You are on page 1of 29

Mục lục:

Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng mối quan hệ này vào công cuộc đổi mới nước ta hiện
nay?

Câu 6: Vì sao trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc lịch sử - cụ thể ? Hãy vận dụng
nguyên tắc này vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.

Câu 7: Phân tích nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác – Lênin; Vận dụng nguyên tắc
này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

CÂU 8. Bằng lý luận và thực tiễn, Anh( chị) hãy chứng minh rằng: “ Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống
trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực
lượng tinh thần thống trị trong xã hội”

CÂU 9: Bằng hiểu biết của mình về nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Anh ( chị) hãy làm sáng tỏ luận điểm sau đây
của Lênin:

“ Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học . Một lý luận hết sức hoàn
chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và
chính trị”

CÂU 10: Hãy giải thích và chứng minh luận điểm sau đây của Lênin:

“ Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào
trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”

Câu 12: Anh ( chị) hãy làm rõ sự khác biệt giữa quan niệm về con người trong triết học Mác với quan niệm về con người
trong lịch sử triết học trước Mác và vận dụng các quan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực
con người ở Việt Nam hiện nay.

Câu 13/ Lý luận là gì? Tư duy lý luận là gì? Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận? Bình luận
nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý
luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”.

Câu 16. Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng
tạo ra thế giới”.

Câu 26: Giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có sự giải thích và một sự
phát triển thêm”.

Câu 27: Giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận
nhận thức”.

Câu 28: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Việc
tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?

Câu 29: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vạch ra ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội? Phân tích tư tưởng của
Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”. Đảng CSVN đã vận dụng học thuyết hình thái
KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng VN hiện nay?

Câu 31: Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Tại sao nói quy luật này là quy luật cơ bản và phổ biến nhất của xã hội lòai người. Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này
như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Câu 33 : Giai cấp là gì? Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp
thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng
là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.

Câu 34:Nhà nước pháp quyền là gì? So sánh NNPQ tư sản & NNPQ xã hội chủ nghĩa. Phân tich cơ sở kinh tế, cơ sở chính
trị và cơ sở xã hội của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã
hội”.

Câu 35:Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người và về vấn đề giải phóng con người.

Trả lời:

Câu 1: Phân tích mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và vận dụng mối quan hệ này vào công cuộc đổi mới nước ta hiện
nay?
Trả lời:

*Phân tích mối quan hệ giữa vật chất với ý thức:

- Khái niệm về vật chất

+ Theo Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

+Vật chất là phạm trù triết học, là sản phẩm của sự trừu tượng hóa nên không có các thuộc tính cụ thể mà ta cảm nhận trực tiếp
bằng giác quan. Vì vậy ta không thể đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của nó.Thuộc tính cơ bản của vật chất là tồn tại khách
quan tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức có thể tác động vào giác quan

-Khái niệm về ý thức: Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong đầu óc con người, phản ánh thế giới vật chất xung quanh,
hình thành phát triển trong quá trình lao động và định hình thể hiện ra bằng ngôn ngữ

-Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức

+Tính quyết định của vật chất đối với ý thức

 Vật chất có trước ý thức


 Vật chất là nguồn gốc của ý thức
 Vật chất quyết định ý thưc
 Vật chất quyết định nội dung ý thức
 Vật chất quyết định hình thức biểu hiện (tồn tại) của ý thức
 Vật chất quyết định vai trò và tác dụng của ý thức

+Vai trò của ý thức đối với vật chất

 Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực
 Khi thông qua lực lượng vật chất và bằng lực lượng vật chất (vật chất hóa tri thức khoa học, quần chúng hóa quan điểm
cách mạng…), ý thức đi vào hoạt động thực tiễn của con người, khi đó nó sẽ tác động trở lại các tiến trình vật chất
 Những yếu tố ý thức đúng đắn, tiến bộ thì sẽ thúc đẩy các tiến trình vật chất trong xã hội tiến lên
 Những yếu tố ý thức sai lầm cổ hũ, phản động sẽ kìm hãm sự phát triển của các tiến trình vật chất trong xã hội
 Vật chất hóa ý thức càng sâu rộng thì sức tác động của ý thức càng lớn

*Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Thựctrạng:
_Trướcđổimới:

Kinhtế(vậtchất):
Cơsởvậtchấtkỹthuậtyếukém,cơcấukinhtếnhiềumặtmấtcânđối,năngxuấtlaođộngthấp,sảnxuấtchưađảmbảonhucầuđờisống,sả
nxuấtnôngnghiệpchưacungcấpđủthựcphẩmchonhândân,nguyênliệuchocôngnghiệp,hànghoáchoxuấtkhẩu.
Chínhtrị(ýthức):
Chúngtachưatìmrađượcđầyđủnhữngnguyênnhânđíchthựccủasựtrìtrệtrongnềnkinhtếcủanướctavàcũngchưađềracácchủtrươ
ngchínhsáchvàtoàndiệnvềđổimới,nhấtlàvềkinhtế,chúngtachưakiênquyếtkhắcphụcchủquan,trìtrệtrongbốtrícơcấukinhtế,cảitạoxãhộichủ
nghĩavàquảnlýkinhtếvàphạmnhữngsailầmtronglĩnhvựcphânphốilưuthông.
_Sauđổimới:
Chínhtrị:
Đảngvànhànướcđãđisâunghiêncứu,phântíchtìnhhình,lấyýkiếnrộngrãicủacơsở,củanhândân.vàđặcbiệtlàđổimớitưduyvềkinhtế
.
ĐạihộilầnthứVIcủaĐảngđãrútrabàihọckinhnghiệmlớn,trongđó:phảiluônxuấtpháttừthựctế,tôntrọngvàhànhđộngtheoquyluậtkhá
chquan.Đảngđãđềrađườnglốiđổimới,mởrabướcngoặttrongsựnghiệpxâydựngchủnghĩaxãhộiởnướcta.VàđếnĐạihộiđạibiểutoànquốclầ
nthứVII,tađãđánhgiátìnhhìnhchínhtrịxãhộiViệtNamsauhơnbốnnămthựchiệnđườnglốiđổimới:côngcuộcđổimớibướcđầuđãđạtđượcnhữn
gthànhtựubướcđầurấtquantrọng,tìnhhìnhchínhtrịcủađấtnướcổnđịnh.
Kinhtế:

Nềnkinhtếcónhữngchuyểnbiếntíchcực,bướcđầuhìnhthànhnềnkinhtếhànghoánhiềuthànhphần,vậnđộngtheocơchếthịtrườngc
ósựquảnlýcủanhànước,nguồnlựcsảnxuấtcủaxãhộiđượchuyđộngtốthơn,đờisốngvậtchấttinhthầncủamộtbộphậnnhândâncóphầnđượcc
ảithiện.Sinhhoạtdânchủtrongxãhộingàycàngđượcpháthuy...
Đảng chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa đất nước ta trở thành
một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội
lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, boả vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát trển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an
ninh.
Cùng với quá trinh vận dụng của Đảng trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước thì phát triển giáo dục và đào tạo khoa
học ông nghệ, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân téc. Về giáo dục đào tạo tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện đổi mới nội dung phương pháp va hệ thống quản lý giáo dục…Về khoa học công nghệ khoa học xã hội và nhân văn
hướng vào giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển , cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định
đường lối chủ trương cuả Đảng …
Tăng cường quốc phòng và an ninh bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa la bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ, an ninh quốc gia
và toàn vẹn lãnh thổ, kết hợp chặt chẽ kinh tế quốc phòng và an ninh và kinh tế trong các chiến lược. Mở rộng quan hệ đối ngo ại và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chủ động hội nhập kinh tê quốc tế và khu vực. Phát huy sức manh đại đoàn kết toàn dân
.
Vận dụng:
-“ Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” trong đánh giá tình hình, “Tôn trọng quy luật khách quan” trong quá trình đổi mới

+ Xuất phát từ hiện thực khách quan của đất nước, của thời đại để hoạch định chiến lược, sách lược phát triển đất nước

+Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức, sử dụng những lực lượng vật chất (cá nhân-cộng đồng, kinh tế-quân sự, trong nước-ngoài nước,
quá khứ-tương lai…) để phục vụ cho sự nghiệp Đổi mới

+Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu phát triển đất nước

+Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích khác nhau (kinh tế, chính trị, tinh thần: cá nhân, tập thể, xã hội…) thành động lực thúc đẩy Đổi
mới

+ “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”

-Khơi dậy và phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+Coi sự thống nhất nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học là động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc Đổi mới

+Bồi dưỡng nhiệt tình phẩm chất cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, tài trí người Việt Nam…

+Coi trọng và đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng (chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng HCM…), nâng cao và đổi mới tư duy lý
luận (về CNXH và con đường đi lên CNXH…)

+Phổ biến tri thức khoa học – công nghệ cho cán bộ, nhân dân

- Khắc phục chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, đầu óc bảo thủ, trì trệ trong quá trình Đổi mới

+Kiên quyết ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan duy ý chí; lối suy nghĩ, hành động giản đơn; nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ
quan ảo tưởng, bất chấp quy luật hiện thực khách quan

+Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì trệ, thói thờ ơ lãnh đạm…

+Phê phán thói vô trách nhiệm hay đổ lỗi cho hoàn cảnh mà lẫn trốn trách nhiệm cá nhân…
Câu 6: Vì sao trong hoạt động nhận thức và thực tiễn chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc lịch sử - cụ thể ? Hãy vận dụng
nguyên tắc này vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay.

Nguyên tắc lịch sử cụ thể là gì?

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, tức là một hệ thống các nguyên lý, quy phạm,
phạm trù nói về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển xảy ra trong toàn bộ thế giới. Mỗi sự vật, hiện tượng hay quá trình tồn tại
trong hiện thực đều được tạo thành từ những yếu tố, bộ phân khác nhau; có muôn vàn sự tương tác (mối liên hệ, quan hệ) với nhau
và với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau; qua đó nó bộc lộ ra thành những đặc điểm tính chất không giống nhau. Thêm
vào đó, mỗi sự vật, hiện tương hay quá trình đều tồn tại trong tiến trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chính mình; quá trình
này thể hiện một cách cụ thể bao gồm mọi sự thay đổi và phát triển diễn ra trong những điều kiện, hòan cảnh khác nhau, tương tác
với những sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau, trong những không gian và theo những thời gian không như nhau.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc lịch sử - cụ thể bao gồm toàn bộ nội dung của hai nguyên lý là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và
nguyên lý về sự phát triển
Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai nguyên lý cơ bản và đóng vai trò xương sống trong phép duy vật biện chứng của
triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về
sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Nội dung hai nguyên lý cơ bản như sau:

 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ,
ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một
hiện tượng trong thế giới.

 Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt
chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
Phương pháp thống nhất cái lịch sử và cái lôgích

Vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể vào thực tế, nhất thiết phải áp dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp
lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các hiện tượng và các sự kiện lịch sử với mọi tính chất cụ thể của chúng.
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng
quát, nhằm vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. Tiêu chuẩn của chân lý là lý luận ăn khớp
với thực tiễn, tức là cái lôgích phản ảnh đúng bản chất của lịch sử. Mặc khác, trong nhận thức, cái lôgích khái quát được mà chưa
được thực tiễn lịch sử kiểm tra thì chưa hẳn đã là chân lý, vì chân lý bao giờ cũng cụ thể trong tri giác, Lê-nin nhấn mạnh: “nếu chân
lý là trừu tượng thì tức là không phải chân lý”. Vì thế, trong thực tế, hai phương pháp lịch sử và lôgích phải thâm nhập vào nhau và
ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc lịch sử - cụ thể sẽ mang lại hiệu quả gì ? Ngược lại nếu không tôn
trọng nguyên tắc lịch sử - cụ thể sẽ mang lại hậu quả gì ?

Trong hoạt động nhận thức, chủ thể phải tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại và phát triển cụ thể của những sự vật cụ thể trong
những điều kiện, hòan cảnh cụ thể.
Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải xây dựng được những đối sách cụ thể, áp dụng cho những sự vật cụ thể, đang tồn tại trong
những điều kiện, hòan cảnh, quan hệ cụ thể mà không nên áp dụng những khuôn mẫu chung chung cho bất cứ sự vật nào, trong bất
kỳ điều kiện, hoàn cảnh, quan hệ cụ thể nào.

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu tôn trọng nguyên tắc lịch sử - cụ thể sẽ giúp nhận thấy:
- Sự vật đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những chất, lượng nào; thể hiện qua những độ nào; đang (đã hay sẽ) thực hiện
những bước nhảy nào để tạo nên những chất, lượng mới nào…
- Sự vật đang (đã hay sẽ) bị tác động bởi những mâu thuẫn nào; những mâu thuẫn đó đang nằm ở giai đoạn nào, có vai trò
như thế nào đến sự vận động, phát triển của sự vật…
- Sự vật đang (đã hay sẽ) trải qua những lần phủ định biện chứng nào; cái cũ nào đang (đã hay sẽ) phải mất đi, cái mới nào
đang (đã hay sẽ) xuất hiện…
- Trong mối quan hệ với những sự vật khác, những điều gì được coi là những cái riêng hay cái đơn nhất, điều gì là cái chung
hay cái đặc thù/ cái phổ biến; chung quy định nhau, chuyển hóa lẫn nhau như thế nào
- Bản chất của sự vật là gì, nó được thể hiện qua những hiện tượng nào; hiện tượng nào là giả tưởng, hiện tượng nào là
điển hình

- Nội dung của sự vật là gì, nó đang (đã hay sẽ) tồn tại thông qua những hình thức nào; hình thức nào phù hợp với nội dung
của sự vật, hình thức nào không phù hợp với nội dung, cái gì làm cho nội dung của sự vật biến đổi
- Trong bản thân sự vật, hiện thực là gì; hiện thực đó đang (đã hay sẽ) nảy sinh ra những khả năng nào; mỗi khả năng đó
trong những điều kiện cụ thể nào có độ tất yếu hiện thực hóa ra sao…
Nhận biết được những điều đó sẽ giúp ta:

- Có quan điểm đánh giá chính xác đặc điểm cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của sự vật đó
- Dễ dàng có phương hướng, hành động đúng đem lại hiệu quả cao.
- Áp dụng những chính sách cụ thể vào tình hình thực tế một cách đúng đắn, mang lại thắng lợi.
- Tổng quát được các sự kiện xảy ra trong nghiên cứu khoa học hay các biến cố xảy ra trong các tiến trình lịch sử nhân loại;
nhận thức được tính muôn vẻ của tự nhiên, tính phong phú của lịch sử trong sự thống nhất.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn được coi là “linh hồn” phương pháp luận của triết học Mác – Lênin. Nó tổng hợp trong mình những
nguyên tắc, quan điểm, yêu cầu mang tính phương pháp luận của triết học Mác – Lênin, do đó, hiểu theo nghĩa rộng, nó cũng chính
là phương pháp biện chứng. Vì thế trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, nếu không tôn trong nguyên tắc lịch sử - cụ thể đồng
nghĩa với việc đi ngược lại với phương pháp biện chứng, tức phương pháp siêu hình:
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một
ranh giới tuyệt đối.
- Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự
biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.
Mà hậu quả của phương pháp siêu hình là làm cho con người chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ
qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của
những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây
mà không thấy rừng.

Tóm lại, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn nếu không tôn trọng nguyên tắc lịch sử - cụ thể sẽ mang lại những hậu quả rất
nghiệm trọng, ta sẽ luôn nhìn nhận sự vật hiện tượng một cách phiến diện, trừu tượng và sẽ không bao giờ giải quyết được các mâu
thuẫn; sẽ không bao giờ có được những phương hướng, hành động đúng khi giải quyết vấn đề.
(Về hậu quả của việc không vận dụng nguyên tắc lịch sử cụ thể do không có tài liệu tham khảo mà tự suy luận nên cần liên lạc với
Thầy để hỏi lại)
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể gợi mở cho chúng ta điều gì công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay ?
i. Đảng ta vận dụng như thế nào?

Từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường CNXH. Ngày nay, để xây dựng thành công CNXH, Đảng đề ra đường lối xây dựng
nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng; bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

ii. Chúng ta vận dụng như thế nào?


Muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần:
Mở rộng phân công lao động, phát triển kinh tế vùng, lãnh thổ tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ giá cả.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi:
Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Giải quyết những hạn chế còn tồn tại của kinh tế thị trường

Câu 7: Phân tích nội dung nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của triết học Mác – Lênin; Vận dụng nguyên tắc
này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

 Vận dụng nguyên tắc này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của
qúa trình phát triển xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay khi thực tế cuộc sống đang đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều
những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh của việc xây dựng, phát triển dời sống kinh tế, văn hóa của xã hội. Hơn lúc nào hết lý
luận Mac – Lênin trong sự thống nhất cao với thực tiễn phải thể hiện vai trò hướng dẫn, chỉ đạo trong công việc, giải quyết những
vấn đề cấp bách và trọng đại do cuộc sống hiện thực đặt ra cho chúng ta trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
hiện nay. Những thành qủa mà chúng ta có được ngày hôm nay là kết qủa của sự năng động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta
trong qúa trình vận dụng nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiễn vào hoàn cảnh lịch sử Việt nam trong thời kỳ qúa độ lên chủ
nghĩa xã hội.

CÂU 8. Bằng lý luận và thực tiễn, Anh( chị) hãy chứng minh rằng: “ Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống
trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực
lượng tinh thần thống trị trong xã hội”
Quan điểm về vai trò của quan hệ giữa người và người về vật chất đối với quan hệ giữa người và người về tinh thần. Về
điều này, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó
có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào
chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất, thành thử nói chung những tư tưởng của
những người không có tư liệu sản xuất tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối. Những tư tưởng thống trị không
phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất thống trị
được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng; do đó là sự biểu hiện của chính ngay của những quan hệ làm cho một giai cấp trở thành
giai cấp thống trị; do đó, đó là những tư tưởng của sự thống trị của giai cấp ấy”
Luận điểm trên chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, trong đó cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thượng tầng

Chứng minh về mặt lý luận:


Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của
chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế
chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội - đó là phương diện kinh tế và
phương diện chính trị - xã hội, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở
hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng và đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại
cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội.
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng: (Sách giáo trình Triết quyển màu xanh dượng trang
118-119).
- Sự tác động trờ lại của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng: (Sách giáo trình Triết quyển màu xanh dượng trang 119-
120).

Chứng minh bằng thực tiễn:


Trong lịch sử, từ xa xưa cho đến nay, vẫn thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tranh tàn khốc mà nguyên nhân sâu xa
của mọi cuộc chiến tranh giữa người và người là sự tranh giành các tư liệu sinh hoạt (thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo...). Thông
thường, để gây ra một cuộc chiến tranh thì người gây chiến phải tìm một lý do tư tưởng nào đó, tức là phải coi cuộc chiến chiến
tranh ấy là “hợp lý”, “có giá trị phổ biến”. Điều này cũng đúng đối với các hành vi bạo lực của nhà nước dùng để trấn áp sự phản
kháng của những người không chấp hành pháp luật của nhà nước. “Thật ra, mỗi giai cấp mới thay thế cho giai cấp thống trị trước
mình, muốn thực hiện được mục đích của mình, đều nhất thiết phải biểu hiện lợi ích của bản thân mình thành lợi ích chung của mọi
thành viên trong xã hội hay nói một cách trừu tượng: phải gắn cho những tư tưởng của bản thân mình một hình thức phổ biến, phải
biểu hiện những tư tưởng đó thành những tư tưởng duy nhất hợp lý, duy nhất có giá trị phổ biến”. Nhà nước tư sản “chẳng phải là
cái gì khác mà chỉ là hình thức tổ chức mà những người tư sản buộc phải dùng đến để bảo đảm lẫn cho nhau sở hữu và lợi ích củ a
họ, ở ngoài nước cũng như ở trong nước”, “nhà nước là hình thức mà các cá nhân thuộc một giai cấp thống trị dùng để thực hiện lợi
ích chung của họ và là hình thức dưới đó toàn bộ xã hội công dân của một thời đại được biểu hiện một cách tập trung”.

CÂU 9: Bằng hiểu biết của mình về nội dung của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Anh ( chị) hãy làm sáng tỏ luận điểm sau đây
của Lênin:

“ Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học . Một lý luận hết sức hoàn
chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùy tiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và
chính trị”
- Trước Mác các quan niệm về lịch sử mang tính duy tâm, phản khoa học…
Trước khi C.Mác đưa ra học thuyết về hình thái kinh tế xã hội thì về cơ bản chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã
hội. Thể hiện ở chỗ có những quan điểm cho rằng lịch sử phát triển không có quy luật mà chỉ theo chiều hướng ngẫu nhiên, không
đoán định, hoặc lịch sử phát triển phụ thuộc vào ý muốn, ý thích chủ quan của con người, con người muốn phát triển như thế nào thì
lịch sử sẽ phát triển như vậy, đặc biệt là ý chí của những lãnh tụ, những bậc anh hùng, hoặc quan điểm cho rằng lịch sử là đời sống
con người ở một thời đại.
Lịch sử không chỉ là cuộc đời và những chuyến thám hiểm của các nhà quý tộc, các vị vua, các vị linh mục… mà nó cho thấy những
giai đoạn nối tiếp nhau của những phương thức sản xuất khác nhau, nhờ những phương thức sản xuất đó con người đạt được sức
mạnh để chiến thắng thiên nhiên
- C. Mác & Ăngghen đã vận dụng những nguyên lý của CNDVBC và PBCDV vào việc phân tích xã hội hình thành nên CNDVLS
với những quan niệm duy vật và khoa học về lịch sử:
+ SXVC quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội;
- Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội. Mọi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng (thức ăn,
quần áo, nhà ở và các đồ dùng khác). Muốn vậy thì phải sản xuất. Bởi vì, sản xuất là điều kiện của tiêu dùng, sản xuất vật chất
càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội càng cao; và ngược lại. Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại
được nếu không tiến hành sản xuất ra của cải vật chất. - Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành tất cả các quan hệ xã hội khác như:
chính trị, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật v.v.

- Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật chất của xã hội nói chung không ngừng tiến lên từ thấp lên cao.
Mỗi khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cách thức sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao
động nâng cao, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất thay đổi thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi theo.
PTSX quyết định đời sống chính trị và tinh thần nói chung. => Toản + Tâm
- Trong mỗi xã hội, phương thức sản xuất thống trị như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy; kết cấu giai cấp và tính
chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v, đều
do phương thức sản xuất quyết định.
- Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. Khi một phương thức sản
xuất mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết
cấu kinh tế đến kết cấu giai cấp, từ các quan điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội. Lịch sử xã hội loài người đã biết đến
năm phương thức sản xuất kế tiếp nhau từ thấp lên cao, tương ứng với nó có năm xã hội cụ thể: cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ,
phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (mà chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp). Do đó, lịch sử xã hội loài người trước
hết là lịch sử của sản xuất, lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong quá trình phát triển. Việc thay thế phương thức
sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới diễn ra không đơn giản, dễ dàng. Đó là quá trình cải biến cách mạng. Phương thức sản
xuất mới muốn trở thành phương thức sảnxuất thống trị thì phải trải qua cách mạng xã hội và gắn liền với chế độ chính trị. Từ đó có
thể rút ra kết luận: Cái chìa khoá để nghiên cứu những quy luật của lịch sử xã hội không phải tìm thấy ở trong óc người, trong tư
tưởng và ý niệm của xã hội, mà là ở trong phương thức sản xuất của xã hội, trong mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử.
+ Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên ( theo các quy luật khách quan)
Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác không chỉ loại bỏ được khiếm khuyết căn bản của những lý luận lịch sử
trước đó và "lần đầu tiên” giúp chúng ta “nghiên cứu một cách chính xác như khoa lịch sử tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời
sống quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy", mà còn "mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi vàtoàn diện quá trình
phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế xã hội"(14). Và, khi nghiên cứu một xã hội cụ thể - xã hội tư bản với quan
niệm này, C.Mác đã khám phá ra các quy luật của sự phát triển xã hội, xây dựng nên học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và quan
niệm về sự phát triển xã hội với tư cách một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đúng như V.I.Lênin đã chỉ rõ, khi nghiên xã hội tư bản với tư
cách một chỉnh thể xã hội, C.Mác đã "làm nổi bật riêng lĩnh vực kinh tế" và trong tất cả mọi quan hệ xã hội, "làm nổi bật riêng những
quan hệ sản xuất, coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ khác"; đồng thời, "đem quy những
quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất". Bằng
cách đó, V.I.Lênin khẳng định, C.Mác đã "có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là
một quá trình lịch sử - tự nhiên"(15). Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng xã hội, V.I.Lênin nhấn mạnh, quan niệm duy vật về lịch sử của
C.Mác là một "quan niệm khoa học duy nhất về lịch sử", "một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học" và do vậy, tư
tưởng coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên của ông, "tự bản thân nó, cũng đã là một
tư tưởng thiên tài rồi"(16). "Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật". Khi xây dựng hệ thống triết học của mình, C.Mác
không chỉ làm cho phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học và sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử mà còn tạo ra bước
ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người và giải phóng con người. Coi tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người - đó
là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể "làm ra lịch sử", C.Mác cho rằng, hành vi lịch sử đầu tiên của con người là "sản
xuất ra bản thân đời sống vật chất". Với quan niệm này, khi phê phán quan điểm duy tâm tư biện của Hêghen về con người, C.Mác
đã đưa ra quan niệm coi con người là một thực thể sinh học - xã hội hiện thực và khẳng định "con người không phải là một sinh vật
trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới", mà "con người chính là thế giớicon người, là nhà nước, là xã hội"(17).
Với việc đặt ra theo một cách mới nhiệm vụ nhận thức đời sống xã hội hiện thực của con người, C.Mác đã triệt để phê phán quan
điểm của Phoiơbắc về con người. Và, khi phê phán Phoiơbắc đã "hòa tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó", "hòa tan bản
chất tôn giáo vào bản chất con người", C.Mác đã khẳng định: "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá
nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội"(18). Với luận điểm coi "gi ới tự
nhiên là thân thể vô cơ của con người", C.Mác đã khẳng định rằng, "con người là một bộ phận của giới tự nhiên"(19). Song, hoạt
động sinh sống của con người, theo C.Mác, là "hoạt động sinh sống có ý thức" và do vậy, bằng hoạt động lao động của mình, con
người đã làm biến đổi bản chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình. Rằng, con người không chỉ sống trong môi trường
tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau; yếu tố sinh
học trong mỗi con người không phải tồn tại bên cạnhyếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện vào nhau và tồn tại trong yếu tố xã hội; do
vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào bản tính xã hội và được cải biến ở trong đó. Và, chỉ có trong xã hội, con người mới th ể hiện
bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do vậy, tự nhiên và xã hội thống nhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con người
trở thành một chỉnh thể tồn tại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ khăng khít: Con người - tự nhiên - xã
hội.
Khẳng định "bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội", C.Mác còn tiến hành phân tích vị thế chủ thể, vai trò sáng tạo
lịch sử của con người. Xem xét vị thế của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác đã đi đến quan niệm rằng, khuynh
hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất - "kết quả của nghịlực thực tiễn
của con người". Hoạt động thực tiễn này, đến lượt nó, lại bị quy định bởi những điều kiện sinh tồn của con người, bởi "một hình thức
xã hội đã tồn tại trước khi có những lực lượng sản xuất ấy". Mỗi thế hệ con người bao giờ cũng nhận được những lực lượng sản
xuất do thế hệ trước tạo ra và sử dụng chúng làm phương tiện cho hoạt động sản xuất mới. Nhờ sự chuyển giao lực lượng sản xuất
này mà con người đã "hình thành nên mối liên hệ trong lịch sử loài người, hình thành lịch sử loài người". Lực lượng sản xuất và do
đó, cả quan hệ sản xuất - quan hệ xã hội của con người, ngày càng phát triển thì "lịch sử đó càng trở thành lịch sử loài người". Với
quan niệm này, C.Mác kết luận: "Xã hội… là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người", "lịch sử xã hội của con
người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân của những con người"(20); và con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của
tiến trình phát triển lịch sử, con người làm nên lịch sử của chính mình và do vậy, lịch sử là lịch sử của con người, do con người và vì
con người.

+ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội mang tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội
III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
a) Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội
Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Các yếu
tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý
và dân cư. Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát
triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.
Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản
ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân có sự thống nhất biện chứng nhưng không đồng nhất. Mối quan hệ giữa ý thức xã hội
và ý thức cá nhân thuộc mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
b) Vai trò quyết của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
Một trong những công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen là đã phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao, xây dựng quan
điểm duy vật về lịch sử, giải quyết một cách khoa học vấn đề về sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội. Các ông đã chứ ng
minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất; rằng không thể tìm nguồn gốc
của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất.
Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được chính xác nguyên nhân cuối cùng nếu chỉ căn cứ vào ý thức
của thời đại ấy. Theo C.Mác: "...không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại đó. Trái lại, phải
giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và
những quan hệ sản xuất xã hội".1
Quan điểm trên đây đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về xã hội, tức đối lập với quan điểm đi tìm nguồn gốc của ý
thức tư tưởng trong bản thân ý thức tư tưởng, coi đó là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển xã hội và trình
bày lịch sử các hình thái ý thức xã hội tách rời cơ sở kinh tế - xã hội. Ngược lại, theo quan điểm duy vật lịch sử thì tồn tại xã hội
quyết định ý thức xã hội; ý thức xã hội là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ thuộc vào tồn tại xã hội; mỗi khi tồn tại xã hội
(nhất là phương thức sản xuất) biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học,
đạo đức, văn hóa, nghệ thuật, v.v. tất yếu sẽ biến đổi theo. Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những
lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.
Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải dừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội
vào tồn tại xã hội, mà còn chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường
thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và
trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được
phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Quan điểm duy vật biện chứng về xã hội không chỉ khẳng định tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội mà còn
Iàm sáng tỏ những nội dung của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Nội dung tính độc lập tương đối của ý thức xã hộiđược
phân tích trên các phương diện chính sau:
Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.
Theo nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã hội biến đổi sẽ tất yếu dẫn tới những sự biến đổi của ý
thức xã hội. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, sự biến đổi của tồn tại xã hội đều ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi của ý
thức xã hội; trái lại, nhiều yếu tố của ý thức xã hội (trong đời sống tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội) có thể còn tồn tại rất lâu dài
ngay cả khi cơ sở tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã được thay đổi căn bản. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực
lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời thừa nhận
rằng, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự
phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt

1
C.Mác, Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 13, tr. 15.
động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra. Tuy nhiên, suy
đến cùng, khả năng phản ánh vượt trước ý thức xã hội vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên
mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước.
Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những
quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Lịch sử phát triển của tư tưởng đã cho thấy
những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật, v.v. nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai
đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn với tính chất giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế
thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xã
hội cũ để lại.
Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội là một nguyên nhân làm cho trong mỗi hình thái ý thức có những mặt,
những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp từ tồn tại xã hội.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những
hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Ngày nay, trong sự tác động lẫn nhau
giữa các hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị thường có vai trò đặc biệt quan trọng. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định
hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.
Thứ năm, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những phê phán quan điểm duy tâm (là quan điểm đã tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội),
mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế (tức quan điểm phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức
xã hội trong đời sống xã hội).
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của
các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh
đúng đắn của tư tưởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng; v.v.. Cũng do đó,
ở đây cần phân biệt vai trò của ý thức tư tưởng tiến bộ và ý thức tư tưởng phản tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đã chỉ ra bức tranh phức tạp
trong lịch sử phát triển của ý thức xã hội và đời sống tinh thần xã hội nói chung; nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy móc, tầm
thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Quan điểm duy vật mácxít về tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã
hội là một trong những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử; là một trong những cơ sở phương pháp luận căn bản của
hoạt động nhận thức và thực tiễn. Theo nguyên lý này, một mặt, việc nhận thức các hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội cần
phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó, nhưng mặt khác cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ những phương
diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng. Do đó, trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần
phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ
bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ; đồng thời, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn
đến những thay đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội, với
những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội.

+ Bản chất con người…


b) Bản chất của con người
Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình, trực quan là đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của
con người, thường xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch sử xã hội của nó, do đó về căn bản chỉ thấy bản tính tự nhiên
của con người. Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con
người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính
xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách "người", phân biệt con người với các tồn tại khác của
giới tự nhiên. Như vậy, có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội.
Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là "tổng hòa của các quan hệ xã hội", bởi xã hội
chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…
Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con người thì sự hình thành và phát triển của con người cùng
những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần phải được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát triển của những
quan hệ xã hội của nó trong lịch sử. Xét từ giác độ nhân chủng học, tức phương diện bản tính tự nhiên, “người da đen” vẫn chỉ là
người da đen, nhưng chỉ trong quan hệ kinh tế - chính trị của xã hội chiếm hữu nô lệ anh ta mới có thể bị biến thành “người nô lệ”,
còn trong quan hệ kinh tế - chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, anh ta là “người tự do”, làm chủ và sáng tạo lịch sử. Như thế, không có
một bản chất nô lệ cố hữu và bất biến của người da đen hay da trắng, nó là sản phẩm tất yếu của những quan hệ kinh tế - chính trị -
xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định, khi những quan hệ này thay đổi thì do đó cũng có sự thay đổi bản chất của con người.
Cũng do vậy, sự giải phóng bản chất con người cần phải là hướng vào sự giải phóng những quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội của
nó, thông qua đó mà có thể phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của con người.
Như vậy, không có con người phi lịch sử mà trái lại luôn gắn với những điều kiện hoàn cảnh lịch sử nhất định. Cần phải từ
quan niệm như thế mới có thể lý giải đúng đắn về khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Sự hạn chế về năng lực sáng tạo lịch
sử của những con người tiểu nông không thể lý giải từ bản tính tự nhiên của họ mà trái lại cần phải được lý giải từ giác độ t ính hạn
chế về trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa của xã hội tiểu nông. Như thế, con người, xét từ giác độ bản
chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại cũng sáng tạo ra
lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người - chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra
và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó. Từ đó có thể thấy hạn chế cơ bản của quan niệm duy vật siêu hình về bản chất của
con người chính là ở chỗ chỉ nhận thấy tính quyết định của hoàn cảnh lịch sử đối với con người mà không nhận thấy mối quan hệ
sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo hoàn cảnh và do đó cũng chính là cải tạo bản thân nó.
Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới
tự nhiên, làm cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó thì đồng thời con người cũng sáng tạo ra lịch sử của
chính nó, thực hiện sự phát triển của lịch sử đó.
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự
nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế - xã
hội của nó.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát
huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát
triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải
phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy một trong những giá trị căn bản nhất của cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng
sáng tạo lịch sử của con người. Thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương
thức xây dựng mối quan hệ kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển một xã hội mà tự do,
sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân
sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: "mỗi người vì mọi người; mọi người vì mỗi người".

+ Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử


2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
a) Khái niệm quần chúng nhân dân
Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải là theo phương thức hành vi đơn lẻ, rời rạc, cô độc của mỗi con
người mà là theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá
nhân hay các tổ chức chính trị, xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của
xã hội - cộng đồng đó chính là quần chúng nhân dân.
b) Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử
Về căn bản, tất cả các nhà tư tưởng trong lịch sử trước Mác đều không nhận thức đúng vai trò sáng tạo lịch sử của quần
chúng nhân dân. Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm, tôn giáo và phương pháp siêu hình trong
phân tích các vấn đề xã hội.
Theo quan điểm duy vật duy vật lịch sử, quần chúng nhân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự
phát triển của lịch sử. Do đó lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hoi.
Vai trò chủ thể sáng tạo ra lịch sử, quyết định tiến trình phát triển lịch sử của quần chúng nhân dân được phân tích từ ba giác
độ sau đây:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội - đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai
đoạn lịch sử.
Thứ hai, cùng với quá trình sáng tạo ra của cải vật chất, quần chúng nhân dân đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp hay gián
tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp "kiểm chứng" các giá trị tinh thần đã được các thế
hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử. Hoạt động của quần chúng nhân dân là cơ sở hiện thực có ý nghĩa quyết định và là cội
nguồn phát sinh những sáng tạo văn hóa tinh thần của xã hội. Mọi giá trị sáng tạo tinh thần dù qua phương thức nào thì cuối cùng
cũng là để phục vụ hoạt động của quần chúng nhân dân và nó chỉ có ý nghĩa hiện thực một khi được vật chất hóa bởi hoạt động
thực tiễn của nhân dân.
Thứ ba, quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử.
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội nào có thể thành công nếu nó không
xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Với ý nghĩa như vậy có thể nói: cách mạng là "ngày hội của
quần chúng" và trong những ngày đó quần chúng nhân dân có thể sáng tạo ra lịch sử "một ngày bằng hai mươi năm". Như vậy,
những cuộc cách mạng và cải cách xã hội cần đến lực lượng quần chúng nhân dân và sức sáng tạo của quần chúng nhân dân cũng
cần có những cuộc cách mạng và cải cách xã hội. Đó chính là biện chứng của quá trình phát triển xã hội.
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân mà đặc biệt là
vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay ở tầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân.
Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo lịch sử thì mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo
cụ thể mà họ mà có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng
đồng nhân dân đều "in dấu ấn" của nó vào quá trình sáng tạo lịch sử, mặc dù mức độ và phạm vi có thể khác nhau. Thế nhưng, để
lại những dấu ấn sâu sắc nhất trong tiến trình lịch sử thường là những thủ lĩnh mà đặc biệt là những thủ lĩnh ở tầm vĩ nhân. Vĩ nhân
là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, nghệ thuật…
Bất cứ một thời kỳ nào, một cộng đồng xã hội nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì từ trong phong trào
quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ đáp ứng nhiệm vụ đó.
Như vậy, tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân mà bỏ qua vai trò của cá nhân, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của cá
nhân, thủ lĩnh, lãnh tụ, vĩ nhân mà xem thường vai trò của quần chúng nhân dân thì đều là không biện chứng trong việc nghiên cứu
về lịch sử, và do đó không thể lý giải chính xác tiến trình vận động, phát triển của lịch sử nhân loại nói chung cũng như mỗi cộng
đồng xã hội nói riêng.
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân phụ thuộc vào các điều kiện khách quan và chủ quan. Đó là: trình độ phát
triển của phương thức sản xuất, trình độ nhận thức của mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp hay lực lượng xã hội, trình
độ tổ chức xã hội, bản chất của chế độ xã hội, v.v.. Do vậy, việc phân tích vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
cần phải đứng trên quan điểm toàn diện, phát triển và lịch sử, cụ thể.

CÂU 10: Hãy giải thích và chứng minh luận điểm sau đây của Lênin:

“ Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào
trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của
những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”
- Gải thích: Luận điểm trên chỉ rõ sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên diễn ra theo các quy luật khách
quan mà quy luật cơ bản, quan trọng nhất là quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; điều đó
có nghĩa, xét tới cùng sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên được bắt đầu từ sự phát triển của LLSX
Tính chất lịch sử tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế xã hội được phân tích ở các nội dung chủ yếu
sau:
- Sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan,
đó là các quy luật của chính bản thân hình thái kinh tế xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ
tầng.
Nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển của
lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc
thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến
bộ hơn. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. V.I.Lênin viết: "Chỉ có đem quy những
quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì
người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa...c ủa xã
hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó.
- Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, và do đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác
động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự
tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của c ác hình
thái kinh tế xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa
Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó
là con đường phát triển chung của nhân loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật
chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống văn hóa, về điều kiện quốc tế, v.v.. Chính vì
vậy, lịch sử phát triển của nhân loại hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc đều có nét độc đáo riêng trong lịch sử phát triển của
mình. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao; nhưng cũng có những dân tộc bỏ qua một
hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên, việc bỏ qua đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không
phải theo ý muốn chủ quan. Như vậy, quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát
triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định

- Chứng minh sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên theo quy luật QHSX phù hợp với
trình độ phát triển của LLSX, nghĩa là được bắt đầu từ sự phát triển của LLSX. =>
Theo triết học hiện đại, Vạn Vật luôn có xu hướng phát triển ko ngừng nghỉ theo thời gian. Nói cụ thể cho dễ hiểu: cái cũ chưa tiến
bộ, chưa hoàn thiện => còn những lỗ hổng dẫn đến mâu thuẫn => từ mâu thuẫn sẽ sinh đấu tranh loại bỏ mâu thuẩn => và từ trong
đấu tranh, cái mới ra đời, dần dần thay thế cho cái cũ lỗi thời lạc hậu => đó chính là sự phát triển.

Nói đến vạn vật, là nói đến tự nhiên, vì vạn vật, bao hàm tất cả những thứ gì thuộc về tự nhiên, và phi tự nhiên. Vạn vật phát triển =>
tự nhiên cũng phát triển.

Lại nói về xã hội loài người. Con người là gì nếu ko phải là một sinh vật xuất phát từ tự nhiên? Ngày nay người ta hay phân biệt cái
này tự nhiên, cái kia nhân tạo, mà ko hiểu đc rằng chữ "nhân" đó là nói về con người - con người của tự nhiên => con người, và
những gì do con người tạo ra, đều có nguồn gốc sâu xa là từ tự nhiên. Hay nói cách khác, tự nhiên bao hàm tất cả những gì thuộc
về con người, ko ngoại trừ xã hội (có ai ko biết xã hội là của con người ko?)

Góp lại: Xã hội < Tự Nhiên < Vạn Vật ( dấu "<" là thuộc về nghen). Nên vạn vật pt => tự nhiên pt => xã hội pt.

Cũng từ đó mà Mac đưa ra kết luận: "lịch sử phát triển xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên" bởi 2 sự phát triển này
diễn ra song song nhau, nhưng bản chất chỉ là 1, đó là sự phát triển của vạn vật trên đời.

+ Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX chi phối sự phát triển của xã hội loài người

- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

LLSX là yếu tố động nhất, cách mạng nhất, là nội dung vật chất còn QHSX là

hình thức xã hội của nền sản xuất vật chất, nội dung quyết định hình thức. Sự vận động, phát triển của LLSX sẽ đòi hỏi, thúc đẩy
QHSX phát triển. Do LLSX là yếu tố động nhất, cách mạng nhất nên thường phát triển nhanh còn QHSX thường đi sau một bước.
Khi LLSX phát triển mà QHSX chưa theo kịp thì sẽ nảysinh mâu thuẫn. Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn này được biểu hiện
thành mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. Mâu thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp, nổ ra cách mạng xã hội, thay thế
QHSX cũ, lạc hậu bằng QHSX mới tiến bộ hơn, ra đời PTSX cao hơn trong lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các PTSX:
công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên PTSX cộng sản chủ nghĩa mà giai
đoạn đầu là CNXH.

- Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX.

Trong sự thống nhất biện chứng giữa LLSX với QHSX, LLSX giữ vai trò quyết định đối với QHSX. QHSX phải thay đổi cho phù hợp
với trình độ phát triển của LLSX. Tuy nhiên QHSX không phải hoàn toàn thụ động mà có tác động trở lại lực lượng sản xuất.Nếu
QHSX phù hợp với trình độ của LLSX thì nó sẽ mở đường cho LLSX phát triển, ngược lại nó kìm hãm LLSX, mặc dù chỉ là sự kìm
hãm tạm thời. QHSX có thể tác động đến LLSX vì nó quy định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng đến lợi ích và thái độ của
người lao động sản xuất, yếu tố cơ bản nhất của xã hội.

- Tóm lại, LLSX và QHSX nằm trong thể thống nhất của hai mặt đối lập trong PTSX xã hội nhất định. Chúng quy định, chế ước, tác
động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, trong đó LLSX luôn luôn giữ vai trò quyết định, QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển
của LLSX. Sự thống nhất mâu thuẫn này không ngừng tự sản sinh và tự giải quyết, là động lực vận động nội tại của PTSX, cơ sở
phát triển của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.

Câu 12: Anh ( chị) hãy làm rõ sự khác biệt giữa quan niệm về con người trong triết học Mác với quan niệm về con người
trong lịch sử triết học trước Mác và vận dụng các quan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực
con người ở Việt Nam hiện nay.
Sự khác biệt giữa quan niệm về con người trong triết học Mác với quan niệm về con người trong lịch sử triết học trước Mác
Quan điểm con người trong lịch sử triết học trước Mác:
Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học đều tự hỏi: thực chất con người là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải
giải quyết hàng loạt mâu thuẫn trong chính con người. Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là một tiểu vũ trụ, là một
thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản chất con người là bản chất vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa
tể của muôn loài, chỉ đứng sau thần linh
Triết học thế kỷ XV-XVIII phát triển quan điểm triết học về con người trên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầuphát
triển. Chủ nghĩa duy vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ. Các nhà triết học thuộc trường phái
duy vật chủ nghĩa một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người, mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn
cảnh.
Các nhà triết học cổ điển Đức, từ Cartow đến Heghen đã phát triển quan điểm triết học về con người theo hướng chủ nghĩa
duy tâm. Đặc biệt là Heghen quan điểm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là ý thức con người và đời sống con người chỉ
được xem xét về mặt tinh thần.
Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Heghen, Phoiơbắc đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệm triết
học Heghen, ông quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con người sinh học trực quan, phụ thuộc
vào hoàn cảnh.
Quan niệm về con người trong triết học Mác
Phê phán một cách có luận cứ khoa học và trên tinh thần cách mạng quan điểm duy tâm tự biện của Heghen và quan điểm duy
vật nhân bản của Phoiơbắc về con người, C.Mác và Ăngghen đã xây dựng được cơ sở lý luận cho một quan điểm mới về con
người.C.Mác đã xuất phát từ những cá nhân hiện thực cùng với những hoạt động và những điều kiện sinh hoạt vật chất hiện thực
của họ. Những điều kiện mà họ thấy có sẵn trong tự nhiên cũng như những điều kiện do chính họ tạo ra. Như vậy, theo C.Mác con
người là một động vật có tính chất xã hội với tất cả các nội dung văn hóa, lịch sử của nó. Đây là điểm xuất phát để nghiên cứu con
người của triết học mác-xít.
Con người là thực thể sinh học – xã hội
Khi dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác-Lênin coi con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, tức
là kết quả của quá trình vận động vật chất từ vô sinh đến hữu sinh, từ thực vật đến động vật, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc
cao, rồi đến động vật có lý tính – con. Theo C. Mác và Ph. Angghen thì “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái
sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Lao động không chỉ cải biến giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống xã
hội mà lao động còn làm cho ngôn ngữvà tư duy được hình thành và phát triển, giúp xác định quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là
yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời là yếu tố quyết định quá trình hình thành nhân cách của mỗi
cá nhân con người trong cộng đồng xã hội.
Trong con người có hai mặt không tách rời nhau: mặt tự nhiên và mặt xã hội. Sự thống nhất giữa hai mặt này cho phép chúng
ta hiểu con người là một thực thể sinh học – xã hội.
Một thực thể sinh học xã hội, con người chịu sự chi phối của các quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các
quy luật sinh học quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý, ý thức được hình thành trên nền tảng
sinh học của con người, chi phối quá trình hình thành tình cảm, khát vong, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định
quan hệ xã hội giữa người với người. Trong đời sống hiện thực của mỗi con người cụ thể, hệ thống quy luật kia không tách rời nhau
mà hòa quyện với nhau. Điều đó cho thấy trong mỗi con người, quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu
tự khẳng định mình, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần đều có sự thống nhất với nhau. Trong đó mặt sinh học là cơ
sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất
với nhau để tạo thành con người với tính cách là một thực thể sinh học - xã hội.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội
Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa
những quan hệ xã hội”.
Quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác
độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diện
bản chất nhất của con người với tư cách "người", phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy, có thể định
nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên
phương diện tính hiện thực của nó, chính là "tổng hòa của các quan hệ xã hội", bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo
nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…
Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái
vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hòa của toàn bộ quan hệ xã hội. Rõ ràng, con người là con người hiện thực, sống trong
những điều kiện lịch sử cụ thể, trong một thời đại xác định. Thông qua các quan hệ xã hội con người bộc lộ bản chất xã hội của
mình.
Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử
Không có tự nhiên, không có lịch sử - xã hội thì không thể có con người. Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá
lâu dài của giới hữu sinh, nhưng con người luôn là chủ thể lịch sử - xã hội. Con người chủ thể lịch sử - xã hội thể hiện ở chỗ:
+ Các cá nhân con người chủ động lựa chọn sự tác động của xã hội đối với mình, không chịu khuất phục trước môi trường,
điều kiện khách quan, mà chủ động tác động, cải tạo điều kiện khách quan.
+Nhờ hoạt động thực tiễn mà con người cải tạo tự nhiên đồng thời làm nên lịch sử của mình. Do vậy chính con người đã sáng
tạo ra lịch sử. Thông qua hoạt động thực tiễn của mình con người thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao.
Như vậy, con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng
mực nào thì con người lại cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người - chủ
thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó.
2. Vận dụng các quan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện
nay
Quan điểm về con người của Mác đã cho ta một cái nhìn rõ ràng hơn, nhận thức đúng đắn hơn về con người, bản chất con
người. Từ đó có thể vận dụng để phát huy hiệu quả nguồn lực con người. Ở Việt Nam hiện nay, để phát huy hiệu quả nguồn lực con
người cần chú trọng vào các nội dung sau:
 Phải biết quan tâm đến con người bản năng
Theo quan điểm về con người của triết học Mác, con người là thực thể sinh học – xã hội. Con người dù có là sinh vật bậc cao,
có tiếng nói, suy nghĩ, xã hội thì vẫn là một thực thể sinh học. Đây là một thực thể sinh học đặc biệt, có phần con và phần người(con
người bản năng và con người xã hội - con người văn hóa). Trong con người thì giữa con và người là có thể chuyển hóa lẫn nhau
trong quá trình hiện thực hóa, tiến hóa bản chất người. Nhưng đó không phải là hai vật mà là cái này lấy cái kia làm tiền đề. Con
chưa phải là người nhưng không có con thì không có con - người, trên cơ sở con mới nên người. Do đó, để phát huy nguồn lực con
người, ta không thể bỏ qua, lãng quên việc chú trọng, quan tâm đến con người bản năng của mỗi cá thể trong xã hội. Cần đẩy
mạnh, tạo điều kiện để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của mọi cá nhân trong xã hội, mọi người phải đủ ăn, đủ mặc,…
như thể mới không này sinh những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến xã hội. Đây là tiền đề cho việc phát huy hiệu quả nguồn
lực con người sau này.
 Phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất của con người
Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích
của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Tuy nhiên chúng ta cũng cần
phân biệt rằng: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân" (theo Hồ Chí Minh).
Để phát huy nguồn lực con người cần phải luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng.
Xây dựng nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những
quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.
Xây dựng các công trình công cộng phục vụ tốt hơn cho nhân dân, nâng cao hệ thống giáo dục công, đường xá cầu cống,
bệnh viện, khu giải trí… để đáp ứng tốt nhất nhu cầu làm việc, học tập, vui chơi và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân.
Xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực của từng cá nhân, nghiêm trị các hành vi tham ô hối lộ, xử lý các trường
hợp bất bình đẳng trong thăng quan tiến chức, thưởng tết, các chế độ đãi ngộ.
 Phải biết quan tâm đến lợi ích cá nhân,kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể
Kinh tế VN hiện nay đang tuân theo cơ chế thị trường có sự định hướng XHCN. Trong cơ chế thị trường lợi ích của cá nhân
được khuyến khích và bảo đảm bằng pháp luật. Cơ chế thị trường tạo cơ hội và điều kiện cho con người tham gia vào cácquan hệ
kinh tế xã hội, và các hoạt động kinh tế xã hội đa dạng. Do đó con người trở nên tích cực và năng động hơn khi họ nhận thấy được
những lợi ích cá nhân của mình trong cơ chế này. Song về cơ bản, cơ chế thị trường không thể dung hợp hết những công bằng xã
hội vào trong nó. Xét về mặt bản chất, vì lợi ích cá nhân của mình, con người trong cơ chế thị trường dễ dàng có những hành động,
lối sống vụ lợi, lối sống vị kỷ, bất chấp đạo lý, pháp luật của xã hội. Thực tế, trong những năm đổi mới cũng như hiện tại đã minh
chứng rõ điều đó, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được thì nhiều vấn đề tiêu cực cũngsản sinh. Tình trạng tham những tràn lan, chủ
nghĩa cơ hội phát triển, lối sống sa đọa ăn chơi, nhiều vụ án kinh tế nổi cộm, gây thất thoát tiền của nghiêm trọng. Một số cá nhân vụ
lợi, gây hậu quả lên cộng đồng, xã hội. Lợi ích cá nhân được đề cao, nhưng nó chỉ tốt khi nó đem lại được lợi ích cho cả một tập thể
một cộng đồng. Nhiệm vụ đặt ra đối với Việt Nam trong việc xây dựng con người thời đại ngày nay chính là phải biết quan tâm đến
lợi ích của cá nhân của mỗi người trong xã hội, đồng thời cũng phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, từ đó
mới có thể xây dựng nên một nền kinh tế vững chắc, một xã hội tốt đẹp.
 Phải biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người trong quá khứ; đồng thời phải biết xây dựng mẫu người phùhợp
Việc phát huy nguồn lực con người hiện nay chỉ có thể thực hiện được khi quá trình phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với việc
kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Giá trị truyền thống có cốt lõi bất biến, đồng thời cũng có phần
biến động, nó tự bổ sung, chuyển hóa làm cho phù hợp với tính chất của thời đại và ngày càng phong phú hơn. Giá trị truyền thống
là cơ sở vững chắc cho sự vận động và phát triển của dân tộc VN. Dân tộc VN trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước đã hình
thành nên bề dày các giá trị truyền thống. Chính những giá trị này tạo ra sức mạnh giúp đất nước trải qua biết bao chiến tranh và
thiên tai để đứng vững trên đôi chân của mình và tạo ra bản sắc độc đáo của dân tộc và con người VN. Việc giáo dục các giá trị
truyền thống là việc không thể thiều đối với con nngười VN trong phát triển đất nước. Thời đại mới, khi kinh tế thị thị trường phát
triển - sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài được mở rộng , xu hướng quay lưng lại với những giá trị truyền thống xuất hiện, chạy đua
theo đồng tiền và lợi nhuận vô điều kiện. Gắn liền với xu hướng này là sự xuống cấp của đạo lý, sự gia tăng tệ nạn xã hội. Đó là vấn
đề đặt ra mà VN phải giải quyết. Chúng ta cần phải hiểu rằng phát triển đất nước mà chỉ lo lo tập trung hướng ngoại tiếp thu công
nghệ, tăng trưởng kinh tế thì sớm hay muộn sẽ gây hậu quả tai hại, hủy hoại đến nền tảng bên trong của đất nước. Đất nước phát
triển phải dựa trên cơ sở kế thừa văn hóa dân tộc, lấy con người mang truyền thống dân tộc làm mục tiêu và động lực để phát triển.
Thật vậy, thời đại ngày nay, truyền thống văn hóa dân tộc ngày càng thể hiện rõ yếu tố nội sinh, yếu tố làm cho chất lượng con
người thêm hoàn thiện, khả năng sáng tạo nâng cao, phong cách ứng xử của con người càng thêm tính nhân văn. Đối với nước ta
hiện nay, việc xây dựng nên con người hình mẫu là vô cùng to lớn. Con người đó không những phải có trình độ học vấn mà còn
phải phát huy các mặt về lối sống đạo đức, tình cảm. Nói cách khác, con người phải có sự phát triển toàn diện cả về trình độ học
vấn và trình độ văn hóa, giúp cho con người hướng đến cái khát vọng “chân, thiện, mỹ”. Quá trình phát triển đất nước đòi hỏi chúng
ta phải cấp thiết nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng phát huy nguồn lực to lớn của người VN để có thể áp dụng được các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đuổi kịp các quốc gia khác. Đồng thời với chức năng “hướng con người đến cái thiện, cái đẹp”,việc giữ gìn và huy
bản sắc dân tộc cần đóng vai trò là cội nguồn khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô tận của nguồn lực con người.

Câu 13/ Lý luận là gì? Tư duy lý luận là gì? Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận? Bình luận
nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý
luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”.
a/ Lý luận là gì? Lý luận thuộc lĩnh vực hoạt động của tư duy nhằm sản xuất ra tri thức mới. Lý luận là phạm trù dùng để chỉ
hệ thống tri thức được khái quát hóa từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của hiện
thực khách quan, có vai trò hướng dẫn hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn của con người
b/ Tư duy lý luận : là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián
tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và
các thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận
thức.
=> TDLL : là tư duy ở cấp độ cao, dựa trên các công cụ là khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận hướng tới phân tích,
tổng hợp, khái quát để tìm ra bản chất, quy luật của hiện thực khách quan; từ đó định hướng, hướng dẫn hoạt động nhận thức và
thực tiễn của con người ngày càng có kết quả cao hơn. TDLL có hai mặt gắn liều với nhau là nội dung tư duy và phương pháp tư
duy.
c/ Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận?
Trong triết học Mác, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất chặt chẽ với nhau. Thế giới quan trong triết học Mác là
thế giới quan duy vật biện chứng. Phương pháp luận trong triết học Mác là phương pháp luận biện chứng duy vật. Điều đó biểu
hiện, mỗi luận điểm của triết học Mác vừa mang tính thế giới quan vừa mang tính phương pháp luận. Do đó, triết học Mác có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với việc trang bị cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn từ đó hình thành nên tư duy lý
luận phù hợp giúp ta có thái độ khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng, xem xét, xử lý với sự vật, sự việc một
cách linh hoạt, mềm dẻo.
Để nâng cao khả năng tư duy lý luận ta cần phải có thế giới quan đúng đắn hiểu được sự vận động của sự vật hiện tượng
xảy ra xung. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập một nhân sinh quan tích cực, biểu hiện bằng thái độ sống tích
cực. Vì thế, trình độ phát triển của thế giới quan là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về mức độ phát triển, trưởng thành của
một cá nhân cũng như một cộng đồng nhất định.
Theo Ph.Ăngghen, Tư duy lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa học, việc gắn với sự phát triển của khoa học
sẽ giúp cho tư duy nắm được mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng. Vì thế để có được tư duy lý luận đúng đắn người ta
cần phải nắm vững toàn bộ tri thức ở mọi lĩnh vực, bao gồm tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học xã hội và cả tri thức triết
học, cũng như cả kinh nghiệm sống của con người. Tuy nhiên, trong tất cả các tri thức đó, tri thức triết học chính là nhân tố cốt lõi
nhất, trực tiếp nhất tạo nên thế giới quan. Bởi vì chỉ có triết học mới đặt ra, một cách trực tiếp, rõ ràng để rồi tìm lời giải đáp cho các
vấn đề mang tính thế giới quan như bản chất thế giới là gì? Con người có quan hệ thế nào với thế giới? Con nguời có vị trí và vai trò
gì trong thế giới này? v.v… Mặt khác, với nét đặc thù của mình là một loại hình lý luận, triết học đã cho phép diễn tả thế giới quan
của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù trừu tượng, khái quát. Qua đó, triết học đã tạo nên một hệ thống lý luận bao
gồm những quan điểm chung nhất về thế giới như một chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới
xung quanh.
Tư duy biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy lý luận. Phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không thể
thiếu để hình thành tư duy lý luận. Do đó một cách tất yếu là trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về lịch sử, thì song song
và cùng với nó là cần phải sử dụng phương pháp nào để có thể hình thành được tư duy biện chứng duy vật. Phương pháp luận
được hiểu ngắn gọn là lý luận về phương pháp. Phương pháp luận biểu hiện qua những quan điểm, nguyên tắc, vấn đề lý luận
được rút ra, rồi chúng dần dần tạo thành hệ thống những luận điểm lý luận gắn bó với nhau một cách chặt chẽ và làm nên nội dung
của tư duy lý luận
Triết học với tư cách là hệ thống quan điểm lý luận về thế giới, bất kỳ một lý luận triết học nào ra đời, thể hiện một quan điểm,
một sự lý giải nhất định về các sự vật, hiện tượng thì đồng thời cũng bộc lộ một phương pháp xem xét cụ thể (biện chứng hay siêu
hình) về sự vật, hiện tượng đó. Hơn nữa, lý luận triết học đó còn biểu hiện là một quan điểm chỉ đạo về phương pháp. Nói cách
khác, mỗi một quan điểm lý luận triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp.
Một học thuyết triết học đồng thời là một hệ thống các nguyên tắc chung, cơ bản nhất, là xuất phát điểm chỉ đạo mọi suy nghĩ và
hành động.
Tóm lại, Việc tìm hiểu, vận dụng triết học là một điều kiện không thể thiếu của việc nâng cao hiểu biết và năng lực tư duy lý luận, là
điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc. Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Một dân tộ c
muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” . Đồng thời ông cũng chỉ rõ “Nhưng tư duy lý
luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của con người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện,
và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” .

d/ Bình luận nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể
không có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của
chính mình”.
Một trong những điểm khác nhau căn bản giữa con người và con vật không phải ở nhận thức mà ở năng lực tư duy. Bởi lẽ -
như Ph.Ăngghen nói - con vật cũng có nhận thức, cho dù nhận thức ấy không có gì là tối cao cả, nhưng con vật không có năng lực
tư duy. Về thực chất, tư duy là giai đoạn, là trình độ cao của quá trình nhận thức hiện thực khách quan của con người. Đó là quá
trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực khách quan một cách gián tiếp thông qua các khái niệm, phán đoán, suy luận
lôgíc. Nhờ có tư duy mà con người có thể nhận thức được quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, qua đó mà cải biến
giới tự nhiên theo mục đích của mình.
Sự hình thành và phát triển tư duy của loài người là một quá trình lâu dài, phức tạp. Trong nhiều triệu năm của xã hội cộng
sản nguyên thủy, tư duy của con người từng bước hình thành, phát triển. “Con người bản năng, người man rợ” chưa tự tách mình ra
khỏi giới tự nhiên, chỉ “người có ý thức” mới tự tách mình “khỏi giới tự nhiên”. Đây cũng chính là lúc tư duy con người mới thực sự
hình thành và từng bước phát triển.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi mà con người còn hoàn toàn sống dựa vào tự nhiên, hiểu biết của họ về giới tự nhiên
còn hết sức ít ỏi..., thì tư duy của họ chỉ có thể hình thành được một hệ thống kinh nghiệm về một số lĩnh vực nào đó có liên quan
trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ mà thôi. Người nguyên thủy chưa có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa những sự
vật, hiện tượng riêng lẻ để xây dựng nên hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học. Điều đó chỉ được diễn ra khi mà lực lượng sản
xuất (trước hết là công cụ lao động) đã có những cải tiến nhất định, năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, sản phẩm xã
hội đã có dư thừa, phân công lao động xuất hiện. Xã hội hình thành lớp người chuyên lao động trí óc, v.v.. Lúc này tư duy loài người
đạt đến một trình độ cao hơn về chất so với xã hội cộng sản nguyên thủy: tư duy lý luận, tư duy khoa học ra đời.
Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp,
mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các
thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận
thức.
So với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận đóng một vai trò hết sức to lớn trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nhờ có tư duy lý
luận mà con người mới phát hiện ra được các quy luật vận động và phát triển của hiện thực khách quan. Hướng sự vận động đó
vào phục vụ lợi ích của con người. Ph.Ăngghen từng nói rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì
không thể không có tư duy lý luận”.
Tư duy lý luận chính trị khoa học là tư duy lý luận chính trị mácxít. Về thực chất, đó là tư duy biện chứng duy vật khoa học (cả
trong tự nhiên lẫn trong xã hội) - một hình thái tư duy được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những tri
thức khoa học mà loài người đã đạt được từ xưa cho đến nay và luôn luôn được vận dụng một cách tiện lợi vào thực tiễn sinh động,
phong phú để không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Ngoài ra, tư duy lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa
học bởi lẽ theo Ph.Ăngghen “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của
chính mình”. Việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được các mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện
tượng. Ph.Ăngghen viết, khi tôi tổng kết những thành tựu của toán học và khoa học tự nhiên như vậy thì vấn đề cũng là để thông
qua những cái riêng, thấy rõ thêm cái chân lý mà nói chung tôi đã không nghi ngờ chút nào cả, cụ thê là cung những quy luật biện
chứng ấy của sự vận động...những quy luật như sợi chỉ đỏ xuyên qua cả lịch sử phát triển của tư duy loài người đang dần dần đi
vào ý thức của con người tư duy. khoa học tự nó cũng đã có sự tổng hợp biện chứng. Thêm vào đó, các thành tựu cửa khoa học tự
nhiên đã đưa lại những cơ sở khách quan, những kết luận chung cho tư duy lý luận. Ph.Ăngghen chỉ rõ: Những thành tựu khoa học
tự nhiên hiện đại đã chẳng bắt buộc bất kỳ một người nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng phải thừa nhận chúng, bắt buộc với một
sức mạnh khiến các nhà khoa học tự nhiên hiện đại dù họ muốn hay không phải tiến tới những kết luận lý luận chung, đó sao?". sự
phát triển của khoa học nói chung và những phát minh mới trong khoa học nói riêng sẽ dẫn đến sự mất đi một số khái niệm và đồ ng
thời xuất hiện một số khái niệm khác. Dĩ nhiên, điều đó không thể xem như là sự đổi mới thuật ngữ giản đơn của ngôn ngữ. Đó
chính là quá trình làm sâu sắc thêm về tư duy nhờ đó được những hình thức diễn đạt bằng lời tương ứng. Và quá trình làm “sâu
sắc" tư duy đó được gắn liền với việc mở rộng lĩnh vực áp dụng những hệ ngôn ngữ mới.
Nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta lấy đổi
mới tư duy lý luận làm khâu “đột phá” cho toàn bộ sự nghiệp đổi mới của mình.
Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội của đất nước vào thập niên 80 của thế kỷ trước; xuất phát từ những khuyết điểm, sai
lầm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội của Đảng, xuất phát từ bản chất cách mạng và khoa học của lý luận Mác - Lênin, đứng trước xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới cũng như tác động của “cải cách, mở cửa” hay “cải tổ” đang diễn ra ở một số nước xã
hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy”. Đó là đòi hỏi bức thiết của đất nước và cũng là đặc tính
của cách mạng, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác - Lênin, là xu thế tất yếu của thời đại.
Muốn đổi mới tư duy, đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di
sản tinh thần quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu những thành tựu lý luận, những kinh
nghiệm mà các đảng cộng sản anh em đạt được. Trong đó việc vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật mácxít có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt vì đó là cơ sở lý luận, là nền tảng cho đổi mới tư duy lý luận. Bởi lẽ như C.Mác nhận xét “Trong quan niệm tích cực về
cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt
vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái để hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời
của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách
mạng”.
Tính “phê phán” và “cách mạng” trong phép biện chứng duy vật mácxít đòi hỏi chúng ta không được tự bằng lòng với tất cả
những gì đã có. Nó đòi hỏi tư duy của chúng ta phải biến đổi, phản ánh sự vận động thường xuyên của thế giới hiện thực. Nghĩa là
nó đòi hỏi tư duy của chúng ta phải linh hoạt, mềm dẻo, luôn luôn được mài sắc. Mọi giáo điều, xơ cứng trong tư duy lý luận đều trái
với bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác. Lênin thường nhắc nhở những người cộng sản rằng: “Chúng ta không hề
coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng
cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu
đối với cuộc sống”.
Để đổi mới tư duy một cách có hiệu quả, Đảng ta cho rằng cần phải tạo ra những điều kiện xã hội thuận lợi cho quá trình đổi
mới đó. Trước hết là bầu không khí dân chủ trong xã hội, nhất là trong sinh hoạt Đảng, trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý
luận; phải tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý theo tinh thần: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật; phải tiến
hành tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên và nghiêm túc... Có như vậy chúng ta mới khắc phục được những yếu kém,
tính chất trì trệ, bảo thủ, lạc hậu về tư duy lý luận.
Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta bao quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội. Do đó cần phải có bước đi
thích hợp, biết lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Vận dụng đặc trưng cơ bản đó của quan điểm toàn diện, Đảng ta cho
rằng, trong đổi mới tư duy thì “đổi mới tư duy kinh tế” được coi là khâu “đột phá”. Từ tư duy của mô hình kinh tế hiện vật với hai
thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo
thị trường và giá cả được quản lý chặt chẽ, thực sự đã tạo ra một bước chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội, góp phần giải phóng
và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua
khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển không ngừng. Cùng với đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới tư duy trong
mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước - đổi mới tư duy chính trị.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định: “Quản lý đất nước bằng pháp luật... Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước”. Đây là một bước tiến quan trọng
trong đổi mới nhận thức, quan niệm của Đảng ta về nhiệm vụ, vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Đảng ta, nhân dân ta đã và
đang thu được những thành tựu to lớn và toàn diện (không chỉ trong kinh tế, chính trị, mà cả trong lĩnh vực văn hóa, an ninh - quốc
phòng, ngoại giao, v.v.). Những thành tựu “có ý nghĩa lịch sử” đó đã làm cho vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao. Ảnh
hưởng và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng lớn.
Ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội hiện thực đang đứng trước những thử thách lịch sử. Thế giới đã và
đang có những biến động phức tạp, các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế có tính toàn cầu,
v.v.. Tất cả những điều đó đang đặt ra cho Đảng ta nhiệm vụ phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn “mài sắc” tư duy theo tinh thần: phép
biện chứng không cúi mình trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng.

Câu 16. Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng
tạo ra thế giới”.
Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách
quan, hình thức mà riêng con người mới có. Ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạp mà người ta
gọi là bộ óc con người” (theo LêNin).
Ý thức của con người tồn tại trước hết trong bộ óc của con người và sau đó, thông qua thực tiễn lao động, nó tồn tại trong
các vật phẩm do con người sáng tạo ra (vật chất xã hội – vật chất mang/chứa ý thức). Ý thức bao gồm nhiều yếu tố như tri thức, tình
cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…. Trong đó, tri thức (yếu tố cốt lõi) và tình cảm có vai trò rất quan trọng. Tri thức và tình cảm thống nhất,
chuyển hoá lẫn nhau; sự thống nhất của chúng tạo ra động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động của con người, góp phần làm
cho con người trở thành chủ thể sáng tạo ra lịch sử.
Thông qua hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn lao động, ý thức con người xâm nhập vào hiện thực vật chất, nhờ
đó, nó có được sức mạnh của cái tinh thần. Dựa trên sức mạnh này, ý thức tác động đến thế giới, góp phần làm cho thế giới biến
đổi. Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo nên thế giới theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có trước, ý thức có khả năng tạo ra tri thức mới
về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng,
những huyền thoại, những giả thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao. Những khả năng ấy càng nói lên tính chất phức
tạp và phong phú của đời sống tâm lý – ý thức ở con người mà khoa học còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ bản
chất của những hiện tượng ấy.
Ý thức ra đời trong quá trình con người hoạt động cải tạo thế giới, cho nên quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ
óc người là quá trình năng động sáng tạo, thống nhất 3 mặt sau:
Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính chất hai chiều, có định hướng, có
chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là, mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực chất, đây là quá trình “ sáng tạo lại” hiện thực
của ý thức theo nghĩa: mã hoá các đối tượng vật chất tạo thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực
tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực. Trong
giai đoạn này, con người lựa chọn những phương pháp, phương tiện, công cụ để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thực
hiện mục đích của mình.
Tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật của sự phản ánh mà kết quả bao giờ cũng là những
khách thể tinh thần. Sáng tạo và phản ánh là hai mặt thuộc bản chất ý thức.
Tác động của ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn. Nó không những là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn mà
còn là động lực thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, tác động tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển
của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ đạo của ý thức mà biểu hiện ra là vai trò của khoa học, văn hoá và tư tưỏng.
Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế- kỹ thuật yếu, trong điều kiện sự biến đổi khoa học-
công nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt được những thành công mong muốn trong việc tạo ra nền khoa
học- công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian ngắn hay không? Chúng ta phải làm gì để tránh được nguy cơ tụt hậu so
với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên
phát triển khoa học- công nghệ trong quan hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới. Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri
thức vì tri thức là khoa học. Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người. Tuy nhiên nếu tri thức không
biến thành niềm tin và ý chí thì tự nó cũng không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực cả. Chỉ chú trọng đến tri thức mà bỏ qua
công tác văn hoá- tư tưởng thì sẽ không phát huy được thế mạnh truyền thống của dân tộc. Chức năng của các giá trị văn hoá đã
đem lại chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì tất cả các dạng giá trị ( giá trị vật chất và tinh thần) sẽ mất đi
mọi ý nghĩa. Còn cách mạng tư tưởng góp phần làm biến đổi đời sống tinh thần- xã hội, xây dựng mối quan hệ tư tưởng, tình cảm
của con người với tư cách là chủ thể xây dựng đời sống tinh thần và tạo ra được những điều kiện đảm bảo sự phát triển tự do của
con người.Mà có tự do thì con người mới có thể tham gia xây dựng đất nước.
Như vậy, ý thức mà biểu hiện trong đời sống xã hội là các vấn đề khoa học- văn hoá- tư tưởng có vai trò vô cùng quan trọng.
Tìm hiểu về ý thức và tri thức để có những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường có những mâu thuẫn cơ bản phát sinh và sự vận dụng của Đảng ta như:

+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

Trên phương diện triết học, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và QHSX là mối quan
hệđốilập.Trong điều kiện hiện hiện nay ở nước ta , khi mà lực lượng sản xuất đang từng bước phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng l
ẫn chiều sâu, đòi hỏi phải xây dựng một QHSX phù hợp với yêu cầu phát triển đó . Đại hội Đảng toàn quốc lần X đã chủ trương thực
hiện nhất quán việc xây dựng QHSX trong điều kiện phát triển kinh tế thị trương ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay,
đó là việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần .Các thành phần kinh tế kinh
doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , cùng phát triển l
âu dài , hợp tác và cạnh tranh lành mạnh . Các thành phần kinh tế đó là : kinh tế nhà nước ; kinh tế tập thể ; kinh tế cá thể , tiểu
chủ ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản Nhà nước.
Đảng ta còn chủ trương phát triển các hình thức kinh doanh đan xen , hỗn hợp nhiều hình thức

hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau , giữa trong nước và ngoàinước; phát triển hình thức

tổchức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng vốn đầu tư xã hội ; nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết công nghiệp và nông nghi
ệp, phát triển các loại hình kinh tế trang trại với quy mô phù hợp trên từng địa bàn.

+ Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế tất nhiên dẫn đến mối quan hệ giữa chúng đó là mối quan hệ biên chứng vừa mâu thuẫn
vừa thống nhất với nhau.. Sự thống nhất của các thành phần kinh tế được thể hiện chúng đều là bộ phận cấu thành chung của nền
kinh tế Việt Nam, do đó chúng đều bị chi phối của các chính sách kinh tế chung, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh. Tuy
nhiên, giữa chúng có sự mâu thuẫn, mâu thuẫn này thể hiện giữa công hữu và tư hữu, giữa tư nhân với tập thể, với Nhà nước, giữa
xu hướng tư bản chủ nghĩa và CNXH. Do đó Đảng ta chủ trương xây dựng phát triển các thành phần kinh tế trên cơ sở tôn trọng
quy luật khách quan, xem mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, có đấu tranh có phát triển. Tuy nhiên Đảng và
Nhà nước cũng tạo điều kiện và môi trường cạnh tranh bình đẳng, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, từng bước xóa bỏ, bài trừ những
mặt tiêu cực, không phù hợp

+Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã hội
chủ nghĩa.

Giữa nền kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng con người xã hội chủ nghĩa có sự mâu thuẫn đó là: kinh tế thị trường tạo ra động
lực, phát huy nguồn lực con người, tuy nhiên nó cũng là một lều thuốc độc hủy hoại con người. Vì vậy, Đảng và nhà nước đã chủ
trương xây dựng nền kinh tế thị trường cần tạo điều kiện vật chất để xây dựng phát huy nguồn lực con người, tạo ra môi trường
thích hợp để con người phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần. Đảng ta xác định “ sản xuất hàng hòa không đối lập với chủ
nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội và có khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”
Chúng ta vận dụng nguyên tắc này: (tham khảo thêm)
Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
là: “ Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”
Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh té, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải
quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân
phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp
vốn cựng cỏc nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội.

Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết
nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước

Nhà nước tập trung làm tốt các chức năng:

Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế,
chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. Đổi mới căn bản công
tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của
quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã
hội. Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn
lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh
lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương.
Hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan
trọng, hệ thống an sinh xã hội.
Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro
và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ
kinh tế; đồng thời sử dụng kịp thời có hiệu quả một số biện pháp cần thiết khi thị
trường trong nước hoạt động không có hiệu quả hoặc thị trường khu vực và thế giới
có biến động lớn.
Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ
bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh
Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ. Thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước
độc quyền kinh doanh, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản
lý giá. Phát triển mạnh thương mại trong nước; tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩuĐẩy mạnh tự do hoá thương mại phù hợp
các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo
bước phát triển mới, nhanh và toàn diện thị trường dịch vụ, nhất là những dịch vụ
cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn.
Phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ
theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động
của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Huy động mọi nguồn vốn trong xã
hội cho đầu tư phát triển. Hiện đại hoá và đa dạng hóa các
hoạt động của thị trường tiền tệ. Xây dựng các ngân hàng thương mại nhà nước
vững mạnh về mọi
mặt. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh
doanh
Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình
thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận
hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng
trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng
và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế
cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là
một trong những động lực của nền kinh tế. Thu hút mạnh nguồn lựccủa các nhà đầu tư nước
ngoài.Cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hóa
các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
quan trọng.
Đảng CSVN đang vận dụng nguyên tắc này vào quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay:

I. VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975 - 1986


Có thể nói chúng ta đã quá nóng vội trong xây dựng CNXH sau chiến tranh mà không nhìn thấy tình hình trước mắt cũng như
những gì chúng ta đang có. Nói cách khác chúng ta muốn xây dựng một Chất mới mà lại không có quá trình tích lũy đủ về Lượng.
Chúng ta đi theo ánh sáng chủ nghĩa Mac - Lenin nhưng chúng ta chưa nghiên cứu sâu sắc vì thế chúng ta đã vận dụng một cách
ấu trĩ, chủ quan duy ý chí vào xây dựng CNXH. Chúng ta rập khuôn mô hình xây dưng CNXH ở Liên Xô mà không thấy sự khác biệt
cả về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam và Liên Xô. Bởi vậy chúng ta đã nhận được những hõu quả tất yếu.
Nền kinh tế tăng trưởng chậm, tất cả 15 chỉ tiêu kế hoạch đưa ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1976-1980) đều không đạt
được
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế yếu kém, cũ nát, thiếu đồng bộ, trình độ kỹ thuật lạc hậu; phân công lao động kém phát
triển, năng suất lao động thấp kém.
Nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng sản xuất không đủ tiêu dùng; tăng trưởng kinh tế không tương xứng với tốc độ gia tăng dân
số; nợ nước ngoài lên tới 8. 5 tỷ rỳp - USD vào năm 1985
Phân phối lưu thông rối ren; thị trường , tài chính , tiền tệ không ổn định ; ngân sách nhà nước bội chi liên tục phải bù đắp bằng
phát hành . Lạm phát ngày càng tăng nhanh , giá cả leo thang từng ngày, tình hình kinh tế bất ổn định.
Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn; tiêu cực và bất công xã hội tăng lên; trật tự xã hội giảm sút. Nước ta khủng hoảng
nghiêm trọng về cả kinh tế, chính trị, xã hội.
Trước tình hình đó Đại hội VI của Đảng đã nhận định lại những sai lầm khuyết điểm trong đánh giá tình hình, bố trí cơ cấu kin h tế,
cải tạo CNXH, cơ chế quản lý và những khó khăn khách quan của nền kinh tế. Từ đó Đảng ta đã rút ra những bài học quý giá trong
CNH - HĐH xây dựng CNXH. Đảng ta xác định lực lượng sản xuất bị kìm hãm khong chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu
mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ. Bởi vậy đổi mới đất nước CNH - HĐH nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng
trong thời kỳ mới.

II. SỰ NGHIỆP CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC TỪ 1986 ĐẾN NAY


1.Thành công
1. 1-Sự đổi mới về Chất phù hợp với Lượng của nền kinh tế

Trung thành với quan điểm đúng đắn của Lênin ''. . . Chúng ta nhận thấy rõ là chưa nên xây dựng trực tiếp CNXH , mà
trong nhiều lĩnh vực kinh tế của chúng ta, cần phải lùi về CNTB nhà nước , từ bỏ biện pháp tấn công chính diện và bắt đầu cuộc bao
vây lâu dài. . . Trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải băc những chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua CNTB nhà
nước, tiến lên CNXH...'' Đại hội VI của Đảng đã xây dựng đường lối phát triển thị trường theo định hướng XHCN . Đó là sự đổi mới
con đường, biện pháp, bước đi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; thử nghiệm những hình thức kinh tế phù hợp với thực
trạng phát triển của lực lượng sản xuất và đem lại hiệu quả kinh tế thực sự.

Với đường lối phát triển đó chúng ta đã phải xác định đúng Chất mà chúng ta phải có tương ứng với Lượng thực tế của đất
nước. Đó là:
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước . Đối với một nước tiểu
nông CNTB chưa phát triển , chưa có mâu thuẫn kinh tế cơ bản giữa trỡng độ xã hội hoá cao của LLSX với sự chiếm hữu tư nhân
TBCN thì chế độ tư hữu chưa'' hết thời'' mà vẫn còn tác dụng tích cực nhất định đến tăng trưởng kinh tế. Xóa bỏ hoàn toàn tư hữu
sớm là trái với quy luật khách quan, trái với quá trình phát triển của tự nhiên. Bởi vậy đây được coi là biện pháp có ý chiến lược
nhằm khai thác khả năng của mọi thành phần kinh tế, giải phóng sức sản xuất và xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý. quan điểm
này đã được cụ thể húa bằng một loạt các văn bản quy phạm pháp luật về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đổi mới kinh tế hợp tác ,
phát triển kinh tế tư nhân và các loại hình sở hữu hỗn hợp như Nghị định 44/CP, Nghị định 388/HĐBT, Luật đầu tư nước noài, luật
doanh nghiệp... và vẫn đang tiếp tục hoàn chỉnh nhằm khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân.
Cơ chế quản lý kinh tế đổi mới theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới
sự quản lý của nhà nước. Nhà nước thay đổi phương pháp và công cụ quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng pháp luật, kế hoạch, chính
sách và các công cụ điều tiết vĩ mô như chính trường và lưu thông tiền tệ còn chưa phù hợp, dể xảy ra đầu cơ gây đột biến giá một
số mặt hàng thiết yếu.
Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa thật chủ động, chưa gắn liền với hoàn thiện chính sách pháp luật. Sức cạnh tranh của
hàng hoá chưa theo kịp yêu cầu hội nhập. Tỷ lệ xuất khẩu qua chế biến, chế tác còn thấp quy mô xuất khẩu còn nhỏ nhập siêu còn
lớn. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu so với nhiều nước trong khu vực.
Bộ máy nhà nước chậm đổi mới, caỉ cách hành chính chưa thực sự hiệu quả, quan liêu tham nhũng lãng phí còn nhiều nghiêm
trọng, điển hình là PMU 18, bộ máy chính quyền cơ sở nhiều nơi còn yếu kém. Viẹc đấu tranh và chống âm mưu phá hoại cuả các
thế lực thù địch còn thiếu chủ động, côn tác đối ngoại còn thiếu chiều sâu, tuyên truyền còn kém.
Có thể thấy để thực hiện thành công mục tiêu CNH - HĐH trước mắt nước ta còn rất nhiều việc phải làm nhằm nâng cao lượng,
cải tạo chất cuả nốn kinh tế.

SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA.

Mỗi sự vật hiện tượng đều có phương thức định riêng nên Đảng ta đã

vận dụng linh hoạt sáng tạo quy luật phủ định của phủ định nói riêng và chữ

nghĩa Mác nói chung trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội: nước ta nặng về dập khuôn

một cách máy móc, áp dụng nguyên si mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa

Liên Xô cũ đã dẫn tới rất nhiều lần sai lầm, thực hiện chế độ bao cấp "chia

đều" làm cho nền kinh tế trì trệ không phát triển gây mất nhiền tin của nhân

dân vào Đảng, vào nhà nước vào mô hình xã hội, xã hội chủ nghĩa mà nước ta

đang áp dụng. Bên cạnh đó, thời kỳ này Đảng và nhà nước còn có xu thế xoá
bỏ thì xoá bỏ toàn bộ, phủ định thì phủ định sạch trơn. Ví dụ như trong một

thời gian dài nhà nước không chấp nhận nền kinh tế hàng hoá vận hành trong

nền kinh tế thị trường - mét mô hình kinh tế đem lại hiệu quả vô cùng to lớn

cho nên kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Từ khi đổi mới, Đảng ta vận dụng sáng tạo, linh hoạt quy luật phủ định

của phủ định. Biết lùa chọn cái hay, cái tinh hoa để kế thừa. Đảng đã phát

hiện ra và xây dựng được nhiều mô hình kinh tế xã hội mới phù hợp với từng

bước phát triển của cả nước và các vùng ngành nghề khác nhau do đó đã phát

huy được thế mạnh tiềm năng, nội lực của từng ngành nghề, miền khác nhau

theo nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làng. Các mô hình mới về kinh

tế xã hội như mô hình khoán, VAC, trang trại, các mô hình hợp tác xã chuyển

đổi, các mô hình kinh doanh doanh nghiệp tư nhân, các mô hình Công ty… đã

thực sự được áp dụng rộng rãi, linh hoạt và đạt được những thành công vững

chắc, đưa đất nước tiến lên mạnh mẽ tiếp con đường dân giàu, nước mạnh, xã

hội công bằng, dân chủ văn minh… bên cạnh đó, Đảng ta đã áp dụng quy luật

này trong việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam, phát huy những tinh hoa của

dân téc, kế thừa bảo tồn nền văn hiến, những di tích lịch sử còn tồn tại tiếp

thu truyền thống yêu nước, nhân ái "thương người như thể thương thân, phê

phán những thủ tục còn vướng mắc như ma chay, cưới xin, lễ hỏi… về tư duy

Đảng đã chọn lùa những thành tựu phù hợp không kể nó là do từ bàn tay

phong kiến làm ra để từ đó học tập, đúc rút kinh nghiệm như trong triết học

phương Tây, phương đông hay những thành tựu của Mỹ, Nhật… Đảng ta

nâng cao trình độ chuyên môn văn hoá, lý luận để nắm quy luật, làm theo quy

luật để cải tạo tự nhiên xã hội.

Câu 26: Giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có sự giải thích và một sự
phát triển thêm”.

+ V.I. LêNin ý muốn nói vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật; quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản,
phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển, do điều này xuất phát từ qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Thực tế, tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy) đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau, có thể là mâu thuẩn nội tại hoặc giữa nó với sự vật hiện tượng khác – điều này mang tính khách
quan và phổ biến.

+ Ta nhận thấy, nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân (điện tích âm và điện
tích dương); trong sinh vật có đồng hoá và dị hoá; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền..v..v..Những mặt trái ngược
nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Tuy nhiên, theo phép biện chứng quan niệm, mâu thuẫn để chỉ mối liên hệ
thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

+ Do các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng, vì vậy mâu thuẫn
biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa
các mặt đối lập này tạo thành khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy
định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Xét về phương diện nào đó giữa các mặt đối lập bao giờ
cũng có một số yếu tố giống nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của nó.

+ Mặt khác khái niệm sự đấu tranh giữa các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau
của các mặt đối lập. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập rất phong phú tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ và điều kiện cụ thể
của sự vật, hiện tượng.

+ Tóm lại 2 ý này, quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa giữa chúng. Sự
chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra hết sức phong phú, đa dạng tùy thuộc vào tính chất của các mặt đối lập cũng như tùy thuộc
vào những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, sự
thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời; trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh, đấu tranh trong tính thống nhất
của chúng.

+ Không chỉ dừng lại ở đó, ta thử xét thêm vai trò của mâu thuẫn đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật: Sự
liên hệ, tác động và chuyển hóa giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới. “Sự phát
triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”. Do hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống n hất với
nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của
mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có
những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó,” sự thống nhất
của các mặt đối lập” còn bao hàm cả sự “ đồng nhất” của các mặt đó. Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triể n
khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu
hiện ở sự tác động ngang nhau của chúng. Song đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn ở một giai đoạn phát triển khi diễn ra
sự cân bằng của các mặt đối lập.

DO ĐÓ:

+ Để thúc đẩy sự vật phát triển thì phải tôn trọng nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là đấu tranh của các mặt đối lập. Khi
đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển mâu thuẫn đồng thời phải tìm ra phương thức, phuơng tiện,
lực lượng để giải quyết mâu thuẫn.

+ Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động
qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa
dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

PHÁT TRIỂN THÊM:

+ Do bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại mâu thuẫn, nhưng muốn phát hiện ra được mâu thuẫn thì phải tìm ra những
mặt những khuynh hướng trái ngược nhau tức là tìm ra mặt đối lập, đồng thời tìm ra mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa các mặt đối
lập đó. Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, phải xem xét vị trí vai trò và mối
quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn. Đồng thời phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan
hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng có như thế chúng ta mới hiểu đầy đủ đúng đắn về bản
thân sự vật hiện tượng, đúng sự vận động phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn như thế nào.
+ Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển do vậy trong nhận
thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được nguồn gốc, bản
chất, khuynh hướng của sự vận động phát triển. Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú do đó trong việc nhận thức và giải quyết
mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và phương pháp giải quyết phù
hợp. Trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn
cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng
đắn nhất.

+ Theo tôi, ý nghĩa phương pháp luận mà V.I.LêNin muốn truyền đạt lại: Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra
phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát
hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập
và tìm ra những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. Mặt khác, V.I.Lênin từng viết: “ Sự phân đôi của cái
thống nhất và sự nhận thức của các bộ phận của nó, đó là thực chất…của phép biện chứng”.

+ Do đó, khi ta phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối
quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác
động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật,
hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn.Việc đấu tranh giải quyết
mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết
mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt phải chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác phải
tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau
phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng
loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể..

Câu 27: Giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận
nhận thức”.

Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm vể thực tiễn của các nhà triết học trước đó, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đem lại một quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người. Với việc đưa ra phạm trù thực tiễn vào lý luận, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện một bước
chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Về sau V.I.Lênin kế thừa và nhận xét rằng: “Quan
điểm về đời sống, về thực tiễn, là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”, bởi vì:
+ Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản
thân con người.
+ Hoạt động thực tiễn không phải bao gồm tất cả các hoạt động của con người mà chỉ là hoạt động vật chất của con người. Trong
hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng những phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất để tác động vào tự nhiên, xã hội, cải
tạo, biến đổi chúng cho phù hợp. Con người, nhờ vào thực tiễn như là hoạt động có mục đích, có tính xã hội của mình mà cải tạo
thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới.
+ Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới, sự vật và làm cho hình ảnh của đối tượng thay đổi trong nhận
thức. Con người không thể thỏa mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn, con người tiến hành hoạt
động thực tiễn mà trước hết là lao động sản xuất để biến đổi tạo ra sản phẩm mới phục vụ cuộc sống con người. Con người phải
tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải chế tạo và
sử dụng công cụ lao động. Chính nhờ lao động, con người thoát khỏi giới hạn của con vật và tự hoàn thiện mình. Do vậy, hoạt động
thực tiễn là hoạt động bản chất, đặc trưng của con người, là cái quan trọng để phân biệt con người với con vật.
+ Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng thực tiễn
là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và t hế
giới. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất hóa tư tưởng, chuyển cái tinh thần vào cái vật chất hay mục đích của nhận thức là vì
thực tiễn.
Như vậy, chính thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Nhờ có thực tiễn
kiểm nghiệm chứng minh mà ta xác định được đâu là cái hợp quy luật. Thực tiễn chẳng những là quan điểm đầu tiên, cơ bản, là
điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của lý luận nhận thức, mà còn là
cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích, tiêu chuẩn của nhận thức theo như V.I.Lê Nin đã nhận xét: “Quan điểm về đời sống, về thực
tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”

Câu 28: Phân tích cơ sở lý luận và yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Việc
tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã
hội.
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực
tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:

Yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và là tiêu chuẩn của lý luận; Lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ
thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
1. Thực tiễn là cơ sở của lý luận :Con người quan hệ với thế giới không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát triển. Thực tiễn cung cấp những tài liệu cho
nhận thức và lý luận, mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ này sang thế hệ khác, ở trình độ
kinh nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn; Lý luận xuất hiện trên cơ sở của thực tiễn, nó là kết quả tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn của con người. Thựcc tiễn đề ra những vấn đề mà lý luận cần phải làm sang tỏ, cần phải giải đáp. Chỉ có lý
luận nào gắn với thực tiễn, phục vụ nhu cầu của thực tiễn và được thực tiễn kiểm tra thì mới bắt rễ sâu trong hiện thực, thì mới có lý
do để tồn tại lâu dài.
2. Thực tiễn là động lực của lý luận :Lý luận được sinh ra từ trong quá trình hoạt động thực tiễn và đòi hỏi lý luận phải hoàn
thiện chính minh để bao quát và giải quyết tốt các vấn đề do thực tiễn đăt ra, điều này làm cho lý luận ngày càng đầy đủ, pho ng phú
và sâu sắc hơn.
3. Thực tiễn là mục đích của lý luận:Mục đích chủ yếu của lý luận là nâng cao năng lực hoạt động của con người trong thế
giới hiện thực khách quan để đem lại cho con người ngày càng nhiều lợi ích nhằm thõa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng.
Hoạt động thực tiễn sẽ biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích của con người. Lý luận phải gắn liền với thực tiễn, lý luận không
phải dành cho lý luận mà lý luận phải đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người.
4. Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý của lý luận :Lý luận chỉ được coi là chân lý khi nó phù hợp với hiện thực khách quan mà nó
phản ánh và đồng thời nó được thực tiễn kiểm nghiệm. Thông qua thực tiễn, những lý luận đạt đến chân lý sẽ được bổ sung vào kho
tàng tri thức nhân loại, những kết luận chưa phù hợp với thực tiễn thì tiếp tục điều chình, bổ sung hoặc nhận thức lại. Những lý luận
được chứng minh trong thực tiễn là những lý luận có giá trị.
Hoạt động của con người muốn có hiệu quả nhất thiết phải có lý luận soi đường.
 Lý luận không chỉ giúp con người hoạt động hiệu quả mà còn là cơ sở để khắc phục những hạn chế hiểu biết của con
người
 Là cơ sở để tăng năng lực hoạt động của con người
 Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng của con người, liên kết các cá nhân thành cộng đồng, tạo thành sức mạnh cải
tạo tự nhiên và xã hội.
Việc tuân thủ nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều.
Bệnh giáo điều: là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu
quan điểm lịch sử-cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc.
Bệnh kinh nghiệm: là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò của
thực tiễn, hạ thấp vai trò lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thỏa mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận,
không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kĩ thuật, coi thường giới trí thức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì
trệ.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh kinh nghiệm và giáo điều là xuất phát từ khuynh hướng nhận thức sai lệch về mối qua hệ giữa
lý luận và thực tiễn.
Muốn khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều chúng ta cần phải: Nâng cao trình độ tư duy lý luận khoa học cho đội ngủ cán
bộ; Quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tức là bám sát thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình
độ lý luận, bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp thực tiễn; Hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vì kinh tế thị
trường luôn luôn vận động, biến đổi, đòi hỏi mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể kinh tế cần phải năng động, sáng tạo, phải thường
xuyên bám sát thị thường để ứng phó, để chủ động về quyết sách kinh doanh phù hợp.

Câu 29: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Vạch ra ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội? Phân tích tư tưởng của
Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”. Đảng CSVN đã vận dụng học thuyết hình thái
KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng VN hiện nay?
Trả Lời:

(1) Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ xã hội ở từng giai
đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
(2) Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội:
(2a) Tính khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội:
- Vạch ra một cách đúng đắn cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội.
- Chỉ rõ sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định quá trình sinh hoạt chính
trị và tinh thần nói chung.
- Vạch ra nguồn gốc, động lực phát triển của lịch sử và chứng minh một cách khoa học sự phát triển của các hình
thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên
(2b) Ý nghĩa phương pháp luận của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội:

- Trong nhận thức thực tiễn phải tìm cơ sở sâu xa của các hình thái xã hội từ trong phương thức sản xuất
- Muốn nhận thức đúng đời sống xã hội phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan
hệ lẫn nhau giữa chúng
- Để nhận thức đúng về đời sống xã hội về sự phát triển của xã hội phải nghiên cứu tìm ra các quy luật vận động
phát triển khách quan của xã hội nói chung, của từng xã hội cụ thể nói riêng.
- Để nhận thức đúng đắn con đường phát triển của mỗi dân tộc, phải kết hợp chặt chẽ giữa việc nghiên cứ những
quy luật chung với việc nghiên cứu một cách cụ thể điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc.
(3) Phân tích tư tưởng của Mác: “Sự phát triển hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên”.
Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội được phân tích ở các nội dung chủ yếu
sau đây:
Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật
khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,... mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, suy
đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội. V.I Lênin từng nhấn mạnh
một phương pháp luận quan trọng khi nghiên cứu về xã hội là: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất,
và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để
quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” .
Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế -
xã hội trong lịch sử nhân loại, và do đó là sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ
quan nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là: sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách
quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên
thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
(4) Đảng CSVN đã vận dụng học thuyết hình thái KT-XH như thế nào vào thực tiễn cách mạng VN hiện nay?
(4a) Lựa chọn con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ Tư bản chủ nghĩa.

Nước ta là một nước lạc hậu về kinh tế lại bị đế quốc thực dân thống trị một thời gian dài, dân số trên 80% sống
bằng nông nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, điều kiện hết sức khó khăn, thử thách.
Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, Đảng ta khẳng định: độc lập dân tộc và CNXH
không tách rời nhau. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng của Đảng.
Việc Đảng ta luôn luôn kiên định con đường tiến lên CNXH là phù hợp với xu hướng của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.
CNXH mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: do nhân dân làm chủ, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên
LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp
bức, bọc lột, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống âm no, tự do, hạnh phúc; các dân tộc bình đẳng, giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ’ có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Mục tiêu của chúng ta là: “Xây dựng một
nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
(4b) Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân
loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX ở nước ta, với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết
hợp với chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng CSVC – kĩ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân”
(4c) Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng CSVC kĩ thuật cho nền sản xuất lớn hiện đại.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nhằm xây dựng và thiết lập cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH, đó là
nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ tiến lên CNXH ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã chỉ rõ:
“Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có tuần tự vừa có nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của
đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn
lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động
lực của sự nghiệp CNH, HĐH”
(4d) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội
Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc
CNH, HĐH, là phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đi đôi với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hóa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm
không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bỗi
dướng nhân tài, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội tiến tới thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Câu 31: Phân tích nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Tại sao nói quy luật này là quy luật cơ bản và phổ biến nhất của xã hội lòai người. Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này
như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Như ta đã biết nước ta bước ra từ hai cuộc chiến tranh ác liệt, nền kinh tế sản xuất của ta gần như không có gì, nền sản xuất nhỏ
trình độ khoa học kém phát triển, sau khi giành độc lập nước ta chủ trương quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa nhưng không qua tư bản
chủ nghĩa, nhưng do trong thời gian đó chúng ta đã có những quan niệm không đúng cho rằng đưa quan hệ sản xuất đi trước để mở
đường cho sự phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập công hữu sở hữu toàn dân trong khi trình độ sản xuất và quản lý yếu kém dẫn
đến mâu thuẫn sâu sắc nảy sinh không lường trước được. Nhận thức được sai lầm đó, Đảng đã có những thay đổi trong chính sách
phát triển đất nước:
1. Hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần: Chủ trương phát triển quan hệ sản xuất từng bước phù hợp với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, cho phép phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản, buôn bán tự do rộng rãi có lợi cho sự phát triển sản
xuất, đưa ra phương hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có định hướng xã hội chủ nghĩavới cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây
dựng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
2. Vận dụng quy luật biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước: Việt Nam với lực lượng lao động dồi dào nhưng công cụ lao động còn khá thô sơ, lạc hậu. Công nghiệp hóa đứng trước
những khó khăn cần khắc phục. Bởi vậy công cuộc cải tạo XHCN phải chú ý đến đặc điểm của sự tồn tại khách quan của nền kinh
tế nhiều thành phần. Trong cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới, đại hội VI nhấn mạnh là phải giải quyết
đồng bộ ba mặt, xây dựng chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối trong đó nhấn mạnh phân phối theo lao động là hình
thức chủ yếu.

Câu 33 : Giai cấp là gì? Bằng lý luận và thực tiễn, chứng minh rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp
thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng
là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.

I. Giai cấp là gì ?
1. Định nghĩa giai cấp của Lênin :
“Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác
nhau về quan hệ của họ (thường thường các quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với các tư liệu sản xuất, về vai
trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ
được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập
đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”
2. Những đặc trưng cơ bản của giai cấp :
Các giai cấp khác nhau trong một hệ thống sản xuất XH nhất định ; Có quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất ; có vai trò khác
nhau trong tổ chức lao động XH ; có phương thức và quy mô khác nhau trong thu thập của cải XH
3. Ý nghĩa về định nghĩa giai cấp của Lênin :
Định nghĩa giai cấp của Lênin là cơ sở đúng đắn để phân định giai cấp ; phân tích các quan hệ giai cấp trong đấu tranh giai cấp và
lien minh giai cấp ; bác bỏ mọi quan điểm sai lầm trong việc phân chia giai cấp trong XH như quan điểm phân chia giai cấp theo tài
năng , theo ngành nghề , theo mức thu nhập , theo màu da v.v
II . Chứng minh rằng: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có
nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội”.
Về mặt lý luận, luận điểm trên nói lên mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, đó là “tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội”: tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế đó; khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
Trong đó:
+ Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Kết cấu của tồn tại xã hội bao gồm : phương thức sản xuất + điều kiện tự nhiên + dân số và mật độ dân số. Trong các yếu tố trên thì
yếu tố phương sức sản xuất là quan trọng nhất.
+ Còn Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ các quan điểm, tư tưởng tình cảm, ... của những cộng
đồng xã hội nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Tồn tại xã hội với yếu tố quan trọng nhất là phương thức sản xuất vật chất_ là sự thống nhất của lực lượng sx (quan hệ giữa con
người với tự nhiên trong sx) & quan hệ sx (quan hệ giữa con người với con người trong sx). Khi lực lượng sx thay đổiđến 1 lúc nào
đó sẽ làm thay đổi quan hệ sx, tức làmthay đổi phương thức sxvật chất.Trong đó,Sự thay đổi của quan hệ sx sẽ làm thay đổi mọi
quan hệ, mọi mặt của đời sống XH từ kinh tế - cơ sở hạ tầng (toàn bộ các quan hệ sx hợp lại thành kết cấu kinh tế của xã hội ở một
giai đoạn nhất định) đến chính trị - kiến trúc thượng tầng (toàn bộ các quan điểm về chính trị, tôn giáo, pháp quyền…; các thiết chế
xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội… được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định), từ lĩnh vực vật chất – tồn tại
xh (toàn bộ đời sống vật chất của xh ở 1 giai đoạn lịch sử nhất định) đến lĩnh vực tinh thần – ý thức xã hội (toàn bộ đời sống tinh
thần của xh phản ánh tồn tại xh ở 1 giai đoạn phát triển nhất định bao gồm quan điểm, tư tưởng, tâm trạng, truyền thống…)
Chẳng hạn, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ của lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém, mọi người còn làm chung,
hưởng chung nên chưa có tư tưởng tư hữu xuất hiện. Nhưng khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, quan hệ sản xuất chiếm hữu
nô lệ ra đời, xã hội phân chia giàu nghèo, bóc lột và bị bóc lột thì ý thức con người biến đổi căn bản; nảy sinh và phát triể n tư tưởng
tư hữu, ăn bám, bóc lột, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nô ra đời. Khi xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn, quan hệ sản xuất chiếm hữu
nô lệ được thay thế bằng quan hệ sản xuất phong kiến thì hệ tư tưởng phong kiến chiếm giữ vị trí đặc trưng trong đời sống tinh thần
xã hội, hệ tư tưởng chủ nô dần dần phá bị xoá bỏ. Khi quan hệ sản xuất phong kiến bị quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế
thì vị trí đặc trưng trong đời sống tinh thần xã hội của hệ tư tưởng phong kiến bị xoá bỏ, được thay thế bởi hệ tư tưởng tư sản.
Như vậy: “không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ”. Mỗi khi
tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng, lý luận xã hội, quan điểm chính trị, pháp quyền.v.v. sớm
muộn sẽ biến đổi theo. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã
hội. Cho nên ở những thời kỳ lịch sử khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đ ó là
do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.

Câu 34:Nhà nước pháp quyền là gì? So sánh NNPQ tư sản & NNPQ xã hội chủ nghĩa. Phân tich cơ sở kinh tế, cơ sở chính
trị và cơ sở xã hội của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1/ Định nghĩa:
“Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật, với nội dung thực
hiện quyền lực của nhân dân”. Như vậy, NNPQ không phải là một hình thức hay kiểu nhà nước mới của một hình thái Kinh tế - Xã
hội mới, mà là một phương thức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước có tính đặc thù. Và NNPQ được xem là yếu tố nội tại của
các hình thức NN dân chủ và chỉ tồn tại trong xã hội có tính dân chủ; do đó, NNPQ có thể thuộc về kiểu nhà nước tư sản mà cũng có
thể thuộc kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa. Từ đó hình thành nên NHPQ tư sản và NNPQ XHCN.
Một NNPQ phải có các đặc trưng cơ bản, đó là: pháp luật phải giữ địa vị tối cao; quyền lực nhà nước phải thể hiện ý chí và lợi ích
của đại đa số nhân dân;có sự đảm bảo thực tế quan hệ chặt chẽ về quyền lợi và trách nhiệm giữa nhà nước và công dân
2/ So sánh NNPQ tư sản & NNPQ xã hội chủ nghĩa.
1–Trong NNPQ tư sản và NNPQ XHCN: quyền lực của nhà nước đều có các quyền: Lập pháp – Hành pháp – Tư pháp.Tuy nhiên,
Đối với NNPQ tư sản, ba quyền của nhà nước được phân cho ba cơ quan khác nhau, hoàn toàn độc lập với nhau đảm nhiệm (quy
tắc “Tam quyền phân lập”). Trong khi đó, NNPQ XHCN không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là
thống nhất và thuộc về nhân dân
2 – Vì nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp và mang bản chất của giai cấp đó. Do vậy, NNPQ tư sản
mang bản chất của giai cấp tư sản, là công cụ chuyên chính và đại diện lợi ích của giai cấp tư sản; đồng thời, pháp luật được quy
định chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân (là giai cấp tư sản), để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt bỏ
ngoài lề quyền lợi của người lao động – giai cấp vô sản. Còn NNPQ XHCN thì mang bản chất giai cấp công nhân và là công cụ
chuyên chính, đại diện cho lợi ích của tất cả nhân dân lao động. Vì vậy mà pháp luật được quy định cũng phản ánh được ý chí và
nguyện vọng của toàn thể nhân dân.
3–Trong NNPQtư sản và NNPQXHCN: phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước đều phải do pháp luật quy
định. Do đó, bản chất và nội dung pháp luật quy định khác nhau thì phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà
nước đó khác nhau. Rõ nhất là, sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc
xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: Quốc hội so với Nghị viện; Tổng thống so với Chủ tịch nước, v.v.. .Pháp luật trong
NNPQ XHCN thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội, Chính
phủ...) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt
động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật của
NNPQ tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc
giải tán Chính phủ...
4 – Về hệ thống pháp luật của NNPQ XHCN và NNPQ tư sản cũng có nhiều điểm khác nhau: NNPQXHCN chỉ công nhận các quy
phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một trình tự và thủ tục nhất định. Trong khi đó, NNPQ tư sản thường coi "án
lệ" (tiền lệ) hoặc "tập quán" như một loại quy phạm pháp luật "bất thành văn".
3/ Phân tích cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội của NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
. Cơ sở kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
Trong Đại hội VIII, Đảng ta đã xác định việc xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là tất yếu để thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóacủa đất nước ta. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở đây không phải là phủ
nhận các quy luật khách quan của thị trường, mà nó chính là cơ sở để xác định sự khác nhau giữa kinh tế thị trường trong chủ nghĩa
tư bản và kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội.
. Cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ dân chủ nhất nguyên:Chế độ dân chủ nhất
nguyên là điều kiện cơ bản để xây dựng một đời sống dân chủ có tính thống nhất cao, một hệ thống chính trị thống nhất; và là một
đòi hỏi có tính nội tại của chế độ nhà nước - xã hội trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN. Do vậy, sự nhất nguyên chính trị phải
luôn là thuộc tính của NNPQ XHCN. Tính nhất nguyên chính trị được thể hiện trong việc khẳng định vai trò lãnh đạo của một đảng
duy nhất cầm quyền ở nước ta là Đảng Cộng sản Việt Nam – là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, đại diện cho lợi ích của
giai cấp công nhân hay của toàn thể nhân dân. Đồng thời, bản chất của một nền dân chủ là không lệ thuộc vào chế độ đa đảng hay
một đảng, mà lệ thuộc vào chỗ đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của ai, sử dụng quyền lực nhà nước vào những mục đích gì trên
thực tế.Vì vậy, chế độ dân chủ nhất nguyên với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản không những không trái với bản chất nhà nước
pháp quyền nói chung mà còn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta.
. Cơ sở xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khối đại đoàn kết toàn dân tộc:Với khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, nhà nước pháp quyền có được cơ sở xã hội rộng lớn và khả năng to lớn trong việc tập hợp, tổ chức nhân dân thực
hành và phát huy dân chủ. Đồng thời, tính nhất nguyên chính trị và sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền tạo ra khả năng
đồng thuận xã hội, tăng cường khả năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các giai tầng, các cộng đồng dân cư và các dân tộc. Nhờ
vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có được sự ủng hộ rộng rãi từ phía xã hội, nguồn sức mạnh từ sự đoàn kết toàn dân,
phát huy được sức sáng tạo của các tầng lớp dân cư trong việc thực hành và phát huy dân chủ.

Câu 35:Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người và về vấn đề giải phóng con người.

“Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã
hội”.
a) Quan điểm về bản chất con người trong triết học Mac – Lênin:
Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác đã phê phán vắn tắt những quan niệm trước đó về bản chất của con người và xác
lập quan niệm mới của mình là: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện
thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Bản chất con người được thể hiện qua 3 nội dung:
i. Con người là một thực thể sinh vật – xã hội:
 Biểu hiện của con người tự nhiên đó là: con người là sản phẩm tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, là sự tiếp tục phát triển của giới tự
nhiên; con người bị tác động bởi các quy luật tự nhiên – sinh học (đồng hoá – dị hoá, hấp thụ - bài tiết, …); và con người phải thoả
mãn các nhu cầu bản năng để tồn tại và phát triển (ăn uống, ngủ, duy trì nòi giống…). Với các biểu hiện này thì con người gần giống
như các sinh vật khác, nhưng sự khác biệt về chất đó là con người có bộ óc và hệ thần kinh cao cấp hơn.
 Biểu hiện của con người xã hội:Để thoả mãn các nhu cầu của mình, con người tiến hành lao động sản xuất, chính nhờ lao động
màcon người đã tiến hóa và phát triển vượt qua các loài động vật; đồng thời, tạo nên các mối quan hệ xã hội và xã hội. Do đó, con
người bị các quy luật xã hội (học tập, giao tiếp, …) tác động và khi xã hội biến đổi thì con người cũng có sự thay đổi và ngược lại, sự
phát triển của cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Nếu con người ở ngoài các mối quan hệ xã hội thì con người chỉ tồn
tại với tư cách là thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là "con người" với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Như vậy, Con người là thực thể tự nhiên nhưng được xã hội hoá, trong đó: mặt tự nhiên quy định sự tồn tại của con người, mặt xã
hội quy định sự hình thành cá nhân và nhân cách. Vì thế, khilý giải bản tính của con người phải xét cả bản tính tự nhiên và bản tính
xã hội của nó.
ii. Trong tính hiện thực của nó thì bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội:
Với luận điểm trên, con người được coi là một thực thể có tính loài, với 3 thuộc tính tự nhiên – xã hội – tư duy; trong đó, thuộc tính
xã hội là thuộc tính quy định hai thuộc tính còn lại, làm cho các nhu cầu tự nhiên của con người được xã hội hóa, đồng thời tạo ra ý
thức, ngôn ngữ cho con người.Ngoài ra, C.Mác còn nhấn mạnh bản chất của con người phải được xem xét “trong tính hiện thực” cụ
thể, tức là phải gắn với tính lịch sử và tính xã hội. Như vậy, “các quan hệ xã hội” là tất cả mối quan hệ mà con người trải qua trong
quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Qua việc tiếp nhận, nắm bắt, hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội đó, bản chất của con người
dần dần được hình thành.Tuy nhiên,Bản chất của con người không mang tín bất biến mà mang tính lịch sử cụ thể: tức là khi những
mối quan hệ trong những điều kiện lịch sử xác định thay đổi thì cũng có sự thay đổi về bản chất của con người.Ví dụ: Về phương
diện bản tính tự nhiên: “người da đen” vẫn là người da đen; nhưng xét về phương diện xã hội hình thành ra các quan hệ khác nhau
như: trong các mối quan hệ của xã hội chiếm hữu nô lệ thì bản chất của họ sẽ là “người nô lệ”; còn trong các mối quan hệ của xã hội
XHCN thì bản chất của họ là “người tự do”.
iii. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử:
Triết học Mác – Lênin cho rằng không có con người phi lịch sử mà con người là sản phẩm của lịch sử, tức là sản phẩm của điều
kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Đồng thời, con người là chủ thể của lịch sử vì con người cũng có khả năng sáng tạo ra lịch sử của
bản thân mình. Đó là quá trình hoạt động ý thức của con người nhắm mục đích cải tạo tự nhiên – xã hội – chính bản thân con người.
Tuy nhiên, không phải là sáng tạo theo ý muốn tuỳ tiện của mình mà là sáng tạo dựa trên sự hiểu biết và vận dụng quy luật khách
quan.
b/ Quan điểm của triết học Mác - Lênin về vấn đề giải phóng con người:
 Xuất phát từ quan điểm duy vật về con người, C.Mác và Ph.Ănghen đã lấy tư tưởng “vì con người và giải phóng nhân loại” và “xã hội
không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt” làm tư tưởng nền tảng để xây dựng học
thuyết của mình về xã hội nói chung, về xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Theo đó, Mac – Anghen coi đặc trưng cơ bản nhất của
một chế độ xã hội mới mà giai cấp vô sản có sứ mệnh phải xây dựng thành công là giải phóng con người, giải phóng nhân loại; phát
triển con người toàn diện, “tạo nên những con người mới” – những con người “có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực
phát triển toàn diện của mình”. Như vậy, tư tưởng giải phóng con người, giải phóng nhân loại là tư tưởng xuyên suốt, cốt lõi của triết
học Mác – Lênin.
 Việc giải phóng con người là làm cho con người trở về với bản chất đích thực con người, bằng cách khắc phục những nguyên nhân
làm tha hóa nó: “Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức” và “là giải phóng người lao động thoát khỏi lao
động bị tha hoá”[C.Mác]. Như vậy, Để xóa bỏ sự “tha hóa” và giải phóng con người, triết học Mác đã đưa ra những chỉ dẫn xác đáng,
đó là:
(i) Thứ nhất, cần xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản”, thứ “sở hữu vận động trong sự đối lập giữa hai cực tư bản và lao động” là
tiền đề cơ bản cho việc xóa bỏ mọi sự tha hóa của con người, cho sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội.
(ii) Thứ 2, sự nghiệp xóa bỏ “tha hóa”, giải phóng cho con người là sự nghiệp của quần chúng nhân dân lao động; trong đó
giai cấp vô sản là lực lựng nòng cốt và quyết định. Bởi vì, chỉ có giai cấp vô sản mới có khả năng đem lại tự do và bình
đẳng thực sự cho mọi người.
(iii) Thứ ba, sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng nhân loại là một quá trình lâu dài. Nó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất, vào các điều kiện vật chất tất yếu cho sự nghiệp giải phóng ấy.
Như vậy, “sự nghiệp giải phóng toàn diện, triệt để con người và cả xã hội loài người chỉ có thể được thực hiện trong điều kiện
những lực lượng sản xuất hiện đại đã phát triển” và chỉ khi nào “thay xã hội cũ với những đối kháng giải cấp của nó” bằng một xã
hội mới, xã hội không còn cơ sở kinh tế bóc lột và nô dịch, không còn giai cấp và hiện tượng người bóc lột người.

You might also like