You are on page 1of 15

POLIME – ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

A. TỔNG QUAN
1. Định nghĩa
Điểm chung của tơ tằm, ADN, gỗ, bong bóng và nhựa Silly Putty là gì? Chúng đều
là polime. Polime xuất hiện nhiều trong đời sống của chúng ta, khó có thể tưởng
tượng một thế giới không có chúng.
Ví dụ, carbohydrate phức tạp là polyme của các đường đơn. Protein là polymer của
amino axit. Axit nucleic, ADN hoặc ARN chứa thông tin di truyền là polyme của
nucleotide. Các cây và thực vật được tạo nên bởi polyme cellulose. Đây là phần
bền chắc mà bạn tìm thấy trong phần vỏ hoặc thân cây. Không chỉ dừng lại ở đó,
khung xương của ngành lớn nhất trong thế giới động vật - động vật chân khớp,
cũng được tạo thành bởi polyme kitin.
Nhưng chúng là gì?
 Polyme là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ rất nhiều nhóm có cấu
tạo hoá học giống nhau lặp đi lặp lại và chúng nối với nhau bằng liên kết
đồng hoá trị.

Ví dụ: Polietilen (–CH2–CH2–)n do các mắt xích –CH2–CH2– liên kết


với nhau.
 Monome là những phân tử hữu cơ đơn giản có chứa liên kết kép (đôi
hoặc ba) hoặc có ít nhất hai nhóm chức hoạt động có khả năng phản ứng
với nhau tạo thành polyme.
Trong ví dụ, monome là CH2=CH2
 Mắt xích cơ bản: là những phần lặp đi lặp lại trong mạch polyme.

 Độ trùng hợp:
Độ trùng hợp là số mắt xích có trong một mạch phân tử. Cùng một loại polyme
nhưng hệ số n của các mạch rất khác nhau. Khi hệ số n tăng, mạch polyme có
kích thước càng lớn.
2. Phân loại
 Theo nguồn gốc: Polime tổng hợp( do con người tổng hợp nên:
polietilen…), polime thiên nhiên( cao su, xenlulozo,...), polime nhân tạo
(bán tổng hợp)(do chế hóa 1 phần polime thiên nhiên như xenlulozo
trinitrat, tơ visco…)
 Theo cách tổng hợp: Polime trùng hợp, polime trùng ngưng
 Theo cấu trúc: Polime có mạch không phân nhánh và polime có mạch
phân nhánh
3. Đặc điểm cấu trúc

Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành:
- Mạch không phân nhánh: Amilozơ,...
- Mạch phân nhánh: Amylopectin, Glycogen,...
- Mạch không gian: Cao su lưu hóa, nhựa Bakelit,...
4. Tính chất vật lí
-Hầu hết polime là các chất rắn, không bay hơi, nóng chảy ở một khoảng nhiệt
độ khá rộng. Khi nóng chảy rồi để nguội, ta thu được chất nhiệt dẻo. Một số
polime không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng gọi là chất nhiệt rắn.
-Đa số polime không tan trong dung môi thông thường.
-Độ nhớt của dung dịch rất cao. Ví dụ: cao su tan trong benzen, toluen,...
Nhiều polime có:
 Tính dẻo (polietilen, polipropilen,...)
 Tính đàn hồi (cao su)
 Có thể kéo được thành sợi dai bền (nilon-6, nilon-6.6,...)
 Trong suốt mà không giòn, chẳng hạn như poli(metyl metacrylat)
 Ngoài ra còn các polime có tính cách điện, cách nhiệt và tính bán dẫn.
5. Tính chất hóa học
Có 3 loại phản ứng hóa học mà polime tham gia: giữ nguyên mạch, phân
cắt mạch và khâu mạch.
a, Phản ứng giữ nguyên mạch
 Các nhóm thế gắn vào mạch polime hoặc các liên kết đôi trong mạch
polime có thể tham gia phản ứng mà không làm thay đổi mạch polime
 Ví dụ: cao su thiên nhiên tác dụng với HCl

b, Phản ứng phân cắt mạch


 Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân: tinh bột, xenlulozơ
 Polime trùng hợp bị nhiệt phân thành các đoạn ngắn và cuối cùng thành
monome ban đầu gọi là phản ứng giải trùng hợp (đepolime hóa)
 Ví dụ: Phản ứng thủy phân polieste

c, Phản ứng khâu mạch


 Ở điều kiện thích hợp, các mạch polime có thể nối với nhau tạo thành
mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới không gian.
 Ví dụ: Sự lưu hóa cao su: Khi hấp nóng cao su thô với lưu huỳnh thì thu
được cao su lưu hóa.
B. ĐIỀU CHẾ
Hai loại phản ứng phổ biến nhất được sử dụng để tạo nên polyme là các phản
ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
1. Phản ứng trùng hợp
Phản ứng trùng hợp còn được gọi là trùng hợp chuỗi, là phương pháp phổ biến
nhất để tổng hợp các polyme mạch cacbon. Trên thương mại, đây là phương
pháp tổng hợp quan trọng nhất.
Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay
tương tự nhau thành phân tử lớn (chính là polime).
 Điều kiện: Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có:
 Chứa liên kết bội: CH2=CH2, CH2=CH-C6H5,...

VD như phân tử stiren có nhóm -CH=CH2- chứa liên kết pi có thể


tham gia phản ứng trùng hợp: liên kết đôi bị cắt đứt và được nối
với các mắt xích khác tạo thành polime. n phân tử stiren dưới điều
kiện nhiệt độ, áp suất và xúc tác sẽ trùng hợp thành polistiren.
 Chứa vòng kém bền có thể mở ra: vòng liên kết amit, …( trùng
hợp mở vòng)

VD như quá trình trùng hợp của caprolatam, vòng 7 cạnh này sẽ bị
bẻ gãy liên kết giữa nhóm -CO- và -NH- ( đây là 1 liên kết amit-
liên kết kém bền) để nối với các mắt xích khác thành capron.
 Ví dụ: Phản ứng tạo PVC (poli vinyl clorua), tơ capron, cao su buna-S....
Vì vậy, về cơ bản, polyetylen có nghĩa là nhiều ethylene.
Nhưng làm thế nào để từ một phân tử, chúng ta có thể tạo nên nhiều phân tử?
 Vì polyethylene (hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo PE) là một trong những
polime phổ biến nhất nên chúng ta sẽ lấy nó làm ví dụ.
 Nguyên liệu thô được sử dụng trong quy trình là ethylene, hay còn được
coi là đơn phân
Quá trình trùng hợp chuỗi xảy ra nhanh và có ba giai đoạn chính: khơi mào,
phát triển và ngắt mạch.
 Bước đầu tiên trong quá trình trùng hợp là kích động(khơi mào): lúc này,
peroxide hữu cơ phân tách thành hai gốc( trung tâm hoạt động).
 Các gốc này bắt đầu phản ứng với ethylene. Một gốc tự do bẻ gãy liên
kết đôi của một phân tử ethylene và tạo thành một gốc mới. Sau đó, gốc
mới này lại mở ra một đơn phân ethylene khác và quá trình này lặp lại
nhiều lần tạo ra polime. Bước thứ hai này được gọi là phát triển mạch:
tạo ra số lượng mắt xích có trong mạch phân tử, tạo ra cách kết hợp, cách
sắp xếp cấu hình mạch phân tử.
 Bây giờ, chỉ còn một bước để biến monome thành polyme, đó là: Phản
ứng trùng hợp dừng lại khi gốc cuối cùng của một chuỗi polyme gặp một
chuỗi khác có gốc tự do. Sau đó, chúng kết hợp và polyethylene đã được
tạo ra.Quá trình này gọi là ngắt mạch: tạo ra phân tử hoàn chỉnh, trung
hòa( không mang điện).
Tóm lại, trong phản ứng trùng hợp, monome đơn giản là gắn với nhau để tạo
thành polyme. Quá trình bắt đầu với một gốc tự do có electron chưa ghép đôi.
Gốc tự do tấn công và bẻ gãy liên kết để tạo thành liên kết mới. Quá trình này
lặp đi lặp lại để tạo thành một chuỗi polyme.

Việc sản xuất nhựa PVC trong polystiren cũng dựa trên một phản ứng tương tự.
Chỉ có nhiệt độ và áp suất quá trình là khác nhau. Sản xuất nhựa PVC có đơn
phân là vinyl clorua. Sự khác biệt giữa etilen và vinyl clorua là một trong các
nguyên tử hydro được thay thế bằng nguyên tử clorua.
Đơn phân ở đây là stiren, điểm khác biệt là một trong những nguyên tử hydro
trên ethylene được thay thế bằng nhóm phenyl.
Chúng tôi vừa chỉ ra rằng mặc dù ba loại polime quan trọng này khác nhau về
thành phần, nhưng chúng đều có chung nguồn gốc.
*Các polime được hình thành từ phản ứng trùng hợp ( thủy tinh hữu cơ
plexiglas, poli vinyl clorua (PVC), capron

Ví dụ:
-Người ta phân biệt phản ứng trùng hợp thường ( chỉ của 1 loại monome như
trên) va phản ứng đồng trùng hợp của 1 hỗn hợp monome
- Phản ứng đồng trùng hợp là quá trình kết hợp của hai hay nhiều monome khác
nhau để tạo thành polyme có sự tham gia của cả hai hay nhiều monome (nghĩa
là polyme bao gồm tất cả các mắt xích cơ bản của các monome ). Polyme này
gọi là các copolyme.
-Đồng trùng hợp được ứng dụng nhiều trong thực tế vì làm thay đổi, cải thiện
tính chất cao phân tử theo mục đích sử dụng.

Ví dụ:

→Khi đồng trùng hợp buta–1,3–đien với stiren C6H5CH=CH, có mặt Na, ta
được cao su buna– S có tính đàn hồi cao → quá trình có sự đồng trùng hợp của
2 monome là buta–1,3–đien và stiren

→Đồng trùng hợp buta–1,3–đien với acrilonitrin CH=CH-CN có mặt Na được


cao su buna–N có tính chống dầu cao.

-Một số polyme có cấu trúc đều đặn, dẫn đến xuất hiện nhược điểm không
mong muốn là cứng, khó nhuộm màu, dễ hòa tan... Tùy thuộc vào mục đích sử
dụng polyme mà người ta tiến hành trùng hợp các monome khác nhau với tỉ lệ
khác nhau.

2. Phản ứng trùng ngưng


a. Định nghĩa
-Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử
rất lớn (polime) đồng thời giải phóng các phân tử nhỏ khác (như H2O…)
-Điều kiện: Các monome tham gia trùng ngưng phải có ít nhất 2 nhóm chức có
khả năng phản ứng tạo liên kết với nhau.
VD: -COOH và -NH2, -COOH và -OH
b. Cơ chế của phản ứng trùng ngưng
Trong quá trình trùng ngưng, polyme được tạo thành qua phản ứng hóa
học của các phân tử monome với hai hoặc nhiều nhóm chức. Cứ sau
một động tác phát triển mạch polyme thì có hai trung tâm phản ứng bị triệt
tiêu.

Sơ đồ phản ứng trùng ngưng

Khi các nhóm chức tác dụng với nhau, hợp chất phân tử thấp được tách ra với
sự tạo thành liên kết mới nói những phần còn lại của các chất tham gia phản
ứng với nhau.
VD: Polyetylen terephtalic được điều chế từ phản ứng trùng ngưng etylen glicol
và axit terephtalic;
c. Ứng dụng của phản ứng trùng ngưng
Phản ứng trùng ngưng là phản ứng chính để tạo ra các loại poly este và poly
amit. Đặc biệt là một số loại polymer có ứng dụng nhiều trong đời sống như
nylon-6, nylon-

6,6; nylon-7,....
C. ỨNG DỤNG
1. Chất dẻo: Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo

-Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân
tán vào nhau mà không tan vào nhau. Thành phần của vật liệu compozit
gồm chất nền(polime) và chất độn, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác

 Chất dẻo tạo nên các tấm kính như trong thủy cung, kính trong thủy cung
ko phải là loại kính bthg mà nó được làm từ chất dẻo có tên là
polimetylmetacrylat
 Ngoài ra chất dẻo còn được sử dụng để tạo nên các ống dẫn nước pvc và
áo mưa rất có ích trong đời sống chúng ta
 Chất dẻo được áp dụng làm keo dán rất tốt, một số keo dán được chúng ta
sử dụng nhiều như kẹo epoxy, keo dán ure-fomanđehit, nhựa vá săm, hồ
keo tinh bột.
2. Tơ sợi
 Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định
 Polime này tương đối rắn; tương đối bền với nhiệt và các dung môi thông
thường. Tơ mềm, dai, không độc hại và có khả năng nhuộm màu.
a. Tơ thiên nhiên
 Tơ thiên nhiên là những vật liệu polime lấy từ nguồn gốc động vật, thực
vật hoặc khoáng vật, có thể sử dụng trực tiếp làm tơ không cần phải chế
biến thêm bằng phương pháp hóa học. Trong số hơn 125 dạng tơ, nằm
trong sự phân loại của dạng tơ thiên nhiên thì chỉ có 5 dạng có khả năng
kéo thành sợi là bông, len, tơ tằm gai và amiang, quan trọng nhất là bông,
len, tơ tằm
Xơ bông
 Bông được dùng rất nhiều trong ngành dệt may. Xơ có nhiều nếp xoắn,
độ xoắn của xơ phụ thuộc vào độ chín.

 Trong may mặc xơ bông được dùng ở dạng nguyên chất hoặc pha trộn
với xơ hóa học để tạo ra những sản phẩm có tính năng và công dụng khác
nhau. Do tính thoáng mát mềm mại xơ bông được dùng để may các loại
quần áo mùa hè, quần áo trẻ em, người già, trang phục lao động và trang
phục quân đội .
 Xơ bông phần lớn được chế thành các loại chế thành sợi dệt, còn một
phần nhỏ và loại xơ ngắn được sử dụng để tạo thành các loại chế phẩm
khác nhau như : bông nén, bông y tế, chăn, đệm ....
Len:
 Là một polipeptit hoặc poliamit phức tạp, trong phân tử chứa khoảng 20
amino axit, chủ yếu là glyxin, lơxin, isolơxin, protein, xyston arginin axit
glutamic, thường được chế từ lông động vật như cừu, thỏ ....

 Len được dùng chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm thời trang như vậy
áo, khăn quàng, mũ, găng tay, tất ...
Tơ tằm

 Tương tự như len, là loại xơ protein thiên nhiên, được cấu tạo từ những
aminoaxit .Có 2 giống tắm chính :
 Tơ kéo được từ kén con tằm nuôi bằng lá dâu .
 Tắm dại do những con tắm hoang ăn lá cây sồi , lá sẵn .. chủ yếu
để kéo sợi đũi
 Tơ tằm có độ bền cao, dẫn nhiệt kém, mềm mại, óng ả, bền vững với
nhiệt nên hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong kĩ nghệ dệt
 Được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu cho may mặc, do chúng có các
tính chất đáp ứng được hầu hết về may mặc .Tơ tằm có thể may quần áo
mát về mùa hè, ấm về mùa đông .Đối với những tơ phế phẩm được đưa
vào kéo sợi dệt kim, bít tất, đăng ten, hàng trang trí
b. Tơ hóa học
 Tơ hóa học dai, bền (tơ capron, nilon 6,6 không thua dây thép, tơ
xenlulozo axetat còn bền hơn cả sợi dây thép). Có tơ có tính chất vô cùng
quý giá là không cháy như tơ clorin
 Nhiều tơ sợi hóa học còn bền vững về mặt hóa học, ngay cả với axit,
kiềm, chất oxy hóa như tơ lapsan, tơ clorin .
 Tơ sợi hóa học bền với nước, không bị nước và các vi khuẩn làm mục nát
có thể thường xuyên sử dụng trong nước mà không sợ hư hỏng ( ví dụ
như lưới đánh cá ) .
 Một ưu điểm vượt trội của của tơ hóa học là nguyên liệu rẻ và phong phú
(khí thiên nhiên, dầu mỏ, tha đá, muối biển ,...)
 Tơ hóa học lại được chia thành 2 loại:
 Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên
nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học) như tơ
visco,tơ xenlulozơ axetat,...
 Tơ tổng hợp(chế tạo từ các polime tổng hợp) như các tơ poliamit
(nilon,capron), tơ vinylic thế (vinilon,nitron,...)
Tơ nhân tạo:
 Tơ nhân tạo là tơ có nguồn gốc polyme được đem chế hóa bằng phương
pháp hóa học làm thay đổi cấu tạo của polyme thiên nhiên, đồng thời làm
xuất hiện những tính chất mới mà polyme thiên nhiên không có .
Tơ Visco
 TCVL:
 Bền kéo trung bình ( kém hơn xơ bông ), co lại khi ướt, độ bền ma sát
giảm khi ướt .
 Hút ẩm tốt 12.5-13.5 % chỉ thua len,cao hơn bông rất nhiều có cấu trúc
xốp
 Tính chịu nhiệt : visco chịu được nhiệt tới 125oC mà không bị cháy vàng
hay tổn thương, trên 125oC sẽ bị ảnh hưởng.
 Tinh cháy : khi gần ngọn lửa visco không nóng chảy, khi tiếp xúc với lửa
thì bốc chảy tạo mùi giấy cháy, không chảy.
 Độ dẫn nhiệt : trung bình
 TCHH:
Tính chất hóa học của tơ visco và bông giống nhau vì thành phần hóa học
của chúng là như nhau nhưng tơ visco dễ nhuộm hơn. Khi tác dụng với
nước : độ bền của tơ visco bị giảm nhiều 40-50% khi ở trạng thái ướt
 Ứng dụng:
Tơ visco có độ bền cơ học cao nên dùng làm vải bạt, làm sợi mảnh ...Có
thể pha trộn với loại nguyên liệu khác như polyamit, polyeste làm vải
may quần áo mặc ngoài, cà vạt, chỉ thêu hoặc pha với len làm vải may
quần áo dệt kim,...
Tơ axetat:
Tơ axetat được điều chế từ hai este của Xenlulozo điaxetat và Xenlulozo
triaxetat.
 Kém bền kéo, kém ma sát hơn visco .
 Hút ẩm tốt, đàn hồi cao ít nhàu .
 Tích điện mạnh khi cọ sát cơ thể.
 Dễ bị ăn màu và bền ánh sáng.
 Bền với vi khuẩn, nấm mốc
Ứng dụng: Thường được sử dụng để kéo sợi dệt vải may mặc và đẹt các mặt
hàng dệt kim, vải trang tri, sản phẩm cách điện . Tơ axetat và triaxetat có thể
kéo sợi ở dạng nguyên chất hoặc pha trộn với các loại tơ khác ( pha với len) để
sản xuất ra các mặt hàng may mặc dùng cho mùa đông và vải kĩ thuật
Tơ tổng hợp
Tơ polyamit:
 Tơ polyamit được hình thành từ phản ứng ngưng tụ của một nhóm amin
và axit cacbonxylic hoặc nhóm axit clorua. Các nhóm amin và nhóm axit
cacbonxylic có thể được trên cùng một monome. Polyamit là mạch
cacbon dị nguyên tố có nhóm chức -CO-NH- trong phân tử.
 Tơ polyamit có độ bền cơ học cao, so với sợi visco thì cao hơn 2-2.5
lần .
 Có tính co giãn cao hơn cả và có khả năng giữ nếp cao .
 Được sử dụng rộng rãi để sản xuất sợi dệt vải trong may mặc (vải dệt kim
-dệt bít tất, may áo bơi ; vải dệt thoi - may ảo lót, lót áo jacket ), vải kĩ
thuật (vải mành , vải lều, vải bạt vài dù, lưới đánh cá ..) .Tơ polyamit
được kéo dãn nóng để giảm độ đàn hồi làm chỉ khâu dép, túi, cặp ,vải giả
da ,..)
Tơ nilon-6,6
Tơ nilon - 6,6 thuộc loại tơ poliamit, được điều chế từ hexametylenđiamin và
axit ađipic

Tơ nilon-6,6 có tính dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô
nhưng kém bền với nhiệt, với axit và kiềm. Tơ nilon-6,6 cũng như nhiều loại tơ
poliamit khác dùng để dệt vải may mặc, vải lót xăm lốp xe,dệt bít tất bện dây
dù,đan lưới,..
Tơ lapsan
Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste được tổng hợp từ axit terephtalic và etylen
glicol. Sở dĩ tơ lapsan thuộc loại tơ polieste vì đây là sản phẩm của phản ứng
este hóa giữa axit và ancol. Do đó, tơ lapsan rất bền về mặt cơ học, bền với
nhiệt, axit, kiềm.
Tơ lapsan là nguyên liệu để dệt vải, may quần áo, sản xuất túi xách, mũ nón…
hoặc bện thành sợi len đan áo rét.
Tơ nitron ( hay olon ) thuộc loại tơ vinylic. Được tổng hợp từ vinyl xianua ( acrilonitrin) nên
được gọi là poliacrilonitrin
*Tính chất :
Tính chất của tơ phụ thuộc nhiều vào khối lượng phân tử và điều kiện hình
thành và kéo Có độ đàn hồi tốt, tuy kém hơn so với polyeste nhưng cao hơn so
với polyamit, tơ có khả năng chống biến dạng và giữ nếp
*Ứng dụng :
Trong quá trình sản xuất người ta dùng tơ nguyên chất hoặc pha trộn với len
thiên nhiên và các tơ hóa học khác để kéo sợi, hình thành nên những sản phẩm
dệt trong dệt thoi và dệt kim, đặc biệt là dùng vào lĩnh vực may mặc sản phẩm
mùa đông như áo, quần, mũ , tất . găng tay, ủng để giảm giá thành sản
phẩm ...Ngoài ra tơ còn được dùng để sản xuất các mặt hàng như chăn, thảm
trải nhà, vải kỹ thuật ...

3. Cao su
Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi. Có 2 loại:
- Cao su thiên nhiên: là polime của isopren
Lấy từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis), có nguồn gốc từ Nam Mĩ, được trồng ở
nhiều nơi trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta.
Có tính đàn hồi, không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nướ
- Cao su tổng hợp
Là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các
ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
Có nhiều loại cao su tổng hợp, loại thông dụng là cao su buna.
Cao su buna được sản xuất từ polibutađien thu được bằng phản ứng trùng hợp
buta-1,3-đien có mặt Na.
Có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên.

4. keo dán tổng hợp


- Nhựa vá săm
Là dung dịch đặc của cao su trong dung môi hữu cơ. Khi dùng phải làm sạch
chỗ dán, bôi nhựa vào và để cho dung môi bay đi, sau đó dán lại.
- Keo dán epoxi (keo dán hai thành phần)
Làm từ polime có chứa nhóm epoxi CH2 - CH -. Khi dùng cần thêm chất đóng
rắn để tạo polime mạng lưới, rắn lại và có độ bền, độ kết dính cao dùng để dán
các vật liệu kim loại, gỗ, thủy tinh, chất dẻo trong các ngành sản xuất ô tô, máy
bay, xây dựng và trong đời sống hằng ngày.
- Keo dán ure-fomanđehit
Được sản xuất từ poli (ure-fomanđehit). Poli (ure-fomanđehit) được điều chế từ
ure và fomanđehit.
Khi dùng keo ure-fomanđehit phải thêm chất đóng rắn loại axit để tạo polime
mạng lưới, rắn lại, bền với dầu mỡ và một số dung môi thông dụng được dùng
để dán các vật liệu bằng gỗ, chất dẻo.

You might also like