You are on page 1of 103

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TIỀM NĂNG CON NGƯỜI

SỔ TAY
DIỆN CHẨN

dienchan.vn – 07/2016
Nguyễn Văn San

Điện thoại: 09 4568 9573


Email: ngvsan@gmail.com
http://www.facebook.com/ngvsan

Địa chỉ: Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người,
số 9A ngõ 218, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

ii
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. BỆNH TẬT VÀ TÂM LINH ......................................................................... 2
1.1 Linh hồn là gì? ......................................................................................... 2
1.2 Nghiệp lực và khổ đau .............................................................................. 3
1.3 Con đường tu luyện .................................................................................. 4
2. Y HỌC BỔ SUNG ......................................................................................... 6
2.1 Hào quang ................................................................................................ 6
2.2 Thiền định ................................................................................................ 8
2.3 Tập thở ................................................................................................... 10
2.4 Các cách tiếp cận đến bệnh tật ................................................................ 10
2.4 Y học hiện đại và y học bổ sung ............................................................. 11
3. ẨM THỰC DƯỠNG SINH.......................................................................... 13
3.1 Tháp dinh dưỡng .................................................................................. 13
3.2 Thực phẩm có tính âm và dương............................................................ 13
3.3 Bảng sắp xếp thực phẩm theo GS. Ohsawa............................................. 15
3.4 Các bảng hướng dẫn của thầy Bùi Quốc Châu ........................................ 17
4. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN CHẨN ................................................................... 21
4.1 Phản xạ thần kinh ................................................................................... 21
4.2 Diện chẩn là gì? ...................................................................................... 22
4.3 Diện chẩn có chữa được bệnh không? .................................................... 24
4.4 Ai nên học thực hành Diện chẩn? ........................................................... 25
4.5 Giới hạn của nhận thức ........................................................................... 25
5. DỤNG CỤ DIỆN CHẢN ............................................................................. 26
5.1 Dụng cụ cơ bản ...................................................................................... 26
5.2 Kỹ thuật xoa mặt buổi sáng .................................................................... 27
5.3 Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết ........................................................ 28
6. CÁC ĐỒ HÌNH CĂN BẢN ......................................................................... 29
6.1 Mặt phản chiếu cơ thể ............................................................................ 30
6.2 Chân phản chiếu cơ thể........................................................................... 34
6.3 Thần kinh cột sống lưng ......................................................................... 36
7. HUYỆT DIỆN CHẨN ................................................................................. 39
7.1 Bản đồ huyệt Diện chẩn nhìn thẳng và nhìn nghiêng .............................. 40

iii
7.2 Bảng tra huyệt Diện chẩn ....................................................................... 42
7.3 Các bộ huyệt cơ bản ............................................................................... 48
7.4 Bộ vị - huyệt phản chiếu ......................................................................... 51
8. CÁC ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU VÀ ĐỒNG ỨNG ....................................... 53
9. LẬP PHÁC ĐỒ DIỆN CHẨN ..................................................................... 64
10. BẢN ĐỒ CÁC BỘ HUYỆT CƠ BẢN ....................................................... 68
11. CHÌA KHÓA VẠN NĂNG ........................................................................ 77
Đầu .............................................................................................................. 77
Mặt ............................................................................................................... 78
Mắt ............................................................................................................... 78
Mũi .............................................................................................................. 79
Miệng, lưỡi, răng, hàm ................................................................................. 80
Tai ................................................................................................................ 81
Họng ............................................................................................................ 81
Cổ, gáy, vai .................................................................................................. 83
Ngực, vú....................................................................................................... 84
Lưng, mông .................................................................................................. 85
Cột sống lưng ............................................................................................... 85
Bụng............................................................................................................. 86
Chân, đùi, nhượng chân, bàn chân ................................................................ 87
Bộ phận sinh dục .......................................................................................... 87
Toàn thân ..................................................................................................... 89
Nội tạng trong cơ thể .................................................................................... 91

iv
MỞ ĐẦU
Cuốn sách này không chỉ cung cấp cho bạn đọc các khái niệm cơ bản về
Diện chẩn mà còn cập nhật các kiến thức có liên quan đến bệnh tật.
Chúng ta sẽ tìm hiểu và so sánh các tiếp cận khác nhau đến việc chữa bệnh.
Đông y và Tây y tuy khác nhau, nhưng cùng chú trọng vào việc chữa bệnh. Còn
Y học bổ sung không chú trọng vào việc chữa bệnh, mà thiên về việc khuyến
khích mọi người tự chăm sóc, luyện tập để có thể sống khỏe hơn mỗi ngày.
Osho trong cuốn "Từ thuốc đến thiền" đã chỉ cho chúng ta rõ sự khác biệt
này. Trong đó, ông có viết về một cơ chế khác thường của Khổng Tử, nói về
mối liên hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân như sau: chúng ta nên trả tiền hàng
tháng để thầy thuốc giúp chúng ta sống khỏe. Khi chúng ta bị bệnh thì các thầy
thuốc phải chữa miễn phí vì đã không làm tròn bổn phận. Trong trường hợp này
các thầy thuốc sẽ phải làm gì? Chắc chắn các thầy thuốc sẽ tìm đến Y học bổ
sung và hướng mọi người đến việc phòng bệnh. Các thầy thuốc sẽ bắt chúng ta
phải tu tâm dưỡng tính, tập thiền, luyện khí công, hay học Diện chẩn để biết
cách tự chăm sóc mỗi khi có các triệu chứng bất thường.
Khái niệm chữa bệnh gắn với khoa học thực chứng. Thông qua quan sát và
thống kê, người ta cố gắng chỉ ra những mối liên hệ nhất định giữa bệnh tật và
các tác nhân bên ngoài. Ví dụ: vi khuẩn gây ra viêm nhiễm, nên dùng kháng sinh
diệt khuẩn sẽ chữa được viêm; khối u chèn ép gây đau, nên cắt bỏ khối u sẽ loại
bỏ được nguyên nhân gây đau.
Tuy nhiên, Phật pháp đã chỉ một nguyên nhân vô hình ẩn chứa sâu bên
trong. Đó là, mọi bệnh tật và khổ đau đều do nghiệp lực gây ra. Các phương
pháp chữa bệnh thông thường chỉ có thể trì hoãn bệnh tật, hoặc chuyển đổi khổ
đau của thân xác thành khổ đau về tinh thần. Cắt bỏ khối u ở chỗ này đi, cảm
thấy hết đau, nhưng một thời gian sau có thể khối u sẽ lại mọc lên ở một chỗ
khác. Uống thuốc kháng sinh vào thì tạm thời hết viêm, nhưng có thể chúng ta
sẽ cảm thấy người mệt một thời gian.
Để chữa bệnh tận gốc, chúng ta phải giải nghiệp. Có hai cách để giải
nghiệp. Một là chúng ta phải tự nguyện chịu đau khổ về thể xác - luyện thân:
chẳng hạn, ngồi kiết già chéo chân, càng thấy khổ sở đau đớn bao nhiêu thì
nghiệp càng giảm đi bấy nhiêu. Hai là chúng ta phải tự nguyện chịu đau khổ về
tinh thần - tu tâm: chẳng hạn, có ai đó mắng chửi chúng ta, làm chúng ta cảm
thấy rất oan ức, nhưng nếu chúng ta biết coi nhẹ và bỏ qua đi, thì tức là chúng ta
đã trả xong một nghiệp.
Có rất nhiều con đường để tu tâm và luyện thân. Trong sách Chuyển Pháp
Luân, sư phụ Lý Hồng Chí có nói đến tám vạn bốn nghìn pháp môn tu Phật và
ba nghìn sáu trăm pháp môn tu Đạo. Trong đó những pháp môn chữa bệnh khỏe
người chỉ là những con đường nhỏ ven sườn núi, tu tâm dưỡng tánh mới là con
đường lớn đi lên được đến đỉnh.
1. BỆNH TẬT VÀ TÂM LINH
Nhà bác học lỗi lạc Albert Einstein đã từng nói về Phật giáo như sau: "Nếu
có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là
Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với
những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm
của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng
như vượt qua khoa học."1
Vì vậy để có thể tìm hiểu sâu về khái niệm bệnh tật chúng ta sẽ dùng Phật
pháp để tìm hiểu các vấn đề có liên quan như: linh hồn, sự đau khổ và con
đường tu luyện.

1.1 Linh hồn là gì?


Phật pháp và vật lý học hiện đại, đặc biệt là thuyết lượng tử ngày càng thể
hiện sự tương đồng trong việc soi xét các vấn đề tự nhiên và siêu nhiên. Chúng
ta sẽ thấy rõ điều này qua việc trích dẫn lời giảng Pháp của sư phụ Lý Hồng Chí
và bài nói chuyện khoa học của tiến sĩ Deepark Chopra, liên quan đến khái niệm
nguyên thần và linh hồn.
Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp trong buổi ra mắt cuốn “Chuyển Pháp
Luân” tại Bắc Kinh như sau:
<< Thực ra tôi nói với chư vị một lý rất đơn giản, giới tu luyện giảng
nguyên thần của người bất diệt, nguyên thần của con người là bất diệt. Nói là
người ta chết đi nhưng căn bản không hề chết, tôi thấy rằng không hề chết. Mọi
người nghĩ xem, tế bào thân thể người không phải là do vô số phân tử cấu thành
sao? Mà phân tử không phải là do vô số nguyên tử tổ thành sao? Nguyên tử là
do hạt nhân nguyên tử, điện tử, neutron tổ thành sao? Thế thì cấu thành nguyên
tử xuống dưới nữa còn có hạt quark, xuống dưới nữa còn có neutrino. Khoa học
của chúng ta hiện nay chỉ có thể nhận thức được đến bước này, trên thực tế còn
cách vật chất bản nguyên rất xa, tức là thân thể người có tồn tại những vật chất
vi quan kia. Mọi người thử nghĩ xem thân thể của người, khi tắt thở chết đi, làm
sao có thể vì họ chết đi rồi, thì hạt nhân nguyên tử của họ không tồn tại nữa?
Nguyên tử, neutron, điện tử của họ đều không tồn tại nữa? Sao có thể được? Hạt
nhân nguyên tử kia nếu phát sinh phân rã thì phải dưới nhiệt lượng cực lớn và va
chạm rất mạnh mới có thể khiến nó phân rã, sức mạnh thông thường của người
thường hoàn toàn không thể khiến cho nó phân tách. Lò hỏa thiêu thì lửa có thể
khiến cho hạt nhân nguyên tử của thân thể chư vị xảy ra phân rã không? Nổ tung
không? Nếu như ngọn lửa đó thực sự có thể khiến cho hạt nhân nguyên tử trong
thân thể chư vị xảy ra nổ, thì thành phần nguyên tử tồn tại trong thân thể người
có thể phá hủy một phần thành phố, phải vậy không? Chúng tôi phát hiện ra
rằng sinh mệnh hoàn toàn không hề tiêu hủy. Người ta chết đi chẳng qua chỉ là
cái hình thể hiện hữu này của chư vị, cái mà nhìn thấy trong không gian vật chất

1
http://www.phatgiaodaichung.com/Bai052008/002Ducphatvahocgia.htm
2
này của chúng ta bị diệt vong, còn cái thân thể tồn tại trong không gian khác đều
không hề chết đi. >>2
Tiến sĩ người Mỹ gốc Ấn Deepak Chopra dùng lý thuyết lượng tử để giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm linh hồn trong bài nói chuyện về vấn đề “Y
khoa tâm thể” như sau:
<< Con người ta mỗi lần hít vào 10^22 nguyên tử và thở ra một lượng
tương đương. Điều này dẫn đến cơ thể ta thay thế liên tục. Xét ở cấp độ nguyên
tử, sau 5 ngày cơ thể thay thế tương đương 1 cái dạ dày, một tháng thay thế toàn
bộ da, sau mỗi 3 tháng cơ thể thay thế toàn bộ xương và sau 1 năm người ta thay
thế 98% lượng nguyên tử trong cơ thể. Nguyên tử đến rồi đi, cảm xúc đến rồi đi,
ý nghĩ đến rồi đi, vậy cái gì là cái tồn tại xuyên suốt cho ta là ta? Những nguyên
tử thay phiên nhau như những con ngựa khác nhau, cho một kẻ cưỡi ngựa tồn
tại.
Ở cấp độ nguyên tử, ta hãy hình dung, nếu nguyên tử to bằng một quả
bóng, thì hạt nhân chỉ đúng bằng một hạt cát, và electron thì như là hạt bụi, như
vậy nguyên tử gần như là trống rỗng. Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt cơ bản
và các hạt này không phải là vật chất cô đặc, mà chúng là một chuỗi năng lượng
dao động với vận tốc ánh sáng. Thi thoảng chuỗi năng lượng đó còn biến mất
hoàn toàn rồi xuất hiện trở lại.
Như vậy có thể hình dung cơ thể con người như một tập hợp năng lượng
liên tục bật tắt với tốc độ ánh sáng. Khi “bật”, cơ thể ta hiện hữu trong thực tại,
khi “tắt” thì là một gián đoạn lượng tử. Gián đoạn không có năng lượng, không
thời gian, không hiện hữu, chỉ có tiềm năng thuần khiết, giống như tế bào gốc là
loại có thể trở thành mọi loại tế bào. Trong sự gián đoạn, mọi thứ có thể kết nối
ngay lập tức với thứ khác một cách tức thời, tuyệt đối, không có năng lượng qua
lại giữa chúng. Bước nhảy lượng tử đi từ chỗ này sang chỗ khác không cần qua
không gian.
Vậy cái gì nằm trong sự gián đoạn của lượng tử? Đó chính là linh hồn, là
thứ giữ ta vẫn là ta khi nguyên tử đến rồi đi, ý nghĩ đến rồi đi, là thứ giữ ta vẫn
là ta không chỉ khi “bật”, mà cả khi “tắt” của dây năng lượng.
Theo quy luật lượng tử, linh hồn là một trường tiềm năng. Linh hồn là toàn
tri toàn thức, là “tánh không”, "Phật tánh". Linh hồn là nguồn sáng tạo vô tận do
bước nhảy lượng tử của nó đưa ta đến mọi khả năng. Linh hồn đồng sáng tạo với
thượng đế, đồng sáng tạo với cái "không", "Đức Phật", để tạo nên vật chất và sự
hiện hữu. >>3

1.2 Nghiệp lực và khổ đau


Linh hồn - trường tiềm năng toàn tri toàn thức - "tánh không", "Phật tánh",
đã tạo ra vật chất, tạo ra thân thể con người chúng ta như thế nào?

2
http://vn.minghui.org/news/65227-chuyen-phap-luan-phap-giai-giang-phap-trong-buoi-ra-mat-cuon-chuyen-
phap-luan-tai-bac-kinh.html
3
Trích dẫn có rút gọn và chỉnh sửa từ: http://bookhunterclub.com/y-khoa-tam-su-menh-hoa-nhip-voi-vu-tru/
3
Để cho dễ giải thích, chúng ta có thể hình dung linh hồn như một cái máy
tính, nó có thể ghi lại tất cả mọi suy nghĩ, hành động và lời nói của chúng ta. Tất
cả các tương tác tinh thần của chúng ta với môi trường và xã hội đều sinh ra một
trường lực nhất định, được lưu giữ lại trong cái máy tính linh hồn này. Nếu
chúng ta vì lợi ích cá nhân mà làm người khác đau khổ thì sẽ có nghiệp lực. Nếu
chúng ta vì lợi ích của mọi người mà tự mình chịu đau khổ thì sẽ có công đức.
Tất cả các trường nghiệp lực và công đức này sẽ gộp lại tạo nên tầng thứ cao
thấp của linh hồn.
Dữ kiện về từng linh hồn này được gửi đến máy tính chủ, gửi đến linh hồn
của vũ trụ, gửi đến Đấng toàn năng. Đấng toàn năng, cũng là một trường tiềm
năng toàn tri toàn thức, là cái "không", "Đức Phật", có khả năng vô tận trong
việc thu nhận dữ liệu và lập trình cho mọi hoạt động của tất cả các linh hồn.
Tương tác về mặt tinh thần cũng có lực và phản lực. Chúng ta đã gây ra đau khổ
thì chúng ta phải chịu khổ đau.
Vì cùng do nghiệp lực gây ra, nên cái đau về tinh thần có thể đánh đổi cho
cái đau về thể xác và cái đau về thể xác ở một chỗ có thể đánh đổi cho cái đau
về thể xác ở một chỗ khác trên cơ thể.
Điều này phần nào giải thích giúp chúng ta cơ chế làm giảm đau của Diện
chẩn: dò thấy một điểm cộm trên sống mũi, ấn cho đau và hơ ngải cứu cho nóng
điểm này, thì điểm đau tương ứng ở sống lưng có thể sẽ giảm bớt.
Tuy nhiên, Diện chẩn cũng như các phương pháp y học bổ sung khác, nếu
chỉ chú trọng đến việc đánh đổi cái đau thể xác này lấy cái đau thể xác khác thì
chưa đủ. Thực sự chúng ta phải biết đánh đổi cả cái đau về tinh thần, mà thực sự
cái đau về tinh thần mới là chìa khóa chính để giải nghiệp, giảm bớt khổ đau và
bệnh tật.

1.3 Con đường tu luyện


Vì bệnh tật và khổ đau là thường trực, nên chúng ta ai cũng phải tu. Tu là
chịu đau về tinh thần. Tu là chịu khổ để sửa đổi tâm tính.
Trong bài giảng thứ nhất của "Chuyển Pháp Luân", sư phụ Lý Hồng Chí
giảng rằng:
<< Vậy cũng nói, chư vị phải coi trọng việc tu luyện tâm tính, chiểu theo
đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ mà tu luyện; vứt bỏ [hết] những dục vọng,
tâm không tốt, ý định hành động xấu ở người thường. Chỉ một chút đề cao cảnh
giới tư tưởng, [thì] đã có những thứ xấu trong thân chư vị được loại bỏ bớt rồi.
Đồng thời chư vị phải chịu khổ một chút, chịu tội một chút, [thì] nghiệp lực nơi
thân chư vị được tiêu trừ một phần; qua đó chư vị có thể thăng hoa lên một chút;
tức là, lực mà đặc tính vũ trụ khống chế chư vị không còn lớn [như trước]. Tu tại
tự kỷ, công tại sư phụ. Sư phụ cấp cho chư vị một cái công [để] tăng công; [khi]
cái công này phát huy tác dụng, [thì] đức, một dạng vật chất, quanh thân chư vị
sẽ được diễn hoá trở thành công. [Khi] chư vị không ngừng đề cao, không
ngừng tu lên, [thì cột] công trụ của chư vị cũng không ngừng đột phá lên. Là
4
người tu luyện, [thì] ngay nơi hoàn cảnh người thường mà tu luyện bản thân, mà
‘ma luyện’ chính mình; các tâm chấp trước những thứ dục vọng đều dần dần vứt
bỏ. Điều mà nhân loại chúng ta thường cho là tốt, thì từ cao tầng mà xét lại
thường thấy là xấu. Vậy nên điều mà người ta cho là tốt ấy, ở nơi người thường
thì lợi ích cá nhân càng nhiều thì cho là càng sống tốt, [nhưng] các Đại Giác Giả
lại thấy rằng cá nhân ấy là càng xấu. Xấu chỗ nào? Vị ấy được càng nhiều, thì vị
ấy càng làm tổn hại người khác; [để] đạt được những thứ lẽ ra không được, vị ấy
sẽ [coi] trọng danh lợi, như thế vị ấy mất đức. Chư vị muốn tăng công, [nhưng
nếu] chư vị không chú trọng tu luyện tâm tính, [thì] công của chư vị hoàn toàn
không tăng lên được.
...
Chúng ta hãy thuyết về ‘đức’. Giữa chúng có quan hệ liên đới cụ thể nào?
Chúng tôi sẽ phân tích để giảng giải. Con người chúng ta trong rất nhiều không
gian đều có một thân thể tồn tại. Hiện nay chúng tôi xem các thành phần của
thân thể, [thì] phần to nhất là các tế bào, đó chính là nhục thân của chúng ta. Nếu
như chư vị tiến nhập được vào [không] gian [giữa] tế bào và phân tử, [không]
gian [giữa] phân tử và phân tử, [thì] chư vị sẽ thể nghiệm được việc tiến nhập
vào không gian khác rồi. Hình thức tồn tại của thân thể ấy ra sao? Tất nhiên chư
vị không thể dùng khái niệm của không gian hiện hữu này để lý giải [không gian
bên kia] được đâu; thân thể của chư vị phải đồng hoá theo những yêu cầu tồn tại
của không gian ấy. Tại không gian kia thân thể vốn có thể thành lớn thành nhỏ,
lúc ấy chư vị sẽ phát hiện rằng nó là không gian mênh mông vô tỷ. Đây chỉ nói
đến một hình thức tồn tại đơn giản của không gian khác, đồng thời ở cùng một
chỗ có tồn tại không gian khác. Con người tại rất nhiều các không gian khác đều
có một thân thể chuyên biệt; và trong một không gian nhất định, thì có một
trường bao quanh thân thể. Là trường gì vậy? Trường ấy chính là cái mà chúng
tôi gọi là ‘đức’. Đức là một loại chất màu trắng; nó không phải là thứ mà trước
kia chúng ta cho rằng chỉ là điều [thuộc về] tinh thần, điều ở trong con người
[với] hình thái ý thức; nó hoàn toàn là dạng tồn tại vật chất; vậy nên những
người già trước đây thường nói nào là tích đức, nào là tổn đức; những lời nói ấy
hết sức đúng. [Chất] đức ấy ở chung quanh thân thể người, nó hình thành một
trường. Trước đây Đạo gia giảng rằng sư phụ tìm đồ đệ, chứ không phải đồ đệ
tìm sư phụ. Ý nghĩa là sao? Vị ấy cần xét xem thân thể đồ đệ mang theo thành
phần đức có nhiều không; nếu nhiều thì người ấy dễ tu; nếu ít thì người ấy khó
tu, người ấy sẽ rất khó tăng công lên cao.
Đồng thời tồn tại còn có một loại vật chất màu đen, ở đây chúng tôi gọi là
‘nghiệp lực’; trong Phật giáo gọi đó là ‘ác nghiệp’. Vật chất màu trắng cùng vật
chất màu đen, hai loại vật chất ấy tồn tại đồng thời. Giữa hai loại vật chất ấy có
quan hệ thế nào? Loại vật chất đức là khi chúng ta chịu khổ, bị đánh đập, làm
việc tốt thì được nó; còn vật chất màu đen là khi người ta làm việc xấu, làm việc
không tốt, hiếp đáp người khác, thì nhận được loại chất màu đen. Bây giờ không
chỉ có những kẻ chỉ chạy theo lợi, mà còn có những kẻ không điều ác nào mà
không làm, chỉ vì tiền mà không việc gì là không làm: giết người hại mệnh, thuê

5
giết người, đồng tính luyến ái, hút hít ma tuý, v.v. việc gì cũng có. Trong khi
làm những việc xấu thì người ta bị tổn đức. Tổn ra sao? Khi một cá nhân [nhục]
mạ người khác, cá nhân ấy chiếm được tiện nghi, và thấy giải toả [hả giận].
Trong vũ trụ này có một [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’,
chư vị chẳng mất, [nó] cưỡng chế chư vị phải mất. Ai có tác dụng ấy? Chính là
đặc tính vũ trụ có tác dụng ấy; vậy nên chư vị muốn chỉ có được [mà không mất]
thì không thể được. Nó xảy ra như thế nào? Trong khi vị này [nhục] mạ, hiếp
đáp người khác, vị này chính là đã lấy đức cấp cho người kia; đối phương là bên
chịu ép uổng, chịu thiệt, chịu khổ, vậy nên mới được bồi thường. Vị này [nhục]
mạ người kia ở bên này, thì theo cái lời [nhục] mạ ấy vào lúc đó trong phạm vi
không gian của mình đã có một khối đức bay mất đi, và lọt vào thân của người
ta. Vị này càng nhục mạ nặng nề, thì lại cấp càng nhiều đức cho người ta. Đánh
người, hiếp đáp người khác cũng lại giống như thế. Vị kia đánh người một đấm,
đá người một cước, thì tuỳ theo cú đánh mạnh đến đâu mà đức bị chuyển sang
lớn đến đó. Người thường không thấy được cái [Pháp] lý ở tầng này; khi chịu
hiếp đáp, vị ấy chịu không được: ‘Ông đánh tôi, tôi đánh trả ông’. “Păng” một
đấm trả lại, và cái đức kia lại quay về; hai người chẳng được gì mất gì. Vị ấy có
thể nghĩ: ‘Ông đánh tôi một, tôi đánh ông hai, nếu không thì không hả được cái
khẩu khí này’. Vị ấy lại đánh nữa, và từ mình một khối đức lại bay ra sang bên
đối phương.
Đức được coi trọng là vì sao? Chuyển hoá của đức có quan hệ thế nào?
Trong tôn giáo giảng rằng: có đức ấy, đời này không được đời sau được. Họ
được gì? Đức của họ mà lớn, thì có thể làm đại quan, [hoặc] phát đại tài, muốn
gì được nấy; cái tác dụng hoán đổi của đức là như thế. Trong tôn giáo còn giảng:
nếu người kia chẳng có đức, rồi sẽ ‘hình thần toàn diệt’. Nguyên thần vị ấy rồi
bị tiêu huỷ; vị ấy trăm tuổi [lâm chung] là toàn bộ chết hết, chẳng còn gì. Còn
giới tu luyện chúng tôi giảng rằng đức có thể trực tiếp diễn hóa trở thành công.
>>4
Chúng ta kết thúc phần 1 nói về bệnh tật, nghiệp lực và con đường tu luyện
ở đây.
Phần tiếp theo sẽ giới thiệu về các khái niệm hào quang, cơ thể năng lượng,
và các phương pháp y học bổ sung.

2. Y HỌC BỔ SUNG
2.1 Hào quang
Bao bọc xung quanh cơ thể chúng ta có một trường năng lượng sinh học,
hay còn gọi là vầng hào quang mà chỉ những người ở tầng thứ cao mơi nhìn thấy
được. Có thể nói, hào quang chính là thể hiện vật chất của linh hồn.

4
http://phapluan.org/book/zfl_html/index.html
6
Theo bà Barbara Ann Brennan5, hào quang con người có thể chia thành 7
vầng tương ứng với 7 luân xa như sau:
- Vầng thứ nhất (luân xa 1) kết hợp với hoạt động tự động và tự quản của
thân thể, liên quan đến cảm xúc thể chất, người nhạy cảm có màu xanh nhạt, ít
nhạy cảm có màu xám.
- Vầng thứ hai (luân xa 2) kết hợp với cảm xúc tình cảm, những cảm giác
trong sạch và có năng lượng cao như yêu thương, vui mừng, giận dữ thì có máu
sáng và trong trẻo, những cảo xúc rối rắm thì tối và xám xịt.
- Vầng thứ ba (luân xa 3) kết hợp với tư duy và các quá trình tâm thần, nó
có màu vàng và càng sáng rõ khi ý niệm và hình thái tư tưởng càng tốt đẹp.
- Vầng thứ tư (luân xa 4) kết hợp với lòng yêu thương của con người với
con người và có màu hồng.
- Vầng thứ năm (luân xa 5) kết hợp với sức mạnh của lời nói, sự lắng nghe
và chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nó có màu xanh thẫm.
- Vầng thứ sáu (luân xa 6) kết hợp với cảm xúc tâm linh, khi ta biết được
mối liên kết của mình với toàn vũ trụ, khi ta nhìn thấy ánh sáng và yêu thương
trong mọi vật hiện hữu, nó có màu vàng bạc và trắng sữa.

5
Barbara Ann Brennan, "Bàn tay ánh sáng - Sách hướng dẫn chữa trị qua trường năng lượng con người", Nhà
xuất bản văn hóa thông tin, 1996.
7
- Vầng thứ bảy (luân xa 7) kết hợp với trí tuệ bậc cao, hiểu biết về nhân quả
và sự hợp nhất về bản chất giữa thể chất và tâm linh, nó có màu vàng óng, lung
linh.
Bà Barbara còn nhìn thấy hai mức trường năng lượng thứ tám và thứ chín
kết hợp với các luân xa phía trên đầu. Vầng thứ tám hiện ra chủ yếu dưới dạng
lỏng và vầng thứ chín hiện ra dưới dạng pha lê, gồm những rung động cao và
tinh tế.
Bác sĩ Dietrich Klinghardt6 thì lại chia cơ thể - trường năng lượng sinh học
của chúng ta thành 5 tầng tương ứng với các phương pháp trị liệu như sau:
Tầng thứ nhất: Cơ thể vật lý (physical body) là cơ thể mà chúng ta nhìn
thấy được bằng mắt thường, nó tuân thủ theo các quy luật sinh-hóa-cơ. Chúng ta
có thể dùng các biện pháp như giải phẫu, thuốc Tây y, thuốc Đông y, thay đổi
chế độ ăn uống, bổ xung vi-ta-min và khoáng chất, ... để tác động.
Tầng thứ hai: Cơ thể năng lượng (energy body) là tầng đầu tiên của hào
quang, tương ứng với luân xa 1 và 2, hình thành nên từ các cảm giác thần kinh.
Chúng ta có thể dùng các biện pháp như Diện chẩn, Châm cứu, Từ trường, Sung
điện, ... để tác động.
Phương pháp Diện chẩn thông qua day ấn và hơ nóng vào các huyệt hay
vùng phản chiếu, tác động vào các đầu dây thần kinh, cung cấp năng lượng cho
các điểm thiếu năng lượng của tầng thứ hai. Đến lượt nó, tầng hào quang này sẽ
tác động ngược trở lại cơ thể vật lý để chữa bệnh cho bộ phận bị đau.
Tầng thứ ba: Cơ thể tâm thần (mental body) là tầng tiếp theo của hào
quang, tương ứng với luân xa 3, liên quan đến suy nghĩ, hành vi, thái độ và niềm
tin. Chúng ta có thể dùng các liệu pháp tâm lý, thôi miên, áp vong, thần chú, ...
để tác động.
Tầng thứ bốn: Cơ thể trực giác (intuitive body) là tầng hào quang tương
ứng với luân xa 4 và 5, liên quan đến những giấc mơ, cái vô thức, trực giác của
con người. Chúng ta có thể dùng các liệu pháp âm thanh, màu sắc, các nghi lễ
tôn giáo, truyền năng lượng từ xa. Đây là mức cao nhất mà một người chữa bệnh
có thể tác động được đến người bệnh.
Tầng thứ năm: Cơ thể tâm linh (spiritual body) là tầng hào quang tương
ứng với luân xa 6 và 7, liên quan đến việc kết nối và đồng nhất của chúng ta với
Đấng thiêng liêng (Thượng đế, Phật, Chúa, Ông trời, ...). Chúng ta tự chữa bệnh
thông qua tầng thứ năm này bằng phương pháp thiền định.

2.2 Thiền định


Theo minh sư Patriji7: cốt lõi của mọi Tôn giáo (Religion) là Tâm linh
(Spirituality), cốt lõi của Tâm linh là Khoa học Tâm thức (Soul Science), cốt lõi

6
Tham khảo: http://www.holistic-mindbody-healing.com/human-biofields.html
7
Minh sư Patriji, "Thiền định và Tâm trí diệu kỳ", Nguyễn Trần Quyết dịch, NXB Hồng Đức, 2014.
8
của Khoa học Tâm thức là Thiền định (Meditation) và cốt lõi của Thiền định là
Hòa quyện vào Hơi thở (to be with the Breath).
Khi ta hòa vào dòng hơi thở tự nhiên và nhẹ nhàng, tâm trí sẽ trở nên trống
rỗng.
Thiền là làm yên lại những tiếng ồn không ngưng nghỉ trong tâm trí. Để
làm được điều này, ta cần bắt đầu quan sát hơi thở. Hãy dõi theo hơi thở tự
nhiên, nhẹ nhàng của chính mình. Khi hít vào ta nhẩm "tôi đang hít vào", khi thở
ra ta nhẩm "tôi đang thở ra". Khi hòa nhập cùng hơi thở, tâm trí ta sẽ trở nên bớt
căng thẳng, bớt tạp niệm, và dần dần trở nên trống rỗng.
Khi tâm trí gần như trống rỗng, một nguồn năng lượng Vũ trụ to lớn chảy
tràn vào cơ thể của chúng ta.
Một tâm trí dạy đặc như "rừng rậm" sẽ khiến cho năng lượng Vũ trụ không
vào được cơ thể.
Khi năng lượng Vũ trụ đã đi vào cơ thể, kết quả là con mắt thứ ba được
khai mở.
Khi cơ thể vật chất đã tràn ngập năng lượng Vũ trụ, khi những chỗ tắc
nghẽn trong cơ thể năng lượng (các kinh mạch, lạc mạch, huyệt Diện chẩn)
trong cơ thể đã thông suốt, tiềm năng của Linh hồn dần được lộ diện.
Và theo tự nhiên, Linh hồn có tiềm năng vô hạn, có sức chứa vô hạn.
Nhưng tất cả năng lực của nó chưa được chạm đến, vẫn còn tiềm ẩn chừng nào
chúng ta chưa chạm đến nó và khiến nó được khai mở thông qua thực hành thiền
định đều đặn thường xuyên.
Để gia tăng năng lượng cơ thể ta cần chú ý:
- Chỉ ăn khi bạn thực sự đói, ngừng ăn khi bạn còn đói chút ít, và hãy để
mình đói đói một chút. Hãy dành thêm thời gian để nhai kỹ thức ăn. Ăn nhiều
trái cây tươi, rau quả và bổ xung đủ vitamin, khoáng chất.
- Hãy uống nước sạch và uống một cách càng có ý thức càng tốt.
- Chỉ nói khi thực sự cần thiết, thực hành im lặng càng nhiều càng tốt.
- Hãy chỉ mở mắt để nhìn khi bạn có việc cần làm bằng mắt vì 80% năng
lượng của chúng ta tiêu hao thông qua hoạt động nhìn.
- Khi đi ngủ hãy quan sát hơi thở một cách có ý thức, bạn sẽ tự nhiên đi vào
giấc ngủ thật say. Thiền định giúp giảm thời gian ngủ cần thiết.
- Thực hành quan sát hơi thở nhẹ nhàng và êm dịu của chính mình mỗi khi
có thể.
- Không dồn nén cảm xúc, nên sẵn sàng bộc lộ cảm xúc của mình. Tuy
nhiên nên luyện tập để giảm cảm xúc tiêu cực.
- Hãy luôn tìm ra điều bạn muốn làm nhất và thực hiện nó.

9
2.3 Tập thở
Sau đây là trích dẫn một số bài tập thở của Lạt ma Lobsang Rampa8:
Bài 1 - thở giữ lại: giúp cân bằng lại các vấn đề dạ dày, gan và máu. Đứng
thẳng (hoặc nằm thẳng), hai gót chân chạm nhau, bẻ vai ưỡn ngực, để tâm vào
vùng bụng dưới. Hít sâu, hít vào nhiều hết mức có thể, rồi giữ lại thật lâu, đến
khi cảm thấy, chỉ một chút nhói ở thái dương bên trái và bên phải. Ngay khi có
cảm giác nhói thì thở ra thật mạnh bằng mồm, dùng hết sức thổi ra. Hít và thổi
ra ba lần như vậy.
Bài 2 - thở đầy đủ: đứng thẳng, hai bàn chân sát nhau. Hít vào từ từ bằng
cả ngực và bụng, trong khi đếm nhịp đập của tim đến 6, giữ một ngón tay trên
mạch ở vùng cổ tay, lắng nghe tim đập 1, 2, 3, 4, 5, 6. Sau khi hít vào đếm 6
nhịp tim, giữ lại và đếm tiếp 3 nhịp tim. Sau đó thở ra bằng mũi trong 6 nhịp
tim, rồi giữ phổi trống rỗng đếm tiếp 3 nhịp tim. Thế là hết một vòng. Lặp đi lặp
lại nhiều lần nhưng đừng để bị mệt. Ngay khi bạn cảm thấy mệt thì hãy dừng lại.
Không bao giờ để cho cơ thể bị mệt, vì mục đích của các bài tập là để giúp cơ
thể cảm thấy sáng khoái và mạnh khỏe.
Bài 3 - thở làm sạch: bài này rất quan trọng. Hít vào ba hơi, hít thật dài ba
hơi liên tiếp, hít sâu nhất có thể, lấp đầy phổi và toàn bộ cơ thể. Hít xong hơi thứ
ba thì giữ lại khoảng 4 giây. Chúm môi như chuẩn bị thổi sáo, không phình má.
Thổi ra qua lỗ chúm môi thật mạnh. Thổi một chút nhưng mạnh và thoát. Dừng
lại 1 giây, giữ phần hơi còn lại. Thổi ra một phần hơi nữa, cũng với tất cả sức
mạnh. Dừng lại tiếp 1 giây và rồi thổi nốt phần hơi còn lại trong phổi. Thổi ra
hết sức. Chú ý là bạn phải thổi thực sự mạnh qua lỗ chúm môi.
Bài 4 - kiểm soát tinh thần: ngồi thẳng, thở đầy đủ, rồi thở làm sạch. Sau
đó thở theo tỷ lệ một - bốn - hai. Ví dụ, hít vào 5 giây, giữ lại bốn lần 5 giây, tức
là 20 giây, rồi thở ra hai lần 5 giây là 10 giây. Bạn có thể giảm nhiều chứng đau
nhức bằng cách thở đúng. Khi bị đau bạn có thể nằm hoặc ngồi thẳng, thở nhịp
nhàng, nghĩ rằng với hơi thở cơn đau dịu dần, mỗi lần thở ra là cái đau thoát ra,
mỗi lần hít vào là sinh khí theo vào. Để tay lên chỗ đau để cho tưởng tượng của
bạn rõ nét hơn.

2.4 Các cách tiếp cận đến bệnh tật


Khi bị bệnh, chúng ta thường sẽ lựa chọn ba hướng tiếp cận sau: Tây y,
Đông y và Y học bổ sung.
Tây y là phổ biến nhất với các biện pháp điều trị bao gồm tiêm, uống
thuốc, phẫu thuật... Có thể nói là "đau đâu trị đó" và "thấy cây mà không thấy
rừng". Việc điều trị chỉ tập trung vào một phần của cơ thể, ví dụ khi bạn sốt, bác
sĩ sẽ cho thuốc hạ sốt, khi bị viêm sẽ cho thuốc kháng viêm, khi ung thư thì làm

8
Tham khảo: http://www.lobsangrampa.org/breathing-exercise.html
10
hóa trị, ... Tuy nhiên, Tây y cũng đã giúp chúng ta thấy rất rõ về cơ thể, từ hệ
thần kinh, mạch máu, các nội tạng đến các hệ gân cơ, xương khớp, ...
Đông y là phương pháp chữa bệnh cổ truyền, có thể nói là "thấy rừng mà
không thấy cây". Đông y xem toàn bộ thân thể người là một hệ thống hoàn chỉnh
với thuyết kinh lạc, thuyết âm dương, ngũ hành. Đông y giúp chúng ta thấy được
những liên hệ tổng quát như tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận
thủy sinh can mộc, can mộc sinh tâm hỏa... Để chữa bệnh, chúng ta có thể dùng
thuốc hoặc xoa bóp châm cứu.
Y học bổ sung bao gồm các phương pháp như: khí công, thiền định, yoga,
diện chẩn, ... Khi cả Tây y và Đông y đều bó tay, người ta thường tìm tới các
phương pháp y học bổ sung. Các phương pháp y học bổ sung chú trọng đến sự
kết nối giữa thân và tâm. Chúng ta điều chỉnh tâm bằng cách thay đổi thói quen
và sửa đổi tâm tính. Chúng ta điều chỉnh thân bằng cách luyện tập các phương
pháp dưỡng sinh. Y học bổ sung thiên về phòng bệnh, nhưng nó cũng chữa được
bệnh thông qua các cơ thể tự điều chỉnh khi kết nối thân - tâm.

2.4 Y học hiện đại và y học bổ sung


Mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của Y học hiện đại là khi Robert Koch
phát hiện sự lây bệnh do vi khuẩn vào khoảng năm 1880 và khi người ta tìm ra
thuốc kháng sinh vào khoảng năm 1900. Như vậy Y học hiện đại mới chỉ có tuổi
đời là khoảng 130 năm, nếu tính từ khi có cái khẳng định “sự lây bệnh là do vi
khuẩn”.
Y học hiện đại đã làm một cuộc cách mạng thực sự, khi nó có thể điều trị
bệnh tật một cách thần kỳ bằng kháng sinh và phòng chống các dịch bệnh bằng
tiêm phòng.
Tuy nhiên, ngay từ đầu Y học hiện đại đã chỉ quan tâm đến "cơ thể vật lý"
và cho rằng bệnh tật là từ bên ngoài vào, nên chỉ tập trung tìm hiểu về những tác
nhân gây bệnh như vi trùng và siêu vi trùng, đồng thời tìm cách điều trị bằng mổ
xẻ, thuốc kháng sinh và các loại thuốc có dược tính cao khác.
Loài người đã nhầm tưởng rằng mình có thể chế ngự được thiên nhiên, chế
ngự được những con vi trùng này, nhưng có ngờ đâu chúng lại có thể sống sót
và thích nghi được với thuốc kháng sinh. Y học hiện đại hoặc là cứ mải tìm cách
tấn công một cách vô vọng những tác nhân gây bệnh bên ngoài, hoặc là chỉ chú
trọng thuần túy đến các cơ chế sinh-hóa-lý của cơ thể, mà không để ý gì đến các
cơ chế tâm lý, sự liên kết huyền bí giữa thân và tâm, cơ chế tự chữa lành bệnh
thần kỳ của hào quang cơ thể con người.
Một vấn nạn lớn, thực sự rất lớn của xã hội hiện đại là gánh nặng chi phí y
tế. Gánh nặng này đang ngày càng tăng và là một nguyên nhân gây ra nhiều
tranh cãi về bảo hiểm y tế ở các nước giàu và tình trạng quá tải bệnh viện ở các
nước nghèo.

11
Tại sao chi phí y tế lại ngày càng gia tăng? Đó là vì chúng ta đang ngày
càng lệ thuộc nhiều hơn vào thuốc men và bác sĩ. Thay vì chúng ta có thể tự
lắng nghe lấy cơ thể mình để tự điều chỉnh lấy nó, thì chúng ta lại sợ sệt, không
dám làm gì, giao phó hết cơ thể của chúng ta cho bác sĩ, cho những người “có
chuyên môn” và “có thẩm quyền” trong việc định đoạt những vấn đề có liên
quan đến “tính mạng con người”.
Một điều chớ trêu là, khi chúng ta càng lệ thuộc vào bác sĩ, thì chúng ta lại
càng không biết cách tự chăm sóc bản thân, và thế là chúng ta lại càng hay bị
bệnh, và lại càng hay phải đến bệnh viện hơn. Cứ như thế, chi phí y tế sẽ ngày
càng gia tăng, và hỏi rằng có nền kinh tế nào mà có thể chịu cho được?
Chính những thiếu sót này của Y học hiện đại đã dẫn đến sự trở lại ngày
càng mạnh mẽ của các nền Y học cổ truyền, Y học thay thế và Y học bổ sung.
Các nền Y học này chú trọng đến việc nâng cao thể trạng của người bệnh, kết
nối thân và tâm, điều chỉnh tâm lý và phát động cơ chế tự chữa lành bệnh của cơ
thể.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Lành bệnh tự nhiên – khám phá và tận dụng
khả năng tự nhiên của cơ thể để tự duy trì và chữa lành bệnh”, xuất bản năm
1995 của bác sĩ Andrew Weil, tác giả có liệt kê các phương pháp Y học thay thế
mà người Mỹ hay dùng bao gồm: Châm cứu (Acupuncture), Y học Ấn Độ
(Ayurvedic medicine), Phản hồi sinh học (Biofeedback), Điều chỉnh thân tâm
(Body work: reiki, yoga, shiatsu, qigong, t’ai chi, …), Y học cổ truyền Trung
Quốc (Traditional chinese medicine), Kỹ thuật cột sống (Chiropractic), Kỹ
thuật sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng (Guided imagery and visualization
therapy), Y học thảo dược (Herbal medicine), Y học thể thống nhất (Holistic
medicine), Vi lượng đồng căn (Homeopathy), Thôi miên (Hypnotherapy), Liệu
pháp thiên nhiên (Naturopathy), Thuật nắn xương (Osteopathic Manipulative
Therapy), Chữa bệnh bằng tôn giáo (Religious healing), Chữa bệnh bằng xoa
bóp (Therapeutic touch).
Theo số liệu của Trung tâm Khảo sát Điều Tra Sức khỏe Quốc gia của Mỹ,
thông qua điều tra 23.393 người lớn (trên 17 tuổi) và 9.417 trẻ em (dưới 17 tuổi)
năm 2007, có kết quả: 38.3% người lớn và 11.8% trẻ em đã sử dụng Y học bổ
sung và thay thế.
Ở Việt Nam, Diện chẩn là một phương pháp chữa bệnh mới, kế thừa và
phát huy được kho tàng phong phú về chữa mẹo của cha ông, ẩn chứa trong
mình nhiều nét văn hóa dân gian của người Việt. Trong tương lai Diện chẩn sẽ
cùng với các phương pháp Y học bổ sung khác, lan tỏa trong quần chúng, biến
bệnh nhân thành thầy thuốc, góp phần làm giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế và
giảm bớt chi phí chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, tiến tới xây dựng một xã hội
hài hòa hơn, gần gũi hơn với thiên nhiên.

12
3. ẨM THỰC DƯỠNG SINH
3.1 Tháp dinh dưỡng

3.2 Thực phẩm có tính âm và dương


Người trong giới y học cổ truyền thường nhớ nằm lòng câu chuyện kể của
y sư Tuệ Tĩnh về trường hợp một lương y mới vào nghề đã tắc trách gây chết
một bệnh nhân đau bụng, vì kê 2 vị thuốc nhân sâm và cam thảo chung mà
không am tường y pháp: “phúc thống phục sâm, tắc tử”. Thảo dược vốn an toàn,
ít khi gây tử vong ngoại trừ bị lạm dụng. Ví dụ: cam thảo chữa ho, suyễn, cảm,
viêm xoang và hỗ trợ các vị thuốc khác; nhưng khi kết hợp với nhân sâm, hồng
sâm sẽ gây ngộ độc, lạc huyết, tăng huyết áp làm suy, trụy mạch tim.

13
Hải Thượng Lãn Ông có câu: “dược bổ bất như thực bồi”, nghĩa là dùng
thuốc để bồi bổ thì không bằng ăn uống đúng cách. Do đó, căn cứ theo thể tạng
để ăn uống cho cân bằng sẽ tốt hơn dùng thuốc chữa khi bị bệnh. Chúng ta phân
biệt tính âm và dương của thực phẩm như sau:

– Ngũ cốc (các loại hạt, đậu) thì dương hơn các loại củ, quả và các loại rau.

– Thực phẩm có hình thể thu lại thì dương; có hình thể trương, nở thì âm.
Ví dụ: lúa, gạo dương hơn các loại đậu.

– Thực phẩm cùng loại, thứ nào nặng hơn thì dương hơn, thứ nào nước
nhiều hơn thì âm hơn.

– Màu sắc xếp theo thứ tự sắc cầu vồng, từ dương đến âm là đỏ, da cam,
lục, lam, chàm, tím, đen. Ví dụ: củ cải đỏ dương hơn củ cải trắng, bí đỏ dương
hơn cà tím.

– Từ dương đến âm là các vị mặn – đắng – chát – chua – ngọt. Ví dụ: khổ
qua (mướp đắng) dương hơn các loại trái cây ngọt. Muối là dương, đường là âm.

– Cách mọc có hướng đâm xuống thì dương hơn đâm ngang, đâm ngang thì
dương hơn hướng tỏa lên. Ví dụ: củ cà rốt đâm xuống thì dương hơn củ khoai
mì (sắn) đâm ngang, rau má bò ngang thì dương hơn rau xà lách mọc hướng lên.

– Thịt dê nóng, thịt cầy ấm; thịt vịt, ngan mát nhưng nếu ăn cùng lúc 2 món
có tính khí dị đồng sẽ bị tác động ngộ độc hoặc bệnh tỳ, vị.

– Thủy, hải sản như cua, tôm, ốc, ba ba, rùa, sam tính lạnh, mát, không nên
ăn nhiều vào buổi tối.

– Loại da mềm, da trơn như cá diếc, cá trắm cỏ, cá basa, cá tra tính ấm
hoặc nóng, không nên ăn nhiều vào buổi sáng.

– Nếu bạn ăn quá dương thì cơ thể sẽ bị gầy và thường bị bón.

– Nếu bạn ăn quá âm thì rất dễ sinh bệnh, các chứng bệnh vốn không phát
ngay mà thường ủ lâu trong cơ thể.

– Việt nam là vùng có khí hậu nhiệt đới, có ánh sáng mặt trời nhiều tức là
dương nên thực phẩm âm phát triển nhiều, đó là sự quân bình âm dương của
thiên nhiên nhưng do chúng ta hoặc không biết cách hoặc quá lạm dụng đồ âm
có sẵn nên dễ sinh các loại bệnh âm, các chứng bệnh liên quan đến lục phủ ngũ
tạng.

14
– Để biết được bữa ăn của mình âm hay dương thì có thể nhìn phân lúc đi
ngoài, bị bón thì dương quá, phân lỏng có màu xanh hoặc thẫm thì âm quá, lúc
này phải điều tiết lại ăn uống, phân màu vàng, chặt thì tốt.

Tóm lại, ta nên ăn uống quân bình âm dương theo công thức: 70% là cơm
gạo, 30% là thức ăn. Ăn ‘dè’ 1 miếng thức ăn với 3, 4 miếng cơm, nhai thật kĩ
để dịch vị tiết ra giúp cơ thể hấp thụ tốt, ăn đúng giờ, khi ăn phải tập trung,
không ăn quá no, không ăn khuya, không dùng mì chính khi nêm thức ăn, không
uống nước khi không thấy khát, hạn chế dùng đồ ngọt (trái cây, bánh kẹo) đến
mức tối đa.

3.3 Bảng sắp xếp thực phẩm theo GS. Ohsawa


Theo quan điểm của giáo sư Ohsawa, mọi thức ăn đều chứa Potassium (K)
có tính âm và Sodium (Na) có tính dương, nếu hàm lượng của K là 5 phần và
Na là 1 phần thì thức ăn đó quân bình âm dương.

Tất cả những thực phẩm có tỉ số K/Na lớn hơn 5 (nhiều K) là âm, bé hơn 5
(nhiều Na) là dương. Ví dụ: Gạo có K/Na = 4.50 là dương. Khoai tây có K/Na =
5.12 là âm. Cam có K/Na = 5.70 thì rất âm. Chuối có K/Na = 8.40 thì cực âm.

Ký hiệu:
▼▼▼ Âm hơn hết, ▼▼ Âm nhiều, ▼ Âm
▲ ▲ ▲ Dương hơn hết, ▲ ▲ Dương nhiều, ▲ Dương

Âm Thực phẩm

▼▼
– Nếp, các loại gạo mạch

▼ – Bo bo (ý dĩ), bắp (ngô)

– Đậu nành, đậu phọng

– Đậu đen, đậu trắng, đậu xanh

15
– Các loại cà, khoai tây, măng, giá, nấm.Dưa leo, bắp chuối,
▼▼▼
khoai mì, môn tím

– Rau muống, mồng tơi, su xanh, khoai mỡ tím, khoai lang,


▼▼
mứt biển

– Bầu, khổ qua, đậu ve, đậu đũa, rau dền, su hào, khoai mở

trắng

▼▼▼ – Gừng, ớt, tiêu, nước chanh, me, cà ri, chao, giấm gạo

▼▼ – Tương đậu phụ, mẻ (cơm chua), tương cải, va ni, rau răm

▼ – Bơ mè, tỏi, rau cần, rau húng quế.

▼▼▼ – Kem lạnh, nước đá, thức uống có đường, rượu, cà phê.

▼▼ – Nước trái cây, bia

▼ – Trà đọt, nước khoáng, nước lã

▼▼ – Đường cát

▼ – Đường thốt nốt, đường thô (vàng, đen, nâu) đường trái cây

Dương Thực phẩm

▲ – Gạo mì, gạo tẻ

▲▲ – Kê, gạo mì đen

– Đậu ván

– Đậu đỏ lớn hạt, xích tiểu đậu

▲▲▲ – Củ sắn dây, khoai mài

– Diếp quắn đắng, lá bồ công anh, rau đắng, xà lách son, rau
▲▲
má, củ sam, cà rốt

16
▲ – Bắp cải, bông cải, củ cải trắng, cải cay (cải bẹ xanh), cải ngọt,
cải tần ô, rau câu chỉ, phổ tai

▲▲▲
– Muối tự nhiên

– Quế, hồi, hắc hương, rau mùi, hành, kiệu, poa rô, rau dấp cá,

ngò, nghệ, tương đậu nành

▲▲▲ – Trà rễ đinh lăng, nhân sâm

▲▲ – Cà phê thực dưỡng, trà củ sen

▲ – Trà 3 năm, trà sắn dây, trà gạo rang, sữa thảo mộc

▲ – Mạch nha, chất ngọt hạt cốc

▲ – Chất ngọt rau củ, mật ong

3.4 Các bảng hướng dẫn của thầy Bùi Quốc Châu
3.4.1 Phòng và trị bệnh thông qua ăn uống:

Bệnh không nên dùng nên dùng

Nước đá, nước cam, nước chanh,


Cảm lạnh Gừng, nghệ, sả
nước dừa
Viêm mũi dị ứng Như trên + mắm các loại nt.
Như trên + Chuối già, khoai lang,
Viêm xoang khoai mì, cà bát, cà tím, cà pháo, nt.
thịt gà, rau dền
Mắm, nước đá, nước cam nước
chanh, nước dừa, cà bát, cà pháo,
Suyễn nt.
sữa hộp, cải bẹ xanh, măng tre,
tương chao, dưa hấu
Mắm, nước đá, dưa leo, chanh, cải
Thấp khớp, nhức
bẹ xanh, măng tre, các loại cà, nt.
mỏi
nước dừa, nước suối

17
Chuối già, chuối cau, cà tím, cà
Đau bao tử pháo, dưa leo, nước đá, nước suối, nt. + Cải bẹ xanh
tương chao, táo tây
Nước đá, nước dừa, chanh, cam, Chè đậu đen
Trĩ mía, hột vịt lộn, cà bát, ớt, ốc
bươu, ốc lác
Nước dừa, nước chanh, cam, nước Gừng, nghệ, tỏi
Nhức đầu kinh
đá, dưa leo, cà bát, cà tím, chuối
niên
già, cải bẹ xanh
Nước đá, nước ngọt, nước suối, Me đất, tắc (quất)
Viêm họng khan cam, sữa hộp, đậu phộng, thuốc lá, muối, chanh muối
tiếng tương chao đen (không gọt vỏ khi
muối)
Mắm các loại, các thức ăn mặn, Các thức ăn lạt, cá,
nước suối, thịt mỡ, rượu, cà phê, cải bẹ xanh, nước
Huyết áp cao
tương chao dừa, nước chanh,
nước cam, rau má

Suy nhược thần Nước dừa, nước đá, nước sâm, Bí đỏ, cá lóc
kinh cam, chanh
Cà phê, rượu, thuốc lá Chè đậu xanh, nhãn
Mất ngủ
lồng
Nghệ, chuối chát, thịt, ca cao, Chuối xiêm, đu đủ,
Táo bón chocolate, sabôchê (hồng xiêm) bưởi, me, rau muống,
rau lang, quýt
Nước cốt dừa, xương xa, chuối Nghệ, chuối chát
Tiêu chảy
xiêm, quýt, hột gà
Cà phê, ca cao, chocolate, rượu, cà Xương xáo, xương xa
Kiết lỵ
ri, các thức ăn có nhiều dầu mỡ
Viêm gan, xơ gan Trứng các loại Nghệ
Tiêu, nước đá, thịt gà, rau dền Ngậm nước muối pha
Nhức răng
loãng, nước dừa

18
3.4.2 Lạm dụng đồ ăn thức uống sẽ dẫn đến bị bệnh

Lạm dụng sẽ dẫn đến bị bệnh


1. Cảm lạnh, viêm họng, thấp khớp, rụng tóc,
1. Nước đá hoặc chai nước lọc
già sớm, viêm mũi dị ứng, suyễn, suy nhược
để trong tủ lạnh, các thức ăn
thần kinh, suy nhược sinh dục, đau bao tử,
công nghiệp
nhức đầu kinh niên, mệt mỏi trong người
2.Thấp khớp, cảm lạnh, trĩ, huyết áp thấp,
2. Nước dừa xuất huyết nội, rong kinh, đau bao lưng, mệt
tim, mỏi gối, yếu gân, yếu sức, bệnh về mắt
3. Trúng lạnh, thấp khớp, suyễn, trĩ, cảm lạnh,
3. Nước cam viêm đường hô hấp, dễ viêm nhiễm, viêm đại
tràng mạn tính, viêm bao tử
4. Nước chanh 4. Huyết áp thấp, thấp khớp trĩ, ung bướu
5. Trĩ, trúng lạnh, xuất huyết tiêu hóa, tiểu
5. Nước mía
đường (diabète)
6. Dưa leo 6. Thấp khớp, đau bao tử
7. Dưa hấu 7. Táo bón, kiết lỵ, tắt tiếng
8. Cà tím, cà pháo, cà bát 8. Suyễn, thấp khớp, đau bao tử, sạn thận
9. Hột vịt lộn 9. Trúng thực, ói mửa, suyễn
10. Hột gà, hột vịt 10. Tiêu chảy, đau gan, suyễn
11. Chuối già, chuối cau 11. Đau bao tử, khó tiêu, u nhọt, nhức đầu
(chuối tiêu)
12. Nhãn, trái vải 12. Mệt tim, nóng mặt

3.4.3 Những sinh hoạt sai lầm thường xuyên sẽ dẫn đến bị bệnh

Sinh hoạt sai lầm sẽ dẫn đến bị bệnh


1. Quạt máy thổi sau gáy 1. Cứng gáy, vẹo cổ, nhức đầu (cổ gáy)

19
2. Ngồi trước quạt máy 2. Khan tiếng, tắt tiếng
3. Uống nước đá khi bụng đói 3. Trúng lạnh, đau bao tử
4. Uống trà đá + ăn chuối chiên, 4. Kiết lỵ
đồ dầu mỡ, chiên xào
5. Đi tiểu ngay trước và sau lúc 5. Cảm lạnh
tắm
6. Tắm khi vừa ăn xong 6. Đau bao tử
7. Tắm nước lạnh ngay sau khi đi 7. Cảm lạnh, liệt nửa người do tai biến
xa ban đêm mạch máu não, liệt mặt
8. Dầm mưa lâu, ngủ kế bên cửa 8. Cảm lạnh, liệt nửa người do tai biến
sổ mở rộng mạch máu não, liệt mặt
9. Uống nước nửa chín nửa sống 9. Đau bụng, buồn ói
10. Gội đầu bằng nước lạnh ngay 10. Nhức đầu như búa bổ
sau khi đi nắng về
11. Gội đầu ban đêm 11. Nhức đầu kinh niên
12. Ngủ dưới đất, không trải chiếu 12. Nhức mỏi, thấp khớp, đau cứng cơ
lúc trời nóng khớp
13. Giao hợp xong đi tắm ngay 13. Trúng nước, nhức mỏi, yếu thận
14. Giao hợp xong nằm ngủ dưới 14. Trúng gió, nhức đầu, cứng cơ
quạt máy
15. Giao hợp dưới nước 15. Nhức mình kéo dài, hại thận, cảm
lạnh
16. Phụ nữ mới sinh vọc nước, 16. Nhức mỏi thấp khớp, các bệnh về
giặt giũ sớm, ăn cam chanh kinh nguyệt sau này
17. Cởi trần, ngủ ngoài trời 17. Cảm lạnh, sưng phổi, suyễn
18. Đi ra ngoài sớm quá hay 18. Cảm lạnh, sưng phổi, suyễn, viêm
khuya quá (dầm sương) mũi dị ứng
19. Ngồi dưới mái tôn lúc trời 19. Viêm mũi, cảm sổ mũi, nhức đầu
nóng

20
4. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN CHẨN
4.1 Phản xạ thần kinh
Phản xạ thần kinh nói lên việc tác động lên một vùng nhất định trên cơ thể
sẽ kích thích thần kinh, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh tật ở một vùng khác
của cơ thể.

Hình 1: Phản xạ thần kinh

Hình 1 mô tả những ý niệm cơ bản của phương pháp phản xạ thần kinh, các
vùng có mầu giống nhau là tương ứng với nhau.
Ngón tay và ngón chân chia làm ba phần, đầu ngón tay, đầu ngón chân
(mầu trắng) tương ứng với đầu và trán.
Giữa ngón tay, giữa ngón chân (mầu xám) tương ứng với mắt và mũi.
Gốc ngón tay, gốc ngón chân (màu đen) tương ứng với cổ họng.
Bàn tay và bàn chân cũng có ba phần trắng xám đen, tương ứng với ngực,
bụng trên và bụng dưới.
Tay và chân cũng được chia làm ba phần: bắp tay và đùi tương ứng với
ngực, cẳng tay, cẳng chân tương ứng với bụng trên, bàn chân, bàn chân tương
ứng với bụng dưới.
21
Hình 2a: Nhĩ châm - tai phản Hình 2b: Sujok - Bàn tay phản chiếu toàn
chiếu toàn bộ cơ thể bộ cơ thể
Trong hình 2a, chỉ một cái tai cũng phản chiếu cả cơ thể, phần sụn trong tai
tương ứng với sống lưng, vành tai ngoài tương ứng với chân, vành tai trong
tương ứng với tay, phía trong tai là nội tạng, ...
Trong hình 2b, bàn tay cũng phản chiếu cả cơ thể, ngón cái là đầu, lòng bàn
tay là toàn bộ nội tạng, ngón chỏ và ngón út là hai tay, ngón giữa và ngón nhẫn
là hai chân.

4.2 Diện chẩn là gì?


Diện chẩn là một phương pháp phản xạ thần kinh, chữa bệnh không dùng
thuốc của Việt Nam.
Trong lĩnh vực phản xạ thần kinh, từ đầu thế kỷ XX trên thế giới có Xoa
bóp bàn chân (Foot Massage) và Nhĩ châm (Auricular Acupuncture), đến cuối
thế kỷ XX có thêm Su Jok (Châm cứu trên tay và chân) của người Hàn Quốc và
Diện chẩn (với cái tên ban đầu là Diện châm – châm cứu trên mặt) của người
Việt Nam.
Tên đầy đủ của phương pháp là “Diện chẩn – Điều khiển Liệu pháp”, được
dịch từng chữ ra tiếng Anh là “Face Diagnosis and Cybernetic Therapy”. Tuy
nhiên, cách gọi này không được dùng phổ biến bằng: Multi-reflexology (Phản
xạ học đa hệ), Facial Reflexology (Phản xạ học vùng mặt), Vietnamese
Reflexology (Phản xạ học Việt Nam), hoặc dùng luôn tiếng Việt không dấu là
“Dien Chan”.

22
Trong tiếng Việt, ta cần phân biệt Diện chẩn với Vọng chẩn. “Chẩn” là
chẩn đoán, xem xét các triệu chứng lâm sàng. Vọng chẩn là xem bệnh thông qua
quan sát hình thể, là một trong Tứ chẩn của Đông y, gồm: Vọng (nhìn) – Văn
(nghe và ngửi) – Vấn (hỏi) – Thiết (sờ nắn và xem mạch). Về mặt ngôn từ, Diện
chẩn có thế được hiểu nôm na là xem mặt đoán bệnh và rất dễ nhầm nó thành
một phần của Vọng chẩn. Trên thực tế thì Diện chẩn đã trở thành một danh xưng
riêng để chỉ đến một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mới của Việt
Nam – phương pháp Phản xạ học đa hệ.
Về mặt hình thức, ta có thể so sánh: Châm cứu là dùng kim để châm vào
các huyệt đạo của hệ kinh lạc và dùng ngải cứu để hơ nóng, còn Diện chẩn dùng
que dò để day ấn vào các sinh huyệt là các điểm nhạy cảm trên da nằm trong các
vùng phản xạ thần kinh rồi cũng dùng ngải cứu để hơ nóng.
Ngoài day và cứu các sinh huyệt, Diện chẩn còn dùng các dụng cụ có hình
dạng và kích thước khác nhau để lăn, hơ, gõ, cào vào các vùng theo đồ hình
phản chiếu hoặc đồ hình đồng ứng. Các tác động của Diện chẩn theo đồ hình
và sinh huyệt này sẽ tạo ra các cảm giác đau, tức, buốt, tê, rát, nóng khác nhau,
giúp kích hoạt thần kinh trung ương, giúp cơ thể khởi động các cơ chế tự chữa
bệnh của mình.
Chỉ một năm sau ngày Diện chẩn ra đời, bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, cố Bộ
trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh:
“Biện pháp chữa trị tốt nhất, theo tôi, là 'tự mình chữa bệnh cho
mình'.
Trung tâm Diện chẩn-điều khiển liệu pháp đã thực hiện ý trên !
Rất hoan nghênh lương y Bùi Quốc Châu đã trao cho bệnh nhân
phương pháp đó. Mong sao mỗi người Việt Nam nắm vững phương pháp
để phòng bệnh và chữa bệnh cho mình và giúp đỡ đồng bào với dụng cụ
đơn giản: một cây kim, một cái gõ bằng cao su, một cây hương, một chiếc
lược với một tấm keo dán và một cái gương soi mặt mà đem lại hạnh phúc
cho người đau khổ.
Kiên trì giúp đồng bào, đồng bào sẽ cho ta phần thưởng cao quý
nhất!” (11/2/1981).
Một vài năm sau, giáo sư Phạm Song, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, có nhận định:
“Tôi được nghe anh Bùi Quốc Châu báo cáo về phương pháp chữa
bệnh bằng Diện chẩn-điều khiển liệu pháp vào các huyệt vùng mặt, đầu,
cổ, gáy. Tôi khuyến khích phương pháp này.
Tôi sẽ tổ chức hội nghị đánh giá theo những tiêu chuẩn pháp quy hiện
hành.
Tôi hy vọng tôi sẽ có đủ tài liệu để công nhận phương pháp chữa bệnh
này.

23
Tôi chúc anh Châu và các cộng sự sức khỏe, kiên trì khắc phục khó
khăn, khẳng định giá trị phương pháp chữa bệnh của mình.”
(Thành phố Hồ Chí Minh 7/1/1989).
Rồi chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có nhận xét:
“Lĩnh vực rất mới. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và qua thực tiễn
mà xác định những hướng nào thu được nhiều kết quả nhất. Nói tóm, thực
tiễn phải là căn cứ để đánh giá một phương pháp trị liệu.
Chúc tiếp tục cố gắng.”
(Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Canh Ngọ 1990).

4.3 Diện chẩn có chữa được bệnh không?


Diện chẩn nằm trong các ngành “y học bổ sung”, “chữa bệnh không dùng
thuốc”… Cái tên “y học bổ sung” được đặt ra để chỉ đến tính độc tôn của “y học
chính thống”, tất cả các phương pháp chăm sóc sức khỏe khác chỉ được phép bổ
sung, chứ không được phép thay thế y học chính thống.
Y học từ xưa đến nay thường chú trọng đến việc dùng thuốc, “thuốc đắng
giã tật”, chữa bệnh là phải dùng thuốc và người đi chữa bệnh là thầy thuốc. Vì
thế các phương pháp sử dụng các tác động cơ học, năng lượng thường được xếp
sang một bên thành “chữa bệnh không dùng thuốc”. Các liệu pháp “tự nhiên” thì
rộng hơn, nó bao gồm không chỉ các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
mà cả các phương pháp dùng thuốc làm từ cây cỏ trong tự nhiên.
Như chúng ta đều biết, phòng bệnh luôn là chỗ yếu nhất của toàn bộ hệ
thống chăm sóc sức khỏe. Chúng ta có một tâm lý phổ biến, rất tai hại: mình
không biết gì và không thể can thiệp gì được vào cơ thể của mình, nếu bị bệnh
nhẹ thì cứ ra hiệu thuốc mà mua thuốc về uống cho thoải mái! nếu uống thuốc
thoải mái mà vẫn không có kết quả gì thì cứ tìm đến những bệnh viện tốt nhất và
đắt tiền nhất để mà điều trị! nếu điều trị không được thì mới bắt đầu lao tâm khổ
tứ đi tìm cho bằng được một ông lang thật giỏi để mong còn nước còn tát!
Diện chẩn cũng giống như nhiều phương pháp y học bổ sung khác, không
cố nhắm tới việc “can thiệp”, “chữa bệnh” theo cách chúng ta thường quan
niệm, mà hướng đến việc hỗ trợ giúp cơ thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên, cơ chế tự
điều chỉnh, tự chữa bệnh của cơ thể thần kỳ đến mức chính người làm Diện chẩn
cũng thường xuyên ngạc nhiên, và người bệnh thì nhiều khi không tưởng tượng
nổi làm sao mà bệnh nó biến đi đường nào mất!
Vậy thì cơ thể đã tự điều chỉnh như thế nào?
Thật ra chúng ta không nên nghĩ là mình "bị đau", mà phải nghĩ là "được
đau", bởi có đau trong tâm thì thân mới được chữa lành. Chẳng hạn, khi ta bị đứt
tay, cảm giác đau ở tay sẽ báo lên thần kinh trung ương và khởi động các cơ chế
tự cầm máu, chống viêm, giúp làm lành vết thương một cách tự nhiên. Khi cơ
thể bị nhiễm lạnh, chúng ta sẽ "được sốt" chứ không phải "bị sốt", bởi vì chính
24
tình trạng sốt nóng này sẽ kích hoạt các cơ chế đề kháng và miễn nhiễm để cơ
thể tự điều chỉnh.
Đối với Diện chẩn, khi chúng ta day ấn hoặc hơ nóng các vùng phản xạ
thần kinh, thì các cảm giác ở bề mặt da sẽ dẫn truyền lên não và khởi động các
cơ chế tự chữa bệnh. Có thể nói cảm giác của cơ thể chính là một dạng năng
lượng của sự sống, tự chúng có khả năng điều chỉnh rất mãnh liệt. Các cảm giác
ấn đau, hơ nóng sẽ tạo ra một dòng năng lượng, chảy đi khắp cơ thể và đọng lại
ở những vùng trũng, nơi có năng lượng thấp, nơi bị bệnh. Khi những vùng bệnh
được cung cấp đủ năng lượng thì các cảm giác đau nhức, mệt mỏi sẽ dần dần
thuyên giảm.
Như vậy năng lượng của đau và nóng đã giúp chúng ta nâng cao mức năng
lượng chung, giúp cơ thể tự điều chỉnh để hướng đến "sống khỏe" thay vì cố
gắng tìm cách chữa từng bệnh cụ thể.
4.4 Ai nên học thực hành Diện chẩn?
Những người bình thường nhất là những người thích hợp nhất với việc thực
hành Diện chẩn. Điều kiện duy nhất để bắt tay vào làm Diện chẩn là chúng ta
bớt đi một chút sự lệ thuộc vào thuốc và bắt đầu nhen lên một ngọn lửa mới, một
niềm tin rất đáng hy vọng vào chính những cảm nhận của mình, vào cơ chế tự
điều chỉnh thần kỳ của cơ thể chúng ta.
Những người biết nhiều về y khoa, những thầy thuốc trong bệnh viện,
những lương y bốc thuốc, xoa bóp bấm huyệt, lại thường khó tiếp cận với Diện
chẩn. Họ vốn có định kiến với những phương pháp “chưa có cơ sở khoa học” và
“chưa được chính thức công nhận”. Đối với họ, những phương pháp có cơ sở
khoa học, đã chính thức được công nhận và đang được sử dụng rộng rãi mới
đáng để làm, còn Diện chẩn có vẻ như là một trò đùa! Và thực tế nhiều khi đã
diễn ra đúng như họ nghĩ, kết quả làm Diện chẩn không được như mong muốn.
Tại sao vậy? Câu trả lời là: Diện chẩn vốn nằm ở ranh giới giữa khoa học và tâm
linh, nó mang lại kết quả lớn hơn cho những người có nhiều niềm tin hơn.
4.5 Giới hạn của nhận thức
Tích “thầy bói xem voi” không phải để chê các thầy bói mù, mà chính là
chỉ đến cái giới hạn nhận thức của tất cả chúng ta, từ những con người bình
thường cho đến các nhà bác học. Tất cả chúng ta đều là thầy bói mù đang đi xem
voi cả thôi!
Những cái đã biết của con người giống như thể tích bên trong của một quả
cầu, những cái chưa biết là phần không gian bên ngoài. Bề mặt của quả cầu là
phần tiếp giáp giữa cái đã biết và cái chưa biết. Người ta hay gọi cái phần tiếp
giáp này là nghiên cứu chuyên sâu hay những ngành mũi nhọn. Cái từ “mũi
nhọn” này dễ làm mọi người hiểu nhầm là những cái chúng ta chưa biết rất ít,
chỉ bé như đầu mũi kim thôi. Nhưng thực ra, những cái chúng ta chưa biết là
phần mênh mông bên ngoài quả cầu nhận thức. Khi chúng ta càng biết nhiều, thể
tích quả cầu càng tăng, thì chúng ta càng nhận thức rõ cái phần chưa biết rộng
lớn này.
25
Nếu chúng ta chỉ chúi mũi hướng vào tâm quả cầu, nhìn vào những điều đã
biết, thì chẳng chóng thì chầy chúng ta sẽ tự vỗ ngực, thốt lên: ái chà chà, sao
mà chúng ta biết nhiều thế! Nhưng nếu chúng ta ngẩng đầu lên, nhìn ra xung
quanh, lắng nghe những điều tưởng như không thể ở bề mặt của quả cầu nhận
thức, chúng ta sẽ thấy sự mênh mông thực sự của những điều chưa biết.
Diện chẩn đang nằm ở bề mặt của quả cầu nhận thức và nó đang chờ các
bạn đến khám phá!

5. DỤNG CỤ DIỆN CHẢN


5.1 Dụng cụ cơ bản
Dò đồng: Đầu dò để dò, ấn, day, vạch
các huyệt và vùng trên mặt, bàn tay,
ngón tay, bàn chân, ngón chân. Đầu
lăn đồng để lăn trên mặt, ngón tay,
ngón chân, có tính âm, làm mát.
Dò sừng: Đầu dò để dò, ấn, day, vạch
các huyệt trên mặt, bàn tay, ngón tay,
bàn chân, ngón chân. Đầu lăn sừng để
lăn trên mặt, có tính dương, làm ấm.
Sao chổi: Đầu dò to có tính dương, đầu
ba chạc có tính âm, dung để dò, ấn,
day, vạch các huyệt và vùng ở mặt,
lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng vai
gáy, hai bên cột sống.
Lăn đôi nhỏ: Dùng để lăn ở các vùng
cổ gáy, cánh tay, bàn tay, cổ chân, bàn
chân.
Cào lớn: Dùng để cào đầu, gáy, …

Búa nhỏ: đầu nhọn có tính dương, đầu


đinh có tính âm, dùng để gõ trên mặt,
đầu, bàn tay, bàn chân.
Búa to: Đầu nhọn có tính dương dùng
để gõ vào các vùng xương cột sống,
đầu gối; đầu tròn có tính âm, dùng để
gõ vào các vùng cơ như hai bên cột
sống, mông, đùi.
Chày day huyệt: Dùng để ấn ở các
vùng lưng, bụng, …

26
Lăn đôi sừng lớn (có tính dương):
Dùng để lăn cổ gáy, vai, bắp tay, lưng,
đùi, … có tác dụng giải tỏa thần kinh.

Lăn đôi đinh lớn (có tính âm): Dùng


để lăn cổ gáy, vai, bắp tay, lưng, đùi,
… có tác dụng giải tỏa các vùng cơ co
cứng.
Nhang ngải cứu: Dùng để hơ nóng.
Thường day hoặc lăn trước, hơ sau.
Vùng lưng và chân có thể chập hai
điếu ngải để hơ cùng một lúc.
Cao xoa: Dùng để xoa nóng. Kết hợp
với sao chổi và chày day huyệt để dò
sinh huyệt ở các vùng lưng và chân.

Chúng ta không nhất thiết phải mua đủ 10 dụng cụ trên, theo thứ tự ưu tiên
chúng ta có thể mua như sau:
- 2 dụng cụ: tối thiểu chúng ta cần cây dò và sao chổi.
- 4 dụng cụ: cây dò, sao chổi, lăn đôi sừng nhỏ, lăn đôi sừng lớn.
- 6 dụng cụ: cây dò, sao chổi, lăn đôi sừng nhỏ, lăn đôi sừng lớn, lăn đôi
đinh lớn và búa lớn.

5.2 Kỹ thuật xoa mặt buổi sáng


Mỗi buổi sáng thức dậy, để khởi động cho một ngày mới, ta có thể dùng tay
xoa khắp mặt, để nạp năng lượng cho cơ thể, theo 12 bước sau:
1. Xoa cườm tay cho nóng rồi áp vào mắt hoặc vuốt mắt vài lần.
2. Xoa vòng quanh mí mắt từ đầu mày ra phía đuôi mày bằng đầu ngón tay
giữa, sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ huyệt trước khoé mắt và sau đuôi mắt
rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (ngay dưới con ngươi) mỗi
nơi 10 lần.
3. Chà dọc mũi lên xuống. Chập 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út vào nhau, ngón
giữa để trên sống mũi. Miết từ đầu mũi lên chân tóc, trán, miết lên xuống nhiều
lần cho nóng ấm thì dừng.
4. Chà bờ môi trên và cằm. Dùng bàn tay chà qua chà lại, bờ môi trên, bờ
môi dưới và ụ cằm, sao cho vùng môi cằm nóng ấm thì dừng.
5. Dùng bàn tay chà qua chà lại toàn bộ trán, xoa ngang trán cho nóng ấm
thì dừng.
6. Để hai bàn tay xoa khắp 2 bên mặt, chừa mũi ra. Xoa khắp mặt làm da
mặt nóng ấm, da mặt dãn ra, xoa nhiều quanh má.
27
7. Để ngón tay trỏ và giữa vào trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát
lên xuống cho ấm sống tai (chà nhiều dễ gây nóng phỏng da). Xoa hoặc vê nóng
2 vành tai.
8. Dùng 10 đầu ngón tay, cào từ chân tóc lên đỉnh đầu. Cào từ đỉnh đầu dồn
về sau chẩm gáy. Cào từ vùng tóc mai vòng qua tai ra sau gáy. Khi cào phát hiện
chỗ nào đau thì cào nhiều lần vào chổ ấy cho tới khi giảm đau.
9. Dùng hai bàn tay đặt từ xương hàm vuốt xuôi xuống cổ, chỉ vuốt xuôi
không vuốt ngược cho nóng ấm thì dừng.
10. Lấy bàn tay cào, chà xát hoặc miết kỹ vùng gáy hoặc cho đến khi thấy
ấm nóng.
11. Dùng hai bàn tay áp vào hai tai các ngón tay đặt ra sau gáy, rồi ép lòng
bàn tay vào tai đồng thời dùng 10 đầu ngón tay gõ chẩm.
12. Gõ răng 10 lần (hai hàm răng dập nhẹ vào nhau), đảo lưỡi (dùng lưỡi
đảo khắp miệng cho đến khi ra nhiều nước miếng, khi đảo lưỡi đưa sát chân
răng và lợi nhiều lần), rồi nuốt nước miếng, làm 3 lần cả thảy (để làm mát cơ
thể, bổ chân âm).

5.3 Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Trước khi bắt tay vào điều trị,


ta nên dùng cây sao chổi vạch sáu
vùng (đường) phản chiếu hệ bạch
huyết trong hình 8 để nâng cao sức
đề kháng và miễn nhiễm của cơ thể.
Trên hình 8, đường 1 phản
chiếu vùng nách, đường 2 là sống
lưng, đường 3 là vùng bẹn, đường 4
là đùi non, đường 5 là bụng dưới,
đường 6 phản chiếu cổ gáy và họng.

Hình 8: Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết

28
6. CÁC ĐỒ HÌNH CĂN BẢN
Diện chẩn là một phương pháp phản xạ thần kinh đầy đủ nhất. Diện có thể
là mặt, khuôn mặt phản chiếu cả cơ thể, hoặc có thể là mặt ngoài da của một
vùng nhỏ trên cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân,... cũng phản
chiếu một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
Tuy có nhiều đồ hình, nhưng cốt lõi của Diện chẩn là thuyết đồng ứng:
"đồng thanh tương ứng, đồng hình tương tụ, đồng khí tương cầu".
Thuyết đồng thanh: hai bộ phận trong tên gọi có âm (bằng tiếng Việt) trùng
nhau thì có thể dùng để chữa cho nhau, ví dụ: vuốt sống mũi sẽ làm nhẹ sống
lưng; day đầu ngón tay, day đầu ngón chân để làm giảm đau đầu.
Thuyết đồng hình: hai bộ phận có hình dạng tương tự thì chữa cho nhau, ví
dụ: nắm tay để sấp chữa đầu, nắm tay để ngửa chữa tim, gót chân asin chữa gáy.
Thuyết đồng khí: hai bộ phận có khí chất tương đồng thì dùng để chữa cho
nhau, ví dụ: nếu khuôn mặt phản chiếu cơ thể, thì phần trán cứng đồng ứng với
hộp sọ, phần mũi cứng đồng ứng với ngực, phần gò má mềm đồng ứng với vú,
phần mồm mềm hơn nữa đồng ứng với bụng (xem hình 3).

Hình 3: Khuôn mặt phản chiếu cơ thể

Trong hình trên, nếu gờ mày là vai, thì ta có thể suy ra phần tóc mai chính
là phản chiếu tay. Nếu sống tai là sống lưng, thì ta có thể suy ra phần quai hàm
chính là phản chiếu chân.
Từ một yếu tố đồng ứng ta có thể suy ra một đồ hình phản chiếu đầy đủ.
Chẳng hạn, nếu đầu ngón tay là đầu thì có thể suy ra ngón tay là một cơ thể
người. Nếu coi cả ngón tay là đầu, thì phần mu bàn tay có thể coi là lưng. Nếu
nắm tay là đầu thì cánh tay sẽ là lưng, ...

29
6.1 Mặt phản chiếu cơ thể
Hình 4 mô tả khuôn mặt phản chiếu phần ngực và bụng có các nội tạng chi
tiết như sau: mũi (a) là tim; mắt (b) là phổi; bên phải cánh mũi (c) là gan, (f) là
mật; bên trái cánh mũi (d) là dạ dày, (e) lá lách; hai bên mép (g) là thận; nhân
trung (k) là tuyến tụy; quanh môi (i) là ruột non; quanh miệng (h) là ruột già;
cằm (j) là bàng quang; dưới cằm (n) là tuyến tiền liệt.

Hình 4: Khuôn mặt phản chiếu nội tạng

Các huyệt và vùng phản chiếu trong hình 4: 8 và 189 - tim, 61 và 3 - phổi,
50 - gan, 41 - mật, 37 - lá lách, 39 - dạ dày, 7 - tụy, 17 - thận, 127 - ruột non,
104 và 38 - đại tràng, 87 - bàng quang, 521 - tiền liệt tuyến.
30
Hình 5 lấy trọng tâm là sống mũi đồng ứng với sống lưng. Đồ hình này còn
gọi là đồ hình âm dương: Phần dương màu đỏ mô tả đầy đủ một con người,
thường dùng để chữa tổng quát các bộ phận, đau đầu, đau tay, đau lưng và đau
chân; Phần âm màu xanh, vẽ đầu mặt phóng to ra, bàn tay dời xuống má và bàn
chân dịch ra ngoài, thường dùng để chữa chi tiết các bộ phận, như chữa mắt,
mũi, mồm, trên mặt và chữa từng ngón tay, từng ngón chân.

Hình 5: Khuôn mặt phản chiếu ngoại vi cơ thể

Các huyệt và vùng phản chiếu trong hình 5: 126 - đỉnh đầu, 197 - mắt, 103
- mũi, 283 - răng, hàm, 8 - miệng, lưỡi, 65 - khớp vai, 34 - bả vai, 98 - khuỷu
tay, 100 - cổ tay, 180 - ngón cái, 1 - thắt lưng, 45 - vùng thận, 173 - xương cụt,
61 - ngón cái, 127 - gót chân, 156 - cổ chân.
31
Hình 6 - đồ hình Penfield, là đồ hình phản chiếu vỏ não trên trán, mô
phỏng bản đồ chức năng thần kinh trong não của W. Penfield lên vùng trán và
tai. Chân, lưng và tay nằm trên trán. Phần tóc mai kéo ra đỉnh tai là gáy. Mỗi
bên tai phản chiếu một nửa mặt, gồm mắt, mũi, mồm và họng.

Hình 6: Ngoại vi cơ thể phản chiếu trên trán

Các huyệt và vùng phản chiếu trong hình 6: 26 - ngón chân út, 34 - bàn
chân, 197 - đầu gối, 377 và (a) - mông, (b) - vai, (c) - khuỷu tay, (d) - cổ tay, 195
- bàn tay, (e) - gáy, 16 - mắt, 138 - mũi, 79 - mồm, lưỡi, 14 - họng,

32
Hình 7: Sống mũi, sống tai, sống đầu phản chiếu sống lưng

Các huyệt và vùng phản chiếu trong hình 7:


Sống lưng nằm ở sống mũi: 103 - đỉnh đầu, 65 - khớp vai, 100 - cổ tay, 180
ngón tay cái, 1 - thắt lưng, 5 - mông; 61 - hông, 143 - hậu môn; 19 - bộ phận
sinh dục, 9 - đầu gối, 461 - cổ chân.
Sống lưng nằm ở sống tai: thái dương - đầu, tóc mai - gáy, 16 - vai, 0 - thắt
lưng, vùng dái tai - mông, má - chân, gò má - đầu gối và khuỷu tay.
Sống lưng nằm ở sống đầu: phần tóc phía trước tai là tay, vùng thóp là cột
sống, vùng đỉnh đầu là mông; từ đỉnh đầu xuống đỉnh tai là đùi, 139 - đầu gối và
khủy tay, gáy - cẳng chân, chẩm gáy - bàn chân.

33
6.2 Chân phản chiếu cơ thể

Hình 9: Đồ hình phản chiếu cơ thể trên lòng bàn chân

34
Hình 10: Phản chiếu cơ thể trên mu bàn chân
35
6.3 Thần kinh cột sống lưng
Cột sống lưng gồm 4 phần (hình 11):
- 7 đốt sống cổ (C1 đến C7), lần lượt quản lý đầu não, mắt, tai, mũi, họng,
tuyến cận giáp và tuyến giáp.
- 12 đốt sống lưng (D1 đến D12), lần lượt quản lý tim, phổi, dạ dày, lá lách,
gan, mật, tuyến thượng thận, ruột non.
- 5 đốt sống thắt lưng (L1 đến L5), quản lý thận, tử cung, buồng trứng, tiền
liệt tuyến, ngọc hành, đại tràng.
- 5 đốt sống cùng (S1 đến S5) và sương cụt quản lý bàng quang, trực tràng,
hậu môn và bộ phận sinh dục.
Khai thông và hơ nóng hai bên cột sống lưng từ trên xuống dưới sẽ giúp
điều chỉnh và chữa được rất nhiều bệnh trong cơ thể.
Hình 12 là đồ hình tiết đoạn thần kinh cột sống lưng, giúp đơn giản hóa
việc các đốt sống quản lý các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt có hai vùng quan
trọng:
- C6, C7, D1 liên quan đến các vấn đề vai gáy, tê tay, đau tay.
- L4, L5, S1 liên quan đến vấn đề thần kinh tọa, đau đầu gối, đau chân.
Đối với Diện chẩn, chúng ta có thể lăn, hoặc gõ theo các đường tiết đoạn
thần kinh ở tay và chân.
Nhưng để có kết quả nhanh hơn ta có thể xoa bóp và day ấn dọc theo các
đường gân ở ngón tay, bàn tay, cánh tay để chữa các bệnh tay-vai-gáy; xoa bóp
các ngón chân, bàn chân, cẳng chân để chữa các bệnh chân-thần kinh tọa.

36
Hình 11: Các đốt sống lưng quản lý toàn bộ cơ thể
37
Hình 12: Tiết đoạn thần kinh cột sống lưng

38
7. HUYỆT DIỆN CHẨN
Trong Châm cứu của Đông y, người ta quan sát thấy bệnh có ảnh hưởng
đến một số điểm nhất định nào đó trên cơ thể. Một số điểm nóng lên, tê cứng,
cộm đau, tiết chất nhờn, khô, đổi màu hay có những chấm. Từ đó họ tìm ra được
657 điểm nhạy cảm. Nhờ nối kết các điểm này với nhau, người ta xác định được
các đường kinh lạc trong cơ thể, đặc biệt là 12 đường kinh chính chạy thông
suốt khắp trong ngoài, trên dưới của cơ thể.
Các huyệt Diện Chẩn cũng được tìm ra bằng cách theo dõi các phản ứng
của người bệnh. Khi châm kim vào một số điểm nhất định trên mặt, thì người
bệnh thấy giảm đau rõ rệt, tức thời ở những vùng nhất định trên cơ thể. Các
huyệt của Diện Chẩn khác hoàn toàn với hệ kinh lạc của Đông y, không có liên
hệ gì với hệ thần kinh hay mạch máu của Tây y, và cũng không đo đếm được.
Các huyệt của Diện Chẩn mới đầu được phát hiện bằng kim châm, nhưng
sau nó được kích thích bằng que dò, ấn bên ngoài da. Có khoảng 250 huyệt Diện
Chẩn ở trên mặt và được đánh số không liên tục từ 0 đến 630. Các huyệt liên hệ
một cách chi tiết đến tất cả các bộ phận ngoại vi của cơ thể như: đầu, cổ, lưng,
tay, chân, … và đến các bộ phận nội tạng bên trong cơ thể như: tim, phổi, dạ dày
(bao tử), ruột non, ruột già, … có tác dụng giống như một số loại thuốc kháng
sinh, giảm đau, an thần, …
Tứ đại huyệt:
- Huyệt 26: phản chiếu đầu gáy, tuyến yên, có tác dụng an thần, hạ huyết
áp.
- Huyệt 19: phản chiếu bộ phận sinh dục, có tác dụng thăng khí, tăng huyết
áp.
- Huyệt 127: phản chiếu bụng dưới, huyệt đan điền, có tác dụng làm ấm,
cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Huyệt 0: phản chiếu vùng thắt lưng, có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
Bộ tứ đại huyệt gồm bốn huyệt quan trọng nhất, giúp hỗ trợ rất tốt cho tất
cả các loại bệnh, có thể dùng bộ này giống như 6 vùng phản chiếu hệ bạch
huyết.
Tương ứng với chức năng của 4 huyệt trên ta có 4 bộ huyệt cơ bản sau:
Bộ giáng: 124, 34, 26, 61, 3, 143, 222, 14, 156, 87.
Bộ thăng: 127, 50, 19, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0.
Bộ bổ âm huyết: 22, 127, 63, 7, 113, 17, 39, 64, 19, 50, 37, 1, 290, 0.
Bộ đề kháng - miễn nhiễm: 0, 300, 1, 37, 50, 19, 7, 113, 17, 127, 156.

39
7.1 Bản đồ huyệt Diện chẩn nhìn thẳng và nhìn nghiêng

Hình 13: Bản đồ huyệt nhìn thẳng


40
Hình 14: Bản đồ huyệt nhìn nghiêng

41
7.2 Bảng tra huyệt Diện chẩn

Huyệt Tuyến Tuyến Vị trí Liên hệ


Diện ngang Dọc
chẩn
số
0 7 P-Q Trên đường biên giữa bình tai và Thượng thận, lưng, tay, chân, bộ
da mặt phận sinh dục
1 VII O Chính giữa sống mũi Thận, cột sống, thắt lưng, huyệt
Huyền xu, tử cung
3 VII-VIII G Trên đường dọc qua giữa con Phổi, miệng, mũi, âm đạo, niêm
ngươi, Ngay trên gò má . mạc, ngón tay cái
5 VIII D Trên 2 cánh mũi Thần kinh số 7 (TK mặt)
6 X-XI G Trên đường dọc qua giữa con Cẳng chân, mắt
ngươi, hai bên cằm
7 IX B Hai bên nhân trung Sinh dục, tụy, buống trứng, mũi,
dịch hoàn, thần kinh số 12 (TK hạ
thiệt - dưới lưỡi)
8 V O Trên sống mũi – ngang 2 mắt Tim, răng, lưỡi, miệng, cổ, tuyến
giáp, huyệt Thần đạo, Á môn,
Chiên trung
9 10 M Dưới gò má, ngang miệng Đầu gối, ruột già
10 8-9 N
12 V B Trên sống mũi – ngang huyệt 8 Tim, cổ, vú, tuyến giáp
13 VI-VII G Trên đường dọc qua giữa con Ngực
ngươi, ngay giữa gò má
14 8-9 P-Q Bờ dưới dái tai và góc hàm Họng
15 sau tai Đỉnh của hõm sâu nhất giữa Tai
xương chũm và xương hàm dưới
sau dái tai
16 5-6 P-Q Tai, mắt
17 IX E Hai bên mép Thượng thận, thận, thuốc
Corticoid, đùi
18 V C Cổ họng, lưng trên
19 VIII-IX O Điểm cao nhất của rãnh nhân Tim, phổi, bao tử, ruột già, mũi,
trung dương vật, âm đạo, tử cung, hậu
môn, thận, cổ, thần kinh giao cảm,
thuốc Adrenalin, họng, khớp ngón
tay
20 V A Chính giữa sống mũi – hai bên Tim, cổ, tuyến giáp
huyệt số 8
21 VI-VII B Hai bên sống mũi Huyệt Vị du
22 XI-XII O Ngay chính giữa ụ cằm Ruột non, bọng đái, huyệt Quan
nguyên
23 VII-VIII O Chính giữa chóp mũi
26 IV O Chính giữa hai lông mày Thần kinh phó giao cảm, thuốc hạ
nhiệt, giảm đau Aspirine, huyệt
Đại trùy, Chí âm, tuyến yên, niêm
mạc, phổi, bọng đái, mũi, răng,
lưỡi, cổ, họng, ngón chân út
28 8-9 M Phần trong gò má – ngang cánh Đáy phổi
mũi

42
29 X E-G Hai bên mép môi Ngón tay áp út, nhượng chân
30 7-8 L-M
31 VI-VII G Trên đường dọc qua giữa con
ngươi
Dưới hai mắt
32 VIII G Trên đường dọc qua giữa con
ngươi phải
33 7-8 M Trên gò má, trên h. 28
34 III-IV C-D Trên đầu 2 lông mày Tim, bàn chân, thần kinh số 2 (TK
thị giác), đỉnh phổi
35 VIII-IX B Hai bên nhân trung sát lỗ mũi
36 VIII-IX E-G Hai bên mép
37 VIII G Trên đường dọc qua giữa con Lá lách, tỳ kinh, miệng
ngươi trái
38 IX G Cuối 2 đường rãnh mép Ruột già, thận, ngón tay giữa,
thuốc kháng sinh, tụy tạng
39 VIII-IX E-G Hai bên mép ngang cánh mũi Bao tử, vị kinh, ngón tay trỏ,
miệng, mũi, trán
40 VIII H Ngang huyệt Diện Chẩn 37 bên Lá lách
trái
41 VIII-IX H Giữa má phía dưới bên phải Mật, đởm kinh, tai, nửa bên đầu
43 VII-VIII O Trên sống mũi, dưới huyệt số 1 Huyệt Mệnh môn, thắt lưng
45 VII-VIII B Hai bên sống mũi ngang huyệt 43 Tai, thận, huyệt Thận du, thần
kinh số 6 (TK vận nhãn ngoài)
47 VIII E Giữa đường rãnh mép phải
48 VIII D-E Trên mép phải gần cánh mũi
49 VIII-IX E-G Dưới đường rãnh mép phải
50 VIII-IX G Bên má phải sát huyệt 49 Gan, can kinh, đỉnh đầu, mũi, hậu
môn, bao tử
51 XII D Hai bên ụ cằm Đỉnh đầu, bàn chân, trán
52 VII-VIII D-E Sát đỉnh mép phải – đối xứng bên
trái là huyệt 58
53 IX-X O Phía dưới nhân trung, sát môi trên
57 5-6 P-Q Chỗ lõm nhất của khuyên vành tai Tim, lưỡi, răng
58 VII-VIII D-E Sát đỉnh mép trái, đối xứng bên Gan
phải là huyệt 52
59 VI L Hai bên má, sát tai Ngực, vú, ngón tay út, tâm kinh,
tiểu trường kinh, tim
60 6 M Tim, vú, ngón tay út, lưỡi, mặt
61 VII-VIII D Trên Đỉnh hai mép . Tim, bao tử, gan, phổi, ngón tay
cái, miệng, mũi, họng, mặt, thần
kinh số 5 (TK sinh ba), thượng vị,
thuốc Endorphine, huyết Thiếu
Dương, niêm mạc
62 11 M Dưới gò má – ngang cằm
63 IX O Chính giữa nhân trung Bao tử, lá lách, tử cung, dương
vật, âm đạo, vú, tụy tạng
64 VIII-IX D Điểm thấp nhất của cánh mũi - Bao tử, háng, thần kinh số 9 (TK
thiệt hầu)
65 IV C Góc trên lông mày Não, tai, ngón chân giữa
68 VI M-N
69 VI M

43
70 VIII-IX G Trên đường dọc qua giữa con
ngươi, ngang cánh mũi trái
71 VII-VIII D-E
72 VIII-IX L
73 VI G Trên đường dọc qua giữa con Phổi, thận, tim, mắt, vú, buồng
người, ngay dưới mắt trứng, cánh tay, vai, lưng, chân,
bọng đái, huyệt Nhũ căn
74 VIII D-E Điểm giữa cánh mũi và mép Háng, + gan, - dạ dày, thần kinh
số 8 (TK thính giác)
75 VIII-IX D-E Phía dưới huyệt 74 trên 2 cánh
mũi
79 7-8 P-Q Trên dái tai Lưỡi, tim
80 XII A-B
85 X-XI E Trên cằm, dưới hai khóe môi Bọng đái, thuốc lợi tiểu, ngón tay
út
87 XII O Điểm lồi nhất ụ cằm Bàng quang, cổ tử cung, đỉnh đầu,
tim, huyệt Trung cực, sau gáy
88 6 N-P Khớp vai
89 XI E
91 VIII C
94 10 P Trên xương quai xanh
95 9-10 P-Q
96 10 N-P Đầu gối
97 III-IV D-E Sát trên lông mày Cánh tay trên
98 III-IV H-K Sát trên điểm cao nhất của lông Cánh tay trên, khuỷu tay
mày
99 III-IV G-H Sát trên điểm giữa lông mày Cánh tay trên, khuỷu tay
100 IV-V L-M Điểm cuối lông mày Mắt, cổ tay
101 XII B Trên ụ cằm
102 III-IV L-M Trên đỉnh lông mày Mắt
103 II O Chính giữa trán Não, đỉnh đầu, mắt, trán, huyệt
Bách hội, tim
104 XI G Hai bên cằm + Ruột thừa
105 XI H Hai bên cằm – sát huyệt 104
106 III O Giữa phần thấp của trán - Tim, đỉnh đầu, mắt, trán, cổ, chẩm
gáy
107 III B Tim, gót chân
108 III-IV O Trên điểm giữa hai lông mày
109 IV-V O Dưới điểm giữa hai lông mày
113 IX D Hai bên nhân trung Tuyến tụy (lá mía), dịch hoàn,
buồng trứng, thần kinh số 10 (TK
phế vị)
120 VIII E Sát cánh mũi bên trái
121 VIII-IX D-E Sát phần dưới cánh mũi trái
123 II K Phần giữa 2 bên trán
124 II H Hai bên trán + mật, - lá lách, não
125 II-III G Phổi
126 0 O Trên đỉnh giữa trán sát mép tóc Bàng quang, não, đỉnh đầu, mũi,
xương cụt, hậu môn
127 XI-XII O Giữa phần trên ụ cằm gần môi Đáy tử cung, gót chân, bụng dưới,
dưới ruột non, huyệt Khí hải, tim, miệng

44
128 II-III G Trên trán – ngay đường trục qua
mắt
129 III-IV L Phía trên phần cuối lông mày
130 5 M Dưới thái dương, ngang khóe mắt Mắt
131 V L
132 VIII K Lá lách, phổi
133 VIII-IX K
139 3-4 Q Trong tóc, phía trên tai
143 VIII-IX O Điểm chính giữa 2 lỗ mũi nhìn từ Cột sống lưng, ruột già, xương
bên dưới cụt, hậu môn
145 VII-VIII D-E
156 XI-XII D Hai bên ụ cằm Buồng trứng, cẳng chân, thần kinh
số 11 (KL gai), sau gáy, gờ mày
157 XI-XII D
159 XI-XII E
162 11 L
163 IX-X O
170 6-7 Tai
171 VII-VIII D-E Trên đường rãnh mép phải
173 VIII O Chính giữa đỉnh mũi
174 VII-VIII B Hai bên cánh mũi sát sống mũi
175 II B Giữa trán – hai bên huyệt 103 Mắt
177 III-IV M-N Sát mí tóc hai bên thái dương -
phía trên lông mày.
178 VIII B Hai bên đỉnh mũi trên cánh mũi
179 IV-V C-D Tai
180 4 M Ngón tay cái
183 IV M-N
184 VI-VII B Điểm giữa mũi hai bên sống mũi Mật, thần kinh số 3 (TK vận nhãn
chung), huyệt Đởm du
185 II-III M-N Sát mí tóc thái dương Ngón tay áp út
188 IV-V B-C Điểm giữa hai lông mày và sống Răng
mũi
189 VI O Dưới 2 mắt ngay trên sống mũi Tim, cột sống, ngực, huyệt Cân
súc và Chiên trung
191 2 M-N Sát mí tóc hai bên thái dương Ngón tay út, tim
195 3 M-N
196 IV-V A-B Ngang mí mắt trên phần lõm của Răng, mắt
sống mũi
197 II C Mắt, đầu gối, thần kinh số 1 (TK
khứu giác)
209 V-VI D
210 O-I D Dưới mi tóc Mông
215 III L-M
216 III-IV H
217 IV-V L Dưới thái dương – ngang đuôi
lông mày
218 III-IV K
219 O D Mông, khớp vai, cột sống
222 X G Quanh rốn (bụng), huyệt Thiên Xu
và Ủy trung

45
226 X-XI D-E
227 X-XI B
228 IX-X D-E
229 X H
233 VIII G-H Trên gò má phải – hợp với huyệt Gan
41 và 50 thành tam giác Gan.
235 XI-XII O Phía trên ụ cằm Bộ phận sinh dục, kinh tam tiêu,
huyệt Thạch môn
236 X-XI O
240 IV B Ngón chân áp út, mắt cá chân
245 9-10 N-P
247 VIII-IX O Giữa nhân trung – dưới huyệt 19
253 VIII-IX O-A Sát hai lỗ mũi nhìn từ dưới lên
254 XII A-B Phía dưới ụ cằm Ngón chân cái, kinh Can, kinh Tỳ
255 XII B-C Ngón chân chỏ, kinh Vị
256 XII D-E Hai bên cằm Ngón chân giữa
257 XII E-G Ngang ụ cằm ở hai bên cạnh cằm Ngón chân áp út, kinh Đởm
267 III-IV G Chính giữa hai lông mày Huyệt Ngư yêu
268 III-IV E Phần bên trong trên hai lông mày
269 VII-VIII H Phần nổi cao nhất của gò má Tim, ngực, phổi
270 X K Hai bên phía trên cằm
274 7-8 P-Q
275 8-9 P Phổi, họng
276 VII-VIII K Phía ngoài gò má Tim, phổi
282 7-8 P Trước dái tai
287 VIII-IX B Ngay dưới hai lỗ mũi Dịch hoàn
290 VII B Hai bên huyệt số 1 trên sống mũi Kinh tam tiêu, cổ, thắt lưng
292 XI-XII G Ngang ụ cằm – sát phía ngoài Ngón chân út, kinh Bàng quang
cằm
293 XI-XII G-H Ngón chân út, kinh Bàng quang
300 I E Phần cao của trán Thận
301 I G Thận
302 I H
303 I K
305 IX-X G-H
309 9 P-Q
310 III C Phần thấp của cằm Bả vai, cổ chân
312 IV-V O Giữa sống mũi – dưới huyệt Diện Lưỡi
Chẩn 26
319 3-4 L-M
324 III-IV K
330 V-VI C
332 III D
333 II-III H
340 I B
341 I C
342 I O Ruột già, thắt lưng, cột sống
343 11-12 M Trên gờ xương hàm Kinh Can và kinh Tỳ
344 11-12 L-M Kinh Vị, ngón chân trỏ
345 11-12 L-M Ngón chân giữa

46
346 11-12 L Ngón chân áp út, kinh Đởm
347 X-XI B Trên đường dọc qua lỗ mũi – sát Cổ chân
bờ trên của ụ cằm
348 O-I O Sát phần trán với mí tóc – dưới
H.329
353 VI H
354 VI E
355 V-VI D
356 VIII H Trên gò má bên phải
357 VI D-E
358 VI K
360 III E
365 XII O Nơi chẻ đôi của ụ cằm Đỉnh đầu, hậu môn
377 O C
379 O B
401 O-I O
405 II-III C Trên hai đầu lông mày- giữa trán Bao tử, huyệt Túc Tam lý (vị kinh)
421 II D Tai, mắt, gan
422 II E Mắt
423 II G + gan, - lá lách
432 VI-VII E-G Dưới mắt – giữa tuyến E -G Tim, phổi
437 VIII-IX H
458 II-III H
459 5-6 M-N
460 5 M-NTrên thái dương Bàn tay, khớp ngón tay
461 X-XI K Trên đường ngang bờ môi dưới Gót chân
467 VI-VII D-EKết hợp với H.61 và H.491 thành Mũi, gờ mày
tam giác đều.
477 III-IV B-C Phía Trên 2 góc trong của lông Bả vai
mày
481 VII-VIII G-H
491 VI-VII D Hai bên sườn mũi - ở giữa VI-VII Thần kinh số 4 (TK cơ chéo to)
505 V-VI C
511 IX-X E
512 XII O
521 XII O Cuối ụ cằm Tiền liệt tuyến
555 5 N-P Mắt, mũi, đỉnh đầu
556 0 O Sát mí tóc trên tuyến 0 – trên
H.126
557 0 O Nằm trong phần tóc trên H.556
558 0 G Trên đường dọc qua giữa con
ngươi – nằm sát mí tóc.
559 0 H Bên cạnh H. 558
560 0 E
561 III G Phổi, ruột già
564 0 K Sát mí tóc, gần bên thái dương Khớp vai
565 VI D
567 II Q
630 VIII-IX B-C

47
7.3 Các bộ huyệt cơ bản
1. Bộ Thăng ™: 127, 50, 19, 37, 1, 73 - +, 189, 103, 300 - +, 0 - +.
2. Bộ Giáng ™: 124 + -, 106, 34 + -, 26, 61 + -, 3 + -, 143, 39, 14 + -, 222
+ -, 85 + -, 156 + -, 87.
3. Bổ âm huyết™: 22, 127, 63M + -, 17 + -, 113 + -, 7 + -, 63, 50, 19, 39,
37, 1, 290 + -, 0 + -.
4. Trừ đàm thấp thủy, trị thấp khớp, ho đàm, béo phì: 103, 1, 290, 19, 64,
39, 63, 53, 222, 236, 85, 127, 235, 22, 87
5. Điều hòa làm ấm: 34, 290, 156, 132, 3
6. Tiêu viêm khử ứ™: 156 - +, 38 - +, 7 - +, 50, 37, 3 - +, 61 - +, 290 - +,
16 - +, 26, Phản chiếu bộ vị.
7. Tăng tiết dịch: 26, 3, 29, 19, 39, 85, 14, 275, 87, 53, 61
8. Giảm tiết dịch: 103, 1, 0, 15, 16, 126, 7, 63, 17, 287, 22, 50, 53, 29, 60,
21, 235, 3, 61
9. Tăng huyết áp: 50, 19, 1, 63,53, 103, 126, 300, 37, 23, 6, 0
10. Hạ huyết áp: 54, 55, 26, 61, 3, 8, 12, 14, 15, 16, 29, 222, 85, 87, 51, 41,
180, 100, 39, 188, 277, 173, 143
11. Cấp cứu ngất xỉu, trúng gió: 19, 127, 69, 0
12. Tiêu viêm tiêu độc: - 26, 3, 38, 50, 41, 60, 57, 61, 143, 85, 29, 5, 17 hoặc
41, 143, 127, 19, 37, 38
13. Tiêu đờm, long đờm: - 132, 37, 26, 275, 3, 467, 491, 28, 14, 64, - 491,
467, 61 - 565, 432, 61
14. Tiêu bướu, khối u: 104, 61, 38, 184, 17, 103, 39, 73, 8, 12, 15, 127, 19,
1, 64, 12, 233
15. Tiêu mỡ: 233, 41, 50, 37, 38, 85, 113, 7, 9
16. Tiêu hơi, thông khí: 104, 3, 26, 38, 19, 28, 235, 143, 184, 50, 189
17. Giải độc: 26, 3, 85, 87, 38, 50, 41, 290, 235, 14, 15, 1, 9, 0, 143
18. Tức ngực, khó thở: 7, 3, 8, 61, 57, 269, 189
19. Cầm mồ hôi, tiết dịch: 300, 60, 61, 41, 50, 37
20. Cầm tiểu: 0, 16, 37, 87, 103, 1, 300, 126
21. Lợi tiểu: 26, 3, 29, 222, 85, 87, 40, 37, 290, 235
22. Tê, mất cảm giác: 37, 60, 50, 59, 8, 58, 40
23. Mề đay: 124, 34, 60, 26, 61, 45, 85, 13, 50, 3, 41, 38, 17, 87, 51
24. Mất ngủ: 124, 34, 267, 217, 51
25. Suy nhược thần kinh: 22, 127, 19, 50, 1, 188, 106, 34, 124, 103
26. Suy nhược cơ thể: - 41, 50, 19, 45, 39, 37, 0 hoặc 22, 127, 63, 19, 7, 1,
50, 37
27. Trị đau: 41, 87, 85, 60, 34, 61, 14, 16, 50, 38, 156, 37, 39, 0
28. Trị nhức: 39, 45, 43, 300, 17, 301, 302, 560, 0

48
29. Chống (điều chỉnh) co cơ: 19, 16, 61, 156, 127, 477
30. Đau nhức cơ bắp: 17, 7, 19, 38, 29, 222, 156, 61, 37, 8, 189, 405
31. Viêm cơ khớp: 19, 61, 16, 156, 50
32. Làm mát (hạ nhiệt): - 26, 180, 100, 8, 3, 143, 38, 29, 222, 85, 235, 87,
16, 14, 16 hoặc 51, 173, 253
33. Viêm xoang, thiểu năng tuần hoàn não: 127, 1, 189, 61, 3, 188, 59, 130,
100, 34, 102, 103, 124, 300, 126, 16, 0, 14
34. Phác đồ 12 dây thần kinh: 197, 34, 184, 491, 61, 45, 5, 74, 64, 113, 511,
156, 7
35. Tăng cường tính miễn nhiễm: 7, 135, 156, 50, 37, 300, 127, 6, 0, 26, 3,
38, 17
36. Tăng cướng sức đề kháng: 0, 300, 1, 50, 37, 19, 7, 113, 127, 22, 45, 61,
17, 156
37. Làm ấm (Nóng): 127, 6, 17, 7, 63, 19, 37, 50, 43, 1, 73, 300, 559, 558, 0
38. Nhức răng: 34, 60, 57, 180, 0, 188, 196
39. Chống co giật: 17, 61, 3, 38, 85, 50, 41, 124, 34, 0, 26
40. Trị ngứa: 17, 61, 3, 38, 85, 50, 41, 124, 34, 0, 26
41. Phác đồ tạng phủ, bệnh do nhiều tạng gây ra: 8, 50, 37, 3, 17, 22, 127,
41, 39, 189, 38, 63, 60, 59, 124, 106, 423, 422, 113
42. Phác đồ nội tiết tốt, trị tiểu đường, bướu cổ: 26, 8, 20, 63, 7, 113, 17
(hoặc thêm 290, 235, 189, 103)
43. Phác đồ tứ đại huyệt, trị ngứa, nổi mề đay, dị ứng, mệt mỏi: 26, 19, 127,
0
44. Chóng mặt: 63, 106, 65, 60, 8, 50, 26, 15, 127, 19, 0
45. Bồi bổ & thông khí huyết: 22, 43, 62, 37, 7, 73, 58, 127, 156, 50, 51,
189, 477, 65, 15, 26, 59
46. Hay quên, kém trí nhớ: 22, 127, 63, 28, 45, 106, 103, 60, 50, 1, 106, 103,
124, 34
47. Phác đồ 6 vùng phản chiếu: 179, 283, 188, 196, 18, 12, 330, 61, 74, 64,
39, 49, 36, 8, 305, 222, 156, 347, 127, 16, 138, 79, 0, 14, 54, 55, 15
48. Cầm máu: 16, 61, 0, 50, 37, 6, 17, 7, 287, 124, 34
49. Chống nghẽn, nghẹt: 19, 14, 275, 61, 39, 26, 312, 184, 85, 87
50. Làm nhuận trường: 19, 143, 3, 41, 38, 50, 97, 98, 29, 70
51. Chống run rẩy: 50, 45, 300, 127, 73, 6, 124, 0
52. Yếu sinh lý: 0, 170, 19, 63, 360, 300, 73, 1, 37, 1, 37, 17, 7, 127, 156
53. Tiêu u bướu: 41, 143, 127, 19, 37, 38 + phản chiếu
54. U cứng (U xơ tử cung): 7, 5, 17, 38
55. An thần: 124, 34, 106, 26
56. Làm giãn cơ: 19,290,16-,61-.

49
57. Giản cơ toàn thân: 19,16,61,50,37,127,156,477.
58. Giản cơ + Thông tắc (PXQ): 19,1,290,16-,61-,275,14,0.
59. BỘ BA TIÊU: - Tiêu bướu, khối u: 41,127,19,143. Tiêu viêm: 61,37,38.
- Tiêu độc: 26,5,17,3,50,60,29,104,10,59,85,235,87.
60. Bộ kháng sinh nội: 126,106,103,127,38,37
61. Ổn định TK: 34,124,103,106.
62. Tăng trí nhớ: gõ: 103,300+.
63. Chóng mặt: 63,19,127,0.
64. Tức ngực, khó thở: 73,3,28,61,57,269,189.
65. Tiêu đờm, long đờm: 132,275,3,467,491,26,37.
66. Tiêu mỡ: 233,41,50,37,38,85,64,74,113,7,9.
67. Cầm mồ hôi, tiết dịch: 8,59,3+,59+.
68. Mồ hôi chân tay: 60+,16-.
69. Cầm tiểu: 16,0,37,87,103,1,300,126.
70. Cầm tiểu đêm: A: 19,37. B (TDT): bấm: 0,16,61, 287,87 vuốt 87 C:
0,16,37,87,103. D: 19,37,0,16,87,103,1,300,126.
71. Lợi tiểu: 26,3,29,222,85,87,40,37,290,235.
72. Tê gót chân: 127,286,461.
73. Cấp cứu ngất xỉu, trúng gió: 19,127,60 (69),0.
74. Lọc máu: 233,41,50,45,87,235.
75. Lưu thông máu: 60,37,3,50,20.
76. Bộ giảm đau: 41,1,61,16,0.
77. Trị đau nhức: A: 39,45,43,300,0. B: 41,87,61,16,37,60,38,0.
78. Đau khớp khi cử động: 26,61,3.
79. Đau nhức cơ bắp: 17,7,19,38,29,222,156,61,37,8,189,405.
80. Viêm cơ khớp: 19,61,16,156,50.
81. Viêm amedan, viêm họng: 14,275,38,61,8.
82. Viêm đa xoang, thiểu năng tuần hoàn não:
127,1,189,61,565,3,188,34,102,324,103,130,126,300,16,0,14.
83. Say xe: 127.
84. Say xe, Say sóng: 63,0.
85. Nóng sốt: 26,3,143,13,51,85,87,180,100,130,16,14,15.
86. Lạnh: 127,73,6,7,113,300,50,7.
87. Chống co giật: 50,19,103,124,26,63.
88. Run rẩy: 50,45,300,127,73,6,124,0.
89. Phác đồ tạng phủ bệnh do nhiều tạng gây ra:
8,50,37,3,17,22,127,41,39,189,38,63,60,59,124,106,423,422,113.
90. Phác đồ nội tiết tố: 28,8,20,63,7,113,17.

50
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vùng nhân trung và môi có mụn bọc đầu - tránh châm : 19
- Nếu có lở loét (như loét bao tử) - tránh dùng : 17
- Người có huyết áp cao - tránh dùng : 1, 19, 50
- Người có huyết áp thấp - tránh dùng : 3, 8, 26
- Khi có thai - không châm hay day ấn : 19, 63, 235
- Ấn sâu và mạnh, nhất là huyệt bên trái sẽ làm mệt tim : 61

7.4 Bộ vị - huyệt phản chiếu


1. Đỉnh đầu: 126, 103, 50, 51, 37, 87, 106, 365, 189
2. Nửa bên đầu: 41, 54, 55, 100, 180, 61, 3, 184, 437, 51, 235
3. Sau đầu gáy: 87, 106, 156, 26, 8, 65, 188, 290, 100, 54, 55, 201, 267,
127
4. Trán: 60, 39, 51, 37, 106, 61, 103, 197
5. Toàn đầu: 37, 50, 103, 87, 51, 19, 0, 26
6. Tai: 65, 179, 290, 235, 197, 45, 41, 421, 145, 15, 138, 57, 0, 332
7. Gờ mày: 156, 467
8. Mắt: 102, 100, 130, 188, 196, 80, 330, 197, 175, 423, 103, 422, 421,
16, 6, 106, 12
9. Mũi: 126, 377, 379, 103, 106, 107, 108, 26, 184, 1, 61, 39, 138, 467, 7,
50, 19, 3, 240
10. Môi, miệng: 37, 39, 61, 3, 53, 236, 127, 228, 29, 227, 226, 8
11. Cổ: 26, 19, 8, 12, 106, 107, 20, 290
12. Họng: 8, 312, 61, 14, 275, 96, 109, 19, 26
13. Lưỡi: 8, 79, 312, 57, 60, 26, 109, 196, 61
14. Răng: 8, 188, 196, 26, 34, 57, 60, 39, 38, 45, 127, 22, 300, 0, 180, 14,
100, 3, 16
15. Mặt: 60, 57, 37, 58, 61, 39, 3
16. Bả vai: 477, 310, 360, 106, 107, 34, 97, 98, 13,421, 120, 139, 38, 12, 4,
0, 124
17. Khớp vai: 88, 65, 559, 278, 564, 73, 354, 219
18. Cánh tay trên: 97, 98, 99, 360, 267, 60, 51, 38, 0, 73
19. Khuỷu tay: 98, 99, 360, 267, 60, 51, 0, 73, 28
20. Cổ tay: 100, 130, 235, 41, 70, 131, 0
21. Bàn tay: 460, 130, 60
22. Các khớp ngón tay: 19, 460, 130, 60, 50
23. Ngón tay cái: 61, 180, 3
24. Ngón tay trỏ: 319,39, 177, 100
25. Ngón tay giữa: 38, 44, 195, 50
26. Ngón tay áp út: 29, 222, 185, 459
27. Ngón tay út: 85, 191, 60, 0
28. Mông: 5, 210, 219, 377, 277, 91
29. Háng: 64, 74, 145
51
30. Đùi: 7, 17, 113, 38, 37, 50, 3, 19
31. Khoeo (nhượng) chân: 29, 222
32. Đầu gối: 9, 96, 197, 39, 156, 422, 129
33. Cẳng chân: 6, 96, 156, 50, 300, 85
34. Cổ chân: 107, 310, 347
35. Bàn chân: 34, 51
36. Gót chân: 127, 107, 310, 461, 286
37. Ngón chân cái: 97, 254, 343
38. Ngón chân trỏ: 255, 34, 344
39. Ngón chân giữa: 256, 345, 477, 65
40. Ngón chân áp út: 257, 346, 240
41. Ngón chân út: 292, 293, 26
42. Ngực: 189, 73, 467, 491, 269, 3, 60, 13
43. Vú: 60, 63, 12, 73, 39, 59, 179, 283
44. Cột sống lưng: 19, 342, 1, 143, 63, 558, 559, 560, 219, 19
45. Thắt lưng: 290, 1, 19, 43, 45, 342, 341, 300, 21, 0, 210, 560, 127
46. Giữa hai bả vai: 310, 491, 360, 565, 561, 421, 420, 332
47. Quanh rốn (bụng): 127, 0, 113, 29, 222, 53, 63
48. Trên rốn: 19, 63, 53, 61, 58, 39, 37, 50, 7, 17, 113
49. Dưới rốn: 127, 22, 87, 235, 156, 347, 236, 227
50. Da, niêm mạc: 26, 3, 61, 19, 79, 13
51. Não, thần kinh: 1, 124, 103, 300, 34, 126, 125, 65, 197, 175, 8
52. Dương vật: 19, 63, 1, 50, 0, 26, 37, 53, 235, 23, 174
53. Dịch hoàn: 7, 113, 287, 73, 156, 35, 65
54. Âm hộ, âm đạo: 3, 63, 19
55. Tử cung: 61, 63, 1, 53, 19, 174, 23
56. Buồng trứng: 7, 113, 287, 65, 73, 156, 347, 210
57. Hậu môn: 19, 126, 365, 50, 127, 143
58. Tim (Tâm – Tâm bào): 8, 12, 20, 269, 34, 54, 55, 276, 59, 60, 57, 106,
107, 191, 103, 87, 127
59. Ruột non (Tiểu trường): 127, 22, 34, 8, 236, 226, 227, 228, 29
60. Gan (Can): 50, 03, 197, 58, 189, 423+, 233, 356, 47, 303, 421+, 70
61. Mật (Đởm): 41, 184, 139, 54, 55, 124+
62. Lá lách (Tỳ): 37, 40, 124-, 132, 481, 423
63. Tụy tạng (Tỳ): 38, 63, 7, 113, 17
64. Bao tử - Dạ dày (Vị): 39, 120, 121, 64, 5, 7, 113, 37, 61, 54, 55, 45, 63,
19, 50, 127, 310, 405, 34, 74, 421
65. Phổi (Phế): 26, 3, 13, 61, 28, 132, 491, 125, 128, 269, 276, 279, 275,
109, 310, 360
66. Ruột già (Đại trường): 342, 19, 38, 9, 143, 104, 105, 561, 98, 97, 510
67. Thận: 0, 300, 1, 45, 19, 43, 290, 17, 29, 22, 38, 560, 210, 342, 301, 302,
73, 219
68. Bọng đái: 85, 87, 22, 235, 53, 26, 126, 29, 3, 290, 60, 89, 73

52
8. CÁC ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU VÀ
ĐỒNG ỨNG

Thái cực đồ: Phần mặt trái là âm


(Yin), phần mặt phải là dương
(Yang). Ta có thể tác động vào
phần mặt hoặc cơ thể bên trái để
chữa cho phần mặt hoặc cơ thể
bên phải, tác động phía trên để
chữa cho phía dưới và ngược lại.

Đồ hình bên trái tương ứng với


đồ hình nội tạng trên mặt và đồ
hình bên phải tương ứng với đồ
hình nội tạng trên trán: huyệt
106 và số 8 tương ứng với đốt
C1, huyệt 26 là đốt C7, huyệt số
1 và 342 là đốt L1, huyệt 173 và
126 là đốt L5, huyệt 143 và 557
là đốt xương cùng.

Mặt phản chiếu não. Các huyệt


sau đây tương ứng với 12 đôi
dây thần kinh sọ não:
h 197: dây số 1 (khứu giác), h
34: dây số 2 (thị giác), h 184:
dây số 3 (vận nhãn chung), h
491: dây số 4 (cảm động), h 61:
dây số 5 (tam thoa), h 45: dây số
6 (vận nhãn ngoài), h 5: dây số 7
(thần kinh mặt), h 74: dây số 8
(thần kinh thính giác), h 64: dây
số 9 (thần kinh thiệt hầu), h 113:
dây số 10 (thần kinh phế vị), h
511: dây số 11 (gai sống), h 7:
dây số 12I (hạ thiệt-dưới lưỡi)

53
Mặt phản chiếu tim. Gạch hay
lăn khắp mặt sẽ kích hoạt hệ
thống tuần hoàn, làm tăng huyết
áp và làm nóng cơ thể.

Bộ phận sinh dục nữ: mồm là


cửa mình, mũi là tử cung, lông
mày là vòi trứng và mắt là
buồng trứng.

Bộ phận sinh dục nam: mũi là


dương vật, lông mày là ống dẫn
tinh và mắt là tinh hoàn.

Bàn tay trái phản chiếu nửa mặt


bên trái và nửa người bên trái.
Bàn tay phải phản chiếu nửa mặt
bên phải và nửa người bên phải.
Cạnh tay dọc ngón út là cột
sống.

Bàn tay phản chiếu nội tạng:


nửa trên của lòng bàn tay phản
chiếu ngực, phía dưới ngón út là
tim. Giữa lòng bàn tay bên trái
là dạ dày, giữa lòng bàn tay bên
phải là gan. Nửa dưới của lòng
bàn tay phản chiếu bụng.

54
Bàn chân trái phản chiếu nửa
mặt bên trái và nửa người bên
trái.
Bàn chân phải phản chiếu nửa
mặt bên phải và nửa người bên
phải.
Cạnh chân dọc ngón cái là cột
sống.
Bàn chân phản chiếu nội tạng:
nửa trên của lòng bàn chân phản
chiếu ngực, phía dưới ngón cái
là tim. Giữa lòng bàn chân bên
trái là dạ dày, giữa lòng bàn
chân bên phải là gan. Nửa dưới
của lòng bàn chân phản chiếu
bụng.
Lưng phản chiếu ngoại vi: gáy
phản chiếu đầu, hai bả vai phản
chiếu tay, phần lưng trên phản
chiếu lưng, phần lưng dưới phản
chiếu chân.
Lưng phản chiếu mặt: Hai bả vai
phản chiếu mắt, sống lưng phản
chiếu mũi, thắt lưng phản chiếu
mồm.

Lưng phản chiếu nội tạng: Nội


tạng trong cơ thể phản chiếu ra
lưng, gan lại nằm bên trái và dạ
dày nằm bên phải, tức là ta có
thể tác động vào gan để chữa dạ
dày và ngược lại.

55
Ngực bụng phản chiếu ngoại vi:
cổ phản chiếu đầu, hai xương
quai xanh phản chiếu tay, bả vai
phản chiếu bàn tay, bụng phản
chiếu chân, gót chân nằm ở dưới
rốn.
Ngực bụng phản chiếu mặt: vú
phản chiếu mắt, rốn phản chiếu
mồm.

Tai phản chiếu ngoại vi: sống tai


là sống lưng; vành tai trên là
cánh tay; vành tai dưới là đầu
gối, cẳng chân và bàn chân.
Tai phản chiếu mặt: Tai là nơi
đặc biệt dùng để chữa mặt, tai
trái phản chiếu nửa mặt bên trái,
tai phải phản chiếu nửa mặt bên
phải. Phía trên là mắt, ở giữa là
mũi, phía dưới là mồm, lưỡi,
họng.

Tai phản chiếu nội tạng: phía


trên là phần ngực, phía dưới là
phần bụng.

Mũi vẫn là cột sống lưng, nhưng


lộn ngược: cánh mũi là bả vai,
gờ mày là khớp háng, cằm là
đầu, trán là đít.

56
Giống đồ hình bên, nhưng nhân
trung là đầu-mặt, khóe mép là
khủy tay, giữa gờ mày là đầu
gối.

Toàn bộ cơ thể người nằm trên


gờ mày.

Sống lưng nằm trong gờ mày.

57
Gờ mày là lòng bàn chân.

Vùng trên đỉnh tai là đầu - mặt.

Đầu mày tương ứng với tai.

Thái dương, đuôi mắt, sống mũi


tương ứng với bộ phận sinh dục
nam.

58
Thái dương, đuôi mắt tương ứng
với bộ phận sinh dục nữ.

Mũi là tử cung, mắt là buồng


trứng, gờ mày là vòi trứng.

Mỗi ngón tay đồng


ứng với một con
người: Ta có thể xoa
bóp, ấn tìm điểm đau
hay hơ trên ngón tay
để hỗ trợ việc điều trị
hoặc tìm ra các bộ
phận gây bệnh (ấn vào
thấy đau) đồng ứng
trên từng ngón tay.
Các ngón tay đồng
ứng với khung xương:
Xoa bóp hay hơ trên
ngón tay giúp cho việc
điều trị sự đau nhức
các xương và khớp
xương trên cơ thể.

59
Các ngón tay cũng
tương ứng với các cơ
quan nội tạng – tác
động lên các đốt ngón
tay cũng có thể giải
quyết các vấn đề của
nội tạng.

Bàn tay úp đồng ứng


với các bộ phận phía
sau lưng của cơ thể:
Xoa bóp, hơ hay ấn
vào các ngón tay (để
úp) cũng là cách tác
động vào các khu vực
đồng ứng ở phía sau
cơ thể.
Bàn tay nắm với ngón
cái gấp vào trong đồng
ứng với cái đầu: Khi
tác động vào các điểm
trên lưng bàn tay, sẽ
có hiệu quả trên các
khu vực ở đầu.

Bàn tay nắm với ngón


cái duỗi thẳng, lại
đồng ứng với trái
tim:Khi tác động
(bằng việc hơ ngải
cứu) trên bàn tay trong
tư thế này là ta đã tác
động trên trái tim.

60
Cánh tay úp đồng ứng
với lưng – cổ gáy –
đầu: Hơ hay ấn trên
các điểm đồng ứng
vùng cánh tay hay
vùng lưng, có tác động
làm giảm đau các phần
gây đau nơi lưng hay
trên cánh tay.
Cánh tay ngửa đồng
ứng với phần ngực –
bụng…

Hai nắm đấm chọi


nhau tạo thành đồng
ứng của các khớp
xương lớn như khớp
vai, khớp khuỷu tay và
khớp gối. Ta có thể
day hai nắm đấm vào
nhau để hỗ trợ việc
chữa các khớp trong
cơ thể.
Bàn tay với ngón cái
và trỏ tạo thành vòng
tròn, đồng ứng với
mắt: Trong tư thế này,
có thể tác động bên
trong 2 ngón để chữa
các bệnh đau mắt đỏ,
nóng đổ ghèn hay bụi
vào mắt.

61
Bàn tay nắm trong tư
thế này, đồng ứng với
đại não – Tác động
qua việc hơ ngải cứu
hay lăn bằng cây lăn
có thể chữa bệnh nhức
đầu, đau dầu một bên.

Hai bàn tay mở, đồng


ứng với phía dưới não
bộ; Hỗ trợ điều trị các
bệnh tai biến mạch
máu não, tâm thần,
nhức đầu, mất ngủ..
bằng cách hơ ngải cứu
trong lòng bàn tay.

Bàn tay khum như


hình bên đồng ứng với
gan. hơ nóng vùng
khoanh tròn để hỗ trợ
chữa gan.

Các tư thế bàn tay –


đầu gối đồng ứng với
bộ phận sinh dục nữ –
hỗ trợ điều trị các
bệnh phụ khoa liên
quan đến bộ phận này
bằng cách tác động
trên các vùng đồng
ứng.

62
Mỗi một ngón chân
tương ứng với một đầu
người: Khi tác động
lên ngón chân sẽ hỗ
trợ giải quyết các vấn
đề trên vùng đầu, mặt.

Cạnh bàn chân đồng


ứng cột sống.

Hai bàn chân đồng


ứng với hai quả thận :
Các ngón chân :
Tuyến thượng thận.
Cạnh trong bàn chân:
tỉnh mạch thận (màu
xanh), động mạch thận
( màu đỏ).
Phần gan bàn chân:
Quả thận.

63
9. LẬP PHÁC ĐỒ DIỆN CHẨN
- Chúng ta không chú trọng việc chữa từng bệnh cụ thể, mà hướng đến giúp
người bệnh khỏe lên. Cơ thể cảm thấy dễ chịu, thì dần dần bệnh sẽ lui. Muốn
làm được như thế chúng ta phải định ra được những điểm yếu, vùng "thiếu năng
lượng" để tác động. Những vùng, cơ quan yếu có thể được định ra thông qua
việc hỏi bệnh nhân:
+ Xem từ trước đến nay đã đi khám và phát hiện ra những bệnh gì, kể cả
bệnh đã được chữa khỏi.
+ Hiện đang cần chữa những bệnh gì.
+ Chỉ cụ thể các vùng đau, tê, nhức, và các cảm giác mỏi, khó chịu, mất
ngủ ...
- Tập trung tác động vào các cơ quan nội tạng trước, ngoại vi cơ thể sau.
Chú ý đến 5 tạng: tim, phổi, gan, lá lách và thận. Tương quan giữa Tạng phủ và
ngũ hành như sau:

MỘC HỎA THỔ KIM THỦY


Can (gan) Tâm (tim) Tỳ (lá lách) Phế (phổi) Thận
Đởm (mật) Tiểu trường Vị (dạ dày) Đại trường Bàng quang
(ruột non) (ruột già)
Cân (gân) Mạch Nhục (thịt) Bì (da) Cốt (xương)
Nộ (giận) hỷ (mừng) tư (nghĩ) bi (buồn) kinh (sợ)
Phong (gió) nhiệt (nóng) thấp (ướt) táo (khô) hàn (lạnh)

Tương sinh: Gan Mộc => Tim Hỏa => Lá lách Thổ => Phế Kim => Thận
Thủy
Tương khắc: Gan Mộc <> Lá lách Thổ <> Thận Thủy <> Tim Hỏa <> Phổi
Kim
Ví dụ:
- Thận Thủy mà yếu thì có thể hỗ trợ bằng cách tác động vào Phổi Kim để
Kim sinh Thủy.
- Huyết áp cao do Tim Hỏa bốc lên, tác động vào Thận Thủy để Thủy
khống chế Hỏa, huyết áp sẽ bình ổn trở lại.

Ví dụ 1: một người bị tiểu đêm, mất ngủ, đau lưng, và sỏi thận, thì cần tập
trung vào chữa thận, thận đỡ thì các chứng tiểu đêm, mất ngủ và đau lưng sẽ dần
khỏi theo. Cụ thể để chữa sỏi thận hoặc thận ứ nước, lần lượt làm các bước sau:
Bước 1: Bộ huyệt căn bản
+ Bộ tiêu u bướu: 41, 143, 127, 19, 37, 38.
Bước 2: Bộ vị (huyệt phản chiếu)
+ Bộ vị thận: 300, 34, 45, 5, 17, 0.
Bước 3: Vùng phản chiếu, đồng ứng và trực tiếp
+ Gõ hoặc lăn hơ vùng huyệt 300,
64
+ Gõ hoặc lăn hơ vùng huyệt số 0 và cả vành tai,
+ Lăn hơ bàn chân,
+ Gõ hoặc lăn hơ vùng thắt lưng (đốt sống D10, D11, D12).

Ví dụ 2: một người bị tai biến, liệt nửa người bên phải, không nói được, ta
làm như sau:
Bước 1: Khôi phục não
+ Bộ tan máu bầm: 156+, 7+, 50, 3+, 61+, 290+, 16+, 37.
+ Phản chiếu não: 103, 300, 124, 34, 156, 22
+ Lăn hơ kỹ vùng ấn đường và toàn bộ trán, thái dương. Lăn hơ nắm tay.
Hơ các đầu ngón tay, đầu ngón chân.
Bước 2: Khôi phục nói
+ Dò khai thông các vùng huyệt phản chiếu lưỡi (8, 79).
+ Lăn hơ kỹ vùng hàm, cổ, gáy.
Bước 3: Khôi phục tay chân
+ Lăn hơ, khai thông vùng lưng, cột sống.
+ Lăn hơ tay và chân, bên không liệt trước, lần lượt từng đoạn
một.
Bước 4: Cào đầu giúp khôi phục não và an thần.

Ví dụ 3: Phác đồ chữa viêm xoang

1. Ấn và hơ ngải cứu các huyệt thuộc bộ thăng:

2. Ấn các huyệt phản chiếu mũi hoặc lăn hơ các vùng phản chiếu mũi trên
mặt:

65
4. Lăn và hơ vùng gáy hoặc day ấn, xoa bóp dọc hai bên các đốt sống cổ.

5. Nếu bị nặng thì lăn hơ hoặc xoa bóp thêm vùng cổ tay, lòng bàn tay, cổ
chân, lòng bàn chân.

Ví dụ 4: Phác đồ chữa viêm họng

1. Ấn và hơ các huyệt tiêu u bướu:

2. Lăn hơ các vùng phản chiếu họng hoặc các huyệt sau:

66
3. Lăn và hơ vùng gáy hoặc day ấn hai bên các đốt sống cổ.

4. Nếu bị nặng thì phải lăn hơ thêm các vùng cổ tay, khoeo tay, cổ chân,
khoeo (nhượng) chân.

Ví dụ 5: Viêm đại tràng

1. Ấn và hơ bộ tiêu u bướu:

2. Lăn hơ vùng phản chiếu đại tràng hoặc ấn và hơ các huyệt sau:

67
3. Lăn hơ vùng thắt lưng và lăn hơ trực tiếp vùng bụng.

4. Nếu bệnh nặng (u đại tràng), thì cần lăn hơ thêm vùng cổ gáy, lòng bàn
tay, lòng bàn chân.

10. BẢN ĐỒ CÁC BỘ HUYỆT CƠ BẢN

Thông nghẽn nghẹt: 14, 275, 61, 19


Dùng để khai thông các tắc nghẽn trong cơ thể.

68
Tiêu u bướu: 41, 143, 127, 19, 37, 38
Dùng để tiêu viêm và hỗ trợ điều trị các dạng u bướu,
u xơ, u nang, sỏi trong nội tạng; u xương, gai cột sống, ...

Bổ âm huyết: 22, 127, 63, 7, 113, 17, 39, 64, 19, 50, 37, 1, 290, 0
Dùng để tăng cường máu huyết, hỗ trợ cho các bệnh thoái hóa và suy kiệt như
thoái hóa xương, hoại tử khớp, suy thận, khô não, ...

69
Bộ thăng: 127, 50, 19, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0
Dùng để nâng nguyên khí, hỗ trợ cho các bệnh cảm lạnh, xoang, trĩ, huyết áp
thấp, trầm cảm, ...

Bộ giáng: 124, 34, 26, 61, 3, 143, 222, 14, 156, 87


Dùng để giáng khí, hỗ trợ các bệnh sốt nóng, bỏng rát,
cao huyết áp, tăng động, ...

70
Tan máu bầm: +156, +7, 50, +3, +61, +290, +16, 37
Dùng trong các trường hợp tai biến, chấn thương, bầm tím, ...
(dấu '+' chỉ huyệt bên phải).

Trừ đàm-thấp-thủy: 103, 1, 290, 64, 39, 63, 53, 222, 236, 85, 127, 235, 22, 87
Hỗ trợ chữa các bệnh ho đàm, phù thũng, huyết trắng,
thấp khớp, viêm đa khớp, béo phì.

71
Phản chiếu đầu não: 103, 300, 124, 34, 156, 22
Đây là bộ huyệt hỗ trợ cho các bệnh về não,
từ đau đầu cho đến thần kinh tọa, tai biến, u não.

Bộ điều hòa: 34, 290, 156, 39, 19, 50


Dùng để cân bằng âm dương, hỗ trợ cho các bệnh chóng mặt,
cảm sốt, huyết áp không ổn định, ...

72
Giảm tiết dịch: 0, 16, 61, 287
Dùng để giảm việc tiết các dịch trong cơ thể, như nước mũi, nước mắt, mồ hôi,
nước tiểu, dịch trong các khớp, não úng thủy.

Tăng tiết dịch: 26, 3, 29, 85, 87


Dùng trong trường hợp thiếu dịch như khô khớp hay bí tiểu, …

73
Gan: 50, 41, 233, 37, 58, 423, +124

Tim: 8, 189, 1, 269, 276, 106, 107, 108, 103, 138

74
Dạ dày: 124, 34, 1, 61, 120, 39, 121, 64, 19

Lá lách: 37, 40, 32, 356, 561, 458

75
Phổi: 61, 467, 491, 432, 565, 3

Thận: 156, 17, 5, 45, 34, 300, 0

76
cạnh trái đốt đầu ngón giữa.

11. CHÌA KHÓA VẠN NĂNG Mỏi cổ gáy


1. Hơ gõ H.240 hoặc H.195.
Đối với mỗi một bệnh, ta có thể 2. Hơ, lăn vùng Ấn đường và Sơn
chọn một hoặc phối hợp một vài căn.
phác đồ. Ví dụ, nhức đỉnh đầu, thì 3. Day ấn vùng H.422.
ta có thể chọn: chỉ ấn phác đồ 1, 4. Lăn đầu gờ mày.
hoặc ấn phác đồ 2 kết hợp phác đồ 5. Hơ lăn vùng cổ tay ngoài, hoặc
3, ... xoa dầu cù là rồi vuốt mạnh nhiều
lần vùng cổ tay trái (dưới ngón tay
cái) độ vài phút.
Đầu 6. Hơ khoảng giữa ngón tay giữa và
Chấn thương sọ não và hôn ngón tay chỏ (của bàn tay trái).

Nhức cổ gáy
1. Day ấn H.127, 53, 63, 19, 50, 37,
1. Day ấn H.139, 278, 16, 287.
39, 106, 103, 126, 0. Và hơ các
2. Day ấn H.34, 97, 98, 99, 100, 477.
huyệt.
3. Day ấn H.22, 235, 127, 63, 19, 50,
2. Gõ và hơ H.26, 38, 156-, 7-, 50,
1, 37, 61.
3-, 61-, 290-, 16-, 37 và thêm bộ
4. Hơ và lăn vùng H.26 hoặc hơ cổ
vị chấn thương.
tay ngoài bàn tay trái.
Nhức đỉnh đầu
Nhức trán
1. Day ấn H.103, 50, 87, 51, 61, 87,
1. Day ấn H.103, 106, 60, 39, 127,
127, 19, 37.
51, 61, 26.
2. Hơ vùng H.103 hoặc H.126.
3. Hơ đầu ngón tay giữa (của bàn tay Nhức thái dương
trái). 1. Nếu nhức một bên, hơ thái dương
4. Hơ đầu gu xương ngón giữa (của đối xứng. Hoặc hơ góc móng tay
bàn tay trái nắm lại). giữa bên đau.
5. Lăn các đầu ngón tay chụm lại. 2. Nếu nhức hai bên hơ cả hai bên.
Nhức đầu một bên Nhức đầu xây xẩm
1. Day ấn H.240, 278. 1. Dùng cây cầu gai đôi nhỏ lăn hai
2. Day ấn H.320, 131, 235, 41, 437. cung mày rồi lăn dài xuống H.8 sẽ
3. Day ấn H.41, 184, 100, 180, 61, 3, hết chóng mặt.
54, 55, 56, 51, 130.
4. Nhức nửa đầu bên phải: hơ nửa Nhức đầu như búa bổ
mu bàn tay bên phải (bàn tay nắm 1. Day ấn H.34, 16, 14, 180, 185,
lại). Hoặc hơ cạnh phải đốt đầu 195, 191.
ngón giữa.
5. Nhức nửa đầu bên trái: hơ nửa mu Rèn trí nhớ
bàn tay bên trái (bàn tay nắm lại). 1. Gõ H.124, 34, 106, 103.
Hoặc hơ
2. Để rèn trí nhớ và luyện trí thông 3. Hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng
minh cho các cháu nhỏ, mỗi tối bên đau) từ đầu ngoài đến giáp cổ
trước khi đi ngủ nên dùng đầu tay.
ngón tay giữa gõ vào H.103 độ2- 4. Day ấn “dọng cừ” H.34, 100, 555,
30 cái. Nếu là người lớn cần gõ 16, 277, 156, 61 (làm bên đối
thêm H.300+. xứng với bên đau).
3. Day ấn H.60, 50, 1, 106, 103, 124,
34. Mụn, nám
1. Day ấn H.60, 61, 3, 156, 38, 143.
Rối loạn tiền đình 2. Day ấn H.300, 0, 45, 61, 17, 3, 73.
1. Day ấn H.124, 34, 65, 189, 3. 3. Day ấn H.34, 26, 3, 28.
2. Day ấn H.127, 63, 8, 60, 65, 103, 4. Day ấn H.45, 17, 51.
0. 5. Day ấn H.17, 113, 38, 73, 103,
106, 138, 275, 63, 53, 19.
Tâm thần phân liệt
1. Gõ và hơ H.103, 106, 300, 126, Viêm dây thần kinh sinh ba
127, 19, 50, 37, 1, 290. 1. Gõ và hơ H.103, 124, 34, 324+,
131+, 61, 5, 41, 235, 156, 0.
Tóc rụng
1. Day ấn H.127, 145, 103. Xây xẩm mặt mày
2. Day ấn H.50, 37, 39, 107, 175. Day ấn H.107, 63, 61, 60, 65, 19.
3. Day ấn H.156, 258, 175, 39.
4. Day ấn H.300, 1, 45, 3, 0.
5. Cào đầu (rảnh là cào, độ vài ngày Mắt
là hết rụng tóc). Cào đầu còn giúp
Bụi vào mắt
cho đầu hói mọc lại tóc.
1. Thè lưỡi ra liếm khoé miệng chéo
với bên mắt đang có bụi. Liếm độ
Mặt vài giây là hết bụi.
Cận thị
Chóng mặt (bình thường 1. Day ấn H.34, 6 và lăn các sinh
không đo huyết áp cao) huyệt quanh mắt.
1. Day ấn H.61, 8, 63. 2. Day ấn H.34, 1, 127 và lăn quanh
2. Day ấn H.8, 19, 63. mắt.
3. Day ấn H.63, 19, 127, 0. 3. Day ấn H.267, 130, 3, 388.
4. Day ấn H.34, 290, 156, 70.
Chảy nước mắt sống
Hàm mặt đau cứng bên trái 1. Day ấn H.16, 195, 87, 51.
(dây thàn kinh số 5) 2. Dùng cây cầu gai nhỏ lăn khắp mi
1. Day ấn H.156, 7, 61, 300, 94 (bên mắt.
đau) và 3 (bên không đau). 3. Day ấn H.16, 61.
2. Day ấn H.8, 12, 20, 196, 188, 73,
276, 14, 15, 275. Rồi hơ và lăn
trực tiếp vùng đau.

78
Cườm mắt (cườm nước, cườm Mờ mắt (vì giãn đồng tử, gần
khô) như mù)
1. Day ấn H.324, 131, 41, 437, 235, 1. Day ấn H.34, 65, 179, 267, 102,
290, 184, 34, 16, 199 (giữa H.421 100, 4 (liền sát khoé mắt trong), 2
& H.197). Rồi gạch các sinh huyệt (liền sát khoé mắt ngoài). Rồi
theo đồ hình mắt. gạch các sinh huyệt theo đồ hình
2. Dò sinh huyệt trên chân mày rồi mắt.
dùng cây cầu gai lăn nhiều lần
trong ngày. Mắt cườm tan dần và Mủ ở mắt (mắt có mủ)
nước mắt sống cũng khỏi. 1. Day ấn H.41, 143, 127, 19 rồi lăn
quanh mắt nhiều vòng.
Đỏ mắt 2. Day ấn H.197, 34, 16, 39, 50, 38.
1. Day ấn H.98, 17, 7, 50, 60, 100, 3. Hơ mắt đối xứng.
215.
2. Day ấn H.16, 97, 180, 73, 3, 50. Nhức mắt
3. Gạch các sinh huyệt theo đồ hình 1. Day ấn H16.
mắt, chủ yếu là lòng bàn tay và 2. Day ấn H.34, 21 ,6.
đầu ngón tay út độ vài phút. Mắt
đỏ giảm dần cho đến hết. Nháy, giật mắt
1. Day ấn H.97, 98, 102, 99, rồi
Lẹo mắt hơtừH.126 đến H.87 và từH.0 đến
1. Day ấn H.332, 38. Nhân trung.
2. Day ấn H.283, 38, 3, 215. 2. Gõ các vùng mắt theo đồhình, sau
3. Day ấn H.38 trước rồi day ấn ngay vài tuần mới hết hẳn.
chân mụn lẹo. 3. Day ấn H.179.

Liệt mắt (không cử động được Quầng thâm ở mắt


vì liệt dây thần kinh thị giác) 1. Day ấn H.290, 113, 7.
1. Day ấn H.34, 184. 2. Hơ trực tiếp chỗ thâm.

Màng, mộng mắt Sụp mí mắt


1. Lăn gõ H.34, 65, 195, 267, 197. 1. Day ấn H.124, 34, 267, 102, 100,
2. Gõ H.195, 16, 130, 3-, 38-, 17-. 50.
3. Day ấn H.195, 16, 130, 3, 100, 50. Thị lực kém (mắt kém)
1. Day ấn H.6, 34, 130.
Mờ mắt 2. Day ấn H.50, 195, 197.
1. Day ấn H.34, 6, 21, 50.
2. Day ấn H.197, 34, 73, 130, 12,
102. Mũi
3. Vạch vùng xung quanh mắt giữa
Không ngửi thấy mùi
H.188 & H.65, các huyệt trên gờ
mày (97, 98, 99), vùng H.131. 1. Lăn và day ấn H.138.
Chỗ nào có sinh huyệt thì day nhẹ. 2. Day ấn H.34, 290, 156, 100, 555.
Mắt sẽ sáng dần.

79
Nghẹt mũi 8. Nếu viêm mũi dị ứng do nhiệt,
1. Day gõ H.360, 330. day ấn: 143, 173, 39, 49.
2. Day ấn H.3, 23. 9. Nếu viêm mũi dịứng do hàn và
3. Day ấn H.7, 61, 423, 565. kéo thành suyễn, day ấn: 127, 50,
4. Day ấn và hơH.184, 300, 287, 61, 19, 39, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0.
0. Sau đó chà xát hai mang tai + hai
5. Day ấn H.184, 61. cung mày + hai bên mũi, môi và
6. Hơ đồ hình mũi trên trán từH.103 cằm.
tới H.26 độ vài chục giây là hết
nghẹt. Viêm xoang mũi
7. Hơ cạnh bàn tay hoặc vành tai, hơ 1. Day ấn H.38, 17, 37, 50, 3.
đi hơ lại chỗ bắt nóng nhất. 2. Day ấn H.12, 184, 61, 38.
8. Hơ lòng bàn tay thấy mao mạch ở 3. Day ấn H.65, 97, 99, 379, 126, 0.
mũi nở ra, mũi thông ngay. 4. Day ấn H.240, 184, 287, 48, 121,
39, 132.
Nhảy mũi 5. Day ấn H.12, 65, 61, 184, 3, 38,
Kéo mạnh H.287 xuống vài chục cái 56, 106, 103.
là hết. 6. Day ấn bộ “thăng”: 127, 50, 19,
39, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0.
Sổ mũi Rồi hơ đồ hình mũi (trên trán), hơ
1. Day ấn H.287 hoặc H.143 hay sống mũi + sườn mũi + cánh mũi.
H.126 hoặc H.219. Nếu còn nhức ở đầu (đỉnh đầu,
2. Gạch H.197 ngược lên thái dương, ót) thì hơ tiếp theo đồ
3. Day ấn H.34, 21, 6. hình phản chiếu trên mu bàn tay
4. Day ấn H.61, 184, 16. nắm lại.
5. Day ấn H.87, 127, 37, 0. 7. Day ấn H.209 rồi hơ, vài lần là
6. Day ấn H.16, 126, 287, 0. hết.
7. Bôi đầu đánh nóng vùng mang tai 8. Chấm kem deep heat 467-, 360-,
rồi day ấn H.16, 138, 275, 0. 180-.

Viêm mũi dị ứng


1. Day ấn H.0, 300, 45, 61, 184. Miệng, lưỡi, răng, hàm
2. Day ấn H.0, 17, 287, 45, 184, 138.
Đắng miệng
3. Day ấn H.39, 49, 65, 103 ,184, 12.
4. Day ấn H.126, 65, 184, 61, 39, 7. 1. Day ấn H.235.
5. Day ấn H.41, 233, 50, 61, 37, 127, 2. Day ấn H.26, 184, 235, 227.
87. 3. Day ấn H.79, 8.
6. Chà hai cung mày, sau đó day ấn Lở miệng
H.127, 7, 467.
7. Lấy cây ráy tai chấm dầu cù là 1. Day ấn H.39, 38, 3, 14, 16.
xoa vào lỗtai, sau đó chấm cao 2. Day ấn H.26, 61, 3, 38, 39, 85, 87,
51.
deep heat vào các huyệt 61, 39
Co lưỡi
chừng vài phút sau mũi khô, hết
Day ấn H.14
hắt hơi.

80
Lở lưỡi Nhức tai (khi máy bay gần hạ
1. Day ấn H.63, 7, 113. cánh)
2. Day ấn H.60, 8, 38, 61, 3, 79, 51. Bịt mũi, mở miệng hít vào cố nuốt
xuống ba lần là khỏi.
Tê lưỡi, cứng lưỡi
1. Day ấn và hơ H.282, 79. Ù tai
2. Hơ, lăn ngón tay cái của bàn tay 1. Day ấn H.57, 54, 15, 0.
trái. 2. Day ấn H.0, 14, 15, 16, 138, 3,
179, 567 và hơ lằn chỉ thứ ba của
Răng nhức, sưng ngón tay trỏ co lại.
1. Day ấn H.13, 3 (đau bên nào day 3. Day ấn và hơ H.65, 290, 1 ,3, 61,
ấn bên đó). 300, 60, 16, 138, 0.
2. Ấn H.61 bên nhức 4. Hơ vào lỗ tai ù và day huyệt trên
3. Day ấn H.209, 188, 179, 57, 300, tai và hơ sinh huyệt tai ở ngón trỏ.
0. 5. Hơ phản chiếu tai ở mặt (đồ hình
4. Hơ ngải cứu quanh vùng má bị âm) và quanh mắt cá chân.
sưng.
5. Day ấn sinh huyệt ngang 106 dọc
trên đỉnh tai (trong óc). Họng
6. Day ấn H.188, 196, 8.
7. Day ấn H.34, 60, 57, 180, 188, Amiđan
196, 0. 1. Day ấn H.12, 38 rồi gõ và hơvùng
H.14, 275, 277, 274.
Quai bị 2. Day ấn H.26, 3, 87, 100, 143.
1. Day ấn H.0, 3, 477, 275, 14. 3. Day ấn H.26, 3, 87, 15.
2. Day ấn H.14 (bên đau) rồi hơbên
đối xứng hoặc tại chỗđều được. Bướu cổ đơn thuần
1. Day ấn H.8, 12, 61, 38, 60, 275,
14, 50, 37 ,19, 127 rồi hơ cổ tay
Tai và nơi có bướu.
Cuối cùng có thể lăn trực tiếp cái
Điếc tai bướu nhiều lần trong ngày.
1. Day ấn H.15, 0. 2. Chấm kem deep heat các huyệt: 8,
2. Day ấn H.8, 189, 1, 39, 57, 132. 12, 60, 39, 38, 50, 14, 275 rồi hơ
3. Day ấn H.43, 45, 65, 300, 235, 0. và lăn như trên.
**Day ấn một trong những phác đồ 3. Day ấn H.26, 196, 12, 8, 61, 19
trên kết hợp với cào đầu phía trên rồi hơ và lăn như trên.
đỉnh tai, sau tai.
Bướu độc (basedow)
Mủ trong tai (tai giữa có mủ) 1. Day ấn và gõ: 39, 38, 287, 7, 113,
1. Day ấn H.14, 15, 16, 0. 156, 74, 64, 87, 57, 60, 100. Rồi
2. Day ấn H.65, 45, 17, 38, sau đó hơ và lăn như trên.
thổi hơi nóng vào lỗtai có mủ. 2. Day ấn và gõ: 14-, 64-, 8-, 12-, 37,
3. Day ấn H.16, 138, 14, 61, 37, 17, 17-, 50, 39, 87, 51-, 124, 34. Rồi
1, 0. hơ và lăn như trên.
81
Bướu cổ các dạng riu một chén còn nửa chén uống
1. Day ấn H.26, 8, 12, 61, 3, 50, 233, hết đàm.
39, 51, 286, 235, 113, 14, 308.
Rồi hơ và lăn như trên. Ho lâu ngày muốn thành suyễn
1. Day ấn H.300, 301, 14, 61, 64,
Ho ngứa cổ 127, 156, 0.
1. Day ấn H.61, 74, 64, 14 và hơ cổ Hóc (các loại xương và hột trái cây)
tay. 1. Bấm mạnh H.19 nhiều lần.
2. Day ấn H.8, 20, 12 và hơ cổ tay. 2. Day ấn H.19, 63, 14.
3. Chà sát hai cổ tay vào nhau nhiều
lần. Họng đau
1. Ấn H.14.
Ho ngứa cổ liên hồi, không 2. Hơ vùng mang tai từ H.0 đến
đàm H.275 và tại chỗ.
1. Nếu tròng trắng mắt có gân màu
đỏlà ho nhiệt thì day ấn H.8, 12-, Khan tiếng
20-, 176-, 275-, 467-. 1. Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ
2. Nếu tròng trắng mắt không có gân vài lần là hết.
đỏ là ho hàn thì day ấn H.8, 12+, 2. Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vùng
20+, 176+, 275+, 467+. trước dái tai nhiều lần trong ngày.
3. Day ấn H.26, 312, 8, 14, 275, 3.
Ho khan
1. Day ấn H.14, 275, 60, 74, 64, 180. Nấc cụt
2. Day ấn H.73, 3, 276. 1. Day ấn H.19.
3. Day ấn H.26, 61, 3, 51. 2. Day ấn H.26, 312.
4. Day ấn H.17, 38, 275. 3. Day ấn H.124, 34, 61.
4. Day ấn H.26, 312, 61 bảy lần đếm
Ho khan lâu ngày thành tiếng mỗi huyệt. Hết nấc cụt
1. Hơ H.14, 275, 277 và hai bên liền.
sườn mũi, cổ tay. 5. Vạch dọc giữa đầu 10 cái là hết
2. Chưng cách thủy 3 trái tắc (quất) ngay.
+ một củgừng bằng ngón tay cái. 6. Vuốt xuống cạnh chân mũi bên
Chia hai lần ăn, hết ho. trái.

Ho đàm Ngứa cổ
1. Day ấn H.37, 58, 132, 3 rồi gõ 1. Ngoáy lỗ tai bằng dầu khuynh
H.275, 274. diệp.
2. Day ấn H.61, 467, 491 rồi gõ như
trên. Tắc tiếng
3. Day ấn H.8, 12, 20 rồi gõ như 1. Day ấn H.19, 61, 204.
trên. 2. Gõ vùng H.14, 275, 274, 277
4. Day ấn và hơ H.61, 74, 64, hai nhiều lần trong ngày (không có
bên sườn mũi + 26. búa hoa mai thì dùng đầu ngón tay
5. Bốn cộng hành (lấy phần rễ và trỏ gõ cũng được).
thân trắng) và bốn lát gừng nấu riu
82
Viêm họng hạt 1. Day ấn H.106, 108.
1. Gõ H.14, 275. 2. Hơ, gõ 240.
2. Day ấn H.14, 275, 38, 61, 8. 3. Day ấn H.64, 29, 156.
3. Day ấn H.8, 12, 20, 132, 3. 4. Gạch và hơ hai gân gót chân.
4. Day ấn H.61, 74, 64, 17, 38.
5. Day ấn H.8, 12, 20, 275, 14. Bả vai đau
1. Lăn vùng H.332, 360, 16.
Viêm phế quản 2. Lăn vùng 73 xéo lên 330.
1. Day ấn H.38, 17, 61, 467, 491. 3. Day ấn H.477, 97, 99, 98, 106, 34.
2. Day ấn H.565, 61, 467, 74, 64, 50, 4. Nếu đau khớp vai
70. a. Day ấn H.26, 88, 65, 278.
3. Day ấn H.138, 28, 61, 491, 467. b. Day ấn H.26, 19, 97, 564.
c. Vạch viền mũi nhiều lần.
Viêm tuyến nước bọt 5. Gõ H.65.
1. Day ấn H.5, 38.
Khớp vai đau
1. Day ấn H.26, 88, 65, 278.
Cổ, gáy, vai 2. Day ấn H.26, 19, 97, 564.
3. Lăn vùng phản chiếu vai đau, sau
Cứng mỏi cổ gáy đó gõ H.65, 34.
1. Day ấn H.16, 61, 287.
2. Day ấn H.65, 8, 290, 127, 87. Viêm cơ vai và cánh tay trên
3. Day ấn H.188, 477, 34, 97, 98, 99, 1. Dò các sinh huyệt ở gờ mày và
100. day ấn các huyệt 50,88.
4. Ấn, hơ, lăn H.8, 20, 12, 65.
5. Hơ vùng thái dương.
6. Bôi kem deep heat vào H.7. Tay
7. Gạch mí tóc trán sau đó hơ.
8. Gạch vùng H.156. Tay run
9. Hơ, gõ H.240 hoặc H.195. 1. Day ấn và hơ H.45, 300, 127, 124,
10.Hơ, lăn vùng Ấn đường và Sơn 100, 130, 131, 61, 180, 39, 0.
căn.
Tay không giơ lên được
11.Day ấn vùng H.422.
12.Lăn đầu gờ mày. 1. Gõ vài chục cái vào H.65, 100.
13.Hơ lăn vùng cổ tay ngoài, hoặc 2. Gõ H.219.
xoa dầu cù là rồi vuốt mạnh nhiều 3. Day ấn H.278, 88, 50.
lần vùng cổ tay trái (dưới ngón tay
Cánh tay đau
cái) độ vài phút.
14.Hơ khoảng giữa ngón tay giữa và 1. Day ấn H.60, 97, 98, 99.
ngón tay trỏ (bàn tay trái). 2. Hơ và lăn gờ mày.
3. Lăn sát chân tóc trán lăn xuống
Ngứa cổ thái dương (đau bên nào lăn bên
1. Ngoáy lỗ tai bằng dầu khuynh đó).
diệp. 4. Gõ H.559, 560.
Vẹo cổ 5. Day ấn H.98, 100, 217.
83
6. Day ấn H.60, 97, 98, 99. Khô dịch các khớp tay (khi cử
động các khớp kêu lóc cóc)
Cánh tay và lưng trên nhức 1. Day ấn H.38 + bộ vị.
1. Hơ kẽ mu bàn tay. 2. Day ấn H.26, 61, 38 + bộ vị.
Cánh tay tê (hay bàn tay tê)
1. Lăn vùng gờ mày (đồ hình phản Khớp ngón tay khó co duỗi
chiếu cánh tay trên mặt) và day ấn 1. Day ấn H.19, 50.
H.0, 19, 130. 2. Day ấn H.0, 19, 130.
2. Day ấn H.0, 19, 130. 3. Hơ đầu xương các ngón tay rồi lăn
3. Vê quả cầu gai một lúc là hết. nhiều lần.
4. Hơ và lăn đồ hình phản chiếu bàn
tay trên mặt (gờ mày, thái dương), Viêm đầu xương các ngón tay
sau đó lăn trực tiếp bàn tay tê. 1. Day ấn H.19, 460, 38, 17, 300.
2. Day ấn H.19, 61, 460, 48, 0.
Khuỷu tay (cùi chỏ) đau 3. Hơ và lăn các đầu xương ngón
1. Day ấn H.98, 28, 10, 191. tay.
2. Hơ khuỷu tay đối xứng hoặc gõ U đầu xương các ngón tay (ngón
H.98. chân)
1. Day ấn H.103, 1, 290, 19, 64, 39,
Cổ tay đau 63, 53, 222, 236, 85, 127, 235, 22,
1. Day ấn H.3, 100, 179, 180. 87. Sau đó hơ và lăn tại chỗnhiều
2. Hơ và gõ H.100. lần sẽ khỏi.
Bàn tay đau Lở phao móng tay
1. Day ấn H.460, 60, 45, 17, 300. 1. Hơ ngón tay bên bàn tay đối xứng
hoặc ngón chân cùng bên.
Bàn tay lở loét
1. Day ấn bộ “tiêu viêm”: 41, 143,
127, 19 Ngực, vú
2. Day ấn H.26, 38, 61, 60, 41, 3.
Sau đó hơ tại chỗ. Ngày làm nhiều Khó thở
lần. 1. Vạch và hơ vùng tâm thất trái
(quanh H.120, 37, 3).
Mồ hôi tay (chân) 2. Vạch rãnh Nhân trung (vùng
1. Day ấn H.37, 127, 87, 50, 1. H.19, 63, 53 vài phút).
2. Day ấn H.103, 1, 19, 127, 36.
3. Day ấn H.127, 156, 87, 60, 0. Khó thở (do tức ngực)
4. Day ấn H.50, 60, 61, 16, 0. 1. Hơ lòng bàn tay và day ấn H.0,
5. Day ấn H.50, 51, 61, 16, 127, 0. 28.
6. Day ấn H.300, 103, 106, 73, 1,
290, 17. Khó thở (do nóng ngực)
**Day ấn một trong những phác đồ 1. Day ấn H.34, 290, 156, 3.
trên, rồi hơ vùng phản chiếu tay
(chân). Khó thở (do thiểu năng vành)
1. Hơ từ H.0 đến H.61.
84
Khó thở (do rối loạn tâm thất- Đau lưng vùng thận
tim đập nhanh, mạnh) 1. Day ấn H.0, 300, 15, 38, 17.
1. Hơ H.26, 113, 235. 2. Day ấn H.45, 173.
2. Hơ gan bàn tay trái dưới ngón út 3. Day ấn H.210, 300, 560. Sau đó
và ngón áp út. hơtrước tai vùng H.138 và tại
3. Vê đầu ngón tay giữa (bàn tay điểm đau.
trái) một lúc.
Không cúi được
Khó thở (do nhói tim và thở 1. Day ấn H.275+.
gấp)
1. Ấn H.432-, 19, 60-. Không ngửa được
2. Hơ và lăn đồ hình tim trên mũi. 1. Day ấn H.175 hay H.127.

Khó thở (do ngộp thở muốn Mông đau (đau thần kinh tọa)
xỉu) 1. Day ấn H.41, 210, 5, 253, 3, 51.
1. Day ấn H.189, 61+, 127, 28+. 2. Day ấn H.1, 45, 43, 74, 64, 5, 253,
210, 14, 15, 16, 0.
Khó thở (do mệt tim) 3. Day ấn H.87, 210, 5, 143, 174.
1. Day ấn H.189, 73. 4. Gạch, hơ, lăn trên trán theo đồ
2. Day ấn H.312. hình số Penfield.
3. Day ấn H.28. 5. Cào đầu theo đồ hình phản chiếu
ngoại vi cơ thể trên vỏ não.
Đau thần kinh liên sườn 6. Day ấn H.1, 19, 5, 219, 421, 143,
1. Day ấn H.41, 28, 60, 100, 0. 3, 43.
7. Day ấn H.210, 197, 34.
Thiếu sữa 8. Dùng cầu gai đôi nhỏ lăn trên trán
1. Day ấn H.26, 73, 39, 3, 50. theo đồ hình phản chiếu ngoại vi
2. Day ấn H.73. cơ thể trên vỏ não.
9. Dùng cây cào cào trên da đầu theo
Ung thư vú đồ hình dương phản chiếu phần
1. Day ấn bộ “tiêu u bướu”: 41, 143, ngoại vi cơ thể trên da đầu (đau
127, 19, 37, 38, 73. bên trái cào bên phải và ngược
lại).
Lưng, mông
Cột sống lưng
Đau cơ lưng
1. Day ấn H.423, 99, 467. Cụp cột sông
1. Day ấn H.19 và hai bên sát liền
Đau ngang thắt lưng
19.
1. Hơ lăn sống mũi từH.1 đến H.8. 2. Day ấn H.19, 64, 63.
2. Lăn hai gờ mày. 3. Day ấn H.45, 45, 300.
3. Day ấn H.1, 189, 8, 106, 103.
4. Hơ sống tai (khoảng 1/3) bên trái. Đau cột sống cổ
1. Day ấn H.26, 8, 1.
85
Đau cột sống 6. Vuốt quanh môi từ trái sang phải
1. Hơ và lăn vùng H.342, 348 (trên nhiều lần.
trán). 7. Nếu bị tiêu chảy do lạnh (hàn
2. Hơ và lăn dọc sống mũi. thấp) thì day ấn và hơ H.365, 22,
3. Hơ đốt sống cùng vùng H.143, 19. 127 vài phút.
4. Hơ và lăn mặt ngoài đốt giữa 8. Nếu tiêu chảy do nóng (nhiệt
ngón tay giữa (bàn tay trái). thấp) thì day ấn và hơ H.26, 3,
143, 365.
Đau cột sống cùng cụt 9. Có thể dùng toa tắc nghệ với
1. Day ấn H.23, 143, 19. lượng nghệ nhiều hơn tắc (quất) ở
bệnh tiêu chảy do hàn, và ngược
Đau đốt xương cùng (ngồi lại tắc nhiều hơn nghệ ở bệnh tiêu
không được) chảy do nhiệt.
1. Gõ nhẹ H.53 đến H.19
2. Day ấn H.63, 19. Đau bụng (do trùn lãi)
1. Day ấn H.19, 127, 39, 3, 38, 63,
Gai cột sống 41.
1. Hơ và lăn sinh huyệt ở mặt, sau
đó lăn trực tiếp nơi có gai ở lưng. Đau bụng (do kiết lỵ)
Lấy búa cao su to đập vào chỗ 1. Day ấn H.26, 61, 3, 143, 38.
đau, mau hết hơn lăn. 2. Giã một nắm bồ ngót lấy nước cốt
uống hoặc bột sắn dây.

Bụng Đau bụng kinh


1. Day ấn H.127
Đau bụng 2. Day ấn H.1, 63, 50, 7, 127.
1. Hơ rốn và lăn quanh miệng độ vài 3. Day ấn H.63, 19, 50, 127.
phút. 4. Vuốt môi trên độ vài phút.
2. Dùng cây cầu gai đôi nhỏ lăn lòng 5. Day ấn H.127, 156.
2 bàn tay. Vài phút sau hết đau 6. Day ấn H.63, 7, 19.
bụng.
3. Hơ ngải cứu vào hai lòng bàn Đau bụng sau khi tắm
chân độ10 phút. 1. Day ấn H.0, 17.
4. Nếu cứng cơ thành bụng, day ấn Đầy hơi
thêm H.61, 28, 3. 1. Lăn lòng bàn tay bằng quả cầu gai
hay cây cầu gai đôi một lúc, hết
Đau bụng (do tiêu chảy) đầy hơi.
1. Day ấn H.365, 22, 127, 19, 50, 1,
37, 61, 0. Sình bụng (ăn không tiêu)
2. Day ấn và hơ H.87, 22, 127, 132. 1. Day ấn H.19.
3. Day ấn và hơ H.127, 63, 38, 113, 2. Lăn bờ môi trên một lúc (trung
37, 143, 41, 50, 233, 300+. tiện nhiều, hết sình bụng).
4. Day ấn và hơ H.127, 22, 365 vài 3. Hơ rốn và quanh vùng rốn.
phút.
5. Hơ hai bàn chân độ10 phút.
86
Chân, đùi, nhượng chân, bàn 3. Hơ gót chân đối xứng.
chân 4. Day dò tại chỗ (trực tiếp nơi đau).

Chai chân (tạo mắt cá trong Mồ hôi chân


lòng bàn chân) Xin xem phần mồ hôi tay.
1. Day ấn H.26, 51.
2. Day dò tại chỗ. Nhức chân và lưng dưới
3. Hơ phản chiếu bên chân đối xứng. 1. Hơ kẽ mu bàn chân.
Hơ vài lần trong ngày, chai chân 2. Day ấn H.39, 43, 45, 300, 1, 17,
sẽ hết. 85, 51.

Đau mông hay đau thần kinh Nứt chân (tổ đỉa)
tọa 1. Day ấn H.26, 61, 50, 38, 156.
1. Day ấn H.41, 210, 5, 253, 3, 51. 2. Hơ và lăn những chỗ nứt.
2. Day ấn H.1, 45, 43, 74, 64, 5, 253,
210, 14, 15, 16, 0. U đầu xương các ngón chân
3. Day ấn H.87, 210, 5, 143, 174. 1. Day ấn H.103, 1, 290, 19, 64, 39,
4. Gạch, hơ, lăn đồ hình chân trên 63, 53, 222, 236, 85, 127, 235, 22,
trán. 87. Sau đó hơ và lăn tại chỗ đau
5. Cào đầu theo đồ hình chân trên da nhiều lần sẽ khỏi.
đầu.
Thoát vị bẹn (hernie)
Đau khớp háng 1. Day ấn H.132.
1. Day ấn H.64, 74, 210. 2. Day ấn H.342, 19, 38, 9, 143, 104,
2. Gạch viền mũi (cánh mũi) nhiều 105, 561, 98.
lần.
Vọp bẻ (chuột rút)
Đau khớp gối 1. Day ấn H.34, 6, 127, 19, 61.
1. Day ấn H.17, 38, 197, 300, 45, 0. 2. Day ấn H.34, 310, 197, 341.
2. Day ấn H.17, 38, 9, 96. 3. Lăn bắp tay bằng cây cầu gai đôi.
3. Day ấn H.129, 100, 156, 39. 4. Lăn và hơ theo đồ hình phản chiếu
4. Hơ cùi chỏ. chân trên mặt và da đầu.
5. Cào theo đồ hình phản chiếu chân
Đau kheo (nhượng) chân trên da đầu.
1. Day ấn H.29, 222.
2. Hơ kheo tay.
Bộ phận sinh dục
Đau cổ chân
Âm đạo (tử cung đau)
1. Day ấn H.347, 127.
2. Hơ và gõ cổ tay. 1. Gạch 2 bờ nhân trung và bờ môi
trên.
Đau gót chân (hoặc gai gót 2. Gạch vùng rãnh nhân trung từ
chân) H.19 đến H.53 nhiều lần.
1. Day ấn H.461, 127, 107. 3. Day ấn H.19, 63, 53, 7.
2. Day ấn H.9, 63, 127, 156.
87
Huyết trắng 3. Day ấn H.26, 65, 3, 50, 7, 37, 156,
1. Day ấn H.0, 61, 1, 7. 51.
2. Day ấn H.53, 275.
3. Day ấn H.16, 287, 63. Ngừa thai
4. Day ấn H.53, 38, 14. 1. Day ấn H.26, 63, 7, 287.
5. Day ấn H.38, 17, 127, 156, 87. 2. Day ấn H.26, 127, 156, 87, 235,
6. Day ấn H.26, 3, 63, 287, 7, 16, 22, 180.
0. 3. Day ấn H.287, 63, 127, 235, 87,
7. Dùng ngón tay trỏ và ngón tay 26, 3.
giữa chà sát hai bờ môi trên và 4. Chà môi nhiều lần.
dưới 200-300
Sa tử cung
lần/ngày.
8. Day ấn và gõ H.127, 156, 51, 63, 1. Day ấn H.557.
7, 1. 2. Day ấn H.103, 126, 16, 0.
3. Day ấn H.22, 127, 63, 19, 1, 37,
Kinh nguyệt - bế (mất kinh) 50.
1. Day ấn H.85, 87, 63, 7, 247, 127, 4. Day ấn H.26, 3, 14, 15, 16, 365,
275. 127, 63, 19, 1, 50, 103.
2. Chà môi trên 100 cái mỗi ngày. 5. Vuốt mũi từ H.64 lên đầu chân
3. Dùng cây lăn cầu gai đôi lăn từrốn mày nhiều lần trong ngày.
xuống hang cho đến khi bụng
Tử cung (đau không do u
nóng lên. Lăn từ 3 tới 5 ngày là ra.
bướu)
Kinh nguyệt - đau bụng kinh 1. Day ấn và hơ H.19, 63, 53, 7.
Xin xem phần bụng. Tử cung (có u bướu)
1. Day ấn H.106, 267, 1, 36, 127.
Kinh nguyệt không đều 2. Day ấn H.41, 143, 127, 19, 37, 63,
1. Day ấn H.124, 26, 37, 50, 63, 7. 143.
2. Day ấn H.26, 63, 3, 37, 158, 87.
Tử cung (bị u xơ)
Kinh nguyệt bị rong (rong 1. Day ấn H.19, 7, 63, 50, 1, 103, 39,
kinh) 127.
1. Gõ H.127, 7, 37, 16. 2. Day ấn H.87, 63, 17, 38 ,50.
2. Day ấn H.16, 61, 50, 7, 37. 3. Day ấn H.127, 38, 50, 37, 63, 7,
3. Day ấn H.7, 1, 103, 0. 19, 143, 1.
4. Day ấn H.22, 127, 7, 1, 50, 37, 4. Dò sinh huyệt ở đầu mũi, day ấn
103. mãi sẽ hết.
5. Vuốt mũi từ H.64 lên đầu mày. 5. Day ấn H.1, 19, 63, 53, 61, 39,
Sau đó hơ H.87, 63, 19. 127, 143 và hơ quanh mắt.
6. Day ấn H.16, 7, 63, 287. 6. Day ấn nhiều lần H.16, 17, 53, 19,
7. Day ấn H.16, 61, 45, 37, 0. 143, 173, 23, 43, 103, 348, 126.

Kinh nguyệt trễ Bướu đầu dương vật


1. Day ấn H.1, 63, 7, 50, 127. 1. Day ấn H.143, 127, 38, 61, 3, 26,
2. Day ấn H.50, 58, 37. 60, 57, 127, 50, 37, 103.
88
Cường dương (làm cường 3. Lúc sắp xuất tinh, dùng ba đầu
dương) ngón tay vuốt nhẹ từ đầu mũi
1. Gạch nhiều lần bờ môi trên hoặc nhiều lần (ngón trỏ và ngón giữa
lăn môi. vuốt xuôi xuống, ngón cái vuốt
2. Ngồi ép hai đùi vào phần dương vùng H.143).
vật (3 lần/ngày, mỗi lần 5 phút).
Tinh hoàn đau nhức
Di mộng tinh 1. Day ấn H.38, 61, 127, 5.
1. Day ấn H.0, 1, 45, 8.
2. Day ấn H.124, 34, 45. U xơ tuyến tiền liệt
3. Day ấn H.43, 45, 0. 1. Day ấn H.287, 7, 36, 29, 1, 290,
4. Day ấn H.300, 1, 45, 127, 0. 50, 87, 0.
2. Dùng ngón tay trỏ vuốt ngược hai
Dương nuy bên mũi lần trong ngày. Tốt nhất
1. Day ấn H.1, 50, 19, 39, 7, 127, là dùng cây lăn nhỏ lăn ngược lên.
103.
Xuất tinh
Liệt dương 1. Day ấn H.0, 21, 34, 17.
1. Day ấn H.287, 63, 7. 2. Day ấn H.124, 34, 1, 45, 127, 22,
2. Day ấn H.184, 290, 64, 3. 7, 17, 16, 0.
3. Day ấn H.103, 1, 19, 127, 50, 39,
7, 132.
4. Day ấn H.300+, 63, 7, 127, 0. Toàn thân
5. Day ấn H.19, 1, 50, 300+, 0. Bướu các loại trong cơ thể
6. Day ấn H.63, 7, 19.
1. Day ấn H.41, 143, 127, 19, 37, 38
7. Day ấn H.124, 34, 60, 1, 19.
+ bộ vị đau. Sau đó hơ phản chiếu
8. Lăn gõ H.19, 1, 50, 300+, 7, 63,
nơi có u
287, 45, 0.
bướu. Làm nhiều lần trong ngày.
9. Gạch nhiều lần từ H.53 lên H.19.
10.Dùng cây cầu gai đôi lăn hai bên Cảm lạnh (rét run)
cánh mũi ra tới mí tóc mai nhiều 1. Day ấn H.127, 63, 19, 61, 1, 106,
lần. Lăn dọc từ H.126 xuống đỉnh 103, 300.
cằm. kết hợp chưng cách thủy cật 2. Day ấn H.127, 50, 19, 37, 1, 73,
heo (bỏ vùng nước tiểu) + bộ óc 103, 0.
heo (bỏ chỉ đỏ) + củ sen + thục 3. Dùng cầu gai đôi lăn hai long bàn
địa. Nhớ không bỏ tiêu, chỉ bỏ tay độ 10 phút.
chút nước mắm. Ăn độ 1 tuần lễ là 4. Day ấn H.127, 50, 19, 37, 1, 73,
có kết quả. 189, 103, 300, 0. Sau đó lăn khắp
Tảo tinh mặt nhiều lần.
**Cách lăn như sau:
1. Day ấn H.127, 63, 1, 103, 37, 50,
Lăn từ mí tóc trán xuống sống mũi
0.
đến ụ cằm và hai bên mang tai,
2. Day ấn H.124, 34, 26, 300, 1, 290,
hai bên quai hàm, hai sườn mũi,
19, 127, 156, 0.

89
hai đường pháp lệnh (ở cạnh chân 2. Day ấn H.26, 106, 61, 3, 290, 143,
mũi). 29, 85.
Nếu cần cho uống thêm nước gừng 3. Day ấn H.51, 16, 15 rồi lăn cột
pha đường (uống nóng). sống.

Cảm nóng Ngứa


1. Day ấn H.26, 3, 1, 39, 38-, 222-, 1. Day ấn H.61, 38, 50.
4-, 43, 156-, 87 kết hợp chườm 2. Day ấn H.17, 7, 50, 61.
nước đá ở trán. 3. Day ấn H.26, 61, 3, 51.
2. Day ấn bộ “giáng”: 124, 34, 26,
61, 3, 143, 222, 14, 156, 87. Nhức mỏi toàn thân
1. Day ấn H.34, 21, 1, 6.
Co giật liên tục 2. Lăn khắp mặt.
1. Day ấn H.19, 127, 8, 34, 124, 0.
Ớn lạnh
Dị ứng nổi mề đay 1. Day ấn H.0, 17, 61, 127.
1. Day ấn H.63, 3, 184, 50, 87.
2. Day ấn H.41, 50, 17, 7, 60, 85. Phỏng
3. Day ấn H.124, 34, 26, 61, 3, 60, 1. Đắp con giấm lên chỗ phỏng.
50. 2. Xoa tinh dầu oải hương
4. Day ấn H.124, 34, 61, 50, 38. (lavender).
3. Xoa mật ong nguyên chất.
Dời ăn 4. Xoa long trắng trứng.
1. Day ấn H.61, 38, 50 và hơtrực 5. Day ấn 26, 3, 61, 60, 29, 85, 14,
tiếp. 15, 16, 17, 38, 0.
2. Day ấn H.61, 64 và hơtrực tiếp.
3. Lá mướp rửa sạch, nhai sống đắp Phù toàn thân (bàng quang
vào. không nước tiểu)
1. Gõ H.38, 17, 222.
Mề đay (nổi khắp người) 2. Day ấn H.60-, 26, 3, 290, 85, 87,
1. Day ấn H.61, 63, 38, 17, 87, 39. 19, 61, 300.
2. Day ấn H.61, 3, 184, 50, 87.
3. Day ấn H.41, 50, 17, 7, 60, 85. Suy nhược cơ thể
4. Day ấn H.61, 50, 3, 184, 87, 17, 1. Day ấn H.41, 50, 19, 45, 39, 37, 0.
34. 2. Day ấn H.37, 28, 50, 14, 41, 19, 0.
5. Hơ ngải cứu tại chỗ. 3. Day ấn H.0, 22, 62, 162, 1, 460,
300, 301.
Mồ hôi toàn thân (bẩm sinh) 4. Day ấn H.61, 432, 565, 127, 19,
1. Day ấn H.61, 16, 127, 19, 63, 103 37, 1, 50, 312, 103.
và hơ các sinh huyệt ở cung mày. 5. Day ấn H.22, 127, 63, 7, 113, 17,
2. Hơ vùng giữa trán và vùng tim. 19, 64, 39, 50, 1, 290, 0.

Nóng sốt, kinh giật Suy nhược thần kinh


1. Day ấn H.16. 1. Day ấn H.127, 37, 1, 50, 73, 106,
103.
90
2. Day ấn H.22, 127, 63, 19, 1, 61, Ăn kém
188, 477, 97, 103. 1. Day ấn H.22, 127, 63, 7, 113, 17,
3. Day ấn H.127, 19, 50, 1, 37, 103, 19, 64, 50, 39, 1, 290, 0.
300, 324, 175, 106, 107, 0. **Đây là bộ bổ âm huyết dùng cho
mọi lứa tuổi. Nếu thấy ăn kém,
Tê liệt nửa người xanh xao, gầy ốm thì nên dùng bộ
Thực hiện tám động tác cơbản sau này. Người muốn lên cân ngày
(ngày làm 3 lần hay hơn cho đến làm 3 lần, có thể lên 8-9 ký/tháng.
khi khỏi bệnh).
1. Day ấn H.34, 290, 100, 156, 37, Ăn không tiêu
41 để ổn định não (đặc biệt chữa 1. Day ấn H.19.
bệnh nhũn não). 2. Hơ vùng rốn và lăn quanh miệng
2. Lăn hai gờ mày (chân mày) và gõ vài chục vòng.
65, 100, để phục hồi tay. 3. Lăn mặt 3 lần cách quãng (chủ
3. Lăn đồ hình phản chiếu chân, để yếu là vùng trán, vùng miệng và
phục hồi chân. cằm). Hết đầy hơi cảm thấy đói
4. Hơ nhượng tay, cùi chỏ, đầu bụng.
xương các ngón tay.
5. Lăn trực tiếp tay xuôi từ bả vai - Bạch bì (hay bạch biến)
khớp vai, khớp vai - cùi chỏ, cùi Là những vệt trắng loang lổ trên da,
chỏ - cổ tay, cổ tay - các ngón tay. rõ nhất là trên mặt.
6. Lăn trực tiếp chân xuôi từ hông - 1. Day ấn H.63, 3, 132, 106.
đầu gối, đầu gối - cổ chân, cổ
chân - các ngón chân. Bầm máu và sưng do chấn
7. Lăn lưng ngược từ xương cùng thương
lên xương cổ. 1. Gõ hoặc day ấn nhiều lần trong
8. Cào đầu. ngày H.156+, 7+, 50, 3+, 61+,
290+, 37. Hơ phản chiếu nơi bầm
U toàn thân sưng.
1. Day ấn H.41, 143, 127, 19, 37, 38 **Công dụng làm ngưng chảy máu,
+ bộvị. Sau đó hơ và lăn theo đồ làm tan máu bầm, và xẹp chỗ
hình phản sưng. Rất cần thiết cho trường hợp
chiếu bộ vị đau. bại liệt do chấn thương sọ não
hoặc tai biến mạch máu não có
xuất huyết.
Nội tạng trong cơ thể
Theo triệu chứng bệnh: Bí tiểu
1. Day ấn H.26, 174, 87, 51, 357, 29,
An thần 60, 57, 50.
1. Day ấn H.26. Dành cho những 2. Day ấn H.26, 3, 29, 85, 87.
người khó ngủ, hoặc mất ngủ. 3. Day ấn H.126 độ10 phút.
Nếu kết hợp với lăn hai lòng bàn
chân mỗi tối thì sẽ ngủ ngon. Bón (táo bón)
1. Chấm deep heat H.41, 143, 38.

91
2. Chấm deep heat H.26, 61, 38, 41, 2. Day ấn H.16, 61, 50, 37, 0.
365. 3. Day ấn và lăn H.16 cho đến khi
3. Vuốt quanh môi 60 lần rồi hơ máu ngừng chảy.
vành môi trên.
4. Dùng ba đầu ngón tay—ngón cái Chàm lác
(ở dưới), ngón chỏ và ngón giữa 1. Day ấn H.61, 38, 50, 51 rồi hơ
chụm lại (ở trên) vuốt đầu mũi. trực tiếp vào nơi đau.
Vuốt đến khi nào thấy rùng mình 2. Day ấn H.3, 347, 51 rồi hơ trực
là được. tiếp vào nơi đau.
5. Chà cung mày (chân mày) và vuốt 3. Day ấn H.62, 51, 38 rồi hơ trực
quanh môi từ phải sang trái đến tiếp vào nơi đau.
giữa ụ cằm 4. Day ấn H.124, 34, 3, 39, 156, 26
(h.87) mỗi lần 60 cái. Ngày làm 6 rồi hơ trực tiếp vào nơi đau.
lần.
Chóng mặt
Bổ máu 1. Day ấn H.61, 8, 63.
1. Day ấn H.50, 19, 39. 2. Day ấn H.8, 19, 63.
2. Day ấn H.127, 42, 35, 290, 1. 3. Day ấn H.63, 19, 127, 0.
3. Day ấn bộ “bổ âm huyết”: 22, 4. Day ấn H.34, 390, 156, 70.
127, 63, 7, 113, 17, 19, 64, 50, 39,
1, 290, 0. Đinh râu
1. Day ấn H.3, 38, 41, 61, 104, 0.
Dạ dày (bao tử) đau
1. Day ấn H.124, 34, 61, 39, 120, Điều chỉnh âm dương (lúc
121, 19, 64. nóng lúc lạnh bất thường)
Nếu khó thở, nặng ngực day ấn thêm 1. Day ấn H.34, 290, 156, 39, 19, 50.
H.73, 162, 62, 189. 2. Day ấn H.1, 39, 19, 50, 57.
Nếu khó ợ, day ấn thêm: H.126, 59. 3. Day ấn H.103, 1, 127.
2. Day ấn H.61, 120, 39, 121.
3. Day ấn H.235, 37, 124, 630 (huyệt Hắt hơi
đối xứng với H.64 nằm trong 1. Day ấn H.209.
mũi). 2. Day ấn H.19, 63, 1, 0.
4. Chấm kem deep heat H.61, 39, 64, 3. Hơ từ H.103 tới H.26.
630 rất hiệu quả.
Hiếm muộn
Cai thuốc lá - rượu 1. Day ấn H.7, 113, 63, 127, 0.
1. Day ấn H.124, 19, 51. 2. Day ấn H.127, 156, 87, 50, 37, 65,
2. Day ấn H.124, 19, 127, 57, 3. 0.
3. Lăn và gõ hai bên mang tai và dái
Huyết áp cao
tai (vùng huyệt 275-14) sau đó
day ấn H.127, 37, 50, 19, 1, 106, 1. Day ấn H.15 hoặc H.15, 0.
103, 300, 0. 2. Day ấn H.14, 15, 16.
3. Day ấn H.124, 34, 16, 14.
Cầm máu 4. Day ấn H.285, 23, 188.
1. Day ấn H.16, 61, 0.
92
5. Lăn vùng Sơn căn-Ấn đường (từ 8. Dùng cây cào cào đầu vài phút
H.106 tới H.8) hoặc 2 cung mày trước khi ngủ.
(từ H.65 tới 9. Dùng cây cầu gai đôi lăn từchân
H.100) hoặc hai mang tai từ (H.16 lên hang.
tới H.14). 10.Lăn hai chân lên bàn lăn chân
6. Day ấn H.19, 96, 88, 127, 50, 37, độ10 phút.
1, 0.
Mỡ trong máu (hoặc gan
Huyết áp kẹp nhiễm mỡ)
Huyết áp kẹp là khoảng cách giữa 1. Day ấn H.50, 41, 233, 37, 127.
huyết áp tâm thu (số trên tối đa) 2. Gõ và hơ H.300, 103, 106, 26.
và huyết áp tâm trương (số dưới 3. Day ấn H.51, 29, 85, 7, 113, 38,
tối thiểu) xích lại gần nhau. 41, 50, 173, 290, 3, 73.
1. Day ấn H.127 kéo xuống ụ cằm
vài phút để cho số dưới nhỏ dần. Mụn cóc
1. Day ấn H.26, 3, 50, 51, 0.
Huyết áp thấp 2. Day ấn H.26, 3, 50, 51, 0, 129,
1. Day ấn H.19 nhiều lần. 460, 98, 461, 156.
2. Day ấn H.17, 19, 139, 0.
3. Day ấn H.6, 19, 50. No hơi (không ợ được)
4. Day ấn H.127, 19, 1, 50, 103. 1. Hơ vùng phản chiếu gan ở bàn
5. Day ấn bộ “thăng”. tay.

Lá mía đau (pancreas) do uống Nôn, Ói


rượu mạnh 1. Day ấn H.124, 34, 50, 79, 0.
1. Day ấn H.113, 7, 63, 38, 37. 2. Nôn, ói khi vừa ăn xong, day ấn
H.0, 19, 124, 34, 50, 37, 29, 300,
Lãi đũa 41, 50, 45.
1. Day ấn H.127, 9. 3. Nôn, ói khi có thai day ấn H.37,
2. Day ấn H.19, 127, 39, 3, 38, 63, 127, 1, 39, 14.
41.
3. Day ấn H.184, 64, 63, 22, 28, 85, Nóng sốt, kinh giật
11. 1. Day ấn H.16.
2. Day ấn H.26, 106, 61, 3, 290, 143,
Lãi kim 29, 85.
1. Day ấn H.26, 61, 38, 365. 3. Day ấn H.51, 16, 15 rồi lăn cột
sống.
Mất ngủ
1. Day ấn H.163 (giữa 63 và 53). Ngủ hay giật mình
2. Gõ H.124, 34 khoảng 30 cái. 1. Day ấn H.124, 34, 50, 19.
3. Day ấn nhiều lần H.53.
4. Day ấn H.16, 14, 0. Ngứa do bị dời leo
5. Day ấn H.124, 312. 1. Day ấn H.61, 38, 50.
6. Day ấn H.124, 34, 267, 217, 51.
7. Day ấn H.124, 34, 103, 100, 51, 0.
93
Phong xù, kinh giản Say xe
1. Day ấn H.1, 290, 50, 106, 3. 1. Day ấn H.127.
2. Dán salonpas vào giữa rốn.
Rối loạn nhịp tim (ngoại tâm 3. Ngậm hai lát gừng tươi.
thu)
1. Dùng cây cầu gai đôi lăn đồhình Sốt rét
phản chiếu tim ởvùng dưới ngón 1. Day ấn H.50, 19, 39, 15.
tay út (bên trái). 2. Sốt rét nặng (bụng chướng) day ấn
2. Hơ các sinh huyệt giữa hai vú và H.50, 19, 39, 15, 1, 26, 132.
quanh dưới vú. 3. Nếu chỉlạnh người và rét run,
hơnóng các H.127, 156, 63, 3,
Rối loạn tiêu hóa (đi cầu phân 300.
sống)
1. Day ấn H.127, 19, 143, 1, 103. Tiểu dầm (đái dầm)
1. Day ấn H.124, 34, 60, 87.
Rụng tóc 2. Day ấn H.124, 34, 19, 37.
1. Day ấn H.127, 145, 103.
2. Day ấn H.50, 37, 39, 107, 175. Tiểu đêm
3. Day ấn H.156, 258, 175, 39. 1. Day ấn H.19, 37.
4. Day ấn H.300, 1, 45, 3, 0. 2. Day ấn H.124, 34, 21.
5. Dùng cây cào cào đầu vài phút 3. Day ấn H.0, 37, 45, 300.
mỗi ngày. 4. Day ấn H.32, 19, 45, 100.

Sa ruột Tiểu đục


1. Day ấn H.103, 19, 50 rồi lăn 1. Day ấn H.85, 87.
quanh miệng. 2. Day ấn H.29, 222, 85, 87, 300, 0.
2. Day ấn H.104, 222, 38, 63, 22,
127, 19, 1, 103. Tiểu đường
1. Day ấn H.73, 3, 37, 156.
Sạn (sỏi) thận 2. Day ấn H.26, 113, 63, 100, 235, 0.
1. Day ấn H.113, 3, 106. 3. Day ấn H.127, 156, 63, 113, 143,
2. Day ấn H.184, 290, 64, 3. 38, 50, 37, 1, 3, 73.
3. Day ấn H.0, 275, 277, 87, 85, 3, 4. Day ấn H.63, 7, 113, 37, 40
290, 26, 103, 300, 38, 64. khoảng 40 cái cho mỗi huyệt.

Say nắng Tiểu gắt


1. Day ấn H.143 đến khi hết đau. 1. Day ấn H.26, 3, 38, 85, 87.
2. Cắt 5 lát chanh mỏng đặt vào 2. Day ấn H.342, 43, 87.
H.26, H.100, H.130. Sau 15 phút 3. Day ấn H.37, 87.
hết say. 4. Day ấn H.29, 85.

Say rượu Tiểu ít


1. Day ấn H.57 hoặc 28. 1. Day ấn H.26, 3, 85.
Say sóng 2. Day ấn H.87, 235, 29.
1. Day ấn H.63.
94
Tiểu liên tục không kềm được U mỡ
(do giãn bàng quang) 1. Day ấn bộ“tiêu u bướu” H.41,
1. Day ấn H.16, 37, 0 rồi vuốt ụ cằm. 143, 127, 19, 37, 38.
2. Day ấn H.138, 16, 87, 0. 2. Hơquanh chân khối u rồi lăn tại
chỗbằng cây cầu gai.
Tiểu nhiều
1. Day ấn H.87, 19, 1. Vẩy nến
2. Day ấn H.0, 37, 103. 1. Day ấn H.50, 41, 17, 38, 85, 51.
3. Day ấn H.19, 37. 2. Day ấn H.124, 34, 26, 61, 3, 41,
87, 51.
Tiểu nhiều - tiểu gắt 3. Day ấn H.124, 24, 26, 50, 41, 17,
1. Day ấn H.87, 19, 37, 41, 103, rồi 38, 85, 51.
hơ đồ hình phản chiếu bang quang
ở tay. Viêm đại tràng
2. Day ấn H.37, 19, 87, 300. 1. Day ấnH.19, 22, 87, 34, 197, 37.
3. Lăn khắp mặt rồi gõ H.87. 2. Day ấn và hơH.85, 104, 38, 29,
63.
Tim lớn 3. Day ấn và hơH.127, 19, 143, 41,
1. Day ấn H.34, 61, 269, 37, 88. 37, 103.
2. Day ấn H.26, 174, 87, 51, 357, 29,
220, 60, 57, 50. Viêm gan mạn tính (các loại)
1. Day ấn và hơ H.41, 50, 233, 58,
Thiếu máu cơ tim, hẹp van tim 37, 19, 127, 87.
1. Lăn và bóp quả cầu gai một lúc, 2. Day ấn H.41, 50, 233, 19, 58, 37,
tim khoẻ liền. 39.
2. Lăn sống mũi từ H.189 đến H.1 3. Day ấn H.50, 19, 37.
thường xuyên. 4. Day ấn H.41, 50, 233, 106, 1, 36,
127.
Trĩ
1. Gõ H.64, 74. Viêm phế quản
2. Lăn và gõ H.365, 7, 3, 37. 1. Day ấn H.38, 17, 61, 467, 491.
3. Day ấn H.19, 143, 23, 43, 103, 2. Day ấn H.565, 61, 467, 74, 64, 50,
348, 0. 70.
4. Chườm nước đá vào H.365, 19, 1, 3. Day ấn H.138, 28, 61, 491, 467.
103, 38.
5. Day ấn H.143, 173, 23, 43, 103, Viêm thận
348, 126. 1. Day ấn H.0, 17, 300, 45, 222, 29.
6. Hơ ngải cứu cách búi trĩ độ10cm, 2. Day ấn H.50, 41, 38 và hơ đồ hình
vừa làm co trĩ vừa làm tăng cường phản chiếu thận trên mặt.
sinh lý.
7. Day ấn H.34, 124, 300, 103, 126. Xơ gan cổ trướng
8. Day ấn H.127, 38, 50, 143, 37. 1. Day ấn H.50, 41, 233, 106, 1, 63,
127, 36, 132, 28, 275, 9.

95
2. Hơ vùng rốn trên và hai bên rốn
(mỗi chỗ cách rốn độ 2 cm) để
xẹp bụng.
3. Day ấn H.126 bằng ngón tay trỏ
độ 10 phút hoặc day ấn H.126, 29,
85, 87 để lợi tiểu.

96
98
99

You might also like