You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐO


ĐO CÔNG SUẤT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
LOGA VÀ ANTILOGA

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương

Nhóm 22:
Lại Văn Oanh 20143383

Nguyễn Quang Huy 20151683

Hoàng Văn Việt 20145225

Hà Nội, 12/2018
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH ...............................................................................................3

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................1

PHẦN I. PHÂN TÍCH YÊU CẦU ...................................................................................................1

1. Chức năng thiết bị ............................................................................................................ 1


2. Yêu cầu về chất lượng ...................................................................................................... 1
PHẦN II. NGUYÊN LÝ ĐO CÔNG SUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP LOGA VÀ ĐỐI LOGA 2

1. Tổng quát .......................................................................................................................... 2


2. Mạch logarithm ................................................................................................................ 2
3. Mạch antiloga ................................................................................................................... 3
4. Mạch cộng đảo .................................................................................................................. 4
5. Mạch nhân kết hợp .......................................................................................................... 5
6. Ảnh hưởng của một số thông số lên độ chính xác của mạch nhân .............................. 7
PHẦN III. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ THỰC TẾ ........................................................................10

1. Đo công suất một chiều .................................................................................................. 10


2. Đo công suất xoay chiều ................................................................................................. 10
2.1 Mạch chuẩn hóa...........................................................................................................11
2.2 Mạch nhân loga và antiloga ........................................................................................12
2.3 Tính chọn Transistor....................................................................................................13
2.4 Tính chọn OPAMP.......................................................................................................14
2.5 Tính chọn các điện trở .................................................................................................16
2.6 Khối MCU .....................................................................................................................17
2.7 Mô phỏng ......................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................20
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH

Hình 1. Mạch loga dùng diode .......................................................................................................2


Hình 2. Mạch loga dùng transistor .................................................................................................3
Hình 3. Mạch antiloga dùng diode .................................................................................................3
Hình 4.Mạch antiloga dùng transistor ............................................................................................4
Hình 5.Mạch cộng đảo ...................................................................................................................4
Hình 6.Sơ đồ khối mạch nhân ........................................................................................................5
Hình 7.Sơ đồ mạch nhân ................................................................................................................6
Hình 8. Mạch loga loại bỏ ảnh hưởng của nhiệt độ .......................................................................7
Hình 9. Mạch antiloga loại bỏ ảnh hưởng của nhiệt độ .................................................................8
Hình 10.Mạch nhân bốn góc phần tư .............................................................................................8
Hình 11.Thông số cơ bản của IC MC1494 ....................................................................................9
Hình 12. Đo công suất một chiều.................................................................................................10
Hình 13. Sơ đồ khối đo công suất xoay chiều..............................................................................11
Hình 14. Đo công suất xoay chiều ...............................................................................................11
Hình 15.Sơ đồ mạch loga và antiloga ..........................................................................................12
Hình 16.Thông số của BC548 ......................................................................................................13
Hình 17. Mô hình thông dụng của transistor ...............................................................................14
Hình 18.Sơ đồ chân LM324 .........................................................................................................14
Hình 19.Giải thích chân vào ra của LM324 .................................................................................14
Hình 20. Thông số cơ bản LM324 ...............................................................................................15
Hình 21. R mạch cộng đảo ...........................................................................................................16
Hình 22.R mạch khuếch đại .........................................................................................................16
Hình 23.R mạch tích phân ...........................................................................................................17
Hình 24.Sơ đồ chân vi điều khiển Atmega32 ..............................................................................18
Hình 25. Mô phỏng ......................................................................................................................19
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, các thiết bị đo lường đóng
vai trò quan trọng trong mọi mặt của ngành công nghiệp. Thiết bị đo lường có thể tìm
thấy ở mọi nơi từ nhà máy, cơ quan tới bệnh viện, nhà ở với hàng loạt ứng dụng: đo
nhiệt độ lò nung, đo nhịp tim bệnh nhân, đo điện năng tiêu thụ ở hộ gia đình…Một trong
những ứng dụng rất phổ biến, đó là đo công suất tiêu thụ của thiết bị tiêu thụ điện.
Nhận thấy sự quan trọng của việc đo công suất chính xác của thiết bị, chúng em
đã tập trung tìm hiểu về phương pháp đo công suất ứng dụng bộ nhân loga và đối loga.
Dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Lan Hương, chúng em đã cố gắng để hoàn thành
đề tài của nhóm. Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong tính toán với mạch tương tự và
chọn lựa thiết bị, nên báo cáo không tránh khỏi sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận
được sự góp ý của cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Hà Nội ngày 20 tháng 12 năm 2018
NHÓM SINH VIÊN
PHẦN I. PHÂN TÍCH YÊU CẦU
1. Chức năng thiết bị
 Thiết kế một thiết bị dùng để đo công suất mạch một chiều và công suất
trung bình của mạch điện xoay chiều bằng phương pháp loga và antiloga.
 Với dải công suất nhỏ hơn 2.5 kW,mạch đo này thích hợp đo công suất của
các thiết bị điện xoay chiều dân dụng trong nhà như quạt,tủ lạnh,động cơ,…

2. Yêu cầu về chất lượng


 Đo được giá trị công suất một chiều và công suất xoay chiều.
 Độ chính xác cao.
 Hoạt động ổn định
 Gọn gàng, dễ sử dụng

1
PHẦN II. NGUYÊN LÝ ĐO CÔNG SUẤT THEO PHƯƠNG
PHÁP LOGA VÀ ĐỐI LOGA
1. Tổng quát
Mạch logarith và anti-logarith là mạch điện tử không tuyến tính mà ở đó tín hiệu
ra tỷ lệ với loga và antiloga(exp) của tín hiệu vào. Mạch điện này là để chuyển phép
nhân và phép chia thành phép cộng, trừ nhờ tính chất của phép loga. Được ứng dụng
nhiều trong lĩnh vực điện tử, xử lý tín hiệu, tính toán trong quá trình điều khiển. Sau đây
ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể cấu trúc, nguyên lý của từng mạch.
2. Mạch logarithm

Hình 1. Mạch loga dùng diode

 Dòng điện của diode phân cực thuận được cho gần đúng bằng biểu thức:
𝐔𝐃
𝐈𝐃 = 𝐈𝐬 𝐞 𝐔𝐓

 𝐼𝐷 : dòng qua diode


 𝐼𝑆 : dòng bão hòa diode
 𝑈𝐷 : điện áp phân cực thuận diode
 𝑈𝑇 : điện áp phụ thuộc nhiệt độ của diode (thermal voltage)

 Từ sơ đồ hình trên có :
𝐕𝐢𝐧 𝐔𝐯
𝐈𝐫 = 𝐈𝐃 = = ; 𝐔𝐃 = −𝐔𝐫𝐚
𝐑 𝐑
−𝐔𝐫𝐚
𝐔𝐯
= 𝐈𝐬 𝐞 𝐔𝐓
𝐑𝐚
 Vậy điện áp ra của mạch là:

2
𝐔𝐯
𝐔𝐫𝐚 = −𝐔𝐓 𝐥𝐧
𝐑𝐈𝐬
 Với sơ đồ dùng transistor

Hình 2. Mạch loga dùng transistor

𝐔𝐯 𝐔𝐁𝐄 −𝐔𝐫𝐚
𝐈𝐫 = 𝐈𝐕 = 𝐈𝐂 = ; 𝐈𝐜 ≈ 𝐈𝐬 . 𝐞 𝐔𝐓 = 𝐈𝐬 . 𝐞 𝐔𝐓
𝐑

𝐔𝐫𝐚 = −𝐔𝐁𝐄
𝐈𝐯
𝐔𝐁𝐄 = 𝐔𝐓 . 𝐥𝐧
𝐈𝐒

𝐈𝐯
Do đó: 𝐔𝐫𝐚 = − 𝐔𝐓 . 𝐥𝐧
𝐈𝐒

3. Mạch antiloga

Hình 3. Mạch antiloga dùng diode

3
 Mạch có các biểu thức:

𝐔𝐃 𝐔𝐕 𝐔𝐫𝐚
𝐈𝐃 = −𝐈𝐟 ; 𝐔𝐕 = 𝐔𝐃 ; 𝐈𝐃 = 𝐈𝐬 . 𝐞𝐔𝐓 = 𝐈𝐬 . 𝐞𝐔𝐓 ; 𝐈𝐟 =
𝐑𝐟

 Từ các biểu thức trên nhận được điện áp ra của mạc có dạng hàm 𝑒 𝑥 đối với
điện áp vào:

𝐔𝐫𝐚 𝐔𝐕 𝐔𝐕
− = 𝐈𝐒 . 𝐞𝐔𝐓 ; 𝐔𝐫𝐚 = − 𝐑𝐈𝐬 𝐞𝐔𝐓
𝐑
Khi thay diode bằng transistor ta có mạch:

Hình 4.Mạch antiloga dùng transistor

Ta có : với 𝑈𝑣 < 0 và 𝑈𝐵𝐸 = −𝑈𝑉


Do đó:
𝐔 𝐔𝐁𝐄
− 𝐕
𝐔𝐫𝐚 = 𝐈𝐒 𝐑𝐞 𝐔𝐓 = 𝐈𝐒 𝐑𝐞 𝐔𝐓
4. Mạch cộng đảo

Hình 5.Mạch cộng đảo

4
Áp dụng định lý Kirchoff cùng với tính chất của khuếch đại thuật toán:
𝐔𝟏 𝐔𝟐 𝐔𝐧 𝐔𝐫
+ + ⋯+ + =𝟎
𝐑𝟏 𝐑𝟐 𝐑 𝐧 𝐑 𝐡𝐭
𝐑 𝐡𝐭 𝐑 𝐡𝐭 𝐑 𝐡𝐭
𝐔𝐫 = −( 𝐔𝟏 + 𝐔𝟐 + ⋯ + 𝐔 )
𝐑𝟏 𝐑𝟐 𝐑𝐧 𝐧
Với mạch có n tín hiệu điện áp vào 𝑈1, 𝑈2, … 𝑈𝑛 tương ứng có n điện trở vào
𝑅1 , 𝑅2 , . . 𝑅𝑛 thì biểu thức điện áp ra là :
𝐧
𝐔𝐢
𝐔𝐫𝐚 = −𝐑 𝐡𝐭 ∑
𝐑𝐢
𝐢=𝟏

5. Mạch nhân kết hợp


Kết hợp 3 mạch logarith,antiloga và mạch cộng đảo với nhau, ta đã hoàn toàn xây
dựng được mạch nhân đơn giản như hình bên dưới:

Hình 6.Sơ đồ khối mạch nhân

Các mạch khuếch đại loga và đối loga có thể dung mạch như đã xét ở mục trên.
Coi mạch tổng có thể dùng một khuếc đại tổng KĐTT. Mạch chỉ làm việc được với các
tín hiệu Vx, Vy > 0 (do tính chất hàm loga).
A = -K1ln(Vx/ K2)
B = -K1ln(Vy/ K2)
C = A+ B = K1ln(VxVy/ K22) (mạch cộng đảo)
D = ln(VxVy/ K22)
Vz= K3VxVy/ K22

5
Hình 7.Sơ đồ mạch nhân

Đầu ra của bộ khuếch đại loga được cho bởi:


𝐕𝐢𝐧𝟏
𝐕𝐨𝐮𝐭(𝐥𝐨𝐠𝟏) = −𝐊 𝟏 𝐥𝐧( )
𝐊𝟐
𝐕𝐢𝐧𝟐
𝐕𝐨𝐮𝐭(𝐥𝐨𝐠𝟐) = −𝐊 𝟏 𝐥𝐧( )
𝐊𝟐
Với điều kiện T=3000K, k= 1,38x10-23 (Joules), qK = 1.6x10-19 (Cu-lông)
𝐤𝐓
𝐊 𝟏 = 𝐔𝐓 = = 𝟎. 𝟎𝟐𝟓𝟗 𝐕, 𝐊 𝟐 = 𝐑𝐈𝐒
𝐪
Chọn R1=R2=…=R8 và R=- K2.R1 và các transistor chọn cùng loại cho đơn giản
6
Hai điện áp đầu ra từ bộ khuếch đại loga đã được thêm vào và chuyển đổi được
cho bởi công thức sau :
𝐕𝐢𝐧𝟏 𝐕𝐢𝐧𝟐 𝐕𝐢𝐧𝟏 𝐕𝐢𝐧𝟐
𝐕𝐨𝐮𝐭(𝐬𝐮𝐦) = 𝐊 𝟏 𝐥𝐧 [ 𝐥𝐧 ( ) + 𝐥𝐧 ( ) ] = 𝐊 𝟏 𝐥𝐧( )
𝐊𝟐 𝐊𝟐 𝐊 𝟐𝟐
Đưa điện áp 𝑉𝑜𝑢𝑡(𝑠𝑢𝑚) vào mạch khuếc đại với hệ số khuếch đại 1/K1 ta được
điện áp 𝑉𝑜𝑢𝑡(𝑠𝑢𝑚) /K1

𝐕𝐨𝐮𝐭(𝐬𝐮𝐦) 𝟏 𝐕𝐢𝐧𝟏. 𝐕𝐢𝐧𝟐


𝐕𝐨𝐮𝐭(𝐞𝐱𝐩) = 𝐊 𝟐 𝐞𝐱𝐩 ( ) = 𝐊 𝟐 𝐞𝐱𝐩 [ 𝐊 𝟏 . 𝐥𝐧 ( )]
𝐊𝟏 𝐊𝟏 𝐊𝟐 𝟐
𝐕𝐢𝐧𝟏. 𝐕𝐢𝐧𝟐 𝑽𝒊𝒏𝟏 𝑽𝒊𝒏𝟐
= 𝐊𝟐 . ( )=
𝐊𝟐 𝟐 𝑲𝟐
Sau khi đi qua mạch khuếch đại với hệ số khuếch đại K2 ta được: Vra = Vin1Vin2
6. Ảnh hưởng của một số thông số lên độ chính xác của mạch nhân
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Mạch loga và antiloga có 2 thông số phụ thuộc vào nhiệt độ là VT và IS, hai giá
trị này thường đươc lấy ở nhiệt độ chuẩn là 300o K(27 o C) . Vì vậy để cho mạch đo chính
xác hơn, ta có thể dùng mạch loga và antiloga có bù nhiệt dộ, hơi phức tạp hơn mạch
đơn giản hình trên nhằm loại bỏ hoàn toán 2 giá trị phụ thuôc nhiệt độ này:

Hình 8. Mạch loga loại bỏ ảnh hưởng của nhiệt độ

7
Hình 9. Mạch antiloga loại bỏ ảnh hưởng của nhiệt độ

- Mạch nhân bốn góc phần tư


Thực tế, mạch nhân đề cập ở phần trên là mạch nhân 1 góc phần tư. Nếu tín hiệu
vào mạch loga có điện thế âm so với đất của mạch thì mạch sẽ không hoạt động. Do
vậy, nếu muốn dùng với điện thế xoay chiều ta có thể phải chấp nhận sử dụng 1 sơ đồ
phức tạp hơn mạch nhân đơn giản như minh họa sau đây:

Hình 10.Mạch nhân bốn góc phần tư

- Thường k=0.1 để giảm sự quá tải ở đầu ra.


- Đây là mạch nhân 4 góc phần tư để có thể thực hiện nhân được ở cả giá trị âm và
giá trị dương.
- Trong thực tế có thể sử dụng IC Motorola MC1494, nguồn cấp ±15𝑉.

8
Hình 11.Thông số cơ bản của IC MC1494

9
PHẦN III. TÍNH TOÁN THÔNG SỐ THỰC TẾ
1. Đo công suất một chiều

Hình 12. Đo công suất một chiều

Nguyên lý: Thiết kế một cầu phân áp để lấy ra hai giá trị điện áp Ux và Uy
Chọn giá trị R << Rz để đảm bảo Uy ≈U
Giá trị dòng điện sẽ được biến đổi sang giá trị Ux = K.I
Do đó: K.U.I ≈ Ux.Uy
Như vậy công suất của mạch điện một chiều sẽ tỉ lệ với tích của Ux.Uy. Hai giá trị
Ux và Uy sẽ được đưa vào hai đầu vào của mạch loga và antiloga
2. Đo công suất xoay chiều
Với dải đo dòng điện và điện áp yêu cầu là 0 tới 250VAC và 0 tới 10A, quá lớn
so với mạch nhân dùng các mạch loga và antiloga nên mạch cần có biến áp và biến dòng
chuyển sang các điện áp và dòng điện nhỏ hơn. Đưa giá trị điện áp và dòng điện sau
biến áp và biến dòng vào hai đầu của mạch loga và an tiloga. Sau khi qua bộ nhân, tín
hiệu ra có dải phù hợp sẽ được đưa vào ADC của vi xử lý hiển thị lên màn hình LCD
như minh họa theo sơ đồ hoàn chỉnh(có bao gồm các thông số vào ra) sau:

10
Hình 13. Sơ đồ khối đo công suất xoay chiều

Hình 14. Đo công suất xoay chiều

2.1 Mạch chuẩn hóa


- Khâu chọn biến áp
Điện áp xoay chiều điện áp U = 0 ÷ 250VAC, tần số f = 50Hz qua biến áp sẽ
thành điện áp xoay chiều 0 ÷ 10V.Vậy tỷ số biến đổi là K1=1/25
N1 là số vòng dây sơ cấp, N2 là số vòng dây thứ cấp của máy biến áp. Theo công
𝑈1 𝑈1
thức chuyển đổi của máy biến áp, ta có: = .
𝑈2 𝑈2

Chọn N1 = 500(vòng), N2 = 20(vòng).


- Khâu chọn biến dòng
Khối này sử dụng biến dòng đo lường, chuyển đổi thang đo từ 0 ÷ 10 A xuống 0
÷ 0.5A. Gọi N1 là số vòng dây sơ cấp, N2 là số vòng dây thứ cấp của máy biến dòng.

11
𝑁2 𝐼2
Theo công thức chuyển đổi của máy biến dòng: = = 20. Chọn N1 = 1(vòng),
𝑁1 𝐼1
N2 = 20(vòng). K2=1/20

2.2 Mạch nhân loga và antiloga


- Mạch hoàn chỉnh và tính toán chứng minh sự bất biến theo nhiệt độ của điện
áp đầu ra

Hình 15.Sơ đồ mạch loga và antiloga

Mạch này về cơ bản cũng giống như mạch nhân đơn giản đề cập bên trên.Tuy
nhiên mạch đã hoàn toàn loại trừ ảnh hưởng của 2 thông số là UT và IS lên điện áp đầu
ra.
Các transistor 𝑇1 , 𝑇2 , 𝑇3 , 𝑇4 được giả thiết giống nhau.
Phép nhân được thực hiện từ phương trình cân bằng các điện áp 𝑈𝐵𝐸 của các
transistor trong mạch : 𝑈𝐵𝐸1 + 𝑈𝐵𝐸2 = 𝑈𝐵𝐸3 + 𝑈𝐵𝐸4
𝑈𝑥 𝑈𝑦 𝑅3 1
𝑈𝐵𝐸4 = 𝑈𝑇 . ln( . . )
𝑈𝑟𝑒𝑓 𝑅1 𝑅2 𝐼𝑆

𝑼𝑩𝑬𝟒 𝑹𝟑 𝑹𝟒 𝑼𝒙 𝑼𝒚
𝑼𝒓𝒂 = 𝑹𝟒 𝑰𝑺 𝐞𝐱𝐩 ( )= .
𝑼𝑻 𝑹𝟏 𝑹𝟐 𝑼𝒓𝒆𝒇

12
2.3 Tính chọn Transistor
Transistor cho mạch loga và antiloga không có yêu cầu gì đặc biệt cho nên nhóm
em chọn linh kiện dễ mua và có sẵn trong thư viện của phần mềm mô phỏng là BC548.
- Thông số của Transistor

Hình 16.Thông số của BC548


Transistor là phần tử quan trọng trong mạch nên đối với transistor được chọn,mọi
thông số về điện áp đều trong ngưỡng cho phép để transistor không bị hỏng do quá áp.
Ta thấy có nhiều thông số điển hình như là dòng bão hòa Is, hệ số khuếch đại, tụ
điện ký sinh trên các mối nối P-N, các điện trở đầu ra.Các thông số này được minh họa
như sau:

13
Hình 17. Mô hình thông dụng của transistor

Ta quan tâm tới Is =9.73E-13. Như đã biết Is phụ thuộc vào nhiệt độ ta lấy hằng
số này ở 27oC và cũng cho phép tính toán lại thông số này bằng 1 hàm phụ thuộc nhiệt
độ.
2.4 Tính chọn OPAMP
OPAMP là phần tử quan trọng nhất trong mạch tương tự. Nghiên cứu về opamp
nằm ngoài đồ án này (mô hình hóa,tính toán các thông số đặc trưng dựa vào
datasheet). Ở đây, nhóm em chọn loại opamp thông dụng là opamp LM324

Hình 18.Sơ đồ chân LM324

Hình 19.Giải thích chân vào ra của LM324


14
Hình 20. Thông số cơ bản LM324

Trên hình là thông số cơ bản của LM324.Về các đặc tính của opamp thông thường
quan trọng nhất là:
- Nguồn cấp (nên có decoupling capacitor khoảng 100nF khi làm mạch in)
- Điện trở vào (thường lớn)
- Điện trở ra vòng hở (datasheet thường không có,cần tính toán,khoảng
100Ohm )
- Hệ số khuếch đại vòng hở( Thường lớn >10000)
- CMRR (hệ số triệt đồng pha, càng lớn càng tốt)
- PSRR :Hệ số cho biết tỷ số thay đổi điện áp ra so với sự thay đổi điện áp
nguồn cấp
- Điện áp offset(càng nhỏ càng tốt)
- Dòng phân cực đầu vào
- Slew rate( hạn chế tần số tín hiệu vào)
- Dải thông, GBP (mối quan hệ giữa khuếch đại và tàn số)
- Dòng sink, source max (ảnh hưởng trực tiếp trong mạch này)
Với LM324,các thông số quan trọng phía trên là phù hợp với ứng dụng này.Cần
lưu ý nhất là dòng sink max đầu ra của transistor sẽ được đề cập trong phần tính chọn
điện trở.

15
2.5 Tính chọn các điện trở
Chọn R cho mạch loga-antiloga
Như đã đề cập ở sơ đồ hình
Ta chọn giá trị R1= R2 = R3 = 10kOhm
Chọn R cho mạch cộng đảo:

Hình 21. R mạch cộng đảo

Chọn R cho mạch khuếch đại sau mạch cộng đảo:

Hình 22.R mạch khuếch đại

16
Chọn R cho mạch tích phân:

Hình 23.R mạch tích phân

2.6 Khối MCU


Đầu tiên ta thấy trị số công suất hiệu dụng được biểu hiện bởi điện áp đầu ra đã
bị giảm đi 250x10/5=500 lần.Vì vậy.Khi hiển thị lên LCD ta phải nhân với hệ số này.
Tính chọn MCU rất đơn giản do yêu cầu bài toán chỉ là đo và hiển thị,ta sẽ chọn
ADC 10 bit có ADC nội bên trong.Ở đây chọn Atmega32.
- Tổng quát chung về chip Atmega 32
- Atmega32 la vi điều khiển thuộc họ AVR của hãng Atmel,có 40 chân trong đó
có 32 chân I/O,có 4 kênh điều xung PWM,sử dụng thạch anh ngoài 8MHz.
- Nhân AVR kết hợp tập lệnh đầy đủ với 32 thanh ghi đa năng. Tất cả các thanh
ghi liên kết trực tiếp với khối số học và logic (ALU) cho phép 2 thanh ghi độc lập được
truy cập trong 1 lệnh đơn trong 1 chu kỳ. Kết quả là tốc độ nhanh gấp 10 lần các bộ vi
điều khiển CICS thông thường.
- Dưới đây là hình vẽ sơ đồ chân Atmega 32:

17
Hình 24.Sơ đồ chân vi điều khiển Atmega32

- Atmega 32 gồm có 4 Port: Port A, Port B, Port C, Port D.


 Port A: gồm 8 chân từ PA0 đến PA7:la cổng vao tương tự cho chuyển đổi
tương tự sang số.Nó cũng là cổng vao/ra hai hướng 8 bit trong trường hợp
không sử sụng làm cổng chuyển đổi tương tự,có điện trở nối lên nguồn
dương bên trong.Port A cung cấp đường địa chỉ dữ liệu vào/ra theo kiểu hợp
kênh khi dùng bộ nhớ bên ngoài.
 Port B: gồm 8 chân từ PB0 đến PB7:la cổng vào/ra hai hướng 8 bit,có điện
trở nối len nguồn dương bên trong.Port B cung cấp các chức năng ứng với
các tính năng đặc biệt của Atmega32.
 Port C, Port D gồm các chân từ PC0 đến PC7 và PD0 đến PD7:là cổng
vào/ra hai hướng 8 bit,có điện trở nối len nguồn dương bên trong,Port C cung
cấp các địa chỉ lối ra khi sử dụng bộ nhớ bên ngoai và đồng thời cung cấp
ứng với các tính năng đặc biệt của Atmega32.
 Chân nguồn Vcc (chân số 10 và chân số 30):điện áp nguồn nuôi của
Atmega32 từ 4.5v đến 5.5v.
 Chân Reset (chân số 9):lối vào đặt lại.
 Chân GND (chân số 11 và chân 31):chân nối mas.
 Chân XTAL1,XTAL2 là hai chân nối thạch anh ngòai (chân số 12 và
chân số 13).Atmega32 sử dụng thạch anh ngoài là 8MHz.
 Chân ICP(chân số 20):la chân vào cho chức năng bắt tín hiệu cho bộ
định thời/đếm 1.
 Chân OC1B(chan số 18):là chân ra cho chức năng so sánh lối ra bộ định
thời/đếm 1.

18
 Chân INT1(chân số 17):chân ngõ vào ngắt.

2.7 Mô phỏng

Hình 25. Mô phỏng

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. School of Electronics and Communication Engineering,Log and Antilog


Amplifier
2. Operational Amplifier Applications
(https://www.electronicshub.org/operational-amplifier-applications/)
3. Log and antilog Amplifier (http://www.brainkart.com/article/Log-and-Antilog-
Amplifier_13390/)
4. http://www.alldatasheet.com/view.jsp?Searchword=Bc548%20datasheet
5. http://www.alldatasheet.com/datasheet-pdf/pdf/17871/PHILIPS/LM324.html
6. Điện tử tương tự
7. http://electronics.stackexchange.com/questions/102247/analog-multiplier-
using-logarithmic-and-anti-logarithmic-opamp-issue
8. http://www.electronics.dit.ie/staff/ypanarin/Lecture%20Notes/DT021-
4/6LogAntiLogAmplifiers.pdf
9. https://amitdegada.weebly.com/uploads/4/8/8/0/488033/log_and_antilog_ampli
fier.pdf

20

You might also like