You are on page 1of 4

Họ và tên SV: Nguyễn Ngọc Duy An ĐIỂM

MÔN HÓA HỌC POLYMER


MSSV: 22128001
BÀI TẬP TUẦN 1
Ngày nộp bài: 03/03/2024

Lớp: 01CLC (chiều Thứ 2)

Câu 1: Hãy liệt kê các yêu cầu cần có để một phân tử là một phân tử polymer?

• Phân tử phải có khối lượng phân tử lớn (là hợp chất cao phân tử). Tuy nhiên
Polymer là hợp chất cao phân tử nhưng chất cao phân tử có thể không là polymer.
• Trong cấu trúc của phân tử đó phải có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ
bản (những đơn vị cấu trúc nhỏ hơn) gọi là monomer.

Câu 2: Hãy giải thích vai trò của dấu ( ) trong tên gọi của polymer: Poly(vinyl clorua),
Poly(vinyl ancol). Tại sao Polyethylene, Polypropylene không cần sử dụng dấu ( )?
• Dấu ngoặc đơn ( ) được sử dụng trong tên gọi của polymer khi monomer cấu tạo
nên polymer đấy có tên có 2 từ trở lên hoặc monomer có nhiều tên gọi.
Ví dụ: Poly(vinyl clorua) và Poly(vinyl ancol) cấu tạo từ monomer tên có 2 từ
đồng thời 2 monomer đấy cũng có tên gọi khác.
- Vinyl clorua có tên gọi khác là 1-chloroethene hoặc chloroethylene.
- Vinyl ancol còn có tên gọi khác là ethenol.
• Polyethylene, Polypropylene không cần sử dụng dấu ( ) do tên monomer tạo thành
chúng chỉ có 1 từ và không có tên gọi khác thay thế.
➔ Vì thế, các mắt xích nhóm thế hoặc có 2 loại mắt xích khác nhau thì tên các monomer
phải để trong dấu ngoặc đơn ( ) sau chữ Poly để tránh gây sự nhầm lẫn.

Câu 3: Hãy chọn 5 loại polymer thông dụng và hoàn thành bảng sau:

STT Tên polymer Công thức Khối lượng Ứng dụng


phân tử phân tử 1 mắt
xích cơ sở
Túi nhựa, chai lọ, chế
tạo thiết bị trong
1 Polyethylen (C2H4)n 28
ngành sản xuất hóa
học.
Cốc, đĩa, ly, hộp đựng
thực phẩm và sản
2 Polystyren (C8H8)n 104
phẩm nhựa khác. Tấm
cách nhiệt cho tủ lạnh.
Vỏ bọc dây điện, ống
3 Poly(vinyl chloride) (C2H3Cl)n 62,5 nước, áo mưa, găng
tay PVC dùng một lần.
Cửa kính, màn hình
bảo vệ, vách ngăn và
4 Poli(metyl metacrylat) (C5H8O2)n 100
tấm mặt trong đèn
chiếu sáng.
Nguyên liệu dệt vải,
5 Tơ lapsan (C10H8O4)n 192 may quần áo, sản xuất
túi xách, mũ nón.

Câu 4: Phân biệt Polymer nhiệt dẻo và Polymer nhiệt rắn? Cho ví dụ minh họa?
• Polyme nhiệt dẻo và polyme nhiệt rắn là hai loại polyme được phân biệt dựa trên
tính chất của chúng khi được nung nóng. Cụ thể polyme nhiệt dẻo trở nên dẻo và
mềm, trong khi polyme nhiệt rắn giữ nguyên hình dạng và cứng.
• Polyme nhiệt dẻo (Thermopolastic):
- Polyme nhiệt dẻo là những chất liệu có khả năng dẻo và mềm khi được nung
nóng ở nhiệt độ cao.
- Khi đun nóng, polymer nhiệt dẻo có thể tan chảy và được đúc, ép hoặc gia công
bằng nhiều phương pháp khác nhau.
- Khi nguội, chúng sẽ trở lại trạng thái cứng và đồng nhất.
- Ví dụ: Polyethylene (PE), Polypropylene (PP), Polystyrene (PS). Khi nung nóng
các loại nhựa này, chúng trở thành chất lỏng và có thể đổ vào khuôn để tạo ra các
sản phẩm như: túi nilon, ống hút, hộp đựng thực phẩm,…
• Polyme nhiệt rắn (Thermosetting resin):
- Polyme nhiệt rắn là những chất liệu giữ nguyên hình dạng và cứng khi được nung
nóng.
- Cấu trúc mạng không gian của chúng đã vững chắc và không thể thay đổi bằng
cách đơn giản là gia nhiệt.
- Khi đưa vào nhiệt độ cao, chúng không mềm dẻo mà thường bị phân hủy hoặc
chuyển sang trạng thái than hoặc tro.
- Ví dụ: Baekelite (polyoxybenzylmethylenglycolanhydride), Polyurethane (PU).
Khi ta nung nóng polyurethane, nó không trở thành chất lỏng nhưng có thể phản
ứng để tạo ra các sản phẩm như: da nhân tạo PU, ví da, đế giày, vật liệu cách âm,
cách nhiệt,…

Câu 5: Isotactic, Syndiotactic và Atactic Polymer là gì? Nhiệt độ nóng chảy của Atactic
PS và Isotactic PS là bao nhiêu? Giải thích về sự khác biệt của hai điểm nhiệt độ này?
• Isotactic, syndiotactic và atactic là các thuật ngữ được sử dụng để mô tả cấu trúc
phân tử của polymer dựa trên cách các nhóm cụ thể trong chuỗi polymer được sắp
xếp.
• Isotactic Polymer:
- Trong isotactic polymer, các nhóm thế hoặc nhóm nguyên tử được kết nối với
nhóm carbon trung tâm theo cùng một hướng từ hai bên của chuỗi polymer.
- Cấu trúc này tạo ra một sự sắp xếp đồng đều và đặc trưng cho tính chất cơ học
và nhiệt động học của polymer.
• Syndiotactic Polymer:
- Syndiotactic polymer là khi các nhóm thế hoặc nhóm nguyên tử xen kẽ từ hai
bên của chuỗi polymer.
- Cấu trúc này cũng tạo ra một sự sắp xếp đặc trưng, nhưng khác với isotactic
polymer.
• Atactic Polymer:
- Trong atactic polymer, các nhóm thế hoặc nhóm nguyên tử được sắp xếp một
cách ngẫu nhiên trong chuỗi polymer.
- Cấu trúc này không tạo ra sự sắp xếp đặc trưng và thường làm giảm tính đồng
nhất và cơ học của polymer.
• Nhiệt độ nóng chảy của các polymer có thể thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc và tính
chất của chúng. Trong trường hợp của polystyrene (PS), nhiệt độ nóng chảy của
atactic PS thường thấp hơn so với isotactic PS. Điều này có thể được giải thích bởi
sự khác biệt trong cấu trúc và tương tác giữa các chuỗi polymer, cụ thể là do cấu trúc
sắp xếp ngẫu nhiên của atactic PS làm giảm khả năng tạo ra một mạng lưới đặc trưng
bền vững khi trong trạng thái nóng chảy.
- Atactic PS: Do Atactic PS là chất vô định hình nên sẽ không có nhiệt độ nóng
chảy xác định, Theo nhiều nguồn thông tin thường Atactic PS có nhiệt độ nóng
chảy trong khoảng từ 𝟗𝟎 đến 𝟏𝟏𝟓℃
- Isotactic PS: Thường có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, trong khoảng từ 𝟐𝟒𝟎 đến
𝟐𝟔𝟎℃

• Sự khác biệt giữa hai điểm nhiệt độ nóng chảy này thể hiện sự ảnh hưởng của cấu
trúc phân tử và tương tác giữa các chuỗi polymer đến tính chất nhiệt động học của
polymer. Isotactic PS có nhiệt độ nóng chảy cao hơn do có cấu trúc trật tự và sắp
xếp điều hòa lập thể hơn, trong khi atactic PS có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn do cấu
trúc ngẫu nhiên và không có sự sắp xếp trật tự để điều hòa lập thể.

You might also like