You are on page 1of 7

POLIME

I. Khái niệm:
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với
nhau.
VD:
Polietilen –(CH2-CH2)- n do các mắt xích -CH2-CH2- liên kết với nhau
n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa
CH2=CH2: monome

II. Phân loại:


1. Theo nguồn gốc: 3 loại:
- Thiên nhiên: Có nguồn gốc thiên nhiên:
VD: cao su thiên nhiên, xenlulôz, bông, tơ tằm,…
- Tổng hợp: Do con người tổng hợp
VD: polietilen, nhựa phenol-formandehid,…
- Nhân tạo (bán tổng hợp) : lấy polime thiên nhiên chế tạo một phần thành polime mới
VD: tơ axetat, tơ visco,…
2. Theo cách tổng hợp:
- Polime trùng hợp: tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp
VD: polietilen, …
 Phản ứng trùng hợp là phản ứng không tạo thành sản phẩm phụ khác
- Polime trùng ngưng: tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng
 Phản ứng trùng ngưng có tạo thành sản phẩm phụ khác
VD: nilon-6, poli phenol-formandehit,….
3. Theo cấu trúc:
- Polime không phân nhánh
- Polime có nhánh
- Polime có cấu trúc mạng không gian

III. Danh pháp:


- Tên polime = Poli + tên monome tương ứng
VD: Etilen: C2H4 CH2=CH2
Polietilen -(CH2-CH2)-
- Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc polime có cấu tạo từ 2 monome trở lên thì tên của
monome phải để trong ngoặc đơn
VD: Monome: CH2=CHCl: vinyl clorua
Polime: -(CH2-CHCl)n-: Poli (vinyl clorua)
- Một số polime có tên riêng:
VD: (-CF2-CF2)-n: Teflon
-(NH-(CH2)5-CO)- n: Nilon-6, tơ capron

IV. Tính chất vật lý:


- Là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định
- Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường, một số tan được trong dung môi thích
hợp
- Các polime khác nhau có các đặc tính khác nhau:
+ Tính dẻo: polietilen, polipropilen
+ Tính đàn hồi: cao su
+ Tính dai, kéo thành sợi: các loại tơ, nilon,…
+ Tính cách điện, cách nhiệt
+ Tính bán dẫn
V. Điều chế:
1. Phản ứng trùng hợp:
- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều monome giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất
lớn (polime)
- Điều kiện: Phân tử monome có liên kết bội hoặc là vòng kém bền
VD: n CH2=CHCl  -(CH2-CHCl)-n
Vinyl clorua Poli (vinyl clorua) (nhựa PVC)
CH2=CHCl CH2=CHCl CH2=CHCl

VD:
- Phản ứng đồng trùng hợp một hỗn hợp monome:
VD:

2. Phản ứng trùng ngưng:


- Phản ứng trùng ngưng có tạo các sản phẩm phụ khác:
- Điều kiện: Trong phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng tạo liên kết với nhau
VI. Ứng dụng

Vật liệu polime


I. Chất dẻo:
1. Khái niệm:
- Là những vật liệu polime có tính dẻo
- Trong thành phần của chất dẻo, ngoài polime, còn có các thành phần phụ: chất hóa dẻo, chất độn
để tăng khối lượng, chất màu,…
2. Một số polime dùng làm chất dẻo:
a. Polietilen (nhựa PE):
n CH2=CH2  (-CH2-CH2-)n
polietilen (PE)
- Chất dẻo mềm, nóng chảy ở nhiệt độ lớn hơn 110 độ C, có tính trơ tương đối của ankan mạch dài
- Dùng làm màng mỏng, bình chứa, túi đựng,….
b. Poli (vinyl clorua) (nhựa PVC):
n CH2=CH-Cl  (-CH2-CH(Cl)-)n
vinyl clorua

- PVC là chất vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải
che mưa,…
c. Poli (metyl metacrylat)
- Điều chế từ metyl metacrylat bằng phản ứng trùng hợp:
- Có đặc tính trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt (trên 90%) nên được dùng để chế tạo thủy
tinh hữu cơ plexiglas

II. Tơ:
1. Khái niệm:
- Vật liệu polime hình sợi, dài, mảnh và độ bền nhất định
- Trong tơ, những phân tử polime mạch không phân nhánh, xếp song song với nhau
- Polime đó phải rắn, tương đối bền với nhiệt, với các dung môi thông thường, mềm, dai, không
độc và có khả năng nhuộm màu
2. Phân loại:
- Tơ thiên nhiên: bông, len, tơ tằm,..
- Tơ hóa học:
+ Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polime tổng hợp
+ Tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) được sản xuất từ polime thiên nhiên, nhưng được chế biến bằng
các cách khác nhau
3. Một số loại tơ thường gặp:
a. Tơ nilon – 6,6

- Tơ có tính dai bền, mềm mại óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô, kém bền với nhiệt, với axit
và kiềm.
b. Tơ lapsan:
c. Tơ nitron (hay olon)
- Được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin) nên được gọi là poliacrilonitrin

- Tơ dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường dùng để dệt vải may quần áo hoặc bện thành sợi “len”
đan áo rét.

III. Cao su:


1. Khái niệm:
- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
- Có 2 loại cao su: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
2. Cao su thiên nhiên: Là polime của isopren: Đồng phân cis
3. Cao su tổng hợp:
a. Cao su buna:
- Trùng hợp buta-1,3- đien:

- Cao su buna có độ bền và đàn hồi kém cao su thiên nhiên

- Cao su buna-S có tính đàn hồi cao


- Cao su buna- N có tính chống dầu cao
b. Cao su isopren:

Tên polime Cấu trúc Monome Phân loại Tính chất


Tơ axetat

You might also like