You are on page 1of 18

BÀI CA HOÁ TRỊ

Việc ghi nhớ hoá trị của các chất hoá học quả thật là khó đúng không nào!
Và việc này lại trở nên rất quan trọng trong các kỳ thi. Chính vì vậy mình
xin giới thiệu các bạn một bài ca hoá trị rất dễ nhớ và rất dễ học để giúp các
bạn học Hoá tốt hơn.

BÀI CA HOÁ TRỊ ĐẦY ĐỦ


Hoá về chị chẳng cho về. Chị nắm vạt áo chị đề bài thơ
Kali (K), iốt (I), hidrô (H), Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài là hoá
trị I em ơi.
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg) Ôxi (O), đồng(Cu), thiếc (Sn)
thêm phần
bari (Ba). Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca). Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hoá trị III lần. In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cácbon (C), silic(Si) này đây. Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền II, III ta phải nhớ liền nhau thôi
Nitơ (N) rắc rối nhất đời I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh ( S) lắm lúc chơi khăm. Xuống II lên IV khi thì VI luôn
Phốt pho (P) nói đến không dư. Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V
Em ơi cố gắng học chăm. Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.
Hidro (H) cùng với liti (Li)Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg).Thường II ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là chì (Pb). Điển hình hoá trị của chì là II
Bao giờ cùng hoá trị II. Là ôxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca). Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III. Cácbon (C), silic (Si), thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời. Hóa trị II vẫn là nơi đi về
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề. Không bền nên dễ biến liền sắt III
Phốtpho III ít gặp mà Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ? I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm Khi II lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo, Iot lung tung. II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan rắc rối nhất đời. Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hoá trị II dùng rất nhiều. Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hoá trị thuộc lòng. Viết thông công thức đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên. Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều
BÀI CA HÓA TRỊ (I)
Kali (K), iot (I), hiđro (H)
Natri (Na) với bạc (Ag), clo (Cl) một loài
Là hóa trị một (I) hỡi ai
Nhớ ghi cho kĩ khỏi hoài phân vân
Magie (Mg), kẽm (Zn) với thủy ngân (Hg)
Oxi (O), đồng (Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ canxi (Ca)
Hóa trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hóa trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon (C), silic (Si) này đây
Có hóa trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc khi phiền ?
II, III lên xuống nhớ liền nhau thôi
Lại gặp nitơ (N) khổ rồi
I, II, III, IV khi thời lên V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên VI, khi nằm thứ IV
Photpho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì, ừ rằng III, V
Em ơi cố gắng học chăm
Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng.

BÀI CA HÓA TRỊ (II)


Hiđro (H) cùng với liti (Li)
Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
Chỉ mang hóa trị I thôi chớ nhầm.
Riêng đồng (Cu) cùng với thủy ngân (Hg)
Thường II, ít I chớ phân vân gì
Đổi thay II, IV là chì (Pb)
Điển hình hóa trị của chì là II
Bao giờ cũng hóa trị II
Là oxi (O), kẽm (Zn) chẳng sai chút gì
Ngoài ra còn có canxi (Ca)
Magie (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
Bo (B), nhôm (Al) thì hóa trị III
Cacbon (C), silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
Thế nhưng phải nói thêm lời
Hóa trị II vẫn là nơi đi về !
Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
Không bền nên dễ biến liền sắt III
Photpho (P) III ít gặp mà
Photpho V chính người ta gặp nhiều
Nitơ (N) hóa trị bao nhiêu
I, II, III, IV phần nhiều tới V
Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm
Khi II, lúc IV, VI tăng tột cùng
Clo (Cl), iot (I) lung tung
II, III, V, VII thường thì I thôi
Mangan (Mn) rắc rối nhất đời
Đổi từ I đến VII thời mới yên
Hóa trị II dùng rất nhiều
Hóa trị VII cũng được yêu hay cần
Bài ca hóa trị thuộc lòng
Viết thông công thức, đề phòng lãng quên
Học hành cố gắng cần chuyên
Siêng ôn, năng luyện tất nhiên nhớ nhiều.

DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN


E-2, bu-4, pro-3
Pen-5, hex-6, bảy là heptan
Thứ 8 tên gọi octan
Nonan thứ 9, đecan thứ 10

DÃY ĐIỆN HÓA (I)

K Na Li Ba Ca Mg Al
Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy
Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb
Mắt Dõi Phương Cũ Nhớ Thương Chờ
H Cu Bi Hg Ag Pt Au
Hỏi Có Biết Hay Ai Phố Vắng
Chín nhớ mười thương vào tận mơ…

DÃY ĐIỆN HÓA (II)

K Na Ba Ca Mg Al Zn
Khi Nào Bạn Cần May Áo Dài
Fe Ni Sn Pb H
Phái Người Sang Phố Hỏi
Cu Hg Ag Pt Au
Cửa Hàng Á Phi Âu.

MẤY LỜI VỀ DÃY ĐIỆN HÓA


Dãy điện hóa O sau khử trước(1)
Phản ứng theo quy ước(2) anpha ( )
Nhưng cần phải hiểu sâu xa
Trước sau ý nghĩa mới là thành công
Kali, Can, Nát tiên phong
Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn
Sắt rồi Cô đến Niken
Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân
Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân,
Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau.
Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu
Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”.
Khí bay, muối lại gặp kiềm,
Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi.
Các kim loại khác dễ rồi,
Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau.
Với axit, nhớ bảo nhau:
Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng.
Từ Đồng cho đến cuối hàng,
Sau Hiđro đấy, chẳng tan chút nào.
Vài lời bàn bạc, đổi trao,
Vun cây “Vườn Hóa” vui nào vui hơn
(1) Kim loại trước có tính khử mạnh hơn kim loại sau,
cation sau có tính oxi hóa mạnh hơn cation trước.
(2) Fe2+ Cu2+
Fe Cu

BÀI CA KÍ HIỆU HOÁ HỌC


Ca là chú Can xi
Ba là cậu Bari họ hàng
Au tên gọi là Vàng
Ag là Bạc cùng làng với nhau
Viết Đồng C trước u sau
Pb mà đứng cùng nhau là Chì
Al đấy tên gì?
Gọi Nhôm bác sẽ cười khì mà xem
Cacbon vốn tính nhọ nhem
Kí hiệu C đó bạn đem nhóm lò
Oxy O đấy lò dò
Gặp nhau hai bạn cùng hò cháy to
Cl là chú Clo
Lưu huỳnh em nhớ viết cho S (ét sờ).
Zn là Kẽm khó gì
Na gọi Natri học hàng
Br thật rõ ràng
Brom “người ấy” cùng làng Gari (Ga)
Fe chẳng khó chi
Gọi tên là sắt em ghi ngay vào
Hg chẳng khó tí nào
Thuỷ ngân em đọc tự hào chẳng sai

Bài ca nhắc bạn xa gần
Học chăm để nhớ khi cần viết ra.

• BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI 1


Hai ba Natri (Na=23)
Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó
Ba chín dễ dàng (K=39)
Khi nhắc đến Vàng
Một trăm chín bảy (Au=197)
Oxi gây cháy
Chỉ mười sáu thôi (O=16)
Còn Bạc dễ rồi
Một trăm lẻ tám (Ag =108)
Sắt màu trắng xám
Năm sáu có gì (Fe=56)
Nghĩ tới Beri
Nhớ ngay là chín (Be=9)
Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm (Al=27)
Còn của Crôm
Là năm hai đó (Cr=52)
Của Đồng đã rõ
Là sáu mươi tư (Cu =64)
Photpho không dư
Là ba mươi mốt (P=31)
Hai trăm lẻ một
Là của Thủy Ngân (Hg=201)
Chẳng phải ngại ngần
Nitơ mười bốn (N=14)
Hai lần mười bốn
Silic phi kim (Si=28)
Can xi dễ tìm
Bốn mươi vừa chẵn (Ca=40) Mangan vừa vặn
Con số năm lăm (Mn=55)
Ba lăm phẩy năm
Clo chất khí (Cl=35.5)
Phải nhớ cho kỹ
Kẽm là sáu lăm (Zn=65)
Lưu huỳnh chơi khăm
Ba hai đã rõ (S=32)
Chẳng có gì khó
Cacbon mười hai (C=12)
Bari hơi dài
Một trăm ba bảy (Ba=137)
Phát nổ khi cháy
Cẩn thận vẫn hơn
Khối lượng giản đơn
Hiđrô là một (H=1)
Còn cậu Iốt
Ai hỏi nói ngay
Một trăm hai bảy (I=127)
Nếu hai lẻ bảy
Lại của anh Chì (Pb =207)
Brôm nhớ ghi
Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó
Magiê hai tư (Mg=24)
Chẳng phải chần trừ
Flo mười chín (F=19).
• BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI 2
Anh hydro là một (1)
Mười hai (12) cột carbon
Nitro mười bốn (14) tròn
Oxi mỏi mòn mười sáu (16)
Natri hay láu táu
Nhảy tót lên hai ba (23)
Khiến Magie gần nhà
Ngậm ngùi đành hai bốn (24)
Hai bảy (27) nhôm la lớn
Lưu huỳnh giành ba hai (32)
Khác người thật là tài
Clo ba lăm rưỡi (35,5)
Kali thích ba chín (39)
Canxi tiếp bốn mươi (40)
Năm lăm (55) mangan cười
Sắt đây rồi năm sáu (56)
Sáu tư (64) đồng nổi cáu
Bởi kém kẽm sáu lăm (65)
Tám mươi (80) Brom nằm
Xa bạc trăm lẻ tám (108)
Bari lòng buồn chán
Một ba bảy (137) ích chi
Kém người ta còn gì
Hai lẻ bảy (207) bác chì
Thủy ngân hai lẻ một (201)…

• BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI 3


137Bari
40 là chú Canxi họ hàng
197 là Vàng
200 lẻ 6 là chàng Thuỷ ngân
K ba chục chín đơn
H là 1 phân vân làm gì
16 của chú Oxi
23 ở đó Natri đúng rồi
S ba đứng hai ngồi
32 em đọc một lời là ra
64 Đồng đấy chẳng xa
65 là kẽm viết ra tức thì
Bạc kia ngày trước đúc tiền
108 viết liền là xong
27 là bác Nhôm “ xoong”
56 là sắt long đong sớm chiều
Iot chẳng phải phiền nhiều
127 viết liền em ơi
28 Silic đến chơi
Brom 80 ( tám chục) tuỳ nơi ghi vào
12 của Cacbon nào
31 photpho gào đã lâu
Clo bạn nhớ ghi sâu
35 phẩy rưỡi lấy đâu mà cười
Bài ca xin nhắc mọi người
Học chăm chớ có chay lười mà gay!

KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ


Hiđro là một (1)
Mười hai (12) cột Cacbon (C)
Nitơ (N) mười bốn (14) tròn
Oxi (O) trăng mười sáu (16)
Natri (Na) hay láu táu
Nhảy tót lên hai ba (23)
Khiến Magie (Mg) gần nhà
Ngậm ngùi nhận hai bốn (24)
Hai bảy (27) nhôm (Al) la lớn
Lưu huỳnh (S) giành ba hai (32)
Khác người thật là tài
Clo (Cl) ba nhăm rưỡi (35,5)
Kali (K) thích ba chín (39)
Canxi (Ca) tiếp bốn mươi (40)
Năm nhăm (55) Mangan (Mn) cười
Sắt (Fe) đây rồi : năm sáu (56)
Sáu tư (64) Đồng (Cu) nổi cáu
Bởi kém kẽm (Zn) sáu nhăm (65)
Tám mươi (80) Brom (Br) nằm
Xa Bạc (Ag) một linh tám (108)
Bari (Ba) buồn chán ngán
Một ba bảy (137) ích chi
Kém người ta còn gì !
Thủy ngân (Hg) hai linh mốt (201)
Còn tôi, đi sau rốt

• TÍNH TAN CỦA MUỐI


Loại muối tan tất cả
Bất kể kim loại nào
Nitrat, acetat Ôi!
Kì lạ làm sao.
Những muối hầu hết tan
Là clorua, sulfat
Trừ bạc, chì clorua
Chì, Bari sulfat.
Những muối không hòa tan
Carbonat, photphat
Anh sulfit, Sulfur
Chú ý chớ có đùa
Trừ kiềm, amoni.
Mọi khi đều tan hết!

• HÓA HỮU CƠ
Rủ nhau đi học hữu cơ
Mấy năm công sức bây giờ thảnh thơi
Thuyết cấu tạo đã thuộc rồi
Đồng phân ta cứ mặc đời viết ra
Mấy loại mạch có đâu xa
Mạch nhánh, mạch thẳng, luồn qua mạch vòng
Liên kết bội phóng long nhong
Nhóm thế cũng chạy gắn trong, đính ngoài
Đồng đẳng càng dễ hỡi ai
Cấu tạo ấy -CH2-, thêm vào
Phần gốc tính chất ra sao?
Xét liên kết (có) phản ứng nào xảy ra.
Phản ứng thế thật khéo là
h? - liên kết đơn ta mới “ừ”
Đôi, ba liên kết thật hư
Tác nhân cộng chẳng chần chừ cộng ngay.
Xòe bàn tay, đếm ngón tay
Vừa thế, vừa cộng đây này gốc thơm!
Ăn quá cũng chẳng bằng cơm
Thức ăn các món phải đơm đủ đầy
Nhóm định chức thật lắm thay
-OH là rượu , O2- ete
-COO- đúng este
-COOH về phe chất nào?
Axit dễ nhớ làm sao!
Nhóm -CO- lại gắn vào xeton
Đặc biệt hãy nhớ phenol
Phenyl (C6H5-) gắn với gốc ol diệu kì
Anđehit - cacbonyl |
Amin chất ấy hãy nhìn – N –
Nào tinh bột, nào xenlulozơ
Protit, polime, béo, glucozơ, nào đường
Mấy chất này cũng nhớ luôn
Học thuộc xem kĩ chẳng buồn lúc thi
Rủ nhau…hữu cơ học đi
Có ôn luyện lĩ ắt thì nên câu:
“Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”.

• DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN


E-2, bu-4, pro-3
Pen-5, hex-6, bảy là heptan
Thứ 8 tên gọi octan
Nonan thứ 9, đecan thứ 10

• DANH PHÁP
Metan etan proban butan pentan hexan heptan octan nonan decan.

=> Mẹ em phải bón phân hóa học ở ngoài đồng


=>Mẹ em phải bưng phở hì hụp ở ngoài đường
=>Mắt em phai buồn phút hoàng hôn ở nơi đó.

• DÃY ĐIỆN HÓA


K Na Ba Ca Mg Al Zn
Khi Nào Bạn Cần May Áo Dài
Fe Ni Sn Pb H
Phái Người Sang Phố Hỏi
Cu Hg Ag Pt Au
Cửa Hàng Á Phi Âu.

K Na Li Ba Ca Mg Al
Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy
Mn Zn Fe Co Ni Sn Pb
Mắt Dõi Phương Cũ Nhớ Thương Chờ
H Cu Bi Hg Ag Pt Au
Hỏi Có Biết Hay Ai Phố Vắng
Chín nhớ mười thương vào tận mơ…
Khi(K) Nào(Na) Cần(Ca) May(Mg) Áo
(Al) Giáp(Zn) Sắt(Fe) Nhớ(Ni) Sang(Si) Phải(Pb) Hỏi(H) Cửa(Cu)
Hàng(Hg) Á(Ag) Phi(Pt) Âu(Au)

Hoặc

Khi(K) Bạn(Ba) Cần(Ca) Nhiều(Na)


Măng(Mg) Ăn(Al) Mòn(Mn) Kẽm(Zn) Cô(Cr) Fải(Fe) Nhớ(Ni) Sơn(Sn)
Phết(Pb) Hỏi(H) Cửa(Cu) Anh(Ag) Hàng(Hg) Phi(Pt) Âu(Au)

Vị trí Al, Ag, Pb, Pt


- Áo lụa (Al) đứng trước Áo gấm (Ag)
- Phở bò (Pb) đứng trước Phở tái (Pt)

• MẤY LỜI VỀ DÃY ĐIỆN HÓA


Dãy điện hóa O sau khử trước(1)
Phản ứng theo quy ước(2) anpha (?)
Nhưng cần phải hiểu sâu xa
Trước sau ý nghĩa mới là thành công
Kali, Can, Nát tiên phong
Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn
Sắt rồi Cô đến Niken
Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân
Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân,
Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau.
Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu
Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”.
Khí bay, muối lại gặp kiềm,
Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi.
Các kim loại khác dễ rồi,
Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau.
Với axit, nhớ bảo nhau:
Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng.
Từ Đồng cho đến cuối hàng,
Sau Hiđro đấy, chẳng tan chút nào.
Vài lời bàn bạc, đổi trao,
Vun cây “Vườn Hóa” vui nào vui hơn
?(1) Kim loại trước có tính khử mạnh hơn kim loại sau, cation sau có tính
oxi hóa mạnh hơn cation trước.
(2) Fe2+ Cu2+
Fe Cu

• OXI VÀ NITƠ
Anh (O2) đến bên em (N2)
trong một ngày giông tố, sấm sét.
Em là cô gái Nitơ
Tên thật Azot anh ngờ làm chi
Không mầu cũng chẳng vị gì
Sự cháy, sống chẳng duy trì trong em.
Cho dù không giống Oxygen
Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai
Nhà em ở chu kì 2
Có 5 electron ngoài bao che
Mùa đông cho tới mùa hè
Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em
Bình thường em ít người quen
Người ta vẫn bảo... sao trầm thế cô
Cứ như dòng họ khí trơ!
Ai mà ngỏ ý làm ngơ sao đành
Tuổi em mười bốn xuân xanh
Vội chi tính chuyện yến anh làm gì.
Thế rồi năm tháng trôi đi
Có anh bạn trẻ Oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng lân la
Nhưng khi giông tố đến nhà tìm em
Gần lâu rồi cũng nên quen
Nitơ oxit (NO) sinh liền ra ngay
Không bền nên chất khí này
Bị oxi hóa liền ngay tức thì
Thêm một nguyên tử oxi (NO2)
Thêm mầu nâu đậm, chất nào đậm hơn?

• BÀI CA HÓA HỌC


Đây poli – metyl – metan – clorat
Đẹp bền và trong hơn Falê
Bao lâu rồi ta vẫn say mê
Kìa bạn nhìn poliamip
Duyên dáng mây bay, như áng mây bay.
Hơn lụa là gấm vóc xưa nay
Hoá học của ta diệu kì hơn những Thiên Thần
À á a ta đang đi xa
Trên nẻo đường thế giới vi mô
Ta đang khám phá bao điều ẩn bí quanh co xa mờ
Vì Tổ Quốc ta hiến dâng con Tim và khối Óc
Bạn ơi gian khó xá chi
Anh đuốc Đảng soi sáng ta đi
Bạn ơi Tổ Quốc đang mong chờ !

Làm Thế Nào Để Học Tốt Môn Hóa Lớp 8?


Bỏ lại sau lưng những tiếng ve râm ran, bỏ lại những ngày tháng hè chơi
bời mệt nghỉ để bước vào một năm học mới, năm lớp 8. Sẽ không có gì lạ
lẫm nếu như nó không có sự xuất hiện của 1 môn học mới : môn hóa học.
Môn hóa học? Nghe thật mới lạ, thật thú vị nhưng cũng không khỏi làm ta
thoáng chút băn khoăn với vô vàn các câu hỏi:

 Môn này học những gì?


 Môn này có khó không?
 Làm thế nào để học tốt môn học này?
Gia sư Hóa lớp 8 sẽ giải quyết thắc mắc cũng như giúp các bạn có được cách
học hóa hiệu quả nhất.
Học Hóa học lớp 8 các bạn sẽ bắt gặp những kiến thức rất mới lạ và
trừu tượng như: nguyên tử, phân tử, hợp chất, hóa trị, phản ứng ....đừng lo
lắng nó khó hãy từ từ làm quen với nó, nắm vững những định nghĩa trong
sách và hãy cụ thể nó theo cách hiểu của mình.

Tiếp theo để nhớ hóa trị cũng như nguyên tử khối các chất bạn hãy cố
gắng làm thật nhiều bài tập luyện tập nhớ các quy tắc hóa trị dần dần các bạn
sẽ quen và thuộc hóa trị, quen với các công thức hóa học. Đầu tiên chúng ta
sẽ học thuộc đối với các chất hay dùng và hay bắt gặp như các chất khí: O2,
H2, N2, Cl2, các kim loại và phi kim loại: K, Na, Mg, Fe, Cu,....sau đó mở
rộng dần ra với các nguyên tử và phân tử khác.

Bên cạnh cách học truyền thống đó còn có 1 số mẹo để học thuộc hóa
trị. Các bạn có thể sử dụng bài ca hóa trị:

Với các phương trình hóa học bạn nên tập viết thật nhiều, viết lại
các phương trình ví dụ cô đã cho trên lớp và các phương trình tương tự để
nhớ cách viết, nhớ hóa trị và làm quen với tất cả các phương trình hóa học
có thể gặp. Đồng thời cũng nhớ các điều kiện cho phản ứng xảy ra ,cách cân
bằng phương trình .Với tinh thần là làm thật nhiều các bài tập tương tự lâu
dần bạn sẽ hình thành được thói quen viết đúng các phương trình hóa học,
hơn nữa còn luyện được tính cẩn thận khi làm bài.

Bài tập hóa học của chương trình lớp 8 mới chỉ dừng lại ở việc
nhận biết các chất, viết phương trình phản ứng , tính số mol, các nồng độ
dung dịch .Hãy học thuộc các công thức chuyển đổi n, m, M, V và các nồng
độ dung dịch C% và CM. Nhớ cụ thể đơn vị, làm nhiều bài tập, nắm nguyên
tắc làm bài: viết và cân bằng PTHH (quan trọng nhất, đổi các dữ kiện của đề
ra số mol, xác định được dạng bài tập sau đó sử dụng các số mol để tính toán
các yêu cầu của đề bài).

Và cuối cùng thì yếu tố "chăm chỉ" vẫn là quan trọng nhất, hãy dành
chút thời gian của mình cho việc học và làm thêm các bài tập môn Hóa nhé.
Trong 3 môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng
nhất trong đời sống của chúng ta, bạn có thể sẽ thấy thật thích thú biết bao
khi biết được nước (H2O) chúng ta dùng hàng ngày là hợp chất của những
nguyên tử nào, hay tại sao đinh sắt để lâu ngày ngoài không khí lại bị rỉ, kể
cả hiện tượng ma chơi cũng không khó để giải thích ....còn biết bao nhiêu
hiện tượng khác nữa.Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thú vị khi tự mình khám
phá ra những hiện tượng quanh mình. Hãy thay đổi cách nghĩ và cách tiếp
cận những cái mới của bạn.

Nếu bạn cảm thấy hóa học thực sự thú vị và yêu thích nó mình tin
chắc rằng bạn sẽ thấy học nó không khó khăn chút nào cả? Hãy thử và cùng
chờ đón kết quả nào !!!
Phương pháp học Hóa giỏi dành cho học sinh lớp 8

Hóa học là một trong những môn học cơ bản và các bạn học sinh lớp 8 bắt
đầu làm quen với môn học này. Đối với nhiều bạn thì đây là một môn học lý
thú và bổ ích, nhưng cũng có những bạn coi đây là một môn học khó nhằn.
Dù các bạn tự học hay tìm gia sư tại nhà môn Hóa, thì các phương pháp
học Hóa mà chúng tôi liệt kê dưới đây cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các
bạn.

Phải nắm vững lý thuyết


Khi học Hóa, điều quan trọng nhất là các bạn phải nắm chắc được kiến thức
lý thuyết. Đến khi học hết 1 chương, hãy dành thời gian để hệ thống lại các
kiến thức đã học, xâu chuỗi và tìm ra mối liên quan giữa các kiến thức đó
với nhau để nhớ kiến thức lâu và dễ dàng hơn. Lý thuyết của Hóa học không
cứng nhắc và cũng không giản đơn, ta không thể ôn tập bằng cách “đọc
chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập.

Rèn luyện khả năng tính toán và phản xạ tư duy

HÃY NẮM CHẮC LÝ THUYẾT TRƯỚC KHI LÀM BÀI TẬP


Để giải một bài tập Hóa thật nhanh và hiệu quả, đầu tiên các bạn phải rèn
luyện kỹ năng tính toán và phản xạ tư duy. Các quy tắc nhân nhẩm, các dấu
hiệu chia hết, xấp xỉ, … là những kiến thức cơ sở mà bất kỳ học sinh nào
cũng đã được học và nó cực kỳ hữu dụng cho bất cứ môn học nào, không chỉ
giúp ta tính nhanh, tính nhẩm một số đại lượng trong bài toán mà đôi khi còn
là giải pháp mang tính quyết định giúp bài toán được giải quyết nhanh gọn
và hiệu quả hơn.
Phương pháp làm bài trắc nghiệm
Khi làm bài tập Hóa dạng trắc nghiệm, bạn cần phải đọc kỹ câu hỏi, bám sát
và đối chiếu liên tục với các đáp án mà đề bài đưa ra. Điều này sẽ giúp bạn
có những nhận định đúng đắn và phù hợp, giúp ta có thể đưa ra những giải
pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất cho các yêu cầu của bài toán. Phương
pháp khai thác các thông tin từ 4 đáp án để tăng nhanh tốc độ và hiệu quả
của việc giải toán được gọi chung là phương pháp Chọn ngẫu nhiên.
Làm thật nhiều bài tập
“Trăm hay không bằng tay quen”. Để học giỏi Hóa không cách nào tốt hơn
việc chăm chỉ làm các bài tập Hóa. Nhưng điều quan trọng hơn là những bài
học, những kiến thức bạn rút ra sau những bài tập đó. Hãy có cho mình một
quyển sổ ghi chép để ghi lại những bài học rút ra được sau mỗi bài tập. Còn
có kiến thức nào bạn hay nhầm lẫn? Dạng bài nào bạn chưa quen thuộc?
Cách giải nào hay cần phải học tập? hãy ghi chú ra và bạn sẽ thấy mình học
khá môn Hóa hơn rất nhiều.
Thực ra môn Hóa không hề khó, chỉ cần các bạn nắm vững lý thuyết,
chăm chỉ làm bài tập là có thể đạt được điểm cao trong môn học này. Chúc
các bạn thành công!
(Nguồn: Gia sư Hóa)

You might also like