You are on page 1of 133

CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “KHO CHỨA HOÁ CHẤT, LƯU CHỨA 5.402


TẤN/NĂM TẠI SỐ 7 ĐẠI LỘ ĐỘC LẬP KCN SÓNG THẦN 1 -
DĨ AN - BÌNH DƯƠNG CỦA
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ

(Đã chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng Thẩm định sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương vào ngày 3/12/2014)

THÁNG 01 NĂM 2015


CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “KHO CHỨA HOÁ CHẤT, LƯU CHỨA 5.402


TẤN/NĂM TẠI SỐ 7 ĐẠI LỘĐỘC LẬP KCN SÓNG THẦN 1
- DĨ AN - BÌNH DƯƠNG CỦA
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT NHẬT PHÚ

CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT CÔNG TY CỔ PHẦN


NHẬT PHÚ MÔI TRƯỜNG NAM LONG

THÁNG 01 NĂM 2015


UBND tỉnh Bình Dương chứng thực: Báo cáo đánh giá tác động môi
trường của Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ
Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phúđược phê duyệt
tại Quyết định số …........... ngày … tháng … năm 2015 của UBND tỉnh
Bình Dương.

Bình Dương, ngày … tháng ….. năm 2015


TM. UBND tỉnh
Chủ tịch
MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN ........................................................................................................ 1
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư ......................................................................................................... 1
1.2. Phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường ............................................................... 2
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................................... 2
2.1. Căn cứ pháp luật ................................................................................................................... 2
2.2. Căn cứ văn bản kỹ thuật ........................................................................................................ 4
2.3. Căn cứ tiêu chuẩn .................................................................................................................. 4
2.4. Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo ...................................................................................... 5
2.5. Nguồn tài liệu và dữ liệu chủ dự án tự tạo lập ........................................................................ 5
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM............................... 5
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN................................................................................... 9
1.1. TÊN DỰ ÁN......................................................................................................................... 9
1.2. CHỦ DỰ ÁN ........................................................................................................................ 9
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN .............................................................................................. 9
1.3.1. Vị trí địa lý khu vực dự án .................................................................................................. 9
1.3.2. Hiện trạng khu vực dự án ................................................................................................. 11
1.3.3. Mô tả hiện trạng kết cấu của kho chứa hóa chất ................................................................ 11
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN ................................................................................ 15
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án ................................................................................................. 15
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án ...................................................................... 15
1.4.2.1. Quy mô kinh doanh ....................................................................................................... 18
1.4.2.2. Phương án xuất nhập các loại hóa chất vào kho chứa ..................................................... 22
1.4.2.3. Quy trình kinh doanh ..................................................................................................... 23
1.4.3. Danh mục máy móc, thiết bị ............................................................................................. 24
1.4.4. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án ............. 27
1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án .................................................................................................... 30
1.4.6. Vốn đầu tư ....................................................................................................................... 31
1.4.7. Tổ chức quản lý môi trường và thực hiện dự án ................................................................ 31

i
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN ........................................... 33
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI .................................... 33
2.1.1.Điều kiện về địa lý, địa chất............................................................................................... 33
2.1.1.1. Về địa lý........................................................................................................................ 33
2.1.1.2. Địa hình, địa chất khu vực ............................................................................................. 33
2.1.2. Điều kiện về khí tượng - thủy văn ..................................................................................... 34
2.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ................................... 35
2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí...................................................................................... 35
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ............................................................................................. 37
2.2.3. Hiện trạng môi trường đất ................................................................................................ 38
2.2.4. Nhận xét tính nhạy cảm và chịu tải của môi trường........................................................... 38
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................. 39
2.3.1. Diện tích và dân số ........................................................................................................... 39
2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội .................................................................................... 39
2.3.3. Văn hóa, xã hội ................................................................................................................ 39
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG .......................................................... 40
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ................................................................................................... 40
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn cải tạo nhà kho ............................................................ 40
3.1.1.1. Nguồn gây tác động....................................................................................................... 40
3.1.1.2. Đối tượng bị tác động .................................................................................................... 42
3.1.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn cải tạo....................................................................... 44
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án ................................... 51
3.1.2.1. Nguồ n gây tác đô ̣ng trong giai đoạn hoạt động .............................................................. 52
3.1.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động ...................................................................................... 66
3.1.2.3. Đánh giá tác động môi trường ....................................................................................... 69
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG.................................................................... 77
3.2.1. Phương pháp thống kê ...................................................................................................... 77
3.2.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm .................. 78
3.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập ................................. 78
3.2.4. Phương pháp so sánh ........................................................................................................ 78
3.2.5. Phương pháp lập bảng liệt kê............................................................................................ 78
3.2.6. Phương pháp tham vấn cộng đồng .................................................................................... 78
CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ............................................................................................................. 79
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY
RA .................................................................................................................................. 79
4.1.1. Trong giai đoạn cải tạo ..................................................................................................... 79

ii
4.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí....................................................................................... 79
4.1.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải ............................................................. 82
4.1.1.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn ........................................................ 82
4.1.1.4. Phương án phòng chống ô nhiễm đất ............................................................................. 83
4.1.1.5. Các biện pháp giảm thiểu các tác động về mặt xã hội..................................................... 83
4.1.2. Trong giai đoạn vận hành ................................................................................................. 83
4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí....................................................................................... 83
4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải ............................................................. 88
4.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn ........................................................ 90
4.1.2.4. Phương án phòng chống ô nhiễm đất ............................................................................. 93
4.1.2.5. Khống chế các chất ô nhiễm khác .................................................................................. 94
4.1.2.6. Các biện pháp giảm thiểu các tác động về mặt xã hội..................................................... 95
4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ ..................... 95
4.2.1. Trong giai đoạn cải tạo ..................................................................................................... 96
4.2.1.1. Các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ ..................................................................... 96
4.2.1.2. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân ................................................ 96
4.2.1.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ thống giao thông trong khu vực dự án .......... 97
4.2.1.3. An toàn trong thi công và bảo vệ công trình ................................................................... 97
4.2.2. Trong giai đoạn hoạt động ................................................................................................ 97
4.2.2.1.Các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa chảy tràn và rò rỉ hóa chất .................................... 97
4.2.2.2. Sự cố rò rỉ kho hoá chấ t ................................................................................................. 99
4.2.3. Sự cố rò rỉ hoá chấ t gây nổ và phát sinh đám cháy hoặc ngược lại .................................... 99
4.2.2.4. Biê ̣n pháp phòng chống cháy nổ , châ ̣p điện ................................................................. 100
4.2.2.4. Biê ̣n pháp phòng chố ng sét, giông baõ ......................................................................... 105
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ...................... 106
5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................................... 106
5.1.1. Danh mục công trình xử lý môi trường ........................................................................... 106
5.1.2. Chương trình quản lý môi trường ................................................................................... 106
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG .............................................................. 112
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn cải tạo ................................................................... 112
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động .............................................................. 113
5.2.3. Tổ chức thực hiện giám sát ........................................................................................... 114
5.2.4. Kinh phí giám sát môi trường ......................................................................................... 114
5.2.5. Dự toán kinh phí cho các thiết bị, hệ thống xử lý môi trường .......................................... 115
CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG ............................................................... 116
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT .............................................................................. 117
1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 117

iii
2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................ 118
3. CAM KẾT ........................................................................................................................... 118
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................................... 120

iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hoá đo ở 200C đo trong 5 ngày.

BTCT : Bê tông cốt thép.

COD : Nhu cầu oxy hóa học.

CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.

DO : Oxy hoà tan.

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường.

GTVT : Giao thông vận tải.

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải.

MPN : Most Probable Number - Số lớn nhất có thể đếm được (phương
pháp xác định vi sinh).

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia.

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.

THC : Tổng hydrocacbon.

TT : Thông tư

UBND : Ủy ban nhân dân

UBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ quốc.

WHO : Tổ chức Y tế Thế giới.

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Công suất kinh doanh hoạt động của dự án tính theo năm................................... 15
Bảng 1.2. Các loại sản phẩm được lưu trữ trong kho chứa hoá chất ................................... 19
Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính của kho chứa hoá chất ...................................... 24
Bảng 1.4. Các hạng mục công trình phụ trợ của kho chưa hoá chất Nhật Phú ................... 25
Bảng 1.5. Hệ thống thiết bị tại kho chứa hoá chất kinh doanh Nhật Phú ............................ 26
Bảng 1.6. Danh mục hóa chất phục vụ mua bán của kho chứa............................................ 27
Bảng 1.7. Tổng mức đầu tư kho chứa hoá chất Nhật Phú .................................................... 31
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu không khí ........................................................................................ 35
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí .............. 36
Bảng 2.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí ....................... 36
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm................................ 37
Bảng 2.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm ......................................... 38
Bảng 3.1. Các hoạt động, nguồn gây tác động trong giai đoạn cải tạo ................................ 40
Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công ..................................... 42
Bảng 3.3. Khối lượng bụi phát sinh ....................................................................................... 44
Bảng 3.4.Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn cải tạo 45
Bảng 3.5. Hệ số khuếch tán bụi trong không khí theo phương z ......................................... 46
Bảng 3.6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải các phương tiện vận chuyển .............. 46
Bảng 3.7. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại ................. 47
Bảng 3.8. Các mức tiếng ồn tạo ra bởi một số thiết bị.......................................................... 47
Bảng 3.9. Tải lượng và nồng độ ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn cải
tạo .................................................................................................................................. 49
Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa ....................................................... 50
Bảng 3.11. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải................................................. 51
Bảng 3.12. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của dự án .............................................................. 52
Bảng 3.13. Bảng kê khai đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm . 54
Bảng 3.14. Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy 1km trên đường phố.................................... 59
Bảng 3.15. Tải lượng ô nhiễm đối với 2 xe tải chạy trên đường trong 1 ngày ................... 59
Bảng 3.16. Nồng độ ô nhiễm khí thải của xe tải chạy trên đường ....................................... 60
Bảng 3.17. Tổng tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt .......... 63
Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa ....................................................... 64
Bảng 3.19. Ma trận tác động các nguồn gây tác động giai đoạn vận hành ......................... 74
Bảng 5.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện .................. 106
Bảng 5.2. Chương trình quản lý môi trường ....................................................................... 108
Bảng 5.3. Dự toán kinh phí cho các thiết bị, hệ thống xử lý môi trường .......................... 115

vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Vị trí kho chứa hoá chất trong mặt bằng tổng thể của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
Ngũ cốc. .................................................................................................................................. 10
Hình 1.2: Nền nhà kho và vách tường ........................................................................................ 12
Hình 1.3: Mái nhà của kho chứa................................................................................................. 12
Hình 1.4. Lỗ thông gió tại nhà kho ............................................................................................. 13
Hình 1.5. Kết cấu của cửa ra vào của kho chứa .......................................................................... 13
Hình 1.6: Hóa chất được chứa trên các Balet gỗ ......................................................................... 14
Hình 1.7. Sơ đồ quy trình kinh doanh của Công ty Cổ phần hoá chất Nhật Phú. ......................... 23
Hình 4.1. Sơ đồ xử lý khí thải của kho hoá chất.......................................................................... 87
Hiǹ h 4.2. Bể tự hoại 3 ngăn........................................................................................................ 89
Hiǹ h 4.3. Quy triǹ h thu gom và vâ ̣n chuyể n rác ......................................................................... 92

vii
MỞ ĐẦU

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Một trong những giải pháp quan trọng trong phát triển đô thị giai đoạn 2011-
2015, tầm nhìn đến năm 2020 đó là phát triển hạ tầng kinh tếkỹ thuật vàhạ tầng xã hội;
trong đó tập trung phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin,
chiếu sáng, cây xanh, chất thải đô thị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp... Dĩ An cũng sẽ thúc đẩy các chủ đầu tư khu nhà ở, khu đô thị thực hiện nhanh
kết cấu hạ tầng theo quy hoạch chi tiết được duyệt, tạo sự liên kết đồng bộ về cơ sở hạ
tầng đô thị trên toàn thị xã. Đầu tưmới 3 khu tái định cư ở các phường Tân Đông Hiệp,
Tân Bình và Bình An.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế lớn của xã hội và căn cứ vào những chủ
trương đường lối chính sách của Nhà nước, chúng tôi đã tìm hiểuvà mạnh dạn đầu
tưdự án kho chứa hoá chất theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh số
0311175034-001 do phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 14 tháng 07 năm 2014. Dự
án ra đời và đi vào hoạt động sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty, góp phần ổn
định thị trường cung cấp nguồn sản phẩm nguyên vật liệu về lĩnh vực hoá chất của địa
phương và khu vực lân cận một cách thuận tiện, tối ưu, đóng góp một phần thu nhập
vào nguồn thuế của Nhà nước, tham gia đóng góp và các hoạt động mang tính từ thiện,
xã hội trong khu vực dự án hoạt động.
Tuy nhiên, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
29/11/2005, theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ v/v
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi, đồng thời
nhận thức được những tác động ít nhiều từ Dự án đến Môi trường tự nhiên và cộng
đồng dân cư xung quanh. Chúng tôi -đại diện kho chứa hoá chất trực thuộc Công ty cổ
phần Hoá chất Nhật Phú tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho
“Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ Độc Lập, KCN
Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương của Chi nhánh Công ty Cổ
phần Hoá chất Nhật Phú”.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là công cụ khoa học nhằm phân tích, đánh
giá các tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài trong quá
trìnhvà hoạt động của cơ sở kho chứa và kinh doanh. Qua đó lựa chọn và đề xuất các

Trang 1
phương án tối ưu nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý các tác động tiêu cực, đảm bảo
đạt các tiêu chuẩn môi trường do Nhà nước quy định.
1.2. Phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường này sẽ tập trung làm rõ những tác động
đến môi trường có thể xảy ra trong quá trìnhvà hoạt động của dự án kho chứa. Bên
cạnh việc phân tích, làm rõ những tác động có thể xảy ra, đồng thời chúng tôi đề xuất
chương trình giám sát các yếu tố môi trường nhằm đảm bảo việc theo dõi và giám sát
các yếu tố môi trường được thực hiện liên tục và có hiệu quả.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Căn cứ pháp luật
Để thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động này, chúng tôi đã dựa vào những căn
cứ pháp luật sau đây:
- Căn cứ vào Hiến Pháp nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
của Quốc Hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
- Luật Bảo vệ môi trường Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 29/11/2005.
- LuậtPhòngcháychữacháysố 27/2001/QH 10 ngày 29/6/2001;
- Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi truờng, cam kết môi trường.
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc Hội nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Vệ Môi Trường.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án
đầu tưcông trình.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ hướng dẫn thi
hành Luật đất đai.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc quy định
việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước.

Trang 2
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ
về “Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải
rắn.
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của chính phủ Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số
35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công Thương: Quy định về Kế
hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
- Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28/6/2010 của Bộ Công Thương quy định cụ
thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định 50/2010/NĐ-CP, ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế tài nguyên.
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép
hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

Trang 3
2.2. Căn cứ văn bản kỹ thuật
- Dự án kho chứa hoá chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú tại Kho chứa
Sóng Thần 1, KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Bản vẽ và sơ đồ mặt bằng tổng thể, sơ đồ vị trí đất khu vực thực hiện dự án.
- Các tài liệu tham khảo công nghệ xử lý các chất thải (nước, khí thải và chất thải
rắn) trong nước và ngoài nước.
- Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới
(WB) vềbáo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng đấu nối và xử lý nước thải công nghiệp khu Công nghiệp Sóng thần 1.
2.3. Căn cứ tiêu chuẩn
Tất cả các dự án trên lãnh thổ Việt Nam đều phải áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam,
Quy chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành. Trong trường hợp tiêu chuẩn môi
trường cần áp dụng chưa quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam,
chủ dự án có thể xin áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn bảo vệ môi trường của các nước
tiên tiến khi được phép bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh.
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- TCVN 3985 : 1999 - Tiêu chuẩn về âm học - Mức ồn tối đa cho phép tại các vị trí
làm việc.
- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của
kim loại nặng trong đất.
- QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng hóa chất bảo
vệ thực vật trong đất.

Trang 4
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy
hại.
- TCVN 5507 : 2002 - Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh
doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
- TCVN 2622: 1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình.
- TCVN 5760: 1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 5040: 1990 - Ký hiệu về hình vẽ sơ đồ phòng cháy.
- TCVN 5738: 2001 - Hệ thống báo cháy.
2.4. Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo
- Các số liệu điều tra và đo đạc thực tế tại hiện trường khu vực thực hiện Dự án.
- Số liệu về các điều kiện kinh tế xã hội (dân cư, tổ chức hành chính, phân bố đất
đai, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục,…) tại khu vực dự án.
- Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương (2013).
2.5. Nguồn tài liệu và dữ liệu chủ dự án tự tạo lập
- Dự án kho chứa kho chứa hoá chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú tại
Kho chứa Sóng Thần 1, KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Các tài liệu khảo sát, phân tích, đánh giá chi tiết về điều kiện môi trường sinh thái
tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực dự án và định hướng quy hoạch phát
triển dự án thân thiện với môi trường do Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long và
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (CERR) phối hợp thực hiện.
- Các số liệu điều tra đưa vào phương pháp chung để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là
các số liệu về hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí) ban đầu, các số liệu về vị
trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội hiện tại của khu vực.
3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
Trong quá trình thực hiện báo cáo ĐTM, chúng tôi đã luôn bám sát theo vào
“Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về đánh giá tác động môi trường” do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành. Tuy nhiên chúng tôi chú trọng một số phương pháp
sau:
(1). Phương pháp sưu tập, điều tra, thống kê tài liệu
Thu thập và thống kê các số liệu và tài liệu về khu vực thực hiện dự án và những
vấn đề có liên quan đến dự án là một việc làm cần thiết đối với bất kỳ một bản ĐTM
nào. Việc thu thập và thống kê các số liệu nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm đáng kể
Trang 5
chi phí trong quá trình thực hiện báo cáo. Trong quá trình thu thập và thống kê, những
vấn đề sau cần được tập trung chủ yếu như: các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy
văn, kinh tế xã hội tại khu vực .
Điều tra thực địa là một việc làm rất cần thiết khi thực hiện báo cáo. Nó sẽ cho ta
một cái nhìn tổng quát nhất và thực tế nhất về dự án, từ đó những đánh giá và nhận xét
của chúng ta sẽ sát thực tế hơn.
(2). Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Để đánh giá được hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án, thì việc lấy mẫu
ngoài hiện trường là điều cần thiết. Chúng ta sẽ tập trung xác định các thông số về hiện
trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh. Các
số liệu này sẽ là nền tảng để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường sau này.
(3). Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết
lập
Các thông số đánh giá nhanh của WHO sẽ là cơ sở để chúng ta tính toán và đưa
ra được những đánh giá sơ bộ về tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hoạt
động của dự án.
(4). Phương pháp so sánh
Từ việc tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm, chúng ta sẽ tiến hành so
sánh với các Tiêu chuẩn về chất lượng môi trường của Việt Nam, hoặc so sánh với
những dự án khác để đưa ra được cái nhìn tổng quát về các vấn đề môi trường của dự án.
(5). Phương pháp lập bảng liệt kê và phương pháp ma trận
Việc lập bảng liệt kê và lập ma trận sẽ giúp cho ta nhìn nhận được mối quan hệ
giữa các vấn đề trong quá trìnhvà vận hành dự án, mối quan hệ giữa các nguồn tác
động và các tác động có thể xảy ra của dự án. Từ việc xác định được các mối quan hệ
này, chúng ta sẽ đề xuất được các giải pháp hạn chế tác động một cách có hiệu quả
nhất.
(6). Phương pháp tham vấn cộng đồng
Tham vấn cộng đồng là một khâu bắt buộc trong quá trình thực hiện báo cáo
ĐTM. Mục tiêu chính yếu của quá trình tham vấn là thu thập các ý kiến của người dân,
chính quyền tại khu vực thực hiện dự án nhằm tiếp thu, ghi nhận những ý kiến đóng
góp nhằm hoàn thiệt hơn về dự án của mình.

Trang 6
4.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Để tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo Đánh giá tác
động môi trường cho Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7
đại lộ Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phúđã phối hợp cùng Đơn
vị tư vấn - Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long để thực hiện báo cáo này.
 Đơn vị tư vấn:Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long
Địa chỉ : 95/C3 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM

- Điện thoại : 08.3 895 0259

- Email : info@namlong.net.vn

- Đại diện : Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung

- Chức vụ : Giám đốc


 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM cho dự án

Số năm
TT Danh sách Chức vụ, đơn vị Chuyên ngành kinh
nghiệm
01 Bà Võ Thị Kim Anh Giám đốc
Công ty Cổ phần Hoá
chất Nhật Phú
02 ThS. Nguyễn Thị Giám đốc Quản lý Môi 4 năm
Hồng Nhung Công ty Cổ phần Môi trường
trường Nam Long

03 ThS. Nguyễn Ngọc Công ty Cổ phần Môi Quản lý Môi 6 năm


Quyên trường Nam Long trường

ThS. Nguyễn Thị Công ty Cổ phần Môi Quản lý Môi 5 năm


04 Thanh Huyền trường Nam Long trường

05 CN. Võ Anh Kiệt Công ty Cổ phần Môi CN Công nghệ 5 năm


trường Nam Long Môi Trường

06 KS. Nguyễn Văn Lâm Công ty Cổ phần Môi Quản lý Môi 1 năm
trường Nam Long trường

Trang 7
Số năm
TT Danh sách Chức vụ, đơn vị Chuyên ngành kinh
nghiệm
07 KS. Trương Quốc Vi Công ty Cổ phần Môi Quản lý Môi 1 năm
trường Nam Long trường
08 KS. Lê Thuỳ An Công ty Cổ phần Môi Quản lý Môi 1 năm
trường Nam Long trường

09 Các thành viên khác của Công ty Cổ phần Môi trường Nam Long

Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
- Ủy ban Nhân dân thị xãDĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Ủy ban mặt trận Tổ quốc thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường (CERR) - Trường Đại học Công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 8
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. TÊN DỰ ÁN

Tên dự án:Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ
Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
của Chi nhánh Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú.
1. 2. CHỦ DỰ ÁN
Chủ đầu tư : Bà VÕ THỊ KIM ANH
Điạ chỉliên lạc : 58/6 Trần Văn Dư, P.13, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại : 083 849 6908
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Vị trí địa lý khu vực dự án
Dự án được thuê lại 500m2tại số 7 đại lộ Độc Lập, KCN Sóng Thần, thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương.
Vị trí khu vực thực hiện dự án được mô tả như sau:
- Phía Đông giáp: Giáp với công ty Deagon chứa hàng bách hóa tổng hợp cách
Đường số 8 là 70m.
- Phía Bắc giáp : Khoảng cách từ kho chứa đến công ty Rồng Việt là 10m.
- Phía Tây giáp : Giáp với Công ty Thành Long;cách Đường số 10 khoảng 60m.
- Phía Nam giáp : Khoảng cách từ kho chứa đến Công ty VJ Engineering sản xuất
cơ khí, Công ty Thảo Nhân sản xuất giấy Decan, Công ty An Thịnh, Công ty Casal,
Công ty sành sứ thủy tinh, là20m, cách Đại lộ Độc Lập khoảng 100m.
Toạ độ địa lý theo VN 2000: 10053’02.13”N; 106044’45.01”E, bản vẽ tổng thể tại
phụ lục.

Trang 9
Hình 1.1: Vị trí kho chứa hoá chất trong mặt bằng tổng thể của Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu Ngũ cốc.
Ghi chú: Bản vẽ mặt bằng tổng thể nằm sau phần phụ lục.
Kho chứa hoá chất được thuê lại của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ngũ cốc
toạ lạc tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương,nay được Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật
Phú kýhợp đồng thuê kho chứa hoá chất với diện tích 500m2 cách:
- Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 12 km về hướng Tây Nam.
- Trung tâm TP Biên Hoà 20 km về hướng Đông Bắc.
- Trung tâm TP Vũng Tàu 100 km.
- Sân bay Tân Sơn Nhất 10 km về hướng Tây Nam.
- Tân Cảng 8 km.
- Cảng Sài Gòn 10 km.
- Cạnh tuyến đường sắt thống nhất, cách ga Sóng Thần 0,1 km (quy hoạch, mở rộng
thành đường Xuyên Á).
- Nằm giữa 03 cụm dân cư lớn: Thủ Đức,Dĩ An, Lái Thiêu.

Trang 10
1.3.2. Hiện trạng khu vực dự án
- Dự án đầu tưkho chứa hoá chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú hoạt động
tại đại lộ Độc Lập, KCN Sóng Thần 1, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Dự án thuê lại kho chứa của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ngũ Cốc, kho chứa
trước đây Đúc sắt thép, kim loại, gia công cơ khí, sản xuất khuôn mẫu của Công ty Cổ
phần Cơ khí Đồng Lực và Chi nhánh Công ty Trường Nam Hải chuyên về sản xuất cơ
khí.
Các công ty khu vực xung quanh dự án: Công ty TNHH Tiếp vận - CN - Thăng
Long, chuyên cung cấp giao nhận dịch vụ vận chuyển. Công ty Dragon, chứa hàng
bách hóa tổng hợp. Công ty Yeu Yang, sản xuất linh kiện điện tử, Công ty Rồng Việt,
chứa hàng hóa chất. Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Thảo Nhân,
chuyên sản xuất giấy decal. Công ty TNHH Casa, chế biến trà, coffee, nhóm nông sản,
lương thực, thực phẩm. Công ty TNHH giày An Thịnh, sản xuất và gia công giày xuất
khẩu. Chi nhánh Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam tại Bình Dương, sản
xuất sản phẩm chịu lửa, sản xuất lò nướng, lò luyện và lò nung, công trình kỹ thuật
dân dụng khác, Lắp đặt hệ thống khác, Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô
và xe có động cơ khác. Công ty TNHH Hóa công nghệ Nano, sản xuất sơn nước,
nhóm hóa chất, mỹ phẩm. (Các công ty được thể hiện trên bản vẽ nằm ở sau phần phụ
lục).
- Tổng diện tích mặt bằng kho chứa hoá chất là 500 m2.
- Hiện trạng sử dụng đất: Đất ở đô thị.
- Hiện trạng sử dụng khu đất: đất kinh doanh.
Hệ thống cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyển sản phẩm: chủ yếu là đường bộ.
Bố trí mặt bằng và kết cấu kho: có đủ độ rộng, được bố trí thuận tiện cho vận
chuyển hàng, kho chứa thông thoáng, hạn chế mùi hôi, dễ làm vệ sinh và được bố trí
và thiết kế đảm bảo thoát nước.
1.3.3. Mô tả hiện trạng kết cấu của kho chứa hóa chất
- Công ty Nhật Phú gồm 1 kho chứa B2 (thuộc lô D) với diện tích 500m2 nằm giữa
công ty Thành Long và công ty Dragon. (Bản vẽ chi tiết được mô tả ở phần phụ lục)
- Nền nhà kho làm bằng bê tông bằng phẳng. Sàn nhà được lót tấm thảm và bề mặt
không gồ ghề để dễ dọn sạch.
- Tường của nhà kho từ nền nhà trở lên khoảng 1m được bằng bê tông cốt thép bền
vững,chịu được lửa, nhiệt độ cao,không phản ứng hóa học và không thấm chất lỏng.

Trang 11
Từ đó trở lên tới trần nhà được làm bằng thép không gỉ. Tường bên ngoài chịu được
lửa ít nhất là 30 phút, tất cả các bức tường đều không thấm nước, bề mặt bên trong của
tường trơn nhẵn, có thể rửa một cách dễ dàng và không bắt bụi.

Hình 1.2. Nền nhà kho và vách tường


- Kho được đơn lẻ nên mái làm bằng tôn, khó cháy và thông hơi dễ dàng khi cháy.

Hình 1.3: Mái nhà của kho chứa


- Nhà kho có cửa hút gió theo thiết kế chung của khu, gồm 4 lổ tường ngay cổng
vào.

Trang 12
Hình 1.4. Lỗ thông gió tại nhà kho
- Nhà kho có 2 cửa ra vào,mỗi cửa rộng 4m và cao 4m. Phía ngoài cửa được làm
bằng nhựa đường cấp phối.

Hình 1.5. Kết cấu của cửa ra vào của kho chứa

Trang 13
- Kho chứađược trang bị 1 quạt công nghiệp đặt bên trong kho chứa để đảm bảo độ
thông thoáng.
- Mặt nền của nhà kho nghiêng từ trong ra ngoài phía cổng giúp dễ dàng thoát nước.
Nhà kho có chỗ chứa hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ để bảo vệ môi trường bên ngoài.
Trong trường hợp môi trường đặc biệt nhạy cảm, công ty đã đấu nối với công ty Ngũ
cốc đểthoát nước bên trong nối liền với các hố quây nước hoặc với các công trình xử
lý chất thải.
- Trong nhà kho có lắp đặt hệ thống PCCC ngay cửa ra vào 4 bình chữa cháy và khu
vực xung quanh nhà kho 8 bình chữa cháy.
- Hóa chất trong kho được xếp lên giá và xếp đống đúng quy cách, chủ yếu được đặt
trên các pallet gỗ chiều cao cách mặt đất khoảng 0,15 m và đảm bảo khoảng cách đối
với tường ít nhất 0,5 m để đảm bảo độ thông thoáng khi lưu trữ hoá chất trong kho,
một số hóa chất được đặt trên bạt nilon lớn và được đặt theo lối, khoảng cách giữa các
lối là 1m, chiều cao xếp hóa chất là 5m.
- Những sản phẩm hóa chất dễ cháy được xắp sếp riêng biệt, hóa chất ở dạng lỏng để
riêng với hóa chất dạng bột và rắn để tránh tình trạng những hóa chất phản ứng với
nhau tạo ra các chất nguy hiểm.
- Các loại hoá chất nhỏ lẽ được đặt gần cửa ra vào, tránh di chuyển nhiều trong kho,
hạn chế bụi thô, còn hoá chất với khối lượng lớn đặt ở gốc cuối của kho, nhằm đảm
bảo an toàn cũng như việc dọn vệ sinh thực hiện dễ dàng.

Hình 1.6: Hóa chất được chứa trên các Balet gỗ

Trang 14
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án

Dự án đánh giá tác động môi trường của kho chứa hóa chất nhằm mục tiêu đánh
giá các ảnh hưởng của kho chưa hóa chất đến với khu vực xung quanh, đưa ra những
giả thiết, xác định các tác động và có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn các tác động
xấu có thể xãy ra.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án

- Công suất kinh doanh hoạt động của Dự án tính theo năm:
Bảng 1.1 Công suất kinh doanh hoạt động của dự án tính theo năm

Số lượng Số lượng
STT Tên hoá chất Đơn vị
nhập xuất
1 Acid Acetic (CH3COOH) Kg 280,000 200,000
2 Caustic Soda Flakes “Xut (NaOH)” Kg 180,000 94,800

Hoá chất Hydrogen Peroxide


3 Kg 24,000 4,000
(H2O2)

4 Axit sunfuric (H2SO4) Kg 168,950 163,950

5 SP Hoá chất Iso Propyl Alcohol (I.P.A) Kg 43,794 33,974


6 Sản phẩm hoá chất Methanol Kg 3,119 2,119
Pure Vacuum Dried Salt (Muối TK 99
7 Kg 154,000 144,000
%)

8 SP hoad chất N-Butanol Kg 21,086 13,086

9 Hoá chất Poly Aluminium Chloride (PAC) Kg 765,000 668,170


10 Polymer Anion Kg 45,000 4,560
11 Polymer Cation Kg 35,000 2,975

12 Solution Silicate Kg 4,320 2,320


13 Hoá chất Soda Ash Light Kg 225,000 155,960

14 Hoá chất Sodium Bicarbonate (NaHCO3) Kg 1,300,000 1,250,000


15 Hoá chất Sodium Sulphite Kg 298,050 297,850

Trang 15
16 Sodium Sulphate Kg 52,025 27,025

17 Sản phẩm hoá chất Toluene Kg 8,759 3,759


18 Hoá chất Oxit kẽm - ZnO Kg 120,000 80,000

19 Sulphate đồng (CuSO4) Kg 355,000 300,000


20 Destroy monohydrate Kg 600,000 450,000

21 Diethyl sunphate Kg 70,000 60,000


22 Cresol sunfonic axit Kg 5,000 4,000

23 Hexamethylene tetramine Kg 5,000 4,000


24 Barium sulphate Kg 25,000 20,000

25 Borax 5H2O Kg 300,000 250,000


26 Barox (oxytdian) Kg 120,000 80,000
27 Sobitol Kg 45,000 20,000

28 Phèn đơn Kg 45,000 20,000

29 Chất chống mùi hôi Kg 75,000 68,000


30 Chất chông bọt Kg 5,000 4,000

31 Clorin Kg 70,000 60,000

32 Hoá chất Ammonium Chloride (NH4Cl) Kg 7,600 5,600


Sản phẩm hoá chất Mono Ethanol Amine
33 Kg 2,050 1,050
(M.E.A)
34 Sản phẩm hoá chất Acetone Kg 5,960 4,960

35 D.M.F Kg 120,000 80,000


36 Hoá chất Aluminium Sulphate Kg 45,000 20,000
37 Javel (NaOCl ) Kg 4,740 2,740

Sản phẩm hoá chất Barium Sulphate


38 Kg 4,100 1,100
(BaSO4)

39 HCL 32% Kg 3,580 2,580


40 Hoá chất Calcium Chloride Kg 50,000 20,000

41 Acid Oxalic Kg 4,100 1,100

Trang 16
42 Glycine Kg 1,600 600

43 Zine Chloride (ZnCL2) Kg 5,500 4,500


SP hoá chất Sodium Tripolyphosphate
44 Kg 2,000 1,000
(STTP)
45 Proxitane Kg 5,000 4,000

46 Copper sulphate Kg 25,000 10,000


47 Formalin Kg 10,000 9,000

48 Amonium Hydroxide Kg 7,000 6,000

49 Thuốc tim Kg 2,000 1,500

50 acid phophoric Kg 2,000 1,800


51 Kẽm Clorua Kg 2,000 1,500

52 Canxi oxit Kg 5,000 4,500


53 Canxi Cabonate Kg 5,000 4,500
54 Clorua sắt Kg 5,000 4,800

55 sulphate kẽm Kg 10,000 9,000


56 Acid boric Kg 3,000 2,800

57 Magie Sulphate Kg 20,000 10,000

58 Di cacium phosphate Kg 10,000 9,000


59 HN-377 Kg 5,500 5,000
60 HN -392 Kg 2,000 1,500

61 Hóa chất Acid Citric Kg 10,000 5,000


62 Acid Nitric (HNO3) Kg 10,000 5,000
63 Hóa chất Acid Phosphoric (H3PO4) Kg 10,000 5,000

64 ButylAcetate Kg 1,000 500


65 Calcium hypochlorite - Ca(OCL)2 Kg 20,000 10,000

66 Chromic Acid (CrO3) Kg 2,000 1,000


67 DICALCIUM PHOSPHAT - CaHPO4) Kg 20,000 10,000

68 Ethyl Acetate Kg 5,000 4,000

Trang 17
69 Sắt sunphate Kg 20,000 10,000

70 Glycine Kg 1,000 500


71 Hồ mềm DYNA SIL-C Kg 1,000 500

72 SPHóa chất Sodium Hydrosulphite Kg 20,000 10,000


73 SPHóa chất Iso Propyl Alcohol Kg 50,000 35,000

74 Phân Kali(KCl) Kg 5,000 4,000


75 Potassium Hydroxide Kg 10,000 5,000

76 Than họat tính Loại 1 VN Kg 10,000 5,000


77 Sodium Metabisulphite Kg 5,000 2,000

78 Hóa chất Magie Clorua- MgCL2 Kg 20,000 10,000


79 Hóa chất Trisodium Phosphate Kg 5,000 4,000
80 Sodium Palmitate Kg 1,000 500

81 Hóa chất MEK Kg 15,000 10,000

82 DL- Methionine Kg 5,000 2,000


83 Nesorb 70/70 Kg 5,000 2,000

84 TiO2 KA100Titan dioxyt Kg 5,000 2,000

85 Hóa chất AmoniacNH4OH Kg 15,000 10,000


86 Lưu Huỳnh Kg 10,000 5,000

87 Đường RS Kg 5,000 2,000

Ghi chú:
- Tổng vốn đầu tư : 1.900.000.000 vnđ
Tất cả các danh mục hóa chất trên bảng 1.1 nhằm mục đích cung cấp cho các
công ty xử lý môi trường, hóa chất xử lý nước thải, sản xuất chăn nuôi, hóa chất thí
nghiệm, hóa chất công nghiệp, hóa chất cơ bản, sử dụng cho ngành bao bì, giấy, tẩy
rửa và một số ngành nghề khác...
1.4.2.1. Quy mô kinh doanh

Theo Phương án kinh doanh, dự kiến tổng số lượng hoá chất nhập về khoảng
5,402tấn/năm. Với phương thức giao hàng nhanh gọn, nhập đâu giao đó theo yêu cầu
về số lượng trong các hợp đồng kinh tế với phương thức hàng nhập về giao thẳng là

Trang 18
chính, tránh để hàng tồn trong kho nhiều, sức chứa của kho khoảng 12,5- 15 tấn hoá
chất các loại.
Dự kiến các loại hoá chất được lưu trữ trong kho và sản phẩm được lưu trữ trong
kho chứa hoá chất của công ty được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.2. Các loại sản phẩm được lưu trữ trong kho chứa hoá chất

STT Tên hoá chất Công thức hóa học


1 Acid Acetic CH3COOH
2 Caustic Soda Flakes (Xut) NaOH

3 Hoá chất Hydrogen Peroxide H 2 O2

4 Axit sunfuric H2SO4

5 SP Hoá chất Iso Propyl Alcohol (I.P.A)


(CH3)2CHOH

6 Sản phẩm hoá chất Methanol CH3OH


Pure Vacuum Dried Salt (Muối TK 99
7
%) NaCl
8 SP hóa chất N-Butanol C4H9OH

9 Hoá chất Poly Aluminium Chloride (PAC) [Al2(OH)n Cl6-nxH2O]m

10 Polymer Anion CONH2[CH2-CH-]n

11 Polymer Cation (C3H5ON)n


12 Solution Silicate 2Na2O.SiO2

13 Hoá chất Soda Ash Light Na2CO3

14 Hoá chất Sodium Bicarbonate NaHCO3


15 Hoá chất Sodium Sulphite Na2SO3

16 Sodium Sulphate Na2SO4


17 Sản phẩm hoá chất Toluene C 7 H8
18 Hoá chất Oxit kẽm ZnO

19 Sulphate đồng CuSO4

20 Destroy monohydrate C6H12O6.H2O

Trang 19
21 Diethyl sunphate (C2H5)2SO4

22 Cresol sunfonic axit C7H8O4S


23 Hexamethylene tetramine C6H12N4

24 Barium sulphate BaO4S


25 Borax 5H2O Na2B4O7.5H2O

26 Barox (oxytdian) Na2B4O7.10H2O


27 Sobitol C6H14O6

28 Phèn đơn Al2(SO4)3.nH2O


29 Chất chống mùi hôi

30 Chất chông bọt


31 Clorin Ca(OCl)2/NaOCl
32 Hoá chất Ammonium Chloride NH4Cl

Sản phẩm hoá chất Mono Ethanol Amine


33
(M.E.A) C2H7NO

34 Sản phẩm hoá chất Acetone (CH3)2CO


35 D.M.F C3H7NO

36 Hoá chất Aluminium Sulphate Al2(SO4)3.18H2O

37 Javel NaOCl

38 Sản phẩm hoá chất Barium Sulphate


BaSO4

39 HCL 32% HCl


40 Hoá chất Calcium Chloride CaCl2
41 Acid Oxalic H2C2O4

42 Glycine C2H5NO2

43 Zine Chloride ZnCL2

SP hoá chất Sodium Tripolyphosphate


44
(STTP) Na5O10P3

Trang 20
45 Proxitane

46 Copper sulphate CuH10O9S


47 Formalin H2CO

48 Amonium Hydroxide NH4OH


49 Thuốc tím KMnO4

50 acid phophoric H3PO4


51 Kẽm Clorua AlCl3

52 Canxi oxit CaO


53 Canxi Cabonate CaCO3

54 Clorua sắt FeCl2


55 sulphate kẽm ZnSO4
56 Acid boric H3BO3

57 Magie Sulphate MgSO4

58 Di cacium phosphate CaHPO4.2H20


59 HN-377

60 HN -392

61 Hóa chất Acid Citric HOC(COOH)(CH2COOH)2


62 Acid Nitric HNO3

63 Hóa chất Acid Phosphoric H3PO4


64 ButylAcetate CH3COOC4H9

65 Calcium hypochlorite Ca(OCL)2

66 Chromic Acid CrO3


67 DICALCIUM PHOSPHAT CaHPO4
68 Ethyl Acetate CH3COOC2H5

69 Sắt sulphate FeSO4


70 Glycine CH2NH2COOH

71 Hồ mềm DYNA SIL-C

Trang 21
72 SPHóa chất Sodium Hydrosulphite Na2S2O4

73 SPHóa chất Iso Propyl Alcohol (CH3)2CHOH


74 Phân Kali KCl

75 Potassium Hydroxide KOH


76 Than họat tínhloại 1 VN

77 Sodium Metabisulphite Na2S2O5


78 Hóa chất Magie Clorua MgCL2

79 Hóa chất Trisodium Phosphate Na3PO4


80 Sodium Palmitate

81 Hóa chất MEK CH3COCH2CH3


82 DL- Methionine
Thành phần chính là Sorbitol
83 Nesorb 70/70
C6H14O6
84 Titan dioxyt TiO2

85 Hóa chất Amoniac NH4OH


86 Lưu Huỳnh S

87 Đường RS C12H22O11

1.4.2.2. Phương án xuất nhập các loại hóa chất vào kho chứa

Nhà kho đượcbê tông cốt thép nên chịu được lửa, nhiệt độ cao, không phản
ứng hóa học và không thấm chất lỏng. Sàn nhà được lót tấm thảm nhựa tránh các sự cố
đổ vỡ hóa chất và bề mặt không gồ ghề để dễ dọn sạch. Tường bên ngoài phải chịu
được lửa ít nhất là 30 phút; tất cả các bức tường đều không thấm nước; bề mặt bên
trong của tường trơn nhẵn, có thể rửa một cách dễ dàng và không bắt bụi. Kho
đượcđơn lẻ nên mái phải làm bằng vật liệu khó cháy và thông hơi dễ dàng khi cháy;
Có lối ra, vào phù hợp với những cửa chịu lửa được mở hướng ra ngoài. Cửa có
kích cỡ tương xứng để cho phép vận chuyển một cách an toàn (lối đi chính phải rộng
tối thiểu 1,5 m). Các cửa bên trong nên là loại cửa lò xo mở hai hướng và đóng tự
động. ở những nơi mà những kho chứa đượctrong một nhà kho chung (kho tổng), thì
các cửa thoát nạn nên thiết kế mở hướng thẳng ra bên ngoài tòa nhà;

Trang 22
Có chỗ chứa hóa chất tràn đổ hoặc rò rỉ để bảo vệ môi trường bên ngoài. Trong
trường hợp môi trường đặc biệt nhậy cảm, công ty đã đấu nối với công ty Ngũ cốc
đểthoát nước bên trong nối liền với các hố quây nước hoặc với các công trình xử lý
chất thải;
Được giữ khô và tránh được sự gia tăng nhiệt độ. Trong điều kiện quá nóng hoặc
quá lạnh, hầu hết các hóa chất nông nghiệp bị phân hủy và thậm chí cả thùng chứa
cũng có thể bị hỏng. Tương tự như vậy, sự ẩm ướt cũng làm cho các bao, gói giấy bị
hư hại, và có thể dẫn đến việc rò rỉ hóa chất;
Có ánh sáng nhân tạo hoặc tự nhiên thích hợp nhờ các cửa sổ hoặc hệ thống đèn.
Cửa sổ không được phép để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hóa chất bởi tia cực
tím có thể hủy hoại thùng chứa và hóa chất bên trong. Đèn điện và những công tắc cần
phải được đặt ở vị trí thích hợp để tránh hư hỏng và cần có khoảng cách nhất định giữa
các đèn và chỗ chứa hóa chất nhằm tránh việc truyền nhiệt;
An ninh nhà kho là quan trọng nhằm ngăn chặn kẻ trộm hoặc những người không
có thẩm quyền lạm dụng hóa chất. Cần tăng cường An ninh trong các tình huống có
thể dự đoán được. Bên cạnh đó, tại kho phải có bảng hướng dẫn cụ thể tính chất của
từng hóa chất những điều cần phải triệt để tuân theo khi xắp xếp, vận chuyển, san rót,
đóng gói.
1.4.2.3. Quy trình kinh doanh

Bán phân phối


Các sản phẩm hoá chất Nhập vào kho chứa
cho khách hàng

Hình 1.7. Sơ đồ quy trình kinh doanh của Công ty Cổ phần hoá chất Nhật Phú.

Hóa chất của công ty được giao nhận lưu giữ vào kho đúng lúc, được xếp lên giá
và xếp đống đúng quy cách, đảm bảo an toàn, ngăn nắp và có thể dễ dàng nhìn thấy
nhãn. Thông thường, xếp không cao quá 2m, không sát trần nhà kho, cách tường ít
nhất 0,5 m. cách mặt đất từ 0,2 - 0,3m. Những sản phẩm dễ cháy phải được xắp xếp
riêng biệt ở vị trí chống lửa đặc thù của nhà kho. Nên chứa chất lỏng dễ cháy, dễ bay
hơi trong các thùng kim loại không rò rỉ, để trong hang, hầm, nơi thoáng mát. Không
được xếp trong cùng một kho các hóa chất có tính đối nhau hoặc phương pháp chữa
cháy hoàn toàn khác nhau. Đối với các hóa chất kỵ ẩm phải xếp cao tối thiểu 0,3 m.
Thêm vào đó, những sản phẩm dễ ô xy hóa cần cất giữ trong điều kiện hoàn toàn khô,
không tồn chứa nhiều chất ô xy hóa trong một kho. Để đề phòng sự cố rò rỉ hay tràn
đổ, không nên xắp xếp gần nhau những hóa chất mà khi phản ứng tạo ra các hóa chất

Trang 23
nguy hiểm (ví dụ: bình chứa axít gần hợp chất cyanua thì có nguy cơ tạo khí hyđrô
cyanua độc gây chết người), ngay cả khi các hóa chất này ở các kho riêng biệt trong
cùng một tổng kho thì cùng tránh đặt các kho đó sát nhau. Tương tự như vậy, không
đặt kho hóa chất gần quá trình sản xuất không tương hợp, dễ xảy ra các phản ứng nguy
hiểm. Bất cứ sự sắp xếp nào trong nhà kho cũng phải cẩn thận, tránh việc quá tải trên
các giá hoặc nén quá chặt các thùng chứa ở dưới đáy của chồng hàng.
 Xếp dỡ hàng hoá vào kho
Hóa chất khi xuất kho thì phải kiểm kê kỹ lưỡng, xem thời gian lưu của hóa chất,
thùng chứa có đảm bảo an toàn không, vận chuyển hóa chất lên xe một cách cân thận
và phải có dụng cụ vận chuyển an toàn,
- Việc xếp dỡ hoá chất phải cẩn thận tránh những hư hỏng, đổ vỡ, kiểm tra các bao
bì và nhãn hoá chất trước khi đưa vào nhà kho, giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy
cơ gây nhiễm hoá chất độc hại cho người và môi trường trong quá trình trữ trong kho.
- Trong khi xếp dỡ hàng tránh không cho công nhân tập trung trên xe vì tránh cho
công nhân phải hít thở khí độc.
- Đối với những người trực tiếp xếp dỡ hàng cần có sự phân công lao động và thời
gian nghỉ ngơi hợp lý”.
1.4.3. Danh mục máy móc, thiết bị

Cơ sở đượckiên cố bằng bê tông cốt thép, nền nhà được đổ bê tông, vách tường,
mái lợp tol. Kho có thông hơi đảm bảo thông thoáng.
Để đi vào hoạt động kinh doanh, kho chứa hoá chất Nhật Phúsẽ đầu tưcác hạng
mục công trình sau:
Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính của kho chứa hoá chất

STT Hạng mục Diện tích m2 Tổng diện tích m2


Nhà kho chứa chứa hoá chất
B2 (Lô D)
+ Kho chứa hóa chất được phân
thành 2 dãy nằm 2 bên, giữa là
1 lối đi, mỗi dãy được ngăn thành 140 500
4 ô để chứa hóa chất, Khoảng
cách cho lối giữa là 2m tiện cho
quá trình bốc vác và vận
chuyển, các lối xung quanh là

Trang 24
STT Hạng mục Diện tích m2 Tổng diện tích m2
1m.
+ Diện tích chứa hóa chất được
bố trí các kệ gổ pallet và bạt 300
chống thấm.
+ Diện tích để các bình phòng
20
cháy chữa cháy
+ Diện tích để rác 5

+ Diện tích còn lại, dùng để


chứa các dụng cụ lặt vặt,
35
khoảng trống để dể vận chuyển
hóa chất.

Nhà vệ sinh chung với kho


3 Dùng chung
chứa Sóng Thần

Sân chung với kho chứa sóng


4 Dùng chung
thần

Nguồn: Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú. 2014.


-Công suất: Lượng bán ra hàng năm:
Tất cả các loại hoá chất bán ra với khối lượng: 4,359 tấn/năm.
Ngoài các hạng mục công trình chính nêu trên, Công ty Cổ phần Hóa chất Nhật
Phú cũng đã hoàn thiện một số công trình phụ trợ sau:
Bảng 1.4. Các hạng mục công trình phụ trợ của kho chưa hoá chất Nhật Phú

STT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng


1 Hệ thống cấp nước Hệ thống 1

2 Hệ thống cung ứng điện Hệ thống 1


3 Hệ thống thoát nước thải (dùng chung) Hệ thống 1

4 Hệ xử lý nước thải (dùng chung) Hệ thống 1


5 Hệ thống phòng cháy chữa cháy Hệ thống 1
Nguồn: Công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú, năm 2014.

Trang 25
Hệ thống điện: Hoàn thiện hệ thống điện phục vụ cho nhu cầu hoạt động tại kho
chứa.
Hệ thống cấp nước: Nguồn nước để sử dụng cho nhu cầu tại cơ sở là nguồn
nước giếng được khoang ở tại khu vực của cơ sở.
Hệ thống thoát nước: Tận dụng hệ thống đường thoát nước mưa cũng như nước
thải sinh hoạt bằng hệ thống các ống cống và ống nhựa của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Ngũ cốc - kho chứa sóng thần.
Hệ thống xử lý nước thải: Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động tại cơ
sở chủ yếu xuất phát từ quá trình vệ sinh cá nhân của nhân viên cũng như khách hàng
(chủ yếu là rửa mặt và vệ sinh chân tay), Dự án cũng tận dụng hệ thống bể tự hoại 3
ngăn của kho chứa sóng thần để đảm bảo nước thải đã được xử lý tốt trước khi thải ra
môi trường. Phần hệ thống xử lý này đượcâm phía dưới của khu vực kho chứa chung
với Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ngũ cốc.
Hệ thống phòng cháy chữa cháy:Hoạt động tại cơ sở chủ yếu là việc kinh doanh
buôn bán hoá chất, đây là những sản phẩm không gây cháy nổ. Tuy nhiên trong quá
trình hoạt động đôi khi cũng có thể xảy ra sự cố cháy nổ do một số nguyên nhân khách
quan như: Chập điện, sét, hay do bất cẩn của nhân viên….) Vì thế cơ sở cũng đã đầu
tư mua các bình chữa cháy để dự phòng khi xảy ra hiện tượng cháy nổ.
Hệ thống trang thiết bị được sử dụng cho nhu cầu kinh doanh tại kho chứa hoá
chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.5. Hệ thống thiết bị tại kho chứa hoá chất kinh doanh Nhật Phú

SỐ
STT DANH MỤC THIẾT BỊ ĐƠN VỊ
LƯỢNG
1 Đèn chiếu sáng Cái 16

2 Quạt công nghiệp Cái 1


3 Motor bơm nước công suất 1,5HP Bộ 2
4 Kệ gổ pallet Cái 120

5 Cân Cái 5

Nguồn: Công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú, năm 2014.

Trang 26
1.4.4. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của
dự án

Bảng 1.6. Danh mục hóa chất phục vụ mua bán của kho chứa

Số lượng Số lượng
STT Tên hoá chất Đơn vị
nhập xuất
1 Acid Acetic (CH3COOH) Kg 280,000 200,000
2 Caustic Soda Flakes “Xut (NaOH)” Kg 180,000 94,800

Hoá chất Hydrogen Peroxide


3 Kg 24,000 4,000
(H2O2)

4 Axit sunfuric (H2SO4) Kg 168,950 163,950

5 SP Hoá chất Iso Propyl Alcohol (I.P.A) Kg 43,794 33,974

6 Sản phẩm hoá chất Methanol Kg 3,119 2,119

Pure Vacuum Dried Salt (Muối TK 99


7 Kg 154,000 144,000
%)

8 SP hoad chất N-Butanol Kg 21,086 13,086

9 Hoá chất Poly Aluminium Chloride (PAC) Kg 765,000 668,170

10 Polymer Anion Kg 45,000 4,560


11 Polymer Cation Kg 35,000 2,975

12 Solution Silicate Kg 4,320 2,320


13 Hoá chất Soda Ash Light Kg 225,000 155,960

14 Hoá chất Sodium Bicarbonate (NaHCO3) Kg 1,300,000 1,250,000

15 Hoá chất Sodium Sulphite Kg 298,050 297,850


16 Sodium Sulphate Kg 52,025 27,025
17 Sản phẩm hoá chất Toluene Kg 8,759 3,759

18 Hoá chất Oxit kẽm - ZnO Kg 120,000 80,000


19 Sulphate đồng (CuSO4) Kg 355,000 300,000

20 Destroy monohydrate Kg 600,000 450,000

21 Diethyl sunphate Kg 70,000 60,000

Trang 27
22 Cresol sunfonic axit Kg 5,000 4,000

23 Hexamethylene tetramine Kg 5,000 4,000


24 Barium sulphate Kg 25,000 20,000

25 Borax 5H2O Kg 300,000 250,000


26 Barox (oxytdian) Kg 120,000 80,000

27 Sobitol Kg 45,000 20,000


28 Phèn đơn Kg 45,000 20,000

29 Chất chống mùi hôi Kg 75,000 68,000


30 Chất chông bọt Kg 5,000 4,000

31 Clorin Kg 70,000 60,000


32 Hoá chất Ammonium Chloride (NH4Cl) Kg 7,600 5,600
Sản phẩm hoá chất Mono Ethanol Amine
33 Kg 2,050 1,050
(M.E.A)
34 Sản phẩm hoá chất Acetone Kg 5,960 4,960

35 D.M.F Kg 120,000 80,000


36 Hoá chất Aluminium Sulphate Kg 45,000 20,000

37 Javel (NaOCl ) Kg 4,740 2,740

Sản phẩm hoá chất Barium Sulphate


38 Kg 4,100 1,100
(BaSO4)
39 HCL 32% Kg 3,580 2,580

40 Hoá chất Calcium Chloride Kg 50,000 20,000


41 Acid Oxalic Kg 4,100 1,100
42 Glycine Kg 1,600 600

43 Zine Chloride (ZnCL2) Kg 5,500 4,500

SP hoá chất Sodium Tripolyphosphate


44 Kg 2,000 1,000
(STTP)

45 Proxitane Kg 5,000 4,000

46 Copper sulphate Kg 25,000 10,000

Trang 28
47 Formalin Kg 10,000 9,000

48 Amonium Hydroxide Kg 7,000 6,000


49 Thuốc tim Kg 2,000 1,500

50 acid phophoric Kg 2,000 1,800


51 Kẽm Clorua Kg 2,000 1,500

52 Canxi oxit Kg 5,000 4,500


53 Canxi Cabonate Kg 5,000 4,500

54 Clorua sắt Kg 5,000 4,800


55 sulphate kẽm Kg 10,000 9,000

56 Acid boric Kg 3,000 2,800


57 Magie Sulphate Kg 20,000 10,000
58 Di cacium phosphate Kg 10,000 9,000

59 HN-377 Kg 5,500 5,000

60 HN -392 Kg 2,000 1,500


61 Hóa chất Acid Citric Kg 10,000 5,000

62 Acid Nitric (HNO3) Kg 10,000 5,000

63 Hóa chất Acid Phosphoric (H3PO4) Kg 10,000 5,000


64 ButylAcetate Kg 1,000 500

65 Calcium hypochlorite - Ca(OCL)2 Kg 20,000 10,000


66 Chromic Acid (CrO3) Kg 2,000 1,000

67 DICALCIUM PHOSPHAT - CaHPO4) Kg 20,000 10,000

68 Ethyl Acetate Kg 5,000 4,000


69 Sắt sunphate Kg 20,000 10,000
70 Glycine Kg 1,000 500

71 Hồ mềm DYNA SIL-C Kg 1,000 500


72 SPHóa chất Sodium Hydrosulphite Kg 20,000 10,000

73 SPHóa chất Iso Propyl Alcohol Kg 50,000 35,000

Trang 29
74 Phân Kali(KCl) Kg 5,000 4,000

75 Potassium Hydroxide Kg 10,000 5,000


76 Than họat tính Loại 1 VN Kg 10,000 5,000

77 Sodium Metabisulphite Kg 5,000 2,000


78 Hóa chất Magie Clorua- MgCL2 Kg 20,000 10,000

79 Hóa chất Trisodium Phosphate Kg 5,000 4,000


80 Sodium Palmitate Kg 1,000 500

81 Hóa chất MEK Kg 15,000 10,000


82 DL- Methionine Kg 5,000 2,000

83 Nesorb 70/70 Kg 5,000 2,000


84 TiO2 KA100Titan dioxyt Kg 5,000 2,000
85 Hóa chất AmoniacNH4OH Kg 15,000 10,000

86 Lưu Huỳnh Kg 10,000 5,000

87 Đường RS Kg 5,000 2,000

1.4.4.1. Nhu cầu nhiên liệu

Nguồn nhiên liệu chính sử dụng trong dự án là nguồn điện. Kho chứa được sử
dụng điện từ hệ thống đường dây cao thế 22 KV được bố trí hợp lý. Nguồn điện được
lấy từ nguồn điện lưới quốc gia tuyến điện cao thế 110 KV qua trạm biến áp với công
suất 40 MVA x 2. Đảm bảo để cung cấp điện ổn định liên tục. Nguồn điện tiêu thụ
trung bình giờ của dự án là khoảng 500 kW/1tháng. Nguồn điện này được sử dụng chủ
yếu cho các hoạt động như: chạy hệ thống đèn chiếu sáng, quạt gió, bơm nước…
1.4.4.2 Nhu cầu lao động

Công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú chuyên về xuất nhập khẩu hóa chất, mỗi
năm chỉ cung ứng khoảng 450 tấn/năm sản phẩm các loại vì thế nhu cầu lao động tại
cơ sở cũng không nhiều. Ngoài chủ đầu tư là người quản lý, cơ sở chỉ thuê thêm 5
nhân viên phụ việc.
1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án

- Năm 2014(đầu quý 4): Hoàn tất hợp thức hóa các thủ tục pháp lý về Dự án.
- Năm 2014 (cuối quý 4):bổ sung các công trình được cam kết trong Dự án.
- Năm 2015 (đầu quý 1): Đưa Dự án đi vào hoạt động theo quy mô xin phép và cam
Trang 30
kết.
1.4.6. Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư: 1.900.000.000 đ (một tỷ chín trăm triệu đồng).
Trong đó:
Vốn đầu tư cho dự án: 1.755.000.000 (một tỷ bảy trăm năm mươi lăm triệu đồng)
Vốn bảo vệ môi trường:145.000.000 (một trăm bốn mươi lăm triệu đồng)
- Công nghệ: Cơ sở chỉ mua vào và bán ra, không qua khâu chế biến.
- Danh mục thiết bị:
+ 5 cân, trong đó: 2 cân 60 kg và 3 cân 30 kg, tình trạng sử dụng còn tốt.
+ 120 kệ gỗ pallet
Trong đó chi phí đầu tư cho từng hạng mục được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.7. Tổng mức đầu tư kho chứa hoá chất Nhật Phú

STT Hạng mục Đơn vị tính Chi phí


1 Các hạng mục công trình chính Đồng 367.900.000

2 Các hạng mục công trình phụ trợ Đồng 30.000.000

3 Trang thiết bị Đồng 35.000.000

4 Dự phòng (10% các chi phí trên) Đồng 12.100.000

Hạng mục bảo vệ môi trường


5 Kệ gổ bằng pallet, bạt chống thấm Đồng 30.000.000
6 Chụp hút, bình phòng cháy chữa cháy Đồng 90.000.000

7 Thùng rác + giẻ lau Đồng 5.000.000

8 Trang thiết bị khác, bao tay, ủng, mặt nạ... Đồng 20.000.000

TỔNG CHI PHÍ 600.000.000


Nguồn: Kho chứa hoá chất Nhật Phú, năm 2014.
Và còn lại vốn nhập hàng để bán ở cơ sở là 1.300.000.000vnđ (một tỷ ba trăm triệu
đồng chẵn).
1.4.7. Tổ chức quản lý môi trường và thực hiện dự án

Công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú là chủ đầu tư dự án và quản lý thực hiện dự
án.
Trang 31
Giám đốc công ty: Võ Thị Kim Anh sẽ trực tiếp tổ chức quản lý môi trường cho
dự án, hằng năm qua từng quý công ty sẽ thuê khoán chuyên môn để lập giám sát môi
trường, đồng thơi thay thay thế và bảo trì hệ thống bình chữa cháy, thiết bị phục vụ
cho môi trường, thùng chứa rác.
Dự án sẽ đi vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hóa chất khi đánh giá tác
động môi trường được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt.

Trang 32
CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1.1. Về địa lý

Dự án kho chứa hoá chất của Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú được thuê
500m2 kho chứa từ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ngũ cốc thuộc Thi ̣xã Dĩ An tỉnh
Bình Dương nằm ở trung tâm khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp 2 thành phố
công nghiệp lớn là Biên Hòa và thành phố Hồ Chí Minh, gần sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất và cụm cảng Sài Gòn nên có đủ các điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.
Thị xã Dĩ An được tái lập theo Nghị định 58/1999/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm
1999 của Chính phủ và được nâng lên cấp thị xã theo Nghị quyết 04/NQ-CP của
Chính phủ ngày 13 tháng 1 năm 2011.
Có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Dĩ An, An Bình, Tân Đông
Hiệp, Đông Hòa, Tân Bình, Bình An, Bình Thắng.
Địa giới hành chính thị xã Dĩ An: Đông giáp quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Tây
giáp thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh, Bắc giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình
Dương.
2.1.1.2. Địa hình, địa chất khu vực

Địa chất khu vự dự án chịu ảnh hưởng của mặt đất địa chất chung tại thị xã Dĩ An,
từ trên xuống gồm các lớp:

- Lớp A: Đất đá san lấp.


- Lớp 1: Sét pha, vàng - xám vàng - xám nâu, trạng thái mềm dẻo.
- Lớp 2: Sét pha lẫn sỏi sạn laterit, nâu đỏ - vàng đốm xám trắng, dẻo cứng - nửa
cứng.
- Lớp 3: Sét pha, nâu - nâu vàng - xám vàng - nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng - nửa
cứng.
- Lớp 4: Cát nâu, nâu loang vàng phớt xám trắng, trạng thái dẻo.
- Lớp 5: Đá phong hoá.

Trang 33
Kết luận địa hình đất nền tốt.
Khu vực dự án sẽ hoạt động có địa hình bằng phẳng, nền đất cao 2 - 25m so với
mực nước biển. Đây là thế đất thuận lợi cho việccác khu công nghiệp và kết cấu hạ
tầng kỹ thuật.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng -thủy văn

Đặc điểm khí tượng


Do dự án nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nống ẩm với 2 mùa rỏ rệt: mùa
mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,60C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C
thường xuyên xuất hiện vào tháng 4, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,50C
thường xuất hiện vào tháng 1. Tổng nhiệt độ hoạt động hằng năm khoảng 9.500 -
10.0000C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên đến 2.700 giờ.
 Độ ẩm tương đối
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 70 - 80% và biến đổi theo mùa. Độ
ẩm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó
độ ẩm thấp nhất thường xãy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa.
Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm ít biến động theo năm.
 Bốc hơi
Lượng bốc hơi tại khu vực thường cao vào các tháng mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau và đạt giá trị thấp ở các tháng còn lại.
 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.800 - 2.000 mm. Tháng có lượng mưa cao
nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng có
lượng mưa thấp nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này
thường không có mưa.
 Nắng
Trong vùng dự án, số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm xuống trong mùa
mưa. Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào tháng 3, sang tháng 4 số giờ nắng đã bắt đầu
giảm vì xuất hiện các trận mưa trong thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mưa.
 Gió và hướng gió

Trang 34
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bảo và áp thấp
nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa
mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió lớn nhất đo được là
12m/s thường là Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió trung bình tại khu vực là 7m/s.
Điều kiện thuỷ văn
Trên khu đất dự án không có bất kỳ con sông , kênh, rạch nào chảy ngang qua. Kho
chứa cách sông Đồng Nai 6km theo hướng Đông Bắc.
2.2. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

2.2.1. Hiện trạng môi trường không khí

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án,
chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu đo đạt chất lượng môi trường không khí tại khu vực
thực hiện dự án vào ngày 10/10/2014.
Vị trí lấy mẫu
Vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu không khí

Ký hiệu Vị trí lấy mẫu

KK1 Khu vực ngoài hành lang kho chứa

KK2 Khu vực trong kho chứa

Chỉ tiêu đo đạc


Chất lượng môi trường không khí được đánh giá thông qua những thông số đặc
trưng sau đây:
- Điềukiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm.
- Khí ô nhiễm: NO2 , SO2, CO, NH3, H2S, Mercaptan.
- Chất hạt: bụi.
- Tiếng ồn.
Phương pháp đo đạc và phân tích mẫu
Phương pháp so sánh chất lượng môi trường không khí sử dụng trong bài báo cáo
được tiến hành dựa vào QCVN 05 : 2009/BTNMT và tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Phương
pháp đo đạc và phân tích mẫu chất lượng môi trường không khí được trình bày trong
Bảng 2.2.

Trang 35
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí

Chỉ tiêu Phương pháp


Nhiệt độ, độ ẩm Máy đo nhiệt độ, độ ẩm HANNA - HI 8564, Ý
Tiếng ồn Máy đo tiếng ồn TPS MC - 85, Úc
Bụi TCVN 5067 - 1995

NO2 APHA 405

SO2 TCVN 5971 - 1995

CO Thường quy kỹ thuật, 1993

Kết quả phân tích chất lượng không khí được trình bày chi tiết trong Bảng 2.3 thể
hiện bên dưới:
Bảng 2.3. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí

Nhiệt Độ Tiếng
Vị Trí Đo Bụi NO2 SO2 CO
STT độ ẩm ồn
Đạc (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3) (mg/m3)
0
( C) (%) (dBA)

01 KK1 30,0 70,5 85-90 0,25 0,09 0,15 1,67

02 KK2 31,0 71,3 45-50 0,17 0,06 0,19 1,35

QCVN
- - - 0,3 0,2 0,35 30
05 : 2009/BTNMT
Tiêu chuẩn vệ sinh
lao động số
32 80 85 8 10 10 40
3733/2002/QĐ-
BYT
Hiện trạng chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn
Các số liệu đo đạc tại thời điểm này được xem là số liệu nền, là căn cứ để giám
sát chất lượng môi trường không khí khi dự án đi vào hoạt động. Kết quả phân tích
trình bày trong Bảng 2.3 cho thấy chất lượng môi trường không khí hiện tại vẫn còn
rất tốt và không bị ô nhiễm. Tại các điểm lấy mẫu, các giá trị đo đạc đều thấp hơn rất
nhiều so với giới hạn thải tối đa cho phép của các chất này có mặt trong môi trường
không khí xung quanh… Riêng giá trị độ ồn tại điểm kinh doanh do thời điểm khảo sát
có sự hoạt động của các phương tiện giao thông đi lại chở hàng hoá của các công ty
Trang 36
lân cạnh, tiếng ồn do quá trình hoạt động của các xí nghiệp xung quanh nên tiếng ồn
đo tại thời điểm này khoảng 85-110 dBA, tiếng ồn do các hoạt động này phát ra được
xem như một hoạt động thường nhật quen thuộc của người dân địa phương nên đơn vị
nhìn nhận có thể chấp nhận ở ngưỡng trên.
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước

Hiện trạng chất lượng môi trường nước khu vực dự ánbao gồm:
- Chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án.
Phương pháp phân tích được thực hiện theo phương pháp chuẩn cho quá trình kiểm
tra chất lượng nước và nước thải, APHA,1995. Các chỉ tiêu phân tích và các phương
pháp phân tích tương ứng được trình bày trong Bảng 2.4. Nước được lấy từ nguồn
nước giếng khu vực nhà chủ dự án.
Bảng 2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm

STT Chỉ tiêu Phương pháp


01 pH Máy đo pH WTW 330, Đức

02 TDS Máy đo TDS Hach, Mỹ

03 Độ màu APHA 2120

04 Độ cứng APHA 2040


05 COD APHA 5220

06 F- APHA 4500
07 N-NH3 APHA 4500

08 N-NO2- APHA 4500

09 NO3- APHA 4500

10 Fe tổng APHA 4500

11 Coliform APHA 9221

12 E.Coli APHA 9221


Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực diễn ra dự án được trình bày
chi tiết trong bảng sau:

Trang 37
Bảng 2.5. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm

CHỈ QCVN QCVN


STT ĐƠN VỊ NN1
TIÊU 09:2008/BTNMT 02:2009/BYT

01 pH - 7,1 5,5- 8,5 6 - 8,5


Không
02 Độ màu Pt - Co // 15
màu

03 Độ cứng mgCaCO3/l 4 500 //


04 N-NO2- mg/l KPH 1 //
05 NO3- mg/l 0,07 15 //
06 Fe tổng mg/l 0,41 5 0,5
Tổng
07 MPN/100ml 1,5 3 150
Coliform

08 E.Coli MPN/100ml 0 Không được có 20


Nhận xét:
Nước ngầm là nguồn nước chính phục vụ nhu cầu sinh hoạt của công nhân hoạt
động trong khu vực dự án, là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu nước phát sinh
trong quá trình sinh hoạt. Qua kết quả phân tích nước ngầm tại giếng khoan trong khu
vực dự án, chúng tôi nhận thấy rằng nguồn nước ngầm nơi đây vẫn còn tốt, các thông
số phân tích đều đạt giá trị cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. Khi so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT thì hầu hết các thông số cũng đều
đạt tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, nhìn chung chất lượng nước ngầm tại khu vực dự
án vẫn còn tốt, có thể phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân và phục vụ cho
các nhu cầu của dự án.
2.2.3. Hiện trạng môi trường đất

Hiện tại khu vực dự án và xung quanh dự án đã được bê tông hóa, nên mẫu đất ở
khu vực này không được tiến hành thử nghiệm.
2.2.4. Nhận xét tính nhạy cảm và chịu tải của môi trường

Qua những kết quả khảo sát thực tế và những kết quả phân tích chất lượng môi
trường đất, nước, không khí khu vực thực hiện dự án chúng tôi rút ra được những nhận
xét sau đây:
Trang 38
+ Hệ sinh thái khu vực thực hiện dự án có khả năng chịu tải tốt, do đó việc thực
hiện dự án sẽ không có những ảnh hưởng lớn, đặc biệt là những ảnh hưởng mang tính
nghiêm trọng đến hệ sinh thái, sinh vật nơi đây.
+ Môi trường nền tại khu vực thực hiện dự án còn rất tốt và chưa bị ô nhiễm, do đó
trong quá trìnhvà đi vào hoạt động thì dự án cần chú trọng các công tác nhằm đảm bảo
các vấn đề về vệ sinh môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu
đến môi trường có thể xảy ra.
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.3.1. Diện tích và dân số

Diện tích: 59,95km2, dân số: 355.370người, mật độ dân số: 5.928người/km2 (theo
Niên giám thống kê Bình Dương 2013);
2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Dĩ An là một thị xã trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tổng sản phẩm
(GDP) của thị xã tăng bình quân 16% hằng năm. GDP bình quân đầu người năm 2010
đạt 31,1 triệu đồng, tăng gần 1,3 lần so với năm 2009 và 2,2 lần so với năm 2005.
Trong năm 2010, kinh tế của Dĩ An đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Giá
trị sản xuất công nghiệp khoảng 32.550 tỷ đồng, đạt trên 100% kế hoạch. Tốc độ tăng
trưởng của công nghiệp được duy trì ở mức 16%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch
vụ đạt 8.087 tỷ đồng, tăng trưởng 34,86%. Tổng thu mới ngân sách đạt 1.766 tỷ đồng.
Tính đến nay, Dĩ An đã đưa vào sữ dụng 35 công trìnhcơ bản. Sản xuất thương mại,
dịch vụ tăng trưởng cao, thu chi vượt chỉ tiêu ngân sách. Trong năm 2011 Dĩ An đạt
mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17% thương mại, dịch vụ tăng 35%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã tương đối cao và khá ổn định so với các địa
phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, do đó thị xã luôn tạo
ra sức hấp dẫn về việc thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác
chuyển đến. Chính điều này đã tạo ra một sức ép đối với môi trường của thị xã do phát
triển dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ, hoạt động giao thông vận tải và vấn đề
hội nhập quốc tế.
2.3.3. Văn hóa, xã hội

Trong khu vực dân cư chủ yếu không theo tôn giáo, một số theo đạo phật, khu
vực kho chứa hoá chất nằm trong khu công nghiệp đã được quy hoạch nên không có
các đền đài miếu mạo, không có các công trình văn hoá tính ngưỡng,…

Trang 39
CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

“Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ Độc Lập,
KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương của Chi nhánh
Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phúthuê diện tích 500m2diện tích từ Công ty Cổ phần
xuất nhập khẩu Ngũ cốc,nên báo cáo ĐTM của dự án chú trọng đánh giá trong giai
đoạn hoạt động và giai đoạn cải tạo dự án.
Trong giai đoạn cải tạo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tác động của quá
trình tháo dở và lắp đặt các thiết bị thông gió, vì vậy dự án sẽ tiến hành đánh giá tác
động cho giai đoạn này.
Khi kho chứa đi vào hoạt động, các nguồn gây ô nhiễm như chất thải sinh hoạt,
nước thải... là những vấn đề cần phải được hết sức quan tâm.
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá mức độ gây ô nhiễm của từng tác nhân tác động
đến môi trường khu vực để có biện pháp quản lý và kỹ thuật xử lý có hiệu quả tối ưu
nhằm giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường, đảm bảo đạt yêu cầu của các tiêu
chuẩn quy định hiện hành của Nhà Nước, đảm bảo cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn cải tạo nhà kho

3.1.1.1. Nguồn gây tác động

1) Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải


Những hoạt động chính trong giai đoạn cải tạo dự án bao gồm: phá dỡ một số
công trình cũ, lắp đặt mới các thiết bị như bóng đèn, quạt điện, cải tạo lại mái tôn cho
phù hợp với kho chứa hóa chất.
Các hoạt động và nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên và KT-XH trong
giai đoạn thi côngdự án được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các hoạt động, nguồn gây tác động trong giai đoạn cải tạo

Nguồn phát
STT Chất thải Định lượng Vị trí phát sinh Ghi chú
sinh

Trang 40
Nguồn phát
STT Chất thải Định lượng Vị trí phát sinh Ghi chú
sinh
1 Chất thải khí
1.1 Hoạt động Bụi 1,57 mg/Nm3 Xem chi
của các SO2 3,32 mg/Nm3 tiết mục
Vị trí cải tạo dự
phương tiện 3.1.1.3
NO2 10,36 mg/Nm3 án
thi công
CO 3,59 mg/Nm3

1.2 Hoạt động Bụi 0,000188 mg/m.s


giao thông Dọc tuyến
NOx 0,000143 mg/m.s
đường giao
SO2 0,000477 mg/m.s
thông
CO 0,000281 mg/m.s

2 Chất thải lỏng


2.1 Thiết bị cải Vật dụng -
tạo như khoan
tường, và
nước mưa
chảy tràn Xem chi
Vị trí cải tạo dự
tiết mục
2.2 Sinh hoạt Nước thải 1,2 m3/ngày. án
3.1.1.3
của công sinh hoạt
nhân

2.3 Nước thải Nước đục -


cải tạo

3 Chất thải rắn

3.1 Sinh hoạt Chất thải 2,4 kg/ngày Vị trí cải tạo dự
của công rắn sinh án
nhân hoạt
Xem chi
3.2 Qua trình cải CTR cải 20kg/ngày Vị trí cải tạo dự tiết mục
tạo tạo:tôn củ, án
3.1.1.3
các vật
dụng hư
hỏng

Trang 41
Nguồn phát
STT Chất thải Định lượng Vị trí phát sinh Ghi chú
sinh
3.3 Bóng đèn củ CTNH 8 cái Tại kho cải tạo
Chi tiết về mức độ, không gian và thời gian tác động được trình bày trong mục 3.1.1.2.
2) Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Bảng 3.2: Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn

STT Nguồn gây tác động Tác động đến môi trường
1 Cải tạo dự án Gia tăng ồn rung ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

2 Nước mưa chảy tràn Gia tăng độ đục và chất rắn lơ lửng nước thải.
3 Hoạt động đi lại của
công nhân, các
Ảnh hưởng đến khu vực xung quanh dự án.
phương tiện vận
chuyển thiết bị.

3.1.1.2. Đối tượng bị tác động

Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn cải tạo dự án được trình bày trong
bảng 3.3.
Bảng 3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công

Tác động/ Quy mô bị Thời gian


STT Nguồn Đối tượng bị tác động
chất thải tác động tác động
Chất thải rắn - Môi trường đất Nhỏ, có Ngắn,
sinh hoạt - Môi trường không thể giảm trong giai
khí thiểu đoạn cải
tạo
Sinh hoạt - Cảnh quan thiên
1 của công nhiên
nhân
Nước thải - Nước mặt Nhỏ, có Ngắn,
sinh hoạt - Nước ngầm thể giảm trong giai
thiểu đoạn cải
tạo

công Chất thải rắn - Môi trường đất Nhỏ, có Ngắn,


2
trình cải tạo: tôn - Môi trường không thể giảm trong giai

Trang 42
Tác động/ Quy mô bị Thời gian
STT Nguồn Đối tượng bị tác động
chất thải tác động tác động
củ, các thanh khí thiểu đoạn cải
sắt rỉ rét. - Cảnh quan thiên tạo
nhiên
Nước rửa sàn - Nước mặt Nhỏ, có Ngắn,
nhà, nước thể giảm trong giai
mưa chảy thiểu đoạn cải
tràn tạo

Gia tăng mật - Phương tiện thường Vừa, Ngắn,


độ lưu thông xuyên lưu thông tại không thể trong giai
do phương khu vực. tránh khỏi đoạn cải
tiện vận - Các công ty xung tạo
chuyển quanh kho cải tạo
Tai nạn lao - Công nhân Nhỏ, có Ngắn,
động thể giảm trong giai
thiểu đoạn cải
tạo

Nước rửa xe - Môi trường đất Nhỏ, có Khi phải


- Nguồn nước mặt thể giảm sửa chữa
thiểu hư hỏng
Thiết bị nhỏ của xe
thi công và thiết bị
(khoan, cải tạo
3
đục, xe
Khí thải, - Môi trường không Nhỏ, có Ngắn,
vận
tiếng ồn, bụi khí thể giảm trong giai
chuyển...)
- Công ty xung quanh thiểu đoạn cải
dự án tạo lại mái
tôn
- Công nhân

Hoạt - Các loại - Tác động đến môi Nhỏ, có Ngắn,


động dự bụi, đất đá trường không khí do thể giảm trong giai
4
trữ, bảo bụi, khí thải, tiếng ồn thiểu đoạn cải
quản - Tác động đến môi tạo

Trang 43
Tác động/ Quy mô bị Thời gian
STT Nguồn Đối tượng bị tác động
chất thải tác động tác động
nhiên, trường nước mặt làm
nguyên tăng độ đục.
vật liệu
phục vụ
quá trình
cải tạo

3.1.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn cải tạo
a. Tác động đến môi trường không khí
 Bụi phát sinh từ quá trình cải tạo
Trong quá trình cải tạo, bụi phát sinh từ các hoạt động tháo dở, vận chuyển, lắp
đặt các trang thiết bị như quạt thông gió, mái tôn, đèn điện, bình phòng cháy chữa
cháy,… Trong quá trình cải tạo sẽ gây bụi ảnh hưởng đến công nhân thi công và môi
trường xung quanh.
Khối lượng bụi phát sinh do hoạt động tháo bỏ và vận chuyển và lắp đặt các thiết
bị mới của dự án được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.3: Khối lượng bụi phát sinh

STT Nguyên nhân gây ô nhiễm Khối lượng


Bụi sinh ra do quá trình cải tạo lại mái tôn, tháo bóng 0,5-1g/m3nguyên
1
đèn củ, lắp đặt quạt thông gió. vật liệu

Bụi sinh ra do quá trình vận hành máy khoan tường để 0,5- 1g/m3 nguyên
2
gắn quạt thông gió vật liệu

Xe vận chuyển các vật dụng phế thải, trang thiết bị lắp 0,1 - 1g/m3
3
đặt cho kho có phát sinh bụi. chuyến.
Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, WHO, Geneva,
1993.
Nồng độ bụi sinh ra khác nhau phụ thuộc vào mức độ các hoạt động, các điều kiện vi
khí hậu, thời tiết và tính chất đất.
 Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển vật liệu cải tạo
Khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu,
máy móc thi công trên công trường,... chủ yếu là CO, SO2, NOx, THC, hơi xăng dầu.

Trang 44
Nguồn ô nhiễm này không tập trung, thường bị phân tán và với nồng độ không lớn,
thời gian thi công ngắn nên ô nhiễm không đáng kể.
Diện tích cải tạo của dự án là: 500 m2. Khối lượng trang thiết bị dùng để cải tạo
ước tính khoảng 4m3 (1 m2 diện tích cải tạo tương đương khoảng 0,3 m3 vật liệu cải
tạo các loại). Giả sử trung bình mỗi lần vận chuyển được 1m3 vậy cần 8 chuyến xe
không tải và xe có tải.
Khối lượng vật liệu cải tạo trên sẽ được vận chuyển trong thời gian 4 ngày (một
ngày hoạt động tối đa 8h). Vậy trung bình một ngày có khoảng 1 lượt xe có tải và 1
lượt xe không tải vận chuyển ra, vào và vận chuyển trong nội bộ khu vực dự án. Tổng
tải lượng khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệuước tính như
sau:
Bảng 3.4.Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn
cải tạo

Chạy không tải Chạy có tải Tổng


cộng
Chất ô Hệ số Tải lượng Hệ số Tải lượng
nhiễm (mg/m.s)
(g/km.lượt xe) (mg/m.s) (g/km.lượt xe) (mg/m.s)
Bụi 611x10-3 0.004888 1.190 x10-3 0.00952 0.014408

SO2 582 x10-3 0.004656 786 x10-3 0.006288 0.010944

NO2 1.620 x10-3 0.01296 2.960 x10-3 0.02368 0.03664


CO 913 x10-3 0.007304 1.780 x10-3 0.01424 0.021544

THC 511 x10-3 0.004088 1.270 x10-3 0.01016 0.014248


Nồng độ chất ô nhiễm trung bình ở khoảng cách bất kỳ x cuối hướng gió trong
không khí do nguồn đường phát thải liên tục có thể tính theo công thức mô hình cải
biên của Sutton như sau :

   ( z  h) 2    ( z  h) 2  

0,8E exp    exp  
  2 Z
  2 Z 
2 2
 
C
Zu

Trong đó:
C: nồng độ bụi trong không khí (mg/m3).
E: tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s).
z: độ cao của điểm tính toán: 1,5(m), chiều cao trung bình của một người.
Trang 45
h: độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh: 0,5 (m).
u: Tốc độ gió trung bình tại khu vực: 3 (m/s) vào mùa khô.
x: tọa độ điểm cần tính (m).
:hệ
Z số khuếch tán bụi theo phương z, được xác định theo công thức:

 Z  0,53x 0,73

Với x là khoảng cách theo chiều gió thổi tại điểm tính toán so với nguồn thải (m)
thì hệ số khuếch tán chất ô nhiễm như sau:
Bảng 3.5. Hệ số khuếch tán bụi trong không khí theo phương z

x (m) 1 5 10 15 20
Z 0,53 1,72 2,85 3,83 4,72

Bảng 3.6.Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải các phương tiện vận chuyển

QCVN
x ( m) 1 5 10 15 20
05:2009/BTNMT
Bụi (mg/m3) 0,12 0,0003 0,0002 0,0002 0,0002 0,3

SO2 (mg/m3) 0,09 0,0002 0,0002 0,0002 0,0002 0,35

NOx (mg/m3) 0,30 0,0008 0,0006 0,0005 0,0005 0,2

CO (mg/m3) 0,18 0,0004 0,0003 0,0003 0,0003 30

THC -
0,12 0,0003 0,0002 0,0002 0,0002
(mg/m3)

Bụi, khí thải (NOx, SO2, CO…) từ hoạt động giao thông vận chuyển là nguồn ô
nhiễm di động nên rất khó kiểm soát tuy nhiên chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp
giảm thiểu sẽ được nêu ở chương 4 để hạn chế tối đa tác động này.
Ngoài bụi và khí thải từ hoạt động giao thông vận chuyển nguyên vật liệudự án
cải tạo, tại khu vực dự án còn phát sinh bụi và khí thải từ hoạt động giao thông đi lại
của nhân viên các công ty xung quanh dự an cải tạo. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích
chất lượng môi trường không khí tại khu vực này ở chương 2 thì hoạt động giao thông
của của các công ty xung quanh dự án không gây ô nhiễm cho môi trường không khí
tại khu vực kho chứa.
 Khí thải từ các phương tiện thi công

Trang 46
Các loại máy móc như máy khoan tường sử dụng nhiên liệu là điện để hoạt động
khoan đặt quạt gió, lắp đặt điện, bình chữa cháy, nên thải ra lượng bụi. Quá trình này
không thải ra các khi độc hại, lượng bụi tương đối nhỏ, nên gây ô nhiễm không đáng
kể.
 Khí thải từ các hoạt động cắt, hàn
Trong quá trình hàn các kết cấu thép, các loại hóa chất trong que hàn bị cháy và
phát sinh khói có chứa các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không
khí và ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân lao động. Nồng độ các chất khí độc trong
quá trình hàn điện các vật liệu kim loại được tóm tắt trong bảng bên dưới:
Bảng 3.7. Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại

Đường kính que hàn (mm)


Chất ô nhiễm
2,5 3,25 4 5 6
Khói hàn (có chứa các chất ô
285 508 706 1.100 1.578
nhiễm khác) (mg/1 que hàn)

CO (mg/1 que hàn) 10 15 25 35 50

NOx (mg/1 que hàn) 12 20 30 45 70

Nguồn: Phạm Ngọc Đăng (2000), Môi trường không khí, NXB KHKT
Tải lượng khí thải từ công đoạn hàn được dự báo là không cao so với các nguồn
ô nhiễm khác quá trình hàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người thợ hàn nhưng
hàn với số lượng ít và trong khoảng thời gian ngắn nên ảnh hưởng không đáng kể đến
thợ hàn và khu vực xung quanh. Với các phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp, sẽ hạn
chế được các ảnh hưởng xấu đối với công nhân lao động.
b. Tác động do tiếng ồn
Trong thời gian cải tạo dự ánh có thể phát sinh tiếng ồn từ máy khoan, gây ô
nhiễm tiếng ồn:
Xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị, phương tiện đi lại của người dân
đến khám chữa bệnh.
+ Hoạt động của máy phát điện dự phòng.
+ Tiếng ồn phát sinh từ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của dự án.
Bảng 3.8. Các mức tiếng ồn tạo ra bởi một số thiết bị

STT Loại máy Mức ồn ở điểm cách 1,5m (dBA)

Trang 47
STT Loại máy Mức ồn ở điểm cách 1,5m (dBA)
1 Còi ô tô/ xe tải 90
2 Máy phát điện dự phòng 70 - 82

3 Máy khoan 110


Nguồn: Assessment of sources of air, water and land pollution, WHO, 1993
Như vậy, nguồn ồn đáng kể nhất trong thời gian này là do hoạt động của các thiết
bị thi công.
Từ bảng tham khảo trên, ta có thể dự báo mức ồn từ các thiết bị, máy móccó thể
lên tới 70-110 dBA trong khoảng cách 1,5m.
Mức tác động có thể ước tính qua công thức:
P1 - P2 = 20log(D2/D1)
Trong đó:
Pi: Mức ồn tại khoảng cách I (dBA)
Di: Khoảng cách từ nguồn ồn đến điểm tiếp nhận (m)
Mức ồn lớn nhất gây ra do còi ô tô, xe tải và hoạt động của máy ủi, máy xúc,
máy đầm nén,… Mức ồn cách khu vực500m có thể ước tính như sau:
P500 = 110- 20 log(500/1,5) = 59,54 dBA
Trong thời gian cải tạo lại kho phát sinh tiếng ồn với mức là 59,54dbA theo
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn (Giới hạn tối đa
cho phép về tiếng ồn tại các khu vực đặc biệt từ 6 giờ đến 21 giờ). Như vậy, ảnh
hưởng của tiếng ồn do quá trình cải tạo dự án là không thể tránh khỏi nhưng các động
này chỉ có tính chất tạm thời trong thời gian cải tạo.
c. Tác động từ nước thải
 Nước thải sinh hoạt của công nhân
Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu trong nước thải sinh hoạt gồm: Các chất
cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng
(N, P) và vi sinh (Coliform, E.Coli). Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ
phân hủy, chứa lượng lớn các khuẩn Coli và các vi khuẩn gây bệnh khác nên có thể
gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.
Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán trên cơ sở định mức nước thải và
số lượng công nhân. Theo tiêu chuẩnTCXDVN 33:2006 ban hành kèm quyết định

Trang 48
06/2006/QĐ - BXD ngày 17/03/2006, mỗi công nhân trên công trường tiêu thụkhoảng
22 - 45 lít nước/ngày. Định mức phát sinh nước thải sinh hoạt là tương đương khoảng
80% nước cấp.
Trong quá trìnhdự án có thể ước tính cao nhất mỗi ngày có khoảng 4 công nhân
lao động trên công trường. Như vậy, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
trong quá trình thi công cải tạo dự án khoảng 180 lít/ngày với định mức 45 lít/ngày.
Theo tính toán thống kê, đối với những quốc gia đang phát triển thì hệ số ô
nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (khi nước thải sinh hoạt chưa qua
xử lý) như được trình bày trong bảng 3.14.
Bảng 3.9.Tải lượng và nồng độ ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai
đoạn cải tạo

Hệ số QCVN
Tải lượng Nồng độ
STT Chất ô nhiễm (g/người/ng 14:2008/BT
(kg/ngày) (mg/l)
ày) NMT
01 BOD5 45 - 54 0.18 - 0.216 16 - 19,2 60

02 COD 72 - 102 0.28 - 0.40 25.6 - 36,3 -

03 Chất rắn lơ lửng (SS) 70 - 145 0.28 - 0.58 24.8 - 51,5 120

04 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30 0.04- 0.12 3.5 - 10,6 24


05 Tổng nitơ (N) 6 - 12 0.02 - 0.04 2.1 - 4,2 -

06 Amoni (N-NH4) 2,4 - 4,8 0.009 - 0.019 0.85 - 1,7 12

07 Tổng photpho (P) 0,8 - 4,0 0.003 - 0.016 0.28 - 1,4 12


Căn cứ vào các hệ số ô nhiễm tính toán nhanh nêu trên, có thể dự báo tải lượng
các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt trong giai đoạn cải tạo dự án được trình
bày trong bảng 3.14.
Theo QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nhỏ hơn quy chuẩn
cho phép, nên lượng nước thải sẽ được đưa qua bể tự hoại 3 ngăn để xử lý trước khi
thải ra môi trường bên ngoài.
 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa được quy ước là nước sạch và có thể trực tiếp thải ra môi trường với
điều kiện có hệ thống thoát riêng và dự án kho chứa đã đấu nối với Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Ngũ cốc để thoát nước ra ngoài, không chảy tràn qua những khu vực có
Trang 49
các chất ô nhiễm. Theo đánh giá nhanh của (WHO) nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
mưa trung bình như sau:
Bảng 3.10. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa

STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)


1 Tổng nitơ 0,5 - 1,5
2 Phospho 0,004 - 0,03
3 COD 10 - 20

4 TSS 10 - 20

Nguồn:Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org,
1993.
Lưu lượng nước mưa được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính toán
theo công thức sau:

Q = q.F. (m3/s)
Q: Lưu lượng tính toán (m3/s)
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.m2).

: Hệ số dòng chảy (Theo TCXD 51-84 đối với khu vực dự án  = 0,95).
F: Diện tích lưu vực (500m2).
Theo số liệu Khí hậu - Thủy văn, lươ ̣ng mưa lớn nhất đa ̣t tới q= 232mm/tháng,
Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực Kho chứa là :
Q = [(0,232m x 0,95 x 500 m²)] : 30 = 3,67 m³/ngày.
Nước mưa rơi trên mái nhà, kho và nước mưa chảy tràn trong khu vực kho chứa
được thu gom vào các rãnh và thoát ra mương rút.
 Nước thải thi công
Lượng nước thải trong quá trình cải tạo chủ yếu là nước chùi rửa sàn nhà với
lượng không nhiều và mức độ ảnh hưởng không đáng kể nhưng để giảm ảnh hưởng
đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường nước tiếp nhận cần phải đưa ra các giải
pháp khống chế được đề xuất trong chương 4 của báo cáo.
Một số tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được tóm tắt trong bảng
3.11 dưới đây.

Trang 50
3.1.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án
Bảng 3.11. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

STT Thông số Tác động


Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan
01 Nhiệt độ trong nước (DO), ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy
các hợp chất hữu cơ trong nước.
Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước, gây ảnh hưởng
02 Các chất hữu cơ
đến tài nguyên thủy sinh.

Làm tăng độ đục của nước, tác động tiêu cực đến chất
03 Chất rắn lơ lửng
lượng nước, tài nguyên thủy sinh.
Các chất dinh Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng
04
dưỡng (N, P) nước, sự sống thủy sinh.

Các vi khuẩn, ký Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột; E.coli
05 sinh trùng gây (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có
bệnh nhiều trong phân người.

Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá
trình cải tạo Dự án như vừa trình bày ở trên, song chúng không phải là các tác động
liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất
sau khi quá trình cải tạo hoàn thành.
d. Tác động từ CTR và CTNH
 Từ hoạt động cải tạo
Hoạt động cải tạo sẽ phát sinh một số chất thải rắn trong quá trình tháo dở các thiết bị
không sử dụng được cho kho chứa hóa chất...
CTR sinh hoạt:
Các loại CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt động ăn uống của công nhân và các
hoạt động khác… Thành phần CTR sinh hoạt thường là túi ni lông, giấy vụn, hộp xốp,
thức ăn thừa,.. và một số chất rắn vô cơ khác gây ô nhiễm môi trường đất, nước khu
vực. Ước tính lượng cán bộ, công nhân cải tạo dự án là 4 người. Mỗi người trung bình
một ngày thải ra 0,3 - 0,5kg rác thải/ngày, lượng rác thải trong một ngày ước khoảng
1,2 - 2kg/ngày. Rác thải này được thu gom và sử lý để tránh ô nhiễm môi trường dự
án.
CTR từ quá trình cải tạo:
Trang 51
Chất thải rắn cải tạo bao gồm: Tôn củ, gổ củ không còn sử dụng được, sắt thép
vụn…. Ước tính lượng rác này phát sinh khoảng 20 kg/ngày. Lượng chất thải rắn này
sẽ được thu gom và sử lý tránh gây ô nhiễm môi trường.
 Chất thải rắn nguy hại
Trong quá trình cải tạo dự án phát sinh một số chất thải nguy hại như bóng đèn
củ, chất thải này chiếm số lượng rất ít, được thu gom và xử lý đúng quy định
e. Tác động đến điều kiện vi khí hậu khu vực dự án do sử dụng máy móc thiết bị
Hoạt động cải tạo với quy mô nhỏ và chỉ cải tạo lại mái tôn, bổ sung quạt thông
khí, bống đèn và hệ thống bình chữa cháy nên không ảnh hưởng nhiều đến môi trường
vi khí hậu khu vực.
f. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
Giao thông:trong 4 ngày cải tạo lại kho chứa hóa chất một ngày có 1 chuyến xe
ra vào để vận chuyển vật liệu nên lượng khí thải ra là không đáng kể, ảnh hưởng
không nhiều đến giao thông chung.
Tình hình trật tự - an ninh khu vực.
Thời điểm cải tạo chỉ có khoảng 4 công nhân nên không ảnh hưởng nhiều đến
trật tự an ninh chung.
- Các loại bao bì, phế liệu bỏ đi trong quá trình cải tạo, nếu không có biện pháp
thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu
đến môi trường xung quanh. Việc để rơi vải đinh sét, sắt vụn… lên đường bộ khu vực
Dự án dễ làm cho người qua lại dẫm phải và hậu quả của nó, tùy từng mức độ, có thể
đưa đến bệnh uốn ván - một trong những căn bệnh rất nguy hiểm đối với tính mạng
con người. Vì vậy chủ dự án sẽ thu gom và xử lý theo đúng quy định.
3.1.2.1. Nguồ n gây tác đô ̣ngtrong giai đoạn hoạt động
Tại khu vực kho chứa có thể gây ra một số tác động đến môi trường thông qua
những đặc thù riêng của từng hoạt động. Các nguồn gây ô nhiễm, các loại chất thải và
những vấn đề tác động đến môi trường được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.12. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu của dự án

TT Ô nhiễm Nguồn gây tác động

Các loại chất thải phát sinh


1 Không khí - Hóa chất và dung môi phát sinh từ kho chứa

Trang 52
TT Ô nhiễm Nguồn gây tác động

- Khí thải phát sinh do quá trình vận chuyển;


-Bụi phát sinh từ khâu bốc xếp hàng.

- Nước thải từ kho chứa hoá chất khi có sự cố đổ vỡ hóa chất,


cháy nổ, sét đánh xảy ra;
2 Nước - Nước thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm việc tại
kho chứa.
- Nước mưa chảy tràn.

- Chất thải rắn sinh hoạt củanhân viên tại kho chứa;
- Chất thải rắn công nghiệp tại kho chứa hoá chất
+ Chất thải công nghiệp không nguy hại: Các túi, thùng
3 Chất thải rắn carton,… không dính hóa chất;
+ Chất thải công nghiệp nguy hại như: thùng, hộp đựng hóa
chất, các dụng cụ bao bì, nhãn mác, giẻ lau, nút bịt dính hoá
chất (khi xảy ra sự cố)

Môi trường Hoá chất bị đổ vỡ, rơi vãi ra sân, nền nhà kho và sẽ phát tán
4
đất vào đất do quá trình nhập và xuất hàng để bán.

Tiếng ồn, độ -Phát sinh từ quá trình lưu kho và sắp xếp các vị trí lưu trữ;
rung, nhiệt - Phương tiện vận chuyển vật tư, sản phẩm và phương tiện
5
thừa giao thông của nhân viên.

Các sự cố môi trường


Ảnh hưởng - Sự cố tai nạn lao động;
đến môi
- Sự cố do quá trình vận chuyển hoá chất;
trường đất,
nước, không - Sự cố do lưu trữ hóa chất;
-
khí, con - Sự cố rò rỉ, thất thoát nguyên, nhiên liệu;
người và hệ
- Sự cố về điện, hơi hóa chất gây cháy nổ
động thực vật
xung quanh. - Sự cố gió bão, lũ lụt

Các tác hại của một số loại hoá chất điển hình:

Trang 53
Tác hại của một số hoá chất ảnh hưởng tới con người:
Người lao động khi tiếp xúc với Xút ( NaOH) sẽ gặp phải ra các triệu chứng sau:
- Đường thở: Nồng độc đo khoảng 0.001 đến 0.006 mg/lít không khí có thể ngộ
độc nặng, nếu tăng lên khoảng 0.1 đến 0.2 mg/lít có thể gây tử vong sau một giờ
nhiễm độc, gây ra những phản ứng đối với hệ thống hô hấp.
- Đường da: gây kích ứng da. Các triệu chứng bao gồm đỏ, ngứa và đau rát.
Người lao động khi tiếp xúc với Axit Clohydric ( HCl) sẽ gặp phải ra các triệu
chứng sau:
- Đường thở: Gây kích ứng đường hô hấp, Ở điều kiện thường Hydrochloric acid
bốc khói trong không khí và có thể gây tổn thương hệ hô hấp nếu hít phải.
- Đường da:gây kích ứng da , có thể gây cháy da nghiêm trọng và cực kỳ nguy
hiểm nếu bắn vào mắt. Tuy nhiên , nếu kịp thời dùng nước sạch xối rửa thì mức độ gây
hại sẽ được giảm đáng kể.
Các tác động này đều biểu hiện ngay lập tức và có thể gây nguy hiểm cho người
lao động.
Người lao động khi tiếp xúc với Javen sẽ gặp phải ra các triệu chứng sau:
- Đường thở: Gây kích ứng đường hô hấp.
- Đường da: Làn da chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá chất đó cũng có thể bị
kích thích, viêm da, nặng hơn thì đưa tới trường hợp ung thư da.
Các tác động này đều biểu hiện ngay lập tức và có thể gây nguy hiểm cho người
lao động.
Bảng 3.13. Bảng kê khai đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy
hiểm

ST Tên
Đặc tính lý hóa học Thông tin về độc tính
T hóa chất
- Trạng thái vật lý : chất lỏng bốc - Là hóa chất ăn mòn
khói mạnh.
Axit - Màu sắc: không màu đến hơi - Sau khi hít hơi axit: là
1
Clohydric vàng tẩy hệ thống hô hấp.
- Mùi vị: hăng - Sau khi tiếp xúc vào da:
- Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt gây bỏng.

Trang 54
ST Tên
Đặc tính lý hóa học Thông tin về độc tính
T hóa chất
độ, áp suất tiêu chuẩn: 190 250C ( - Tiếp xúc với mắt: gây
770F) bỏng mắt, nặng có thể dẫn
- Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở đến mù.
nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn : > 1,0 - Sau khi nuốt vào: làm
- Độ hòa tan trong nước: tan vô hỏng miệng, thực quản, dạ
hạn trong nước tỏa nhiệt ít. dày. Có thể làm thủng
- Độ pH: đối với dung dịch HCl miệng, thực quản, dạ dày.
0.1 ( 0.1N),1.1 ( 1.0N),2.02 ( Sau 1 thời gian tích lũy có
0.01N) thể ảnh hưởng đến tim
mạch.
- Khối lượng riêng (kg/m3):1.18
- Sản phẩm cần được sử
- Điểm sôi (0C): 530C (1270F) hỗn
dụng cẩn thận.
hợp đẳng phí ( 20,2%) sôi 1090C
(2280F)
- Điểm nóng chảy(0C): -740C (
1010F)
- Điểm bùng cháy (0C) (Flash
point) theo phương pháp xác định:
không có thông tin
- Nhiệt độ tự cháy (0C): không có
thông tin
- Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên
(% hỗn hợp với không khí: không
có thông tin
- Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới
(% hỗn hợp với không khí: không
có thông tin
- % bay hơi theo thể tích 210C (
700F):100
- Trọng lượng phân tử:36,46

2 Xút - Dạng tồn tại: chất rắn màu trắng - Tùy thuộc thời gian tiếp

Trang 55
ST Tên
Đặc tính lý hóa học Thông tin về độc tính
T hóa chất
(NaOH) (hút ẩm mạnh, dễ chảy rửa) xúc
- Mùi: không mùi - Gây đột biến:

- Phân tử lượng: 40 g/mol + Gây đột biến các tế bào


vú ->có thể gây ung thư vú
- Điểm nóng chảy: 323 °C
+ Hủy hoại các bộ phận:
- Điểm sôi: 1388 °C màng nhầy, hệ hô hấp, da,
- Độ hòa tan: dễ tan trong nước mắt
lạnh - Tiếp xúc da:
- Độ pH: 13.5 + Ăn mòn, gây kích thích
- Độ ổn định: (bỏng), và thấm qua da.
+ Triệu chứng: ngứa, mọc
+ Mất ổn định khi tiếp xúc với các
vảy, tấy đỏ, bỏng.
chất không tương thích, hơi nước,
không khí ẩm. - Tiếp xúc mắt:
+ Phản ứng mạnh với kim loại. + Hủy hoại thủy tinh thể
+ Có phản ứng với các loại chất hoặc gây mù.
khử, chất oxy hóa, acid, kiềm, hơi + Triệu chứng: đỏ mắt,
nước chảy nước mắt và ngứa.
- Hít bụi:
+ Gây ảnh hưởng đến hệ
hô hấp
+ Triệu chứng: cháy nám
phổi, hắt hơi, ho.
+ Hít quá nhiều có thể làm
hỏng phổi, gây tắc thở,
ngất hoặc thậm chí là chết.
- Nuốt, uống:
+ Gây hại cho ruột
+ Triệu chứng :giống như
khi hít bụi NaOH.
- Thể: lỏng - Sau khi hít vào: gây kích
3 Javen
- Màu sắc: màu vàng thích màng nhầy, gây ho

Trang 56
ST Tên
Đặc tính lý hóa học Thông tin về độc tính
T hóa chất
- Mùi vị: đặc trưng của Javen - Sau khi tiếp xúc vào da:
- pH ( tại 20ºC): 12 - 13 gây bỏng.

- Nhiệt độ sôi: không xác định - Tiếp xúc với mắt: gây
bỏng mắt, nặng có thể dẫn
- Nhiệt độ cháy: không xác định
đến mù.
- Giới hạn nhiệt độ nổ trên và
- Sau khi nuốt vào: làm
dưới: không xác định
hỏng miệng, thực quản, dạ
- Tính tan: tan trong nước 20ºC dày. Có thể làm thủng
miệng, thực quản, dạ dày.
- Sản phẩm cần được sử
dụng cẩn thận.

(1)Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải


a. Nguồn phát sinh khí thải
* Tại khu vực kho chứa hoá chất, nguồn gây ô nhiễm chính cho môi trường không
khí sẽ phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

- Ô nhiễm do khí thải sinh ra từ hơi hóa chất, dung môi đã được đóng gói và lưu trữ
trong kho chứa hoá chất trước khi tiêu thụ.

- Ô nhiễm khí thải và bụi sinh ra từ phương tiện vận chuyển sản phẩm trong khu vực
kho chứa.

- Bụi phát sinh từ khâu bốc xếp hàng hóa kho chứa.
 Hơi hóa chất và dung môi phát sinh từ kho chứa hoá chất
Tất cả các sản phẩm hoá chất, sau khi nhập về từ cảng sài gòn được vận chuyển
bằng đường bộ, sẽ được các xe chở hàng giao thẳng cho khách hàng theo yêu cầu về
số lượng trong các hợp đồng kinh tế, sản phẩm còn lại sẽ vận chuyển xuống nhà Kho
để lưu trữ.
Đồng thời hóa chất thoát ra môi trường trong quá trình lưu trữ ở kho chứa chủ yếu
chỉ mang tính chất sự cố; Bao gồm các lý do như sau:

- Quá trình vận chuyển các thùng chứa hoá chất về kho lưu trữ và từ kho lưu trữ đi
tiêu thụ ra bên ngoài;

Trang 57
- Nút chai lọ, bao bì chứa sản phẩm không được đóng chặt, kín.

- Các hóa chất còn dính lại bốc hơi từ các thùng chứa sản phẩm.

- Các sản phẩm khi lưu trữ càng lâu sẽ càng thất thoát hơi hóa chất, dung môi vào
môi trường, tốc độ bay hơi phụ thuộc vào áp suấthơicủa hoá chất đó và điều kiện môi
trường.

- Các chất khí và hơi hóa chất thuộc các nguồn gốc, chủng loại khác nhau tồn lưu
trong không khí, có thể tác dụng với nhau, tạo ra các loại chất khí khác.

- Hệ thống thông thoáng của kho chứa không đạt yêu cầu và theo quy định, làm tồn
lưu nhiều hơi khí độc hại.

- Các dụng cụ, thiết bị lưu trữ, vận chuyển va chạm với các thùng đựng hóa chất
thành phẩm làm đổ vỡ chai lọ, bao bì, thùng chứa phát tán hơi dung môi, hóa chất.
Các nguồn phát sinh này nếu không có biện pháp giảm thiểu thì sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người, các vấn đề về sức khoẻ liên quan đến hóa chất là kết quả
của quá trình tiếp xúc, chủ yếu thông qua một hoặc một số con đường sau:
+ Hệ tiêu hoá
+ Hệ hô hấp
+ Da
Tuy nhiên, các sản phẩm nhập về đảm bảo nguyên chai, nguyên gói, nguyên
thùng theo đúng chủng loại mẫu mã, nên những vấn đề có thể gây phát tán ô nhiễm
không khí trong kho chứa có thể được giảm thiểu và khắc phục nhanh chóng. Đồng
thời, tại khu vực lưu trữ này không tập trung công nhân, chỉ khi nào hàng nhập về hoặc
xuất kho để bán thì công nhân mới tới kho để sắp xếp, bốc dỡ hàng hóa. Vì thế, nguồn
gây tác động này đến môi trường và cộng đồng là không đáng kể.
 Khí thải và bụi phát sinh do quá trình vận chuyển:
Trong khu vực kho chứa hàng hóa hoá chất luôn diễn ra hoạt động nhập, xuất
thành phẩm bằng các phương tiện vận chuyển là các xe chất hàng, xe tải. Trong quá
trình vâ ̣n chuyển, các xe hàng, xe tải này sẽ thải ra khí thải có chứa bụi, SO2, NO2,
CO,…đây là nguồn thải di động làm ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu
vựckho chứa và cả khu dân cư lân cận nơi các phương tiện này lưu thông qua lại.
Mức ô nhiễm không khí do giao thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường
sá, lưu lượng, chất lượng xe qua lại và số lượng nhiên liệu tiêu thụ. Hiện nay, chúng ta
chưa có số liệu chuẩn hóa về nguồn thải các chất ô nhiễm do các loại xe thải ra, nên

Trang 58
chúng tôi sử dụng phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “Hệ số
ô nhiễm không khí” trong tài liệu: “Assessment of Sources of Air, Water and Land
Pollution”, WHO, Geneva, 1993.
Bảng 3.14. Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy 1km trên đường phố

Hệ số ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)


Chất ô Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn
nhiễm
Trong Trong
Ngoài Tp Đ.cao tốc Ngoài Tp Đ.cao tốc
Tp Tp

Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9

SO2 1,16 S 0,84 S 1,3 S 4,29 S 4,15 S 4,15 S

NO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44

CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9

VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8


Nguồn: Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org, 1993.
(Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (hiện nay, hàm lượng dầu DO trên thị
trường từ 0,05 -0,25%.)
Toàn bộ hàng hóa hoá chất được vận chuyển bằng đường bộ, quãng đường xe
vâ ̣n chuyể n sản phẩm đi qua trong khu vực khoảng 5km.
Dựa vào các số liệu trên, có thể tính toán tải lượng khí ô nhiễm đối với tải trọng
xe dưới 3,5 tấn( trong đô thị) như sau:
Bảng 3.15. Tải lượng ô nhiễm đối với 2 xe tải chạy trên đường trong 1 ngày

Tải lượng ô nhiễm


STT Chất ô nhiễm Hê ̣số ô nhiễm (gam/xe/km)
(gam/ngày)
1 Bụi 0,2 1
2 SO2 1,16 S 11,6

3 NOx 0,7 7

4 CO 1,0 10
5 VOC 0,15 1,5

Nguồn: Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org,
1993.
Trang 59
Theo báo cáo Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông
đường bộ tại TP.Hồ Chí Minh, loại nhiên liệu tiêu thụ trung bình cho các loại xe ô tô
tải chạy dầu là 0,3 lít/km, vậy tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 4 xe tải chở hóa chất
trong 1 ngày là:
0,3lít/km x 5km x 4xe= 6lít = 6 x 0,8kg/lít = 4.8kg
Thể tích khí thải được tính như sau:
● Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1kg xăng là:
Lt = 1/0,23 x (8/3 x C + 8 x H + S - O2)
Lt = 11,59C + 34,78 x (H-O2/8) + 4,34S
(Giả sử trong quá trình vận chuyển, các động cơ sử dụng xăng có hàm lượng các
nguyên tố hóa học (trong 1kg) như sau:

Thành phần
C (%) H2(%) S(%) O2(%)
khác(%)
85,7 10,5 0,05 0,92 2,83

Lt = 11,59 x 0,857 + 34,78 x (0,105 - 0,0092/8) + 4,34 x 0,0005


Lt = 13,55 kg/1kg xăng = 11,36 m3/1kg xăng.
● Lượng khí thải tính ở điều kiện chuẩn (1 at, 2730K) là:
Lk = (mf - mNC) + Lt với mf = 1; mNC = 0,008.
Lk = 1 - 0,008 + 13,55 = 14,54kgkk/kg xăng = 12m3kk/kg xăng.
● Lượng khí thải ở 2000Cvà hệ số dư không khí là 1,15 được xác định như sau:
L = 12 x 1,15 x (273+200)/273 = 24m3kk/kg xăng.
Như vậy, lưu lượng khí thải của 4 xe tải trên 5 km đường là:
24m3kk/kgx 4.8 kg = 57,6 m3kk
Dựa vào các số liệu trên, có thể tính nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải xe
tảithải ra môi trường không khí như sau:
Bảng 3.16. Nồng độ ô nhiễm khí thải của xe tải chạy trên đường

QCVN
Nồng độ ô nhiễm
STT Chất ô nhiễm 05:2009/BTNMT(trung
(mg/m3)
bình 1 giờ)
1 Bụi 17,36 0,3

Trang 60
2 SO2 201,3 0,35

3 NOx 121,5 0,2


4 CO 173,6 30

5 VOC 26,04 -
Nhận xét:
Do hầu hết khí thải của các phương tiện vận chuyển đều thải trực tiếp vào môi
trường không khí, nên nếu so sánh với QCVN 05:2009/BTNMTQuy chuẩn kỹ thuật
Quốc Gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ), thì nồng độ các chất
ô nhiễm trong khí thải đều vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quy định.
Tuy nhiên, các thông số ô nhiễm này chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ, có tính chất
phân tán, tác động không liên tục. Để giảm thiểu nguồn ô nhiễm này, cơ sở sẽ áp dụng
các biện pháp quản lý nội vy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm
không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực, và được trình bày cụ thể ở phần sau.
 Bụi phát sinh từ khâu bốc xếp hàng hóa và lưu trữ hàng hóa hoá chất
Trong kho chứa, lưu trữ sản phẩm lâu ngày cũng làm bám bụi trên các thùng, hộp
chứa hoá chất. Ngoài ra, bụi còn phát sinh do các xe chuyên chở và phân phối sản
phẩm ra vào khu vực kho chứa, do quá trình bốc xếp hàng để lưu kho hoặc xuất bán
cho khách hàng.
Lượng bụi này được đánh giá là không đáng kể, tuy nhiên nếu không có biện
pháp giảm thiểu lượng bụi này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người chủ yếu là
công nhân làm việc tại kho.
Đánh giá chung: Môi trường không khí bên trong kho chứa chịu ảnh hưởng chủ
yếu là hơi hóa chất và dung môi hoá chất. Còn môi trường bên ngoài kho chứa chịu
ảnh hưởng chủ yếu bởi các khí thải SO2, NOx, CO, bụi... từ các phương tiện vận
chuyển.
* Nhiǹ chung nguồn gây ô nhiễm này mang tính chất cục bộ, chỉ xảy ra trong thời
gian nhập hàng về và xuất hàng ra để bán, cơ sở sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp
quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng bụi, khí thải phát sinh trong quá
trình vận chuyển và bốc dỡ sản phẩm. Vì vậy các tác động này chỉ là cảnh báo, còn
thực tế sẽ có các biện pháp xử lý, khó có thể xảy ra, cụ thể biện pháp sẽ được trình bày
ở phần sau.
*Ở công đoạn lưu kho này, các loại hóa chất và hơi dung môi hữu cơ có trong hoá
chất tiếp tục phát tán vào không khí nhưng với nồng độ rất thấp, ước tính nồng độ các
Trang 61
hợp chất hữu cơ bay hơi trong khu vực lưu trữ dao động trong khoảng 5 - 7 mg/m3 .
Nguồn: Tham khảo từ dự án Kho chứa hoá chất đã được phê duyệt tại Khu công
nghiệp Lê Minh Xuân - huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh).
b.Nguồn phát sinh nước thải
Kho chứa hoá chất có nhiệm vụ lưu trữ hàng hóa, nên trong khu vực kho chứa
khôngcác công trình vệ sinh, sinh hoạt cho công nhân viên. Mọi hoạt động, ăn uống
sinh hoạt, nghỉ ngơi của tất cả công nhân viên đều tập trung tại bên ngoài kho, cụ thể
là nhà ăn chung của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ngũ cốc.
Hoạt động mua bán của công ty với khách hàng là mua bán trên hợp đồng tại trụ
sở chính số 58/6 Trần Văn Dư, P.13, Q. Tân Bình, TP. HCM, khách hàng đặt hàng thì
công ty sẽ xuống kho chứa tại Số 7 đại lộ Độc Lập và vận chuyển theo số lượng khách
hàng yêu cầu trong hợp đồng,ngoài ra còn có một số khách hàng đôi khi vào kho xem
và mua bán hóa chất nhưng không đáng kể, chủ yếu để xem và vận chuyển hóa chất
nên không phát sinh nước thải.
 Nước thải từ kho chứa
Kho chứa hoá chất có nhiệm vụ lưu trữ hàng hóa, các sản phẩm hàng hóa trước
khi nhập về kho đều được đóng thùng và dán kín, nên nước thải sinh ra từ kho chứa là
không có.
Lượng nước thải từ kho chứa chỉ phát sinh khi có sự cố xảy ra như đổ vỡ hóa
chất, cháy nổ, sét đánh,… (nên chủ đầu tư chủ động trang bị dụng cụ lót sàn chống
thấm). Thành phần nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ, hóa chất, dung môi hữu cơ,
kim loại nặng,… nên khi thải ra môi trường sông mà chưa qua xử lý sẽ làm ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngầm và được tích lũy trong các động, thực vật thủy sinh và
cây trồng. Thực phẩm này khi chuyển hóa trong cơ thể con người, các chất nguy hại sẽ
được tích tụ, đến khi vượt ngưỡng cho phép sẽ làm rối loạn nhiều cơ quan trong cơ thể
dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh về
tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch
vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da,
ung thư,…), tiểu đường, gan và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, các rối loạn ở hệ
thần kinh hoặc dẫn đến tử vong.
Tuy nhên, nguồn nước này chỉ phát sinh khi có sự cố xảy ra, và chỉ mang tính
chất tạm thời và không đáng kể, hơn nữa cơ sở sẽ có các biện pháp giảm thiểu và khắc
phục các sự cố ở phần sau.
 Nước thải sinh hoạt

Trang 62
Tại kho chứa cũng không làm phát sinh nước thải sinh hoạt, vì công nhân đều
sinh hoạt tại khu vực mua bán của cơ sở. Với tổng số lượng công nhân và chủ cơ sở
làm việc tại cơ sở khoảng 5 người, nế u trung biǹ h 1 người sử du ̣ng 100 lít
nước/ngày.đêm thì tổ ng lượng nước thải sinh ra dưới 0,5 m3 (khoảng 80% lượng nước
sử dụng).
Dựa trên hê ̣ số ô nhiễm, ta tính được tải lươ ̣ng và nồng độ các chấ t ô nhiễm trong
nước thải sinh hoa ̣t tại cơ sở như sau:
Bảng 3.17. Tổng tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Hệ số ô QCVN
Chất ô nhiễm Tải lượng Nồng độ 14:2008/BTNMT
STT
nhiễm (g/người, (kg/ngày) (mg/l) (Giá trị Cmax, cột
ngày) B)
1 BOD5 45 - 54 0,225 - 0,27 450 - 540 60
2 COD 72 - 102 0,36 - 0,51 720 - 1.020 -
3 SS 70 - 145 0,35 - 0,725 700 - 1.450 -

4 Dầu mỡ 10 - 30 0,05 - 0,15 100 - 300 24

5 Tổng N 6 - 12 0,03 - 0,06 60 - 120 -


6 Amôni 2,4 - 4,8 0,012 - 0,024 24 - 48 12

Tổng
7 0,6 - 4,5 0,003 -0,0225 6 - 45 12
Phospho

Coliform
8 - 106-109 6.000
(MPN/100ml)

So sánh với quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t QCVN 14:2008/BTNMT (Giá trị Cmax, chọn
K=1,2) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, ta thấ y nồ ng đô ̣ các chấ t
ô nhiễm trong nước thải sinh hoa ̣t khi chưa có hê ̣ thố ng xử lý đề u vươ ̣t quy chuẩ n kỹ
thuâ ̣t cho phép.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất bài tiết với thành phần chất thải hữu
cơ cao. Trong đó, nước tiểu có BOD5khoảng8,6 g/l và phân có BOD5khoảng 9,6
g/100g. Vì thế, nếu thải phân và nước tiểu trực tiếp ra đất và ra nguồn tiếp nhận sẽ là
nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án.
Ngoài ra, trong chất thải bài tiết có chứa bốn nhóm vi trùng gây bệnh là virus, vi
khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán. Chất bài tiết (phân và nước tiểu ) còn là môi

Trang 63
trường để các loại vi sinh vật mang bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián, và gây
mùi hôi thối. Một gam phân người có thể chứa 109 ký sinh trùng gây bệnh. Mặc dù,
chúng không có khả năng sinh sản bên ngoài động vật chủ, nhưng chúng có thể tồn tại
nhiều tuần lễ trong môi trường bên ngoài, đặc biệt là ở môi trường nhiệt độ thấp
(<1500C). Trong nước thải sinh hoạt có thể chứa đến 105 tế bào/l. Như vậy, nếu xả
chất bài tiết một cách bừa bãi, các loại vi sinh vật này có đủ thời gian truyền bệnh khi
tiếp xúc với con người và lây thành dịch bệnh.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh, chủ dự án sẽ đấu nối với hê ̣ thố ng xử lý nước
thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Ngũ cốcđể
xử lý lượng nước thải sinh hoạt nói trên.
 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa được quy ước là nước sạch và có thể trực tiếp thải ra môi trường với
điều kiện có hệ thống thoát riêng và dự án kho chứa đã đấu nối với Công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Ngũ cốc để thoát nước ra ngoài, không chảy tràn qua những khu vực có
các chất ô nhiễm. Theo đánh giá nhanh của (WHO) nồng độ các chất ô nhiễm trong nước
mưa trung bình như sau:
Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa

STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)


1 Tổng nitơ 0,5 - 1,5

2 Phospho 0,004 - 0,03


3 COD 10 - 20

4 TSS 10 - 20
Nguồn:Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org,
1993.
Lưu lượng nước mưa được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính toán
theo công thức sau:

Q = q.F.(m3/s)
Q: Lưu lượng tính toán (m3/s)
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.m2).

: Hệ số dòng chảy (Theo TCXD 51-84 đối với khu vực dự án  = 0,95).
F: Diện tích lưu vực (500m2).

Trang 64
Theo số liê ̣u Khí hâ ̣u - Thủy văn, lượng mưa lớn nhấ t đa ̣t tới q= 232mm/tháng,
Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực Kho chứa là :
Q = [(0,232m x 0,95 x 500 m²)] : 30= 3,67 m³/ngày.
Nước mưa rơi trên mái nhà, kho và nước mưa chảy tràn trong khu vực kho chứa
được thu gom vào các rãnh và thoát ra mương rút.
c.Nguồn phát chất thải rắn
 Chất thải rắn sinh hoạt
Khu vực kho chứa không phát sinh chất thải sinh hoạt. Phần chất thải rắn sinh
hoạt của công nhân và người bán hàng chủ yếu phát sinh tại kho chứa. Như vậy, ước
tính lượng rác sinh hoạt phát sinh do công nhân sinh hoạt tại cơ sở là:
5 người x 0,5 kg/người/ngày = 2,5 kg/ngày.
Nguồn thải chủ yếu từ cơ sở mua bán, nhà kho, có thành phần chủ yếu là:

- Rác thải hữu cơ: giấy loại, thức ăn thừa, vỏ trái cây, phần loại bỏ của rau củ quả,…

- Rác thải vô cơ: bao bì, nhựa, chai lọ thủy tinh, vỏ lon…
Sự phân hủy của các chất hữu cơ tạo ra các khí có mùi hôi như NH3, H2S, CH4 và
nước rỉ rác. Các yếu tố này sẽ thu hút các loài có khả năng truyền bệnh cho con người
(ruồi, muỗi, gián, chuột,…). Thông qua thức ăn, các loài sinh vật này sẽ gián tiếp
truyền bệnh cho con người hoặc trực tiếp gây bệnh bằng cách đốt, chích… trên da.
 Chất thải rắn sản xuất
Tại khu vực kho chứa hoá chất, không diễn ra hoạt động sản xuất mà chỉ lưu trữ
các sản phẩm đã được đóng chai, vô thùng, dán kín nên rất ít phát sinh chất thải rắn
sản xuất, cụ thể được phân loại như sau:

- Chất thải rắn không nguy hại: Những chất thải phát sinh nhưng không dính hóa
chất (như các túi nilon, thùng carton,…) và không nằm trong danh mục chất thải nguy
hại.Ước tính lượng chất thải rắn này bình quân một ngày phát sinh khoảng 2kg, chất
thải này được thu gom, chai nhựa, thùng carton đem bán phế liệu, các tui ni lon được
thu gom và xử lý theo đúng quy đinh.

- Chất thải rắn nguy hại: Nguồn chất thải này nếu có là do quá trình va chạm, làm
đổ vỡ sản phẩm hoá chất, hư hỏng thùng chứa; hoặc do những sản phẩm đã hết hạn sử
dụng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ. Chất thải rắn phát sinh dạng này là các chai lọ,
bao bì, nút bịt, nhãn mác, thùng carton, túi nylon, giẻ lau,… đã dính hóa chất, nên
chúng là nguồn chất thải nguy hại.Ước tính lượng chất thải rắn này phát sinh khoảng

Trang 65
1kg/ngày, rác thải này được thu gom riêng và được xử lý theo đúng quy định chất thải
rắn nguy hại.
(2)Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
a. Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ, sắp xếp vào
vị trí lưu trữ. Tuy nhiên, tại khu vực kho có ít xe vận chuyển, việc bốc dỡ, sắp xếp
hàng hóa cũng được cẩn thận, nên tiếng ồn phát sinh là không đáng kể.
b. Ô nhiễm nhiệt
 Vào các ngày nắng nóng, quá trình lưu trữ từng loại sản phẩm hoá chất với nồng độ
và tính chất của các hóa chất khác nhau có thể làm phát sinh cháy nổ.
 Đồng thời việc vận chuyển các phương tiện ra vào khu vực kho chứa cũng gia tăng
nguy cơ va chạm, đỗ vỡ. Nếu không quy định chặt chẽ bảo đảm an toàn cháy nổ sẽ gây
ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về người và tài sản.
3.1.2.2. Đối tượng, quy mô bị tác động
3.1.2.2.1. Chất lượng nước khu vực dự án
Môi trường nước ở quanh khu vực dự án mặc dù bị ảnh hưởng không đáng kể
trong giai đoạn hoạt động, tuy nhiên nếu không được xử lý sẽ là một trong những tác
nhân đóng góp ô nhiễm môi trường nước trong đất khu vực xung quanh dự án.
3.1.2.2.2. Chất lượng không khí khu vực dự án
Chất lượng môi trường không khí bị ảnh hưởng chủ yếu do sự vận chuyển của
các phương tiện giao thông, tiếng ồn, bụi do quá trình vận chuyển hàng. Bên cạnh đó
còn bị ô nhiễm bởi các hơi dung môi từ hoá chất,…
Tại kho chứa các sản phẩm hoá chất trưng bày, các loại vật tư bảo vệ hoá chất
còn nguyên đai, nguyên kiện; các mặt hàng thuộc dạng giới thiệu lẻ, phải còn nguyên
chai hoặc gói, nhãn mác và bao bọc đảm bảo an toàn theo quy định;... Tất cả được đặt
trong tủ kính, nhằm giới thiệu cho khách hàng biết và lựa chọn các sản phẩm phù hợp
với nhu cầu, nhưng đảm bảo hạn chế tối đa hơi hoá chất phát tán vào không khí tại khu
vực trưng bày; Vì vậy nồng độ hơi hoá chất sẽ thấp, có thể dùng các giải pháp quản lý
và thông gió đơn giản là đạt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
3.1.2.2.3. Cảnh quan môi trường
- Trang bị các thùng rác xung quanh khu vực kho chứa, 02 thùng rác chứa chất thải
thông thường, 01 thùng rác chứa chất thải nguy hại, yêu cầu thùng rác có nắm đậy,
sạch đẹp tạo cảnh quan cho khu vực kho chứa.
Trang 66
- Bổ sung thêm cây xanh hay cây cảnh cho khu vực kho chứa.
3.1.2.2.4. Sinh vật khu vực dự án
Nhìn chung khu vực dự án không nằm gần các khu rừng bảo vệ hay hệ sinh thái
nào, nên gần như không gây ảnh hưởng gì.
3.1.1.2.5. Khu di tích lịch sử, văn hóa và khảo cổ
Gần khu vực dự án không có công trình di tích lịch sử hay tôn giáo nào. Do đó
nhìn chung dự án không ảnh hưởng đến các công trình di tích lịch sử hay văn hóa nói
riêng cũng như toàn bộ môi trường khu vực nói chung.
3.1.2.2.6. Môi trường sinh thái
Trong giai đoạn hoạt động của cơ sở mua bán sẽ phát sinh ra những chất thải, chủ
yếu là rác thải, khí thải, nước thải. Nếu không được thu gom và xử lý phù hợp, mà để
phát thải ra môi trường bên ngoài thì sẽ làm huỷ hoại hệ sinh thái, làm mất vẻ mỹ quan
khu vực…
3.1.2.2.7. Khu vực dân cư xung quanh và sức khỏe cộng đồng
Khí thải phát sinh từ các phương tiên giao thông vận chuyển hàng hóa xuất nhập
kho sẽ phát sinh một lượng khói, khí thải ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân, các cơ sở
sản xuất xung quanh kho chứa cũng như các cơ sở nằm trên trục đường chính lối đi
vào kho và những người dân ở gần kho chứa hoá chất.

 Sunfua dioxyt (SO2)


SO2 tác động mạnh, gây tức ngực, đau đầu, khó thở… Hít thở không khí có nồng
độ SO2 đến 50 mg/m3 sẽ gây kích thích đường hô hấp, ho; nồng độ 130 - 260 mg/m3 là
liều nguy hiểm khi hít thở trong 30-60 phút; với nồng độ 1000 - 1300 mg/m3 là liều
gây chết nhanh (sau 30-60 phút). SO2 còn là nguyên nhân gây nên mưa acid.

 Nitơ oxyt (NOx)


Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài
phút, với nồng độ 5 ppm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau vài phút tiếp xúc, với
nồng độ 15 - 50 ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc.

 Khí Oxyt Carbon (CO)


CO gây tổn thương, thoái hóa hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi,
viêm phế quản, các loại viêm thanh quản cho công nhân đốt lò. Người và động vật có
thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin

Trang 67
(Hb), (mạnh gấp 250 lần so với oxy) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và
gây ngạt.

 Bụi
Bụi chủ yếu là bụi vô cơ, làm hạn chế khả năng quang hợp của cây khi bị che
phủ trên bề mặt lá, bên cạnh đó nó cũng đi vào trong cơ quan của người và được tích
lũy trong phổi làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đặc biệt là bụi kim loại, có ảnh hưởng
nghiêm trọng khi mà con người tiếp xúc như gây ho, đau ngực, khó thở.
3.1.2.2.8. Hoạt động của cơ sở mua bán
Hoạt động của cơ sở vẫn được duy trì để đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán nhỏ
lẻ của người dân trong thị xã vì vậy khói thải, bụi và tiếng ồn sẽ có ảnh hưởng lớn đối
với hoạt động cũng như sức khỏe của mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, còn các chai lọ chứa hóa chất có thể bị bể vỡ trong quá trình vận
chuyển và nhập kho, nên có thể gây ra các ảnh hưởng về mùi, về sức khỏe cho nhân
viên cũng như những người tiếp xúc với lượng hóa chất rơi vải, ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt, ô nhiễm môi trường đất…
3.1.2.2.9. Dự án xung quanh
Sự hoạt động của cơ sở sẽ phát sinh những tác động tiêu cực, như: mùi hôi, rác
thải, nước thải, khí thải… sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến các cơ sở sản xuất trong Công ty
Cổ phần xuất nhập khẩu Ngũ cốc cũng như các dự án, công trình nằm trong khu vực
xung quanh. Do đó, cơ sở sẽ quan tâm đến việc hạn chế, giảm thiểu những tác động
đó.
3.1.2.2.10. Kinh tế, văn hóa, xã hội
- Những tác động có lợi
Kho chứa hoá chất mới đưa vào hoạt động sẽ làm tăng hiệu quả trao đổi mua bán
của người dân trong địa bàn thị xã và khu vực phụ cận. Đóng góp một khoảng thuế
nhất định vào ngân sách địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Những tác động tiêu cực
Cùng với những lợi ích tăng trưởng kinh tế - xã hội thì việc hoạt động của cơ sở sẽ
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như: có thể làm ô nhiễm nguồn nước khi vận chuyển
hàng hóa trên đường thủy, và sức khỏe của người dân.

Trang 68
3.1.2.3. Đánh giá tác động môi trường
3.1.2.3.1. Đánh giá tác động môi trường không khí
Ở giai đoạn hoạt động của cơ sở, một số nguồn gây tác động đến môi trường
không khí chủ yếu như khói thải giao thông, mùi dung môi, hóa chất từ cơ sở mua bán.
Đối với hoạt động giao thông, do thường mua theo hình thức nhỏ lẻ nên lượng
phương tiện tập trung không nhiều, lượng khói, khí thải, thải ra không tập trung, ít ảnh
hưởng đến cộng đồng xung quanh.
Tùy theo nồng độ và lưu lượng chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người, chủ yếu là sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp tại kho chứa
hoá chất, gây tác động xấu đến hệ động thực vật tại khu vực kho chứa, tác hại của
chúng cụ thể như sau:

 Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh


phản ứng xơ hoá phổi, gây bệnh viêm cuốn phổi

Đối với sức khỏe  Bụi gây ra các bệnh về đường hô hấp trên như : viêm
con người mũi, họng, khí phế quản,…

 Bụi tác động đến các tuyến nhờn làm khô da, phát
sinh các bệnh ngoài da như: trứng cá, viêm da,…
Tác
động  Trong môi trường có độ ẩm cao, bụi là nguyên nhân
của bụi gây rỉ sét và ăn mòn kim loại; Nó làm giảm mỹ quan
và gây tác hại cho các thiết bị điện và các mối hàn
điện.
Đối với sản xuất
 Ngoài ra bụi bám vào lá cây làm hạn chế quá trình
quang hợp của cây trồng trong khu vực, làm giảm
năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến đời sống của
nhân dân trong vùng.

Tác  Làm tăng hàm lượng SOx, CO, NOx gây ô nhiễm
Đối với môi
động môi trường không khí.
trường không khí
của khí
thải
của các
Đối với con  Tác động tới đường hô hấp ảnh hưởng tới sức khỏe
người của công nhân tại kho chứa hoá chất.
phương
tiện Đối với môi  Các chất khí này có thể bị hấp thụ bởi hơi nước tạo
giao trường nước, đất, thành mưa axit. Trong nước mưa chứa axit (H2SO4,

Trang 69
thông. động thực vật HNO3,…) có ảnh hưởng xấu đến môi trường động
thực vật, môi trường nước, đất. Tuy nhiên, mưa
axit chỉ xảy ra ở những khu vực bị ô nhiễm không
khí bởi hàng loạt các Dự án, do đó chỉ riêng phát
thải tại kho chứa và với nồng độ như thế thì rất khó
xảy ra hiện tượng trên.

 Các loại khí thải nêu trên, khi gặp môi trường có
độ ẩm cao sẽ ăn mòn vật liệu và công trình .

 Riêng đối với thực vật, các chất thải khí có ảnh
hưởng trực tiếp thông qua sự phá hủy plasmolysit
và gân lá, thay đổi màu lá, chậm sinh trưởng,…
Đáng kể đến đó là mùi của dung môi, các chất tẩy trùng, hóa chất trong nhà kho
của cơ sở mua bán, khi mùi dung môi hay hóa chất đỗ vỡ, phát tán ra môi trường,
người dân sông ở khu vực đó hít phải thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về
mặt sức khỏe con người. Các dung môi có thể tan trong mỡ cũng như trong nước.
Dung môi tan trong mỡ khi vào cơ thể thì tích tụ trong mô mỡ bao gồm cả hệ thần
kinh. Dung môi tan trong nước có thể đi vào cơ thể qua da nếu tiếp xúc. Dung môi hữu
cơ nhanh chóng hấp thụ qua phổi. Khi bị nhiễm độc các chất dung môi thì chúng làm
cản trở quá trình trao đổi chất.
Với khả năng phát tán nhanh trên diện rộng, một số hơi dung môi, mùi của hoá
chất khử trùng sàn của nhà kho, cũng như trong khâu xử lý nước, xử lý chất thải
rắn…góp phần làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng đến dân cư
xung quanh.
Môi trường không khí bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con
người và vật nuôi. Có thể kể ra đây một số hợp chất hữu cơ, vô cơ và vi khuẩn gây
bệnh khi chúng tồn tại trong không khí.
+ Bụi: Khi ngửi phải bụi cơ học vào phổi, phổi sẽ bị kích thích và phát sinh
những phản ứng gây xơ hoá phổi tạo nên các bệnh về hô hấp.
+ Khí CO: Khí CO là một loại khí độc do có phản ứng rất mạnh với hồng cầu
trong máu và tạo ra Cacboxy hemoglobin (COHb) làm hạn chế sự trao đổi và vận
chuyển oxy của máu đi nuôi cơ thể. Ái lực của CO đối với hồng cầu gấp 200 lần so với
oxy. Hàm lượng COHb trong máu từ 2-5% bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ thần
kinh trung ương. Khi hàm lượng COHb trong máu tăng 10-20% các chức năng hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương. Nếu hàm lượng COHb tăng đến hơn
60% có nguy cơ gây tử vong cao.
Trang 70
+ Khí SO2: Là khí dễ hoà tan trong nước và được hấp thụ rất nhanh khi hít thở
bầu không khí nhiễm SO2. Khí SO2 ở nồng độ thấp (1-5 ppm) xuất hiện sự co thắt tạm
thời tại các cơ mềm, ở nồng độ cao hơn, SO2 gây xuất tiết nước nhầy và viêm tấy
thành khí quản, làm tăng sức cản đối với sự lưu thông không khí của đường hô hấp và
gây khó thở.
+ Các khí NOx: Là chất độc hại có tác hại gây bệnh viêm xơ phổi mãn tính. Về
mức độ độc hại thì khí NO2 có tác động cao nhất so với các khí , NO, N2O5.
 Khí thải phát sinh từ các hoạt động khác:

 Mùi phát sinh do phân hủy chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt: nếu các chất
thải rắn sinh hoạt không được quản lý tốt, sự phân hủy các chất hữu cơ có trong chất
thải rắn sinh hoạt sẽ tạo mùi hôi và gây ô nhiễm các khu vực chung quanh.
 Mùi hôi phát sinh từ nhà vệ sinh chung, khu vực xử lý nước thải, rác thải nguy
hại.
 Mùi hôi phát sinh từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Lượng khí này
không lớn nhưng thường có mùi đặc trưng, gây khó chịu cho khu vực xung quanh.
3.1.2.3.2. Đánh giá tác động môi trường nước
Lượng nước thải sinh hoạt giai đoạn hoạt động khoảng 0,5 m3/ ngày đêm. Đây là
loại nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ, vi khuẩn cao; có khả năng gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt còn có thể
gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến môi
trường cảnh quan của khu vực cơ sở mua bán và vùng lân cận. Vì vậy, cơ sở sẽ có biện
pháp xử lý thích hợp trước khi thải vào môi trường.
3.1.2.3.3. Đánh giá tác động đến môi trường đất
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất chính yếu là nước thải, khí thải và chất
thải rắn. Môi trường đất là nơi tiếp nhận cuối cùng các dòng thải, đặc biệt là chất thải
rắn. Đối với các chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của dự án dưới mọi hình thức, dù đã
xử lý hay chưa xử lý đều được tiếp nhận bởi môi trường đất (chôn lấp, bề mặt). Ngoài
các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải; khí thải và chất thải rắn, thì các vi sinh
vật gây bệnh cũng có tác động làm ô nhiễm môi trường đất. Một số vi sinh vật gây
bệnh gây ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là:

- Trực khuẩn lỵ.

- Trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.

- Phẩy khuẩn tả.

Trang 71
- Ký sinh trùng (giun sán).
Trong quá trình vận chuyển, xuất nhập kho có thể sẽ có hoá chất bị đổ, vỡ rơi vãi
ra sân, nền nhà kho và sẽ phát tán vào đất. Hoá chất không chỉ tồn tại trên mặt đất, mà
do tác động của nước mưa, nước rửa hoá chất sẽ thấm xuống lớp đất dưới.
Trên mặt đất cũng như trên lớp đất mặt, các loại hoá chất tồn tại trong những
khoảng thời gian khác nhau phụ thuộc trước hết vào “thời gian bán phân hủy” tính
bằng ngày, tháng hoặc năm, kể từ khi hoá chất được đưa vào đất cho đến khi một nửa
lượng đó bị phân hủy trong đất.
3.1.2.3.4. Đánh giá tác động của chất thải rắn
 Rác thải thông thường
Đây là loại rác thải không nguy hại, có thể dễ dàng kiểm soát, quản lý một cách
hiệu quả. Rác thông thường phát sinh khi cơ sở đi vào hoạt động có một số đặc tính
sau:

- Chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.

- Có khả năng phân hủy sinh học nhanh.


Vì vậy, nếu không thu gom, xử lý hợp lý rác thông thường sẽ tạo môi trường thuận
lợi để các vật mang mầm bệnh sinh sôi, phát triển như: ruồi, muỗi, gián,… đồng thời
gây mất vẻ mỹ quan của cơ sở mua bán. Cần phải có biện pháp xử lý triệt để nguồn ô
nhiễm này, do nó gây ảnh hưởng tương đối lớn cho sức khỏe con người.
 Nhìn chung, các chất thải rắn như: nhựa, kim loại, ni long…khi thải vào môi
trường không phân hủy sẽ tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại…làm ô nhiễm
nguồn nước, gây tác hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước. Quá
trình phân hủy rác sinh hoạt, thông thường phát sinh ra các khí gây mùi hôi thối (H2S),
mercaptan, tác động đến chất lượng không khí khu vực, ảnh hưởng đến chất lượng
không khí khu vực, ảnh hưởng đến đời sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng.
Các tác hại này sẽ ảnh hưởng không đáng kể nếu rác thải được quan tâm và xử lý kịp
thời.
 Rác thải tái chế

- Trong quá trình vận hành của cơ sở mua bán, lượng rác tái chế phát sinh là không
nhiều (1 kg/ngày).

- Rác cơ sở chủ yếu là các bao bì, chai lọ, thùng giấy cacrton, nếu dụng cụ nào chứa
các hóa chất độc hại thì được xử lý bằng phương pháp đối với chất thải rắn nguy hại,
và còn lại sẽ được xử lý sơ bộ và bán cho đơn vị thu gom.

Trang 72
- Bên cạnh đó, cơ sở sẽ triển khai, tổ chức chương trình thu gom, phân loại tại nguồn
rác thải cơ sở nên loại rác tái chế sẽ được dễ dàng thu gom và bán cho đơn vị thu mua
phế liệu.
 Rác thải nguy hại

- Việc trao đổi mua bán hoá chất, trong quá trình nhập hàng và xuất hàng, thường
gặp phải một số vấn đề có thể làm vỡ hàng hóa trong khi nhập và xuất hàng:

 Khi vận chuyển hàng từ các phương tiện vào trong kho chứa, có thể xảy ra việc
rơi hàng, làm đổ vỡ trên mặt đất, trên sàn của kho chứa, chính vì vậy mà chủ đầu tư
cần có biện pháp, sàn được lót bằng tấm cao su chống thấm, khi vật liệu, hoá chất đổ
bể, thì phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ và vệ sinh phần vật liệu rơi vãi, có thể
dùng giẻ lau để lau phần hoá chất đổ vỡ, rồi sau đó cho vào túi nilong và đưa vào
thùng chuyên chứa rác nguy hại, có nấp đậy kín. Đến thời gian định kỳ hay loại rác
này đã nhiều thì chủ đầu tư cần liên hệ với cơ quan có chức năng liên quan để tiến
hành xử lý loại rác này nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng.
 Bên cạnh đó, còn có trường hợp khi vận chuyển vật tư, bị rơi xuống đất, khi đó
chủ đầu tư cần phải dùng các dụng cụ như: len, xuổng… để lấy phần đất bị nhiễm
hoá chất, cho vào túi ni long và đưa vào thùng chuyên chứa rác nguy hại, có nấp đậy
kín và tiến hành các bước như trên.
3.1.2.3.5. Đánh giá tác động các rủi ro, sự cố
a.Đánh giá nguồn gây tác động đến trật tự, an ninh tại cơ sở
Trong quá trình hoạt động, cơ sở tập trung nhiều người nên rất dễ xảy ra trộm cắp,
xô xát… Do đó cần có các giải pháp để đảm bảo an ninh tại khu vực kho chứa.
b. Đánh giá sự cố tai nạn lao động
Tai nạn xảy ra chủ yếu trong khu vực kho chứa, đối tượng là công nhân bốc xếp,
vận chuyển. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn có thể nêu ra như sau:
 Do tính bất cẩn trong lao động;
 Thiếu trang bị bảo hộ lao động.
 Hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công
nhân cũng có thể gây ra tai na ̣n đáng tiế c.
 Như vậy, nếu tai nạn lao động xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng
như tính mạng của công nhân; gây tổn thất lớn về tinh thần cho các gia đình có người
gặp nạn. Tác đô ̣ng này đánh giá là đáng kể . Tuy nhiên, vấ n đề này sẽ khó xảy ra nế u

Trang 73
đươ ̣c trang bi ̣ đầ y đủ các thiế t bi ̣ phòng hô ̣, tuân thủ đúng nô ̣i quy an toàn lao đô ̣ng và
các biê ̣n pháp ha ̣n chế tai na ̣n lao đô ̣ng đươ ̣c triǹ h bày ở phần sau.
c. Đánh giá sự cốhỏa hoạn, cháy nổ
Cháy nổ hóa chất có thể xảy ra khi kho bảo quản hóa chất quá nóng (do hỏa hoạn,
chập điện…), vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của hóa chất làm hóa
chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Cũng có thể do hóa chất tràn đổ phản ứng với
các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh ra khí cháy gây nổ.
Tại kho chứa hoá chấ t thường lưu trữ không nhiề u lắ m, hoá chấ t nhâ ̣p hàng vào
thường bán ngay nên khi sự cố cháy nổ xảy ra thì thiê ̣t ha ̣i không nhiề u lắ m, và sẽ
được ngăn chặn ngay. Thường chủ yếu là về vâ ̣t chấ t như kho chứa và hoá chất lưu la ̣i,
còn thiê ̣t ha ̣i về người hầ u như rất it́ vì những người đươ ̣c phép vào kho chứa đã đươ ̣c
tập huấn an toàn hoá chấ t. Nên khi có sự cố sẽ biế t ứng phó kip̣ thời, tránh thiệt ha ̣i
thương vong đáng tiếc xảy ra.
- Dự trữ các loa ̣i hoá chất không đúng quy đinh.
̣
- Vứt bừa tàn thuố c hay những nguồ n lửa khác vào khu vực kho chứa.
- Tồ n trữ các loa ̣i bao, bì, giấ y, nylon trong khu vực có lửa hay nhiê ̣t đô ̣ cao.
- Sự cố về các thiế t bị điê ̣n, do chập điện.
- Sự cố sét đánh có thể dẫn đế n cháy nổ …
d. Đánh giá sự cố của hệ thống xử lý nước thải
Khi hệ thống xử lý nước thải xử lý không hiệu quả hay không hoạt động sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận. Nước thải ra chứa rất nhiều chất ô nhiễm độc hại
khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường đất và nước.
Tuy nhiên, kho chứa nằm trong Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ngũ cốc, có hệ thống
xử lý nước thải đảm bảo. Trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải của cơ sở gặp sự
cố, cơ sởđảm bảo sẽ ngưng hoạt động của hệ thống xử lý, kịp thời xử lý sự cố của hệ
thống.
Dưới đây là bảng ma trận tác động các nguồn gây tác động giai đoạn vận hành:
Bảng 3.19. Ma trận tác động các nguồn gây tác động giai đoạn vận hành

Không Đa dạng
Nguồn gây tác động Đất Nước KT-XH
khí sinh học
Hoạt động giao thông + - + + ++

Máy phát điện dự phòng - - + + +

Trang 74
Không Đa dạng
Nguồn gây tác động Đất Nước KT-XH
khí sinh học
Khí thải từ các công trình
- - + - +
xử lý chất thải

Các nguồn khí thải khác + + ++ - +


Nước thải sinh hoạt ++ +++ + + ++

Rác thông thường ++ + + + +

Rác tái chế + + + + +


Bùn thải ++ ++ + + ++

Ô nhiễm ồn - - + + +
Ô nhiễm rung - - + + +

Ô nhiễm nhiệt - - + + ++
Vấn đề an ninh, trật tự xã
+ + + + +
hội

Vấn đề sức khỏe cộng đồng + + + + +

Vấn đề tai nan lao động + + + + ++

Sự cố chảy nổ, hỏa hoạn + ++ +++ ++ +++

Sự cố rò rỉ hóa chất ++ + ++ + ++
Sự cố của hệ thống xử lý
++ +++ + + ++
nước thải
Chú thích: +++ : Tác động mạnh.
++ : Tác động mức độ trung bình.
+ : Tác động không đáng kể.
- : Không tác động.
e. Các tác động ảnh hưởng đến kho lưu trữ
Trong khu vực kho chứa có các xí nghiệp hoạt động phát sinh ra các tia lửa từ
các hoạt động hàn xì, vì vậy cần phải trang bị thiết bị chống các tia lửa này đảm bảo
tránh ảnh hưởng đến kho chứa hoá chất. Đồng thời trang bị các bình chống cháy trong
khu vực kho chứa phòng ngừa khi có sự cố xảy ra.

Trang 75
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, xảy ra hiện tượng rơi vãi, đổ bể xuống sàn,
nếu không thiết kế hệ thống lót đế thì sẽ xảy ra hiện tượng chất hóa học đổ bể ngấm
vào các hàng đã để trong kho chứa, làm thất thoát lượng hàng cũng như sẽ khó lau dọn
vệ sinh cho kho chứa. Làm mất vệ sinh, gây ảnh hưởng sức khỏe cho công nhân vận
chuyển hàng vào kho. Vì thế, chủ đầu tư cần trang bị chổi để quét dọn vật liệu rơi vãi,
trang bị giẻ lau sàn. Khi xảy ra hiện tượng trên, thì cần dùng chổi để quét dọn và sau
đó dùng các giẻ lau để lau nhiều lần sàn, giẻ lau xong và bụi sẽ được cho vào thùng
chứa chất thải nguy hại.
Sau khi dùng giẻ đã thấm hết tất cả các hóa chất trên sàn, thì chủ đầu tư cần dùng
nước sạch để rửa toàn bộ sàn ,nước rửa sẽ thu gom vào các bồn nhựa hoặc inox, sau đó
liên hệ với cơ quan có chức năng xử lý để xử lý.
f.Sự cố rò rỉ, thất thoát nguyên, nhiên liệu
Hóa chất, dầu là các chất rất khó bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên, dễ lan
truyền và chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, dễ bốc cháy khi bắt gặp tia lửa gây
cháy, mang tính độc hại cao. Khi phân tán vào môi trường, chất lượng môi trường
không khí và môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh hưởng này có thể kéo
dài rất nhiều năm, đồng thời chi phí khắc phục hậu quả có thể coi là một gánh nặng
của xã hội. Ngoài ra, còn gia tăng rủi ro về cháy nổ cho kho chứa, do đó chủ đầu tư sẽ
phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.
Các nguyên nhân gây nên sự cố rò rỉ bao gồm:
- Bao bì chứa hoá chấ t trong quá trình vâ ̣n chuyể n và bố c vát bi ̣rách thủng
- Bao bi ̣chứa hoá chấ t bị chuô ̣t cắn phá, hay bi ̣vâ ̣t nho ̣n làm rách thủng.
- Thùng chứa, phuy cal có thể bị nứt bể do va đâ ̣p, do tác đô ̣ng cơ ho ̣c, hay thời gian
sử du ̣ng quá lâu, do đựng hoá chấ t ăn mòn hay phá huỷ.
- Nhiê ̣t đô ̣ bảo quản trong kho đôi khi quá cao gây nứt vâ ̣t chứa hoá chấ t
- Công nhân xế p hoá chấ t chồng lên quá cao vươ ̣t quá chiều cao quy đinh ̣ và không
cẩn thâ ̣n nên các lô hoá chất phiá trên bi ̣ nghiêng và đổ kéo theo các dãy hoá chấ t kế
tiế p.
g.Sự cố do lưu trữ hóa chất
Các phuy, cal, bao gói trong quá trình vâ ̣n chuyể n đôi khi bi ̣ rạng nứt, va đâ ̣p, bi ̣
đỗ vỡ,… các hoá chất bên trong sẽ bị rò rỉ tràn đổ ra mă ̣t sàn khu vực chứa hoá chấ t.
Sự cố này nếu không kip̣ thời xử lý sẽ ảnh hưởng rấ t nhiề u đế n con người và môi
trường xung quanh.
Các sự cố rò rỉ, tràn đổ hoá chấ t có thể xảy ra là:

Trang 76
- Bao bì chứa hoá chấ t trong quá trình vâ ̣n chuyể n và bố c vát bi ̣rách thủng.
- Bao bi ̣chứa hoá chấ t bị chuô ̣t cắn phá, hay bi ̣vâ ̣t nho ̣n làm rách thủng.
- Thùng chứa, phuy cal có thể bị nứt bể do va đâ ̣p, do tác đô ̣ng cơ ho ̣c, hay thời gian
sử du ̣ng quá lâu, do đựng hoá chấ t ăn mòn hay phá huỷ.
- Nhiệt độ bảo quản ta ̣i khu vực chứa đôi khi quá cao gây nứt vâ ̣t chứa hoá chấ t.
- Công nhân xế p hoá chấ t chồng lên quá cao vượt quá chiề u cao quy đinh ̣ và không
cẩn thâ ̣n nên các lô hoá chất phiá trên bi ̣ nghiêng và đổ kéo theo các day
̃ hoá chấ t kế
tiế p.
- Các hóa chất thuộc các chủng loại và thành phần cấu tạo khác nhau bốc hơi và tồn
lưu trong khuôn viên kho chứa gây ngộ độc công nhân và môi trường.
- Hơi hóa chất có thể phản ứng với nhau tạo thành các chất khác độc hại và ảnh
hưởng tới môi trường nghiêm trọng hơn.
- Xác suất xảy ra cháy nổ cao hơn, nhất là về mùa khô do nhiệt độ cao và độ ẩm môi
trường thấp (dưới 75 %) không những làm cho các hơi hoá chất dễ cháy nổ mà các vật
liệu thùng chứa bằng giấy, nylon cũng trở nên dễ bốc cháy và là vật dẫn cho các sự cố
cháy nổ. Về mùa mưa, nguyên nhân cháy nổ thường từ các sự cố về điện.
Hàng hóa hoá chất lưu trữ trong kho nhiều, không tuân thủ theo đúng quy định
lưu trữ hóa chất độc hại.
h.Sự cố do tác động của môi trường
- Khi độ ẩm của đất tăng cùng với nhiệt độ tăng, lượng hoá chất thoát ra ngoài khí
quyển thông qua bay hơi cũng tăng lên, điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của công nhân làm trong kho chứa, vì vậy chủ đầu tư cần thiết kế kho thông
thoáng nhằm điều hòa nhiệt độ cũng như độ ẩm của môi trường, tránh gây ảnh hưởng
sức khỏe của mọi người.
- Bên cạnh đó, cần thiết kế kho chứa sao cho kho bị ánh sáng của mặt trời chiếu vào
càng ít càng tốt, vì khi ánh sáng chiếu vào các hóa chất, sẽ làm cho nó biến tính và
không còn công dụng thực trước đây của nó. Chính vì vậy, việc thiết kế kho chứa
thông thoáng nhưng cũng tránh ánh sáng của mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào, tránh
được quá trình gây thất thoát nguyên liệu cũng như tăng chi phí sử lý chất thải nguy
hại của cơ sở.
3.2. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
3.2.1.Phương pháp thống kê
Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại
Trang 77
khu vực .
3.2.2. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm
Xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu
đất dự án và khu vực xung quanh. Mức độ tin cậy cao(*).
3.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập
Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án theo các hệ số ô
nhiễm của WHO. Mức độ tin cậy trung bình(*).
3.2.4. Phương pháp so sánh
Đánh giá các tác động trên cơ sở so sánh với các Tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam. Mức độ tin cậy cao(*).
3.2.5. Phương pháp lập bảng liệt kê
Phương pháp này sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và
các tác động môi trường. Mức độ tin cậy trung bình(*).
3.2.6. Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa
phương tại nơi thực hiện dự án. Mức độ tin cậy cao(*).
(*):Nguồn: Viện Công nghệ và Khoa học Quản lý Môi trường Tài nguyên tổng hợp,
năm 2007.
Nhận xét: Nhìn chung, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được thực hiện
trên cơ sở kết hợp các phương pháp khoa học có độ chính xác cao và phổ biến. Các
phương pháp này phù hợp để áp dụng cho dự án. Từ đó cho phép đánh giá chi tiết đến
tổng quá và khả năng dự báo có độ tin cậy cao.

Trang 78
CHƯƠNG 4

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU,

PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO
DỰ ÁN GÂY RA

Những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải chất ô
nhiễm vượt quá quy chuẩn cho phép cũng như các sự cố phát sinh trong quá trình cải
tạo và hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi
trường cần khống chế ô nhiễm từ nguồn thải. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm
do chất thải của dự án được tiến hành kết hợp 3 biện pháp sau:
+ Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố;
+ Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải;
+ Biện pháp quản lý và giám sát môi trường.
Căn cứ vào các tác động môi trường đã được trình bày trong chương 3, đề xuất
cụ thể những biện pháp quản lý và kỹ thuật mang tính khả thi nhằm phòng tránh, giảm
thiểu tới mức có thể các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên. Các
biện pháp giảm thiểu đề xuất đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Các biện pháp giảm thiểu phù hợp với quy mô công trình và nguồn tài chính
cho phép của dự án;
+ Các biện pháp bảo vệ môi trường được thực thi trong suốt quá trình cải tạo các
hạng mục công trình và trong quá trình khai thác vận hành.
4.1.1. Trong giai đoạn cải tạo

- Kho chứa hóa chất của công ty tuân theo chương 2 của TT 28/2010/TT-BCT về
điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn trong sản xuất,kinh doanh hóa chất
ngành công nghiệp.
4.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí

Quá trình cải tạo chỉ là nhà cấp 4, và chỉ cải tạo lại mái tôn, lỗ thông gió, bổ sung
quạt thông gió, bóng đèn trong một thời gian ngắn nên quá trình cải tạo này không ảnh

Trang 79
hưởng lớn đến khu vực xung quanh cũng như công nhân thi công cải tạo. Nhưng dự án
cũng sẽ có các biện pháp để giảm thiểu tối ưu các chất thải từ dự án.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình cải tạo
cơ bản sẽ được chủ dự án thực hiện như sau:

 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do bụi, đất, cát


Trong quá trình cải tạoDự án sinh ra một lượng bụi đáng kể từ các công đoạn
sau:
- Công tác phá dỡ mái tôn, tháo dở một số bóng đèn hư hỏng, khoan, đục lổ
thông gió.
- Vận chuyển và bốc dỡ mái tôn, quạt thông gió.
- Quá trình khoan, đục, lắp đặt quạt thông gió, mái tôn, lắp đặt các bình chữa
cháy.
Để hạn chế bụi trong môi trường lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho công
nhânlàm việc cho Dự án và các khu vực xung quanh dự án, cần áp dụng biện pháp như
sau:
- Trước khi đi vào cải tạo, các hạng mục công trình sẽ được che chắn cẩn thận
nhằm cách ly khu vực thi công cải tạo với khu vực xung quanh, giảm thiểu mức
độ tác động của bụi, các chất gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn ra khu vực
công cộng và dân cư xung quanh.
- Tưới nước trong các ngày nắng ở các khu vực phát sinh bụi.
- Các loại xe chuyên chởvật liệu phải được che phủ hợp lí để tránh phát tán bụi;
- Sử dụng phương pháp vận tải thích hợp nhằm giảm bụi như dùng các tấm che
chắn xung quanh công trình, công trình cao tới đâu dùng lưới che tới đó;
- Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở
trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật;
- Các phương tiện giao thông đi ra khỏi công trường phải được vệ sinh, rửa bụi
đất;
- Hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm có mật độ người qua lại cao;

 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải:


Một trong những vấn đề gây ô nhiễm môi trường quan trọng nhất trong giai đoạn
cải tạo của các Dự án là vấn đề ô nhiễm không khí từ các thiết bị cải tạo như máy
khoan, xe vận chuyển.

Trang 80
Để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm do khói thải có thể sử dụng các biện pháp
như sau:
- Hạn chế sử dụng các xe đã quá cũ để giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi
trường không khí vì các xe quá cũ phát ra lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn
cho phép.
- Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, máy
khoan được sử dụng nhiên liệu điện năng để giảm thiểu ô nhiễm.
- Áp dụng các biện pháp thi công hiện đại, cơ giới hoá, vận hành với tối ưu hoá
các quá trình cải tạo.
- Các phương tiện xe cộ không được chở quá tải trọng qui định, hạn chế nổ máy
trong lúc bốc dở nguyên vật liệu.
- Tất cả các xe vận tải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng Kiểm về mức độ an
toàn kỹ thuật và an toàn môi trường mới được phép hoạt động phục vụ cho công
tác triển khai thực hiện dự án.

 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn


Để hạn chế điều này thì biện pháp quy hoạch thời gian là đơn giản nhất. Theo đó
các hoạt động của Dự án chỉ nên tập trung vào ban ngày và hạn chế hoạt động vào ban
đêm. Không sử dụng các máy móc thi công cải tạo đã quá cũ bởi vì chúng sẽ gây ra ô
nhiễm tiếng ồn rất lớn.
Các biện pháp phòng chống tiếng ồn tích cực và linh hoạt hơn là cách âm và tiêu
âm nguồn gây ồn. Tuy nhiên biện pháp này tương đối tốn kém và không thực tế trong
trường hợp nguồn ồn là các phương tiện thi công và máy móc (máy khoan, xe tải...).
Như vậy, để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, dự án cần
phải áp dụng các biện pháp như sau:
- Sử dụng các loại xe chuyên dụng ít gây ồn.
- Sắp xếp thời gian làm việc hợp lí để tránh việc các máy móc gây ồn cùng làm
việc sẽ gây nên tác động cộng hưởng.
- Quy định tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực đang thi công.
- Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ kiểm tra các phương tiện giao thông, đảm
bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và luôn đảm bảo máy móc hoạt
động tốt.
Mức độ khả thi: các tác động trên trong quá trình thi công là không thể tránh
khỏi. Với những biện pháp giảm thiểu này, tác động xấu đến khu vực có thể được hạn
Trang 81
chế. Các biện pháp giảm thiểu sẽ được đưa vào hồ sơ thầu của Chủ dự án trách nhiệm
cải tạo và đấu thầu như những điều kiện kỹ thuật bắt buộc của dự án.
4.1.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân


Nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh trong thời cải tạo kho chứa được chi
nhánh Công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú đấu nối với Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Ngũ Cốc để xử lý.
Đối với nước thải thi công
Như đã nói trên lượng nước thải thi công gồm súc rửa thiết bị, rửa nền nhà kho,
nước rửa xe, ….Lượng nước thải này được đấu nối với Công ty cổ phần Xuất nhập
khẩu Ngũ Cốc để xử lý.
Mức độ khả thi: Các biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện và chi phí thấp. Các
biện pháp giảm thiểu này sẽ được đưa vào hồ sơ thầu của nhà thầuvà đấu thầu như
những điều kiện kỹ thuật bắt buộc của dự án.
Quá trình cải tạo diễn ra trong vòng 4 ngày, nên lượng nước thải sinh hoạt và nước
thải công nhân trong quá trình cải tạo được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn được đấu nối
với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ngũ Cốc được mô tả cụ thể tại mục 4.1.2.2.
Đối với nước mưa chảy tràn
Đối với nước mưa chảy tràn sẽ thoát vào hệ thống thoát nước mưa hiện hữu tại
khu vực cải tạo kho chứa. Trên đường thoát bố trí các ngăn lắng, hố ga để lắng và tách
các loại cặn như đất đá, bùn cát,..sinh ra do quá trình rửa trôi bề mặt của nước mưa
(lượng bùn cặn, cát sạn cuốn theo nước mưa là rất đáng kể, nhất là trong thời gian thi
công). Các hố ga cũng sẽ được định kỳ nạo vét để tránh tắc nghẽn cống thoát nước.
4.1.1.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

Đối CTR trong quá trình cải tạo


Quy định bãi tập kết rác cải tạo và thùng rác sinh hoạt, chất thải rắn được thu
gom triệt để tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công
nhân thi công cải tạo thải ra.
Ban quản lý công trình sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom để vận chuyển ra khỏi
khu vực, phục vụ cho việc tái sử dụng phế liệu, dùng san lấp mặt bằng v.v... Rác thải
sinh hoạt sẽ được hợp đồng với Cơ quan có chức năng thu gom vận chuyển đến bãi rác
sinh hoạt của tỉnh để xử lý.

Trang 82
Thùng chứa rác phải có nắp đậy tránh bụi bốc lên cao trong quá trình đổ rác vào
thùng phải được vận chuyển ngay trong ngày tránh tình trạng ùn tắc và tồn đọng tại
kho chứa trong quá trình cải tạo làm rơi vãi vào cống rãnh gây tắc nghẽn dòng chảy.
Mức độ khả thi: dự án không thể không phát sinh gạch đá trong quá trình đục lổ
thông gió, tháo dở mái tôn và chất thải rắn sinh hoạt từ công nhân. Việc kiểm soát
các loại chất thải này đơn giản, dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến cảnh quan khu
vực và hiệu quả về mặt kinh tế trong việc tận dụng chất thải trong quá trình cải tạo
để bán phế liệu.
4.1.1.4. Phương án phòng chống ô nhiễm đất

Quá trình cải tạo diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ cải tạo lại mái tôn, và bổ sung
hệ thống bình chữa cháy, lổ thông gió, bóng đèn, quạt thông gió, nên không tác động
đến môi trường đất, quá trình này chỉ rơi vãi đất, sắt vụn, bụi xuống nền sẽ được thu
gom và xử lý để tránh ảnh hưởng đến môi trường đất.
4.1.1.5. Các biện pháp giảm thiểu các tác động về mặt xã hội

- Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công quản lý chặt chẽ lao động.
- Ưu tiên sử dụng lao động địa phương.
- Khai báo tạm trú tạm vắng với địa phương để thực hiện quản lý tốt nhân khẩu.
- Phổ biến quán triệt công nhân lao động nghiêm túc thực hiện an ninh trật tự
không gây mất đoàn kết với người dân xung quanh.
- Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng cờ bạc, nghiện hút trong đội ngũ công nhân.
- Chủ đầu tư kiến nghị địa phương tăng cường cán bộ quản lý an ninh, trật tự tại địa
phương.
- Có lực lượng bảo vệ công trường, không cho người không phận sự ra vào công
trường.
Mức độ khả thi: các biện pháp an toàn này được tham khảo, rút kinh nghiệm từ
các dự án có trước. Việc áp dụng những biện pháp này chắc chắn sẽ hạn chế được các
tác động xấu đến an ninh xã hội khu vực dự án. Tất cả những biện pháp này cũng được
đưa vào hồ sơ mời thầu và đấu thầu như những điều kiện kỹ thuật bắt buộc.
4.1.2. Trong giai đoạn vận hành
4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí

- Thông gió tự nhiên bằng các lỗ thông gió và các cửa sổ thông thoáng tại kho chứa.

Trang 83
- Các dụng cụ chứa hóa chất sẽ được đóng kín, chặt, để ở nơi thoáng mát, tránh
nhiệt.
- Cấm lửa và tia lửa ở nơi bảo quản, sử dụng, tàng trữ hóa chất. Bảo quản cách ly
những chất có tác dụng tương kỵ và phản ứng.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như như mặt nạ, găng tay, kính
mắt và quần áo bảo hộ...
- Xung quanh khu vực kho chứa đều có cây xanh, có tác dụng điều hòa vi khí hậu và
khống chế bụi rất hiệu quả.
a. Các biện pháp hạn chế sự rò rỉ, phát tán hơi dung môi và hóa chất
- Tại khu vực kho chứa, chủ cơ sở sẽhệ thống chụp hút để hút các hơi dung môi, khí
trong kho, sau đó cho qua tháp hấp phụ có lớp vật liệu than hoạt tính có tác dụng hấp
phụ các hơi dung môi phát sinh từ kho chứa trước khi phát tán ra môi trường xung
quanh.
- Các thùng chứa sẽ được đặt trên các kệ (pallete), xung quanh các kệ hàng được
thiết kế các rãnh liên thông và cuối cùng được đưa về một hầm chứa có khả năng
chống thấm. Hệ thống này nhằm giảm thiểu sự cố vỡ vỏ bao bì các loại hoá chất và dễ
làm vệ sinh kho chứa.
- Bố trí 2 quạt hút gió với công suất lượng gió 546 CMH, để tạo sự thông thoáng
trong kho để hạn chế mùi hôi trong kho, hạn chế tác động đến công nhân khi vận
chuyển hoá chất vào kho và khi xuất hoá chất bán cho người dân và các đại lý nhỏ, lẻ.
- Hoá chất được đặt trên các Balết chiều cao cách mặt đất khoảng 0,15 m và đảm bảo
khoảng cách đối với tường ít nhất 0,5 m để đảm bảo độ thông thoáng khi lưu trữ hoá
chất trong kho.
- Đặc biệt, đối với hóa chất nguy hiểm thì chủ cơ sở sẽ thiết kế một vách ngăn riêng
trong kho, để bố trí các hóa chất đó riêng với các hóa chất khác, tránh các hóa chất có
thể phản ứng với nhau gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường.
- Cẩn thận hạn chế va chạm, đổ vỡ trong quá trình vận chuyển các thùng chứa sản
phẩm từ nơi phân phối sang kho lưu trữ và từ kho lưu trữ đi tiêu thụ ra bên ngoài.
- Các chai lọ đóng gói phải kiểm tra chất lượng sản phẩm để tránh các sự cố rò rỉ từ
những sản phẩm không đạt chuẩn. Quá trình kiểm soát này được quản lý hợp lý sẽ
giảm thiểu một số lượng lớn sản phẩm chai lọ bị vỡ, rách bao bì, hở nút đậy,…
- Quá trình sắp xếp, bốc dỡ hàng hóa trong kho, cần trang bị dụng cụ bảo vệ để
phòng ngừa sự xâm nhập các mùi và hơi dung môi vào hệ thống hô hấp. Trang bị đầy

Trang 84
đủ các phương tiện bảo hộ lao động như như mặt nạ, găng tay, kính mắt và quần áo
bảo hộ,...
- Trong kho chứa các loại hoá chất cần phải xắp xếp thứ tự, ngăn nắp từng loại hoá
chất dạng lỏng hay dạng bột.
b. Khống chế ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển
Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển sản phẩm có tính chất là phân tán, tác động
không liên tục và nồng độ không cao. Để khống chế nguồn ô nhiễm này, một số biện
pháp khống chế hiệu quả mà cơ sở đầu tư nên áp dụng trong quá trình vận chuyển đó
là:
- Chế độ vận hành của xe chở (vận chuyển) hàng và chế độ bốc dỡ hàng hợp lý. Xe
khi vào đến khu vực kho chứa phải chạy chậm với tốc độ cho phép, trong thời gian bốc
dỡ sản phẩm không được nổ máy.
- Không sử dụng các loại xe vận chuyển đã hết hạn sử dụng.
- Không chở quá tải.
- Kiểm tra, bảo hành xe đúng theo quy định của nhà sản xuất.
- Điều phối xe hợp lý để tránh tập trung quá nhiều xe hoạt động tại kho chứa cùng
thời điểm.
Ưu điể m: Các biê ̣n pháp giảm thiể u đã được dẫn luật(Luật giao thông), kết hợp với
các giải pháp kỹ thuật bắt buộc, dễ thực hiê ̣n, chỉ cần ý thức chấp hành tốt.
Mức độ khả thi: Có tính khả thi cao.
Hiê ̣u quả của biê ̣n pháp: Do được kiể m đinh
̣ trước khi vâ ̣n hành và điề u tiế t phù
hơ ̣p nên khố i lươ ̣ng các chất khí thải từ phương tiê ̣n giao thông đa ̣t QCVN
05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
đố i với bu ̣i và các chấ t vô cơ.
c. Giảm thiểu ô nhiễm bụi do quá trình bốc xếp hàng hóa
- Trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang chống bụi, mắt kính chuyên dùng, găng
tay…cho công nhân bốc xếp hàng hoá.
- Thời điểm bốc dỡ sản phẩm hoá chất được lựa chọn vào thời điểm thích hợp:
không quá nóng, gió nhẹ…
- Lót bạt hoặc tấm nhựa nhằm đề phòng bụi, cát,… có dính hoá chất rơi vãi tại nơi
bốc xếp, sau khi hoàn tất sẽ quét dọn thu gom xử lý như chất thải nguy hại.
- Sau khi bốc dỡ xong, khu vực bốc dỡ được vệ sinh sạch bụi, vật liệu rơi vãi.

Trang 85
- Trải nhựa và thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực kho và khu vực xe vận
chuyển dừng để bốc hàng, nhằm hạn chế tối đa bụi phát tán rơi vãi xuống mặt đất.
d. Biêṇ pháp giảm thiể u mùi hôi từ quá trin
̀ h thu gom rác
Các khu chứa rác, khu đất trố ng, các khu vực công cô ̣ng, các khu cây xanh sẽ
luôn đươ ̣c dọn de ̣p, phun thuốc diê ̣t muỗi, khử mùi hằ ng ngày.
Rác sẽ đươ ̣c thu gom và vận chuyể n tới nơi chôn lấ p với tầ n suấ t 2 lầ n/ngày đố i
với rác là những chai lọ thủy tinh bể vụn và 1 lầ n/ ngày đối với rác sinh hoa ̣t. Nhằ m
tránh để rác lưu lại trong thời gian dài, vi sinh vâ ̣t phân hủy gây mùi hôi ảnh hưởng
đế n môi trường không khí trong khu vực
e. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí mùi hôi và khí độc
Để hạn chế tác động của mùi hôi, hơi độc xung quanh kho chứa hoá chất đến môi
trường xung quanh, chủ dự án cần thực hiện các biện pháp sau:
 Đối với nhà kho của Công ty
Bố trí kho hoá chất phía sau khu vực làm việc để giảm ảnh hưởng tác động đến
khu vực tập trung nhiều người (khu bán hàng). Kho được vững chắc, bằng vật liệu khó
cháy, không bị úng ngập, đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho các phương tiện vận
chuyển hàng hoá và phương tiện chữa cháy hoạt động khi xảy ra sự cố.
- Trước khi mở cửa kho hoá chất phải kiểm tra xem quạt hút có hoạt động tốt hay
không để tránh tích tụ khí độc trong kho. Chỉ mở cửa nhà kho khi quạt hút vẫn hoạt
động tốt để giảm thiểu đến mức thấp khả năng hít phải khí độc trong kho.
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ chữa cháy, phòng độc (mặt nạ), cấp cứu và có biển
biểu trưng nguy hiểm. Tại kho được trang bị các thiết bị cấp cứu tại chỗ như có thể sử
dụng vòi nước chảy với áp lực cao để rửa trôi các hóa chất phòng khi công nhân tiếp
xúc trực tiếp với các loại hoá chất. Trang bị thêm các loại thuốc, bông băng, … trang
bị tủ thuốc y tế tại khu vực nhà kho nhằm sơ cấp cứu tại chỗ trong những trường hợp
hoá chất bị đổ vỡ văng lên người.
- Hoá chất bảo quản trong kho phải đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, bảo
đảm an toàn đối với người, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
- Doanh nghiệp lắp đặt hệ thống thu gom mùi hôi, khí độc từ các quạt hút và xử lý
khí thải khu vực phía sau nhà kho trước khi đưa ra môi trường xung quanh như sơ đồ
sau:

Không khí Than hoạt Nước vôi Không


kho hoá tính khí ra
chất
Trang 86
Hình 4.1. Sơ đồ xử lý khí thải của kho hoá chất

* Thuyết minh quy trình:


Khí thải trong nhà kho sẽ được quạt hút lên, qua hệ thống thu để dẫn qua than hoạt
tính và được rửa ngược bằng nước vôi trước khi ra ngoài. Nước vôi được hoàn lưu lại
để tái sử dụng. Khí thải đầu ra đảm bảo đạtQCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT: Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
 Đối với phương tiện vận chuyển hoá chất
Xe chở phải phải là xe chuyên dụng, thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời,
luôn đảm bảo xe trong tình trạng vận hành tốt, buồng lái cách nhiệt với khoang chở
hoá chất, thành xe chắc chắn,mui xe phải kín, luôn bảo đảm hoá chất khi vận chuyển
không bị nắng rọi, không bị ướt, sàn xe phải chắc chắn và kín đề phòng trong quá trình
chuyên chở nếu hoá chất bị rò rỉ, bể vỡ để không bị rơi vãi trên đường. Kiểm tra sàn,
thành xe tránh không làm cấn, rách bao bì trong quá trình chuyên chở, xếp dỡ.
Trên xe phải trang bị các phương tiện PCCC và bảo hộ lao động cho lái xe và
người bốc xếp hàng. Công ty phải đề xuất sẵn các phương án xử lý đơn giản, cần thiết
cho lái xe, phụ xe nếu có sựcố xảy ra trên đường vận chuyển.
Phương tiện chuyên chở phải được dán biểu tượng nguy hiểm và báo hiệu nguy
hiểm ở hai bên.
 Đối với hàng hoá trước khi bốc, xếp lên xe
Phải được kiểm tra, không chuyên chở những bao hoá chất, thùng chứa hoá chất
đã bị rách, bị rò rỉ, không có nhãn. Phải đảm bảo các kiện hàng đều đã được đóng gói
chắc chắn, bảo đảm sẽ không bị đổ vỡ trong quá trình chuyên chở.
Thùng chứa hoá chất để vận chuyển phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít
thấm nước. Tất cả các thùng chứa phải được dán biểu tượng nguy hiểm.
 Trong quá trình xếp hàng hoá lên xe
Phải luôn đảm bảo an toàn trong quá trình chuyên chở, phải chèn, lót cho chắc
chắn để trong khi di chuyển hàng để không bị xê dịch, bị lắc mạnh dễ gây đổ vỡ.
Vận chuyển và xếp dỡ hoá chất phải tuân theo Nghị định số 68/2005/NĐ-CPngày
20 tháng 05 năm 2005 về an toàn hoá chất, Điều lệ quản lý hoá chất như:

Trang 87
+ Việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hoá chất phải có nhãn và nhãn hiệu theo quy
định của pháp luật.
+ Vận chuyển hoá chất phải tuân theo những quy định tại Nghị định số 36/CP ngày
29 tháng 05 năm 1995 về đảm bảo trật tự an toàngiaothông đô thị của Chính phủ.
+ Trong quá trình hoạt động, Công ty sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển và
phân phối hoá chất.
+ Khi vận chuyển hoá chất luôn bảo đảm an toàn cho người, môi trường sinh thái,
luôn bảo đảm vận chuyển theo lộ trình vận chuyển, không dừng nơi đông người, gần
trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước uống.
+ Trong quá trình vận chuyển khi gặp sự cố do đổ vỡ, tai nạn giao thông, Công ty sẽ
thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gần
nhất để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời hậu quả do hoá chất rò rỉ gây ra.
 Xếp dỡ hàng hoá vào kho
- Việc xếp dỡ hoá chất phải cẩn thận tránh những hư hỏng, đổ vỡ, kiểm tra các bao
bì và nhãn hoá chất trước khi đưa vào nhà kho, giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguy
cơ gây nhiễm hoá chất độc hại cho người và môi trường trong quá trình trữ trong kho.
- Trong khi xếp dỡ hàng tránh không cho công nhân tập trung trên xe vì tránh cho
công nhân phải hít thở khí độc.
- Đối với những người trực tiếp xếp dỡ hàng cần có sự phân công lao động và thời
gian nghỉ ngơi hợp lý”.
Ngoài ra để đảm bảo chủ đầu tư còn thực hiện các biện pháp sau:
+ Bố trí kho chứa thông thoáng, tạo điều kiện thông thoáng gió tự nhiên.
+ Vệ sinh kho chứa sạch sẽ, không để nước tù đọng gây mùi ô nhiễm mùi.
+ Hệ thống cống rãnh dẫn nước thải phải kín, không phát sinh mùi.
+ Có kế hoạch nạo vét cống rãnh định kỳ 3 lần/năm.
+ Công nhân làm việc trong nhà kho, sẽ được trang bị khẩu trang đầy đủ.
+ Tăng cường công tác vệ sinh, tổ chức thu gom rác thải liên tục, không để tồn trữ
rác thải quá lâu trong khu vực cơ sở cũng như kho chứa hàng.
4.1.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
a. Nước thải từ kho chứa
Nước thải phát sinh từ kho chứa chủ yếu là do sự cố va chạm, đổ vỡ hoặc rò rỉ hoá
chất,… cơ sở sẽ dùng giẻ lau để lau sạch nơi hóa chất bị đổ vỡ, rò rỉ, và sau khi lau
xong, giẻ lau được thu gom cùng với các dụng cụ, bao bì có dính hóa chất khác thu
Trang 88
gom vào thùng chứa chất thải rắn nguy hại và định kỳ đăng ký với các đơn vị có chức
năng để xử lý.
b. Nước thải sinh hoạt của công nhân trong sản xuất kinh doanh
Với số lượng công nhân viên là 5 người, nhưng chỉ tập trung sinh hoạt tại khu vực
kho chứa với lượng phát sinh khoảng 0,4m3/ngày.đêm. Nước thải sinh hoạt được xử lý
bằng bể tự hoại 3 ngăn được đấu nối với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ngũ cốc để
xử lý.
Bể tự hoại là công trình thực hiện đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn
lắng với hiệu quả xử lý 40-50%. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3-6 tháng, các chất
hữu cơ bị phân hủy dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, một phần tạo thành chất khí
và một phần thành chất vô cơ hòa tan.
Nước thải sau khi ra bể tự hoại sẽ thấm xuống đất, dưới tác dụng của các vi sinh
vật tự nhiên có trong lớp đất cát nước thải tiếp tục được phân hủy, làm sạch các chất ô
nhiễm.
và tách riêng thành 02 hệ thống. Hệ thống thoát nước mưa được quy ước sạch sẽ
được tập trung thoát vào mương thoát nước của khu vực và hệ thống thu nước thải
sinh hoạt được qua bể tự hoại xử lý đạt chất lượng Quy chuẩn cột B, Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thoát vào hệ
thống cống thoát nước thải của khu vực.

NT SH

Thấm cát

̀ h 4.2. Bể tự hoại 3 ngăn


Hin

Thuyết minh quy trình công nghệ bể tự hoại 3 ngăn:


Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm ngăn lắng - lên men
kỵ khí, đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ
các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn 2, 3 tiếp theo, nước thải chuyển động theo
chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở
đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và

Trang 89
chuyển hoá, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axít và lên men kiềm). Các
ngăn cuối cùng là ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải nhờ các vi
sinh vật kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của vật liệu lọc và ngăn cặn lơ lửng trôi ra
theo nước. Bể tự hoại 3 ngăn cho phép tăng thời gian lưu bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý
tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm.
Sử dụng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt,
ổn định (hiệu suất xử lý trung bình theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, nhu cầu ôxy hoá
học COD và nhu cầu ôxy sinh hoá BOD từ 70% - 75%).Các số liệu thống kê thực tế
cho thấy mỗi người cần khoảng 0,3 m3 bể tự hoại nên tổng thể tích bể tự hoại 3 ngăn
cầnước tính khoảng 2.040 m3 cho toàn khu dự án. Nước thải sau khi qua bể tự hoại sẽ
được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để tiếp tục xử lý đạt tiêu
chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường theo QCVN 14:2008/BTNMT- Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt - cộtB. Sơ đồ bể tự hoại loại 3 ngăn
được đưa ra trong hình 4.3.
(Các bản vẻ thể hiện bể tự hoại được ghi chú sau phần phụ lục)
4.1.2.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn từ khu vực mua bán
Việc phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn tại cơ sở được thực
hiện tuân thủ theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn và
Thông tư số 12/2011/BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về
việc hướng dẫn điều kiện ngành nghề và thủ tập lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành
nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Để việc thu gom và xử lý đạt hiệu quả cao, cơ
sở sẽ trang bị tố i thiể u là 02 loa ̣i thùng rác có màu sắ c khác nhau.
Chấ t thải rắ n sinh ra từ các hoa ̣t đô ̣ng của cơ sở sẽ được quy đinh
̣ cu ̣ thể như sau:
- Thùng màu xanh: Dùng để đựng rác thải sinh hoạt thông thường và các bình áp
suất nhỏ như: Giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, …
- Thùng màu đen: Dùng để đựng chất thải hóa học nguy hại như: hóa chất quá hạn,
kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng,bóng đèn, đèn pin bị vỡ,chai lọ nhựa
đựng hóa chất …
- Thùng màu trắng: Dùng để đựng chất thải không nguy hại (như các túi nilon, thùng
carton,…)
Tần xuất thu gom chất thải rắn 2 ngày một lần đối với chất thải rắn thông thường,
chất thải rắn nguy hại được thu gom một ngày một lần, đối với thùng chứa chất thải
răn nguy hại có năp đậy kín, có ký hiệu trên thùng là chất thải rắn nguy hại.
Trang 90
Tấ t cả các thùng đựng rác trên cầ n đươ ̣c đặt sẵn túi nylon để chứa rác và có nắ p
đậy kín, có lịch thu gom thích hơ ̣p để đảm bảo vê ̣ sinh. Riêng thùng màu đen, khi có
chất thải thì chủ cơ sở sẽ thu gom cho vào thùng có nắp đậy kín, rồi sau đó cho vào
nhà kho chứa hoá chất, và cuối cùng chủ cơ sở liên hệ và ký hợp đồng với đơn vị có
chức năng để thu gom, xử lý.
Do trong quá trình nhập hàng và xuất hàng, có thể xảy ra một số tai nạn làm rơi
hàng, nên có thể làm vỡ vụn các chai lọ đựng hóa chất, nên sẽ thỏa thuận cùng đơn vị
cung ứng vật tư hàng hóa có nhiệm vụ thu hồi và xử lý lượng sản phẩm thất thoát trên.
Hoặc số lượng ít sẽ kết hợp với công ty thu gom CTR công cộng để xử lý kịp thời.
Các loại bao bì không mang tính chất nguy hại sẽ được tận thu bán cho đơn vị thu
mua phế liệu tái chế chất thải rắn.
Rác từ kho chứa hóa chất chi nhánh Công ty CP Hóa chất Nhật Phú được đấu nối
với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Ngũ Cốc để chứa rác rồi thuê đơn vị chức năng
đến thu gom, nhà kho chứa chất thải rắn đượcbằng bê tông trên lớp mái tôn, rác thải
được đưa vào kho chứa rác gọn gàng, ngăn nắp tránh ảnh hưởng đến khu vực xung
quanh, đượcgần cửa cổng ra vào của kho chứa Sóng Thần 1 tiện cho quá trình vận
chuyển. (Nhà chứa rác được thể hiện trên mặt bằng tổng thể ghi chú sau phần phụ
lục)
Với số lượng bán và xuất hàng như trên thì lượng chất thải rắn nguy hại bình quân
hàng năm sinh ra khoảng 700kg/năm, điển hình như bóng đèn, pin phát sinh, chai lọ
chứa hóa chất bị đổ bể, sẽ được thu gom và lưu trữ trong túi nilong và bỏ vào thùng
chứa có nắp đậy kín và sau đó thuê đơn vị xử lý theo quy định quản lý về chất thải rắn
nguy hại.

Trang 91
 Quy trình phân loại và xử lý rác thải
Có thể tóm tắ t quá tình thu gom và vận chuyển rác như sau:
Rác thải

Rác thải sinh hoạt Chất thải rắn từ kho

(Thùng

CTR không nguy hại CTR nguy hại


màu xanh)
(Thùng màu trắng) (Thùng màu đen)

BQL thu gom rác


CTR công cộng của Bán cho các cơ Hợp đồng với đơn
thị xã Dĩ An sở phế liệu vị có chức năng xử

̀ h thu gom và vâ ̣n chuyể n rác
̀ h 4.3. Quy trin
Hin

Trong đó:
- Trên cơ sở viê ̣c phân loa ̣i và thu gom rác nói trên, lươ ̣ng rác thông thường, không
đô ̣c ha ̣i (trừ các loại được phép tái chế theo Quy định), Cơ sở hợp đồng với Công ty có
chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Đối với chất thải được tái chế, tái sử dụng như: Các vật liệu giấy, thùng các tông,
chai, lọ thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại,…được chủ
cơ sở thu gom, bán cho các cơ sở có chức năng tái chế chất thải hoặc tái sử dụng.
 Biêṇ pháp giảm thiể u ô nhiễm do chấ t thải rắn sinh hoa ̣t
Đối với chất thải rắn có nguồn gốc từ rác sinh hoạt: rác từ khu sinh hoạt công nhân,
bếp ăn,…có tính chất là rác thải sinh hoạt, chứa nhiều chất hữu cơ. Với các loại chất
thải này chủ đầu tư sẽ thu gom và tiến hành phân loại, đối với chất thải rắn có khả
năng tái chế sẽ được bán cho hệ thống thu mua ve chai, còn không có khả năng tái chế
sẽ liên hệ với BQL thu gom chất thải rắn của thị xã để tiến hành thu gom và xử lý kịp
thời, đảm bảo an toàn vệ sinh và tránh gây tác động đến môi trường.

Trang 92
4.1.2.4.Phương án phòng chống ô nhiễm đất

Các chất ô nhiễm có thể lan truyền từ các dung môi, hóa chất đỗ vở, làm ô nhiễm
môi trường đất ảnhhưởng đến hệ sinh vật sống trong đất cũng như làm thái hóa đất,
mất hết hoạt tính, để tránh các sự cố này thì phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố
sẽ kịp thời ngăn chặn các sự cố này.

 Biện pháp đối phó


- Cần trải tấm nhựa trên mặt sàn kho chứa, nơi bốc dỡ hoá chất xuống xe và lên
xe để xuất bán, để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh sạch sẽ, tránh làm rơi vãi xuống đất.
- Bố trí kho chứa nguyên nhiên vâ ̣t liê ̣u ta ̣i những vi ̣trí thoáng mát, tránh tiếp xúc
trực tiếp với ánh sáng mặt trời,…
- Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các bồn, thùng chứa nguyên, nhiên liệu
nhằm sửa chữa, thay thế và khắc phục kịp thời việc rò rỉ nhiên liệu.
- Khu vực kho chứa có nề n cao hơn so với khu vực xung quanh.
- Tại kho chứa hoá chất phải được trang bị các phương tiện, trang thiết bị bảo hộ
phù hợp với tính chất nguy hiểm của hóa chất và tuân thủ quy định về an toàn hóa chất
theo Nghị định số 68/2005/NĐ - CP, ngày 20 tháng 5 năm 2005.
- Phối hợp cùng với các cơ quan chức năng lập phương án phòng chống, ứng cứu
sự cố, giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống trang thiết bị kỹ thuật trong kho
chứa, phương tiện vận chuyển nguyên, nhiên liệu, hóa chất,…
- Sử dụng bao bì, thùng chứa đúng thiết kế của nhà cung cấp; thường xuyên kiểm
tra chất lượng bao bì, thùng chứa trong kho chứa.
- Duy trì sự toàn vẹn cho các thùng sản phẩm.
- Các thùng sản phẩm chứa hóa chất trong kho không được để đổ vỡ, rò rỉ. Nếu
tình trạng bao bì không đạt yêu cầu cần nhanh chóng xử lý hợp lý.
- Thiết kế kho chứa hoá chất hợp lý nhằm tránh những tác hại khi xảy ra các sự
cố về rò rỉ và tràn hoá chất. Tạo rãnh xung quanh kho chứa nhằm tránh tình trạng chảy
hoá chất ra khu vực xung quanh khi xảy ra sự cố tràn hoá chất.
- Cấm làm phát sinh nguồn nhiệt, tia lửa và ngọn lửa trần như công việc hàn, hút
thuốc lá, công việc gây đập, ma sát mạnh gây tia lửa...các loại xe và động cơ hoạt động
phải cách ly với kho lưu trữ hóa chất khoảng 10m.
- Trang bị đủ các phương tiện để đảm bảo an toàn lao động như: Nón bảo hộ,
quần áo, giày, khẩu trang, bao tay,…

Trang 93
- Di dời, cách ly khu vực xảy ra đổ vỡ, tránh gây lan ra các khu vực khác.
- Công nhân thu gom cần mặc quần áo bảo hộ, cần phải báo cho cơ quan chức
năng để can thiệp và có kế hoạch giảm tác động kịp thời.
- Trang bị thùng phuy loại 200 lít có nắp đậy kín để bỏ các chai lọ, hoá chất sau
khi thu gom vào, đồng thời cần phải rắn hoá hoá chất và cho và thùng phuy. Việc rắn
hoá cần có sự hướng dẫn, giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Khu vực xảy ra phải lau bằng giẻ và rửa bằng nước sạch, giẻ và nước rửa sẽ
thu gom vào các bồn nhựa hoặc inox, sau đó liên hệ với cơ quan có chức năng xử lý để
xử lý.
- Khi có sự cố xảy ra làm đổ tràn trên mặt đất thì Doanh nghiệp cần có biện pháp
ngăn chặn và xử lý tại chỗ, có thể áp dung biện pháp như sau:
+ Cách ly khu vực xảy ra sự cố với khu vực xung quanh bằng tường chắn.
+ Tiến hành lấy mẫu phân tích dư lượng hoá chất tồn trong nước và đất, để xác định
vùng cần cách ly, cô lập.
+ Khu vực bị ô nhiễm đất cần được đào xới lên và thu gom toàn bộ đất đã bị ô
nhiễm đưa vào thùng nhựa có nắp đậy kín, vận chuyển đi tiêu hủy theo đúng quy định;
sau khi đã thu gom đất cần phủ lên trên bề mặt một lớp xỉ than dày khoảng 10 cm
nhằm có tác dụng hấp thụ hoá chất độc hại trong đất và sau đó phải bê tông hoá toàn
bộ.
4.1.2.5. Khống chế các chất ô nhiễm khác

a. Giảm thiểu tiếng ồn:


Theo đánh giá ở trên, tại khu vực kho chứa hoá chất nguồn gây tác động ồn là
không đáng kể, do mật độ xe lưu thông tại khu vực rất ít, hơn nữa xung quanh kho
chứa hoá chất đều có các dãy cây xanh, vì vậy tiếng ồn phát sinh đều nằm trong giới
hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn tiếng ồn khu công cô ̣ng và
dân cư.
b. Khống chế ô nhiễm nhiệt thừa
Để giảm tác động của nhiệt độ cao gây hư hại hoá chất và ảnh hưởng tới sức khỏe
của công nhân khi giao nhận hàng, chủ đầu tưkho chứa đảm bảo các yêu cầu sau:
- Kho chứa hoá chất cao ráo, với 6 cửa sổ lớn và hệ thống cửa chớp, hoặc lỗ thông
gió, để tận dụng thông gió tự nhiên, vừa giảm nhiệt, đồng thời phát thải mùi hôi của
hoá chất một cách hợp lý.

Trang 94
Xung quanh kho chứa đều có cây xanh, với kênh mương, góp phần điều hòa không
khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu tại kho chứa.
4.1.2.6. Các biện pháp giảm thiểu các tác động về mặt xã hội

- Dự án sẽ liên hệ với công an thị xã Dĩ An đề ra các biện pháp quản lý an ninh trật
tự trong toàn khu vực Dự án.
- Lực lượng dân phòng tự quản sẽ được hướng dẫn về luật pháp và các biện pháp
chống tội phạm (với sự trợ giúp của công an) nhằm kết hợp với công an khu vực giữ
gìn trật tự an toàn trong khu vực.
4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ ĐỐI VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ

Các loại hóa chất hiêṇ ta ̣i công ty đang lưu trữ ít có khả năng gây ra nguy cơ
cháy nổ. Tuy nhiên, Công ty vẫn tuân thủ và chấp hành các quy trình bảo quản
một cách thận trọng để tránh các trường hợp xảy ra các sự cố cháy nổ nghiêm
trọng.
Các thùng chứa hóa chất trong quá trình vận chuyển đôi khi bi ̣ ra ̣ng nứt, va
đập, bị đỗ vỡ,… các hoá chất bên trong sẽ bi ̣ rò rỉ tràn đổ ra mă ̣t sàn khu vực
chứa hoá chấ t. Sự cố này nếu không kip̣ thời xử lý sẽ ảnh hưởng rấ t nhiề u đế n
con người và môi trường xung quanh.
Các sự cố rò rỉ, tràn đổ hoá chấ t có thể xảy ra là:

- Thùng chứa hoá chấ t trong quá trình vâ ̣n chuyển và bố c vát bi thu
̣ ̉ ng.
- Thùng chứa hoá chấ t bi ̣chuột cắ n phá, hay bi vâ
̣ ̣t nho ̣n làm thủng.
- Thùng chứa có thể bi ̣ nứt bể do va đâ ̣p, do tác đô ̣ng cơ ho ̣c, hay thời gian sử
du ̣ng quá lâu, do đựng hoá chấ t ăn mòn hay phá huỷ.
- Nhiệt đô ̣ bảo quản ta ̣i khu vực chứa đôi khi quá cao gây nứt vâ ̣t chứa hoá
chấ t.
- Công nhân xế p hoá chất lên kệ quá cao vượt quá chiề u cao quy đinh ̣ và
không cẩn thận nên các lô hoá chấ t phía trên bi ̣ nghiêng và đổ kéo theo các daỹ
hoá chấ t kế tiế p.

Trang 95
4.2.1. Trong giai đoạn cải tạo

4.2.1.1. Các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ

Chủ đầu tư phải cải tạo nội quy phòng cháy chữa cháy và trang bị các thiết bị cần
thiết để chữa cháy theo yêu cầu của Sở cảnh sát PC&CC TP.HCM đã thẩm duyệt ngày
29/11/2012;
Lập hệ thống biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (kho xăng dầu,
kho hóa chất, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp…);
Trang bị các phương tiện chữa cháy tại kho (bình bọt, bình CO2, cát…);
Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt.
Các dụng cụ và thiết bị cũng như những địa chỉ cần thiết liên hệ khi xảy ra sự cố
cần được chỉ thị rõ ràng:
- Vòi nước xả rửa khi có sự cố, tủ thuốc, bình cung cấp oxy;
- Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: cứu hỏa...
4.2.1.2. Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân

Lập kế hoạch, sắp xếp nhân lực không chồng chéo giữa các công việc;
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong tổ chức thi công;
Các công nhân trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị được đào tạo, thực hành theo
các nguyên tắc vận hành và bảo trì kỹ thuật;
Thi công đúng theo tính toán, thiết kế nhằm hạn chế tác hại do sự cố bất ngờ xãy
ra;
Đào tạo cho người công nhân về phòng chống bệnh nghề nghiệp và trang bị đầy
đủ bảo hộ lao động cho họ như: quần áo, nón, ủng cao su…;
Các tài liệu chỉ dẫn của các thiết bị và các máy mócluôn phải đi kèm thiết bị, các
thông số kỹ thuật cần phải được kiểm tra thường kỳ;
Cần phải có các biển báo trên các khu vực thi công;
Sau khi hoàn tất công trình, dọn dẹp làm vệ sinh sạch sẽ, không còn để đất cát,
vật tư rơi vãi, rác thải rơi vãi trên khu vực Dự án.
Những biện pháp nói trên là những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường, an
toàn lao động và sức khỏe công nhân. Khi thực hiện cụ thể sẽ bổ sung các biện pháp
cụ thể thích hợp để đạt kết quả tốt đẹp hơn.

Trang 96
4.2.1.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ thống giao thông trong khu vực
dự án

Quá trình cải tạo chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, và chỉ cải tạo lại mái tôn,
bóng đèn, lổ thông gió, nên quá trình cải tạo không ảnh hưởng nhiều đến khu vực dự
án, nhưng chủ đầu tư vẫn đưa ra kế hoạch cải tạo thích hợp để hạn chế tối ưu mức ảnh
hưởng của dự án đến khu vực xung quanh dự án.
Để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động từ việc chuyên chở các thiết bị
cải tạo trên các tuyến đường này, chủ đầu tư sẽ tiến hành vệ sinh xe chở thiết bị trước
khi ra khỏi khu vực dự án nhằm hạn chế việc bụi và đất cát bám theo xe gây bụi tuyến
đường vận chuyển.
Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong giai đoạn cải
tạo như đã nêu trên sẽ được chủ đầu tư phối hợp chặc chẽ với chính quyền địa phương
để thực hiện.
4.2.1.3. An toàn trong thi công và bảo vệ công trình

- Thời gian thi công đúng theo quy định để không ảnh hưởng tới khu vực xung
quanh dự án.
- Kiểm tra thường xuyên các đơn vị thi công, thực hiện che chắn chống bụi, phun
nước để giảm bụi, chống ồn và rung động không vượt quá tiêu chuẩn hiện hành
trong quá trình thi công.
- Trên công trường các khu vực thi công nguy hiểm được bảo vệ bằng rào chắn cắm
đầy đủ biển báo. Các khu vực thi công, đường giao thông sẽ có đèn chiếu sáng vào
ban đêm.
- Ban quản lý yêu cầu và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm
bảo điều kiện vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và an toàn lao động trên
công trường của các đơn vị thi công theo quy định chung.
4.2.2. Trong giai đoạn hoạt động

4.2.2.1.Các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa chảy tràn và rò rỉ hóa chất

Tràn đổ, rò rỉ hóa chất có thể xảy ra khi bao bì chứa hóa chất bị rách thủng
trong quá trình vận chuyển và bốc vác, do chuột cắn phá, do vật nhọn làm rách
thủng. Thùng chứa, phuy cal có thể bị nứt, bể do va chạm, do tác động cơ học,
do thời gian sử dụng lâu, do chứa đựng hóa chất không phù hợp (ăn mòn, phá
hủy…) với chất liệu làm vật chứa, cũng có thể do nhiệt độ kho bảo quản quá cao

Trang 97
gây nứt vật chứa. Tràn đổ cũng có thể xảy ra do quá trình sắp xếp hàng hóa
trong kho công nhân đã xếp hàng quá cao, vượt quá chiều cao quy định và
không cẩn thận nên lớp hàng hóa bị nghiêng và đổ, kéo theo các lô hóa chất kế
bên.
Hóa chất tràn đổ nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra những tác
động đến người và môi trường xung quanh.
 Các nguyên nhân gây nên sự cố rò rỉ bao gồm

Khi xảy ra tràn đổ rò rỉ hóa chất, nếu có người lao động làm việc tại khu vực
tràn đổ rò rỉ thì thông qua tiếp xúc, đường hô hấp hóa chất sẽ có những tác động
xấu tới sức khỏe của người lao động.
 Ước lượng tác động tới con người và Môi Trường

Ảnh hưởng tới con người:


Người lao động khi tiếp xúc với Xút ( NaOH) sẽ gặp phải ra các triệu chứng
sau:

- Đường thở: Nồng độc đo khoảng 0.001 đến 0.006 mg/lít không khí có thể
ngộ độc nặng, nếu tăng lên khoảng 0.1 đến 0.2 mg/lít có thể gây tử vong sau một
giờ nhiễm độc, gây ra những phản ứng đối với hệ thống hô hấp.
- Đường da: gây kích ứng da. Các triệu chứng bao gồm đỏ, ngứa và đau rát.
Người lao động khi tiếp xúc với Axit Clohydric ( HCl) sẽ gặp phải ra các
triệu chứng sau:

- Đường thở: Gây kích ứng đường hô hấp, Ở điều kiện thường Hydrochloric
acid bốc khói trong không khí và có thể gây tổn thương hệ hô hấp nếu hít phải.
- Đường da:gây kích ứng da, có thể gây cháy da nghiêm trọng và cực kỳ nguy
hiểm nếu bắn vào mắt. Tuy nhiên, nếu kịp thời dùng nước sạch xối rửa thì mức
độ gây hại sẽ được giảm đáng kể.
Các tác động này đều biểu hiện ngay lập tức và có thể gây nguy hiểm cho
người lao động.
Người lao động khi tiếp xúc với Javen sẽ gặp phải ra các triệu chứng sau:

- Đường thở: Gây kích ứng đường hô hấp.


- Đường da: Làn da chúng ta khi tiếp xúc với các loại hoá chất đó cũng có thể

Trang 98
bị kích thích, viêm da, nặng hơn thì đưa tới trường hợp ung thư da.

Các tác động này đều biểu hiện ngay lập tức và có thể gây nguy hiểm cho người
lao động.
Ảnh hưởng tới môi trường:

̣ ̀ n đổ hoá chấ t gây chế t vi sinh vâ ̣t


- Làm ô nhiễm vùng bi tra
- Hoá chất sau khi bị tràn đổ bi ̣thấ m vào đấ t có thể huỷ hoa ̣i thành phầ n đấ t ta ̣i
khu vực đó
- Ảnh hưởng đế n môi trường không khí xung quanh khu vực hoá chấ t bi ̣ tràn
đổ .
4.2.2.2. Sự cố rò rỉ kho hoá chấ t

Khi xảy ra sự cố rò rỉ hoá chấ t thì nhân viên báo đô ̣ng, thông báo ngay cho
giám đố c và người chiụ trách nhiê ̣m biết rõ tiǹ h hiǹ h.
Giám đố c sẽ trực tiếp chỉ huy nhân viên ta ̣i kho chứa tiế n hành các biê ̣n pháp
xử lý. Phải báo động sơ tán những người không phận sự ra khỏi khu vực xảy ra
sự cố, nếu có người bị nạn thì phải di chuyển ngay lập tức nạn nhân ra khỏi khu
vực nguy hiểm và tiến hành sơ cấp cứu trước khi chuyển cơ sở y tế.
Trang bị bảo hộ đầy đủ cho công nhân trước khi tiến hành xử lý sự cố. Huy
động phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố đã được trang bị vào quá trình
thực hiện xử lý.
Sau khi xử lý sự cố, công ty phải xác định nguyên nhân gây ra sự cố, thực
hiện các biện pháp khắc phục đối với môi trường và sức khỏe cộng đồ ng.
4.2.3. Sự cố rò rỉ hoá chấ t gây nổ và phát sinh đám cháy hoặc ngược lại

Giám đốc sẽ tùy tình hình sự cố mà thông báo cho cơ quan chức năng địa
phương (UBND xã nơi đặt kho chứa hoá chất, cơ quan PCCC, công an xã và cơ
sở y tế…) và các công ty, kho chứa bên cạnh để có biện pháp hỗ trợ.
Vì kho bảo quản hóa chất nằm gầ n khu dân cư nên phải báo động ngay để sơ
tán người dân sinh sống xung quanh kho nhằm bảo đảm an toàn cho người dân
trong khu vực khi có sự cố gây nổ hay đám cháy.
Sau khi xử lý sự cố, công ty phải xác định nguyên nhân gây ra sự cố, thực
hiện các biện pháp khắc phục đối với môi trường và sức khỏe cộng đồ ng. Báo

Trang 99
cáo bằng văn bản tình hình xử lý và khắc phục sự cố về Sở Công Thương Thành
phố.
 Biêṇ pháp sơ tán người, tài sản
Trường hợp xảy ra cháy nổ
Khi xảy ra sự cố cháy nổ hoá chấ t:
Tiế n hành thông báo, báo động, lâ ̣p vi ̣ trí chỉ huy, khoanh vùng sự cố , xác
định sơ bộ khu xảy ra sự cố cháy nổ . Báo ngay cho công an phòng cháy chữa
cháy và tiế n hành sơ tán các công nhân khỏi vùng nguy hiể m
Các lực lươ ̣ng chữa cháy dâ ̣p tắ t đám cháy, trinh sát sơ tán nhân dân xung
quanh khu vực kho chứa hoá chất ra khỏi khu vực nguy hiể m.
Tiến hành các biện pháp cứu chữa ta ̣i hiêṇ trường và đưa người bi na
̣ ̣n đế n cơ
quan y tế gầ n nhấ t để đươ ̣c điề u tri.̣
Sau khi thực hiê ̣n thành công các biê ̣n pháp xử lý ban đầ u, các lực lươ ̣ng
chuyên ngành ứng phó sự cố hoá chấ t tiế n hành thu gom hoá chấ t, tiêu đô ̣c, khắ c
phục hậu quả, làm sa ̣ch môi trường, vê ̣ sinh cho người tham gia ứng phó sự cố .
Thông báo an toàn và ổ n đinh
̣ đời số ng cho những người dân ở gầ n khu vực
xảy ra sự cố .
4.2.2.4. Biêṇ pháp phòng chống cháy nổ , châ ̣p điện

Cháy nổ hóa chất có thể xảy ra khi kho bảo quản hóa chất quá nóng (do hỏa
hoạn, chập điện…), vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của hóa
chất làm hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Cũng có thể do hóa chất
tràn đổ phản ứng với các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh ra khí
cháy gây nổ.
Ta ̣i kho chứa hoá chấ t thường lưu trữ không nhiề u lắ m, hoá chấ t nhâ ̣p hàng
vào thường bán ngay nên khi sự cố cháy nổ xảy ra thì thiêṭ ha ̣i không nhiề u lắ m,
và sẽ đươ ̣c ngăn chă ̣n ngay. Thường chủ yế u là về vâ ̣t chất như kho chứa và hoá
chấ t lưu la ̣i, còn thiê ̣t hại về người hầ u như rất ít vì những người đươ ̣c phép vào
kho chứa đã đươ ̣c tâ ̣p huấn an toàn hoá chấ t. Nên khi có sự cố sẽ biế t ứng phó
kip̣ thời, tránh thiê ̣t hại thương vong đáng tiế c xảy ra.

Trang 100
Nhằm đề phòng và khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong kho chứa, biện
pháp về phòng chống và ứng cứu sẽ được áp dụng nghiêm túc và tuân theo quy
định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy của chính phủ Việt Nam.
 Kiểm soát các nguồn gây cháy nổ
- Quy định Cấm hút thuốc lá tại các khu vực nguy hiểm, dễ xảy ra sự cố.
- Không cho bất kì cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào
khu vực đã được quy định.
- các bảng hướng dẫn quy trình nghiêm ngặt trong việc bảo trì, sửa chữa nhà cửa,
các công cụ, dụng cụ… tại khu vực kho chứa.
- Cần phải lưu ý đến mặt bằng PCCC để khi có sự cố, xe chữa cháy có thể vào tận
nơi để khắc phục.
- Hệ thống cấp điện cho kho chứa và hệ thống chiếu sáng bảo vệ được thiết kế độc
lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện.
 Công tác phòng cháy chữa cháy
Trong các khu vực lưu trữ đều có trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy
đảm bảo theo đúng các quy định của Việt Nam về phòng chống cháy nổ.
- Bố trí các sơ đồ thoát hiểm tại khu vực mọi người quan sát thấy.
- Thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện
PCCC.
- Tổ chức thường xuyên các đợt tập dợt chữa cháy cho công nhân, nêu chi tiết các
nhiệm vụ mà người lao động cần thực hiện khi xảy ra sự cố cháy nổ.
 Các biện pháp an toàn trong vận chuyển hoá chất
- Vận chuyển hoá chất phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật về trật tự an
toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và các quy định của pháp
luật có liên quan.
- Vận chuyển hoá chất theo đúng lịch trình được ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ
khác có liên quan về vận chuyển hoá chất giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng
hóa.
- Nghiêm cấm việc vận chuyển hoá chất trên các phương tiện cùng với chuyên chở
khách hàng, chuyên chở vật nuôi, chuyên chở lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây
cháy, nổ và các hàng hóa khác.

Trang 101
- Vận chuyển hoá chất phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường sinh thái theo lộ
trình vận chuyển, không được dừng nơi đông người, gân trường học, bệnh viện, chợ,
nguồn nước sinh hoạt.
- Người vận chuyển hoá chất phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của hoá chất như: độc
hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình
vận chuyển. Khi đi theo hàng, nhân viên vận chuyển phải mang theo đầy đủ phương
tiện bảo vệ cá nhân.
- Khi gặp sự cố đổ vỡ, tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển hoá chất, người
lái xe, người áp tải hoặc chủ sở hữu hàng hóa phải thông báo ngay cho chính quyền địa
phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất để có biện pháp ngăn chặn,
khắc phục kịp thời hậu quả do hoá chất bị rò rỉ gây ra.
- Thùng chứa hoá chất để vận chuyển phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít
thấm nước.
- Tất cả các thùng chứa hoá chất phải được dán biểu trưng nguy hiểm với đầu lâu,
xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch, dán ở hai bên thùng
chứa.
- Trước khi hàng đến ga, cảng, cơ quan vận chuyển phải thông báo cho cơ quan nhận
biết để có kế hoạch tiếp nhận kịp thời.
- Trước khi xếp hóa chất nguy hiểm lên phương tiện vận chuyển, người có hàng và
người phụ trách phương tiện vận chuyển phải cùng kiểm tra, nếu phương tiện vận
chuyển đảm bảo an toàn mới được xếp hàng lên.
 An toàn lao động và vệ sinh lao động
Để đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ
sinh, thì tất cả các công nhân tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khi lao động phải thực
hiện theo quy định.
Nếu như công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy về an toàn lao
động thì dễ bị xảy ra các tai nạn. Các tai nạn lao động của công ty có thể xảy ra do sự
bất cẩn về điện, vận hành phương tiện chuyên chở và rơi vãi hàng hoá khi bốc dỡ.
Xác suất xảy ra các sự cố này tùy thuộc vào việc chấp hành các nội quy và quy
tắc an toàn trong lao động. Mức độ tác động có thể gây ra thương tật hay thiệt hại tính
mạng cho người lao động. Để tránh tình trạng tai nạn lao động xảy ra, công ty sẽ thực
hiện các biện pháp sau:

Trang 102
- Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân viên với số lượng 2
bộ/năm như: kính phòng hộ mắt, mặt nạ chống hơi độc, găng tay, khẩu trang, quần áo
bảo hộ,… đồng thời giáo dục công nhân ý thức sử dụng khi làm việc.
- Huấn luyện cho công nhân về vệ sinh an toàn lao động và hướng dẫn bảo hộ lao
động trước khi đi vào nhận công việc.
- nội quy an toàn lao động cho từng công đoạncho từng khâu như nhập, xuất, trữ,
đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn
lao động cho công nhân, biển báo nhắc nhở khu vực nguy hiểm.
- Tổ chức khám bệnh định kỳ cho công nhân viên 1 lần/năm.
- Thực hiệnchế độ bồi dưỡng độc hại.
- Các nội quy an toàn lao động trong tiếp xúc, vệ sinh thân thể, phòng độc tại kho và
thường xuyên kiểm tra ý thức chấp hành kỷ luật về an toàn vệ sinh lao động của công
nhân.
- Định kỳ đo đạc môi trường, khám sức khỏe và xét nghiệp Cholinnesteraza hằng
năm.
- Trang bị các thiết bị cấp cứu tại chỗ trong nhà kho như có thể sử dụng vòi nước
chảy với áp lực cao để rửa trôi các hóa chất phòng khi công nhân tiếp xúc trực tiếp với
các loại hoá chất. Trang bị tủ thuốc y tế tại khu vực nhà kho.
 An toàn khi tiếp xúc với hóa chất
- Tuân thủ theo đúng yêu cầu về an toàn hóa chất đã quy định theo pháp luật.
- Sửdụng trang thiết bịbảo hộ thích hợp khi vận chuyển với hóa chất nguy hiểm hoặc
độc hại.
- Không mua bán hóa chất không có nhãn mà chưa nhận biết rõ rang.
- Phải biết những tác hại nguy hiểm với hóa chất. Không được tháo mở với những
hóa chất mà mức độ nguy hiểm của nó chưa biết rõ rang.
- Nắm vững “Số liệu an toàn của hóa chất”đối với tất cả các hóa chất được mua bán
và lưu trữ.
- Khi hóa chất bị tràn, phảiđóng cửa cống, không dùng nước cũng như không được
phép để hóa chất chảy tràn vào hệ thống cống.
- Khoanh vùng và trung hòa hóa chất tràn sau đó xúc vào thùng, quét và rửa bằng
nước.

Trang 103
- Khi thu gom những chai lọ chứa hóa chất bị bễ vỡ, cần trang bị đầy đủ những thiết
bị bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp với người thực hiện.
 Yêu cầu về nhà kho xưởng
Nhà xưởng, kho của cơ sở chứa hóa chất, khi thiết kếmới hoặc cải tạo lại phải
theo các quy định trong TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn Việt Nam, Phòng cháy chữa
cháy cho nhà và công trình; TCVN 4604:1988 - Tiêu chuẩn thiết kế xí nghiệp công
nghiệp - nhà sản xuất; cần đảm bảo khảng cách an toàn khu dân cư theo các quy định
hiện hành. Nếu đặt các cơ sở ở gần sông, phải đặt ở sau dòng chảy của khu dân cư và
cuối nguồn nước.
Không được bố trí nhà xưởng, kho ở đầu hướng gió thuộc hướng ưu thế so với cơ
sở. Nếu bố trí các cơ sở này trong hang hầm thì phải có đủ các biện pháp đảm bảo an
toàn vệ sinh lao động.
Hệ thống thông gió nhà kho phải theo các quy định TCVN 3288:1979 - Tiêu
chuẩn Việt Nam về An toàn máy cơ khí, Hệ thống thông gió - yêu cầu chung về an
toàn.
Kho hóa chất phải khô ráo không thấm, dột, phải có hệ thống thu lôi chống sét,
phải định kỳ kiểm tra hệ thống này theo quy định hiện hành.
Kho chứa hóa chất phải được kiểm tra định kỳ hàng năm về an toàn và biện pháp
đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão.
Hóa chất nguy hiểm nhất thiết phải để trong kho. Kho chứa hóa chất nguy hiểm
phài quy hoạch khu vực sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được xếp
trong cùng một kho các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau, hoặc có phương
pháp chữa cháy khác nhau.
Bên ngoài kho, xưởng phải có biển “ CẤM LỬA”, “CẤM HÚT THUỐC”, chữ
to, màu đỏ; biển ghi ký hiệu chất chữa cháy. Các biển này phải rõ rang và để chổ dễ
thấy nhất.
Khi xếp hóa chất trong kho phải đảm bảo an toàn cho người lao động và hàng
hóa như sau:
- Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tường ít nhất 0,5m,
hóa chất kỵ ẩm phảo xếp trên bục cao tối thiểu 0,3m;
- Hóa chất dạng lỏng chứa trong phuy, can…và hóa chất dạng khí trong các bình
chịu áp lực phải được xếp đúng quy định:
+ Các lô hàng không được xếp sát trần kho và không cao quá 2m.

Trang 104
+ Lối đi chính trong kho rông tối thiểu 1,5m.
+ Không được xếp các lô hàng nặng quá tải trọng của nền kho.
+ Không được để các bao bì đã dùng, các vật liệu dễ cháy ở trong kho.
+ Thường xuyên kiểm tra các lô hàng, thông gió, thoát ẩm, lớp hóa chất cuối cùng
không bị đè hỏng.
 Giảm thiểu khả năng ngập úng tại khu dân cư xung quanh Dự án
Giải pháp cụ thể như sau:
- Tận dụng các rạch thoát nước tự nhiên để thoát nước mưa trong khu vực, giảm
thiểu khả năng ngập úng cho Dự án và cả khu dân cư lân cận.
- Nế u có nguy cơ ngâ ̣p úng thì Dự án sẽ tiến hành hút bùn làm khai thông tuyến
thoát nước sinh hoạt cũng như nước mưa nhằm đảm bảo thoát nhanh nước mưa trong
những đợt mưa lớn, kéo dài để tránh ngập úng.
 Các vấn đề vệ sinh khác:
Nền kho chứa hoá chất phải được phủ một lớp cao su chống thấm. Khi xảy ra sự
cố sẽ thu gom vật liệu chống thấm bỏ vào thùng chứa chất thải nguy hại và hợp đồng
với đơn vị chức năng xử lý, đồng thời phải mua lớp vật liệu chống thấm mới để phủ
hoặc dùng chổi và giẻ lau đi lau lại (lau thật sạch) lớp vật liệu chống thấm đảm bảo
không để hoá chất thấm xuống đất, nước ngầm. Lớp vật liệu chống thấm sẽ được
thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu bịch rách, bị rách thì phải thay lớp
mới ngay.
Nhằm hạn chế các loại mùi và khí thải phát sinh trong hoạt động, chủ cơ sở đầu
tư và trang bị hệ thống thông gió cho kho chứa, các tủ chứa bảo quản sản phẩm. Đồng
thời, bố trí giờ giấc hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa hợp lý, tránh giờ nghỉ
ngơi của dân cư lân cận khu vực Dự án.
4.2.2.4.Biêṇ pháp phòng chố ng sét, giông bão

Khi tiến hànhcác công trình, Dự án sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống chống sét tại
điểm cao nhất của công trình. Hệ thống chống sét được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn
TCXDVN 46-2007. Mu ̣c tiêu của hê ̣ thố ng chống sét bao gồ m:
- Chố ng sét đánh trực tiế p vào công trin
̀ h.
- Chố ng sét lan truyề n qua đường cáp nguồ n và cáp tín hiê ̣u.
- Hê ̣ thố ng tiế p đấ t có tổ ng trở thấ p và đô ̣ an toàn cao.

Trang 105
CHƯƠNG 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝVÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

- Dự án sẽmột chương trình quản lý môi trường tổng thể, dài hạn và phân công một
nhóm phụ trách thực hiện. Các nội dung chính trong chương trình quản lý môi trường
của Dự án là theo dõi hoạt động của hệ thống xử lý nước thải, công tác vệ sinh môi
trường, thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ…
- Dự án sẽ phân công 1 cán bộ chuyên trách về môi trường và phòng chống các sự cố
về môi trường trong toàn bộ khu vực dự án.
- Tổ chức huấn luyện cho nhân viên về biện pháp phòng cháy chữa cháy, an toàn về
điện.
- Tổ chức nhân viên tuần tra, theo dõi thường xuyên các cầu dao, van khí chữa cháy
nhằm phát hiện các bất thường kịp thời, ngăn ngừa xảy ra sự cố.
5.1.1. Danh mục công trình xử lý môi trường

Bảng 5.1: Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện

STT Tên công trình xử lý Thời gian thực hiện


1 Hệ thống bể tự hoại. Trước khi đi vào hoạt động
Hệ thống cống thu gom nước thải,
2 Trước khi đi vào hoạt động
nước mưa chảy tràn
3 Các thùng chuyên dụng chứa rác Trước khi đi vào hoạt động
5.1.2. Chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường bao gồm quan điểm về nghiên cứu môi trường
cần thiết và các hoạt động thực hiện trong suốt giai đoạn cải tạo và hoạt động Dự án.
Bao gồm các nội dung chính sau:
- Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn cải tạo dự án;
- Phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường địa phương, các đơn vị chuyên môn
tiến hành giám sát môi trường định kỳ trong suốt quá trình hoạt động của Dự án;
- Các công trình như hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải,
khí thải;
- Các chương trình kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì sau khi Dự án bắt đầu đi vào hoạt
động;
Trang 106
- Các chương trình đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kế hoạch phòng
chống, khắc phục các sự cố môi trường;
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

Trang 107
Bảng 5.2: Chương trình quản lý môi trường

Giai Các hoạt Các tác động môi Các công trình, biện pháp bảo Kinh phí Thời Trách Trách
đoạn động của trường vệ môi trường thực hiện gian nhiệm tổ nhiệm giám
hoạt dự án các công thực chức thực sát
động trình, biện hiện và hiện
của pháp bảo vệ hoàn
dự án môi trường thành
1 2 3 4 5 6 7 8
Giai Hoạt động Tiếng ồn, bụi và khí thải - Sử dụng các phương tiện vận Trong kinh Trong Chủ dự Chủ đầu tư/
đoạn của các từ các phương tiện giao chuyển chuyên dụng. phí cải tạo suốt quá án Sở TN&MT
cải tạo phương tiện thông cơ giới sẽ gây ra - Giám sát không khí tại khu vực trình cải TP.HCM
cơ giới thi những tác động tiêu cực công trường. tạo
công, vận đối với môi trường
chuyển thiết không khí.
bị cải tạo
Tháo dở và Các hoạt động thi công - Công nhân được trang bị các Trong kinh Trong Chủ dự Chủ đầu tư/
lắp đặt các sẽ tạo ra tiếng ồn và bụi thiết bị bảo vệ tai khi làm việc phí cải tạo suốt quá án Sở TN&MT
thiết bị như ảnh hưởng đến chất tại khu vực có độ ồn cao. trình cải TP.HCM
tạo
mái tôn, lượng môi trường không - Sử dụng các thiết bị phát ra
quạt hút khí trong khu vực. tiếng ồn, rung thấp.
thông gió.
Tại các khu vực cải Trong kinh Trong Chủ dự Chủ đầu tư/
tạo… nước mưa thường - Đã có hệ thống thoát nước mưa phí cải tạo suốt quá án Sở TN&MT
cuốn theo đất, đá,bụi xung quanh khu vực dự án trình cải TP.HCM
tạo
thải từ quá trình khoan
đục vào khu vực nước
mặt lân cận, làm tăng độ
đục, ô nhiễm chất lượng

Trang 108
nước.
Rác thải cải tạo nếu - Thu gom rác, vật liệu, … tại Trong kinh Trong Chủ dự Chủ đầu tư/
không được tập kết đúng công trường. phí cải tạo suốt quá án Sở TN&MT
nơi quy định sẽ ảnh - Trang bị hàng rào cách ly tại trình cải TP.HCM
tạo
hưởng đến mỹ quan tự khu vực cải tạo.
nhiên của khu vực. - Đảm bảo trả lại cảnh quan khu
vực sau thời gian cải tạo
Tập trung Lượng nước thải sinh - Nhà vệ sinh được đấu nối với Trong kinh Trong Chủ dự án Chủ đầu tư/
đông lực hoạt nếu không được thu Công ty CP XNK Ngũ Cốc để phí cải tạo suốt quá Sở TN&MT
lượng lao gom và xử lý thích hợp xử lý. trình cải TP.HCM
tạo
động phục sẽ làm ô nhiễm môi
vụ thi công trường nước.
Rác thải sinh hoạt của - Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được Trong kinh Trong Chủ dự Chủ đầu tư/
lực lượng lao động trên thu gom hàng ngày, tập trung phí cải tạo suốt quá án Sở TN&MT
công trường nếu không tại khu vực tập kết rác. Chủ dự trình cải TP.HCM
án/Chủ đầu tư sẽ hợp đồng với tạo
được thu gom và thải
Công ty Môi trường đô thị của
đúng quy định sẽ làm địa phương để xử lý lượng rác
mất đi mỹ quan của khu thải sinh hoạt này.
vực còn là nguy cơ ô
nhiễm môi trường nước.
Cháy nổ, tai Sự cố chập điện có khả - Thường xuyên kiểm tra bảo Trong kinh Trong Chủ dự Chủ đầu tư/
nạn lao năng gây cháy nổ. dưỡng, đảm bảo không để xảy phí cải tạo suốt quá án Sở TN&MT
động, tai ra chập cháy điện. trình cải TP.HCM
nạn giao Tai nạn lao động và tai - Có phương án, chuẩn bị sẵn các tạo
thông nạn giao thông là các
nguy cơ có khả năng xảy phương tiện, vật liệu phòng
ra. Tuy nhiên, Chủ dự án cháy chữa cháy và ứng cứu sự

Trang 109
tham giacó kinh nghiệm cố khi cháy nổ xảy ra.
lâu năm nên các nguy cơ - Cải tạo, phổ biến và yêu cầu
này sẽ được giảm thiểu. công nhân tuân thủ triệt để các
quy định an toàn lao động và
nội quy lao động để hạn chế tối
đa tai nạn lao động.
Giai Hoạt động - Khí thải, bụi, tiếng ồn, Thường xuyên tưới nước mặt - Tính trong Trong Chủ đầu Sở TN&MT
đoạn giao thông CTR từ các phương tiện đường. chi phí vận suốt thời tư TP.HCM
vận giao thông. Quản lý chất lượng xe cộ ra vào hành gian vận
hành khu vực dự án. hành

Hoạt động Nước thải sinh hoạt có Thu gom và đưa về hệ thống xử Trong kinh Trong Chủ đầu Sở TN&MT
sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các lý nước thảiđược đấu nối với phí hoạt suốt thời tư TP.HCM
của cán bộ chất hữu cơ Công ty CP XNK Ngũ Cốc để động gian vận
(BOD/COD), chất rắn lơ xử lý. hành
công nhân
lững (SS), chất dinh
viên dưỡng (N,P) và vi sinh
CTR sinh hoạt. Hợp đồng với Công ty Môi Trong kinh Trong Chủ đầu Sở TN&MT
Bùn cặn từ bể tự hoại trường Đô thị để thu gom và phí hoạt suốt thời tư TP.HCM
mang đi xử lý động gian vận
hành
Nước mưa Nước mưa cuốn theo đất Nước mưa được thu gom, lắng - Trong Chủ đầu Sở TN&MT
chảy tràn cát và các tạp chất rơi vãi cặn và dẫn bằng cống thoát nước suốt thời tư TP.HCM
trên mặt đất xuống mưa chảy về các tuyến kênh gian vận
nguồn nước (bao gồm hành
thoát ra ngoài.
rác thải, đất cát, các chất
hữu cơ, các chất dinh
dưỡng, vi sinh)
Sự cố rò rỉ Thiệt hại về tài sản và Đảm bảo các công tác phòng - Trong Chủ đầu Sở TN&MT

Trang 110
hóa chất, tính mạng con người. chống sự cố rò rỉ hóa chất, cháy suốt thời tư TP.HCM
chảy nổ nổ gian vận
hành
Tai nạn lao Nguy hại đến tính mạng - Giáo dục ý thức nghề nghiệp, - Trong Chủ đầu Sở TN&MT
động của cán bộ nhân viên an toàn lao động cho các nhân suốt thời tư TP.HCM
viên y tế. gian vận
- Trang bị đầy đủ các phục hành
trang cần thiết về an toàn lao
động
Sự cố hệ Hoạt động quá tải hay rò - Vận hành hệ thống theo đúng - Trong Chủ đầu Sở TN&MT
thống xử lý rỉ cũng như không thể quy trình đã được hướng dẫn. suốt thời tư TP.HCM
nước thải hoạt động của hệ thống - Lập hồ sơ giám sát kỹ thuật gian vận
xử lý nước thải sẽ gây ô các công trình đơn vị để theo dõi hành
nhiễm môi trường nước, sự ổn định của hệ thống.
đất và điều kiện sống của
mọi người xung quanh - Lấy mẫu và phân tích chất
lượng mẫu nước sau xử lý nhằm
đánh giá hiệu quả hoạt động của
hệ thống xử lý.
- Báo ngay cho nhà cung cấp,
hoặc cơ quan có chức năng về
môi trường các sự cố để có biện
pháp khắc phục kịp thời.

Trang 111
5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Nội dung của chương trình giám sát bao gồm:


- Giám sát các chỉ tiêu đặc trưng ô nhiễm môi trường nước, không khí.
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực đến
môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hoạt động.
- Phát hiện các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Giám sát môi trường theo 2 giai đoạn: cải tạovà hoạt động của Dự án.
5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn cải tạo

(1) Chất lượng không khí xung quanh:


- Thông số quan trắc: bụi, nhiệt độ, SO2, NOx, CO, NH3, H2S, độ ồn.
- Vị trí quan trắc:
+ Tại cổng kho chứa
+ Tại khu vực cải tạo.
- Tần suất quan trắc: 3 tháng/lần.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh,
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
(2) Giám sát nước thải
- Các chỉ tiêu giám sát: Lưu lượng nước thải, Nồng độ các chất ô nhiễm: pH, SS,
BOD5, COD, nitrat, photphat, amoni, sunfua, dầu mỡ động thực vật, Coliform.
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại hố ga sau hệ thống xử lý nước thải.
- Tần suất thu mẫu và phân tích: 03 tháng/lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 28:2010/BTNMT, cột B.
(3) Giám sát chất thải rắn
Thường xuyên theo dõi, giám sát nguồn chất thải rắn phát sinh.
Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
Các số liệu trên phải thường xuyên được cập nhật hoá, đánh giá và ghi nhận kết
quả. Nếu có phát sinh ô nhiễm, dự án sẽ có các biện pháp xử lý thích hợp. Báo cáo về
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, cải tạo sẽ được thống kê hàng ngày. Thực
hiện thu gom và xử lý chất thải rắn theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.

Trang 112
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động

(1) Giám sát môi trường không khí

- Thông số lựa chọn: bụi tổng cộng, khí SO2, NO2, CO, THC, NH3, H2S, tiếng ồn, độ
rung;
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 01 điểm tại cổng kho B2.
- Tần số thu mẫu và phân tích: 4 lần/năm.
- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: Phương pháp tiêu chuẩn.
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN
26:2010/BTNMT, QCVN 27:2010/BTNMT.
(2) Giám sát chất lượng khí thải

- Thông số quan trắc: bụi, nhiệt độ, SO2, NOx, CO, độ ồn.
- Vị trí quan trắc: tại cổng kho B2
- Tần suất quan trắc: 03 tháng/lần.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
(3) Giám sát chất lượng nước thải

Thông số giám sát: pH, SS, BOD5, COD, Nitơ tổng, Phospho tổng, Dầu mỡ tổng,
Acid Sunfuric, Asen, Benzen.
- Vị trí giám sát: 01 điểm nước thải sau khi xử lý.
- Tần số giám sát: 6 tháng/lần.
- Tiêuchuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN
14:2009/BTNMT.
(4) Giám sát chất lượng nước mặt

Thông số giám sát: pH, COD, BOD5, SS, DO, NO3-, PO43-, T-N, T-P, Coliform.
- Vị trí giám sát: 01 điểm tại vị trí tiếp nhận nước thải của dự án.
- Tần số giám sát: 6 tháng/lần.
- Tiêu chuẩn so sánh: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN
08: 2008/BTNMT.

Trang 113
(5) Giám sát chất thải rắn

- Vị trí giám sát: 02 vị trí:


+ Khu vực tập kết chất thải rắn.
+ Vị trí lưu trữ chất thải rắn sinh hoa ̣t.
- Thông số giám sát: lượng thải.
- Tần suất giám sát: 3 tháng/lần.
Các số liệu trên sẽ được thường xuyên cập nhật hóa, đánh giá và ghi nhận kết
quả.Nếu có sự phát sinh sự cố có khả năng gây nguy hại đến môi trường dự án sẽ
thông báo ngay đến các cơ quan quản lý môi trường địa phương và các cấp có thẩm
quyền để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Công tác giám sát dựa theo quy định của Nghị định 59/2007/NĐ - CP về quản lý
chất thải rắn. QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại.
- Đảm bảo tuân thủ theo Thông tư số 12/2011/BTNMT ngày 14/04/2011của Bộ Tài
nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn điều kiện ngành nghề và thủ tập lập hồ sơ,
đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
5.2.3. Tổ chức thực hiện giám sát
- Chi nhánh công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú sẽ chịu trách nhiệm chính trong
việc thực hiện chương trình giám sát môi trường.
- Chi nhánh công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú sẽ ký hợp đồng với các đơn vị có
chức năng và khả năng để thực hiện.
- Chi nhánh công ty Cổ phần Hóa chất Nhật Phú sẽ báo cáo kết quả quan trắc môi
trường theo định kỳ 06 tháng/lần lên Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và
Môi trường TP. HCM.
5.2.4. Kinh phí giám sát môi trường

 Giai đoạn cải tạo


Chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu:
+ Không khí: 02 mẫu/lần x 1.000.000đ x 4 lần/năm = 8.000.000đ/năm
+ Nước thải: 01 mẫu/lần x 1.200.000đ x 4 lần/năm = 4.800.000đ/năm
+ Chi phí cho các hoạt động giám sát khác = 5.000.000đ/năm
+ Chi phí thực hiện báo cáo giám sát môi trường = 5.000.000đ/năm
Tổng chi phí quan trắc, giám sát môi trường trong giai đoạn cải tạo: 22.800.000đ/năm

Trang 114
 Giai đoạn vận hành
Chủ đầu tư dự án sẽ dành một khoảng kinh phí thu được hàng năm cho việc giám
sát môi trường. Chi phí giám sát môi trường ước tính như sau:
+ Không khí: 03 mẫu/lần x 1.000.000đ x 2 lần/năm = 8.000.000đ/năm
+ Khí thải: 01 mẫu/lần x 800.000đ x 4 lần/năm = 3.200.000đ/năm
+ Nước thải: 01 mẫu/lần x 1.200.000đ x 4 lần/năm = 4.800.000đ/năm
+ Chi phí cho các hoạt động giám sát khác = 5.000.000 đ/năm
+ Chi phí thực hiện báo cáo giám sát môi trường = 5.000.000đ/năm
Tổng chi phí quan trắc, giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành:
26.000.000đ/năm.
5.2.5. Dự toán kinh phí cho các thiết bị, hệ thống xử lý môi trường

Bảng 5.3. Dự toán kinh phí cho các thiết bị, hệ thống xử lý môi trường

STT Hạng mục Số lượng Đơn giá Thành tiền


01 Chụp hút 4 Cái 5.000.000 20.000.000

02 Sàn lót chống thấm 700m2 100.000 70.000.000


03 Thùng rác + giẻ lau 4 Thùng +
5.000.000 5.000.000
5 bộ

Tổng cộng 95.000.000

Trang 115
CHƯƠNG 6

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Theo khoản a mục 3 điều 14 của Nghị định 29/2011/NĐ - CP ngày 18/04/2011
của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
truờng, cam kết môi trường, dự án thực hiện tại kho chứa của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Ngũ Cốc đã được lập đề án bảo vệ môi trường phê duyện tại quyết định số
2007/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương nên không cần lập tham vấn ý kiến cộng đồng.

Trang 116
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích đánh giá tác động môi trường của Dự án kho chứa hoá
chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ Độc Lập, KCN Sóng Thần 1,
phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương của Chi nhánh Công ty Cổ phần
Hoá chất Nhật PhúCó thể rút ra một số kết luận sau đây:
Việc thực hiện Dự án là phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của thị xã
Dĩ An nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung. Dự án này sẽ góp phần chuyển đổi
hình thức mua bán kinh doanh hoá chất trên địa phương từ mô hình kinh doanh nhỏ lẻ,
mất vệ sinh thành mô hình kinh doanh có quy mô lớn hơn, công suất lớn, chất lượng
cao và đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, dự án cũng góp phần đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của người dân về các sản phẩm hoá chất, mang lại những hiệu quả
kinh tế - xã hội cho địa phương và tạo thêm một số công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, hoạt động của Dự án có thể gây ra một số tác động ảnh hưởng tới
Kinh tế - Xã hội - Môi trường nếu không có các biện pháp phối hợp phát triển một
cách bền vững và kế hoạch tổng thể khống chế ô nhiễm môi trường. Các tác động đó
là:

 Gây ô nhiễm không khí do bụi, mùi, tiếng ồn và các khí thải khác.

 Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt trong giai đoạn dự án đi vào hoạt
động.

 Ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt, và một số chất thải nguy hại khác.

 Nguy cơ xảy ra các loại rủi ro, sự cố môi trường trên khu vực Dự án.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường và sự phát triển
bền vững, chủ đầu tư ngay từ khi thành lập dự án đã đưa ra những biện pháp công
nghệ và quản lý cụ thể, khả thi nhằm hạn chế các tác động tiêu cực này. Với các biện
pháp giảm thiểu tác động tiêu cực được trình bày trong Chương 4 và quyết tâm thực
hiện nghiêm túc các biện pháp này trong thực tế, các tác động đến chất lượng môi
trường sẽ được giảm thiểu đến mức chấp nhận được và hoạt động của dự án sẽ mang
lại những lợi ích thiết thực cho xã hội.

Trang 117
2. KIẾN NGHỊ

Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ Độc Lập,
KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương của Chi
nhánh Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú, là dự án phù hợp với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của thị xã Dĩ An. Với những lợi ích xã hội thiết thực của dự án,
nhằm thúc đẩy tiến trình thực hiện và sớm đưa dự án vào hoạt động phục vụ xã hội,
chủ đầu tư kính mong Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương thẩm định và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường làm cơ sở pháp lý để có thể triển khai dự án, sớm đưa dự án đi vào họat động.
3. CAM KẾT

Chủ đầu tư dự án cam kết trong quá trình hoạt động, Dự án luôn đảm bảo đạt các
quy định, yêu cầu sau:
 Trong quá trình tiến hành và vận hành dự án luôn tuân thủ phương án quy hoạch,
thực hiện giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn vận hành.

 Môi trường không khí xung quanh: Các khí thải khi có phát tán ra môi trường bảo
đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN
05:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không
khí xung quanh QCVN 06:2009/BTNMT, Tiêu chuẩn vệ sinh lao động số
3733/2002/QĐ-BYT.

 Độ ồn: Đảm bảo độ ồn sinh ra từ quá trình hoạt động của dự án đạt Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT và Tiêu chuẩn về âm học - Mức
ồn tối đa cho phép tại các vị trí làm việc TCVN 3985 : 1999.

 Nước thải: Nước thải đảm bảo được xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) trước khi thải vào môi trường.

 Chất thải rắn:

 Chất thải rắn sinh hoạt: được thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định của
Nghị định 59/2007/NĐ - CP về quản lý chất thải rắn.

 Chất thải nguy hại:

 Đảm bảo đúng Quy định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu
huỷ chất thải nguy hại tại địa phương.

 Đảm bảo tuân thủ theoNghị định số 59/2007 về việc quản lý chất thải rắn và Thông
tư số 12/2011/BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về việc

Trang 118
hướng dẫn điều kiện ngành nghề và thủ tập lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,
mã số quản lý chất thải nguy hại.
 Đảm bảo tuân thủ Luật Phòng cháy và Chữa cháy được Quốc hội Nước Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực thi hành từ ngày
04 tháng 10 năm 2001 và một số tiêu chuẩn sau:

 TCVN 2622 - 1978: Tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình.

 TCVN 3255 - 1986: An toàn nổ - Yêu cầu chung.

 TCVN 3254 - 1989: An toàn cháy - Yêu cầu chung.

 TCVN 5760 - 1993: Hệ thống chữa cháy yêu cầu về thiết kế lắp đặt và sử dụng.
 Cam kết kê khai và đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đầy đủ cho cơ
quan có thẩm quyền, hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống xử lý thải ngay khi dự
án đi vào hoạt động.
 Cam kết tuân theo luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007, đảm bảo an toàn về
quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, vi khuẩn.
 Cam kết thực hiện theo Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính
phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng
10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Hóa chất;
 Cam kết tuân theo Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công
Thương: Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
trong lĩnh vực công nghiệp;
 Cam kết thực hiện theo Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của chính
phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ;
Chủ đầu tư Dự án kho chứa hoá chất, lưu chứa 5.402 tấn/năm tại số 7 đại lộ Độc
Lập, KCN Sóng Thần 1, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương của Chi nhánh
Công ty Cổ phần Hoá chất Nhật Phú Cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp
luật Việt Nam nếu vi phạm các Công ước Quốc tế, các Tiêu chuẩn - Quy chuẩn Việt
Nam nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tính mạng và sức
khỏe của con người.

Trang 119
PHẦN PHỤ LỤC

Trang 120
PHỤ LỤC 1:
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

Trang 121
PHỤ LỤC 2:
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG

Trang 122
PHỤ LỤC 3:
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG
LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN

Trang 123

You might also like