You are on page 1of 17

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


****** *****

BÁO CÁO MÔN HỌC


QUẢN TRỊ MẠNG

Đề Tài: Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cấu hình cho


NIS Server trên Ubuntu – NHÓM 8

Giáo viên hướng dẫn: Tạ Minh Thanh


Sinh viên thực hiện : Phan Duy Dương – Mạng máy tính 14
Quách Đức Bình – Mạng máy tính 14

1
Contents
Mở đầu .................................................................................................................................................... 3
Chương I: Lý thuyết ............................................................................................................................. 4
Chương II: Cách cài đặt tất cả các bước, có nêu mô hình hệ thống ................................................. 6
1. Cấu hình NIS Server: .................................................................................................................. 7
2. Cấu hình NIS client: .................................................................................................................. 12
Chương III: Kịch bản demo ............................................................................................................... 16
Chương IV: Kết quả thí nghiệm............................................................................................................ 17
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................. 17

2
Mở đầu
Trong thời đại công nghệ số ngày nay hầu hết các thiết bị công nghệ hầu
hết được gắn kết với nhau thông qua hệ thống Internet do đó vai trò của nhà
quản trị mạng ngày càng được coi trọng.
Quản trị mạng được định nghĩa là các công việc quản trị mạng lưới bao
gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm
bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu định ra.
Đề tài này chỉ đề cập tới ứng dụng rất nhỏ trong việc khai thác các dịch vụ
quản trị mạng trên hệ điều hành Ubuntu đó là Network Information Service
(NIS)
Do phải thay đổi đề tài trong quá trình học vì những lý do khách quan nên
sự chuẩn bị cho đề tài này còn nhiều thiếu sót và chưa được hoàn chỉnh. Rất
mong nhận được sự đóng góp của thầy.
Nhóm chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Tạ Minh
Thanh trong quá trình học tập môn Quản trị mạng

3
Chương I: Lý thuyết

Network Information Services (NIS) : Cho phép bạn tạo tài khoản người
dùng có thể chia sẻ trên tất cả các hệ thống trên mạng. Các tài khoản người dùng
được tạo ra chỉ trên máy chủ NIS. NIS client muốn download dữ liệu cần phải
có username và passwords từ máy chủ NIS để có thể đăng nhập vào sever.
Một lợi thế của NIS là người sử dụng cần phải thay đổi mật khẩu của
mình duy nhất trên máy chủ của NIS, thay vì mỗi hệ thống trên mạng. Điều này
làm cho NIS phổ biến trong các phòng thí nghiệm đào tạo máy tính, các dự án
phát triển phần mềm hoặc là giải pháp cho nhóm người đã chia sẻ nhiều máy
tính khác nhau.
Nhưng nhược điểm đó là NIS không mã hóa các thông tin tên người dùng
và mật khẩu khi các máy client đăng nhập và tất cả người dùng có thể truy cập
các mật khẩu mã hóa được lưu trữ trên máy chủ của NIS.
Một vấn đề lớn trong việc điều hành một môi trường máy tính là việc bảo
trì riêng biệt các bản copies của file cấu hình thông thường như password,
group, và hosts files. Tốt nhất, mạng phải nhất quán trong cấu hình của nó, do
đó người dùng không phải bận tâm về nơi cất dấu tài khoản của họ hoặc nếu họ
có thể tìm thấy một máy tính khác trên mạng. Mỗi tập tin này phải được nhân
bản để mỗi máy chủ lưu trữ trên mạng. Trong môi trường mạng nhỏ (Lan chỉ
chứa vài máy), thì việc này có vẻ đơn giản, nhưng trong môi trường mạng lớn
với hàng trăm, nghìn máy thì để làm việc này thủ công là việc vô cùng khó
khăn.
Các hệ thống thông tin mạng NIS là địa chỉ của vấn đề này. Đây là một hệ
cơ sở dữ liệu phân tán. Thay vì phải quản lý các file của mỗi máy chủ lưu trữ
(như / etc / hosts, / Etc / passwd, / etc / group, / etc / ethers, vv), bạn duy trì một
cơ sở dữ liệu cho mỗi tập tin trên một trung tâm máy chủ. Máy được sử dụng
NIS lấy thông tin khi cần thiết từ những cơ sở dữ liệu. Khi thêm một hệ thống
mới vào mạng, chỉ cần sửa đổi một tập
tin trên một máy chủ trung tâm và thông báo thay đổi này với phần còn lại của
mạng, hơn là thay đổi các tập tin host cho mỗi máy chủ lưu trữ cá nhân trên
mạng. Đối với một mạng lưới của hai hoặc ba hệ thống, sự khác biệt có thể
không quan trọng, nhưng đối với một mạng lưới rộng lớn với hàng trăm hệ
thống, NIS là giải pháp tối ưu.
Vì NIS có quan điểm nhất quán về các tập tin trên mạng, nó phù hợp cho
các tập tin không có thông tin host- cụ thể. Các tập tin là như nhau trên tất cả các
host trong một mạng, như /etc/passwd và /etc/hosts phù hợp với mô hình NIS
của một phân phối cơ sở dữ liệu. Ngoài việc quản lý tập tin cấu hình, NIS có thể

4
được sử dụng cho bất kỳ tập tin dữ liệu chung mà truy cập vào một hoặc nhiều
lĩnh vực quan trọng.
NIS được xây dựng trên mô hình client-server. Một server NIS là một
host mà chứa các file dữ liệu NIS, gọi là maps. Client là những host truy vấn
thông tin từ các maps này. Server phải phân chia nhiều hơn nửa để quản lý và
phục vụ tích cực. Các máy chủ (master server) là chủ thực sự của các maps dữ
liệu. Slave NIS xử lý các yêu cầu của client, nhưng chúng không thay đổi các
NIS maps. Các máy chủ chịu trách nhiệm tổng thể cho tất cả các map bảo dưỡng
và phân phối đến các máy chủ slaver của nó. Khi một NIS map được xây dựng
trên máy chủ có 1 sự thay đổi, các tập tin map mới này được phân phối cho các
máy slave server. Các máy NIS client "nhìn thấy" những thay đổi này khi thực
hiện truy vấn trên các tập tin map, không phân biệt là nó đang giao tiếp với
master server hay là slave server, vì khi các map được phân phối thì tất cả các
máy server đều nhận được thông tin như nhau.
Mối quan hệ giữa các máy slave, master và client:

5
Chương II: Cách cài đặt tất cả các bước, có nêu mô hình hệ thống

 Trước khi có NIS, việc chứng thực cho một user login vào hệ thống như
sau:

 Khi có NIS, việc chứng thực cho user login vào hệ thống có thể hiểu như
sau:

 NIS – Network Information Service là nơi lưu trữ dữ liệu tập trung để các
client có thể truy vấn.

6
* Cách cấu hình, cài đặt:

1. Cấu hình NIS Server:

#sudo apt-get update

#sudo apt-get install rpcbind

7
# sudo update-rc.d rpcbind defaults 10
#sudo apt-get install nis

+ Thêm domain

8
# sudo nano /etc/default/nis
edit: nisserver=master
nisclient=false

9
#sudo nano /etc/ypserv.securenets

Edit after PLEASE ADJUST!


255.255.255.0 (Your IP Address)

# sudo nano /var/yp/Makefile


Find “passwd group”, add “shadow” between it.

10
# sudo service rpcbind restart
# sudo service nis restart
# sudo /usr/lib/yp/ypinit –m
#sudo useradd -d /home/username -m username

11
2. Cấu hình NIS client:

Các bước ban đầu từ apt-get update đến install nis sẽ giống như server
#sudo apt-get update
#sudo apt-get install rpcbind
# sudo update-rc.d rpcbind defaults 10
#sudo apt-get install nis
+ Thêm domain

12
#sudo nano /etc/hosts
Add:

#ping quantrimang

#ping quantrimang.duyduong.com

13
#sudo nano /etc/yp.conf
Add: domain duyduong.com server quantrimang.duyduong.com

#sudo nano /etc/nsswitch.conf


Add ‘nis’ before ‘compat

14
#sudo chmod 777 /home
#ls –l

15
Chương III: Kịch bản demo

Tạo 3 user bên phía NIS server có data gồm username và password

# sudo useradd -d /home/user1 -m user1


# sudo useradd -d /home/user2 -m user2
# sudo useradd -d /home/user3 -m user3

#cd ..
#ls –l

Thiết lập password cho 3 user:

# sudo passwd user1


# sudo passwd user2
# sudo passwd user3

#cd /var/yp
#sudo make

#ypcat passwd

16
* Switch to NIS Client:
#ypcat passwd

-Dùng lệnh su user1 để đăng nhập vào user1

Chương IV: Kết quả thí nghiệm


Quá trình triển khai đã cấu hình và cài đặt được mô hình Network
Information Service (NIS)

Tài liệu tham khảo


 http://thonghoang.com/linux/noi-dung-chinh-bai-tim-hieu-ve-network-information-
service-nis-tren-linux.html
 Setting Up NIS (Part 1 of 2): Configuring a NIS SERVER
(https://www.youtube.com/watch?v=a12QU8fY-Oo)
 Setting Up NIS (Part 2 of 2): Configuring a NIS CLIENT
(https://www.youtube.com/watch?v=C7SRAkGYouw)

17

You might also like