You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIỚI THIỆU NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

1.Tổng quan về ngành:

Ngành Ngôn ngữ học được thành lập từ năm 1977 cùng với sự ra đời của Khoa Ngữ văn
Việt Nam (Khoa Ngữ văn – Báo chí, Khoa Văn học – Ngôn ngữ), Bộ môn Ngôn ngữ học
đã từng bước phát triển và khẳng định vị thế của Bộ môn trong hoạt động nghiên cứu và
đào tạo và hiện nay đã trở thành Bộ môn trực thuộc Trường.

Sau 40 năm hình thành và phát triển, đến nay ngành Ngôn ngữ học đã đào tạo một nguồn
nhân lực quan trọng thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn ở các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và cử
nhân chuyên ngành, cũng như góp phần cung cấp kiến thức Ngôn ngữ học nói chung và
Việt ngữ học nói riêng cho sinh viên toàn Trường qua các môn học cơ sở.

Là nơi duy nhất đào tạo cử nhân chuyên ngành Ngôn ngữ ở khu vực phía Nam, Bộ môn
Ngôn ngữ học đã đóng góp cho nguồn nhân lực các tỉnh phía Nam. Sinh viên của ngành
hiện đang công tác tại rất nhiều các cơ quan nhà nước và tư nhân, tại các trường đại học,
cao đẳng, trung học...; các đài truyền hình, các cơ quan báo chí, các công ty truyền thông,
tổ chức sự kiện; các cơ quan hành chính...

2. Mục tiêu đào tạo

Ngành NNH lấy mục tiêu là cùng lúc cung cấp kiến thức chuyên ngành và đào tạo kỹ năng.
Nội dung đào tạo của ngành bao gồm khối kiến thức cơ bản về ngành ngôn ngữ học phục
vụ cho ứng dụng và học tập các ngành gần, khối kiến thức chuyên sâu phục vụ cho nghiên
cứu khoa học, khối kỹ năng liên quan đến các vấn đề ngôn ngữ như viết báo, tổ chức truyền
thông, xử lý thông tin ngôn ngữ, giao tiếp ngôn ngữ, soạn thảo tài liệu văn bản, kỹ năng
biên phiên dịch, kỹ năng giảng dạy ngoại ngữ.

3. Cơ hội việc làm sau tố t nghiêp:


̣

Sinh viên ra trường có thể làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức với kiến thức và kỹ năng đầy
đủ để vận dụng trực tiếp vào các lĩnh vực như:
Lĩnh vực báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: Ở lĩnh vực này, sinh viên ra trường
có thể đảm nhiệm các công việc biên tập báo, biên tập website; viết tin, bài; xây dựng kịch
bản truyền hình; làm phóng sự truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản
phim; dẫn chương trình...

Lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học: sinh viên có thể học lên bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên
ngành Ngôn ngữ học hay các ngành gần để trở thành nhà nghiên cứu chuyên ngành hay
liên ngành ở các viện, trung tâm nghiên cứu hoặc các trường đại học và cao đẳng.

Lĩnh vực quản lý văn phòng: Kiến thức ngôn ngữ học có thể tạo điều kiện cho sinh viên
ra trường làm các công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản.

Lĩnh vực biên tập, xuất bản, dịch thuật: Nhiều sinh viên ngành NNH đã và đang làm
việc tại các nhà xuất bản; biên tập sách, báo, tạp chí; làm các công tác xuất bản;làm công
tác biên phiên dịch; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; tham gia hoạt động
biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo.

Lĩnh vực sáng tác văn học, nghệ thuật: Kiến thức NNH và văn học giúp sinh viên ra
trường có thể hoàn toàn độc lập trong sáng tác văn học, sáng tác ca từ nhạc; phê bình văn
học; phê bình nghệ thuật; tham gia hoạt động nghệ thuật.

Lĩnh vực lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: Sinh viên ra trường có thể làm việc tại
các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, các trung tâm xử lý thông
tin ngôn ngữ.

Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo: Kiến thức NNH làm tiền đề cho sinh viên ra trường, cùng
với các kiến thức giáo dục học bổ sung, có thể tham gia vào công việc giảng dạy và đào
tạo các ngành ngữ văn tại các trường và trung tâm đào tạo.

Ngoài ra, nếu kết hợp với các kiến thức bổ sung, sinh viên tốt nghiệp có thể hoạt động tốt
trong các lĩnh vực như:

Lĩnh vực truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: các công việc liên quan đến
quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, công tác đối ngoại, ngoại giao

Lĩnh vực y khoa liên quan đến tâm lý ngôn ngữ: tham gia vào nghiên cứu và điều trị các
bệnh lý về ngôn ngữ hay tâm lý ngôn ngữ

Lĩnh vực CNTT liên quan đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên: tham gia vào các dự án xử lý
ngôn ngữ tự nhiên như dịch tự động; xây dựng lời nói nhân tạo; phân tích văn bản tự động;
sửa lỗi chính tả tự động; phân tích ngôn ngữ tội phạm...
Lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến chính sách ngôn ngữ, chính sách dân tộc, đến
phát triển văn hoá xã hội: Kiến thức vĩ mô về NNH giúp sinh viên những nền tảng trong
các công việc quản lý nhà nước về ngôn ngữ, bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn
ngữ và văn hoá dân tộc.

4. Hình thức và thời gian đào tạo: chính quy tập trung, thời gian đào tạo từ 3,5 năm đến
6 năm.

5. Chuẩn đầu ra:

5.1 Trình độ kiến thức

Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được trang bị có hệ thống các khối kiến thức sau:

 Kiến thức giáo dục đại cương thuộc khối ngành khoa học nhân văn và kiến thức bổ
trợ.
 Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học đại cương
 Kiến thức chuyên ngành về ngôn ngữ học.
 Kiến thức chuyên ngành về Việt ngữ học.
 Hiểu biết về ngôn ngữ học ứng dụng và sự vận dụng ngôn ngữ trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội.

5.2. Năng lực nhận thức, tư duy/ Kỹ năng thực hành

Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo định hướng được cung cấp các kỹ năng
cần thiết để có thể vận dụng các kiến thức về ngôn ngữ học vào các lĩnh vực công việc của
xã hội. Những kỹ năng đó bao gồm:

1-Năng lực nhận thức, tư duy

 Nhớ, hiểu và trình bày.


 Vận dụng và phân tích.
 Phân tích đánh giá, tổng hợp.

2-Kỹ năng thực hành

 Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học, tiếng Việt và Ngữ văn.
 Kỹ năng tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực Ngôn ngữ học hoặc các lĩnh vực có
liên quan đến khoa học xã hội.
 Kỹ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức Ngôn ngữ và Việt ngữ học vào các công
việc cụ thể (kỹ năng viết báo, biên tập báo chí, xuất bản; kỹ năng soạn thảo văn bản
hành chính; kỹ năng thu thập thông tin và xử lý văn bản...).
 Kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề, ứng xử xã hội, tổ chức
các cuộc họp, sự kiện.
 Kỹ năng giao tiếp xã hội mềm dẻo, hòa đồng; kỹ năng hợp tác, thuyết phục.

5.3. Phẩm chất nhân văn

Cử nhân ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo mục tiêucó tri thức vững vàng và
những phẩm chất nhân văn tốt đẹp:

 Trung thành với Tổ quốc, tự hào về dân tộc.


 Năng động, tự tin, có trách nhiệm, nghiêm túc trong công việc, hòa đồng, cầu tiến.
 Tích cực phục vụ cộng đồng.
 Tự học suốt đời và giữ gìn phẩm chất đạo đức của người trí thức.

6. Chương trình đào tạo:

SỐ
STT MÔN HỌC
TC
SỐ
120 TIẾT

I KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG 32

BẮT BUỘC (43 TC) 29

1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 2 30

2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 3 45

3 Đường lối cách mạng Việt Nam 3 45

4 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 30

5 Pháp luật đại cương 3 45

6 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 30


7 Dẫn luận ngôn ngữ học 2 30

8 Logic học đại cương 2 30

9 Hán văn cơ bản 2 45

10 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2 30

11 Chữ Nôm 2 30

12 Thực hành văn bản tiếng Việt 2 30

13 Thống kê cho khoa học xã hội 2 30

14 Tin học 0 0

15 Ngoại ngữ 0 0

TỰ CHỌN (03 TC) 3

(Sinh viên tự chọn 3 tín chỉ trong các môn học sau)

1 Nhân học đại cương 2 30

2 Môi trường và phát triển 2 30

3 Xã hội học đại cương 2 30

4 Tâm lý học đại cương 2 30

5 Tôn giáo học đại cương 2 30

6 Chính trị học đại cương 2 30

7 Tiến trình lịch sử Việt Nam 3 45

8 Lịch sử văn minh thế giới 3 45

KHỐI KIẾN THỨC


II 88
CHUYÊN NGÀNH

BẮT BUỘC 72
1 Ngôn ngữ học đại cương 3 45

2 Ngữ âm tiếng Việt 2 30

3 Từ vựng tiếng Việt 2 30

4 Ngữ pháp tiếng Việt 4 60

5 Phong cách học tiếng Việt 2 30

6 Đại cương lý luận văn học 3 45

7 Tổng quan văn học dân gian Việt Nam 2 30

8 Tổng quan văn học cổ điển Việt Nam 3 45

9 Tổng quan văn học hiện đại Việt Nam 2 30

10 Điền dã ngôn ngữ học và các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam 4 60

11 Lý thuyết văn bản 2 30

12 Phương ngữ học và phương ngữ tiếng Việt 2 30

13 Lịch sử ngôn ngữ học: các trường phái 4 60

14 Các loại hình ngôn ngữ 2 30

15 Âm vị học 2 30

16 Ký hiệu học 2 30

17 Ngôn ngữ báo chí 4 60

18 Ngôn ngữ học đối chiếu 2 30

19 Ngữ nghĩa học và ngữ dụng học 5 75

20 Ngữ pháp chức năng 2 30

21 Ngôn ngữ văn chương 2 30

22 Ngôn ngữ học xã hội 2 30


23 Các phạm trù ngữ pháp 2 30

24 Tiếng Anh chuyên ngành ngôn ngữ học 1 3 45

25 Tiếng Anh chuyên ngành ngôn ngữ học 2 3 45

26 Thực tập, thực tế 4 60

27 Niên luận 1 2 30

TỰ CHỌN (16 TC) 16

(Sinh viên tự chọn 16 tín chỉ trong các môn học sau)

1. Hướng nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ học:

1 Khóa luận 10 150

2 Thực tập hướng nghiệp 3 45

3 Chữ viết và lịch sử chữ Quốc ngữ 2 30

4 Biên tập và soạn thảo văn bản hành chính 2 30

5 Tiếng Việt trong trường phổ thông 2 30

6 Từ Hán-Việt 2 30

7 Ngôn ngữ và văn hoá 2 30

8 Từ điển học 2 30

9 Ferdinand de Saussure với giáo trình Ngôn ngữ học đại cương 2 30

10 Ngôn ngữ học tâm lý 2 30

11 Các ngôn ngữ Đông Nam Á 2 30

12 Hệ thống vần cái tiếng Việt 2 30

13 Thành ngữ học và thành ngữ tiếng Việt 2 30

14 Thụ đắc ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ 2 30


15 Danh học: nhân danh và địa danh 2 30

16 Từ loại và từ loại tiếng Việt 2 30

17 Hán Nôm tăng cường 3 60

18 Lịch sử tiếng Việt 2 30

19 Ngôn ngữ học và lý thuyết dịch 2 30

2. Hướng báo chí, xuất bản, văn phòng:

1 Khóa luận 10 150

2 Thực tập hướng nghiệp 3 45

3 Nghiệp vụ biên tập sách 2 30

4 Phỏng vấn 3 45

5 Tin 3 45

6 Phóng sự điều tra 3 45

7 Kỹ thuật nhiếp ảnh và ảnh báo chí 3 45

8 Kỹ thuật báo trực tuyến 3 45

9 Quan hệ công chúng (PR) ứng dụng 3 45

10 Quảng cáo 2 30

11 Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản 4 60

12 Các kỹ năng cơ bản trong quản trị văn phòng 3 45

13 Nghiệp vụ thư ký văn phòng 2 30

14 Công tác văn thư lưu trữ trong các doanh nghiệp 2 30

15 Ứng dụng tin học trong công tác văn phòng văn thư và lưu trữ 2 30

3. Hướng nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học:


Học với SV ngành Văn học (xem chương trình chuyên ngành Văn
học)

4. Hướng nghệ thuật học

Học với SV ngành Văn học (xem chương trình chuyên ngành Văn
học)

7. Liên hệ:

Bộ môn Ngôn ngữ học

Phòng C 302, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận1, thành phố Hồ Chí
Minh.

- Điện thoại: . 08-38293829 (ext. 161).

- Website: nnh.hcmussh.edu.vn Email: nnh@hcmussh.edu.vn

You might also like