You are on page 1of 37

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. VẬT LIỆU SINH HỌC .......................................................................2


1. Khái niệm ..........................................................................................................2
2. Phân loại ............................................................................................................2
2.1. Sự khác biệt giữa vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh học và vật liệu sinh
học tổng hợp.......................................................................................................2
2.2. Phân loại vật liệu sinh học ..........................................................................3
3. Tính chất của vật liệu sinh học ..........................................................................4
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẬT LIỆU SINH HỌC TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ VẾT
THƯƠNG...................................................................................................................5
CHITOSAN ...........................................................................................................5
1.1. Nguồn gốc của chitosan ..............................................................................5
1.2. Cấu trúc của chitosan .................................................................................6
Tính chất của chitosan .......................................................................................7
Các ứng dụng của chitosan trong thực tế ...........................................................9
POLY ETYLEN GLYCOL .................................................................................11
1.Bản chất hoá học ...........................................................................................11
2.Tính chất .......................................................................................................12
3.Tính tan .........................................................................................................12
4.Độ bền: ..........................................................................................................12
5.Tính tương hợp : ...........................................................................................12
6.Ứng dụng.......................................................................................................13
Dẫn xuất chitosan để kiểm soát nhiễm trùng và phục hồi vết thương với ..........17
Nhiễm khuẩn gram dương ...................................................................................17
THỬ NGHIỆM ................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................................21
POLY ESTER AMIDE ........................................................................................30
4.1. Polyesteramide là gì? ............................................................................... 30
2. Ứng dụng trong điều trị vết thương ngoài da. .............................................32
CÁC ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MÔ VÀ GHÉP IN VIVO ...........................34
KẾT LUẬN ..............................................................................................................36
Tài liệu tham khảo................................................................................................37

CHƯƠNG 1. VẬT LIỆU SINH HỌC


1. Khái niệm
Một vật liệu sinh học là bất kỳ chất hoặc hợp chất nào (không phải là thuốc) có
nguồn gốc tổng hợp hoặc tự nhiên, được dùng để điều trị, tăng cường hoặc thay thế mô,
cơ quan hoặc chức năng của cơ thể (NIH)

Vật liệu sinh học là các vật liệu (tổng hợp và tự nhiên, rắn và lỏng) được sử dụng
trong các thiết bị y học (medical device) hoặc trong tiếp xúc với hệ sinh học (University
of Washington Engineered Biomaterials).

Mặc dù các vật liệu sinh học chủ yếu được ứng dụng trong y học nhưng chúng
cũng được sử dụng trong nuôi cấy tế bào, xử lý các phân tử sinh học trong công nghệ
sinh học, thủy sản, nông nghiệp…

2. Phân loại
Vật liệu sinh học được phân thành: vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh học và vật liệu
sinh học tổng hợp.

- Vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh học: vật liệu mô mềm và mô cứng

- Vật liệu sinh học tổng hợp: kim loại, polymer, gốm, composit

2.1. Sự khác biệt giữa vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh học và vật liệu
sinh học tổng hợp
Vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh học và vật liệu sinh học tổng hợp có các đặc tính
khác nhau đáng kể. Ví dụ, mô gồm nhiều tế bào; kim loại, gốm, polymer thì không có tế
bào. Mô có khả năng tự sửa chữa một phần hoặc toàn bộ; kim loại, gốm, polymer thì
không…

Vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh học Vật liệu sinh học tổng hợp
Có tế bào Không có tế bào
Có nước Khan
Không đẳng hướng Đẳng hướng
Không đồng nhất Đồng nhất
Viscoelastic Mềm dẻo, đàn hồi
Có khả năng tự sửa chữa/sống Không sống
Ví dụ về sự khác nhau giữa mô và vật thay thế mô: thành mạch máu. Lót trong lòng mạch
máu là các tế bào nội mô. Các thành phần cấu trúc chính dưới nội mô gồm các tế bào cơ
trơn, collagen và elastin. Số lượng các thành phần này và hướng của các sợi phụ thuộc
vào vị trí trong mô mạch, loại mạch (động mạch, tĩnh mạch) và kích thước của mạch
máu. Để thay thế mô phức tạp này, các ống polymer polytetrafluoroethylene hoặc
poly(ethylene terephthalate) thường được sử dụng làm vật ghép tổng hợp.

Các loại mô và một số vật liệu sinh học được sử dụng để thay thế

Mô Vật liệu tổng hợp thay thế


Mạch máu Polytetrafluoroethylene
Poly(ethylene terephthalate)
Kính sát tròng Polymethylmethacrylate
Hông Ti-6Al-4V
Co-Cr-Mo
Răng Amalgam
Ti

2.2. Phân loại vật liệu sinh học


I. Vật liệu sinh học có nguồn gốc sinh II. Vật liệu sinh học tổng hợp
học
1. Mô mềm 1. Polymer
Da, gân, màng ngoài tim, giác mạc Ultra High Molecular Weight
Polyethylene
( UHM WPE),
Polymethylmethacarylate
(PMMA), Polyethyletherketone (PEEK),
Silicone, Polyurethane (PU),
Polytetrafluoroethylene (PTFE)
2. Mô cứng 2. Kim loại
Xương, răng Thép không gỉ, hợp kim Cobalt (Co-Cr-
Mo), hợp kim Titan (Ti-Al-V),vàng,
bạch kim
3. Gốm
Alumina (A 1203), Zirconia (Zr02),
Carbon,
Hydroxylapatite [CalO( PO&( OH)z],
Tricalcium Phosphate [Caj(PO4)2],
Bioglass [Na20( CaO)(P203)(Si02)],
Calcium Aluminate [Ca(A1204)]
4. Composit
Carbon Fiber (CF)/PEEK,
CF/UHMWPE,
CF/PMMA , Zircon idSil icdB IS –GMA
3. Tính chất của vật liệu sinh học
Các vật liệu sinh học phải có các đặc tính đặc biệt như: tính tương hợp sinh học,
không sinh khối u, kháng xói mòn, có độc tính thấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ứng dụng,
các vật liệu cần đạt các yêu cầu khác nhau. Đôi khi, các yêu cầu này ngược nhau hoàn
toàn. Ví dụ: trong công nghệ mô xương, khung (scaffold) polymer cần có khả năng phân
hủy sinh học để khi các tế bào tạo ra chất nền ngoại bào của riêng chúng thì vật liệu
polymer sẽ được thay thế hoàn toàn. Trong van tim cơ học, các vật liệu cần có tính ổn
định sinh học, kháng xói mòn và không phân hủy theo thời gian (tồn tại hơn 20 năm).
Nói chung, các yêu cầu của vật liệu sinh học có thể được phân thành 4 nhóm:

1) Tính tương hợp sinh học: vật liệu phải không gây phản ứng không tốt của vật
chủ nhưng kích thích sự hòa hợp mô - vật ghép tốt. Sự xuất hiện phản ứng viêm là điều
cần thiết trong tiến trình lành hóa vết thương. Tuy nhiên, sự viêm kéo dài có thể chỉ ra sự
hoại tử mô hoặc không có tính tương hợp.

2) Có thể khử trùng: vật liệu có thể chịu được sự khử trùng. Các kỹ thuật khử
trùng gồm: tia gamma, khí (ethylene oxid) và hấp hơi nước. Một số polymer như
polyacetal sẽ khử polymer hóa và sinh ra khí độc formaldehyd khi được chiếu dưới tia
gamma năng lượng cao. Do đó, cách tốt nhất để khử trùng các polymer này là khí
ethylene oxid.

3) Có tính chức năng: Tính có chức năng của một bộ phận giả tùy thuộc vào khả
năng tạo được hình dáng phù hợp với một chức năng đặc biệt. Do đó, vật liệu phải được
tạo hình dáng bằng các quy trình chế tạo công nghệ. Sự thành công của stent động mạch
vành (loại vật liệu y học được sử dụng rộng rãi nhất) được cho là nhờ quy trình chế tạo
hiệu quả thép từ việc xử lý nhiệt để tăng độ bền của nó.

4) Có thể chế tạo: Nhiều vật liệu có tính tương hợp sinh học nhưng trong khâu
cuối cùng (khâu chế tạo thành công cụ) không thực hiện được.

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẬT LIỆU SINH HỌC TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ VẾT
THƯƠNG

CHITOSAN

1.1. Nguồn gốc của chitosan


Về mặt lịch sử, chitin được Braconnot phát hiện đầu tiên vào năm 1821, trong cặn
dịch chiết từ một loại nấm. Ông đặt tên cho chất này là “Fungine” để ghi nhớ nguồn gốc
của nó. Năm 1823 Odier phân lập được một chất từ bọ cánh cứng mà ông gọi là chitin hay
“chiton”, tiếng Hy lạp có nghĩa là vỏ giáp, nhưng ông không phát hiện ra sự có mặt của
nitơ trong đó. Cuối cùng cả Odier và Braconnot đều đi đến kết luận chitin có dạng công
thức giống với cellulose. Trong động vật, chitin là một thành phần cấu trúc quan trọng của
các vỏ một số động vật không xương sống như: côn trùng, nhuyễn thể, giáp xác và giun
tròn. Trong động vật bậc cao monome của chitin là một thành phần chủ yếu trong mô da
nó giúp cho sự tái tạo và gắn liền các vết thương ở da. Trong thực vật chitin có ở thành tế
bào nấm họ zygenmyctes, các sinh khối nấm mốc, một số loại tảo. Chitin có cấu trúc
thuộc họ polysaccharide, hình thái tự nhiên ở dạng rắn. Do đó, các phương pháp nhận
dạng chitin, xác định tính chất, và phương pháp hoá học để biến tính chitin cũng như việc
sử dụng và lựa chọn các ứng dụng của chitin gặp nhiều khó khăn. Còn chitosan chính là
sản phẩm biến tính của chitin, là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ thành
các kích cỡ khác nhau. Chitosan được xem là polymer tự nhiên quan trọng nhất. Với đặc
tính có thể hoà tan tốt trong môi trường acid, chitosan được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm ...Giống như cellulose, chitosan là chất xơ, không
giống chất xơ thực vật, chitosan có khả năng tạo màng, có các tính chất của cấu trúc quang
học. Chitosan có khả năng tích điện dương do đó nó có khả năng kết hợp với những chất
tích điện âm như chất béo, lipid và acid mật. Chitosan là polymer không độc, có khả năng
phân hủy sinh học và có tính tương thích về mặt sinh học. Trong nhiều năm qua, các
polymer có nguồn gốc từ chitin đặc biệt là chitosan đã được chú ý đặc biệt như là một loại
vật liệu mới có ứng dụng đặc biệt trong công nghiệp dược, y học, xử lý nước thải và
trong công nghiệp thực phẩm như là tác nhân kết hợp, gel hóa, hay tác nhân ổn định.
Trong các loài thủy sản đặc biệt là trong vỏ tôm, cua, ghẹ, hàm lượng chitin chitosan
chiếm khá cao đao động từ 14 - 35% so với trọng lượng khô. Vì vậy vỏ tôm, cua, ghẹ là
nguồn nguyên liệu chính để sản xuất chitin chitosan.

1.2. Cấu trúc của chitosan


Chitosan là dẫn xuất deacetyl hoá của chitin, trong đó nhóm N-acetyl thay thế bằng
nhóm amin ở vị trí C(2), do đó chitosan được cấu tạo từ các monome D-glucosamine
và N-acetyl-D-Glucosamine liên kết tại vị trí β-(1-4), nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ
deacetyl hóa của chitosan khoảng 50% là có thể tan trong nước [1].
Hình 1.1. Cấu trúc của chitosan

Hình 1.2. Độ Deacetyl hóa và N-Acetyl hóa (độ deacetyl < 50% là chitin còn lại là
chitosan)

Tính chất của chitosan

Tính chất vật lý


o Trạng thái
 Chitosan là chất rắn vô định hình, xốp, nhẹ, hình vảy, có thể xay nhỏ thành các
kích cỡ khác nhau.
 Bột chitosan có dạng hơi sệt trong tự nhiên và màu sắc của nó biến đổi từ vàng
nhạt đến trắng.
 Giống như cellulose, chitosan là chất xơ, nhưng không giống chất xơ thực vật,
chitosan có khả năng tạo màng, có các tính chất của cấu trúc quang học…
 Chitosan có khả năng tích điện dương do đó nó có khả năng kết hợp với những
chất tích điện âm như chất béo, lipid và acid mật...
 Chitosan là chất có độ nhớt cao. Độ nhớt của chitosan phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như mức độ deacetyl hóa, khối lượng nguyên tử, nồng độ dung dịch, độ mạnh
của lực ion, pH và nhiệt độ...
 Tỷ trọng của chitin từ tôm và cua thường là 0.06 và 0.17 g/ml, điều này cho
thấy chitin từ tôm xốp hơn từ cua, từ nhuyễn thể xốp hơn từ cua 2.6 lần. Tỷ
trọng của chitin và chitosan từ giáp xác rất cao (0.39g/cm3), nó phụ thuộc vào
phương pháp chế biến, ngoài ra, mức độ deacetyl hóa cũng làm tăng tỷ trọng
của chúng [2].
o Tính tan
Do trong cấu trúc của chitosan có rất nhiều tương tác liên phân tử (liên kết
hydrogen) làm cho cấu trúc của chitosan xếp chặt lại, do đó chitosan không có điểm
nóng chảy và chỉ tan trong môi trường acid hữu cơ đặc biệt bao gồm formic, acetic,
propionic, lactic, citric và succinic acid, cũng như là rất ít dung môi vô cơ có thể hòa tan
được chitosan như là hydrochloric, phosphoric và acid nitric, không tan trong nước, xút,
cồn hoặc các dung môi hữu cơ khác.

Tính chất hóa học


Trong phân tử chitin/chitosan có chứa các nhóm chức hydroxyl, N-acetyl trong các
mắt xích N-acetyl-D-glucosamine và mắt xích D-glucosamine có nên chúng vừa là ancol
vừa là amin, vừa là amid. Mặt khác chitin/chitosan là những polime mà các monome được
nối với nhau bởi các liên kết β-(1-4)-glicozit; các liên kết này rất dễ bị cắt đứt bởi các chất
hoá học như: axit, bazơ, tác nhân oxy-hóa và các enzim thuỷ phân, người ta dựa vào phản
ứng acetyl hóa nhóm amin để biến tính chitosan, phản ứng như sau:

Hình 1.3. Phản ứng acetyl hóa nhóm amin để biến tính chitosan.

Tính chất sinh học


Chitosan có những tính chất đặc biệt như tương thích sinh học, phân hủy sinh học,
không độc, kháng khuẩn, kháng nấm, giúp cây trồng chống lại các loại bệnh do nấm,…
Nhìn chung chitosan thu được từ quá trình deacetyl hóa chitin có phân tử lượng lớn do đó
nó chỉ có thể tan được trong acid, vì vậy làm hạn chế đi khả năng ứng dung thực tế của
loại vật liệu này. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu về chitosan và
oligochitosan phân tử lượng thấp do chúng có khả năng tan trong nước và có những đặc
tính tốt hơn như kháng bệnh, kháng khuẩn, kháng nấm và khả năng chống oxy hóa cao so
với chitosan thông thường [3].

 Giải pháp:
Tính tan của chitosan được xác định chủ yếu bởi ba thông số: độ đề acetyl hóa
(DD), phân phối nhóm acetyl và mức độ polime hóa. Bằng cách kiểm soát ba thông số
này, tính tan của chitosan có thể được cải thiện. độ DD có thể được thay đổi bằng cách đề
acetyl hóa với dung dịch kiềm nóng hoặc acetyl hóa với acetic anhydride dưới điều kiện
đồng thể và dị thể. Chitosan-tan-trong-nước với độ DD khoảng 50% đã được chế tạo
thành công với quá trình N-đề acetyl hóa và N-acetyl hóa. Sự phân bổ nhóm acetyl là
ngẫu nhiên . Chitosan với tính tan cao cũng có thể chế tạo bằng cách giảm phân tử lượng
của nó: bằng cách vật lý , thủy-phân-bằng-acid, thủy-phân-bằng-enzyme và bằng cách
chiếu xạ. Thêm nữa, nhiều phương pháp biến tính chitosan để cho ra chitosan tan được
trong nước đã được phát minh như carboxymethyl-chitosan, N-phthaloylchitosan và
chitosan-g-poly(ethylene glycol) (PEG) [4].

Các ứng dụng của chitosan trong thực tế


Trong y tế: Chitosan được nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh với mục đích cầm máu cho
các vết thương. Dung dịch chitosan được pha vào trong thuốc cầm máu, kết quả cho thấy
sau khi cầm máu bằng thì vết thương giảm được sưng tấy và vết thương mau liền da
(Chatelet et al., 2001).
Trong ngành thực phẩm: Trước tình trạng thực phẩm bị tác động bởi yếu tố môi trường
nên thời gian bảo quản thực phẩm không lâu, nhiều loại vật liệu an toàn được nghiên cứu
để bảo quản thực phẩm. Trong đó vật liệu chitosan là một trong những lựa chọn được ưa
chuộng. Chitosan được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm như chất bảo quản
vì các tỉ lệ chống vi khuẩn cao và chống được nhiều loại vi khuẩn khác nhau (Bough et
al., 1975).
Trong ngành công nghiệp giấy: Chitosan giúp tăng độ bền mà không làm giảm đi độ sáng
của giấy (Muzzarelli RAA, 1983) và tăng tính chất chống điện từ của giấy ảnh để giải
quyết sự ảnh hưởng của điện từ làm chất lượng hình ảnh bị xấu đi (Aizawa et al., 1988).
Trong nhiếp ảnh: Chitosan được ứng dụng trong nhiếp ảnh do khả năng tạo màng trên
phim của máy ảnh, không bị mài mòn và làm xước màng chitosan, và do đặc tính quang
học của nó (Muzzarelli RAA, 1997).
Trong nông nghiệp: Do tính chất kháng nấm và có thể phân hủy sinh học của chitosan mà
người ta phủ chitosan lên hạt giống nhằm ức chế nấm bệnh gây hại cho cây và tăng
cường khả năng chống lại bệnh tật của cây trồng (Hadwiger et al., 1984)
Trong ngành mỹ phẩm: Chitosan được ứng dụng để làm chất tẩy trang do tính an toàn,
không độc hại cho người sử dụng và do khi tiếp xúc với các axit hữu cơ chitosan làm các
axit này trở nên nhớt, dễ dàng chùi ra khỏi bề mặt (H.F. Mark et al., 1985).
Trong xử lý nước thải: Chitosan được sử dụng rộng rãi như một chất hấp phụ các chất ô
nhiễm có trong nước thải. Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu chitosan để
xử lý nước thải.
Ví dụ như Chung et al., (2005) đã nghiên cứu sử dụng chitosan để hấp phụ độ đục, chất
rắn lơ lửng, BOD, COD, NH3 và PO43- có trong nước thải ao nuôi. Chitosan hấp phụ được
87,7% độ đục, 62,6% SS, 52,3% BOD, 62,8% COD, 91,8% NH3, 99,1% PO43- và
99,998% vi khuẩn có trong ao nuôi.
Jha et al., (1988) nghiên cứu sử dụng chitosan để hấp phụ cadmium (Cd) ở pH 6,5 và
nồng độ ban đầu của Cd là 1,5, 5,0 và 10,0 mg/L và thấy rằng tỷ lệ hấp phụ là rất nhanh
chóng ở 4 giờ sau đó hiệu suất giảm đi khi thời gian hấp phụ tăng.
Verbych et al., (2005) nghiên cứu sử dụng mảnh chitosan để hấp phụ Cu2+ có trong nước.
Kết quả thực nghiệm cho thấy pH tối ưu của dung dịch để chitosan có thể hấp phụ
Cu2+ tốt nhất là 5,4 – 6 và liều lượng hấp phụ của chitosan là 1,8 – 2,2 mmol/g chitosan
khô.
Qua các ứng dụng trên ta có thể thấy, chitosan được ứng dụng rất nhiều trong đời sống
như trong lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, công nghiệp giấy, xử lý nước thải… Chitosan
hấp phụ được rất nhiều chất ô nhiễm như: BOD, COD, dầu mỡ, kim loại nặng, phenol và
các hợp chất phenol,….
POLY ETYLEN GLYCOL

1.Bản chất hoá học


- PEG(Polyethylene Glycol) là polymer mạch dài có công thức chung là
HO(CH2CH2)nH

- n : mức độpolymer hoá, xác định khối lượng phân tử trung bình của mỗi sản
phẩm và tính chất của nó.

- Các loại Polyethylene Glycol gồm : PEG 200, 300, 400, 600, 1000, 1500, 3400,
4.000,6.000, 9.000, 8.000, 12.000
2.Tính chất
- Polyethylene glycol 200, 300, 400 và 600 là chất lỏng không màu trong suốt ở
230C. PEG 600 có thể là một chất lỏng không màu trong suốt,có thể là một chất
lỏngtrắng đục hoặc là một chất bán rắn tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt
độ đông đặc là 200C.

- PEG có khối lượng phân tử lớn hơn 1000 là một chất rắn ở 230C. Gồm các
loạisau :

- Loại bột mịn : dạng hạt nhỏ màu trắng hoặc hơi vàng có kích thước hạt từ 0.15-
0.6 mm

- Loại bột :dạng hạt nhỏ màu trắng/ hơi vàng, kích thước hạt 0.4-1mm

- Loại phiến: màu trắng có kích thước hạt khác nhau.

3.Tính tan
- Tất cả PEG loại E đều dễ tan trong nước, độ hoà tan của chúng không bị ảnh
hưởng bởi độ cứng của nước. Độ hoà tan tăng trong một phạm vi nhất định khi
khối lượng phân tử tăng. Chúng kháng acid mạnh, kiềm mạnh và dung dịch muối.
Nói chung, các chất trong nhóm này khá bền, nhưng chúng có thể có phản ứng với
chất thuộc da tổng hợp và các chất thuộc nhóm phenolic hydroxyl tạo thành sản
phẩm cộng ít tan.

- PEG có trọng lượng phân tử đều tan trong cồn, độ hoà tan tăng khi trọng lượng
phân tửtăng, chúng đều tan trong hầu hết các dung môi thơm nhưng không tan
trong các hydrocacbon mạch thẳng và phần cắt dầu mỏ.

4.Độ bền:
- PEG cótính bền nhiệt trong điều kiện không có O2.

5.Tính tương hợp :


- PEG có thể tương hợp tốt với chất hoạt động bề mặt không phân ly và chất hoạt
động bề mặtcation, các chất đơn phân và đa phân có tính hút nước như : thuốc
nhuộm và màu, keo dán tổng hợp. PEG có thể tương hợp hạn chế với chất béo,
acid béo, cồn, dầu, waxes,ester tổng hợp và ester tự nhiên, phần cất dầu mỏ và các
chất kị nước. Hỗn hợp sệt có thể được tạo ra từ sự kết hợp của các sản phẩm bằng
các tan chảy chúng trong một cái thùng và khuấy trước khi làm lạnh.
- Các chất rắn như màu Chromic, màu Ceramic, màu trong dầu đánh bóng và dầu
bôi trơn đặc có thể tạo thành dạng paste đồng nhất, bền với P.E.G với điều kiện
chất rắn phải được làm ẩm riêng, độ nhớt được duy trì trong giới hạn thích hợp và
các thành phần khác nhau phải có tỷ lệ chính xác.

6.Ứng dụng
- P.E.G là loại polyether alcohol tan trong nước. Chúng được sử dụng làm chất hoà
tan, dầu bôi trơn, chất phân tán, chất phóng thích khuôn trong nhiều ứng dụng.
Chúng được dùng để thay đổi độ nhớt của chất lỏng, dùng làm chất truyền nhiệt và
là chất lưu thuỷ lực.

- P.E.G 200,400 và 600 được dùng trong công nghiệp chất tẩy và xà phòng để hoà
tan hỗn hợp chất hoạt động bề mặt.

- P.E.G có khả năng hoà tan cao và có thể phân tán nhiều loại màu nhuộm và chất
màu, chúng là loại chất hoà tan hiệu quả nhiều loại thuốc nhuộm kiềm. Chúng
được dùng để pha mực có độ phủ cao. Có thể điều chỉnh độ đặc của mực bằng các
sử dụng P.E.Glỏng và rắn.

- P.E.G có thể được dùng làm dung môi cho màu nhuộm kiềm trong mực in flexo.

- Tương tự chúng cũng được dùng làm chất hoà tan mà môi trường phân tán để
điều chế màu dạng paste và màu nước, paste màu dùng trong công nghiệp dệt,
công nghệ sơn và gốm sứ.

6.1 Keo dán

- PEG đượcdùng như chất hoá dẻo làm tăng tính bôi trơn và tính ẩm cho keo dán
giúp keo giữ được độ bám dính lâu hơn. PEG 300, 400 và 600 được dùng trong các
loại keo dán áp hợp, keo dán dẻo nhiệt ( kết hợp các loại PEG với các hợp chất
khác như amine, maleic anhydrice hoặc polyvinyl acetate.)

6.2 Nông nghiệp :

- PEG tan trong nước và hoà tan tốt các loại thuốc diệt côn trùng có nguồn gốc hữu
cơ.Vì vậy chúng là chất mang rất tốt cho các loại thuốc tăng trưởng thực vật và diệt
cỏ. PEG cũng được tổ chức bảo vệ môi trường cho phép dùng là thành phần trơ
trong thuốc trừ sâu. Do có tính hút ẩm nên chúng được làm chất chống bụi trong
các hoá chất dùng trong nông nghiệp. Thông thường nếu xử lý hạt giống với dung
dịch có chứa PEG sẽ làm tăng tỷ lệ nảy mầm cao hơn.

- Sử dụng: PEG 200, 300, 400,600.

6.3 Ngành gốm

- Sử dụng PEG trong ngành gốm dùng làm chất hoá dẻo, chất binder và chất mang
PEG giúp ceramic mass dễ gia công và trơn láng hơn, tạo độ bôi trơn bên trong và
bên ngoài tốt và làm tăng độ bền của sản phẩm chưa nung.

- Loại PEG sử dụng: 400, 600

6.4 Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân

- PEG được dùng nhiều trong các sản phẩm mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá
nhân như : kem,lotion, kem cạo râu, phấn, các sản phẩm sol khí. Do chúng có các
tính chất :hoà tan trong nước, trung tính, tính bôi trơn, không bay hơi và không gây
dị ứng.

- PEG là chất kết hợp rất tốt, là dung môi, chất mang, chất tạo ẩm, chất bôi
trơn,binder, chất cơ bản. Khi phối trộn PEG sẽ làm thay đổi độ ẩm, độ nhớt, thích
hợp cho các sản phẩm. Chúng cũng hoà tan các thành phần hoạt động trong
sảnphẩm lotion và tạo cảm giác mịn màng nhưng không bị nhờn.

- Loại PEGsử dụng : 400, 600

6.5 Trong xi mạ điện

- Các loạiPEG không bị ảnh hưởng nhiều bởi các chất điện phân và làm tăng
cường hiệu quả của quá trình mạ điện. Khi dùng lượng nhỏ PEG trong các bồn mạ
đồng và thiết sẽ tạo độ sáng mịn. Trong bồn mạ sulphate và chloride nickel dùng
PEG làm chấtđánh bóng. Trong mạ thép không gỉ và nhôm, thêm PEG sẽ tạo ra bề
mặt mịn và bóng.

6.6 Sản phẩm gia đình

- Các PEG được sử dùng rộng rãi trong các sản phẩm gia đình như : các chất tẩy
rửa, nước đánh bóng, xà bông, bột giặt vì chất này tan trong nước, trơ, ít bay hơi và
ít độc. Chất này có khả năng hoà tan tốt, có thể tương hợp với nhiều thành phần có
trong các sản phẩm gia đình. Hỗ hợp các PEG tạo ra cấu trúc, độ nhớt và khả năng
hút ẩm của sản phẩm như mong muốn.

- Loại PEG sử dụng: 200, 300, 400, 600

6.7 Dầu bôi trơn

- Do các PEG có khả năng hoà tan trong nước, bay hơi chậm và khả năng bôi trơn
nên chúngđược dùng trong nhiều loại dầu bôi trơn, dầu bôi trơn bề mặt các đồ
dùng kim loại dùng trong gia công thực phẩm. Chất này không làm biến màu các
bộ phận bằng kim loại, vải sợi và quần áo. Được làm sạch dễ dàng và không ăn
mòn cao su và nhựa. PEG là chất mang rất tốt cho than chì, khi đốt rất sạch và ít
cặn.

- PEG sử dụng: 200, 300, 400, 600

6.8 Gia công kim loại :

- PEG dùng làm chất bôi trơn trong công đoạn dập nổi và cuộn, dùng làm dung
dịch cắt và nghiền, làm thành phần cho các chất đánh bóng. Các dung dịch để hàn
có dùng PEG sẽ dễ lan toả, dễ làm sạch và chất không có chất lắng. PEG cũng
được dùng làm chất mang trong bột luyện kim.

- PEG sử dụng: 200, 300, 400, 600, 900,1000.

6.9. Sơn và coating

PEG được dùng làm chất trung gian trong sản xuất nhựa alkyd và polyester nhằm
tăng khả năng phân tán trong nước.Chất này cũng được dùng làm chất cải biến và
chất mang trong sơn latex và nhựa shellac và trong sơn phủ hệ nước có thể tẩy
được.

Sản phẩm PEG sử dụng PEG 200, 300,400, 600, 900, 1000

6.10 Giấy và sản phẩm giấy

- Các PEG 200, 300, 400 dùng để làm mềm giấy, tăng độ mềm dẻo và tính trượt
mong muốn, chống phồng và quăn xoắn khi bị ẩm. Các loại PEG rắn có hiệu quả
bôi trơn rất tốt, tăng độ bóng và độ trơn láng trong khi cán màng.
- Ngoài ra PEG cũng được dùng làm chất ổn định màu, chất hoá dẻo, chất chống
dính và chất ổn định kích thước.

Loại PEG sử dụng :200, 300, 400, 4000.

6.11 Dược phẩm

- Loại Carbowax sentry PEG đáp ứng được tiêu chuẩn dược phẩm của Mỹ (USP)
và được dùng rộng rãi trong điều chế dượcphẩm. Chất này có khả năng hoà tan tốt
thuốc, ít độc, tan trong nước tốt. PEG cũng hoà tan tốt các loại thuốc mỡ hoà tan
trong nước, giúp sản phẩm dễ thoa lên da và thấm vào da ngay khi da bị ẩm ướt.

- PEGylation dùng làm giá mang gắn kết cả cộng hóa trị và không cộng hóa trị
hoặc hợp nhất chuỗi polyme polyethylen glycol với các phân tử và cấu trúc vĩ mô,
như thuốc, protein điều trị hoặc túi, sau đó được mô tả là PEGylated. PEGylation
đạt được thường xuyên bằng cách ủ một dẫn xuất phản ứng của PEG với phân tử
mục tiêu.

7.Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo

PEG là loại chất hút ẩm, cần phảiloại bỏ độ ẩm, các phuy cần phải đóng kín lại sau
mỗi lần mở ra sử dụng.

Nhiệt độ bảo quản không nên nhỏhơn nhiệt độ tan chảy.

Nếu các phuy đã đông lại nên gianhiệt nhẹ, nhiệt độ gia nhiệt không quá 700C.

PEG phải được bao phủ bằng Nitrogen, nếu được bảo quản trong các thùng gia
nhiệt (60-700) để ngăn chặn chúng không tiếp xúc với không khí.

PEG ở dạng bột, bột mịn nên đượcbảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ không quá
300C, tránh ánh sáng mặt trời để tránh không bị đóng cục

Thời gian bảo quản ít nhất hai năm trong bao bì kín.
Dẫn xuất chitosan để kiểm soát nhiễm trùng và phục hồi vết thương với

Nhiễm khuẩn gram dương

GIỚI THIỆU

Các vết thương đặc biệt là vết thương do vi khuẩn Gram dương và các vi khuẩn
khác gây ra mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với sức khỏe con người trên
toàn thế giới. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, vết thương bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến hơn 6
triệu người và ước tính trị giá 6 đô la. đến 15 tỷ đô la chi phí chăm sóc sức khỏe
hàng năm. Gánh nặng cá nhân và quốc gia cao như vậy nhấn mạnh tầm quan trọng
của nghiên cứu trong lĩnh vực này. Chữa lành vết thương là một quá trình phức tạp
và được tổ chức tốt, được bắt đầu ngay sau khi bị thương. Nhiễm trùng vết thương
có thể kéo dài quá trình lành vết thương và có thể dẫn đến các tình trạng đe dọa
đến tính mạng. Do đó, trong quá trình sửa chữa vết thương, kiểm soát nhiễm trùng
và thúc đẩy chữa bệnh đều quan trọng như nhau. Để ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm
trùng vết thương do sự lây lan của vi sinh vật gây bệnh, một số lượng lớn các vật
liệu kháng khuẩn bao gồm photodynamic-, kháng sinh-, kim loại-, peptidic- , và
dựa trên polymer đang được chú ý. Mặc dầu Các hoạt động chống vi trùng của các
vật liệu này là tuyệt vời, các ứng dụng lâm sàng vẫn bị cản trở do sự tan máu (dung
huyết) không chắc chắn (như peptide kháng khuẩn) hoặc độc tế bào (như hạt nano
Ag) . Việc thiếu an toàn sinh học được xác định vật liệu kháng khuẩn để thúc đẩy
quá trình chữa lành vết thương bị nhiễm trùng. Song song, các vật liệu tái tạo mô
như vật liệu y sinh và vật liệu nano được thiết kế dựa trên tế bào gốc, tế bào tiền
thân, collagen, và các yếu tố tăng trưởng hiện đang nhận được sự chú ý đáng chú ý
nhằm sửa chữa các mô da và biểu bì bị tổn thương sau chấn thương. Hầu hết các
vật liệu này có hoạt tính sinh học và tương thích sinh học cao, là điều kiện thiết yếu
để tăng tốc độ chữa lành vết thương. Tuy nhiên, khi xử lý vết thương bị nhiễm
trùng, các vật liệu tái tạo mô này trở nên không hiệu quả chủ yếu do thiếu đặc tính
để tiêu diệt vi sinh vật vết thương hoặc kiểm soát nhiễm trùng. Như vậy rõ ràng
rằng cả vật liệu kháng khuẩn và vật liệu tái tạo mô đều không thể kiểm soát nhiễm
trùng và thúc đẩy quá trình lành vết thương cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là, cả
hai đều khó sử dụng như là chống - Vật liệu sửa chữa vết thương nhiễm trùng để
quản lý vết thương bị nhiễm trùng một cách hiệu quả và thuận tiện.5, 26 Nếu có
thể đạt được sự cân bằng giữa hoạt động kháng khuẩn và an toàn sinh học chỉ bằng
một vật liệu đa chức năng đơn giản, quy trình sửa chữa vết thương sẽ được đơn
giản hóa và chi phí y tế khổng lồ cũng sẽ được tiết kiệm.

Chitosan là dẫn xuất N-deacetylated của chitin tự nhiên được tạo ra bằng cách loại
bỏ các nhóm N-acetyl cho đến khi polymer hòa tan trong axit loãng.27-29 Gần đây
nó đã trở thành một điểm nóng nghiên cứu do đặc tính kháng khuẩn quan trọng của
nó và Ưu điểm của việc không độc hại, phân hủy sinh học và tương thích sinh
học.13, 30

Tuy nhiên, do kết cấu tinh thể của chitosan, cả khả năng hòa tan và kháng khuẩn
chủ yếu giới hạn ở giá trị pH dưới 6, điều này cực kỳ hạn chế ứng dụng chitosan
trong việc kiểm soát các vết thương bị nhiễm trùng dưới điều kiện sinh lý.30, 31

Để hạn chế như vậy, chitosan đã được biến đổi hóa học để điều chế các dẫn xuất
với độ hòa tan trong nước và cải thiện hoạt tính sinh học.30-33 Thật không may,
mặc dù có sự quan tâm ngày càng tăng trong việc điều chỉnh chitosan và rất nhiều
dẫn xuất chitosan đầy hứa hẹn đã được báo cáo, không có thỏa thuận về một
chitosan cụ thể có thể cân bằng hoạt động kháng khuẩn và an toàn sinh học đồng
thời.

Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo một dẫn xuất chitosan hai chức năng (CS-G /
mPEG) có chứa các đơn vị giá mang mPEG và các nhóm cation trong mạch
chitosan như một vật liệu lý tưởng để sửa chữa vết thương bị nhiễm trùng. Không
giống như các polyme kháng khuẩn hoặc vật liệu tái tạo mô hiện có độc tính cao
đối với máu cũng như tế bào động vật có vú hoặc kém hiệu quả đối với vi khuẩn,
CS-G / mPEG có thể tiêu diệt vi khuẩn Gram dương mà không gây tan máu đáng
kể cũng không gây ra tan máu đáng kể. độc tế bào trên một loạt các nồng độ.

Đây là kết quả của khả năng CS-G / mPEG phá vỡ màng hiệu quả nhưng có chọn
lọc. Để khám phá ứng dụng CSG / mPEG in vivo, chúng tôi cũng tập trung vào
việc quản lý vết thương nhiễm vi khuẩn Gram dương bằng CS-G / mPEG, phát
hiện ra rằng CSG / mPEG ức chế sự phát triển của vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình
chữa lành Staphylococcus aureus (S. aureus) - vết thương đầy đủ độ dày trên
chuột.

THỬ NGHIỆM

Tổng hợp CS-G và CS-G / mPEG

Tổng hợp CS-G và CS-G / mPEG


Tổng hợp CS-G và CS-G / mPEG
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chuẩn bị và đặc tính của các dẫn xuất chitosan

Sơ đồ của đường tổng hợp (m, n đại diện cho các phần bị khử acetyl hóa và acetyl hóa
tương ứng của chitosan), cấu trúc của CS-G / mPEG và ứng dụng tương ứng in vivo để
quản lý vết thương nhiễm vi khuẩn Gram dương
Chuẩn bị và đặc tính của các dẫn xuất Chitosan

Bảng 1: Phân tích nguyên tố và mức độ thay thế của chitosan và các dẫn xuất của nó

DD là mức độ khử sắt cho CS; DS là mức độ thay thế cho CS sửa đổi. Cả DD và DS đều được
tính toán bằng kết quả phân tích nguyên tố.

Sự ra đời của phân đoạn ưa nước đã tránh được quá trình hòa tan phức tạp của chitosan
tinh thể. Và ghép mPEG không có ảnh hưởng đối với việc sửa đổi guanidination. Nhưng
điều ngược lại có thể là vô ích vì các nhóm guanidine cũng bao gồm các nhóm amino có
thể phản ứng với carboxyl của mPEG-COOH. Vì vậy, dẫn xuất chitosan cụ thể theo thiết
kế không thể có được nếu chuỗi phản ứng bị đảo ngược. Phân tích nguyên tố và phổ
FTIR được sử dụng để xác nhận cấu trúc hóa học của chitosan và các dẫn xuất của nó
theo C / N và đỉnh hấp thụ đặc trưng. Kết quả được thể hiện trong Bảng 1 và Hình S1a

Mức độ thay thế (DS) được tính toán bằng phân tích nguyên tố và điều chỉnh thêm với
trọng lượng phân tử mPEG (1.000 Da). DS của CS-mPEG thu được được xác định là
0,61, phù hợp với kết quả được tính toán từ phổ 1H-NMR (Hình S1b, Thông tin bổ sung).
Đối với CS-G / mPEG (bước thứ hai), hàm lượng phần tử N tăng so với CSmPEG trong
phân tích nguyên tố (Bảng 1) và các đỉnh mạnh mới ở 1647, 1543, 1357 cm-1 trong phổ
FTIR (Hình S1a , Thông tin bổ sung) rõ ràng đã hỗ trợ các nhóm amino của PEGylated
chitosan được guanidinyl hóa một phần. Và DS của bước thứ hai được xác định là 0,12,
tương tự như mức độ của guanidination cho CS-G (0.10).
Do đó, sự khác biệt duy nhất giữa CS-G và CS-G / mPEG là liệu chúng có chứa các phân
đoạn mPEG hay không. Các kết quả trên chỉ ra rằng CS-G / mPEG dẫn xuất hai nhóm
chức phù hợp với thiết kế ban đầu đã được tổng hợp thành công.

Sự ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn gram dương

Hình 1: Kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn của các dẫn xuất chitosan CS-G và CSG / mPEG.
a) Hình ảnh điển hình của các khuẩn lạc vi sinh vật đối với S. aureus được xử lý bằng các
dung dịch polymer khác nhau trên đĩa nuôi cấy thạch.
b) Biểu đồ thống kê tương ứng được vẽ bằng đồ thị của phần mềm lăng kính

Hình 2: Hình ảnh hiển vi huỳnh quang đồng tiêu của các tế bào S. aureus được điều trị bằng CS-
G / mPEG (0,20 mg mL-1) trong 1 giờ. Các tế bào được nhuộm (trong 15 phút) với SYTO9 (màu
xanh lá cây) và PI (màu đỏ) cho hoạt động kháng khuẩn. Xét nghiệm không có CS-G / mPEG là
trống. (Thanh tỷ lệ: 20 m)
Khi nồng độ tăng, hoạt tính diệt khuẩn của CS-G giảm xuống chủ yếu do độ hòa tan hạn
chế của nó. Ngược lại, CS-G / mPEG có thể ức chế sự phát triển của S. aureus và duy trì
hiệu quả ở một phạm vi nồng độ rộng, cho thấy sự ra đời của phân đoạn ưa nước có thể
cải thiện sự ổn định của thuốc chống vi trùng.
Phân tích hình thái của vi khuẩn

Hình 3: Thay đổi hình thái của S. aureus được điều trị bằng dẫn xuất chitosan (1 mg mL-1). Ảnh
SEM và TEM của vi khuẩn không được xử lý (a, d), được xử lý bằng CS-G trong 4 giờ (b, e) và
được xử lý bằng CS-G / mPEG trong 4 giờ (c, f). Mũi tên đỏ đánh dấu sự tiết ra của các tế bào vi
khuẩn. (Thanh tỷ lệ: 1μm)

Đánh giá khả năng tương thích máu


Hình 4. Kết quả tán huyết của nồng độ chitosan khác nhau. Triton X-100 điều khiển tích cực. a)
Các tế bào hồng cầu nuôi cấy trong một loạt nồng độ CSG / mPEG. b) Các tế bào hồng cầu
được nuôi cấy trong một loạt nồng độ CS-G. c) Ảnh chụp kết quả tán huyết trong 96 đĩa giếng
khi nồng độ thay đổi. d) Biểu đồ thống kê của xét nghiệm tán huyết. Hình nhỏ là ảnh của Triton
X-100, CS-G (20 mg mL-1), CS-G/mPEG (20 mg mL -1), để trống tương ứng (từ trái sang phải)
.lls. (Thanh tỷ lệ: 1μm)
Trong đo lường độc tính Vitro

Hình 5: Kết quả đo độc tính tế bào trong ống nghiệm.


a) Xét nghiệm CCK-8 của các tế bào L02 được xử lý bằng các nồng độ khác nhau của CS-G
hoặc CS-G / mPEG.
b) b) Xét nghiệm CCK-8 của các tế bào L929 được xử lý bằng các nồng độ khác nhau của
CS-G hoặc CS-G / mPEG.

Trong đo lường độc tính Vitro

Hình 5: Kết quả đo độc tính tế bào trong ống nghiệm.


c) Hình ảnh huỳnh quang của calcein AM / PI nhuộm các tế bào L02 và tế bào L929. (Thanh tỷ lệ: 50 m)
Kiểm soát nhiễm trùng và chữa lành vết thương trên mô hình động vật bị nhiễm S. aureus

Hình 6: Các quá trình chữa lành vết thương theo phương pháp điều trị CS-G hoặc CS G /
mPEG.
a) Hình ảnh của các vết thương khác nhau vào ngày 1, 3, 7, 10 và 14 sau phẫu thuật có hoặc
không điều trị các dẫn xuất chitosan. Nhóm +, -, CS-G, CSG / mPEG đại diện cho các vết
thương bị nhiễm mà không cần điều trị, vết thương không bị nhiễm trùng mà không được điều
trị, vết thương bị nhiễm được điều trị bằng CS-G và vết thương bị nhiễm được điều trị bằng CS-
G / mPEG tương ứng. (Thanh tỷ lệ: 5 mm)

Tất cả các vết thương trên chuột được chia ngẫu nhiên thành bốn nhóm, tức là vết thương
bị nhiễm mà không cần điều trị (+), vết thương không bị nhiễm mà không được điều trị (-
), vết thương bị nhiễm được điều trị bằng băng CS-G (CS-G) và vết thương bị nhiễm
được điều trị bằng CS Nhóm băng -G / mPEG (CSG / mPEG). Để đánh giá định lượng
khả năng kiểm soát nhiễm trùng của các dẫn xuất chitosan, vi khuẩn xung quanh vết
thương trong ngày 7 đã được nuôi cấy và đếm (Hình S4d, Thông tin bổ sung). Nhóm CS-
G / mPEG thể hiện số lượng vi khuẩn thấp nhất so với hai nhóm bị nhiễm khác.

Sự xuất hiện vĩ mô của các vết thương tại các thời điểm khác nhau đã được ghi lại (Hình
6a và Hình S5a, Thông tin bổ sung). Và các số liệu thống kê về diện tích vết thương và tỷ
lệ đóng vết thương cũng được thu thập (Hình 6b, c và Hình S5b, c, Thông tin bổ sung).
Vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật, các cạnh của vết thương được điều trị bằng băng CSG /
mPEG đã rõ ràng và tươi mới mà không bị viêm thêm (Hình 6a). Kích thước của các vết
thương nhỏ hơn rõ rệt so với các nhóm khác (Hình 6b). Và CSG / mPEG đã giúp vùng
vết thương co lại hơn 50% chỉ sau 3 ngày (Hình 6c). Hiệu ứng như vậy thậm chí còn trở
nên rõ ràng hơn sau 7 ngày. Vào ngày 10 sau phẫu thuật, lông chuột bắt đầu mọc lại và
thậm chí che vết thương trong các nhóm CS-G / mPEG, cho thấy có thể có cơ hội phục
hồi các phần phụ của da với sự trợ giúp của CS G / mPEG. Và hiệu quả sửa chữa của CS-
G / mPEG vẫn duy trì 14 ngày sau chấn thương. Các vết thương nhiễm vi khuẩn đã hoàn
toàn đóng lại, và khu vực được sử dụng để bị thương và bị nhiễm trùng hầu như không có
sự khác biệt với da bình thường. Ngoài ra, diện tích vết thương của nhóm CS-G / mPEG
nhỏ hơn các nhóm khác mỗi ngày (Hình 6b và Hình S5b, Thông tin bổ sung). Và tỷ lệ
đóng vết thương cũng cao hơn mọi lúc (Hình 6c và Hình S5c, Thông tin bổ sung) Điều
thú vị hơn, điều trị CS-G / mPEG thậm chí còn cho thấy khả năng chữa lành tốt hơn so
với nhóm - - nơi không có vi khuẩn được tiêm (Hình 6 và Hình S5). Kết quả cho thấy
CS-G / mPEG có thể kiểm soát hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và đẩy nhanh
quá trình chữa lành vết thương. Kết quả này phù hợp với thử nghiệm in vitro rằng độ an
toàn sinh học của CS-G / mPEG tăng lên một cách hiệu quả mà không làm mất hoạt tính
kháng khuẩn đối với S. aureus.

Các mô của vết thương nhiễm S. aureus trên chuột ngày 14 và 49 sau phẫu thuật đã được
thu thập và nhuộm màu bằng hematoxylin và eosin (H & E) (Hình 7). Vào ngày 14 sau
chấn thương, so với các nhóm khác, hiệu quả điều trị của CS-G / mPEG tốt hơn nhiều.
Đầu tiên và quan trọng nhất, các vết thương được điều trị bằng CS-G / mPEG đã được
phủ bằng các lớp biểu mô. Và bề mặt của vết thương mịn và đồng đều, cho thấy sự lành
vết thương được tăng cường bằng vật liệu polymer này. Một số lượng lớn các mô hạt, mô
liên kết lỏng lẻo và các mạch mới được tạo ra ngay dưới vùng bao phủ của biểu mô, trong
khi không có cấu trúc như vậy xuất hiện trong các nhóm khác, chứng minh rằng CS-G /
mPEG giúp tránh hình thành sẹo và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương bị nhiễm
trùng . Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các mô da không còn bị thâm
nhiễm bởi các tế bào viêm nên bề mặt vết thương gần như không có sự khác biệt với da
bình thường. Khi có đủ thời gian để các vật liệu sửa chữa vết thương hoàn toàn, cấu trúc
rõ ràng của nang lông trong S. aureus bị nhiễm, có thể quan sát thấy vết thương được
điều trị bằng CS-G / mPEG, cho thấy khả năng của CS-G / mPEG thúc đẩy tính toàn vẹn
của các mô da được phục hồi. Do đó, CSG / mPEG dẫn xuất nhị phân chitosan có hiệu
quả cao và an toàn như là vật liệu sửa chữa vết thương chống nhiễm trùng để điều trị vết
thương với nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương.
Hình 6: Các quá trình chữa lành vết thương theo phương pháp điều trị CS-G hoặc CS G /
mPEG.
b) Tỷ lệ của vùng vết thương trong các ngày hậu phẫu khác nhau. c) Tỷ lệ đóng vết thương của
các vết thương khác nhau vào các ngày hậu phẫu khác nhau. (*, # đại diện: p <0,05; **, ## đại
diện: p <0,01)

Hình 7: H & E nhuộm vết thương nhiễm vi khuẩn ngày 14 và 49 sau phẫu thuật. Cấu trúc đặc
biệt của các mô da được đánh dấu màu đỏ.

Kết luận

CS-G / mPEG dẫn xuất chitosan mới được tổng hợp bằng cách gắn phân đoạn mPEG
ngắn và thuốc thử guanidine hóa liên tiếp. Một mặt, bằng cách hòa tan trực tiếp vào nước
và phá vỡ màng tế bào một cách chọn lọc, CS-G / mPEG thể hiện hoạt động kháng khuẩn
tuyệt vời chống lại S. aureus và MRSA ngay cả ở nồng độ thấp. Mặt khác, sự có mặt giá
mang mPEG, không tan máu hay độc tế bào được quan sát ở nồng độ cao hơn nồng độ ức
chế vi khuẩn hiệu quả
Kết quả sau khi điều trị bằng CS-G / mPEG trên mô hình vết thương bị nhiễm ở động vật
đã chứng minh rằng, nhờ sự cân bằng giữa hoạt động kháng khuẩn và an toàn sinh học,
CS-G / mPEG đã ức chế sự phát triển của S. aureus và thúc đẩy sửa chữa vết thương một
cách đồng thời

Dẫn xuất chitosan hai chức năng có triển vọng đầy hứa hẹn là lựa chọn thay thế cho
thuốc kháng sinh hoặc băng vết thương, sẽ rất có lợi cho việc chăm sóc sức khỏe của con
người như là vật liệu sửa chữa vết thương chống nhiễm trùng để điều trị vết thương
nhiễm vi khuẩn gram dương
POLY ESTER AMIDE

Khoa học ngày càng phát triển, vật liệu sinh học đã và đang được ứng dụng rất nhiều
trong cuộc sống và y học cũng không ngoại lệ. Từ đầu thế kỉ 21, các nhà khoa học đã
phát minh ra một loại vật liệu sinh học băng vết thương thế hệ mới với tốc độ làm lành
vết thương gấp 3-5 lần so với bình thường, đó chính là màng sinh học tự phân hủy
Polyesteramide.

Nó đặc biệt hiệu quả trong điều trị loét da ở bệnh nhân nằm lâu và bệnh nhân đái tháo
đường-vấn đề trước kia được xem là nan y, thường để lại hậu quả nặng nề về thể chất lẫn
tinh thần cho bệnh nhân và người nhà và cần có kinh phí lớn mới có thể điều trị được.

4.1. Polyesteramide là gì?

Polyesteramide là màng polymer sinh học có khả năng tự phân hủy, có tính tương thích
cao với da người, với tế bào, với máu và mô, với xương khớp và có khả năng chống
viêm.

Polyesteramide được tổng hợp từ các acid amin giống cơ thể người. với cấu trúc bao gồm
3 nhóm chức hóa học không độc và an toàn cho cơ thể: amino acids, diols, và diacids, 2
loại liên kết ester (có khả năng phân hủy sinh học) và nhóm amide ( bền với nhiệt và cơ
học).

Polyesteramide là loại vật liệu mới thân thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế cao, có
khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đặc biệt trong lĩnh vực y
học. Một trong những ứng dụng cực kì quan trọng của màng polyesteramide là điều trị
vết loét da do tỳ đè của bệnh nhân phải nằm lâu một chỗ.

Các ứng dụng của màng Polyesteramide trong y học hiện nay bao gồm:

- Trong phẫu thuật tim mạch:

• Dùng làm vật liệu cấy ghép vào thành mạch bịt kín vết thương, vá mạch máu.

• Tạo lớp màng bao phủ ống giá đỡ thành mạch bằng kim loại kim loại, để nó được tương
thích với máu và tế bào trong cơ thế.

- Trong phẫu thuật cơ-xương-khớp và phẫu thuật mắt: là vật liệu bao phủ các thiết bị y tế
khác nhau trong các loại phẫu thuật, là vật liệu sinh học bao vết thương, chỉ khâu tự phân
hủy.

- Trong công nghệ chuyển gen trong điều trị bênh: phức hợp giữa PEA và DNA dễ dàng
đi qua tế bào làm mục đích vận chuyển gen - Vật Liệu Dẫn thuốc: giúp phân phối thuốc
và giải phóng hoạt chất nhanh chóng.

- Và ứng dụng quan trọng, phổ biến nhất là điều trị các vết thương ngoài da, vết khâu mổ-
phẫu thuật; giúp phục hồi các vết thương mãn tính; giúp tiêu se nhân mụn và làm mờ
thâm, sẹo do mụn/ nhọt để lại.
2. Ứng dụng trong điều trị vết thương ngoài da.

Việc sử dụng băng gạt thông thường gây cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu, không
những thế việc bịt kín vết thương thường làm cho vết thương lâu lành hơn, khi thay băng
sẽ dễ bị nhiễm khuẩn trở lại. Băng vết thương bằng màng polyesteramide được xem như
là tiến bộ mới của nền y học sau việc sử dụng băng gạc.

Sự phát triển của các loại băng vết thương được ví như sự tiến hóa của loài người.

Bằng công nghệ Novaskin (công nghệ phân phối thuốc qua da mới nhất) các nhà
khoa học đã cho ra đời màng sinh học Polyesteramide dùng để băng vết thương
ngoài da dưới dạng xịt với những ưu việt như sau:
Cơ chế hoạt động của màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide.

 Polyesteramide giúp tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để hình thành mao mạch,
phục hồi và tái tạo da một cách tự nhiên. Sử dụng hiệu quả cho bệnh nhân loét bàn chân
tiểu đường, bệnh nhân loét do do tai biến, liệt, nằm lâu, những vết thương lâu lành, dễ
nhiễm trùng trở lại.

Trong điều trị bỏng: Polyesteramide có tác dụng bao kín vết bỏng, giảm sự ma sát, giúp
nhanh chóng tái tạo da non, nhanh lành vết bỏng đặc biệt trong xử lý khi bị bỏng nước
sôi.

Xử lý được những vết thương diện rộng không sử dụng được bông, băng gạc.

Giúp các vết mụn/ nhọt se lại, tiêu nhân mụn và làm mờ sẹo thâm do mụn/ nhọt để lại

Polyesteramide tạo một màng sinh học có vai trò như một rào cản vật lý ngăn chặn quá
trình nhiễm trùng, sự thấm nước và sự mất hơi nước trên da. Vì thế bạn có thể tiếp xúc
với nước mà không ảnh hưởng tới vết thương.

 Polyesteramide còn có khả năng đóng vai trò như một màng phân phối thuốc hữu hiệu,
giúp lưu trữ và giải phóng dần hoạt chất qua da.
 Polyesteramide là màng sinh học tự phân hủy sau 1-2 ngày, vì thế khi sử dụng bạn không
cần phải thay băng thường xuyên tránh được cảm giác đau và khó chịu.
Nghiên cứu : Sau 2 ngày điều trị bỏng bằng PEA thì vết thương đóng cửa hoàn toàn,
trong khi sử dụng các loại băng gạt thông thường phải mất 6 ngày. Tốc độ hồi phục vết
thương của PEA nhanh hơn .

so sánh mẫu da lợn sinh thiết được điều trị bỏng sau 9 ngày , (A) được điều trị bằng PEA
, (B) được điều trị bằng các loại băng gạt thông thường. ( Theo Schwartz S, Demars S,
Chu CC, White J, Cooper A, Rothrock M, Adelman M, Yurt R. Efficacy of poly(ester
amide) dressings on partial thickness wound healing. 3rd World Union of Wound
Healing Societies. 2008, June 4-8, in Toronto, Canada.)

CÁC ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MÔ VÀ GHÉP IN VIVO

Yêu cầu đặt ra:

 đặc trưng về độc tính tế bào

 khả năng hỗ trợ tăng trưởng tế bào

 tính chất viêm hoặc tính chất cơ học

ĐÒI HỎI TÍNH CHẤT NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÁP ỨNG ĐƯỢC CÁC ĐẶC TÍNH
TRÊN???
 Ví dụ về đặc trưng về độc tính tế bào

 không gây độc tế bào và không gây viêm trong ống nghiệm

Loại bỏ các nhóm bảo vệ cung cấp các chức năng giá mang amin hoặc axit
carboxylic thích hợp để gắn các hợp chất khác nhau. Ví dụ, các nhóm axit
cacboxylic của một loại polymer có chứa các đơn vị axit L-aspartic đã được
chuyển đổi thành các este N-hydroxysuccinimidyl, cho phép kết hợp các chức năng
cơ bản và axit bằng cách sử dụng L-lysine hoặc axit L-aspartic để điều chế
monome diester-diamine.

 Ví dụ về tính chất viêm hoặc tính chất cơ học

a) Mật độ liên kết chéo cao, dẫn đến độ cứng cực cao
b) xuống cấp nhanh chóng khi cấy ghép;

c) giới hạn hóa học để sửa đổi hóa học. Poly (1,3-diamino-2-hydroxypropane-
co-polyol sebacate) hình thành các mạng lưới liên kết chéo thông qua các
nhóm hydroxyl và các đơn vị polyol (glycerol và / hoặc D, L-threitol)

 Các polyme này thể hiện tính tương thích sinh học in vitro và in vivo và đã
dự báo thời gian bán hủy lên đến 20 tháng in vivo

KẾT LUẬN
Tiềm năng của vật liệu sinh học là vô cùng to lớn và đóng góp quan trọng trong
đời sống con người. Cụ thể ở đây là khả năng hồi phục vết thương, tái tạo mô các
cơ quan cũng như chống nhễm độc nhiễm trùng vết thương. Cách chữa trị thông
minh, linh động này rất hữu ích trong từng giai đoạn của quá trình chữa lành, tăng
cơ hội hồi phục và sử dụng được trên nhiều loại vết thương khác nhau. Công nghệ
này đóng vai trò như chất xúc tác sửa chữa vết thương, điều phối các tế bào khác
nhau theo thời gian để cùng nhau chữa lành các mô bị tổn thương.
Tài liệu tham khảo
1. M. Zhu, P. Liu, H. Shi, Y. Tian, X. Ju, S. Jiang, Z. Li, M. Wu and Z. Niu, J.
Mater. Chem. B, 2018

2. Ying Hu, Yumin Du, Jianhong Yang, John F. Kennedy, Xiaohui Wang,
Liansheng Wang, Carbohydrate Polymers 67 (2007) 66–72

3. Fei-Chien Chang and Miqin Zhang, Ching-Ting Tsao, Anqi Lin, Mengying
Zhang, Sheeny Lan Levengood, Polymer MDPI

4. Nguyễn Đại Hải, Lecture 1 & 2. Giới thiệu vật liệu polyme chức năng - Phân
loại polyme chức năng, PowerPoint slides, University of Science HCMC

5. Jonathan Z. Knaul, Mohammad R. Kasaai, V. Tam Bui, and Katherine A.M.


Creber, Can. J. Chem. 76: 1 (1998)

6. Alfonso Rodriguez-Galan, Lourdes Franco and Jordi Puiggali, Polymers 2011,


3, 65-99

You might also like