You are on page 1of 16

Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

CÔNG TY PHÁT TRIỂN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG NGHỆ & MÔI TRƯỜNG
Á ĐÔNG - ASIATECH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa chỉ : 336B/2 Đào Duy Anh, P9, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM ---o0o---
Tel: 08 – 38445436 – Fax: 08 – 38454697

BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ


TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP CÁI MÉP

DỰ ÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KCN


CÁI MÉP
GÓI THẦU: THIẾT KẾ, XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ BÃI RÁC
TRUNG CHUYỂN KHU BẮC (KỂ CẢ SAN LẤP KHU VỰC TRẠM VÀ BÃI
RÁC) KCN CÁI MÉP
HẠNG MỤC: TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU BẮC (GIAI ĐOẠN I: 4.000
M3/NGÀY ĐÊM)
ĐỊA ĐIỂM: XÃ TÂN PHƯỚC – HUYỆN TÂN THÀNH – TỈNH BÀ RỊA VŨNG
TÀU
CHỦ ĐẦU TƯ: TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÀI GÒN – TNHH MTV
TỔNG THẦU: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ & MÔI TRƯỜNG
Á ĐÔNG - ASIATECH

Tp. HCM, tháng 07 năm 2015

Page 1
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

A. TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG, NHÂN LỰC, VẬT TƯ:


1. Những yêu cầu cần đạt được:
- Khi bố trí mặt bằng thi công không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động và cảnh quan
chung, đảm bảo giao thông, an toàn vệ sinh môi trường.
- Bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý thuận tiện, hạn chế tôi đa bụi, tiếng ồn làm ảnh
hưởng đến hoạt động của khu vực xung quanh và không gây cản trở đến quá trình thi
công.
- Tổ chức thi công theo từng cụm bể, từng modul thuận tiện trong viêc vận chuyển vật
tư, vân chuyển đất. Tập kết vật tư máy móc. Cụm bể, thiết bị nào thuận tiện thì công
trước.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
2. Tổng mặt bằng tổ chức thi công:
- Nhà ban chỉ huy công trình.
- Lán nghỉ công nhân.
- Kho vật tư
- Khu vực sinh hoạt công nhân
3. Hệ thống điện nước phục vụ thi công:
- Hệ thống điện phục vụ thi công: Nhà thầu sẽ liên hệ trực tiếp và làm đủ thủ tục hợp
đồng điện với đơn vị Chủ quản điện lưới của khu vực để lấy điện từ trạm biến áp phục
vụ thi công công trình. Tổ chức mạng lưới điện thi công phải phù hợp, thuận lợi cho
thi công, sinh hoạt, sản xuất phục vụ thi công, bảo đảm an toàn về điện. Để đề phòng
trường hợp mất điện đột xuất trong quá trình thi công, Nhà thầu sẽ đặt máy phát điện
dự phòng 40 KVA tại công trường.
- Hệ thống nước phục vụ thi công: Nhà thầu sẽ liên hệ với chủ đầu tư và các đơn vị
chủ quản để có nguồn nước trong khu vực.
4. Tổ chức nhân lực:
Căn cứ vào quy mô xây dựng công trình và yêu cầu kỹ thuật. Căn cứ vào tiến độ thi
công công trình. Căn cứ vào khả năng điều động máy móc thiết bị thi công. Đơn vị thi
công tổ chức bộ máy chỉ huy và lực lượng công nhân trực tiếp tham gia thi công công
trình, bao gồm các thành phần:
- Giám sát thi công
- Đội trưởng kỹ thuật thi công
- Công nhân kỹ thuật

Page 2
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

- Thủ kho vật tư


5. Tổ chức cung ứng vật tư:
- Vật tư đưa vào sử dụng phải đúng chủng loại, kích thước chất lượng theo yêu cầu hồ
sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư, đáp ứng đúng yêu cầu các quy trình quy phạm
hiện hành.
- Nguồn cung cấp vật liệu địa phương thực hiện đúng theo quy định của chuyên
nghành.
- Tổ chức cung ứng vật tư đảm bảo xe chạy đúng luồng đường giao thông quy định.
- Tính toán khối lượng chủng loại vật tư phục vụ cho từng giai đoạn thi công (theo tiến
độ).
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, vật tư về các chỉ tiêu kích thước, chỉ tiêu cơ lý ... trước
khi cung ứng.

Page 3
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

B. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT:

I. LẮP ĐẶT MÁY TÁCH RÁC THÔ, TÁCH RÁC TINH:

1. Chuẩn bị:
Nhân công: Công nhân lắp đặt
Máy thi công: Palăng, máy cắt, máy hàn, dụng cụ cấm tay...

2. Lắp đặt:
Máy đưa vào lắp đặt trong hệ thống đã được kiểm tra nghiệm thu thiết bị của 2 bên
A, B. Công tác lắp đặt máy có sự phụ trách của cán bộ kỹ thuật bên B và giám sát công
trình bên A.
- Đây là loại máy nhập khẩu đã được lắp ráp hoàn chỉnh, chỉ cần đặt vào vị trí, cố định
và lắp đường ống ra vào.
- Dùng phương tiện cẩu tự hành vận chuyển đến công trình. Các bu lông chân đế chờ
sẵn được kiểm tra kỹ kích thước dựa theo bản vẽ kỹ thuật. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu
sẽ tiến hành cẩu đặt máy vào vị trí xác định.
- Các công nhân trực tiếp lắp máy sẽ xiết chặt các bu lông định vị máy bằng clê, sau
đó sẽ tiến hành lắp đường ống chờ vào các vị trí lắp ống trên máy.
- Lắp hệ thống điện cho máy hoạt động. Công việc này do công nhân và cán bộ phụ
trách hệ thống điện đảm nhiệm.

II. LẮP ĐẶT BƠM:

1. Lắp đặt bơm chìm có khớp nối tự động (xem bảng dưới để chuẩn bị dụng cụ và
phụ kiện):
- Hình 1: Lắp đặt tổng thể bơm chìm
- Hình 2: Chi tiết lắp đặt đế bơm
- Hình 3: Chi tiết lắp đặt đầu ray của bơm
- Hình 4: Chi tiết lắp đặt ray bơm

Page 4
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

Bulong neo ray


5
Support neo ray

3 Dây xích

Đế coupling Chốt ray


4 Bulong bơm 6

2
Tăcke Khớp nối bơm

1
HÌNH 1 Bơm

- Lắp đặt neo ray trên sàn thao tác;


- Đặt ống ray và xác định chiều dài ống ray;
2
- Cắt ống ray;
- Đặt đế auto coupling vào vị trí;
- Khoan và bắt tắc kê;
- Lắp đặt auto coupling;
- Lắp đặt đường ống dẫn nước thải;
- Tháo neo ray trên sàn thao tác;
- Lắp đặt ống ray vào đế auto coupling;
1
HÌNH 2

Page 5
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

HÌNH 3
- Lắp đặt neo ray vào ống ray; HÌNH 3
- Lắp đặt khớp nối bơm và auto coupling vào bơm;
- Thả bơm vào auto coupling;
- Lắp đặt xích kéo bơm;
- Kiểm tra độ kín của khớp nối bơm và auto coupling.

2. Lắp đặt bơm trục ngang, bơm trục vít


 Trước tiên lắp khung đế vào vị trí và bơm vào đế bơm
- Đặt khung đế lên bệ bơm;
- Lấy dấu tắckê và lấy khung đế ra khỏi bệ bơm;
- Bắt tắckê nở;
- Lắp đặt khung đế vào bệ bơm;
- Lắp đặt bơm vào khung đế;
 Lắp đường ống bơm

Page 6
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

- Trước tiên lắp đường ống hút của bơm;


- Để thuận tiện cho công tác bảo trì và thay thế thiết bị, cần lắp đặt mặt bích hoặc đầu
ren theo thiết kế và van hai chiều cho đầu hút bơm;
- Lắp đặt đường ống đẩy của bơm;
- Lắp đặt van 2 chiều (điều chỉnh lưu lượng) và van một chiều nếu có;
- Lắp đặt đồng hồ đo áp (nếu có);
- Nếu thi công đường ống inox công tác lắp đặt van phải chú ý những điểm sau:
 Để các van không bị xì khi vận hành trong lúc lắp đặt cần cuốn cao su non vì bơm
làm việc ở điều kiện áp lực cao.
- Nếu thi công đường ống uPVC cần chú ý những điểm sau:
 Khi lắp đặt ống phải được cùm giữ chắc chắn, tránh trường hợp ống bị vỡ sau thời
gian hoạt động.

III. LẮP ĐẶT MÁY THỔI KHÍ

Trước khi lắp đặt máy thổi khí, cần lắp đặt pulley vào động cơ và đầu máy thổi khí. Chú
ý khi lắp những máy thổi khí lớn cần có những thiết bị như: palăng, búa, thước thẳng hay
revo…

Motor Po hút

Đầu ra

Đế máy
Cac te
Pulley

HÌNH 4

- Đo kích thước khung đế lấy dấu tắckê;

Page 7
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

- Bắt tắckê đạn hay tắckê nở;


- Gắn cao su chống rung vào vị trí tắckê
- Đặt máy vào vị trí tăckê và cao su chống rung;
- Siết tắckê lại

HÌNH 5

HÌNH 6

- Lắp po giảm thanh vào máy;


- Lắp khớp nối mềm và van một chiều chú ý khi lắp po phải có joan chịu nhiệt giữa
máy và po
- Lắp đồng hồ đo áp;

Page 8
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

IV. LẮP ĐẶT HỆ HÓA CHẤT


1. Bơm hóa chất
- Trước tiên đặt bơm lên bệ bơm và cố định bơm bằng bulong M6 - M10 phù hợp;
- Lắp đặt đường ống hút và đường ống đẩy của bơm;
- Trong khi lắp đặt cần chú ý các van 1 chiều phải đúng hướng;
- Đối với hệ có 2 bơm luân phiên thì phải có van 2 chiều trên đường hút và đẩy, để
phòng trường hợp 1 bơm hỏng thì cô lập bơm còn lại khi thay thế hay sửa chữa;
- Đối với đường hút của bơm là ống mềm, để tránh trường hợp ống bị cuốn vào cánh
khuấy cần có ống lược và cố định ống lược này bằng cách: chiều dài ống (tính cả
chiều dài nối ren ngoài) phải lớn hơn chiều cao từ đáy thùng hóa chất đến lỗ goắn ống
lược là 5-10mm;
2. Lắp đặt motor khuấy
- Trước hết khoan lỗ trên thùng hóa chất (hoặc thùng hóa chất đã có sẳn lỗ khi chế tạo);
- Lắp đặt motor khuấy vào bệ motor khuấy;
- Hàn cos cánh khuấy vào cánh khuấy;
- Đút cánh khuấy qua lỗ vừa khoan từ dưới thùng hóa chất;
- Tra cos cánh khuấy vào motor khuấy và cố định bằng bulong;
- Kiểm tra độ lắc (không đồng tâm) của cánh khuấy. Nếu độ đồng tâm của cánh khuấy
không cao thì phải tháo đầu cos và hàn lại;

V. LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG PHÂN PHỔI KHÍ VÀ ĐĨA THỔI KHÍ:
1. Lắp đặt support đỡ ống:
- Đối với bể có kích thước lớn, việc xác định lố cần khoan dễ bị lệch dẫn đến đường
ống không được thẳng. Vì vậy, nên căng day để có thể xác định vị trị trí lỗ cần khoan;
- Khoan lỗ và đóng tăcke. Đối với tường loại tăcke thì phải dùng mũi khoan thích hợp
(chú ý với mỗi loại tắc kê cần mũi khoan tương ứng, tránh trường hợp mũi khoan quá
nhỏ hay quá lớn: nếu lớn hơn tắckê nhiều thì tắckê không được chặt, còn nếu nhỏ hay
bằng thì khi đóng tăckê không xuống được);
- Trước khi lắp đặt support cần vặn con tán của tăcke xuống từ 2 đến 3 vòng nhằm khi
tháo con tán thì tăcke không bị xoay;
- Tháo con tán và tra support vào tăcke và vặn chặt support sao cho hướng ngang của
support vuông goc với chiều dài ống;

Page 9
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

- Khi lắp đặt support cần tính toán sao cho vị trí đĩa không được trùng với vị trí của lỗ
khoan khi gắn đĩa phân phối khí.

HÌNH 7

2. Lắp đặt ống phân phối khí


- Khoan lỗ trên đường ống phân phối khí chính theo kích thước bản vẽ (đường kính lỗ
khoan bằng đường kính của đầu ra đai khởi thủy)
- Sau khi lắp đặt support thì rải ống, lắp cùm cố định ống.
- Gắn đai khởi thủy vào ống sao cho lỗ ra đai khởi thủy trùng với lỗ khoan
- Gắn ống phân phối khí thô vào, kiểm tra độ thẳng của ống phân phối khí thô.

HÌNH 8
VI.LẮP ĐẶT GIÀN QUAY BỂ LẮNG VÀ MOTOR GIÀN QUAY BỂ LẮNG
- Trước hết lắp bộ đế đỡ giàn quay làm như sau:

Page 10
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

 Xác định tâm bể lắng (dùng dây vải kéo từ tâm bể lắng chạy quanh thành bể xem
đầu dây có nằm hoàn toàn trên thành bể lắng);
 Đo kích thước đế giàn quay vào vị trí tâm bể lắng, lấy dấu vị trí tăcke, khoan và
bắt tăcke;
 Lắp đặt bộ đế giàn quay.
- Sử dụng phương tiện nâng nâng giàn quay đặt vào bể lắng (một đầu đặt khớp vào bộ
đế đỡ giàn quay, một đầu gác lên thành bể), siết bulong vào bộ đế đỡ giàn quay
- Dùng con đội nâng đầu giàn quay lên (phía thành bể), gắn bánh xe vào và siết ốc.
- Dung tay đẩy giàn quay quay một vòng để đảm bảo bánh xe nằm trọn trên thành bể,
nếu bánh xe không nằm trọn thì tiến hành căn chỉnh lại bộ đế đỡ giàn quay và căn
chỉnh bánh xe.
- Lắp các ống cánh gạt vào khung sao cho đáy ống cánh gạt cách mặt nghiêng theo đáy
bể lắng, siết chặt bu long.
- Hàn cánh gạt bùn vào ống cánh gạt bùn.
- Gắn tấm cao ru vào cánh gạt bùn, dung tay đẩy giàn quay quay một vòng để đảm bảo
cánh gạt không chạm đáy bê tông. Do đáy bê tông cao thấp không đều nên xác định vị
trí cao nhất của đáy bê tông, tấm cao su sẽ vừa chạm đáy bê tông ở vị trí cao nhất này.
- Lắp motor khuấy khung của giàn quay;
- Gắn trục cos vào motor, dùng tay đẩy quay thử tiếp một vòng để đảm bảo chắc chắn
- Lắp dây xích liên kết motor và bánh xe, lắp mái che motor và dây xích;

VII. LẮP ĐẶT MOTOR VÀ CÁNH KHUẤY BỂ KEO TỤ - TẠO BÔNG
- Xác định tâm lỗ trên sàn thao tác (trên sàn thao tác đã có sẳn lỗ chờ);
- Gắn bộ bộ đế đỡ motor khuấy lên sao cho tâm của bộ đế đỡ trùng với tâm lỗ trên
sàn thao tác, siết chặt bulong và tắc kê.
- Dùng con dọi lấy tâm của gối đỡ trục cánh khuấy dưới đáy bể sao cho trùng với
tâm của bộ đế đỡ trên sàn thao tác bê tông, đặt gối đỡ vào và lấy dấu khoan tắckê, siết
chặt
- Gắn cánh khuấy vào bộ đế đỡ motor và gối đỡ dưới đáy bể
- Đặt motot khuấy lên bộ đế đỡ motor, gắn khớp nối trung gian vào trục motor.
- Căn chỉnh khớp nối trung gian khớp với trục motor và cánh khuấy.
- Siết chặt bulong liên kết giũa cánh khuấy – khớp nối trung gian – trục motor

Page 11
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

- Siết chật bulong liên kết motor và bộ đỡ trên sàn bê tông.


VIII. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐO ĐẠC, GIÁM SÁT
1. Lắp đặt đầu dò đo pH, DO
- Lắp đặt ống lồng đặt đầu dò, trên thân ống có khoang lỗ 5mm.
- Bát đỡ ống phải được gia cố bằng thép không rỉ, cố định ống lồng bằng các gông
inox.
- Đặt đầu dò ngập trong nước, nơi co dòng nước chuyển động. Chú ý: đầu dò phải luôn
đặt ngập trong nước kể cả khi không vận hành hoặc được ngâm trong dung dich bảo
quản.
- Đồng hồ hiển thị được lắp đặt ở những vị trí và cao độ thuận tiện cho quá trình dễ
theo dõi, bảo trì. Thiết bị được che chắn đảm bảo tuổi thọ của màn hình LCD.
2. Phao mực nước
- Tuỳ theo yêu cầu hoạt động của bơm mà phao có thể được lắp 01 hoặc nhiều cái.
- Đo chiều cao bể, xác định chiều cao cần lắp phao theo thiết kế.
- Bắt support để lắp đối trọng. Đối trọng có thể làm bằng bê tông để làm điểm tựa lắp
phao.
- Dùng dây PVC để buộc vào đối trọng, cố định vào support rồi thả đối trọng xuống bể.
Chiều cao lắp đối trọng phụ thuộc vào chiều cao lắp phao.
- Dùng dây rút buộc cáp phía đầu phao cố định vào sợi dây PVC sao cho khoảng cánh
từ phao đến cáp tại điểm buộc tối thiểu 300mm để phao có thể nổi tự nhiên.
- Cố định phần cáp điện phía bên trên vào support.
- Đấu nối cáp điện của phao vào hệ thống điện và dẫn về tủ điện trung tâm.

IX. LẮP ĐẶT MÁY ÉP BÙN


- Kiểm tra, định vị và khoan các lỗ để bắt bulông với khung đế máy, tâm các lỗ
khoan phải trùng với tâm các lỗ chân đế máy tương ứng (Tim ngang, dọc, độ sâu, độ
lệch tâm...).
- Đục rà các vị trí đặt căn.
- Chuyển bị căn bằng, căn vát.
- Vận chuyển, tập kết thiết bị vào gần vị trí lắp đặt.
- Đặt căn vào vị trí.
- Sau khi đã kiểm tra xong mặt sàn và vị trí các lỗ bắt bu lông đạt yêu cầu dung
sai đảm bảo cho phép, tiến hành lắp đặt. Dùng xe nâng hoặc hệ palăng để đưa máy lên

Page 12
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

mặt sàn thép của nhà đặt máy ép bùn, các đường tim ngang dọc của vị trí chân đế và
thiết bị phải trùng nhau sau đó tiến hành căn chỉnh.
- Đặt máy nén khí (cấp khí cho máy ép bùn) ở vị trí thích hợp (không dính bẩn
do bùn, dễ thao tác). Kết nối đường ống khí từ máy nén khí vào máy ép bùn.

X. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CÔNG NGHỆ


1. Đường ống
- Các tuyến ống nổi được đặt trên giá đở có cao độ phù hợp với cao độ của tuyến ống.
Các giá đỡ ống, bulông, tắc kê được làm bằng thép không rỉ (thép tráng kẽm hoặc
inox theo thiết kế).
- Các phụ kiện đường ống SUS 304 DN<250: T, Co,… dùng vật liệu đúc sẵn; DN≥250
dùng vật liệu gia công phù hợp với qui cách đường ống.
- Các phụ kiện đường ống uPVC: T, Co,… dùng vật liệu đúc sẵn
- Tùy theo yêu cầu của môi trường làm việc và chức năng của từng công trình đơn vị
mà độ dày, vật liệu ống sẽ được chọn lựa cách thích hợp bảo đảm tiết kiệm và độ bền
cao.
2. Những kỹ thuật lắp đặt
- Mọi đường ống được đặt thích hợp với tường (song song hoặc theo hướng thích hợp)
- Khoảng hở giữa thiết bị và đường ống phải đủ lớn để dễ tháo dỡ khi bảo trì
- Ống được lắp có chiều dài liên tục càng dài càng tốt.
- Đối với ống inox các mối nối giữa ống và phụ kiện được nối bằng liên kết hàn, lắp
ren, hoặc mặt bích.
- Đối với ống PVC ống và phụ kiện được nối với nhau bắng keo dán, lắp ren hoặc mặt
bích.
- Tất cả các ống lắp đặt thẳng hàng, thứ tự, sắp xếp ống chạy song song và góc độ
thích hợp với các kết cấu công trình. Lắp đặt ống sao cho không bị căng quá mức do
trọng lượng bên trong của ống cộng với trọng lượng ống, các lực động do sự chuyển
động của chất lỏng, và sự co giãn do sự thay đổi nhiệt độ.
- Tất cả các van, lỗ mở bảo trì và phụ kiện phải lắp đặt tại các vị trí thuận tiện trong
việc sữa chữa và thay thế.
- Tay nghề: ống được cắt chính xác, đặt vào vị trí nhẹ nhàng không dùng lực. Ống
SUS được cắt bằng máy cắt và mài để phục hồi đủ đường kính ống.
- Hệ thống ống lắp đặt sao cho không có sự hư hỏng nào vì sai biệt lắp đặt của các giá
đỡ.

Page 13
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

XI. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN KỸ THUẬT

1. Lắp đặt tủ Điều khiển


Việc lắp đặt tủ điều khiển gồm các bước sau:
- Bước 1: Gá lắp các thiết bị trong tủ như: bộ điều khiển, các rơ le điều khiển,
các rơ le trạng thái, nguồn 24VDC, Aptomat, và các cầu đấu,…
- Bước 2: Đấu dây theo các bản vẽ thiết kế thi công với nguyên tắc đánh số đầu
dây và màu dây theo quy định.
- Bước 3: Kiểm tra tủ sau khi lắp xong để đảm bảo an toàn, đo cách điện của tủ
tránh hiện tượng rò điện.

2. Lắp đặt bàn Điều khiển


Việc lắp đặt bàn điều khiển tuân thủ các bước sau::
- Bố trí các thiết bị trên mặt bàn điều khiển như: Màn hình máy tính, màn hình
vận hành, các nút nhấn.
- Bố trí các thiết bị trong bàn điều khiển như: Ổn áp, UPS, cầu đấu,…
- Đấu dây theo các bản vẽ thiết kế thi công với nguyên tắc đánh số đầu dây và
màu dây theo quy định.
- Kiểm tra bàn sau khi lắp đặt: thực hiện như đối với tủ điều khiển.

3. Lắp đặt cáp, đầu nối các thiết bị


Nguyên tắc chung đi cáp là tất cả các đường cáp đều được đi trong ống dẫn hoặc
thang, máng có mái che, sao cho bảo vệ được mưa, nắng.
Việc lắp đặt tuyến cáp cho hệ thống điều khiển bao gồm:
- Lắp đặt tuyến cáp trên hệ thống: Các đường cáp đo lường, điều khiển đều
được đi trên trục tuyến cáp chính của toàn hệ thống. Đến vị trí lắp đặt các thiết bị cáp
sẽ được luồn trong các ống PVC để đi tới các thiết bị.
- Đấu nối với các thiết bị trên hệ thống theo sơ đồ đấu dây của từng thiết bị.
- Đấu nối với tủ và bàn điều khiển qua các cầu đấu đã theo thiết kế.
- Thực hiện tiếp địa, chống nhiễu đối với các thiết bị trên toàn hệ thống.
4. Thi công máng cáp:
- Xác định đánh dấu cao độ vị trí máng cáp để công nhân tiến hành khoan lỗ, lắp tăckê
M8, lắp bát đỡ máng cáp. Khoảng cách giá đỡ từ 1.5m đến 1.8m theo bản vẽ thi công
đính kèm.

Page 14
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

- Tại vị trí có đèn cao áp hoặc bơm, thiết bị tiến hành khoan lổ máng cáp bên hông,
đường kính lổ tùy mỗi vị trí . Dùng đầu nối để nối ống nhựa hoặc thép tráng kẽm
hoặc ống mềm mạ kẽm bọc PVC D25 hoặc D32 vào máng cáp đã thi công. Ống luồn
và máng cáp được thi công theo từng khu vực.

XII. KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ

Sau khi lắp đặt xong từng phần, nếu có điều kiện (có điện, có cáp điện phù hợp, có nước
để thử bơm…) thì nên test từng thiết bị trước khi test toàn bộ hệ thống.

1. Test động cơ về phần điện


- Đối với test động cơ, có thể tiến hành đấu điện tạm và kiểm tra xem động cơ có vấn
đề gì về điện hay không.
- Quan sát xem có vấn đề gì bất thường hay không như: độ không đồng tâm của trục
động cơ, có hiện tượng bốc khói hay có mùi khét thoát ra từ động cơ… nếu phát
hiện bất kì điều gì bất thường phải đừng ngay và tìm nguyên nhân và khắc phục
những sự bất thường đó trong thời gian nhanh nhất;
- Nếu đã đấu điện vào hệ thống điều khiển, thì xem động cơ có quay đúng chiều hay
không, nếu có phải đảo cách đấu dây;
2. Test động cơ về phần cơ
- Đối với bơm nước thải (nếu có nước) thì kiểm tra bơm có lên nước hay không, nếu
mở bơm mà không lên nước phải tắt bơm và kiểm tra lại lắp đặt.
- Đối với bơm trục ngang, cần kiểm tra bơm có ra nước hay không, các mối hàn và
khớp nối phụ kiện …;
- Đối với máy thổi khí: cần kiểm tra độ nhiễm bẩn của trục máy và động cơ, các mối
hàn và các khớp nối phụ kiện…
- Đối với hệ hóa chất: cần kiểm tra lưu lượng bơm có ra nước hay không, các ống lược
phải được cố định chắc chắn với bồn tránh trường hợp ống bị cuốn vào cánh khuấy…
- Đối với giàn quay và motor giàn quay: khi lắp đặt song phải kiểm tra motor hoạt
động có ổn định hay không, trước khi đi vào hoạt động phải kiểm tra xem giàn quay
có bị vướng làm cho giàn quay không hoạt động được, chú ý mặt giàn quay phải
song song với mặt bể, tránh trường hợp tấm gạt bùn bị hổng lên trên mặt bể.
3. Test hệ thống phần điều khiển
- Khi kiểm tra phần điều khiển ta tắt tất cả CB và công tác điều khiển bên ngoài của hệ
thống;
- Mở CB nguồn và kiểm tra nguồn điện cấp: dòng, áp bằng đồng hồ hay đồng hồ báo
gắn trên tử điện;

Page 15
Biện pháp thi công lắp đặt thiết bị trạm xử lý nước thải KCN Cái Mép

- Kiểm tra các đèn báo hiệu pha có nay đủ hay không nếu nay đủ thì bắt đầu kiểm tra
từng thiết bị;
- Bật CB thiết bị cần kiểm tra và kiểm tra dòng, áp từng pha của thiết bị;
- Kiểm tra điều khiển tay bằng cách bật công tắc tay bên ngoài tủ điện qua vị trí MAN;
- Nếu đèn báo, công tác từ và thiết bị hoạt động thì quay công tác tay về vị trí OFF;
- Sau khi kiểm tra điều khiển tay của tất cả các thiết bị tay đều hoạt động thì chuyển
qua kiểm tra điều khiển tự động;
- Để thử điều khiển của hệ thống ta nhấc hay hạ phao, xem đèn báo báo bên ngoài và
sự hoạt động của công tắc từ bên trong tủ điện có đúng với mục đích điều khiển hay
không;
- Đối với hệ có điều khiển bằng timer hay PLC thì để thử điều khiển sự hoạt động luân
phiên của thiết bị ta điều chỉnh timer cho thời gian luân phiên nhỏ để xem hoạt động
của hệ điều khiển;
- Trong quá trình kiểm tra điều khiển tự động, cần xem xét sự hoạt động của các thiết
bị cùng hoạt động với một tín hiệu, ví dụ: khí bơm nước thải hoạt động thì bơm hóa
chất hoạt động theo có đúng như mong muốn hay không;
- Nếu hệ thống có điều khiển mức hóa chất thì kiểm tra điều khiển bằng cách pha hai
dung dịch có nồng độ hóa chất ở mức trên và mức duới điểm xét của bộ điều khiển,
tháo đầu dò và cho vào hai dung dịch trên. Nếu hệ hoạt động thì như yêu cầu thì đạt.
4. Chạy chế độ
- Sau khi hệ thống lắp đặt song và được kiểm tra tất cả những phần trên thì tiến hành
chạy chế độ;
- Trong quá trình chạy chế độ cần chú ý kiểm tra những thông số sau:
+ Kiểm tra lưu lượng trung bình ngày;
+ Kiểm tra lưu lượng trung bình giờ;
+ Kiểm tra hệ hóa chất;
+ Kiểm tra các thông số hàng giờ như: pH, DO (nếu có thể)…
+ Trong quá trình chạy kiểm tra lượng bùn hoạt tính như: sự phát triển bùn, nồng độ
bùn…
+ Trong quá trình vận hành phải tìm được chế độ chạy tối ưu.

Page 16

You might also like