả có thể thấy mũ Bát Tiên và mũ Bao Đính thực tế gần như là 1 cũng có dạng thân

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 4/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

tròn đỉnh phẳng như Bình Đính tuy nhiên thấp hơn và có mảnh vải buông xuống che sau gáy,
thêm nữa mũ này thường cho người già đội

Xin nói luôn trong các trang phục của nước ta chỉ có mũ Đinh Tự và Bát Tiên ­ Bao Đính ­ Bức
Cân là được kết hợp với mảnh vải buông xuống che gáy, còn lại tất cả các kiểu khăn ­ mũ khác
đều không có, nên đưa lên phim hình như dưới đây là sai

Kiểu mũ Bát Tiên ­ Bao Đính này còn được dùng rất lâu tới hết thời Nguyễn

Năm 1999, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về thăm đền Hai Bà Trưng (Phúc Thọ, Hà Tây cũ), một cụ
tiên chỉ trong làng đã tặng Đại tướng 1 đĩa bánh trôi biểu thị lòng kính trọng, chiếc mũ màu đỏ

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 5/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

mà cụ tiên chỉ đội chính là mũ Bao Đính. 

Bức ảnh trên do tác giả Nguyễn Đức Bình chụp một hội làng, các cụ già mặc áo lễ phục đỏ và
đội mũ Bao Đính. (Ảnh trích từ nhóm "Đình làng Việt" ) 

Về phần Bức Cân thì vốn đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử nước ta, từ thời Trần Nguyễn Phi
Khanh đã miêu tả bố vợ mình là Đại tư đồ Trần Nguyên Đán :"Bức Cân đủng đỉnh leo lên núi" 

Bức Cân là dạng mũ nửa như khăn vấn, dáng giống mũ ni, tuy nhiên 2 bên mang tai để thừa ra
2 dải vải thắt lại sau đầu, cũng như Bao Đính kiểu mũ này được dùng rất lâu ở nước ta tới tận
thời Nguyễn, Bức Cân mặc với áo Thâm là kiểu trang phục điển hình của Nho Sĩ ở Triều Tiền và
thời Minh.

Tuy nhiên ở nước ta đối tượng dùng Bức Cân 0 chỉ là quan lại, Nho sĩ mà có cả dân thường nữa

Ảnh chụp của Albert Kahn năm 1920, trong ảnh là một kỳ lão tại ngoại thành Hà Nội đội Bức
Cân

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 6/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

Họa phẩm Chân dung mẹ tôi của họa sĩ Bùi Văn Nam Sơn vẽ năm 1932, trong tranh mẹ họa sĩ
đội Bức Cân

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 7/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

Chân dung Nguyễn Siêu (1717 ­ 1782) tại bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam

Chân dung nhà văn nổi tiếng thời Minh Thang Hiển Tổ (1550 ­ 1616) đội Bức Cân

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 8/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

(Phía Trên) Chân dung nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Triều Tiên Kim Tông Trực ­ Kim Jong jik ­

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 9/10
5/10/2018 Quốc Sử Quán: Trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng ­ tiện phục.

(1431–1492) và (Phía dưới) Học giả Triều tiên Hứa Mục ­Heo Mok ­ (1595-1682) ­ đội Bức Cân 

Bức Cân phục dựng lại trong phim Hàn 

Tuy nhiên trong ngôn ngữ thường ngày từ xưa và tới tận nay có khi cả 2 loại mũ Bao Đính ­ Bức
Cân cùng được gọi cùng bằng 1 tên hoặc định nghĩa 2 loại mũ lẫn vào nhau. 
(Đã xong trang phục quan lại thời Lê Trung Hưng)

https://quocsuquan92.blogspot.com/2016/07/trang­phuc­quan­lai­thoi­le­trung­hung_37.html 10/10

You might also like